Đánh giá hiệu quảvà chất lượng sống bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy tại nhà tại Bệnh viện Thống Nhất

Tài liệu Đánh giá hiệu quảvà chất lượng sống bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy tại nhà tại Bệnh viện Thống Nhất: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 42 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢVÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG BẰNG MÁY TẠI NHÀ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Trần Văn Tiến*, Nguyễn Bách* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu lọc máu, và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy tại nhà. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 bệnh nhân (BN) lọc màng bụng (LMB) bằng máy tại nhà tại Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM trong khoảng thời gian 10/2016- 01/2019. Tiêu chuẩn chọn bệnh:(1) BN trên 18 tuổi LMB bằng tay sau đó được chuyển sang LMB bằng máy tại nhà, liên tục với thời gian LMB bằng máy ≥ 01 tháng; (2). Tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị và kê đơn LMB; 3) Đồng ý tham gia nghiên cứu và hợp tác trả lời bảng SF-36. Tiêu chuẩn loại trừ: BN lọc màng bụng bằng máy không liên tục, lọc cấp cứu tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát dịch tốt...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quảvà chất lượng sống bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy tại nhà tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 42 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢVÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG BẰNG MÁY TẠI NHÀ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Trần Văn Tiến*, Nguyễn Bách* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu lọc máu, và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy tại nhà. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 bệnh nhân (BN) lọc màng bụng (LMB) bằng máy tại nhà tại Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM trong khoảng thời gian 10/2016- 01/2019. Tiêu chuẩn chọn bệnh:(1) BN trên 18 tuổi LMB bằng tay sau đó được chuyển sang LMB bằng máy tại nhà, liên tục với thời gian LMB bằng máy ≥ 01 tháng; (2). Tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị và kê đơn LMB; 3) Đồng ý tham gia nghiên cứu và hợp tác trả lời bảng SF-36. Tiêu chuẩn loại trừ: BN lọc màng bụng bằng máy không liên tục, lọc cấp cứu tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát dịch tốt và Kt/V tuần ≥ 1,7 lần lượt chiếm tỷ lệ là 92,3% và81.82%. Nồng độ Hb và Albumin huyết thanh trung bình lần lượt là 10,87 ± 1,36 (g/dL) và 32,88 ±5,07 (g/dL). Chất lượng sống tính theo thang điểm SF- 36 trung bình là 52,12 ±4,93. Trong đó điểm thể lực và điểm tinh thần lần lượt là 46,25 ± 7,78, và 58,00 ± 6,15. Kết luận: Lọc màng bụng tại nhà bằng máy có hiệu quả tốt về mặt kiểm soát dịch, chỉ số lọc máu đủ. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 ở mức trung bình khá cả về thể chất và tinh thần. Từ khóa: lọc màng bụng tại nhà bằng máy, chất lượng cuộc sống, lọc máu đủ ABSTRACT EVALUATING THE DIALYSIS ADEQUACY AND QUALITY OF LIFE IN THE AUTOMATED PERITONEAL DIALYSIS PATIENTS IN THONG NHAT HOSPITAL Tran Van Tien, Nguyen Bach * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 42 – 46 Objectives: To evaluate dialysis adequacy and quality of life in the Automated Peritoneal Dialysis patients in Thong Nhat Hospital. Methods: We enrolled 13Automated Peritoneal Dialysis patients in Thong Nhat Hospital from 10/2016 to 03/2019 with inclusion criteria: (1) Older than 18 years old dialysed by APD for more than 01 month, (2) followed adequately the protocol of treatment and APD prescription; (3) agreed and cooperated to anwer the questions in SF-36 form. Exclusion criteria: urgent start APD. Prospective, descriptive. Results: The rate of APD patients with adequate ultrafiltration and weekly Kt/v≥ 1.7 was 92.3% and 83.33% respectively. The mean Hb and serum albumin were 10.87±1.36 (g/dL) and 32.88 ± 5.07 (g/dL), respectively. Health-related quality of life (HRQOL) score in SF-36 was 52.12 ± 4.93. The physical component summary (PCS) and mental component summary (MCS) scores were 46.25±7.78, and 58.00 ± 6.15, respectively. Conclusions: The primary result in Thong Nhat hospital for 13 APD patients showed that APD was effective in adequate ultrafiltration and solute clearance. Health-related quality of life of these patients in physical and mental component was moderate. *Khoa Nội Thận Bệnh viện Thống Nhất Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: bachnguyen32@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 43 Keywords: automated Peritoneal Dialysis, dialysis adequacy, quality of life ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân (BN) lọc màng bụng (LMB) có nhiều hạn chế cả về thể lực và tinh thần(9,10) và kỹ thuật LMB bằng máy tại nhà cũng chỉ vừa mới triển khai ở nước ta với tổng số chỉ 27 BN trên toàn quốc nên có ít dữ liệu về hiệu quả lọc và chất lượng cuộc sống (CLCS) của kỹ thuật này ở BN Việt Nam(1). LMB bằng máy được áp dụng từ năm 1994, đến nay đã có mặt ở 97 nước với trên 75.000 BN, được đánh giá là an toàn và hiệu quả tương đương với LMB bằng tay(8). Bên cạnh đó LMB bằng máy còn có nhiều lợi thế như châm dịch – xả dịch toàn tự động do máy thực hiện, kiểm soát dịch tốt hơn ở BN có màng bụng tính thấm cao, dung nạp tốt với thể tích châm lớn ở tư thế nằm(4). Tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/2016, chúng tôi áp dụng LMB bằng máy cho các BN nội trú suy thận cần LMB sớm, bệnh nặng không thể di chuyển vào phòng LMB, cần trợ giúp trong thực hiện LMB và BN điều trị ngoại trú.Năm 2018, chúng tôi đã có báo cáo đầu tiên về hiệu quả thải các độc tố ure, chỉ số hài lòng của BN ở 04 BN lớn tuổi(6). Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đánh giá được chỉ số lọc máu đủ kt/V tuần và CLCS ở các BN áp dụng kỹ thuật này. Chúng tôi theo dõi, điều trị cho 13 BN LMB bằng máy tại nhà đủ tiêu chuẩn chọn bệnh tham gia vào nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá hiệu quả lọc máu đủ, và chất lượng cuộc sống của kỹ thuật này để từ đó làm cơ sơ cho những nghiên cứu tiếp theo về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến lọc máu đủ và chất lượng cuộc sống ở BN người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 13 BN từ tháng 10/2016 đến 01/2019. Tiêu chuẩn chọn bệnh BN trên 18 tuổi LMB bằng tay sau đó được chuyển sang LMB bằng máy tại nhà, liên tục với thời gian LMB bằng máy ≥ 01tháng. Tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị và kê đơn lọc màng bụng. Đồng ý tham gia nghiên cứu và hợp tác trả lời bảng SF-36. Tiêu chuẩn loại trừ: BN LMB bằng máy không liên tục, cấp cứu tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Phương pháp Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn, chỉ định LMB theo y văn. Quy trình kỹ thuật thay dịch gồm 4 bước tiêu chuẩn. Chương trình lọc màng bụng ngoại trú (bằng tay) thông thường là 2 lít x 4cử thay dịch/ngày với quy trình thay dịch chuẩn, có phòng thay dịch chuẩn đạt yêu cầu, tái khám ngoại trú 2-4 tuần. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phúc mạc theo hướng dẫn Hội thẩm phân phúc mạc quốc tế(4). Tiêu chuẩn chọn lựa BN LMB bằng máy dựa theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của BN có đủ khả năng tự mua máy và có người hỗ trợ sử dụng máy sau khi được bác sĩ điều trị tư vấn kỹ. Chương trình LMB ngoại trú bằng máy: đối với màng bụng có tính thấm trung bình: 2 lít/chu kỳ X 5-7 chu kỳ trao đổi dịch/9-10 giờ tối, ban ngày để bụng trống. Có thể chuyển đổi với màng bụng ước đoán có tính thấm thấp: 2.5 lít/chu kỳ X 5 chu kỳ trao đổi dịch/9-10 giờ. Đối với màng bụng ước đoán có tính thấm cao: 2.5 lít X 7 chu kỳ trao đổi dịch/9-10 giờ(4). Các BN LMB được tái khám hằng tháng đánh giá lâm sàng về tổng trạng, dinh dưỡng, huyết áp, cân nặng, chức năng thận tồn lưu, cân bằng dịch, lượng dịch siêu lọc, tâm thần kinh, đánh giá sự tuân thủ quy trình LMB và xét nghiệm kiểm tra thường quy của BN LMB. Điều chỉnh nồng độ dịch lọc, thuốc hạ áp, thuốc kích thích tạo hồng cầu, liều thuốc Insulin theo diễn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 44 tiến lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả LMB bằng máy: dựa vào các chỉ số lọc máu đủ kt/V tuần, kiểm soát dịch, tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số albumin huyết thanh, kiểm soát huyết áp, kiểm soát thiếu máu bằng chỉ số Hb và khảo sát các biến chứng của LMB như viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường hầm, lối ra catheter, di lệch catheter. Chỉ số kt/V tuần đích là ≥ 1,7. Hb đích 11g/dL. Tiêu chuẩn kiểm soát dịch tốt khi BN đạt được trọng lượng khô, không phù ngoại biên và không ứ trệ tuần hoàn(4). Đánh giá thang điểm chất lượng sống Short Form -36 thể lực và tinh thần, bao gồm các lĩnh vực hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn, đánh giá sức khỏe và cảm nhận sức sống; và điểm sức khỏe tinh thần bao gồm các lĩnh vực đánh giá sức khỏe, cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tâm thần tổng quátđể đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống (CLCS). SF-36 từ 0-25: CLCS thấp. SF-36 từ 26-50: chất lượng cuộc sống trung bình thấp, SF-36 từ 51-75: CLCS trung binh cao, SF-36 từ 76-100: CLCS cao(9). KẾT QUẢ Bảng 1. Một số đặc điểm bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy (n=13) Đặc điểm Trị số Tuổi (trung bình± ĐLC) 70,85±13,99 (32-85) Tuổi ≥ 60,n(%) 11 (76,92) Nam, n(%) 7 (53,8) Trọng lượng khô (kg) (trung bình± ĐLC) 55,15± 8,35 Nguyên nhân STM, n(%) Đái tháo đường 10 (76,9) THA 2 (15,4) Khác 1 (7,7) Bệnh lý kèm theo, n(%) Bệnh lý tim mạch nặng* 9 (69,2) Kiệt hết các đường mạch máu ngoại biên 9 (69,2) *Suy tim NYHA 3, bệnh mạch vành 3 nhánh Bảng 2. Đặc điểm về lọc màng bụng bằng máy (n=13) Đặc điểm Trị số Thời gian LMB bằng máy (tháng) Trung vị (khoảng tứ phân vị) 8 (5-17,5) Thời gian LMB bằng tay trước khi chuyển sang LMB bằng máy (tháng) Trung vị (khoảng tứ phân vị) 5,5 (1-22,25) Thể tích nước tiểu còn lại (L/ngày) 0,66 ± 0,59 (0-1,5) Thể tích nước tiểu còn lại ≥ 0,4L/ngày, n(%) 8 (53,33) LMB bằng máy có người trợ giúp, n(%) 12 (92,3) Thành phần dịch lọc, n(%) Nồng độ glucose 2,5% 3 (23,1) Nồng độ glucose 1,5% 5 (38,5) Cả 2 loại dịch trên 5 (38,5) Tổng lượng dịch lọc trong ngày (L) 10 Số chu kỳ(trung bình± ĐLC) 5,77 ± 0,83 (5-7) Thêm 01 cử lọc màng bụng bằng tay, n(%) 1 (7,7) Bảng 3. Đánh giá hiệu quả LMBbằng máy(n=13) Chỉ số đánh giá Trị số Kt/v tuần (n=11) Trung vị (BPV 25-75) 3,29 (2,26-4.22) Kt/V tuần ≥ 1.7 (n=11), n(%) 9(81,82%) Kiểm soát dịch đạt yêu cầu, n(%) 12 (92,3%) Hb (trung bình± ĐLC) (g/dL) 10,87±1,36 Huyết áp < 140/90 mmHg, n(%) 13 (100) Albumin huyết thanh (trung bình±ĐLC) (g/dL) Albumin huyết thanh > 35g/dL, n(%) 32,88±5,07 6 (46,15) Phospho huyết thanh (trung bình±ĐLC) mmol/L 1,80±0,62 PTH huyết thanh (trung bình±ĐLC) pg/mL 522,98±277,07 Bảng 4. Đánh giá chất lượng sống bệnh nhân lọc màng bụng bằng máy bằng thang điểm chất lượng sống SF- 36(n=12) Điểm chất lượng sống SF- 36 Trị số Điểm SF-36 (trung bình± ĐLC) 52,12±4,93 Thể lực(trung bình± ĐLC) 46,25±7,78 Tinh thần(trung bình± ĐLC) 58,00±6,15 Bảng 5.Khảo sát một số biến chứngnhiễm trùng ở bệnh nhân LMB bằng máy (n=13) Biến chứng LMB bằng máy Số BN (%) Viêm phúc mạc 0 (0) Nhiễm trùng đường hầm 0 (0) Nhiễm trùng lỗ thoát 0 (0) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 45 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu này cho thấy mặc dù BN LMB tại nhà bằng máy có độ tuổi cao nhưng chỉ số kt/V tuần đạt tốt, kiểm soát dịch tốt, tỷ lệ cao BN có chỉ số thiếu máu, dinh dưỡng đạt đích điều trị và đặt biệt chỉ số chất lượng sống ở mức trung bình khá. LMB bằng máy cho thấy hiệu quả trong thải trừ các độc tố ure tương đương LMB bằng tay nhưng tăng sự thuận tiện, hài lòng của BN và tăng chất lượng sống hơn nhờ chỉ làm một cử vào ban đêm. Ngoài ra, LMB bằng máy cũng được chứng minh an toàn với tỉ lệ nhiễm trùng, thời gian sống còn và sống còn kỹ thuật tương đương LMB bằng tay(8). Kt/V tuần là chỉ số quan trọng nhất đánh giá hiệu quả thải các chất độc hòa tan, và theo khuyến cáo nên > 1,7(4). Kết quả ở bảng 3 cho thấy có 81,82% BN có Kt/V tuần > 1,7. So với các nghiên cứu của các tác giả trong nước thì tỷ lệ BN có Kt/V tuần đạt > 1,7của chúng tôi cao hơn so với kỹ thuật LMB bằng tay mặc dù BN trong ngiên cứu chúng tôi có độ tuổi cao hơn (70,85±13,99), tỷ lệ cao ĐTĐ (76,9%) (Bảng 1). Nghiên cứu của Đào Bùi Quý Quyền(2) trên 261 BN LMB tại Bệnh viện Chợ Rẫy tỷ lệ BN đạt kt/V tuần > 1,7 là 79.7%. Tác giả Phạm Văn Mỹ (2017) tại Bệnh Viện Đa Khoa Củ Chi tỷ lệ này là 80%(7).Có thể giải thích tỷ lệ cao BN đạt Kt/V đích trong nghiên cứu của chúng tôi là nhờ BN còn chức năng thận tồn lưu và chính hiệu quả của LMB bằng máy trong thải bỏ các chất hòa tan. Bảng 2 cho thấy lượng nước tiểu của BN LMB là 0,66 ± 0,59 với 53,33% BN còn tiểu được > 400mL/ ngày. Lượng nước tiểu còn lại này càng khẳng định ưu điểm bảo tồn được chức năng thận còn lại trong kỹ thuật LMB. Có 03 BN (16,7%) có Kt/V tuần < 1,7. Các BN này đều lớn tuổi, vô niệu, STM đo đái tháo đường lâu năm, kiệt hết các mạch máu ngoại biên nên có thể màng bụng của BN cũng đã bị xơ hóa nhiều. Trong 03 BN này, có 01 BN có triệu chứng lâm sàng của lọc máu không đủ nên chúng tôi phải tăng thêm 01 cử lọc bằng tay hoặc tăng thêm 01 túi dịch 5L. So sánh cùng kỷ thuật LMB bằng máy về chỉ số Kt/V tuần của chúng tôi với một số nghiên cứu khác ở nước ngoài chúng tôi cũng ghi nhận chỉ số này của chúng tôi cao hơn. Tác giả Hee-Yeon Jung (2016), theo dõi 92 BN lọc màng bụng bằng máy tại 11 trung tâm ở Hàn Quốc với kết quả Kt/V tuần là 2,44(5). Tại Singapore, F. Yang (2017) báo cáo BN LMB bằng máy, Kt/V tuần là 2,40(10). Sự khác biệt này có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do BN của chúng tôi có trọng lượng nhẹ cân hơn (55,15± 8,35 kg) và chúng tôi vẫn lọc 10 lít/ngày như khuyến cáo và thứ 2 là yếu tố chức năng thận tồn lưu được bảo tồn tốt hơn. Một yếu tố khác phản ánh hiệu quả của LMB bằng máy là kiểm soát dịch. Kiểm soát tốt quá tải dịch là một trong những yếu tố sống còn của BN LMB, và không kiểm soát được dịch (suy siêu lọc) là một trong những nguyên nhân chính thất bại LMB. LMB bằng máy được cho là rất có lợi thế trong kiểm soát dịch với việc ngâm nhiều cữ ngắn, giúp kiểm soát dịch rất tốt dù ở những BN có tính thấm màng bụng cao(4). Kết quả ở bảng 3 cho thấy có 92,3% BN kiểm soát dịch tốt. Có lẽ nhờ chức năng thận tồn lưu và BN tuân thủ tốt hạn chế nước, muối. Trong các lần tái khám chúng tôi tư vấn rất kỹ cho BN về kiểm soát dịch. Ngoài ra,có thể do đa số BN trong nghiên cứu này là người lớn tuổi (76,92%) nên cảm giác khát nước bị giảm do vậy BN uống ít nước hơn. Có 01 BN thừa dịch khó kiểm soát và đây là BN suy thận do ĐTĐ, vô niệu, kèm bệnh ung thư đại tràng di căn xa, và đã mất vì K. Một số chỉ số khác liên quan đến lọc máu đủ là kiểm soát huyết áp, thiếu máu, dinh dưỡng và cường cận giáp. Hầu hết các chỉ số này trong nhóm nghiên cứu là tốt (Bảng 3).Các BN trong nghiên cứu của chúng tôi được kiểm soát tốt thiếu máu với nồng độ Hb trung bình là 10,87 ± 1,36 g/dL. Chỉ có 15% BN có Hb <10 g/dL.Kết quả này tương đương với các tác giả Phạm Văn Mỹ (Hb=10,8 g/dL)(7), và tác giả Đào Bùi Quý Quyền (Hb=10,00 g/dL)(2) ở BN LMB bằng tay. So với các nghiên cứu LMB bằng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 46 máy ở nước ngoài chúng tôi cũng ghi nhận Hb của BN trong nghiên cứu này cũng tương đương với các tác giả khác như Yang F (Hb=11g/dL)(10), và Hee-Yeon Jung (Hb=9,4g/dL)(5). Nồng độ albumin huyết thanh của BN trong nghiên cứu của chúng tôi là 32,88 g/dL, cao hơn so với Yang F (30,8g/dL)(10). Đánh giá chất lượng cuộc sống của BN LMB bằng máy. Kết quả Bảng 4 cho thấy điểm SF-36 trung bình của BN là 52,12, thuốc nhóm có chất lượng cuộc sống trung bình cao. Điểm số này thấp hơn so với tác giả Hee-Yeon Jung nghiên cứu trên 92 BN có tuổi trung bình thấp hơn (50,45) với SF-36 là 55,78(5) và cao hơn so với F. Yang nghiên cứu trên 121 BN với tuổi trung bình là 57,4 có điểm SF-36 là chỉ đạt 45,68(10). Theo chúng tôi, đời sống tinh thần BN tốt, lạc quan, điều kiện về vật chất tương đối đầy đủ kết hợp với sự thuận tiện của kỹ thuật LMB bằng máy chỉ lọc ban đêm, ban ngày để bụng trống sinh hoạt như người bình thường là các yếu tố góp phần giúp cho chất lượng sống BN LMB bằng máy trong nghiên cứu này được nâng cao. Với thời gian theo dõi LMB bằng máy tương đối ngắn 10,46±6,89 (2-22), chúng tôi chưa ghi nhận BN nào có biến chứng nhiễm trùng viêm phúc mạc, nhiễm trùng lỗ thoát, đường hầm. Có thể nhờ BN được huấn luyện kỹ thực hiện quy trình thay dịch trong thời gian LMB bằng tay trước đó. Hạn chế của nghiên cứu Số lượng BN ít, thời gian theo dõi LMB bằng máy còn ngắn và chưa tính chỉ số tính thấm màng bụng cho tất cả các BN. KẾT LUẬN Qua áp dụng kỷ thuật LMB bằng máy cho 13 bệnh nhân tại Bệnh Viện Thống Nhất chúng tôi rút ra được kết luận như sau: Lọc màng bụng tại nhà bằng máy có hiệu quả tốt về mặt kiểm soát dịch, chỉ số lọc máu đủ. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 ở mức trung bình khá cả về thể chất và tinh thần. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Baxter data of CAPD and APD in Vietnam (2019). Số liệu nội bộ của công ty Baxter Việt Nam. 2. Đào Bùi Quý Quyền (2015). Nghiên cứu biến đổi chức năng màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Luận án tiến sĩ, Đại Học Y Dược TPHCM. 3. De Wit GA, et al (2001). A comparison of quality of life of patients on automated and continuous ambulatory peritoneal dialysis. Perit Dial Int; 21(3):306-12. 4. European Best Practise Guidelines (2005). Nephrol Dial Transplant, 20(l9): 21–23. 5. Jung HY, Jang HM, Kim YW, et al (2016). Depressive Symptoms, Patient Satisfaction, and Quality of Life Over Time in Automated and Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis Patients A Prospective Multicenter Propensity-Matched Study. Medicine, 95(21): e3795. 6. Nguyễn Bách, Trần Văn Tiến (2018). Kết quả bước đầu Lọc màng bụng bằng máy tự động tại Bệnh Viện Thống Nhất TPHCM: Báo cáo 04 trường hợp. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 22(PB 4):166-171. 7. Phạm Văn Mỹ (2017). Nghiên cứu một số chỉ số đánh giá kết quả điều trị, chất lượng cuộc sống ở BN suy thận mạn được lọc máu. Luận án tiến sĩ, Đại Học Y Dược TPHCM. 8. Rabindranath KS, Adams J, Ali TZ, et al (2007). Automated vs continuous ambulatory peritoneal dialysis: a systematic review of randomized controlled trials. Nephrol Dial Transplant, 22:2991– 2998. 9. Silveira CB, et al (2010). Quality of life of hemodialysis patients in a Brazilian Public Hospital in Belộm – Paro. J Bras Nefrol, 32(1):37-42. 10. Yang F, Luo N, Lau T, et al (2018). Health-Related Quality of Life in Patients Treated with Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis and Automated Peritoneal Dialysis in Singapore. Pharmacoecon Open; 2(2):203-208. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_quava_chat_luong_song_benh_nhan_loc_mang_bung.pdf
Tài liệu liên quan