Kinh nghiệm ứng dụng nghiên cứu một số đặc điểm của não bộ trong việc giảng dạy tiếng Anh kinh doanh

Tài liệu Kinh nghiệm ứng dụng nghiên cứu một số đặc điểm của não bộ trong việc giảng dạy tiếng Anh kinh doanh: 80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI PHẠM THỊ THANH THÙY* *Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,  thuyflc@gmail.com Ngày nhận bài: 08/8/2019; ngày sửa chữa: 20/8/2019; ngày duyệt đăng: 25/8/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi vai trò của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế và trong công việc ngày càng trở nên quan trọng, yêu cầu về cải cách giảng dạy tiếng Anh trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt là tại các trường cao đẳng và đại học trong nước hơn lúc nào hết trở thành bài toán khó giải của các nhà giáo dục, các giảng viên ngoại ngữ. Các hình thức như kết hợp giữa công nghệ máy tính trong giảng dạy tiếng Anh đã đạt được kết quả nổi bật. Sinh viên tại các trường đại học đã sử dụng đa phương tiện trong KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÃO BỘ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH KINH DOANH TÓM TẮT Những kiến thức cơ bản về hoạt động của não bộ có thể hỗ trợ tích cực cho giảng viên nói chung và giảng viên dạy ngoại ngữ nói riêng trong việc tổ chức...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm ứng dụng nghiên cứu một số đặc điểm của não bộ trong việc giảng dạy tiếng Anh kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI PHẠM THỊ THANH THÙY* *Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,  thuyflc@gmail.com Ngày nhận bài: 08/8/2019; ngày sửa chữa: 20/8/2019; ngày duyệt đăng: 25/8/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi vai trò của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế và trong công việc ngày càng trở nên quan trọng, yêu cầu về cải cách giảng dạy tiếng Anh trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt là tại các trường cao đẳng và đại học trong nước hơn lúc nào hết trở thành bài toán khó giải của các nhà giáo dục, các giảng viên ngoại ngữ. Các hình thức như kết hợp giữa công nghệ máy tính trong giảng dạy tiếng Anh đã đạt được kết quả nổi bật. Sinh viên tại các trường đại học đã sử dụng đa phương tiện trong KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÃO BỘ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH KINH DOANH TÓM TẮT Những kiến thức cơ bản về hoạt động của não bộ có thể hỗ trợ tích cực cho giảng viên nói chung và giảng viên dạy ngoại ngữ nói riêng trong việc tổ chức lớp học, thay đổi phương pháp tiếp cận sinh viên nhằm tạo ra một môi trường học ngoại ngữ vui vẻ, hiệu quả. Thông qua những kiến thức cơ bản về 4 đặc điểm nổi trội của não bộ: đặc điểm hỗ trợ của cả 2 bán cầu não (song não), tính mềm dẻo, đặc điểm trí tuệ cảm xúc, và đặc điểm đa trí tuệ, tác giả bài viết sẽ cung cấp một số gợi ý hoạt động tổ chức trong lớp học tiếng Anh kinh doanh được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy giáo trình Market Leaders. Những hoạt động này được áp dụng cho các lớp học tiếng Anh thương mại ở trình độ tiền trung cấp và trung cấp. Những gợi ý này sẽ góp phần làm cho quá trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh kinh doanh nói riêng đạt hiệu quả cao hơn khi vận dụng được bốn đặc điểm nổi trội này của não bộ. Từ khóa: thuyết song não, tính mềm dẻo của não bộ, trí tuệ cảm xúc, thuyết đa trí tuệ, tiếng Anh kinh doanh việc học ngoại ngữ như các thiết bị di động, máy tính để tự học và tự đánh giá quá trình học. Trong quá trình đi tìm kiếm các hình thức giảng dạy hiệu quả, nhiều phương pháp mới đã được áp dụng, tuy nhiên nhiều khi áp dụng phương pháp mới, giảng viên chỉ tập trung vào kết quả hiểu biết của sinh viên trên lớp và quên đi việc tạo động lực cho sinh viên trong quá trình học ngôn ngữ, hay đơn thuần nhiều khi giảng viên tổ chức các hoạt động trên lớp mà không hiểu lợi ích của chúng, và chưa xuất phát từ quan điểm sinh học của bộ não con người. Do đó, hiệu quả của quá trình học ngoại ngữ chưa 81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v cao. Chính vì vậy, giảng viên ngoại ngữ nên có kiến thức cơ bản về cấu tạo chức năng của bộ não để ứng dụng trong giảng dạy nhằm nâng hiệu quả của quá trình dạy và học ngoại ngữ. Bộ não con người luôn là “mảnh đất màu mỡ” mà các nhà khoa học không ngừng muốn khám phá. Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, nghiên cứu về khả năng nhận thức của não đã trở thành một thách thức quan trọng khiến các nhà nghiên cứu trong thế kỷ 21 phải đau đầu. Chúng ta đều biết rằng bất kỳ hoạt động học tập nào của chúng ta cũng được thực hiện thông qua nhận thức của bộ não. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kiến thức của con người về não cũng đã chuyển từ giai đoạn phỏng đoán ban đầu sang giai đoạn nghiên cứu rất tinh vi hiện nay và với công nghệ hình ảnh não tiên tiến, con người có thể hiểu cơ chế hoạt động của não và hệ thần kinh bên trong của nó. Gần đây nhiều nhà khoa học lại nghiên cứu về mối quan hệ giữa thần kinh nhận thức với não bộ. Họ cũng tiến hành kết hợp nghiên cứu về nhận thức não trong lĩnh vực giảng dạy, đặc biệt phương thức giảng dạy kết hợp khả năng nhận thức não với việc học ngoại ngữ đã được quan tâm một cách sâu sắc. Theo Kepinska (2017) và những đồng sự, việc sử dụng các mô hình giảng dạy mới tăng cường kết hợp việc sử dụng tất cả các bộ phận của não bộ vào việc giảng dạy ngoại ngữ sẽ giúp người học cải thiện hiệu quả việc học tập và khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc giải thích các đặc điểm của bộ não con người về đặc điểm vật lý, cũng như nguyên lý làm việc của bộ nhớ trong não người, mà ít đề cập trong các nghiên cứu tới mối liên hệ giữa nhận thức não người với việc dạy tiếng Anh nói chung và dạy tiếng Anh kinh tế kinh doanh nói riêng, cũng như việc tìm ra nguyên tắc học tập của bộ não để giúp quá trình học tiếng Anh diễn ra hiệu quả hơn. Dựa vào phân tích lý thuyết cơ bản của khoa học bộ não, định luật và đặc điểm của hoạt động não bộ, bài viết này sẽ cung cấp một số phân tích về việc ứng dụng khoa học nhận thức não bộ trong việc giảng dạy tiếng Anh kinh doanh cho sinh viên thông qua việc cung cấp một số gợi ý các hoạt động hỗ trợ việc dạy tiếng Anh kinh doanh giúp cho quá trình học tiếng Anh trở nên phần nào hiệu quả hơn. Những đề xuất trong bài viết được xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy giáo trình “Market Leader” cho sinh viên không chuyên ngữ. 2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TỚI BỘ NÃO 2.1. Lý thuyết về song não Não của chúng ta là một trong những cấu trúc tuyệt vời nhất của cơ thể chúng ta. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về não bộ nhưng vẫn còn có rất nhiều điều để khám phá về nó. Dựa trên nhận thức về cấu trúc não bộ, Bezrukih (2010) cho rằng tư duy của con người có thể được chia thành 4 loại: tư duy phân tích, tư duy tổ chức, tư duy giao tiếp và tư duy tưởng tượng. Bốn loại tư duy trong não có được là nhờ vào não trái, hệ thống limbic trái (bộ não cảm xúc trái), não phải và hệ thống libmic phải (bộ não cảm xúc phải). Tư duy phân tích và tư duy tổ chức được điều khiển bởi bán cầu não trái, trong khi tư duy giao tiếp và tư duy tưởng tượng được điều khiển bởi bán cầu não phải (Basar, 2006). Sự khác biệt của cơ chế tư duy của con người có thể liên quan đến gen di truyền và môi trường phát triển, và những người khác nhau có thể có cùng một cơ chế tư duy giống nhau hoặc có xu hướng cân bằng giữa bốn hình thức tư duy này. Theo các nhà nghiên cứu (Bezrukih, 2010; Basar, 2006; Robinson, et. al, 2010), nếu đồng thời chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não (song não) thì kết quả học tập sẽ tốt hơn. Vì bộ não là một tổng thể hữu cơ nên việc sử dụng toàn diện bốn hình thức tư duy trong cả hai bán cầu não này sẽ tạo nên sự thống nhất trong tư duy của bộ não con người và làm cho cả hai bán cầu não phát triển đồng đều và chúng sẽ hỗ trợ nhau phát triển tốt hơn. 82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI Bảng 1. Tổng hợp cấu trúc và chức năng của não bộ (theo Basar, 2006) Bán cần não trái Bán cầu não phải Phát triển tư duy phân tích và tư duy tổ chức: Có óc tổ chức tốt, dẫn dắt bởi mục tiêu. Thường suy nghĩ chín chắn và ít khi mất tập trung. Phát triển tư duy giao tiếp và tư duy tưởng tượng: Hành động thường bị chi phối, dẫn dắt bởi cảm xúc. Thường giữ được bình thản trước khó khăn. Giỏi về ngôn ngữ và suy nghĩ trừu tượng Sử dụng tốt những trải nghiệm với môi trường bên ngoài Từ những thông tin về cấu trúc và chức năng của não bộ, Bezrukih (2010) đề xuất chia người học thành hai nhóm: nhóm (1) những người thiên về bán cầu não trái và nhóm (2) những người thiên về bán cầu nào phải. Theo ông, nhóm (1) phù hợp với những khóa học truyền thống, cấu trúc như phương pháp báo cáo nghiên cứu, tranh luận, ghi chép khi học tập. Trong khi nhóm (2) thích hợp với phương pháp dạy có sử dụng hình ảnh, đồ thị và các hình dễ nhìn thấy được. Bảng 2 dưới đây tổng hợp các khả năng của 2 nhóm người này. Bảng 2. Khả năng của nhóm người thiên về bán cầu trái và nhóm người thiên về bán cầu phải (theo Bezrukih, 2010) Người thiên về não trái Người thiên về não phải Khả năng quản lý hành vi, kiểm soát thực hiện Khả năng lãnh đạo Khả năng tư duy, tính toán, lập luận Khả năng tưởng tượng Khả năng vận động tinh xảo Khả năng vận động kém tinh xảo Khả năng ngôn ngữ Khả năng thụ cảm âm nhạc, âm điệu, âm thanh Khả năng quan sát, đọc Khả năng cảm nhận thẩm mỹ, hình ảnh 2.2. Học thuyết về trí tuệ xúc cảm của não bộ Theo Buck (1985), cảm xúc của con người thường bị chi phối bởi hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản là cảm xúc của con người có thể được chia thành các cảm xúc tích cực và các cảm xúc tiêu cực thông qua phản ứng của não bộ trước những cảm xúc đó. Cảm xúc tích cực được hình thành khi con người trải qua những kích thích gây hưng phấn như niềm vui, sự thoải mái, sự thỏa mãn; trong khi cảm xúc tiêu cực được tạo ra khi các nơ-ron thần kinh phản xạ trước những kích thích tiêu cực như vết thương, nỗi đau, sự sợ hãi. Những phản ứng tiêu cực hay tích cực sẽ được các nơ-ron thần kinh truyền tới não bộ. Khi xem xét mối quan hệ giữa não bộ với quá trình cảm thụ ngôn ngữ thứ hai, Parr và Hopkins (2000) cho biết, mức độ tiếp thu ngôn ngữ thứ hai bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố cảm xúc, đặc biệt xúc cảm ảnh hưởng đến việc lưu giữ và thu thập thông tin của bộ nhớ. 2.3. Lý thuyết về tính mềm dẻo của bộ não Tính mềm dẻo của não bộ hay còn gọi là tính dẻo dai của não (neuroplasticity) để chỉ khả năng thay đổi và thích ứng của não khi con người kinh qua những trải nghiệm. Não bộ được cấu tạo từ 86 tỷ nơ-ron, và qua nghiên cứu, nhà tâm lý học William James đã đưa ra những thông tin khác với những nghiên cứu trước đây từ những năm 1890. Trong cuốn Principles of Psychology, ông viết “chất hữu cơ, đặc biệt là các mô thần kinh, dường như vẫn tồn tại sự linh hoạt và độ mềm dẻo đáng kinh ngạc,” và não bộ vẫn tiếp tục thay đổi. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu (Fung và Robinson, 2013) cho rằng, não sở hữu một khả năng đáng kinh ngạc trong việc tái tạo những đường dẫn, liên kết mới, thậm chí là tái tạo cả nơ-ron mới. Tính mềm dẻo luôn tồn tại trong suốt cuộc đời và có liên đới đến cả các tế bào khác của não bộ chứ không chỉ giới hạn ở nơ-ron. Các tế bào khác có thể bao gồm các tế bào thần kinh đệm và mạch máu. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy ,tính mềm dẻo của thần kinh có ảnh hưởng tích cực tới việc tăng cường trí nhớ của não bộ. Fung và Robinson (2013) cũng cho rằng, các tế bào thần kinh có thể được kích thích bởi các điều kiện bên ngoài để có thể tái tạo những phần bị khiếm khuyết và phát triển trong một số điều kiện nhất định, trong khi các tế bào thần kinh tồn tại trong lớp vỏ 83KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v não có thể liên kết thành một mạng lưới trong bộ nhớ để lưu trữ những ký ức mới. Lý thuyết về tính mềm dẻo của thần kinh cũng cho thấy rằng, quá trình học tập liên tục lâu dài có tác động kích thích tới các tế bào nơ-ron thần kinh mạnh hơn và thúc đẩy trí nhớ của con người mạnh hơn. Điều này cũng cho thấy quá trình học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng là một quá trình đòi hỏi liên tục và diễn ra lâu dài. 2.4. Lý thuyết đa trí tuệ (thuyết trí thông minh đa dạng) Lý thuyết đa trí tuệ phân biệt trí thông minh của con người thông qua các phương thức biểu đạt cụ thể (chủ yếu là cảm giác), thay vì đánh giá trí thông minh của con người thông qua một khả năng chung chung nào đó. Theo hai giáo sư tâm lý học Howard & Slavin (2009), nếu chúng ta đánh đồng đo trí thông minh của con người bằng các bài trắc nghiệm IQ thì đây là một cách rất phiến diện. Thay vào đó, ông đã đưa ra đề xuất đánh giá trí thông minh của con người thông qua khả năng giải quyết vấn đề khó khăn hoặc tạo ra những sản phẩm có giá trị nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể - và ông gọi là đó là lý thuyết đa trí tuệ. Theo lý thuyết đa trí tuệ, mỗi người chúng ta đều có 8 loại trí thông minh khác nhau: trí thông minh ngôn ngữ, toán học lôgic; nhịp điệu âm nhạc; hình ảnh; vận động cơ thể; giao tiếp liên nhân; thiên nhiên (nhận thức về tự nhiên); và nội tâm (khả năng suy nghĩa và diễn đạt). Lý thuyết này được áp dụng ở các lĩnh vực khác nhau và ở một cấp độ nhất định. Theo học thuyết này, mỗi cá nhân hầu như đều sở hữu cả 8 loại thông minh nhưng ở một mức độ khác nhau. Điều quan trọng là, mức độ thông minh này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của mỗi người mà nó có thể sẽ thay đổi (tăng hay giảm) tùy vào sự trau dồi của mỗi cá nhân. Theo Temur (2007), mỗi người học có điểm mạnh và điểm yếu ở một lĩnh vực riêng tùy theo trí tuệ của mình. Chính điều này đã chi phối tới cách mỗi người biểu đạt trí thông minh của mình (hay nói cách khác là phong cách học tập), và khiến cho có người học dễ dàng nhưng có người lại khó khăn khi tiếp thu những thông tin bên ngoài ở một lĩnh vực nào đó thông qua một phương pháp giảng dạy cụ thể nào đó. Người giảng viên phải nhận thức được rằng trong một lớp học có nhiều sinh viên, việc có nhiều phong cách học là điều hiển nhiên để từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp. Do đó, để cân bằng giữa các phong cách học khác nhau và tăng hiệu quả của quá trình học, người thầy cần giúp học trò của mình hiểu được vấn đề theo cách tiếp cận riêng của từng người. 3. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU BỘ NÃO TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH KINH DOANH Học là một quá trình thay đổi hành vi thông qua trải nghiệm. Người Thầy nói chung và người giảng viên ngoại ngữ nói riêng cần có những kiến thức cơ bản về cách hoạt động của bộ não để từ đó thiết kế bài giảng nhằm tận dụng được tối ưu thế mạnh của bộ não trong việc học ngoại ngữ. Giảng dạy tiếng Anh kinh doanh cho sinh viên hiện nay gặp khá nhiều khó khăn do từ vựng kinh tế kinh doanh nhiều, xa lạ với sinh viên, các hoạt động trong sách khá khó đối với những người thiếu thực tế kinh doanh như sinh viên. Dưới đây là một số gợi ý hoạt động ứng dụng nghiên cứu bộ não trong việc giảng dạy tiếng Anh kinh doanh xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy giáo trình Market Leader. 3.1. Ứng dụng thuyết song não trong dạy học tiếng Anh kinh doanh Như đã đề cập ở trên, bán cầu não trái của con người có chức năng hỗ trợ tư duy lôgic, phân tích, lý giải, ghi nhớ, sắp xếp, tính toán. Bán cầu não phải gắn liền với khả năng sáng tạo, tưởng tượng, trực cảm cao. Thực tế hiện nay, 90% các môn học tại trường phổ thông đòi hỏi học sinh sử dụng bán cầu não trái nhiều. Các công thức toán phức tạp, các hằng số trong toán học, các giờ học môn văn, phân tích nhân vật, tác phẩm đã chiếm phần 84 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI lớn thời gian học tập của học sinh trên lớp khiến nhiều khi học sinh có cảm giác đây là những môn học chính, chủ yếu và nếu học không giỏi những môn học này thì sẽ trở thành học sinh yếu kém. Bên cạnh đó cách thiết kế bài giảng, phương pháp giảng của giảng viên không chỉ môn toán trên lớp mà hầu hết các môn học khác trong chương trình học chính khóa chỉ tập trung vào việc tính toán, nhớ công thức, học thuộc lòng thông tin, nhớ đoạn văn mẫu đã vô hình chung đẩy những học sinh có trí tuệ phát triển mạnh về bán cầu não phải cảm thấy khó khăn, hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức khi các em được dạy bằng phương pháp này. Dần dần, các em có kết quả môn toán thấp sẽ dễ bị dán những cái mác “Tiếp thu bài chậm” hoặc “Kém thông minh vì điểm Toán thấp” của bạn bè, của thầy cô và thậm chí chính bản thân các em cũng suy nghĩ như vậy. Nhiều sinh viên không chuyên ngữ vẫn quen nếp cũ tại các trường phổ thông nên có quan niệm cho rằng một người giỏi nghĩa là phải học giỏi các môn chuyên ngành, trong khi ngoại ngữ lại là rào cản để họ hiểu môn chuyên ngành và từ đó họ sợ học ngoại ngữ, và họ cho rằng họ toàn toàn “không có năng khiếu” học ngoại ngữ. Từ thực tế trên, các thầy cô trên lớp cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận tới quá trình học tập của sinh viên không chuyên ngữ để giúp các em tận dụng cả hai bán cầu não trong quá trình học tập và vận dụng vào quá trình học ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ không phải là “nỗi ám ảnh” cho sinh viên không chuyên ngữ. Dưới đây là gợi ý một số hoạt động thay đổi phương pháp giảng dạy tiếng Anh thương mại giúp thúc đẩy sự phát triển của cả hai bán cầu não, giúp cho người học phát triển khả năng tư duy lôgic nhưng cũng không thiếu khả năng tưởng tượng và sự sắc bén trong quá trình sản sinh ngôn ngữ. Những hoạt động này được áp dụng trong lớp học tiếng Anh thương mại cho sinh viên ở trình độ tiền trung cấp và trung cấp. Hoạt động trong quá trình giải thích từ vựng (Pre-teaching): Giải thích từ vựng thông thường là bước thứ nhất trong quá trình dạy tiếng Anh. Ở giai đoạn này, giảng viên có thể dạy từ vựng thông qua hình ảnh thực (đồ vật, hoặc hình vẽ trên bảng) để giúp người học nâng cao sức mạnh của sự hình dung (bán cầu não phải). Lối tư duy này sẽ giúp tạo kết nối giữa hai bán cầu não, đồng thời gia tăng liên kết nơron trong não, giúp người học ghi nhớ tốt hơn, gắn hình ảnh với vỏ bọc ngôn ngữ và lưu giữ nó lâu hơn. Ở trình độ tiền trung cấp, giáo trình Market Leader sử dụng nhiều từ vựng ở cấp độ khó và nhiều chuỗi từ dài, việc đưa các từ mới vào một câu chuyện lôgic là một gợi ý hay giúp sinh viên nhớ từ mới dễ hơn. Ví dụ ở bài 9 (Raising Finance), để dạy học trò từ mới liên quan tới việc gây tài chính, người Thầy có thể xâu chuỗi câu chuyện thực tế một người ở Hà nội cần mở một shop quần áo, anh ta phải dùng tới tiền đã tích lũy (speculate), gom góp (accumulate) lâu nay. Nhưng số tiền đó vẫn thiếu, anh ta phải vay ở ngân hàng bằng một khoản bằng hối phiếu thế chấp (collateral/ security for a loan) và để vay khoản lớn hơn, anh ta sẽ còn phải thế chấp một khoản (mortgage) nữa. Nếu anh ta làm không tốt thì sẽ dễ dẫn tới phá sản (face bankruptcy) Bằng việc tạo ra một câu chuyện tương đối có ý nghĩa và gần gũi, cụ thể, giảng viên sẽ giúp sinh viên gắn các từ mới với một hình ảnh sống động 3D, từ đó ghi nhớ các từ vựng lâu và dễ hơn thay vì chỉ học vẹt các con chữ và nghĩa của chúng. Nghĩa là cả hai bán cầu não được huy động sử dụng trong quá trình học từ vựng. Hoạt động trong quá trình giảng dạy nội dung chính trong bài (While teaching process): Giảng viên có thể cho sinh viên đọc/ nghe một tài liệu (sử dụng bán cầu não trái) và gạch chân những con số, những sự kiện quan trọng. Giảng viên yêu cầu sinh viên vẽ lại sơ đồ nội dung theo một số cấu trúc nhất định (sử dụng bán cầu não phải) như cấu trúc nguyên nhân- kết quả; diễn biến sự kiện từ lúc bắt đầu- kết thúc; cấu trúc vấn đề- giải pháp; cấu trúc diễn biến- hậu quả. Nhờ cách kết hợp hai bán cầu não này vào quá trình học, sinh viên sẽ phát huy được tư duy liên kết chuỗi sự kiện, hình dung diễn tiến của cả quá trình từ đầu tới hiện tại và thậm 85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v chí tới cả tương lai xa. Tất cả có thể diễn ra như những thước phim 3D quay chậm trong não của sinh viên. Học cách này học sinh sẽ có thể nhớ các chi tiết trong bài nghe/đọc lâu hơn, và còn kết hợp đưa ra những chính kiến của mình liên quan tới các nội dung trong bài thay vì chỉ học vẹt, nhớ thuộc lòng và nhanh chóng quên đi sau một khoảng thời gian ngắn. Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu hiệu trong quá trình này để giúp sinh viên cụ thể hóa hình ảnh nội dung trong bài đọc/nghe tiếng Anh. Ví dụ, với bài 4 (Organization) trong cuốn Market Leader (Intermediate), giảng viên yêu cầu sinh viên đọc bài viết về công ty Google và dựng lại cấu trúc công ty Google cũng như chức năng của các bộ phận trong công ty, từ đó phân tích vai trò của bộ phận quan trọng nhất tạo nên sự thành công của công ty. Cũng với bài đọc này, sinh viên sẽ được giảng viên phân công mình phụ trách một bộ phận trong công ty, và sinh viên phải nêu bật được cấu trúc, chức năng của bộ phận trong công ty mình phụ trách. Bằng cách này, người học sẽ làm quen với việc liên kết các hình ảnh lại với nhau nhằm tăng tính lôgic, khả năng sáng tạo. Thực hành và rèn luyện cách này thường xuyên sẽ giúp người học tăng cường khả năng tư duy một cách hệ thống và chặt chẽ hơn và cả hai bán cầu não đều tham gia vào quá trình học sẽ giúp cho việc học diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn. Gợi ý hoạt động trong quá trình sau khi giảng nội dung chính trong chương trình (Post teaching process): Đây là giai đoạn giúp người học phóng thích tư duy trí tưởng tượng của mình nhiều nhất để giúp cho quá trình ghi nhớ nội dung bài giảng hiệu quả hơn. Giảng viên có thể cho sinh viên của mình tưởng tượng về kết cục tương lai xuất phát từ thực tế hiện tại sinh viên ghi nhận được từ nội dung vừa học. Như đã đề cập ở trên, chính việc sử dụng cả hai bán cầu não sẽ giúp quá trình tương tác của hai bán cầu não nhanh, mạnh hơn và giúp quá trình học tập hiệu quả hơn. Nói cách khác, người học có thể sử dụng não phải để khơi gợi phát triển ý tưởng, và đồng thời hợp lý hóa các ý tưởng bằng toán học, tư duy lôgic. Trí tưởng tượng mạnh mẽ giúp người học tạo ra dấu ấn từ những gì mình học, từ đó hình thành khả năng ghi nhớ sâu và lâu hơn. Ví dụ, vẫn với bài số 4 (Organization- Market Leader- Intermediate), giảng viên có thể đưa ra những gợi ý dạng như “Nếu tôi phụ trách một bộ phận trong tập đoàn Google”, hoặc cũng có thể đưa ra những ý tưởng lạ như “Hãy tạo ra một công ty kỳ dị, bán những sản phẩm kỳ lạ mà bạn mong muốn”, hay đơn giản chỉ những gợi ý như “Nếu hôm nay tôi được nhận vào công ty Google làm thì tôi sẽ” và yêu cầu sinh viên viết ra những tưởng tượng hoặc những kế hoạch trong tương lai. Bằng cách này, người học chắc chắn sẽ được khuyến khích tưởng tượng và liên kết những gì liên quan đến cuộc sống xung quanh với nội dung vừa học. Điều này giúp quá trình học trở nên sống động hơn. Sau khi viết, giảng viên có thể tạo cơ hội cho sinh viên trình bày những ý tưởng của mình viết ra trước lớp. Quá trình này sẽ thúc đẩy khả năng làm chủ của người học trước đám đông thông qua kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm. Đây là bước giúp người học chuyển thể những gì đã học/đã viết trở nên cụ thể và rõ ràng hơn bằng những diễn đạt kết hợp đồng bộ bởi ngôn ngữ hình thể, âm điệu và ngôn từ. Từ đó kiến thức sẽ được đưa vào sâu hơn trong não các em, giúp tăng cường khả năng phản xạ và giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên. 3.2. Ứng dụng lý thuyết về trí tuệ xúc cảm của não bộ trong việc dạy tiếng Anh kinh doanh Theo lý thuyết về trí tuệ xúc cảm, cảm xúc của người học có ảnh hưởng lớn tới quá trình học, đặc biệt là tới trí nhớ của người học. Chính vì lý do này, trong quá trình giảng dạy, người thầy cần có những hoạt động, động thái nhằm tạo nên những cảm xúc tích cực cho người học và giúp họ có trí nhớ tốt nhất trong quá trình học tập. Giảng viên tiếng Anh không nên ép buộc hoặc áp đặt người học trong quá trình giảng dạy mà nên gợi mở, hướng dẫn họ làm chủ quá trình học của mình. Ví dụ, người giảng viên có thể yêu cầu về số lượng thành viên của nhóm, nêu yêu cầu công việc cho nhóm và để sinh viên chủ động chọn thành viên trong nhóm 86 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI mình cũng như quyết định nội dung cần phát triển. Điều này giúp tạo nên một môi trường học tiếng Anh an toàn - làm việc cùng những người mình yêu mến, được nhận góp ý từ những người bạn của mình và cũng giúp tạo sự thoải mái cho người học khi họ được chủ động ra quyết định nội dung mà họ chọn lựa. Tất cả những điều này sẽ giúp cho quá trình học ngoại ngữ diễn ra hiệu quả hơn. 3.3. Ứng dụng thuyết tính mềm dẻo của não bộ trong việc dạy tiếng Anh kinh doanh Môi trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số thông minh IQ của con người. Theo các nghiên cứu (Gordon Dryden & Jeannette Vos, 2001; Eric Jensen, 2005), môi trường xung quanh con người quyết định tới 60-70% sự phát triển của hệ thống nơ-ron thần kinh của não bộ. Có được điều này bởi bộ não của con người có tính mềm dẻo. Thậm chí nhờ tính mềm dẻo này, trong thực tế, nhiều khi có một phần của não bị tổn thương, các phần khỏe mạnh khác của não có thể đảm trách luôn các chức năng của phần tổn thương đó và các khả năng này có thể được khôi phục lại. Như đã đề cập ở trên, não bộ có tính mềm dẻo - nghĩa là não bộ có khả năng xử lý các kích thích, thông tin từ bên ngoài và mở rộng các kết nối. Quá trình tạo và mở rộng các liên kết đó sẽ giúp cho não bộ phát triển quá trình xử lý thông tin hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn. Nếu một người sống trong môi trường phong phú, thuận lợi cho quá trình học tập thì người đó sẽ biết cách xử lý các tình huống nhanh hơn, nhưng ngược lại một người thứ hai sống trong môi trường nhàm chán, đơn điệu thì họ khó có những kỹ năng xử lý tình huống như người thứ nhất - hay nói cách khác, não bộ của người thứ hai có tính mềm dẻo kém hơn người thứ nhất. Khám phá về tính mềm dẻo của não bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích trong giáo dục. Mặc dù người ta đã từng tin rằng, não bộ trở nên ổn định sau một độ tuổi nhất định, nhưng các nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng, não bộ không bao giờ ngừng thay đổi do sự tác động của quá trình học tập. Một bộ não “linh hoạt” phát triển mạnh trong môi trường giáo dục tối ưu, nhưng ngược lại những sinh viên có khả năng tốt do các giảng viên kém dạy lại thường bị giảm tốc độ phát triển. Học là một quá trình thay đổi hành vi thông qua trải nghiệm, do đó, người học nên được tạo cơ hội để có thể trải nghiệm. Trong giảng dạy tiếng Anh, các hoạt động nhóm, case study, đóng vai, làm dự án, là những hoạt động giúp người học “sống” trong khung cảnh mới, thỏa thích tưởng tượng ra những gì khác với thực tế và diễn đạt chúng bằng tiếng Anh, từ đó phát triển não bộ một cách tốt hơn. Theo lý thuyết cấu trúc bộ não, Eric Jensen (2005) giải thích, trong quá trình phát triển, não bộ không ngừng phải xử lý các thông tin, tạo nên các kết nối, nhờ đó, một số kết nối được củng cố trong khi một số khác bị loại bỏ đi. Quá trình này được biết đến với tên gọi “cắt tỉa” bớt xi-náp (cơ quan thụ cảm trong nơ-ron thần kinh não). Các nơ-ron được sử dụng thường xuyên sẽ phát triển kết nối mạnh mẽ hơn các nơ-ron hiếm hoặc không được sử dụng thực sự. Bằng cách phát triển những liên kết mới và “cắt tỉa” những nơ-ron yếu hơn, não bộ có thể thích nghi với môi trường không ngừng thay đổi. Mỗi kinh nghiệm phong phú mà người học trải qua đều do các tế bào thần kinh gây ra để chuyển thông tin đến tế bào thần kinh khác thông qua một xung điện. Nếu giảng viên tạo nên một môi trường mới thì sẽ tạo sự tò mò, kích thích cho người học. Sự kích thích sẽ được truyền từ tế bào thần kinh này đến tế bào thần kinh khác, chúng tạo ra các phần kéo dài ra giống như nhánh cây được gọi là đuôi gai (sợi nhánh). Khi não nhận được thông tin mới, các sợi nhánh phát triển ra bên ngoài từ các tế bào cơ thể, tìm kiếm các sợi nhánh cây khác. Chúng hình thành một kết nối đến sợi nhánh khác bằng cách kéo dài mỏng hơn. Khi không được kết nối, chúng ta chỉ có các nơ-ron thần kinh nghèo nàn. Số lượng và chất lượng kinh nghiệm mà người học trải qua có sự liên kết trực tiếp đến sự phát triển của sợi nhánh, sợi trục thần kinh, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng của họ trong tương lai. Dưới đây là một số gợi ý hoạt động giảng dạy ngoại ngữ (lấy ví dụ từ việc giảng dạy giáo trình “Market Leader”- Intermediate) giúp ứng dụng 87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v tính mềm dẻo của bộ não và hỗ trợ quá trình học tiếng Anh hiệu quả hơn. Những hoạt động này được áp dụng trong lớp học tiếng Anh thương mại cho sinh viên ở trình độ trung cấp. Bảng 3. Một số hoạt động ứng dụng tính mềm dẻo của não bộ trong việc dạy tiếng Anh kinh doanh STT Tên bài Hoạt động ứng dụng tính mềm dẻo của não bộ Phân tích lợi ích 1 Brands Giảng viên đưa cho sinh viên tên một nước (ví dụ Mỹ, Đức, Anh), sinh viên trình bày ý tưởng về một nhãn mác sản phẩm có thể bán chạy trên thị trường nước đó. Sinh viên phải đưa ra 05 lý do thuyết phục cho sự lựa chọn của mình Môi trường lạ, sản phẩm quen, sinh viên sẽ kết hợp những kiến thức đã học trong bài để đưa ra thiết kế nhãn hiệu sản phẩm phù hợp 2 Travel Giảng viên đưa cho mỗi nhóm (3 sinh viên) một tờ thông tin về một công ty du lịch với các dịch vụ của họ. Sinh viên đóng vai là nhân viên của công ty du lịch, giới thiệu về công ty du lịch đó. Một sinh viên khác đóng vai là khách hàng, đưa ra những lý do không lựa chọn công ty du lịch này. Sinh viên thứ ba chứng kiến cuộc nói chuyện và phân tích. Sinh viên đóng vai người khác - có trải nghiệm mới nên sẽ nghiên cứu “vai diễn” của mình để có những lập luận phù hợp. 3 Change Giảng viên cung cấp cho mỗi nhóm sinh viên các thông tin về một công ty kèm theo là liệt kê 5 thay đổi trên thị trường liên quan tới lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động. Sinh viên thảo luận trong nhóm và đưa ra những quyết định thay đổi trong công ty nhằm phù hợp với 05 thay đổi trên thị trường. Sau thời gian thảo luận, các nhóm trình bày trước lớp để giảng viên và các nhóm còn lại đánh giá. Sinh viên làm việc trong môi trường mới (1 công ty cụ thể và 5 thay đổi của thị trường). Sinh viên có cơ hội làm việc nhóm, đưa ra những lập luận và những phản ứng trước những thay đổi trên thị trường. 4 Advertising Giảng viên cung cấp cho sinh viên những loại hình quảng cáo và những đoạn quảng cáo. Sinh viên đóng vai là nhóm lãnh đạo để lựa chọn ra loại hình quảng cáo và đoạn quảng cáo phù hợp với sản phẩm của công ty. Sinh viên “vào vai” những người khác và làm việc theo nhóm nên sẽ có những trải nghiệm mới. 5 Money Mỗi nhóm sinh viên cử một đại diện lên tham gia hoạt động “đầu tư khôn ngoan”. Mỗi sinh viên cùng hoạt động trong một công ty, và được cung cấp một số tiền (tượng trưng) như nhau. Giảng viên đưa lần lượt ra những sản phẩm/hạng mục đầu tư với mức tiền ghi rõ. Sinh viên sẽ ra quyết định đầu tư hay không đầu tư và phải đưa ra lý giải phù hợp. Cuối buổi các kết quả đầu tư sẽ được so sánh và xem đội nào đầu tư hiệu quả. Sinh viên hoạt động trong cùng một công ty/môi trường mới. Sinh viên phải đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nên sẽ rèn luyện được phản xạ nhanh. 6 Cultures Sinh viên làm việc theo nhóm. Các nhóm được giao cùng một loại sản phẩm nhưng tiến hành quảng cáo/bán tại các nước khác nhau (bốc thăm tên nước). Sinh viên lý giải những thay đổi về mẫu mã sản phẩm, cách thức tiếp cận bán hàng tại nước được bốc thăm. Sinh viên được “bán hàng” tại một nước cụ thể. Môi trường mới sẽ khiến sinh viên phải thảo luận để cho ra những thay đổi cho sản phẩm của mình phù hợp hơn. (Nguồn: Gợi ý của tác giả) 3.4. Ứng dụng thuyết đa trí tuệ của bộ não trong việc dạy tiếng Anh kinh doanh Thông qua lý thuyết đa thông minh, người giảng viên cần lấy người học làm trung tâm. Phương pháp giảng dạy phải tạo nên thế mạnh để lĩnh vực thông minh của người học được phát huy tác dụng, giúp cho họ cảm thấy hứng thú, tự tin khi học tập. Không nên đánh giá trí thông minh của một người chỉ thông qua một tiêu chí của người khác. Ví dụ, một sinh viên không thể tiếp thu bài học bằng các hình vẽ tưởng tượng của giảng viên trên bảng thì đừng vội kết luận sinh viên đó kém thông minh, bởi có thể sinh viên đó có trí thông minh về âm nhạc, họ có thể học tiếng Anh qua nhịp gõ của thước chứ không phải qua hình ảnh trên bảng. Người giảng viên cần nắm rõ, sinh viên có thể học tiếng Anh bằng cách vẽ hình, vẽ sơ đồ tư duy, nhảy theo điệu nhạc, viết blog, viết công thức và nhiều cách khác nhau. Do đó, một người có trí tuệ thiên về nhịp điệu âm nhạc thì hãy để họ tạo nên những âm tiết, tiết tấu hoặc một bài hát có vần trong quá trình học ngoại ngữ và điều 88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI này khiến họ ghi nhớ dễ hơn, môn học cũng trở nên niềm vui và không trở thành áp lực cho họ khi học. Trong khi một người khác phát triển trí thông minh toán, lôgic thì việc học tiếng Anh nên nghiêng về việc tạo ra các quy tắc, các công thức thì sẽ khiến họ dễ nhớ hơn. Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy có thể được tạo ra bằng cách tích hợp với các hoạt động dựa trên nhiều kiến thức theo cách phát triển các lĩnh vực thông minh khác nhau cho mỗi người học; từ đó, người học sẽ khám phá những cách tốt nhất để họ có thể lĩnh hội được thông tin theo cách của riêng mình. Muốn thành công, người giảng viên cần hiểu rõ sinh viên của mình và có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng các hoạt động cho từng người mới mong đem lại hiệu quả cao. Giảng viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi sinh viên, phải hiểu rằng, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi sinh viên đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Do đó, giảng viên cần giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau phù hợp với từng người học. Dưới đây là một số gợi ý hoạt động được sử dụng trong quá trình giảng dạy tiếng Anh từ cuốn giáo trình Market leader - Intermediate dựa trên thuyết đa trí tuệ. Những hoạt động này được áp dụng trong lớp học tiếng Anh thương mại cho sinh viên ở trình độ trung cấp. Bảng 4: Một số hoạt động ứng dụng tính đa trí tuệ của não bộ trong giảng dạy tiếng Anh kinh doanh STT Tên bài Hoạt động ứng dụng thuyết đa trí tuệ của não bộ Cách tổ chức hoạt động nhằm ứng dụng thuyết đa trí tuệ của não bộ 1 Brands Giảng viên đưa cho sinh viên tên một nước, sinh viên trình bày ý tưởng về một nhãn mác sản phẩm có thể bán chạy trên thị trường nước đó. Sinh viên phải đưa ra 05 lý do thuyết phục cho sự lựa chọn của mình Giảng viên gợi mở có nhóm có thể sử dụng hình ảnh minh họa, có nhóm có thể sử dụng phương pháp trình bày bằng lời nói thuyết giải ý tưởng của nhóm mình 2 Travel Giảng viên đưa cho mỗi nhóm (3 sinh viên) một tờ thông tin về 1 công ty du lịch với các dịch vụ của họ. Sinh viên đóng vai là nhân viên của công ty du lịch, giới thiệu về công ty du lịch. Một sinh viên khác đóng vai là khách hàng, đưa ra những lý do không lựa chọn công ty. Sinh viên thứ 3 chứng kiến và phân tích. Sinh viên được chủ động trong việc đưa ra cách giới thiệu về công ty, và trong việc đưa ra lý giải cho sự từ chối của mình. Có sinh viên có thể dùng hình ảnh, dùng hình thể, dùng âm nhạc 3 Change Giảng viên cung cấp cho mỗi nhóm sinh viên các thông tin về 1 công ty kèm theo là liệt kê 5 thay đổi trên thị trường liên quan tới lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động. Sinh viên thảo luận trong nhóm và đưa ra những quyết định thay đổi trong công ty nhằm phù hợp với 05 thay đổi trên thị trường. Sau thời gian thảo luận, các nhóm trình bày trước lớp để giảng viên và các nhóm còn lại đánh giá. Trong quá trình làm nhóm, nhóm trưởng sẽ giao nhiệm vụ cho từng thành viên dựa vào khả năng của từng người. Có thành viên sẽ chuẩn bị hình ảnh, vẽ minh họa, có thành viên sẽ phân tích thông tin được cung cấp, có thành viên sẽ lập luận và thuyết phục. 4 Advertising Giảng viên cung cấp cho sinh viên những loại hình quảng cáo và những đoạn quảng cáo. Sinh viên đóng vai là nhóm lãnh đạo để lựa chọn ra loại hình quảng cáo và đoạn quảng cáo phù hợp với sản phẩm của công ty. Sinh viên sẽ nghiêm vào nhận xét các khía cạnh cụ thể mà mình quan tâm và đưa ra gợi ý để đoạn quảng cáo được tốt hơn: Ví dụ về âm nhạc, về màu sắc, về nội dung của đoạn quảng cáo. 5 Money Mỗi nhóm sinh viên cử 01 đại diện lên tham gia hoạt động “đầu tư khôn ngoan”. Mỗi sinh viên cùng hoạt động trong 1 công ty, và được cung cấp một số tiền (tượng trưng) như nhau. Giảng viên đưa lần lượt ra những sản phẩm/ hạng mục đầu tư với mức tiền ghi rõ. Sinh viên sẽ ra quyết định đầu tư hay không đầu tư và phải đưa ra lý giải phù hợp. Cuối buổi các kết quả đầu tư sẽ được so sánh và xem đội nào đầu tư hiệu quả. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được giao 1 nhiệm vụ cụ thể để người đội trưởng chọn lựa nhanh nhất. Ví dụ có thành viên sẽ tập trung vào việc tính toán tiền đầu tư, có thành viên sẽ tập trung vào hiệu quả của sản phẩm trong tương lai, có thành viên sẽ tập trung vào việc đưa ra quyết định nhanh cho cả nhóm. 89KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v 6 Cultures Sinh viên làm việc theo nhóm. Các nhóm được giao cùng một loại sản phẩm nhưng tiến hành quảng cáo/bán tại các nước khác nhau (bốc thăm tên nước). Sinh viên lý giải những thay đổi về mẫu mã sản phẩm, cách thức tiếp cận bán hàng tại nước được bốc thăm. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ phụ trách các khâu trong quảng cáo khác nhau: có thành viên sẽ tập trung vào câu chữ trong quảng cáo, có thành viên tập trung vào chọn nhạc, có thành viên tập trung vào việc phân tích các yếu tố văn hóa để làm nổi bật đoạn quảng cáo. (Nguồn: Gợi ý của tác giả) Trong quá trình giảng dạy, để ứng dụng được thuyết đa trí tuệ, người giảng viên cần chú ý những điểm sau: Phương pháp giảng dạy: Thuyết đa trí tuệ gợi ý cho giảng viên nên lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng sinh viên. Cho sinh viên lựa chọn nhóm theo sở thích phù hợp với phong cách học của mình, và tự lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với nhóm của mình chính là cách thức hỗ trợ sinh viên học tiếng Anh hiệu quả nhất. Với mỗi bài tập nhóm, giảng viên chỉ nên đưa ra gợi ý tổng thể và để sinh viên chủ động lựa chọn cách tiếp cận cụ thể dựa trên thế mạnh của bản thân, tránh áp đặt cho các em. Cách đánh giá: Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học, giảng viên cần đổi mới cách nhìn nhận, đánh giá sinh viên, tránh việc sử dụng tiêu chí đánh giá người học có trí thông minh ngôn ngữ để áp đặt đánh giá người học có trí tuệ âm nhạc, hay trí tuệ toán, lôgic để “dán mác” kém ngoại ngữ cho bất kể sinh viên nào. Việc làm này dễ tạo nên sự tự ti trong sinh viên. Cũng cần tránh áp lực điểm số trong sinh viên. Người thầy cũng nên đánh giá sinh viên của mình qua quá trình phấn đấu của họ chứ không nên chỉ dựa vào điểm số cuối kỳ. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về cấu trúc não bộ, chúng ta thấy được sự hữu ích trong việc hiểu các thông tin về não bộ trong việc áp dụng nó trong quá trình giảng dạy, giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Anh kinh doanh nói riêng. Người giảng viên trong quá trình giảng dạy không cần phải trở thành một nhà thần kinh học hoặc ghi nhớ 100 nơ- ron truyền thần kinh và 50 vùng não có tác động tới nhận thức, mà họ cần có những kiến thức cơ bản về 4 đặc điểm nổi trội của não bộ đã được đề cập: sự hỗ trợ của cả hai bán cầu não, tính mềm dẻo, trí tuệ cảm xúc, và thuyết đa trí tuệ của não bộ để hỗ trợ quá trình giảng dạy ngoại ngữ tốt hơn. Eric Jensen (2005) coi việc học là điều mà não bộ làm tốt nhất. Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng mọi khu vực của não bộ từ thị giác, thính giác đến khu vực điều khiển ngôn ngữ trong quá trình học tập. Các tế bào của hai bán cầu não chịu trách nhiệm xử lý thông tin và chuyển đổi tín hiệu điện hóa học và qua lại trên tế bào thần kinh. Mỗi kinh nghiệm phong phú mà người học được trải nghiệm thông qua bài giảng, thông qua tình huống, thông qua bức tranh, câu chuyện của người giảng viên đều do các tế bào thần kinh gây ra để chuyển thông tin đến tế bào thần kinh khác thông qua một xung điện. Những xung điện này làm cho quá trình học tập trở nên hứng thú, đa dạng và hiệu quả. Khả năng não bộ tái kết nối, tái sắp xếp qua hệ thần kinh của cả hai bán cầu não là rất rõ ràng. Giảng viên ngoại ngữ có thể tác động tới quá trình này qua quá trình xây dựng kỹ năng, và kỹ năng suy nghĩ giải quyết vấn đề thông qua phương pháp dạy, các tình huống, giao vai diễn trên lớp cho sinh viên. Bộ não của con người có tính mềm dẻo và không ngừng phát triển khi các nơ-ron thần kinh được kết nối trong quá trình học tập. Chính vì vậy, người giảng viên cần tạo ra một môi trường học ngoại ngữ phong phú với những tình huống, khung cảnh khác nhau, lạ, các vai diễn không quen thuộc để sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học, xây dựng thành những kỹ năng mới, có những trải nghiệm mới giúp họ sau này. Học ngoại ngữ cũng giống như quá trình học lái xe, nếu các tình huống giao thông được người học tập luyện, kinh qua thường xuyên thì trong thực tế họ sẽ không thấy khó khi xử lý các tình huống giao thông đó trên đường. Nếu người giảng viên tạo ra cho sinh viên những tình huống, những văn cảnh để họ sử dụng kiến thức ngôn ngữ đã học thì khả năng phản xạ và kiến thức ngôn ngữ đã học sẽ trở nên sống 90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI động khi họ gặp lại trong thực tế. Bên cạnh đó, môi trường mà người giảng viên tạo ra trong quá trình học ngoại ngữ cũng cần an toàn, vui vẻ, tạo hứng thú cho người học để não bộ của người học rộng mở đón nhận kiến thức mới. Cuối cùng, người giảng viên cần hiểu là trong mỗi con người đều có 8 năng lực trí tuệ, chỉ khác là mức độ lớn nhỏ của mỗi năng lực trí tuệ này là khác nhau mà thôi. Người Thầy cần công bằng, không áp đặt khi đánh giá năng lực ngoại ngữ của mỗi người học, tránh tình trạng bắt một người có trí thông minh về âm nhạc học ngoại ngữ qua việc nhớ công thức, cấu trúc cứng nhắc, và ngược lại bắt một người có trí thông minh thiên về lôgic, toán học lại phải học ngoại ngữ qua việc nhớ âm điệu. Người giảng viên cần thay đổi các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng nhóm lớp khác nhau để tăng hiệu quả học tập ngoại ngữ của sinh viên. Một điểm sau cùng là, tất cả những kiến thức, những phương pháp mà người giảng viên ngoại ngữ tạo ra nên được đặt trong một môi trường ngôn ngữ vui vẻ, an toàn để tạo sự hưng phấn cho người học một cách cao nhất bởi trong môi trường an toàn và vui vẻ đó, bộ não của người sinh viên sẽ phát huy hết tác dụng của mình và ghi nhớ những kiến thức được học lâu hơn, hiệu quả hơn./. Tài liệu tham khảo: Basar E. (2006). The theory of the whole-brain-work. International Journal of Psychophysiology, 60, 2, 133-138. Bezrukih M. (2010). Brain functional development, cognitive activity and teaching children of preschool and early preschool age. International Journal of Psychophysiology, 77, 3, 242-258. Buck R. (1985). Prime theory: An integrated view of motivation and emotion. Psychological Review, 92, 3, 389-413. David C., David F., Simon K. (2000). Market Leader - Business English Course Book. Intermediate. UK: Pearson Education Limited. David C., David F., Simon K. (2000). Market Leader - Business English Course Book. Upper Intermediate. UK: Pearson Education Limited. Eric Jensen. (2005). The Teaching With the Brain in Mind. USA: lexadria, VA: Association for Supervision & Curriculum Development. Fung P., Robinson R. (2013). Neural field theory of calcium dependent plasticity with applications to transcranial magnetic stimulation. Journal of Theoretical Biology, 324, 10, 72-83. Gordon D., Jeannette V. (2001). The Learning Revolution - To Change the Way the World Learn. NewYork Education Press. Howard G., Slavin, R. (2009). Educational Psychology - Theory and Practice. Boston: Allyn and Bacon. Kepinska O., De R. Caspers, J. (2017). Whole-brain functional connectivity during acquisition of novel grammar, distinct functional networks depend on language learning abilities. Behavioural Brain Research, 320, 333-346. Parr L., Hopkins W. (2000). Brain temperature asymmetries and emotional perception in chimpanzees, pan troglodytes. Physiology & Behaviour, 71, 3-4, 363-371. Temur O. (2007). The Effects of Teaching Activities Prepared According to the Multiple Intelligence Theory on Mathematics Achievements and Permanence of Information Learned by 4th Grade Students. International Journal of Environmental and Science Education, 2, 4, 86-91. Robinson EC, Hammers A., Ericsson A., Edwards AD, Rueckert D. (2010). Identifying population differences in whole-brain structural networks: a machine learning approach. Neuroimage, 50,3, 910-919. William J. (1890). Principles of Psychology. NewYork: Henry Holt and Company. 91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v EXPERIENCE IN APPLYING BRAIN RESEARCH INTO BUSINESS ENGLISH TEACHING PHAM THI THANH THUY Abstract: The basic knowledge of brain operation can actively support teachers in general and language teachers particularly in organizing classroom activities, changing the teaching method when teaching students to create an enjoyable and effective language environment. Through basic knowledge of four outstanding features of the brain: support of both hemispheres (the whole brain), neuroplasticity, emotional intelligence characteristics, and multi-intelligent characteristics, the author will provide some suggestions in organizing activities in business English classrooms which are drawn from teaching experiences of Market Leaders textbook. These suggestions will contribute to making the language teaching process more effective and proactive when these four outstanding features of the brain are applied. Keywords: the whole brain theory, neuroplasticity, emotional intelligent, multi-intelligent theory, business English Received: 08/8/2019; Revised: 20/8/2019; Accepted: 25/8/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghem_ung_dung_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_cua_nao_bo_trong_viec_giang_day_tieng_anh_kinh_doanh.pdf
Tài liệu liên quan