Tỉ lệ nhiễm giun, sán ở khu vực Nam Bộ-Lâm Đồng và hiệu quả của các biên pháp phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng

Tài liệu Tỉ lệ nhiễm giun, sán ở khu vực Nam Bộ-Lâm Đồng và hiệu quả của các biên pháp phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 106 TỈ LỆ NHIỄM GIUN, SÁN Ở KHU VỰC NAM BỘ - LÂM ĐỒNG VÀ HIỆU QỦA CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG GIUN, SÁN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Phùng Thị Thanh Thúy*, Lê Thành Đồng*, Đoàn Bình Minh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giun truyền qua đất (Soil-transmitted helminths) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới và ảnh hưởng chủ yếu đến những người dân nghèo và ở những cộng đồng dân cư còn kém phát triển. Các bệnh giun truyền qua đất cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm những bệnh “bị lãng quên”, chưa có sự đầu tư thích đáng, mà mới chỉ có một vài tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động này ở một số vùng có tỉ lệ nhiễm cao, nhưng không mang tính thường xuyên. Do đó việc áp dụng một số biện pháp phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng và đánh giá hiệu quả mộ...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ nhiễm giun, sán ở khu vực Nam Bộ-Lâm Đồng và hiệu quả của các biên pháp phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 106 TỈ LỆ NHIỄM GIUN, SÁN Ở KHU VỰC NAM BỘ - LÂM ĐỒNG VÀ HIỆU QỦA CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG GIUN, SÁN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Phùng Thị Thanh Thúy*, Lê Thành Đồng*, Đoàn Bình Minh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giun truyền qua đất (Soil-transmitted helminths) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới và ảnh hưởng chủ yếu đến những người dân nghèo và ở những cộng đồng dân cư còn kém phát triển. Các bệnh giun truyền qua đất cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm những bệnh “bị lãng quên”, chưa có sự đầu tư thích đáng, mà mới chỉ có một vài tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động này ở một số vùng có tỉ lệ nhiễm cao, nhưng không mang tính thường xuyên. Do đó việc áp dụng một số biện pháp phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra cắt ngang và can thiệp cộng đồng. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất chung ở khu vực là 24,46% (171/699), sán lá 0,00% (0/699), sán dải 0,00% (0/699). Ở 3 xã áp dụng biện pháp phòng chống giun sán bằng sử dụng thuốc Mebendazole 500mg để tẩy giun ở cộng đồng sau 6 tháng và 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất lần lượt là 1,71% (12/700) và 2,00% (14/700). Ở 3 xã áp dụng biện pháp phòng chống giun sán bằng truyền thông và vệ sinh môi trường ở cộng đồng sau 6 tháng và 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất là 5,29% (37/700) và 4,86% (34/700). Kết luận: Đã xác định được tỉ lệ nhiễm giun, sán ở các điểm nghiên cứu của khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng và đánh giá được hiệu quả phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng. Từ khóa: tẩy giun, bệnh ít được quan tâm, truyền thông cộng đồng ABSTRACT THE PREVELENCE OF HELMINTH INFECTIONS IN SOUTHERN REGION – LAM DONG PROVINCE AND EVALUATION OF COMMUNITY – BASED HELMINTH PREVENTION METHODS Le Thanh Dong, Phung Thi Thanh Thuy, Doan Binh Minh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 106 - 114 Background: Soil-transmitted helminth infections are one of the most common infectious diseases in the whole world and affect to poor people and underdeveloped communities. Helminth diseases have so far been classified as "Neglected tropical diseases (NTD)", without adequate investment, only a few domestic and foreign organizations supported high-risk regions preventing helminths, but not regular. Therefore, the application of some community-based helminth prevention in the Southern region - Lam Dong province is necessary. Objectives: To determine the prevalence of helminth infections in the Southern region - Lam Dong province and to evaluate the effectiveness of community-based helminth prevention methods. Methods: Descriptive cross-sectional study and community intervention. Results: The prevalence of soil-transmitted helminth infections was 24.46% (171/699), flukes 0.00% (0/699), tapeworms 0.00% (0/699). After intervention, in 3 communes, where were applied model of community- *Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Lê Thành Đồng ĐT: 0912009217 Email: lethanhdong@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 107 based helminth deworming by Mebendazole 500mg after 6 months and 12 months, the prevalence of soil- transmitted helminth infection was 1.71% (12/700) and 2.00% (14/700). In 3 other communes, where were applied model of community communication and environmental sanitation after 6 months and 12 months, the prevalence of soil-transmitted helminth infections was 5.29% (37/700) and 4.86% (34/700). Conclusions: This study determined the prevalence of helminth infections and flukes in the Southern region - Lam Dong province and evaluated the effectiveness of community-based helminth prevention methods. Keywords: helminth deworming, neglected tropical diseases, community communication ĐẶT VẤN ĐỀ Giun sán là loại ký sinh trùng phổ biến nhất lây nhiễm cho con người. Giun sán lan truyền sang người qua thức ăn, nước và đất, động vật chân đốt và động vật thân mềm. Những người bị nhiễm bệnh thường thải trứng giun sán ra ngoài môi qua trường qua phân của họ, sau đó làm ô nhiễm đất ở những khu vực không đủ điều kiện vệ sinh. Những người khác sau đó có thể bị nhiễm bệnh do nuốt phải trứng hoặc ấu trùng trong thực phẩm bị ô nhiễm hoặc qua sự xâm nhập của da bởi ấu trùng truyền nhiễm trong đất (giun móc/mỏ). Hầu hết các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới và ẩm ướt, thích hợp cho sự sống sót, sinh trưởng, phát triển của trứng/ấu trùng của giun truyền qua đất trong môi trường, thúc đẩy nhiễm giun trong cộng đồng dân cư. Các yếu tố kinh tế xã hội như thiếu nguồn nước sạch, vệ sinh và thực hành vệ sinh kém đã nhiều lần được chứng minh là có liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun sán cao. Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nằm trong số những nước nghèo của thế giới, không có cơ sở hạ tầng nước và vệ sinh đầy đủ và do đó, ký sinh trùng phát triển mạnh trong những môi trường như vậy. Sử dụng thuốc để phòng ngừa là một vấn đề quan trọng trong công tác phòng chống và loại trừ mắc bệnh giun sán truyền qua đất trong các cộng đồng dân cư nguy cơ. Tuy nhiên, các giải pháp lâu dài đối với nhiễm giun sán truyền qua đất sẽ cần phải giải quyết nhiều yếu tố, bao gồm cải thiện về nước, vệ sinh môi trường. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về các biện pháp can thiệp được áp dụng để phòng chống các bệnh giun sán, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về hiệu quả của các biện pháp phòng chống, đặc biệt là tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Tỉ lệ nhiễm giun, sán tại tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng. Hiệu quả phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người dân sống tại các điểm nghiên cứu từ 02 tuổi trở lên. Tiêu chuẩn chọn vào Người dân sống ở các điểm nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt (>38,50C). Người đang mắc một số bệnh mạn tính như: suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản; Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Xác định tỉ lệ nhiễm giun, sán tại tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng Đánh giá hiệu quả phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 108 Địa điểm nghiên cứu Chủ động chọn 6 điểm của 3 tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái, đại diện cho các quần thể dân cư với tính chất đặc thù về tập quán lao động, canh tác và thói quen ăn uống ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, bao gồm: Tây nguyên: Chọn xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh và xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đông Nam Bộ: Chọn phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa và xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tây Nam Bộ: Chọn phường Lê Bình, quận Cái Răng và phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Phương pháp (kỹ thuật) sử dụng trong nghiên cứu Thu thập mẫu phân của người dân và xét nghiệm bằng kỹ thuật Kato – Katz Dùng que lấy khoảng 100mg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy báo hoặc giấy thấm. Đặt lưới lọc lên trên phân. Dùng que ấn nhẹ cho phân lọt qua lưới lọc rồi gạt lấy phân phía trên. Đặt phiến đong phân lên lam kính rồi lấy phân từ que gạt phân cho đầy vào lỗ đong. Sau khi đã cho phân lấp đầy hoàn toàn hố đong, gạt nhẹ trên miệng hố để loại phần phân thừa, cẩn thận nhấc phiến đong ra, để lại phân đã đong trên lam kính. Đặt mảnh cellophane lên trên phân. Dùng nút cao su hay lam kính khác ấn nhẹ cho phân dàn đều ra đến rìa của mảnh cellophane. Để tiêu bản từ 15- 60 phút đến khi trong và khô. Soi phát hiện trứng giun sán bằng kính hiển vi với vật kính 10X, thị kính 10X, sau đó chuyển sang vật kính 40X để xác định loài và đếm trứng trong toàn bộ tiêu bản. Truyền thông Các đơn vị y tế, giáo dục huyện, xã phối hợp với các ban, ngành triển khai thực hiện truyền thông bằng một hoặc kết hợp nhiều hình thức: phát thanh truyền hình, truyền thanh; treo poster, phát tờ rơi tuyên truyền; chào cờ/mít tinh, băng rôn; sinh hoạt ngoại khóa (trường học). Vệ sinh môi trường Phát động thí điểm các đợt chiến dịch vệ sinh môi trường nơi sinh sống và các nơi công cộng (chợ, trường học, công sở, đường làng, đường phố), vận động người dân xóa bỏ cầu tiêu ao cá, trên kênh rạch, không phóng uế ra ngoài môi trường, nhằm cải thiện vệ sinh môi trường phòng bệnh giun, sán trong cộng đồng. Tẩy giun Trước ngày tẩy giun tại cộng đồng: Xây dựng kế hoạch tẩy giun báo cáo với chính quyền địa phương về toàn bộ chiến dịch tẩy giun tại cộng đồng. Chuẩn bị đầy đủ thuốc giun, thuốc cấp cứu, thuốc xử trí các tác dụng không mong muốn. Trong ngày uống thuốc tẩy giun: Xác định các đối tượng chống chỉ định tẩy giun. Phát thuốc tẩy giun cho từng người tại cộng đồng theo danh sách. Đối với trẻ nhỏ có thể nghiền thuốc hoặc hướng dẫn trẻ nhai thuốc khi uống. Ghi chép danh sách các đối tượng đã uống thuốc tẩy giun. Giám sát uống thuốc tẩy giun: Cơ quan y tế và các cơ quan liên quan phân công cán bộ giám sát và hỗ trợ trong ngày tẩy giun. Sau ngày uống thuốc tẩy giun: theo dõi và xử lý các tác dụng không mong muốn trong thời gian tẩy giun và 48 giờ sau khi tẩy giun. Cỡ mẫu: Sử dụng công thức ước lượng một tỉ lệ (WHO 1991): 2 2 /2)-(1 )1( d ppZ n Trong đó: n = cỡ mẫu tối thiếu cần đạt được. Z 1- /2 = hệ số tinh cậy 95%, có giá trị 1,96. d = 0,05 (sai số tuyệt đối). P = Tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ trong đó loài có tỉ lệ nhiễm thấp nhất là giun tóc (0,79%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 109 Theo công thức trên, tính được cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu xác định tỉ lệ nhiễm giun, sán tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là 255. Đạo đức nghiên cứu Các kỹ thuật khám, xét nghiệm đã được Bộ Y tế cho phép. Những người có kết quả xét nghiệm phân dương tính với giun/sán sẽ được nhóm nghiên cứu điều trị theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh giun, sán ở Việt Nam” do Bộ Y tế ban hành năm 2009 hoặc hướng dẫn đến cơ sở y tế để điều trị. Nhóm nghiên cứu cam kết xử lý triệt để những trường hợp xảy ra tác dụng không mong muốn sau khi uống thuốc tẩy giun/sán. Các đối tượng nghiên cứu được thông tin đầy đủ về nghiên cứu và có thể không tham gia nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào mà không cần phải đưa ra lý do gì. KẾT QUẢ Tỉ lệ nhiễm giun, sán tại tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng Kết quả phân tích 1.398 mẫu phân người tại 6 điểm nghiên cứu của 3 tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng để tìm trứng, ấu trùng, giun sán trưởng thành thuộc các loài giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc/mỏ (Necator americanus/Ancylostoma duodenale), sán lá, sán dải. Kết quả như Bảng 1. Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm giun sán ở mẫu phân người tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng Địa điểm GTQĐ Sán Đũa Tóc Móc/mỏ chung Sán lá Sán dải Lâm Đồng n = 466 An Nhơn n = 233 SL (+) 3 3 36 42 0 0 TL (%) 1,29 1,29 15,45 18,03 0,00 0,00 Phú Hội n = 233 SL (+) 2 3 27 32 0 0 TL (%) 0,86 1,29 11,9 13,73 0,00 0,00 BR-VT n = 466 Kim Dinh n = 233 SL (+) 3 1 24 28 0 0 TL (%) 1,29 0,43 10,30 12,02 0,00 0,00 Đá Bạc n = 233 SL (+) 5 1 48 54 0 0 TL (%) 2,15 0,43 20,60 23,18 0,00 0,00 Cần Thơ n = 466 Lê Bình n = 233 SL (+) 1 1 7 9 0 0 TL (%) 0,43 0,43 3,00 3,86 0,00 0,00 Trà Nóc n = 233 SL (+) 1 0 5 6 0 0 TL (%) 0,43 0,00 2,15 2,58 0,00 0,00 Chung n = 1.398 SL (+) 15 9 147 171 0 0 TL (%) 1,07 0,64 10,52 12,23 0,00 0,00 SL (+) là số lượng dương tính; TL (%) là tỉ lệ phần trăm; GTQĐ: Giun truyền qua đất Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở mẫu phân người tại các điểm điều tra là 12,23% (171/1.398). Trong 3 nhóm giun truyền qua đất được xét nghiệm ở mẫu phân thì tỉ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao nhất chiếm tỉ lệ 10,52% (147/1.398), tiếp theo là giun đũa 1,07% (13/1.398) và thấp nhất là giun tóc 0,64% (9/1.398). Trong 1.398 mẫu phân xét nghiệm, không có mẫu nào tìm thấy sán lá và sán dải. Hiệu quả phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng Qua kết quả xét nghiệm phân ban đầu cho thấy người dân ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng chủ yếu nhiễm giun truyền qua đất với tỉ lệ nhiễm tại 6 điểm điều tra như sau: Xã An Nhơn 18,03% (42/233), xã Phú Hội 13,73% (32/233), xã Kim Dinh 12,02% (28/233), xã Đá Bạc 23,18% (54/233), phường Lê Bình 3,86% (9/233), phường Trà Nóc 2,58% (6/233). Từ kết quả này, nghiên cứu chủ động chọn 3 xã bao gồm An Nhơn, Kim Dinh, Lê Bình áp dụng biện pháp phòng chống bằng tẩy giun dựa vào cộng đồng; chọn 3 xã Phú Hội, Đá Bạc, Trà Nóc áp dụng biện pháp phòng chống bằng truyền thông và vệ sinh môi trường. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 110 Tẩy giun, sán dựa vào cộng đồng Chúng tôi tiến hành tẩy giun cộng đồng 01 lần/năm bằng thuốc Mebendazole 500mg (năm sản xuất tháng 01/2016, hạn sử dụng tháng 12/2020; hãng sản xuất Lusomedicamenta, Bồ Đào Nha) với liều duy nhất. Tại 3 điểm nghiên cứu, chúng tôi đã cấp phát 900 viên thuốc Mebendazole 500mg cho 900 người dân sinh sống. Mỗi điểm nghiên cứu có 300 người tham gia tẩy giun. Hiệu quả tẩy giun được đánh giá sau 6 tháng và 12 tháng dựa vào tỉ lệ nhiễm (Bảng 2). Tỉ lệ nhiễm sán sau 6 tháng và 12 tháng tẩy giun là 0,00% (0/700), tỉ lệ nhiễm giun sau 6 tháng 1,71% (12/700) và 12 tháng 2,00% (14/700). Trong đó, xã An Nhơn tỉ lệ nhiễm giun sau 6 tháng là 3,42% (8/234) và 12 tháng 4,70% (11/234); xã Kim Dinh sau 6 tháng 1,72% (4/233) và 12 tháng 1,29% (3/233); và phường Lê Bình sau 6 tháng 0,00% (0/233) và 12 tháng 0,00% (0/233) (Hình 1). Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở mẫu phân người tại các điểm tẩy giun đã giảm sau 6 tháng đối với từng loại giun lần lượt là giun đũa 0,14% (1/700), giun tóc 0% (0/700), giun móc/mỏ 1,57% (11/700); sau 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun đũa là 0,29% (2/700), giun tóc 0,00% (0/700), giun móc/mỏ 1,71% (12/700). Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm giun sán sau tẩy giun bằng Mebendazole 500mg Địa điểm Giun Sán Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ Nhiễm GTQĐ Sán lá Sán dải 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng An Nhơn n = 234 SL (+) 1 1 0 0 7 10 8 11 0 0 0 0 TL (%) 0,43 0,43 0 0 2,99 4,70 3,42 4,70 0 0 0 0 Kim Dinh n = 233 SL (+) 0 1 0 0 4 2 4 3 0 0 0 0 TL (%) 0 0,43 0 0 1,72 0,86 1,72 1,29 0 0 0 0 Lê Bình n = 233 SL (+) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 TL (%) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chung n = 700 SL (+) 1 2 0 0 11 12 12 14 0 0 0 0 TL (%) 0,14 0,29 0 0 1,57 1,71 1,71 2,00 0 0 0 0 Hình 1: Tỉ lệ nhiễm giun, sán trước và sau tẩy giun bằng Mebendazole 500mg Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 111 Truyền thông và vệ sinh môi trường Viện Sốt rét – KST – CT TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành hướng dẫn triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua các kênh tuyên truyền, truyền thanh; treo poster, phát tờ rơi tuyên truyền; chào cờ/mít ting, băng rôn; sinh hoạt ngoại khóa và tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường lồng ghép vào các chương trình của trạm y tế. Phát thanh bằng loa, đài Xã Phú Hội truyền thông trên 7 loa, tần suất 2 lần/tuần giai đoạn 1, 1 lần/tuần giai đoạn 2; xã Đá Bạc truyền thông trên 6 loa, tần suất 2 lần/tuần giai đoạn 1, 1 lần/tuần giai đoạn 2; P. Trà Nóc truyền thông trên 6 loa, tần suất 2 lần/tuần giai đoạn 1, 1 lần/tuần giai đoạn 2. Tờ rơi Được phát trực tiếp cho người dân và một phần được dùng làm tư liệu truyền thông trực tiếp tại TYT, người dân đến khám bệnh tại TYT có thể đọc và mang về tham khảo (Giai đoạn 1: Phú Hội 20.000 tờ, Đá Bạc 8.000 tờ, Trà Nóc 13.000 tờ; Giai đoạn 2: Phú Hội 20.000 tờ, Đá Bạc 8.000 tờ, Trà Nóc 13.000 tờ). Poster CBYT xã, phường dán poster truyền thông tại các địa điểm tập trung đông dân cư như trường học, TYT, nhà văn hóa thông tin xã (12 tờ/xã). Băng đĩa Phát trực tiếp tại tivi của TYT xã vào các ngày tiêm chủng mở rộng hàng tháng. Truyện tranh Bổ sung truyện tranh về PCGS vào thư viện nhà trường (200 quyển/tỉnh). Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, phát quang Phường Trà Nóc tổ chức 01 chiến dịch vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm sạch các tuyến đường dân cư; xã Phú Hội và Đá Bạc phối hợp với các chương trình khác (an toàn thực phẩm, nước sạch vệ sinh môi trường). Hiệu quả phòng chống giun sán được đánh giá sau 6 tháng và 12 tháng dựa vào tỉ lệ nhiễm. Tỉ lệ nhiễm sán sau 6 tháng và 12 tháng truyền thông và vệ sinh môi trường là 0,00% (0/700), tỉ lệ nhiễm giun sau 6 tháng 5,29% (37/700) và 12 tháng 4,86% (34/700). Trong đó, xã Phú Hội tỉ lệ nhiễm giun sau 6 tháng là 5,56% (13/234) và 12 tháng 7,69% (18/234); xã Đá Bạc sau 6 tháng 9,44% (22/233) và 12 tháng 6,87% (16/233); và phường Trà Nóc sau 6 tháng 0,86% (2/233) và 12 tháng 0,00% (0/233) (Bảng 3). Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở mẫu phân người tại các điểm truyền thông và vệ sinh môi trường đã giảm sau 6 tháng đối với từng loại giun lần lượt là giun đũa 0,57% (4/700), giun tóc 0,29% (2/700), giun móc/mỏ 4,43% (31/700); sau 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun đũa là 0,43% (3/700), giun tóc 0,00% (0/700), giun móc/mỏ 4,43% (34/700) (Hình 2). Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm giun sán sau truyền thông và vệ sinh môi trường Địa điểm Giun Sán Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ Nhiễm GTQĐ Sán lá Sán dải 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng 6 tháng 12 tháng Phú Hội n = 234 SL (+) 1 2 0 0 12 16 13 18 0 0 0 0 TL (%) 0,43 0,85 0 0 5,13 6,84 5,56 7,69 0 0 0 0 Đá Bạc n = 233 SL (+) 3 1 2 0 17 15 22 16 0 0 0 0 TL (%) 1,29 0,43 0,86 0 7,30 6,44 9,44 6,87 0 0 0 0 Trà Nóc n = 233 SL (+) 0 0 0 0 2 0 2 0 0 0 0 0 TL (%) 0 0 0 0 0,86 0 0,86 0 0 0 0 0 Chung n = 700 SL (+) 4 3 2 0 31 31 37 34 0 0 0 0 TL (%) 0,57 0,43 0,29 0 4,43 4,43 5,29 4,86 0 0 0 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 112 Hình 2: Tỉ lệ nhiễm giun sán, sán trước, sau truyền thông và vệ sinh môi trường BÀN LUẬN Tỉ lệ nhiễm giun, sán tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng Từ kết quả Bảng 1 cho thấy tỉ lệ nhiễm sán ở 6 điểm điều tra đại diện cho khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là 0,00% và giun là 12,23% (171/1.398). Nhìn chung, tỉ lệ nhiễm cao tập trung ở 2 xã của tỉnh Lâm Đồng là An Nhơn 18,03% (42/233), Phú Hội 13,73% (32/233) và 2 xã của tỉnh BR-VT là Kim Dinh 12,02% (28/233), Đá Bạc 23,18% (54/233). Trong khi đó, 2 xã của TP. Cần Thơ là phường Lê Bình tỉ lệ nhiễm chỉ có 3,86% (9/233) và 2,58% (6/233). Giun móc/mỏ có tỉ lệ nhiễm cao nhất trong 3 nhóm giun được tìm thấy, tỉ lệ nhiễm loài giun móc/mỏ này ở khu vực nghiên cứu là 10,52% (147/1.398). Ngược lại tỉ lệ nhiễm của 2 loài giun còn lại rất thấp chỉ chiếm 1,07% (15/1.398) đối với giun đũa, 0,64% (9/1.398) đối với giun tóc. Nhìn chung tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất chủ yếu là giun móc/mỏ, ở tất cả các điểm nghiên cứu nếu tỉ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao kéo theo tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn các điểm còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể do đặc điểm lây truyền sang người của 3 nhóm giun này, trong đó giun móc/mỏ lan truyền sang người do đặc điểm chui qua da, do con người tiếp xúc với môi trường đất trong quá trình lao động chân tay, do thói quen đi chân đất, còn giun đũa và giun tóc lan truyền sang người chủ yếu là do nuốt phải trứng của chúng nhưng ngày nay ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân cao hơn nên có thể dẫn đến vấn đề tỉ lệ nhiễm 2 loài giun này ngày càng giảm. Theo nghiên cứu của Wim van der Hoek năm 2003 về thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở Tây Nguyên: giun đũa 30,2%, giun tóc 17,4%, giun móc/mỏ 47,8%; tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở Đông Nam bộ: giun đũa 12,7%, giun tóc 3,4%, giun móc/mỏ 35,9%; tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: giun đũa 14,8%, giun tóc 0,1%, giun móc/mỏ 15,9%(5). Kết quả nghiên cứu tương đối giống với nghiên cứu của Wim van der Hoek năm 2003, tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc cho thấy xu hướng giảm dần từ bắc vào nam. Điều này có thể liên quan đến sự khác biệt về điều kiện khí hậu. Tỉ lệ nhiễm giun móc/mỏ phân bố đều khắp cả nước, nhưng tập trung ở các vùng nông thôn ven đô thị và nông thôn. Vùng trồng rau sử dụng phân bắc chưa tiệt trùng để làm phân bón là một yếu tố nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ(5). Các nghiên cứu tương tự ở Việt Nam cũng cho thấy tỉ lệ mẫu phân nhiễm sán rất thấp và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 113 không nhiễm như nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương năm 2012 về tình hình nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại tỉnh Cao Nguyên Lâm Đồng. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 5 trường tiêu học của 5 xã thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Có 367 học sinh tiểu học tham gia xét nghiệm phân để phát hiện trứng giun sán đường ruột, không có trường hợp nào nhiễm sán(3). Hán Đình Trọng năm 2005: Đánh giá tình hình nhiễm giun sán tại 3 xã huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 1999-2001 tại 3 xã miền núi Xuân Thượng, Long Khánh, Lương Sơn của huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, nơi tập quán sinh hoạt, canh tác còn lạc hậu. Tại 3 điểm điều tra với 1429 mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp Kato, tỉ lệ nhiễm giun sán chung là 90,5%. Tỉ lệ nhiễm sán lá phổi là 1,54%, tỉ lệ nhiễm sán dây là 1,12%, tỉ lệ đa nhiễm giun sán là 45,6%(1). Hiệu quả phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng Tại các xã áp dụng biện pháp phòng chống bằng tẩy giun dựa vào cộng đồng bao gồm An Nhơn, Kim Dinh, Lê Bình; và các xã Phú Hội, Đá Bạc, Trà Nóc áp dụng biện pháp phòng chống bằng truyền thông giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường. Sau 6 tháng và 12 tháng can thiệp, các mẫu phân (700 mẫu x 2 đợt) ở 6 xã nghiên cứu được thu thập và xét nghiệm lại tại 3 xã. Kết quả Bảng 2, Bảng 3 và Hình 1, Hình 2 cho thấy: Đối với biện pháp tẩy giun dựa vào cộng đồng Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại các xã can thiệp sau 6 tháng giảm từ 11,3% xuống còn 1,71%, hiệu quả can thiệp phòng chống đạt 84,83% và sau 12 tháng giảm từ 11,3% xuống còn 2%, hiệu quả can thiệp phòng chống đạt 82,30%. Đối với biện pháp tẩy truyền thông và vệ sinh môi trường Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại các xã can thiệp sau 6 tháng giảm từ 13,16% xuống còn 5,29%, hiệu quả can thiệp phòng chống đạt 59,84% và sau 12 tháng giảm từ 13,16% xuống còn 4,86%, hiệu quả can thiệp phòng chống đạt 63,10%. Nhìn chung hiệu quả phòng chống giun bằng biện pháp tẩy giun dựa vào cộng đồng và biện pháp truyền thông, vệ sinh môi trường được áp dụng tại các điểm nghiên cứu của khu vực tương tự như các nghiên cứu khác như: Nguyễn Văn Sơn (2013). Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Menbedazole 500 mg sau 12 tháng tỉ lệ nhiễm giảm từ 61,1% xuống còn 11,4% (81,34%)(4). Nguyễn Thu Hương (2015), hiệu quả can thiệp phòng chống cộng đồng tại 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình và Bắc Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng (Giáo dục, truyền thông và điều trị ca bệnh tại cộng đồng) đã được tiến hành tại các điểm nghiên cứu. Tỉ lệ nhiễm giun sán đường ruột chung của 4 tỉnh trước can thiệp là 36,3%. Hiệu quả sau can thiệp đạt 39,7%, trong đó tỉnh Nghệ An 48,7%, Thanh Hóa 19,2%, Hòa Bình 61,0% và Bắc Giang 36,0%(2). KẾT LUẬN Tỉ lệ nhiễm giun, sán tại tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng Tỉ lệ nhiễm giun 12,23% (171/1.398), trong đó giun đũa 1,07% (15/1.398), giun tóc 0,64% (9/1.398), giun móc/mỏ 10,52% (147/1.398). Tỉ lệ nhiễm sán 0,00% (0/1.398). Hiệu quả của các biện pháp phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng Biện pháp tẩy giun: Sau 6 tháng tỉ lệ nhiễm giun còn 1,71%, hiệu quả can thiệp đạt 84,83%; sau 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun 2,00%, hiệu quả can thiệp đạt 82,30%. Biện pháp truyền thông, vệ sinh môi trường: Sau 6 tháng tỉ lệ nhiễm giun còn 5,29%, hiệu quả can thiệp đạt 59,84%; sau 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun 4,86%, hiệu quả can thiệp đạt 63,10%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hán Đình Trọng, Nguyễn Văn Đề, Phí Đức Toán, Trần Thanh Bình, Nguyễn Văn Thứ, Đăng Thị Chải (2005). Đánh giá tình hình nhiễm giun sán tại 3 xã huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 114 2. Nguyễn Thu Hương (2015). Hiệu quả can thiệp phòng chống giun sán cộng đồng tại 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình và Bắc Giang (2013-2014). Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4. 3. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương Tỉnh (2012). Tình hình nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại tỉnh Cao Nguyên Lâm Đòng. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 5. 4. Nguyễn Văn Sơn (2013). Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Menbedazole 500 mg sau 12 tháng tại 3 trường tiểu học thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La năm 2007- 2009. Y học TP Hồ Chí Minh, /1099. 5. Van der Hoek W, Nguyen Van De, Konradsen F, Phung Dac Cam, Nguyen Thi Viet Hoa, Nguyen Duy Toan and Le Dinh Cong (2003). Urrent status of soil-transmitted helminths in Vietnam. Southeast Asian journal of Tropical Medicine and Public Health, 34(S1):1-11. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_nhiem_giun_san_o_khu_vuc_nam_bo_lam_dong_va_hieu_qua_c.pdf
Tài liệu liên quan