Nghiên cứu vị trí-hình dạng và kích thước rãnh bên của người Việt Nam trưởng thành

Tài liệu Nghiên cứu vị trí-hình dạng và kích thước rãnh bên của người Việt Nam trưởng thành: NGHIÊN CỨU VỊ TRÍ – HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC RÃNH BÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH Nguyễn Minh Nghiêm*, Lê Văn Cường** TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành đo các rãnh não của 34 mẫu não là người Việt Nam sau khi chết tại Bộ Môn Giải Phẫu Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có 29 nam và 5 nữ. Chúng tôi đã tiến hành đo đạt trực tiếp rãnh bên. Các kết quả được ghi nhận như sau: a) Vị trí tương đối của rãnh bên ở hai bán cầu đại não trên cùng một người giống nhau .b) Hình dạng rãnh bên có ba dạng, trong đó dạng chữ S chiếm tỉ lệ nhiều nhất. c) Chiều dài của rãnh bên ở bán cầu bên phải: 10,162 ± 1,486 cm, bán cầu trái: 10,347 ± 1,578 cm.. d) Độ sâu nhất của rãnh bên bên phải: 23, 176 ± 2,049 mm, bên trái: 23,249 ± 2,623 mm. SUMMARY STUDY IN POSITION, MORPHOLOGY AND MEASUREMENT OF LATERAL SULCUS OF VIETNAMESE BRAIN Nguyen ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu vị trí-hình dạng và kích thước rãnh bên của người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU VỊ TRÍ – HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC RÃNH BÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH Nguyễn Minh Nghiêm*, Lê Văn Cường** TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành đo các rãnh não của 34 mẫu não là người Việt Nam sau khi chết tại Bộ Môn Giải Phẫu Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có 29 nam và 5 nữ. Chúng tôi đã tiến hành đo đạt trực tiếp rãnh bên. Các kết quả được ghi nhận như sau: a) Vị trí tương đối của rãnh bên ở hai bán cầu đại não trên cùng một người giống nhau .b) Hình dạng rãnh bên có ba dạng, trong đó dạng chữ S chiếm tỉ lệ nhiều nhất. c) Chiều dài của rãnh bên ở bán cầu bên phải: 10,162 ± 1,486 cm, bán cầu trái: 10,347 ± 1,578 cm.. d) Độ sâu nhất của rãnh bên bên phải: 23, 176 ± 2,049 mm, bên trái: 23,249 ± 2,623 mm. SUMMARY STUDY IN POSITION, MORPHOLOGY AND MEASUREMENT OF LATERAL SULCUS OF VIETNAMESE BRAIN Nguyen Minh Nghiem, Le Van Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 6 – 10 In this search, we measured sulcus of thirty – four postmortem Vietnamese brain at Anatomy department of University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh City, including twenty – nine men and five women. We had measured directly lateral sulcus. We obtained some results: a) The position of Sylvius in the space both hemispheric brains is the same in a, people. b) There are three shape of Sylvius, S – shape is almost case. c) The length of right Sylvius: 10.162 ± 1.486cm, left Sylvius: 10.347 ± 1.578cm. d) The depth of right Sylvius: 23.176 ± 2.049mm, left Sylvius: 23.294 ± 2.623mm. Nguyên cứu về giải phẫu hình thái não bộ không phải là vấn đề mới mẻ. Đã từ lâu người ta đã tiến hành nghiên cứu về trọng lượng và kích thước của não bộ ĐẶT VẤN ĐỀ (2,12,18,21). Ngày nay với sự phát triển của ngành chẩn đoán hình ảnh mà các tác giả đã ứng dụng vào các nghiên cứu não bộ trên người sống, để rút ra mối quan hệ giữa hình thái và chức năng(34). Tuy nhiên việc nghiên cứu mô tả và đo đạt trực tiếp trên não người đã chết cũng còn hữu ích cho chúng ta ghi nhận được sự khác biệt giữa các cá thể và các chủng tộc trong lượng của não bộ(10,13,22,25,26,29,31). Nghiên cứu về rãnh não chỉ được thực hiện bởi một số tác giả nước ngoài(9,39). Ở Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu về rãnh não vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vị trí, hình dạng và kích thước rãnh bên của người Việt Nam trưởng thành”. Mục tiêu của công trình này nhằm cung cấp số liệu về hình dạng, chiều dài và độ sâu của các rãnh bên ở hai bán cầu đại não của người Việt Nam. Đây cũng là bước đầu đặt nền tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về rãnh não ở người Việt Nam, cũng như kết hợp nghiên cứu y học hình thái và chức năng. * Đại Học Y Dược Cần Thơ. ** Bộ Môn Giải Phẫu Đại Học Y Dược. T T 6 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đối tượng Chúng tôi đã tiến hành đo đạt trực tiếp 34 não bộ là người Việt Nam trong đó có 29 nam và 5 nữ tại Bộ Môn Giải Phẫu Học Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các mẫu não được bóc tách các màng não, loại bỏ bên não dập nát, hoại tử, u Sau đó khảo sát về hình dạng, chiều dài, độ sâu của rãnh bên. Xử lý số liệu thu thập trên phần mền SPSS 7.5. Phương tiên nghiên cứu Bộ tiểu phẫu, thước, thước kẹp compas, chỉ màu vàng, que tăm đầu dù. Bộ khung tự chế để cố định não, máy chụp hình kỹ thuật số. Cách thức tiến hành Chụp và phân dạng rãnh bên. Xác định vị trí của điểm xuất phát và điểm tận cùng của rãnh bên so với các mặt phẳng qua nền sọ, đỉnh sọ, cực trán, cực chẩm. Đo chiều dài của rãnh não bằng cách phủ chỉ màu lên chiều dài của rãnh sau đó đo chiều dài của chỉ chính là chiều dài của rãnh não. Đo chiều sâu của rãnh não bằng cách dùng que tăm đầu tù thăm dò độ sâu nhất và nông nhất sau đó lấy số liệu trung bình của độ sâu nhất và nông nhất. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Vị trí tương đối của rãnh bên Bảng 1. Vị trí điểm xuất phát. NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Khoảng cách (cm) Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua nền sọ 2.383 ± 0.823 2.462 ± 0.828 2.100 ± 0.495 2.180 ± 0.390 2.341 ± 0.784 2.421 ± 0.782 Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua đỉnh sọ 9.069 ± 0.941 9.145 ± 0.954 9.400 ± 0.464 9.320 ± 0.370 9.118 ± 0.890 9.171 ± 0.890 Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua cực trán 4.466 ± 0.675 4.507 ± 0.875 4.680 ± 0.277 4.440 ± 0.391 4.497 ± 0.634 4.497 ± 0.818 Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua cực chẩm 10.174 ± 0.787 10.800 ± 1.001 10.240 ± 1.057 10.320 ± 1.071 10.644 ± 0.831 10.729 ± 1.010 * mp: mặt phẳng. Khoảng cách của điểm xuất phát rãnh bên cho các kết quả số liệu trên, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0.05. Hay vị trí của điểm xuất phát của rãnh bên ở hai bán cầu đại não trên cùng một đường đối xứng nhau qua các mặt phẳng trên trong không gian. 7 Bảng 2. Vị trí của điểm tận cùng. NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Khoảng cách (cm) Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua nền sọ 7.076 ± 1.520 7.086 ± 1.574 8.220 ± 0.432 7.860 ± 0.888 7.244 ± 1.467 7.200 ± 1.669 Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua đỉnh sọ 4.528 ± 1.600 4.583 ± 1.589 3.460 ± 1.055 3.800 ± 0.894 4.371 ± 1.566 4.468 ± 1.523 Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua cực trán 9.048 ± 1.165 9.869 ± 1.114 8.420 ± 0.719 8.760 ± 0.924 8.956 ± 1.125 9.760 ± 1.147 Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mp qua cực chẩm 6.379 ± 1,235 5.424 ± 0.975 6.600 ± 0,768 6.360 ± 0,841 6.412 ± 1,171 5.562 ± 1,003 Ví trí tương đối của điểm tận cùng của rãnh bên bên phải và trái khác nhau không có ý nghĩa thống kê p>0.05. Hay vị trí ở hai bán cầu đại não bên phải và trái trên cùng một người giống nhau. Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về vị trí của rãnh bên nên chưa có sự so sánh với công trình khác. Hình dạng rãnh bên Bảng 3. Hình dạng rãnh bên. NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Hình dạng rãnh Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Hình mũ 1 1 1 1 Hình thẳng 4 6 2 2 6 8 NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Hình dạng rãnh Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Hình chữ S 24 22 3 3 27 25 Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được ba dạng rãnh bên, trong đó dạng rãnh bên hình chữ S chiếm đa số các trường hợp (76%). Dạng rãnh bên hình mũ chiếm tỉ lệ ít nhất (3%). Chúng tôi nhận thấy rằng dạng rãnh bên ở hai bán cầu đại não là giống nhau trên cùng một người. So sánh với các tác giả khác về hình dạng rãnh. Theo Aboitiz ông chia rãnh bên thành ba dạng, ông chia rãnh bên là ba phần: Trước, ngang và lên. Dạng A1 có đoạn ngang dài hơn các dạng khác, tương ứng với dạng thẳng trong nghiên cứu của chúng tôi. Dạng A2 là dạng có nhánh lên dài hơn nhánh xuống, tương ứng dạng chữ S trong nghiên cứu của chúng tôi và cũng chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Dạng B trong nghiên cứu của ông là dạng rãnh bên có phần trước và phần ngang gập góc gần giống dạng hình mũ trong nghiên cứu của chúng tôi. 8 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Chiều dài rãnh bên Bảng 4. Chiều dài rãnh bên. NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Chiều dài Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Rãnh bên 10.155 ± 1.464 10.303 ± 1.58 10.200 ± 1.790 10.600 ± 1.699 10.162 ± 1.486 10.347 ± 1.578 Chúng tôi nhận thấy rằng chiều dài rãnh bên trái dài hơn rãnh bên bên phải ở cả hai giới nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. So sánh với một số công trình nghiên cứu khác: Bảng 5. Chiều dài rãnh bên của chúng tôi và Banks. NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Chiều dài (cm) Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Chúng tôi 10.155 ± 1.464 10.303 ± 1.58 10.200 ± 1.790 10.600 ± 1.699 10.162 ± 1.486 10.347 ± 1.578 Banks 6.3 ± 0.8 6.75 ± 0.6 6.0 ± 0.5 6.15 ± 0.7 Theo giáo sư Nguyễn Quang Quyền(8) và giáo sư Đỗ Xuân Hợp(4) trong bài giảng giải phẫu học không công bố chiều dài rãnh bên. Các tác giả nước ngoài như Witelson(40), Aboitiz(9), cũng không công bố chiều dài của rãnh bên. Riêng tác giả Banks(12) đã ghi nhận chiều dài của rãnh bên. So sánh với kế quả của ông thì chiều dài rãnh bên trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn. Phải chăng chiều dài rãnh bên ở người Việt Nam dài hơn ở người Phương Tây? Ông đo chiều dài rãnh bên theo ba đoạn thẳng, trong khi đó chúng tôi phủ chỉ màu lên lộ trình của rãnh và lấy chỉ màu ra đo chiều dài rãnh. Như vậy cách đo của ông theo đường thẳng nên ngắn hơn chúng tôi đo theo đường cong. Trong thực tế làm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hình dạng của rãnh bên uốn cong mềm mại chứ không đi theo đường thẳng. Độ sâu của rãnh bên Bảng 5. Độ sâu của rãnh bên. NAM NỮ TỔNG Bán cầu não Độ sâu (mm) Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Bên phải Bên trái Sâu nhất 23.207 ± 3.052 23.414 ± 2.585 23.000 ± 2.550 22.600 ± 3.050 23.176 ± 2.049 23.294 ± 2.623 Nông nhất 11.552 ± 3.785 12.103 ± 3.848 14.600 ± 1.673 12.400 ± 0.894 12.000 ± 3.701 12.147 ± 3.560 Qua bảng 5 chúng tôi nhận thấy độ sâu nhất của rãnh bên bên trái ở nam sâu hơn bên phải, trong khi đó ở nữ thì ngược lại nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trong khí đó độ nông nhất của rãnh bên bên phải ở nam nông hơn bên trái, ngược lại so với nữ nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê p>0,05. Hay nói cách khác là độ sâu nhất và nông nhất của rãnh bên ở hai bán cầu đại não trên cùng một người là giống nhau. Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu về độ sau của các rãnh bên nên không có sự so sánh với các công trình khác. KẾT LUẬN Vị trí của điểm xuất phát và điểm tận cùng của rãnh bên ở hai bán cầu đại não trên cùng một người đối xứng nhau qua các mặt phẳng qua nền sọ, đỉnh sọ, cực trán và cực chẩm. Hình dạng rãnh bên ở hai bán cầu đại não trên cùng một người giống nhau và dạng chữ S chiếm tỉ lệ nhiều nhất (76,47%). Chiều dài rãnh bên bên phải và bên trái tương đương nhau (10cm). Độ sâu nhất của rãnh bên ở hai bán cầu là 23mm. Độ nông nhất của rãnh bên ở hai bán cầu cũng giống nhau (12mm). TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1 Lê Văn Cường. Các dạng và dị dạng của động mạch ở người Việt Nam. Luận án Phó Tiến Sĩ Y Học, 1991. PP: 12 – 153. 2 Lê Văn Cường. Phan Văn Sử. Nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ ở người Việt Nam. Tập san của Hội hình thái học Việt Nam, tập 9, số 2 – 1999. PP: 12 – 25. 9 3 Đỗ Xuân Dục. Trích từ tập san hội hình thái học Việt Nam. Tập 9, số 2 – 1999. P13. 23 Geschiwind. N. Human Brain left-right Asymmetries in Temporal speech Region. SCIENCE, Vol, page: 186 - 187. 4 Đỗ Xuân Hợp. Giải phẫu đại cương Đầu Mặt Cổ. NXB Y Học, 1976. PP: 199 – 250. 24 Giedle. J. N, Castellanos. F. X. Sexual dimorphism of the developing human brain. Prog- Neuro- Psychopharmacol- Biol- Psychiatry. 1997 Nov; 21(8): 185 – 201 (Medline). 5 Hằng số sinh học của người Việt Nam, NXB Y Học, số XB 2413. P46. 6 Trương Thị Kim Loan. Contribution à l étude du development du corps calleux en rapport avec lenéneo- cortex chez le foetus humain. Thèse pour le doctorat en médicine (diplome d état). 10 mars 1967: 1 – 29. 25 Hofman. N. A, Swaab. D. F. Sexual dimorphism of the human brain: myth and relative. EXP- Clinoendocrinol. 1991; 98(2): 161 – 170 (Medline). 7 Nguyễn Thành Năng. Contribution à l étude de histoire de la neurologie et de la psychiatrie. Thèse pour le doctorat en médicine (diplome d état). 28 mars 1969: 7 – 24. 26 Holloway. RL, Anderson. PJ. Sexual dimorphism of the human corpus callosum from three independent. Am- J- Phys- Anthropol. 1993 Dec; 92(4): 481- 498. 27 Keyserlingk. D v. A Quantitative Approach to spatical variation of Human cerebral sulci - Acta Anat, Basel 1988, 131 (2). Page: 127 - 131. 8 Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học, tập 2. NXB Y Học 1995. PP 323 – 348. 9 Aboitiz. F. Corpus Callosum – Morphology in Relation to Cerebral Asymmetries in the postmortem Human. 1998 page: 1 – 17. 28 Kinosada. Y, Nakagawa. T. New non-invasive technique to visualize three dimensional anatomical structure of myelinated white matter tracts of human brain in vivo. Front -nred -Biol - Eng. 1994; 6(1). P:37 – 49. 10 Ashtari.M; Zito.J. L. Computerized volume measurement of brain structure. Invest-Radiol. 1990 Jul; 25(7): 798-805(Medline). 29 Martin. RF, Bowden. DM. A stereotaxic template atlas of the macaque brain for digital imaging and quantitative neuroanatomy. Neuroimage. 1996 Oct 4(2): 119-150. 11 Balgic. S; Azar. Morphometic comparisons of the left and right cerebral hemispheres in Karaja sheep. Morphologia. 1996; 110(5): 23- 25(Medline). 30 Mayhew. T. M. A review of recent advances in stereology for quantifying neuro structure. J- Neurocytol. 1992 May; 21 (5): 313 - 328 (Medline). 12 Banks. B. Linnear Measurement. ARCH, Neurology. Vol 54, Feb 1997, page: 1973 -1976. 13 Bartley. A. J; Jones. D. W; Weinberger. D. R. Gemetic variability of human brain size and cortical gyral patterns. Brain.1997 Feb; 120(pt2):257- 269 (Medline). 31 Mazziotta J.C. Tomographic mapping of Human Cerebral metabolisum - Auditory. Neurology, September 1982, page: 921 - 937. 14 Berry. M; Bannister. L. H; Standring. S. M. Regional organization of the central nervous system in GRAY'S anatomy. Thirty- eight Edition Churchill Livingstone. 1995: 1011-1186. 32 NETTER.F.H. Atlas of human Anatomy. NXB Y Học 1997, page: 113 - 123. 33 Olson T. Atlas of Human Anatomy. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1999, P:388-391. 15 Binder. JR, Rao - SM. Funtional magnetic resionance imaging of human auditory cortex. Ann-Neurol. 1994 Jun: 35(6): 662_672. 34 Peters. M. Sex differences in human brain size. Can- J. Psycho! 1991 Dec: 45(4): 507-522 (Medline). 35 Rakic. P. Specification of Cerebral certical Areas, Science, Vol 241, page:170 -176. 16 Brunholzl. C, Widmer. A. C; and col. Determination of human brain weight in vivo measurement. Acta-Anat- Basel. 1990, 139(4): 311- 314. 36 Schalaug. G. In vivo Evidence of structural brain asymmetry in musicans. Science 1995, Feb 3; 267 (5198). Page: 699-701. 17 Caviness. V. S. Jr, Kennedy. D. N. The human brain age 7-11 years: A volummetic analysis based on magnetic resonance images. Cereb- Cortex. 1996 Sep- Oct;6(5): 726-736 (Medline). 37 Tavares. S.M; Wood. E.H. Diagnostic Neuroradioiogy. The Williams and Wilkins co. Baltimore, 1964. P. 106- 235. 18 Cowell. E. Sex differences in aging of the Human frontal and Temporal Lobes. The journal of Neuro science, 1994 August. P: 4748-4755. 38 Voneida T. The nervous System. Morris' Human Anatomy, twelveth edition. Mc. Graw – hill book company, 1966. P. 914-1004. 19 De - Jong. BM, Shipp. S. the cerebral activity related to the visual perception of forward motion in depth. Brain.1994 October; 117 (pt5). P:1039-1054. 39 Witelson S. Sylvian fissure Morphology and Asymmetry in men and women. Bilateral differences in relative to handedness in men. The journal of comparative neurology 1992, page: 326-340. 20 De - Lacost. M. C. Measures of gender differences in the human brain and their relationship to brain weight. Biol- Psychiatry. 1990 Dec 1; 28(11): 931- 942. 40 Yamaguchi- K, Goto. N. Three dimensional structure of the human cerebellar dentate nucleus: A computerized reconstruction study. Anat- Embryo- Berl. 1997 Oct; 196(4): 343-348. 21 De - Leon. M. J, George. A. E. Position emission tomography and computed tomography assessments of the aging human brain. Journey- Comput Assist- Tomography. 1984 Feb; 8(1). 84 – 94 (Medline). 41 Zilles J. The human pattern of gyrification in the cerebral Cortex - Anat embryo 1988, page 1973-1979. 22 Filipek. P. A, Richelme. C. The young aduit human brain: An MRl- based morphometic analysis. Cereb – Cortex. 1994 Jul – Aug; 4(4): 344 – 360 (Medline). 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_ranh_ben_cua_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan