Đề tài Đối chiếu hình thái tế bào học và giải phẫu bệnh các mẩu sinh thiết ống tiêu hóa qua nội soi – Hứa Thị Ngọc Hà

Tài liệu Đề tài Đối chiếu hình thái tế bào học và giải phẫu bệnh các mẩu sinh thiết ống tiêu hóa qua nội soi – Hứa Thị Ngọc Hà: ĐỐI CHIẾU HÌNH THÁI TẾ BÀO HỌC VÀ GIẢI PHẪU BỆNH CÁC MẨU SINH THIẾT ỐNG TIÊU HÓA QUA NỘI SOI Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Sào Trung*, Nguyễn Thúy Oanh**, Lê Minh Huy* TÓM TẮT Phương pháp áp tế bào là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, dễ sử dụng, đáng tin cậy ngày càng được dùng phổ biến trong việc chẩn đoán tức thì các tổn thương đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, các tác giả đối chiếu hình ảnh tế bào học qua phương pháp áp tế bào của 167 trường hợp sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa (103 trường hợp từ đường tiêu hóa trên và 64 trường hợp từ đường tiêu hóa dưới) với chẩn đoán giải phẫu bệnh. Trong các trường hợp này có 89 trường hợp cho kết quả tế bào học lành tính, 75 trường hợp cho kết quả ác tính, 3 trường hợp chẩn đoáng nghi ngờ. Aùp tế bào có 5 trường hợp dương tính giả (tất cả đều từ dạ dày), 12 trường hợp âm tính giả...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đối chiếu hình thái tế bào học và giải phẫu bệnh các mẩu sinh thiết ống tiêu hóa qua nội soi – Hứa Thị Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỐI CHIẾU HÌNH THÁI TẾ BÀO HỌC VÀ GIẢI PHẪU BỆNH CÁC MẨU SINH THIẾT ỐNG TIÊU HÓA QUA NỘI SOI Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Sào Trung*, Nguyễn Thúy Oanh**, Lê Minh Huy* TÓM TẮT Phương pháp áp tế bào là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, dễ sử dụng, đáng tin cậy ngày càng được dùng phổ biến trong việc chẩn đoán tức thì các tổn thương đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, các tác giả đối chiếu hình ảnh tế bào học qua phương pháp áp tế bào của 167 trường hợp sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa (103 trường hợp từ đường tiêu hóa trên và 64 trường hợp từ đường tiêu hóa dưới) với chẩn đoán giải phẫu bệnh. Trong các trường hợp này có 89 trường hợp cho kết quả tế bào học lành tính, 75 trường hợp cho kết quả ác tính, 3 trường hợp chẩn đoáng nghi ngờ. Aùp tế bào có 5 trường hợp dương tính giả (tất cả đều từ dạ dày), 12 trường hợp âm tính giả (1 từ thực quản, 5 từ dạ dày, 6 từ đại tràng). Kết quả cho thấy độ nhạy của phương pháp là 85,3%, độ đặc hiệu 93,5%, độ chính xác 89,3%, giá trị tiên đoán dương 93,3%, giá trị tiên đoán âm 85,8%. Đối chiếu với giải phẫu bệnh cho thấy phương pháp áp tế bào có thể được áp dụng cho các tổn thương đường tiêu hóa cho kết quả nhanh chóng và chính xác. SUMMARY A CORRELATIVE STUDY OF IMPRINT CYTOLOGY AND HISTOLOGY IN THE DIAGNOSIS OF GASTROINTESTINAL TRACT LESIONS Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Sao Trung, Nguyen Thuy Oanh, Le Minh Huy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 141 – 146 Imprint cytology is an very simple, inexpensive, easy, reliable, increasing popular method for the evaluation of lesions of gastrointestinal tract. Endoscopic mucosal biopsies from 167 patients (103 from upper gastrointestinal tract and 64 from lower gastrointestinal tract) were studied to correlate the diagnostic efficacy of histology and imprint cytology in the diagnosis of lesions of gastrointestinal tract. Of these 89 from benign lesions and 75 from malignant lesions, 3 from not sure malignant lesions. Imprint was false positive in 5 cases (all of stomach) and false negative in 12 cases (1 oesophagus, 5 stomach, 6 colon). The sensitivity, specificity, accuracy, positive predictive value, negative predictive value and overall diagnostic accuracy for cytology irrespective of the site was 85.3%, 93.5%, 89.3%, 93.3%, 85.8% respectively. To compare imprint cytology with histopathology regarding diagnostic accuracies and quickness in the diagnosis of lesions of gastrointestinal tract. ĐẶT VẤN ĐỀ Tế bào học (TBH) là một phương pháp chẩn đoán ung thư với độ tin cậy và độ đặc hiệu cao( , , , )5 6 9 14 . So với giải phẫu bệnh, phương pháp tế bào học cho kết quả nhanh hơn và ít tốn kém hơn. Theo y văn thế giới, tế bào học dịch cơ thể: màng phổi, màng bụng, màng tim, não tủy đã được nghiên cứu từ lâu và được vào sách kinh điển. Trong 2 thập kỷ gần đây chẩn đoán tế bào qua phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ đã được áp dụng đối với các bệnh lý tuyến giáp, tuyến vú, tuyến nước bọt, hạch limphô( , , , , )9 14 15 24 28 . Tế bào học dịch rửa và chải phế quản cũng đã áp dụng trong chẩn đoán ung thư phế quản. Tế bào học bệnh lý đường tiêu hóa chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. Trong y văn các mẫu khảo sát tế bào học ở đường tiêu hóa được lấy từ dịch rửa dạ dày, chải trên tổn thương, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ xuyên niêm mạc dưới hướng dẫn của nội soi siêu * Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Dược TP. HCM 141 ** Bộ môn Ngọai tổng quát - Đại học Y Dược TP. HCM âm( , , , , , , , , )1 2 4 15 17 18 23 25 27 . Phương pháp này cho phép khảo sát được mô nằm sâu dưới niêm mạc, trong thành ống tiêu hóa mà các phương pháp khác không lấy được( )15 . Các nghiên cứu khác dùng kỹ thuật áp tế bào trên mẫu sinh thiết, kỹ thuật này rẻ tiền, cho kết quả nhanh và không làm hư mẩu mô xét nghiệm giải phẫu bệnh( , , , )5 6 16 31 . Mục tiêu nghiên cứu Xác định hình thái tế bào của các bệnh ở đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, đại tràng. Đối chiếu hình ảnh tế bào học với hình ảnh giải phẫu bệnh, Xác định độ đặc hiệu, độ nhạy cảm, độ chính xác, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương của phương pháp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng 167 mẫu sinh thiết được lấy từ thực quản, dạ dày, đại tràng của các bệnh nhân được nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và TT Y Khoa MEDIC.. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các mẫu sinh thiết thực quản, dạ dày, đại tràng qua nội soi được áp tế bào ngay sau khi lấy ra khỏi bệnh nhân. Cố định ngay trong alcol 95o. Khảo sát các đặc điểm tế bào học trên tiêu bản nhuộm Papanicolaou. Đối chiếu kết quả chẩn đoán TBH với kết quả giải phẫu bệnh (GPB). Đánh giá phết đạt hay không: Phết tế bào được đánh giá là đạt khi có hiện diện các đám tế bào biểu mô tuyến. Các phết không đạt sẽ được lọai khỏi lô nghiên cứu. KẾT QUẢ Chẩn đoán TBH Bảng 1: Phân loại bệnh đường tiêu hóa theo TBH Đặc điểm Vị trí Số ca Thực quản 5 Lành tính (89 ca) Dạ dày 54 Đặc điểm Vị trí Số ca Đại tràng 30 Thực quản 8 Dạ dày 45 Ác tính (75 ca) Đại tràng 22 Thực quản Dạ dày 2 Nghi ngờ ác tính (3 ca) Đại tràng 1 TỔNG 167 Đặc điểm giải phẫu bệnh - vi thể Bảng 2: Phân loại bệnh theo giải phẫu bệnh Đặc điểm Vị trí Số ca Thực quản 4 Dạ dày 55 Lành tính ( 80 ca) Đại tràng 21 Thực quản 9 Dạ dày 46 Ác tính (83 ca) Đại tràng 28 Thực quản 0 Dạ dày 2 Nghịch sản (4 ca) Đại tràng 2 TỔNG 167 Đối chiếu chẩn đoán TBH - GPB Bảng 3. Đối chiếu giữa chẩn đoán TBH và GPB Giải phẫu bệnh Lành tính Aùc tính Nghịch sản Tổng Lành tính 73 12 4 89 Aùc tính 5 70 0 75 Nghi ngờ ác 2 1 0 3 Te á b ào h ọc Tổng 80 83 4 167 Tỷ lệ phù hợp giữa phương pháp áp tế bào và sinh thiết là 85,6%; Tỷ lệ âm giả: 7,5%; tỷ lệ dương giả: 3,1%. Độ tin cậy của phương pháp áp tế bào Bảng 4. Các chỉ số đánh giá hiệu quả của phương pháp Aùp tế bào Tế Bào Học Số ca Tỷ lệ âm thật (AT) 73 45,6% âm giả (AG) 12 7,5% dương thật (DT) 70 43,75% dương giả (DG) 5 3,1% tổng số (TS) 160 Chuyên đề Y Học Cơ Sở 142 Bảng 5: Giá trị của phương pháp áp tế bào Độ nhạy DT/(DT+AG) 85,3% Độ đặc hiệu AT/(AT+DG) 93,5â% Độ chính xác (DT+AT)/TS 89,3% Giá trị tiên đóan dương DT/(DT+DG) 93,3% Giá trị tiên đóan âm AT / (AT+AG) 85,8% BÀN LUẬN Tế bào học thực quản Bình thường Ở các mẫu áp tế bào thực quản thường thấy được những mảng tế bào và các tế bào rời của lớp tế bào gai bề mặt hay trung gian. Lớp tế bào gai cận đáy cũng có thể khi thấy được trên mẫu áp tế bào khi niêm mạc thực quản bị loét. Các tế bào tuyến ở niêm mạc dạ dày thường thấy khi lấy mẫu ở đoạn thực quản thấp gần chỗ nối thực quản - dạ dày. Ta còn có thể thấy các tế bào cơ trơn có hình thoi dài với nhân thon tù đầu(, , , , , , , , , )10 11 14 16 18 21 24 28 29 . Tế bào biến đổi do viêm Trên mẫu áp tế bào thấy các tế bào rời và những mảng tế bào gai phản ứng với hình ảnh “đàn cá”. Cả tế bào gai phản ứng và thoái hóa đều thấy trên nền nhiều loại tế bào viêm với bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế. Các tế bào gai phản ứng có nhân lớn nhưng tỉ lệ nhân/bào tương vẫn không đổi, màng nhân đều, chất nhiễm sắc phân bố đều, có thể có hạt nhân rõ. Các tế bào gai thoái hóa có bào tương lam nhạt và không bào hóa. Các tế bào có thể xếp rời rạc, dị dạng như trong ác tính, nhưng vẫn giữ tỉ lệ nhân/ bào tương bình thường với màng nhân đều. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt tế bào phản ứng với tế bào ung thư( , , , , )14 16 18 21 24 . Tế bào biến đổi do xạ Sau xạ trị bệnh lý ác tính ở thực quản hay ở vùng ngực, tế bào có thể có những biến đổi. Dùng phương pháp tế bào học sẽ giúp xác định các tổn thương do xạ và không phải là ung thư tái phát. Các tế bào biến đổi do xạ thường có kích thước lớn, bào tương có hai màu xanh, hồng, có không bào, có bạch cầu đa nhân trong bào tương, viền tế bào không đều. Có nhiều nhân, nhân rất lớn, có chất nhiễm sắc thô, dơ. Tuy nhiên, tỉ lệ nhân/bào tương vẫn còn bình thường( , , , , )14 16 18 21 24 . Nghịch sản Nghịch sản nhẹ khó xác định trên mẫu tế bào. Đối với nghịch sản nặng, trên mẫu tế bào hiện diện những đám tế bào tuyến nhỏ, ít kết dính, các tế bào xếp chồng chất nhau. Các đám tế bào này có bờ không đều. Thỉnh thoảng cũng thấy các tế bào rời. Các tế bào có nhân lớn, tăng sắc, dị dạng, tỉ lệ nhân/bào tương tăng, màng nhân không đều. Các tế bào này có hạt nhân rõ. Nên lưu ý đặc điểm tế bào học nghịch sản nặng vì khó phân biệt với carcinôm tuyến biệt hóa rõ( , , , , )14 16 18 21 24 . Tổn thương ác tính Tế bào gai ác tính Hiện diện các đám tế bào xếp thành nhóm liên kết lỏng lẻo và nhiều tế bào riêng lẻ, tế bào đa dạng, đủ mọi kích cỡ, đôi khi có hình ảnh nhân quái dị, có thể thấy các tế bào “nòng nọc”. Lọai biệt hóa cao có thể thấy hình ảnh cầu sừng, có vòng sáng quanh nhân, màng tế bào rõ. Lọai biệt hóa kém có nhân rất tăng sắc, đa dạng, chất nhiễm sắc thô, vón cục và hạt nhân to, rõ( , , , , , )5 6 21 24 27 28 . Tế bào tuyến ác tính Mẫu áp giàu tế bào, tế bào tuyến ác tính xếp thành đám lỏng lẻo hoặc riêng lẻ gồm các tế bào hình trụ hoặc hình vuông với bào tương có không bào sáng. Có thể thấy các tế bào nhẫn với bào tương chứa chất nhầy. Tỷ lệ nhân/bào tương tăng, nhân to, tăng sắc và có màng nhân không đều, hạt nhân rõ. Phân bào cũng thường gặp( , , , , , , , , , , , )4 5 6 16 17 18 20 21 22 24 28 30 . Tế bào học dạ dày Bình thường Mẫu áp tế bào hiện diện những tế bào tuyến chế nhầy của niêm mạc dạ dày vùng tâm vị, thân vị, hang vị. Các tế bào tuyến sắp xếp thành những mảng dạng tổ ong 2 chiều hoặc thành những dải tế bào trụ chế nhầy. Thỉnh thoảng cũng có thể thấy các tế bào rời. Các tế bào tuyến có nhân nhỏ, nằm lệch về phía đáy, bào tương dạng tuyến, có không bào hay dạng ren (lace-like). Nhân có chất nhiễm sắc mịn, phân bố 143 đều, có thể có hạt nhân nhỏ. Ngòai ra còn có thể thấy được các tế bào thành và các tế bào chính. Các tế bào chính có hình đa diện và có các hạt men bắt màu kiềm. Nhân nhỏ, tròn, màng nhân đều đặn. Tế bào thành có hình tháp, bào tương nhiều, có hạt, bắt màu axít. Trên mẫu còn thấy các tế bào cơ trơn có hình thoi dài với nhân thon tù đầu( , , , , , )14 16 18 21 24 28 . Viêm dạ dày Trên mẫu áp hiện diện các mảng tế bào tuyến hai chiều, hơi kết cụm, và các tế bào rời. Các mảng tế bào này vẫn còn phân cực rõ với hình ảnh “đàn cá’. Các tế bào này có nhân lớn, nhưng tỉ lệ nhân/ bào tương vẫn còn bình thường, màng nhân đều, có thể thấy hạt nhân rõ. Các tế bào này nằm trên nền nhiều bạch cầu đa nhân trung tính và các limphô bào. Ngoài ra còn có thể thấy các tế bào thoái hóa và xác tế bào( , , , , )14 16 18 21 24 . Carcinôm tuyến Mật độ tế bào trên mẫu rất giàu, các tế bào rất dị dạng, xếp rời rạc hoặc kết thành các đám nhỏ. Đó là các tế bào trụ hay hình hộp có độ dị dạng cao, tỉ lệ nhân/ bào tương cao. Bào tương đa sắc, có không bào và có thể chứa chất nhầy. Nhân tăng sắc, màng nhân không đều, hạt nhân rõ, thường có phân bào. Các tế bào này có thể xuất hiện trên nền viêm nặng và những thay đổi đi kèm trong viêm dạ dày, trường hợp này cần chẩn đoán phân biệt với viêm dạ dày. Các trường hợp carcinoma biệt hóa rõ các tế bào xếp thành những đám không gian ba chiều không kết dính, mất phân cực và các tế bào rời. Trong carcinoma tuyến biệt hóa kém hay carcinoma lan tỏa loại tế bào nhẫn mật độ tế bào thay đổi và có nhiều tế bào rời dạng tế bào nhẫn. Các tế bào ác tính có bào tương không bào hóa dạng bọt bào và nhân tăng sắc, bị đẩy lệch ra ngoại vi tế bào. Các tế bào này khá giống với các đại thực bào nên thường nhầm lẫn(, , , , ,, )14 16 18 21 24 . Tế bào học đại tràng Trên mẫu áp tế bào của đại tràng có thể thấy các tế bào tuyến xếp dạng mảng hình tổ ong, nhân tròn, nằm ở rìa tế bào, màng nhân đều và một hạt nhân không rõ. Ngoài ra, cũng có thể thấy các tế bào cơ trơn( , , , , , , )14 16 18 21 24 26 28 . Các tế bào tuyến có hình trụ hoặc tế bào đài xếp dạng tổ ong. Nhân tế bào nằm ở ngọai vi, có hình tròn, màng nhân đều và hạt nhân không rõ . Viêm lóet đại tràng Các tổn thương do viêm lóet thường có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, limphô bào, mô bào kèm nhiều tế bào sợi của mô liên kết. Hình ảnh trên mẫu áp tế bào tương tự như trong viêm dạ dày( , , , , )14 16 18 21 24 . Nghịch sản của dạ dày và đại tràng Hình ảnh tế bào của nghịch sản của dạ dày và đại tràng giống nhau. Những thay đổi nghịch sản này có thể thấy ở một polyp (tuyến ống hay tuyến nhánh), u tuyến phẳng, hay trên một tình trạng viêm loét đại tràng mạn tính. Hình ảnh tế bào học trong nghịch sản nặng gồm các đám tế bào tuyến hình trụ hay hình hộp, mất kết dính. Các đám tế bào này có nhân xếp chồng chất và mất phân cực. Thỉnh thoảng có thể thấy các tế bào rời. Các tế bào có chất nhiễm sắc thô, tăng sắc, màng nhân thay đổi, hạt nhân rõ, thường thấy phân bào. Sự hiện diện của các tế bào thoái hóa trên nền viêm cho thấy nghịch sản xảy ra trên nền viêm loét đại tràng mạn tính( , , , , )14 16 18 21 24 . Carcinôm tuyến đại tràng Trên mẫu hiện diện các đám tế bào nhỏ, mất phân cực. Các tế bào trụ hay cao, dị dạng nhiều. Ngoài ra, các đặc điểm ác tính khác của tế bào cũng thường thấy ở các tế bào này. Các nhân xếp tầng và hiên diện trên nền hoại tử. Ở carcinôm tuyến nhầy, tế bào học có hình ảnh các đám nhỏ tế bào ác tính nằm trong hồ chất nhầy( , , , , )14 16 18 21 24 . Tổn thương nghi ngờ Các tế bào xếp thành đám, nhân chồng chất, mất phân cực. Nhân tế bào tăng sắc, màng nhân không đều, chất nhiễm sắc thô, hạt nhân rõ( , , , , )14 16 18 21 24 . Các trường hợp chẩn đoán TBH lành tính Qua kết quả thu được khi đối chiếu chẩn đoán Chuyên đề Y Học Cơ Sở 144 TBH và GPB, áp tế bào đạt độ chính xác đến 89,3%, đây là một xét nghiệm đơn giản , nhanh chóng, có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, có nhiều loại tổn thương ác tính cũng có thể cho hình ảnh tế bào học dễ nhầm lẫn với tổn thương lành tính, và điều này dẫn đến âm tính giả trong chẩn đoán, tỉ lệ là 7,5% (12/160). Các trường hợp chẩn đoán TBH ác tính Đối chiếu kết quả TBH và GPB, áp tế bào đạt có tỉ lệ dương giả là 3,0%. Qua nghiên cứu này, ta có thể mạnh dạn áp dụng phương pháp này vào thực tế để áp dụng cho các trường hợp cần kết quả nhanh trước hoặc trong lúc mổ. Có thể phối hợp với sinh thiết tức thì để giúp cho phẫu thuật viên có hướng điều trị thích hợp nhất, trong thời gian. Các trường hợp chẩn đoán TBH nghi ngờ Trong các trường hợp này, phương pháp áp tế bào không thể khẳng định chẩn đoán cụ thể mà chỉ dừng ở việc “chẩn đoán nghi ngờ”. Vì ở các tổn thương này chỉ thấy tế bào biến đổi không điển hình như trong viêm, nghịch sản... Mặc dù không cho chẩn đoán cụ thể, chính xác trong các trường hợp này nhưng áp tế bào cũng cho ta một sự cảnh giác cần thiết với các tổn thương phải theo dõi sát. Phân tích các trường hợp không phù hợp Các trường hợp không phù hợp giữa chẩn đoán tế bào học và giải phẫu bệnh trong nghiên cứu này có 17 trường hợp. Bản chất tổn thương là lý do chủ yếu gây khó khăn cho việc chẩn đoán về TBH, GPB. Vì trên tiêu bản tế bào học chỉ thấy hình ảnh tế bào là chủ yếu, ít khi khảo sát trọn vẹn cấu trúc. Nhiều loại tổn thương có hình thái tế bào rất giống nhau, nhất là các tế bào biến đổi do viêm và nghịch sản, hay giữa nghịch sản nặng với carcinôm biệt hóa rõ, carcinôm giai đọan sớm. Hiệu quả của phương pháp áp tế bào Tỉ lệ âm giả của nghiên cứu này còn khá cao dẫn đến độ nhạy cảm của nghiên cứu còn thấp 85,3% do chúng tôi quá thận trọng khi chẩn đóan ác tính trên tiêu bản tế bào học vì các tổn thương ác tính thường có tính chất tế bào có thể rất phân biệt với vài trường hợp lành tính hoặc do một số tổn thưong cần phải khảo sát được cấu trúc mô học. Các nguyên nhân khác một phần là do kỹ thuật lấy mẫu, một phần do chủ quan của người đọc kết quả. Điều này phần nào dẫn đến tính chính xác của phương pháp áp tế bào giảm đi. Đối chiếu kết quả tế bào học với kết quả sinh thiết, chúng tôi ghi nhận có 5 ca tế bào học ác tính, nhưng GPB lành tính, chúng tôi xếp 5 ca này vào nhóm dương giả (chiếm tỷ lệ 3%). Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thấp hơn, vì trên tiêu bản tế bào học các trường hợp này đều có đầy đủ tiêu chuẩn tế bào ác tính, có thể âm tính trên kết quả GPB nội soi là âm tính giả( )19 , do trong quá trình cắt mỏng có thể cắt chưa tới mặt cắt có tế bào ung thư, hoặc đã gọt lấy đi hết vùng có tế bào ung thư. Kết hợp hai phương pháp TBH và GPB sẽ nâng cao hiệu quả chẩn đoán. So sánh với các tác giả khác Bảng 6: So sánh kết quả với các tác giả khác Tác giả Độ nhạy cảm Độ đặc hiệu Độ chính xác Mysorekar 95,8% Sharma 98,5% 97% 98% NC này 85,3% 93,5% 89,3% Phương pháp áp tế bào có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác tương đối cao, do đó có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân cần có kết quả nhanh để các nhà lâm sàng có cơ sở quyết định cách điều trị sớm. Phương pháp này cho biết những thông tin sớm nhất về tổn thương với sai lầm thấp. Vì thế, áp tế bào giúp cho các bác sĩ phẫu thuật sắp xếp được chương trình điều trị sớm cho bệnh nhân gần hơn một tuần so với chỉ chờ kết quả mô bệnh học. Hiện nay, việc áp dụng TBH tức thì đối với các tổn thương đường tiêu hóa là phương pháp đầu tay, có xu hướng phát triển rộng rãi vì có thể cho chẩn đoán nhanh chóng nhiều loại tổn thương khác nhau. KẾT LUẬN Áp tế bào là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, có thể sử dụng chung với giải phẫu bệnh để 145 góp phần chẩn đoán. Tỷ lệ phù hợp giữa TBH và GPB là 85,6%. Độ nhạy cảm, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là: 85,3%; 93,5â%; 89,3%; 93,3%; 85,8%. Có thể áp dụng phương pháp áp dụng phương pháp áp tế bào thường quy để tăng tính chính xác trong chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bardales RH, Stanley MW, Simpson DD, et al: Diagnostic value of brush cytology in the diagnosis of duodenal, biliary, and ampullary neoplasms. Am J Clin Pathol 1998; 109:540–548. 2. Bendig DW: Diagnosis of giardiasis in infants and children by endoscopic brush cytology. J Pediatr Gastroenterol Nutr 1989; 8:204–206. 3. Boggino HE, Fernandez MP, Logrono R: Cytomorphology of gastrointestinal stromal tumor: Diagnostic role of aspiration cytology, core biopsy, and immunochemistry. Diagn Cytopathol 2000; 23:156–160. 4. Chhieng D, , et al: Endoscopic ultrasound-guided fine- needle aspiration: A study of 103 cases. Cancer 2002; 96:232–239. 5. Cubukcu A, Gonullu NN, Ercin C, Alponat A, Kaur AC, Canturk Z, Paksoy N. (2000) Imprint cytology in the diagnosis of Helicobacter pylori. Does imprinting damage the biopsy specimen? Acta Cytol. Mar-Apr; 44 (2): 124-7. 6. Cubukcu A, Gonullu NN, Kacar SO, Alponat A, Paksoy N. (2002): Imprint cytology in the endoscopic diagnosis of gastrointestinal malignancies. Hepatogastroenterology. 2002 Jan-Feb;49(43):198-200. 7. Cusso X, Mones J, Ocana J, et al: Is endoscopic gastric cytology worthwhile? An evaluation of 903 cases of carcinoma. J Clin Gastroenterol 1993; 16:336–339. 8. Debol SM, Stanley MW, Mallery JS: Can fine needle aspiration cytology adequately diagnose and predict the behavior of gastrointestinal stromal tumors? Adv Anat Pathol 2001; 8:93–97. 9. DeMay R.M. (1996): Salivary Glands. Trong: DeMay R.M., The Art & Science of Cytopathology, p657-697, ASCP Press, Chicago. 10. Falk GW, Chittajallu R, Goldblum JR, et al: Surveillance of patients with Barrett’s esophagus for dysplasia and cancer with balloon cytology. Gastroenterology 1997; 112:1787–1797. 11. Falk GW, Ours TM, Richter JE: Practice patterns for surveillance of Barrett’s esophagus in the United States. Gastrointest Endosc 2000; 52:197–203. 12. Farouk R, Edwards J, Thorne M, et al: Brush cytology for the diagnosis of rectal carcinoma. Br J Surg 1996; 83:1456–1458. 13. Garza Guajardo R, Barboza Quintana O, Perez Padilla P: Negative images due to MAI infection detected in Papanicolaou-stained duodenal brushing cytology. Diagn Cytopathol 1998;19:462–464. 14. Geisinger K.R: Alimentary tract . In Bibbo M: Comprehensive cytopathology, 2nd ed, Saunders, 1997, p 413- 444. 15. Geisinger KR, Stanley MW, Raab SS, Silverman JF, Abati A (2004): Modern cytopathology. Chapter 18: Gastrointestinal system. Churchill Livingstone 2004. 16. Geisinger KR, Teot LA, Richter JE: A comparative cytopathologic and histologic study of atypia, dysplasia, and adenocarcinoma in Barrett’s esophagus. Cancer 1992; 69:8–16. 17. Geisinger KR, Wang HH, Ducatman BS, Teot LA: Gastrointestinal cytology. Clin Lab Med 1991; 11: 403–441. 18. Geisinger KR: Endoscopic biopsies and cytologic brushings of the esophagus are diagnostically complementary. Am J Clin Pathol 1995; 103:295–299. 19. Gupta SK, Saran RK, Vaiphei K, Bhasin D, Kochhar R, Raiwanshi A, Nijihawan R: Endoscopic GI cytology: scope and limitation. www.acta- cytol.com/Abs/IAC/IAC75.htm. 20. Halpern M, Gal R, Rath-Wolfson L, et al: Brush cytology and biopsy in the diagnosis of colorectal cancer: A comparison. Acta Cytol 1997; 41:628–632. 21. Henning N, Witte S: Atlas of gastrointestinal cytodiagnosis, 2nd ed, Stuttgart, 1970. 22. Hustin J, Lagneaux G, Donnay M: Cytologic patterns of reparative processes, true dysplasia and carcinoma of the gastric mucosa. Acta Cytol 1994; 38:730–736. 23. Jhala D, Chhieng D, El Oubeidi M, et al: Accuracy of preliminary diagnosis of malignancy on endoscopic ultrasound guided fine needle aspiration biopsy: A report of 120 cases. Acta Cytol 2001; 24. Jhala N, Jhala Darshana: gastrointestinal tract cytopathology. In: Atkinson BF., Atlas of diagnostic cytopathology. Saunders, 2004: 199-230. 25. Kochhar R, Rajwanshi A, Malik AK, et al: Endoscopic fine needle aspiration biopsy of gastroesophageal malignancies. Gastrointest Endosc 1988; 34:321–323. 26. Li SQ, O’Leary TJ, Sobin LH, et al: Analysis of KIT mutation and protein expression in fine needle aspirates of gastrointestinal stromal/smooth muscle tumors. Acta Cytol 2000; 44:981–986. 27. Lin BP, Harmata PA: Gastric and esophageal brush cytology. Pathology 1983; 15:393–397. 28. Nochomovitz L, Siawy M, Silverberg S, Jannotta F, Schwartz A: Gastrointestinal tract in Introperative consultation, 1st ed, Ascp, 1989, p 58-75. 29. O’Donoghue JM, Horgan PG, O’Donohoe MK, et al: Adjunctive endoscopic brush cytology in the detection of upper gastrointestinal malignancy. Acta Cytol 1995; 39:28–34. 30. Petrelli NJ, Letourneau R, Weber T, et al: Accuracy of biopsy and cytology for the preoperative diagnosis of colorectal adenocarcinoma. J Surg Oncol 1999; 71:46–49. 31. Sharma P, Misra V, Singh PA, Misra SP, Gupta SC. A correlative study of histology and imprint cytology in the diagnosis of gastrointestinal tract malignancies. Indian J Pathol Microbiol. 1997 Apr; 40(2): 139-46. Chuyên đề Y Học Cơ Sở 146 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 147

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_doi_chieu_hinh_thai_te_bao_hoc_va_giai_phau_benh_cac.pdf
Tài liệu liên quan