Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ

Tài liệu Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 43 TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI BA THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Quách Thị Minh Tâm*, Bùi Thị Phương Nga* TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn giấc ngủ là tình trạng rất thường gặp và đã được chứng minh có liên quan với các nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, béo phì. Các thai phụ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ do đặc trưng bởi các thay đổi nồng độ hormone ở ba tháng đầu và giải phẫu ở ba tháng cuối. Tuy nhiên, việc khảo sát chất lượng giấc ngủ ở các thai phụ hiện ít được quan tâm ở nước ta. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mất ngủ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang và bảng câu hỏi chất lượng giấc ngủ Pittsburgh để khảo sát các thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu có tuổi thai từ 6 đến 14 tuần trong khoảng thời gian từ thán...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 43 TỶ LỆ MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI BA THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Quách Thị Minh Tâm*, Bùi Thị Phương Nga* TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn giấc ngủ là tình trạng rất thường gặp và đã được chứng minh có liên quan với các nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, béo phì. Các thai phụ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ do đặc trưng bởi các thay đổi nồng độ hormone ở ba tháng đầu và giải phẫu ở ba tháng cuối. Tuy nhiên, việc khảo sát chất lượng giấc ngủ ở các thai phụ hiện ít được quan tâm ở nước ta. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mất ngủ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang và bảng câu hỏi chất lượng giấc ngủ Pittsburgh để khảo sát các thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu có tuổi thai từ 6 đến 14 tuần trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017 tại phòng khám thai Bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Sau khi khảo sát 385 thai phụ, tỷ lệ mất ngủ là 39,2% (KTC 95%: 34% - 44%).Thời gian bắt đầu ngủ ban đêm và nghề nghiệp có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng giấc ngủ xấu. Những thai phụ bắt đầu đi ngủ ban đêm sau 22 giờ có nguy cơ bị chất lượng giấc ngủ xấu gấp 2,6 lần (OR=2,6; p <0,05; KTC 95%: 1,5 - 4,4). So với nhóm trí thức, các thai phụ làm nghề buôn bán giảm nguy cơ bị chất lượng giấc ngủ xấu 60% (OR=0,4; p <0,05; KTC 95%: 0,2 - 0,9). Kết luận: Các thai phụ thật sự là đối tượng nguy cơ của tình trạng mất ngủ với tỷ lệ mất ngủ là 39,2% và yếu tố đi ngủ trước 22 giờ cũng như nghề nghiệp buôn bán là 2 yếu tố làm giảm đi tình trạng mất ngủ của thai phụ. Từ khóa: mất ngủ, thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh ABSTRACT THE PREVALENCE OF INSOMNIA AND ASSOCIATED FACTORS IN FIRST-TRIMESTER PREGNANT WOMEN AT TU DU HOSPITAL Quach Thi Minh Tam, Bui Thi Phuong Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 43 - 48 Background: Sleep disorders are very common and proved to be associated with cardiovascular diseases, diabetes mellitus and obesity. Pregnant women are at high risk for sleep disturbances due to characteristic changes in hormone levels during first trimester and anatomy during third trimester. However, sleep status of pregnant women is of little concern in Vietnam. Objectives: To identify the prevalence of insomnia and some associated factors in first-trimester pregnant women at Tu Du hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted among pregnant women with gestational age between 6 and 14 weeks from 12/2016 to 3/2017 at Prenatal care Department, Tu Du hospital, using Pittsburgh Sleep Quality Index as the study tool. Results: Among 385 pregnant women participated, the prevalence of insomnia is 39.2% (CI: 34%-44%). * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Quách Thị Minh Tâm ĐT: 0907676554 Email: mỉnhtam2314@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 44 Time going to bed and careers are associated factors. Pregnant women who went to bed after 10pm have a 2.6-fold risk of having bad sleep quality (OR=2.6; p <0.05; CI: 1.5 - 4.4). Compared with brainworkers, pregnant women who are sellers decrease 60% risk of having bad sleep quality (OR=0.4; p <0.05; CI: 0.2 - 0.9). Conclusion: Pregnant women are really at high risk for sleep disturbances with the insomnia prevalence of 39.2%. Going to bed before 10pm and being a seller help to lower the risk of insomnia in pregnant women. Keywords: Insomnia, Pittsburgh Sleep Quality Index. MỞ ĐẦU Giấc ngủ không chỉ đơn thuần là vắng mặt của sự thức tỉnh mà trái lại, đó là trạng thái mà cơ thể diễn ra rất nhiều hoạt động như chuyển hóa, phục hồi mô và cân bằng nội mô. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và bệnh đột quỵ(8). Theo nghiên cứu của tác giả Ancoli trên 1000 người Mỹ thì có đến 1/3 có vấn đề về giấc ngủ(1). Phụ nữ mang thai là một đối tượng đặc biệt. Đây là khoảng thời gian họ có những thay đổi về chuyển hóa, nồng độ hormone, tâm lý và giải phẫu học. Những yếu tố này ảnh hưởng đến kiểu hình và chất lượng giấc ngủ của thai phụ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các thai phụ là đối tượng nguy cơ cao của các dạng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ và chất lượng giấc ngủ giảm xuống theo tiến triển của thai kỳ. Giấc ngủ được quan tâm ở các thai phụ không chỉ đơn thuần để cải thiện chất lượng sống và làm việc trong giai đoạn này mà đã có nhiều nghiên cứu chứng minh giấc ngủ bị rối loạn có ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ như tăng nguy cơ sanh non và mổ lấy thai(4,6,7). Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ trên dân số nói chung và trên các thai phụ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ mất ngủ và tìm ra một số yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ba tháng đầu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017 tại phòng Khám thai - Bệnh viện Từ Dũ. Tiêu chuẩn nhận vào gồm: đọc và hiểu được tiếng Việt, đơn thai có tuổi thai từ 6 đến 14 tuần và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra khi sản phụ là bà mẹ đơn thân, có các bệnh lý thần kinh tâm thần hay bệnh lý nội khoa nền trước mang thai. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo về chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) với phiên bản tiếng Việt do tác giả Tô Minh Ngọc lượng giá làm công cụ nghiên cứu với mục đích phân loại các thai phụ tham gia làm 2 nhóm: có chất lượng giấc ngủ tốt và xấu(2,10). Theo đó chất lượng giấc ngủ tốt khi tổng điểm PSQI ≤5 và xấu khi PSQI >5. Sau khi ký thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu, các thai phụ sẽ được phỏng vấn trực tiếp theo bảng số liệu soạn sẵn gồm các thông tin nền và các câu hỏi thuộc bộ câu hỏi Pittsburgh. Quá trình phân tích gồm 2 bước: thống kê mô tả (sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm với các biến định tính; trung bình và độ lệch chuẩn với các biến định lượng) và phân tích đơn biến. Sau đó sẽ tiến hành phân tích đa biến với các biến số có p <0,25, các biến số đã được chứng minh có liên quan qua y văn và các biến số nghi ngờ là yếu tố gây nhiễu. Các phép kiểm sử dụng khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Tổng số 385 thai phụ đã tham gia nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Đặc điểm dân số - xã hội Nhóm tuổi chiếm đa số là nhóm từ 20 đến 34 tuổi (82,3%), kế đến là nhóm từ 35 tuổi trở lên (16,1%) (Bảng 1). Nhóm tuổi dưới 20 chiếm tỷ lệ rất ít. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 45 Về nghề nghiệp, nhóm công nhân là thành phần đông đảo nhất (36,4%), đứng ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là nhóm nghề trí thức và nội trợ. Các thai phụ được khảo sát chủ yếu sống ở các tỉnh, chiếm số lượng hơn gấp đôi các thai phụ sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh (70,1% và 29,9%). Các thai phụ có một con chiếm đa số. Nhóm thai phụ con so và con rạ chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Chiều cao trung bình của các thai phụ là 1,6 m với cân nặng trung bình là 51,2 kg. Nhóm thai phụ có chỉ số khối cơ thể ở mức khỏe mạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (75,6%), kế đến là nhóm thai phụ gầy. Nhóm thai phụ dư cân và béo phì chiếm tỷ lệ thấp nhất (37 trường hợp chiếm 9,6%) với chỉ 2 trường hợp béo phì. Tuổi thai trung bình được khảo sát là 10,7 tuần. Tuổi thai nhỏ nhất là 6 tuần 3 ngày. Tuổi thai lớn nhất là 14 tuần. Các thai phụ được phỏng vấn có tuổi thai tập trung đông nhất ở khoảng 12 tuần. Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng tham gia nghiên cứu (N = 385) Đặc điểm Tổng số Tỷ lệ (%) Tuổi <20 6 1,6 20 - 34 317 82,3 ≥35 62 16,1 Nghề nghiệp Lao động trí óc 101 26,2 Công nhân 140 36,4 Nông dân 15 3,9 Buôn bán 34 8,8 Nội trợ 69 17,9 Khác 26 6,8 Địa chỉ Thành phố Hồ Chí Minh 115 29,9 Tỉnh 270 70,1 Số con hiện có 0 183 47,5 1 155 40,3 2 42 10,9 3 4 1,0 4 1 0,3 Chất lượng giấc ngủ của thai phụ Tỷ lệ thai phụ 3 tháng đầu có chất lượng giấc ngủ xấu theo thang điểm PSQI là 39,2% (với KTC 95%: 34% - 44%) (Bảng 2). Hay nói cách khác, dựa vào chất lượng giấc ngủ để tầm soát, tỷ lệ mất ngủ ở thai phụ mang thai 3 tháng đầu là 39,2%. Bảng 2. Chất lượng giấc ngủ của thai phụ theo thang điểm PSQI Chất lượng giấc ngủ Tổng số (n = 385) Tỷ lệ (%) Tốt (PSQI ≤5) 234 60,8 Xấu (PSQI>5) 151 39,2 Chất lượng giấc ngủ và đặc điểm nghề nghiệp Trong nhóm trí thức và nội trợ, tỷ lệ thai phụ có chất lượng giấc ngủ tốt và xấu xấp xỉ nhau (Bảng 3). Trong khi đó, ở các nhóm nghề nghiệp khác như công nhân, nông dân, buôn bán và các ngành nghề khác, các thai phụ có chất lượng giấc ngủ tốt chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn. Bảng 3. Đặc điểm nghề nghiệp ở 2 nhóm có chất lượng giấc ngủ tốt và xấu Nghề nghiệp Chất lượng giấc ngủ Tốt (n = 234) Xấu (n = 151) Lao động trí óc 58 (57,4%) 43 (42,6%) Công nhân 84 (60%) 56 (40%) Nông dân 12 (80%) 3 (20%) Buôn bán 26 (76,5%) 8 (23,5%) Nội trợ 34 (49,3%) 35 (50,7%) Khác 20 (76,9%) 6 (23,1%) Chất lượng giấc ngủ và thời gian bắt đầu ngủ Trong nhóm ngủ trước 22 giờ, tỷ lệ thai phụ có chất lượng giấc ngủ tốt cao gần gấp đôi nhóm có chất lượng giấc ngủ xấu, trong khi ở nhóm ngủ sau 22 giờ, tỷ lệ giữa 2 nhóm này xấp xỉ nhau. Bảng 4. Đặc điểm về thời gian bắt đầu ngủ ban đêm ởnhóm có chất lượng giấc ngủ tốt và xấu Thời gian bắt đầu đi ngủ ban đêm Chất lượng giấc ngủ Tốt (n = 234) Xấu (n = 151) Trước 22 giờ 194 (64,9%) 105 (35,1%) Sau 22 giờ 40 (46,5%) 46 (53,5%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 46 Yếu tố liên quan với chất lượng giấc ngủ Qua phân tích đa biến, yếu tố nghề nghiệp và thời gian bắt đầu đi ngủ ban đêm có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng giấc ngủ của thai phụ (Bảng 5). Những thai phụ ngủ sau 22 giờ có nguy cơ bị chất lượng giấc ngủ xấu gấp 2,6 lần so với ngủ trước 22 giờ. Những thai phụ làm nghề buôn bán giảm 60% nguy cơ có chất lượng giấc ngủ xấu so với nhóm lao động trí óc. Bảng 5. Kết quả phân tích đa biến tìm mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và chất lượng giấc ngủ Đặc điểm OR P * KTC 95% Tuổi mẹ <20 tuổi Ref 20 - 34 tuổi 1,2 0,8 0,2 - 6,9 ≥35 tuổi 1,9 0,5 0,3 - 12,6 Nghề nghiệp Lao động trí óc Ref Công nhân 1,1 0,8 0,6 - 1,9 Nông dân 0,5 0,3 0,1 - 1,9 Buôn bán 0,4 0,0 0,2 - 0,9 Nội trợ 1,5 0,2 0,8 - 2,9 Khác 0,4 0,1 0,2 - 1,2 Thời gian bắt đầu đi ngủ ban đêm Trước 22h Ref Sau 22h 2,6 0,0 1,5 - 4,4 BMI (kg/m 2 ) <18,5 Ref 18,5 - 24,9 0,7 0,2 0,4 - 1,2 25 - 29,9 0,9 0,9 0,4 - 2,3 ≥30 1 * Phân tích hồi quy đa biến BÀN LUẬN Về tỷ lệ chất lượng giấc ngủ xấu Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ (hay nói cụ thể hơn là có chất lượng giấc ngủ xấu) là 39,2%. Kết quả của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Facco, dù nghiên cứu này thu nhận các thai phụ có tuổi thai từ 6 - 20 tuần nhưng tuổi thai trung bình khảo sát là 13,8 ± 3,8 tuần (của chúng tôi là 10,7 ± 2,1 tuần) (3). Facco ghi nhận tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở các thai phụ này là 39%(3). Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại thấp hơn nghiên cứu của tác giả Taskiran (86%)(9) và của tác giả Yucel (61%)(9,11). Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu thu nhận vào khác nhau giữa chúng tôi và 2 tác giả trên. Đối tượng nghiên cứu của 2 nghiên cứu trên có tuổi thai lớn hơn với tuổi thai trung bình khoảng 27 tuần (nghiên cứu của Taskiran) và 32 tuần (nghiên cứu của Yucel). Tuổi thai càng lớn, càng có nhiều thay đổi trên cơ thể mẹ, nhất là về mặt giải phẫu làm cho chất lượng giấc ngủ xấu đi, chẳng hạn như: tử cung lớn chèn ép bàng quang khiến thai phụ phải thức dậy đi tiểu nhiều lần, thai máy nhiều, các cơn đau do gò tử cung, đau lưng hoặc bị chuột rút. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi khi tuổi thai ngày càng lớn hơn như nghiên cứu của Facco và Mindell(3,5). Điều này giúp lý giải vì sao tỷ lệ của 2 nghiên cứu trên lại cao hơn của chúng tôi. Ưu điểm của nghiên cứu chúng tôi là sự đồng nhất mẫu, chỉ gồm các thai phụ 3 tháng đầu do chúng tôi chỉ thu nhận các thai phụ có tuổi thai từ 6 - 14 tuần. Chính vì lẽ đó, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ của chúng tôi hoàn toàn đại diện cho phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt 1. Trong khi các nghiên cứu của Taskiran và Yucel lại chỉ ghi nhận tỷ lệ chung chung cho phụ nữ mang thai, không cụ thể được ở tam cá nguyệt nào(9,11). Chúng ta đã biết rằng, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ thay đổi theo tiến triển của thai kỳ như kết quả nghiên cứu của tác giả Facco, chứ không hằng định(3). Nguyên nhân là do đặc trưng thay đổi ở thai phụ khác nhau theo tam cá nguyệt với tam cá nguyệt 1 chủ yếu là do thay đổi nồng độ estrogen và progesterone và tam cá nguyệt 3 là do thay đổi giải phẫu, do sự xuất hiện cơn gò và do thai máy. Ngay cả nồng độ progesterone và estrogen cũng thay đổi trong thai kỳ. Hai hormone này tăng dần trong thai kỳ, đạt đỉnh ở 42 tuần và giảm nhanh chóng sau khi sanh. Vì vậy, chỉ sử dụng 1 tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cho các thai phụ ở các tam cá nguyệt khác nhau như Taskiran và Yucel có vẻ không được hợp lý(9,11). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 47 Về các yếu tố liên quan Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và thời điểm bắt đầu ngủ ban đêm với chất lượng giấc ngủ của các thai phụ ba tháng đầu. Chúng ta biết rằng chất lượng giấc ngủ là một phạm trù rất phức tạp, chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố từ bản thân đến môi trường chung quanh. Nghề nghiệp có thể đi kèm với những khác biệt mà những yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Các giả thuyết có thể nghĩ đến như những thai phụ trí thức có thể có tuổi đời khi mang thai cao hơn những nhóm khác do phải tốn nhiều thời gian cho việc học hơn rồi mới lập gia đình; chỉ số khối cơ thể ở nhóm trí thức có thể cao hơn nhóm nông dân, buôn bán do công việc bàn giấy ít vận động hoặc thời điểm ngủ ban đêm của nhóm trí thức thường trễ và có thể kèm stress do phải giải quyết công việc tồn đọng. Chính vì lẽ đó, chúng tôi quyết định đưa các yếu tố: tuổi thai phụ, nghề nghiệp, BMI và thời gian bắt đầu ngủ ban đêm vào phương trình hồi quy đa biến với mục đích khử nhiễu. Sau khi phân tích, chúng tôi vẫn tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và thời gian bắt đầu ngủ ban đêm với chất lượng giấc ngủ của thai phụ ba tháng đầu. Theo đó, so với nhóm lao động trí óc, nhóm buôn bán giảm 63% nguy cơ bị chất lượng giấc ngủ xấu với OR = 0,37 (KTC 95%: 0,15 - 0,95, p <0,05). Để tìm ra được cơ chế cũng như nguyên nhân thật sự đưa đến sự khác nhau trong giấc ngủ của nhóm lao động trí óc và nhóm buôn bán thì nghiên cứu của chúng tôi chưa đạt được. Giả thuyết ban đầu có thể nghĩ đến như công việc buôn bán ít phải căng thẳng hơn nhóm lao động trí óc làm việc chuyên môn hay cuộc sống của những người buôn bán có vẻ tự do hơn khi giờ giấc do họ quyết định chứ không bó buộc theo giờ làm quy định của cơ quan như nhóm lao động trí óc. Một nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện để kiểm định và lý giải kết quả. Nghiên cứu đó cần khai thác thêm nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm về công việc và cuộc sống của những thai phụ làm nghề buôn bán như loại hình buôn bán, làm chủ hay làm thuê, tổng thời gian làm việc, thu nhập bình quân, buôn bán có đắt không. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, những thai phụ ngủ sau 22 giờ có nguy cơ bị chất lượng giấc ngủ xấu tăng gấp 2,6 lần so với những thai phụ bắt đầu ngủ trước 22 giờ (OR = 2,6, p <0,05, KTC 95%: 1,53 - 4,43). Đây cũng là điểm mới trong nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác. Hiện chưa có các nghiên cứu đủ để lý giải hết toàn bộ các đặc điểm của giấc ngủ và các yếu tố liên quan, nhất là trên đối tượng thai phụ. Tuy nhiên, theo giả thuyết của chúng tôi, những thai phụ đi ngủ trễ có khả năng có số giờ thực ngủ ngắn so với nhóm đi ngủ sớm và điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 385 thai phụ từ tháng 12/2016 đến 3/2017, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tỷ lệ mất ngủ ở các phụ nữ mang thai ba tháng đầu là 39,2%. Yếu tố nghề nghiệp và thời gian bắt đầu đi ngủ ban đêm có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng giấc ngủ của thai phụ. Qua đó, chúng ta có cơ sở để khuyên các thai phụ nên đi ngủ sớm vào ban đêm và cân bằng giữa hoạt động chân tay và trí óc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ancoli-Israel S, Roth T (1999). "Characteristics of insomnia in the United States: results of the 1991 National Sleep Foundation Survey. I".Sleep, 22:pp.S347-53. 2. Buysse DJ, Reynolds CF 3rd, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ (1989). "The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research". Psychiatry Res, 28(2):pp.193-213. 3. Francesca FL, Jamie K, Ho KH, Phyllis CZ, William AG (2010). "Sleep disturbances in pregnancy".Obstetrics & Gynecology, 115(1):pp.77-83. 4. Lee KA, Gay CL (2004). "Sleep in late pregnancy predicts length of labor and type of delivery".American Journal of Obstetrics and Gynecology, 191(6):pp.2041-2046. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 48 5. Mindell JA, Jacobson BJ (2000). "Sleep disturbances during pregnancy". Journal of Obstetric, Gynecologic & Neonatal Nursing, 29(6):pp.590-597. 6. Okun ML, Hall M, Coussons-Read ME (2007). "Sleep disturbances increase interleukin-6 production during pregnancy: implications for pregnancy complications". Reproductive Sciences, 14(6):pp.560-567. 7. Prins JR, Gomez-Lopez N, Robertson SA (2012). "Interleukin-6 in pregnancy and gestational disorders". J Reprod Immunol, 95(1- 2):pp.1-14. 8. Punjabi NM, Sorkin JD, Katzel LI, Goldberg AP, Schwartz AR, et al (2002). "Sleep-disordered breathing and insulin resistance in middle-aged and overweight men". American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 165(5):pp.677-682. 9. Taskiran N (2011). "Pregnancy and sleep quality". Journal of Turkish Society of Obstetrics and Gynecology, 8(3):pp.181-7. 10. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm, Nguyễn Xuân Bích Huyên, Trần Thị Xuân Lan (2014). "Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(6):pp.664. 11. Yucel SC, Yucel U, Gulhan I, Ozeren M (2012). "Sleep quality and related factors in pregnant women". Journal of Medicine and Medical Sciences, 3(7):pp.459-463. Ngày nhận bài báo: 06/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_mat_ngu_va_cac_yeu_to_lien_quan_tren_phu_nu_mang_thai.pdf
Tài liệu liên quan