Tác động của điện nhĩ châm tần số cao trên đáp ứng thần kinh tự chủ khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh ở người bình thường

Tài liệu Tác động của điện nhĩ châm tần số cao trên đáp ứng thần kinh tự chủ khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh ở người bình thường: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 328 TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ CAO TRÊN ĐÁP ỨNG THẦN KINH TỰ CHỦ KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Trần Khắc Thành*, Nguyễn Thái Linh*, Phạm Thị Bình Minh*, Kiều Xuân Thy*, Nguyễn Thị Hồng Nhung**, Nguyễn Văn Đàn* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Điện châm tần số cao 100Hz cho thấy ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm lo âu, giảm tần số tim và huyết áp. Dựa trên các lý luận Y học cổ truyền và Y học hiện đại, khi điện nhĩ châm hai huyệt Tâm – Can 2 bên, thuộc vùng phân bố ngoài da ở tai của dây thần kinh X, có thể tác động điều chỉnh tăng hoạt tính đối giao cảm, giảm hoạt tính giao cảm. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng trên thông qua theo dõi sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 người khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ được thực hiện nghiệm phá...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của điện nhĩ châm tần số cao trên đáp ứng thần kinh tự chủ khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh ở người bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 328 TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ CAO TRÊN ĐÁP ỨNG THẦN KINH TỰ CHỦ KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Trần Khắc Thành*, Nguyễn Thái Linh*, Phạm Thị Bình Minh*, Kiều Xuân Thy*, Nguyễn Thị Hồng Nhung**, Nguyễn Văn Đàn* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Điện châm tần số cao 100Hz cho thấy ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm lo âu, giảm tần số tim và huyết áp. Dựa trên các lý luận Y học cổ truyền và Y học hiện đại, khi điện nhĩ châm hai huyệt Tâm – Can 2 bên, thuộc vùng phân bố ngoài da ở tai của dây thần kinh X, có thể tác động điều chỉnh tăng hoạt tính đối giao cảm, giảm hoạt tính giao cảm. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng trên thông qua theo dõi sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 người khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ được thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (CPT) 2 lần: không có nhĩ châm và sau khi điện nhĩ châm tần số 100Hz huyệt Tâm – Can. Tần số tim (TST) được theo dõi liên tục mỗi 30 giây trong 360 giây, huyết áp (HA) được theo dõi trước khi làm CPT và ngay sau khi vừa kết thúc CPT. So sánh trước-sau tần số tim và huyết áp ở những thời điểm tương ứng trong 2 lần thực hiện CPT để đánh giá tác dụng của điện nhĩ châm. Kết quả: nhóm nghiên cứu gồm 30 đối tượng tình nguyện khỏe mạnh (15 nam, 15 nữ), với độ tuổi trung bình là 24,4 ± 1,28. Các giá trị ban đầu của các ĐTNC gồm tần số tim trung bình (78,23 ± 9,08 lần/phút), huyết áp tâm thu trung bình (110,5 ± 10,0 mmHg), huyết áp tâm trương trung bình (69,16 ± 8,1 mmHg) đều trong giới hạn bình thường. Khi thực hiện CPT, tần số tim tăng đạt đỉnh trong 60 giây đầu (tăng 10,5 ± 9,2 lần/phút), huyết áp tâm thu và tâm trương tăng lần lượt là 6,7 ± 6,7 và 9,5 ± 7,9 mmHg. Sau khi điện nhĩ châm 100Hz, TST theo dõi trong 360 giây khi thực hiện CPT lần 2 luôn nhỏ hơn có ý nghĩa so với CPT lần 1 (p<0,05), huyết áp động mạch đều tăng so với trước khi thực hiện, tuy nhiên mức thay đổi huyết áp giữa 2 lần CPT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Kết luận: điện nhĩ châm tần số cao 100Hz huyệt Tâm – Can 2 bên có hiệu quả làm giảm TST nhưng không làm thay đổi HA khi thực hiện CPT ở người bình thường. Từ khóa: Nhĩ châm, điện nhĩ châm, tần số tim, huyết áp, nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh, nhánh da loa tai của dây thần kinh X. ABSTRACT HIGHT FREQUENCY AURICULAR ELECTROACUPUNCTURE EFFECT ON AUTONOMIC RESPONSES TO COLD PRESSOR TEST IN HEALTHY VOLUNTEERS Tran Khac Thanh, Pham Thi Binh Minh, Kieu Xuan Thy, Nguyen Thi Hong Nhung, Nguyen Van Dan.Ho Chi Minh City Journal Of Medicine *Vol. 22 - No 4- 2018: 327 – 332 Objectives: Hight frequency 100Hz-auricular electroacupuncture shows that in addition to the analgesic also reduce anxiety, reduce heart rate and blood pressure. Based on the similarity of traditional medicine and neurological anatomy, auricular electroacupuncture at Heart and Liver acupoints, located at the outer skin surface * Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, ** Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Văn Đàn ĐT: 0983731326 Email: nguyenvandan@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 329 of auricular branches of the vagus nerve (ABVN) can balance the ANS, by increasing parasympathetic and decreasing sympathetic activity. This study was conducted to clarify these concepts via monitoring heart rate of healthy volunteers with cold pressor test. Methods: Thirty healthy volunteers (15 male, 15 female) performed cold pressor test (CPT) before and after 100-Hz auricular electroacupuncture at Heart and Liver acupoints. Heart rate was measured continuously every 30 seconds in 360 seconds, blood pressure was measured before CPT and 3 minutes after CPT started. Results: HR reached a peak at 30s (∆ HR 10.5 ± 9.2 beats/min), systolic and diastolic pressures were increased 6.7 ± 6.7 and 9.5 ± 7.9 mmHg respectively. After 100-Hz auricular electroacupuncture, heart rate measured during the second CPT reduced significantly in comparison with the first CPT (p<0.05). There is no significant difference in blood pressure between the first and the second CPT (p>0.05). Conclusion: In healthy volunteers, 100Hz auricular electroacupuncture at Heart and Liver acupoints can decrease the heart rate, but does not attenuate the blood pressure responses during the cold pressor test. Keywords: Auricular acupuncture, auricular electroacupuncture, heart rate, blood pressure, cold pressor test, auricular branches of the vagus nerve (ABVN). ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn hệ thần kinh tự chủ có thể xuất hiện trong những tình trạng sinh lý như lo âu, stress,..hoặc bệnh lý như trong nhiễm trùng, động kinh, parkinson,...(2) Trong các nghiệm pháp để kích thích hệ thần kinh giao cảm trong phòng thí nghiệm, nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold Pressor Test – CPT) là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện, tiện dụng, được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu về tim mạch cũng như các chuyên ngành khác(10). Hiện nay, việc sử dụng nhĩ châm tác động lên nhánh ra da ở tai của dây thần kinh X đang được ứng dụng trong điều trị cho nhiều bệnh lý có sự suy giảm hoạt động của hệ phó giao cảm, tăng hoạt động giao cảm như stress, lo âu, bệnh động mạch vành, động kinh,(3,5,6,8). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng điện châm với tần số 100Hz ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm stress, giảm tần số tim(4). Dựa trên các lý thuyết Y học cổ truyền và Y học hiện đại, hai huyệt Tâm - Can thuộc vùng phân bố ngoài da của dây thần kinh X, thông qua chức năng Tâm chủ huyết mạch, Can chủ sơ tiết sẽ giúp tác động làm quân bình hệ thần kinh tự chủ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng CPT như 1 biện pháp kích thích thần kinh giao cảm để gây mô hình làm tăng TST và HA của các đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) khỏe mạnh. Trong bố trí thí nghiệm, CPT lần l vừa giúp đánh giá kết quả CPT chúng tôi thực hiện có đạt như các nghiên cứu đã công bố trước đây vừa là CPT chứng. Sau thời gian nghỉ để tần số tim và huyết áp trở về bình thường, chúng tôi thực hiện nhĩ châm kết hợp CPT lần 2 để đánh giá tác dụng của điện nhĩ châm trên hệ thần kinh tự chủ giúp giảm TST và HA qua so sánh với kết quả CPT chứng. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 100Hz huyệt Tâm – Can hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh. Tần số xuất hiện những tác dụng không mong muốn (nếu có) của điện nhĩ châm tần số 100Hz huyệt Tâm – Can và nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu nghiên cứu can thiệp đoàn hệ có so sánh trước sau. Đối tượng nghiên cứu Áp dụng công thức Trong đó: n là số lượng cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 330 r là hệ số tương quan giữa hai đo lường. ES là hệ số ảnh hưởng ước tính bằng công thức: . Gọi chỉ số trung bình của tần số tim sau khi thực hiện CPT là d và độ lệch chuẩn sau khi làm CPT của đề tài trước đó là s. Ta có độ lệch chuẩn trong tần số tim khi làm CPT ở chân là s = 13,2 lần/phút(10). Mong muốn nhĩ châm có thể giúp tần số tim giảm 5 lần/phút trong khi làm CPT d =5 lần/phút. Sai số α = 0,05 và power = 0,9 C = 10,51. Hệ số tương quan giữa các lần đo lường tần số tim giả định r = 0,8. Như vậy ta được cỡ mẫu n = 30. Tiêu chuẩn chọn Nam nữ khỏe mạnh, tuổi từ 18 - 30 tuổi, BMI từ 18,5 – 23 (kg/m2). Tần số tim 60-99 lần/phút, mạch và tần số tim đi đôi với nhau. Huyết áp < 140/90 mmHg, không có hạ huyết áp tư thế. Vùng da ở loa tai không bị viêm nhiễm, lở loét. Ở trạng thái thoải mái trong ngày tiến hành thử nghiệm (đánh giá theo thang điểm DASS 21 với điểm stress < 15 điểm). Tự nguyện đồng ý tham gia đề tài, được đọc, giải thích tường tận và ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Đang mắc các bệnh có tính chất cấp tính, cường giáp, sốt. Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện đề tài. Chơi thể thao, vận động trước khi tiến hành thử nghiệm. Nữ có thai hoặc đang hành kinh. Lo âu, sợ kim, tiền sử vựng châm. Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu Xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu cho người tình nguyện khởi phát ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nghiên cứu: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khó thở, vã nhiều mồ hôi, vựng châm. Người tình nguyện không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nghiên cứu. Phương pháp can thiệp Nhĩ châm: Châm 2 huyệt Tâm – Can 2 bên, cảm giác đắc khí, mắc điện cực dương ở huyệt Tâm, cực âm ở huyệt Can, chỉnh tần số 100Hz và kích thích điện bằng máy châm cứu ES-160 ITO – JAPAN, lưu kim trong vòng 17 phút, rút kim và sát trùng sau khi rút kim. Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh ĐTNC ngâm cùng lúc 2 chân sao cho nước ngập ngang hai mắt cá chân vào nước ở 7oC được theo dõi bằng nhiệt kế liên tục trong vòng 3 phút. Các chỉ số theo dõi Tần số tim (TST) được theo dõi liên tục qua máy oxymeter hiệu Microlife A310. Huyết áp (HA) được theo dõi qua máy đo huyết áp cánh tay ALPK2-Nhật Bản. Đối tượng nghiên cứu sẽ được nằm nghỉ 20 phút, sau đó lấy số đo tần số tim (TST) và huyết áp (HA) ban đầu (ký hiệu T0 và HA-0) và thực hiện nghiên cứu với các mốc thời gian lấy số liệu như hình 1. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS 20.0, sử dụng phép kiểm phi tham số Wilcoxon signed rank sum test để so sánh tần số tim, huyết áp ở từng thời điểm nghiên cứu trong 2 lần thực hiện CPT. Y đức trong nghiên cứu Đề tài đã được sự chấp thuận của Hội đồng Y đức Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 331 Đối tượng tham gia hoàn toàn tự nguyện trong nghiên cứu, được giải thích rõ về mục đích, nội dung thực hiện và quyền lợi khi tham gia đề tài. Điện nhĩ châm là phương áp an toàn, được sử dụng từ lâu trong điều trị và nghiên cứu ở Việt Nam(1) và các quốc gia khác(6,9). Hình 1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của các ĐTNC trước nghiên cứu Nhóm nghiên cứu gồm 30 đối tượng tình nguyện khỏe mạnh (15 nam, 15 nữ). Các giá trị ban đầu của các ĐTNC gồm tần số tim trung bình, huyết áp tâm thu trung bình, huyết áp tâm trương trung bình đều trong giới hạn bình thường (bảng 1). Tần số tim thời điểm sau điện nhĩ châm (T42) giảm 3.93 ± 5.03 lần/phút so với trước điện nhĩ châm (T26), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) (bảng 2). Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng người khỏe mạnh trước nghiên cứu (n=30) Chỉ số Tổng cộng Giới: Nam Nữ 15 (50,0%) 15 (50,0%) Tuổi 24,4 ± 1,3 Huyết áp tâm thu (mm Hg) 110,5 ± 10,0 Huyết áp tâm trương (mm Hg) 69,2 ± 8,1 Tần số tim 78,2 ± 9,1 Bảng 2. Sự thay đổi tần số tim trước khi điện nhĩ châm (T26) và sau khi điện nhĩ châm (T42) Nhóm Thời điểm Trung vị TB ± SD p 100 Hz T26 76.5 77.5 ± 8.37 0.0005 T42 74.5 73.57 ± 8.21 Trong quá trình làm CPT lần 1 (ngâm chân nước đá liên tục), tần số tim tăng liên tục đến giây thứ 270 từ khi bắt đầu làm CPT (p < 0,05). TST tăng cao nhất ở giây thứ 60 so với giây thứ 0 ban đầu, với giá trị 10,5 ± 9,2 lần/phút. Sau khi kết thúc CPT 1 được 2 phút (từ giây thứ 300), TST trở về giá trị gần với giây 0 ban đầu trước khi làm CPT, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tần số tim trong khi làm CPT lần 2 sau điện nhĩ châm giảm có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau với CPT lần 1 (p < 0,05). Tần số tim giảm nhiều nhất ở CPT lần 2 so với lần 1 là tại thời điểm giây 60 (5,2 ± 9,2 lần/phút) và giây 150 (4,9 ± 6,6 lần/phút) (bảng 3). Bảng 3. Sự thay đổi của tần số tim khi làm CPT lần 2 (sau khi nhĩ châm) so với lần 1 (n =30) Thời điểm TST trong CPT1 (lần/phút ± SD) TST trong CPT2 (lần/phút ± SD) Giá trị p So sánh CPT1 và CPT2 0 77,0 ± 8,8 74,2 ± 8,2 0,002 30 85,5 ± 9,8 81,6 ± 9,4 0,02 60 87,5 ± 10,4 82,3 ± 8,1 0,008 90 86,7 ± 10,0 82,9 ± 7,6 0,07 120 85,9 ± 8,3 82,3 ± 7,9 0,01 150 86,8 ± 7,1 81,9 ± 7,0 0,0003 180 85,2 ± 7,2 81,9 ± 7,4 0,002 210 87,3 ± 7,2 83,9 ± 7,4 0,009 240 80,5 ± 7,8 78,5 ± 7,5 0,04 270 78,9 ± 7,7 76,7 ± 7,3 0,009 300 77,5 ± 7,8 75,6 ± 7,6 0,01 330 76,4 ± 8,2 74,1 ± 7,3 0,003 360 73,1 ± 8,1 70,0 ± 7,4 0,0004 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 332 Bảng 4. Sự thay đổi của HA khi làm CPT lần 1 và CPT lần 2 (n =30) Thời gian Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Trung vị TB ± SD Trung vị TB ± SD CPT1 T13 107.5 110 ± 10.9 70 69.5 ± 7.92 T16 110 114 ± 11.63 77.5 76.5 ± 9.39 CPT2 T42 105 108.5±10.27 70 70 ± 8.41 T45 110 114 ± 10.03 75 76.33 ± 7.06 p (T42 – T13) 0.74 0.74 p (T45 – T16) 0.56 0.56 p (T16 – T13) 0.000 0.000 p (T45 – T42) 0.000 0.000 Nhận xét: Huyết áp tâm thu và tâm trương tại thời điểm trước khi làm CPT cả 2 lần (T13, T42) và sau khi làm CPT (T16, T45) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Huyết áp tâm thu và tâm trương tại thời điểm sau khi thực hiện CPT lần 1 (T16) tăng lần lượt là 6,7 ± 6,7 và 9,5 ± 7,9 mmHg, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi thực hiện CPT lần 1 (T13) (p < 0,05). Tương tự, tại thời điểm sau khi thực hiện CPT lần 2 (T45), HATT và HATTr cũng tăng lần lượt là 5,5 ± 4,0 mmHg và 7,5 ± 6,5 mmHg, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi thực hiện CPT lần 2 (T42) (p < 0,05). BÀN LUẬN Kết quả CPT lần 1 Kết quả cho thấy khi làm CPT lần 1 tần số tim tăng dần, cao nhất trong 60 giây đầu tiên (10,5 ± 9,2 lần/phút) sau đó tăng ổn định trong suốt thời gian thực hiện CPT (p <0,05) và giảm dần sau khi kết thúc CPT. Như vậy, trong đề tài chúng tôi thực hiện, kết quả tương tự như lý thuyết về CPT(3,10). Kết quả nghiên cứu ghi nhận trị số huyết áp sau 3 phút làm CPT so với ban đầu cho thấy huyết áp tâm thu tăng có ý nghĩa thống kê 6,7 ± 6,7 mmHg (p < 0,05), HA tâm trương tăng có ý nghĩa thống kê 9,5 ± 7,9 mmHg (p<0,05). Trong nghiên cứu này, huyết áp tâm trương tăng cao hơn huyết áp tâm thu, kết quả này cũng tương tự trong nghiên cứu của Saab P.G (1993) ở 30 giây đầu huyết áp tâm trương tăng cao hơn huyết áp tâm thu(11). So sánh CPT lần 2 sau khi điện nhĩ châm với CPT lần 1 TST khi làm CPT lần 2 sau điện nhĩ châm từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc CPT (theo dõi trong 360 giây) luôn nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với lần 1 (p < 0,05). Huyết áp động mạch trước và sau khi làm CPT ở 2 lần là như nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So với nghiên cứu của Lin ZP (2011)(8) cũng cho kết quả tương tự, khi kích thích nhĩ châm vào nhánh tai của dây thần kinh X làm tần số tim ở nhóm có nhĩ châm thấp hơn nhóm không nhĩ châm sau nghiệm pháp gắng sức. La Marca R (2010)(7) cũng cho kết quả điện nhĩ châm tạo ra kích thích trong hoạt động thần kinh X. Nghiên cứu của He W (2012)(5), Hou PW (2015)(6) kết luận kích kích điện châm nhánh thần kinh của dây thần kinh X (ABVN) tới nhân bó đơn độc (NTS) tạo thành cơ sở giải phẫu cho sự điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ. Việc đánh giá huyết áp có thể không chính xác vì chúng tôi chưa có dụng cụ theo dõi huyết áp ngoại vi liên tục nên có thể bỏ sót các thời điểm thay đổi huyết áp tại các thời điểm thực hiện CPT và khi nhĩ châm. Tác động của điện nhĩ châm huyệt Tâm, Can Theo lý luận YHCT: Tâm chủ huyết mạch; Can chủ sơ tiết. Tác động lên 2 huyệt Tâm, Can ở vùng xoắn tai giúp điều chỉnh chức năng của tạng Tâm và Can ảnh hưởng đến huyết mạch, đồng thời 2 huyệt này thuộc vùng phân bố ra da của dây thần kinh X tới tai làm kích thích phó giao cảm của thần kinh X tới các cơ quan, trong đó sự thay đổi nhanh và nhạy là tăng tần số tim và huyết áp. Sau khi điện nhĩ châm tần số 100Hz, CPT lần 2 có mức tăng TST thấp hơn (có ý nghĩa) và mức tăng HA thấp hơn (không có ý nghĩa) so với CPT lần 1 (khi chưa điện nhĩ châm). Điều này cho thấy tác dụng bảo vệ của điện nhĩ châm tần số Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 333 cao với cơ thể, giúp phản ứng tăng quá mức của hệ thần kinh giao cảm trước các kích thích làm tăng TST. Tác dụng không mong muốn khi điện nhĩ châm huyệt Tâm, Can Không ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình thực hiện điện nhĩ châm tần số cao. Điều này phù hợp với các đề tài nghiên cứu trước đã được tổng hợp trong đề tài của tác giả Aaron Murray(9). Tác dụng không mong muốn khi thực hiện CPT Không ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (CPT). Điều này cũng phù hợp với ghi nhận trong các đề tài nghiên cứu về CPT trước(10,11). Hạn chế của đề tài Cỡ mẫu chưa đủ lớn nên chưa thể phân nhóm các ĐTNC vào các nhóm có tần số tim đáp ứng với CPT như tăng lên hay giữ nguyên hay giảm xuống cũng như trong đáp ứng đối với điện nhĩ châm. Chưa có dụng cụ để khảo sát huyết áp không xâm lấn liên tục trong khi làm CPT để xác định mức tăng tối đa của huyết áp theo từng thời điểm như theo dõi tần số tim. KẾT LUẬN Tần số tim trong khi làm CPT lần 2 sau điện nhĩ châm tần số cao 100Hz luôn nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau với CPT lần Ngay sau khi thực hiện CPT, huyết áp động mạch tăng so với trước khi thực hiện. Mức thay đổi giữa 2 lần CPT khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình thực hiện điện nhĩ châm tần số cao 100Hz. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình thực hiện CPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu. 2. Chowdhury D, Patel NJ (2006) “Approach to a case of autonomic peripheral neuropathy.”, Assoc Physicians India, 54:727-32. 3. Clancy JA, Mary DA et al. (2014), “Non-invasive Vagus Nerve Stimulation in Healthy Humans Reduces”, Brain Stimul, 7(6):871-7. 4. Dias M, Pagnin D (2011), “Effects of electroacupuncture on stress-related symptoms in medical students: a randomised controlled pilot study ”, Original papers. 5. He W, Wang X (2012), “Auricular Acupuncture and Vagal Regulation”, China Academy of Chinese Medical Science, Published online 2012 Nov 27.doi: 10.1155/2012/786839. 6. Hou PW, Hsu HC (2015), “The History, Mechanism, and Clinical Application of Auricular Therapy in Traditional Chinese Medicine.”, Evid Based Complement Alternat Med. 7. la Marca R., Nedeljkovic M., Yuan L., Maercker A., Ehlert U (2010), “Effects of auricular electrical stimulation on vagal activity in healthy men: evidence from a three-armed randomized trial”, Clinical Science, 118(8), pp. 537–546. 8. Lin ZP, Chen YH., Fan C, Wu HJ, Lan LW, Lin JG (2011), “Effects of auricular acupuncture on heart rate, oxygen consumption and blood lactic acid for elite basketball athletes”, American Journal of Chinese Medicine, 39 (6), pp. 1131–1138. 9. Murray AR, Peers L., Mohd KM et al. (2016), “The strange case of the ear and the heart: the auricular vagus nerve and its influence on cardiac control”, Autonomic Neuroscience: Basic and Clinical, PII: S1566-0702(16)30072-8 10. Ramírez ML (2015) “The Cold Pressor Stress Test: From basic psychophysiology to application”, Universität Trier – Fachbereich I – Psychobiologie, https: www/ubt.opus.hbz- nrw.de/volltexte/2015/952/pdf/DISS_FINAL.pdf. 11. Saab PG , Llabre MM et al (1993) “The cold pressor test: vascular and myocardial response patterns and their stability”, Psychophysiology, 30(4):366-73. Ngày nhận bài báo: 11/05/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/05/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_dien_nhi_cham_tan_so_cao_tren_dap_ung_than_kinh.pdf
Tài liệu liên quan