Áp dụng phương pháp trực quan tương tác vào dạy tiếng nga chuyên ngành tại học viện kỹ thuật quân sự

Tài liệu Áp dụng phương pháp trực quan tương tác vào dạy tiếng nga chuyên ngành tại học viện kỹ thuật quân sự: 12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, theo đó, dạy học ngoại ngữ mà thiếu sự tương tác giữa người dạy – người học – môi trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình nắm bắt kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Với vai trò là người hỗ trợ, người dạy cùng tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp học. Người dạy thông qua giáo cụ trực quan và các thiết bị phục vụ giảng dạy hướng dẫn sinh viên dễ dàng nắm bắt, hiểu sâu các vấn đề của bài giảng như giới thiệu từ mới, cấu trúc ngữ pháp, thực hành kỹ năng giao tiếp Chất lượng đào tạo ngoại ngữ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học, việc tìm ra các NGUYỄN HỒNG ĐIỆP*; NGUYỄN HOÀI THU** *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  nguyenhongdiep1977@gmail.com **Học viện Kỹ thuật Quân sự,  nguyenhoaithu.vnnd@gmail.com Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày sửa chữa: 23/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/8/...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp trực quan tương tác vào dạy tiếng nga chuyên ngành tại học viện kỹ thuật quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, theo đó, dạy học ngoại ngữ mà thiếu sự tương tác giữa người dạy – người học – môi trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình nắm bắt kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Với vai trò là người hỗ trợ, người dạy cùng tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp học. Người dạy thông qua giáo cụ trực quan và các thiết bị phục vụ giảng dạy hướng dẫn sinh viên dễ dàng nắm bắt, hiểu sâu các vấn đề của bài giảng như giới thiệu từ mới, cấu trúc ngữ pháp, thực hành kỹ năng giao tiếp Chất lượng đào tạo ngoại ngữ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học, việc tìm ra các NGUYỄN HỒNG ĐIỆP*; NGUYỄN HOÀI THU** *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  nguyenhongdiep1977@gmail.com **Học viện Kỹ thuật Quân sự,  nguyenhoaithu.vnnd@gmail.com Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày sửa chữa: 23/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/8/2019 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TƯƠNG TÁC VÀO DẠY TIẾNG NGA CHUYÊN NGÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TÓM TẮT Ngày nay dạy và học ngoại ngữ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) đang chuyển mạnh từ áp dụng phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc đổi mới này chủ yếu diễn ra trong giảng dạy ngoại ngữ cơ bản. Việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực vào giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành nói chung, tiếng Nga nói riêng vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi đề xuất áp dụng phương pháp trực quan tương tác để dạy tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Từ khóa: dạy học tích cực, tiếng Nga chuyên ngành, trực quan tương tác biện pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) là rất cần thiết. Vì vậy, bài viết này trình bày về việc áp dụng phương pháp trực quan tương tác để dạy tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện KTQS . 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TƯƠNG TÁC VÀO DẠY TIẾNG NGA CHUYÊN NGÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 2.1. Cơ sở lý luận Phương pháp trực quan tương tác là sự kết hợp của hai phương pháp dạy học: giảng dạy trực quan và giảng dạy tương tác nhằm phát huy thế mạnh 13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v tổng hợp của cả hai để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học ngoại ngữ chuyên ngành (Гез Н.И., Фролова Г.М., 2008). Tuy nhiên, sự kết hợp này không phải đơn thuần là phép cộng của hai phương pháp mà là sự kết hợp chọn lọc, kế thừa và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trên cơ sở phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp trực quan (visual teaching methods) nằm trong nhóm các phương pháp lý luận dạy học tổng hợp có thể áp dụng cho tất cả các môn học trong quá trình giảng dạy và học tập. Phương pháp trực quan sử dụng trực tiếp đồ vật, hiện tượng của thể giới xung quanh hoặc những mẫu đặc biệt (giáo trình trực quan) với mục đích giảm nhẹ quá trình tiếp thu, ghi nhớ và sử dụngc các kiến thức học được vào quá trình thực tiễn (Капитонова Т.И., Шукин А.Н., 1987). Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học viên nhớ kỹ và hiểu sâu kiến thức. Các công cụ trực quan sinh động như hình ảnh, âm thanh, video sẽ giúp học viên nắm bắt nội dung bài học nhanh chóng. Hơn nữa, các hình ảnh luôn tạo cho người học một cảm giác thích thú vì bố cục rõ ràng, sắc màu rực rỡ và âm thanh sống động. Trong khi đó, các hoạt động tương tác chủ đạo như: diễn giảng tích cực, hỏi đáp theo lôgic bài học, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai lại tạo cơ hội cho học viên nâng cao khả năng giao tiếp và thực hành các kỹ năng ngôn ngữ. Thay vì ngồi một chỗ nghe giảng viên nói, học viên có thể tương tác với thầy cô, bạn học, các thiết bị không chỉ bằng lời nói mà thông qua các hình ảnh. Điều này tương tự như phương pháp trực quan, thậm chí còn mạnh mẽ hơn trực quan ở chỗ: học viên nắm vai trò chủ động trong giờ học hơn. Cơ sở của việc ứng dụng phương pháp giảng dạy trực quan tương tác trong dạy học ngoại ngữ nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng dựa trên kết quả nghiên cứu kết quả nghiên cứu của Robert W. Pike (2003) đó là chúng ta chỉ nhớ được 10% những điều đã học, 20% điều đã nghe, 30% điều đã thấy nhưng lại đến 50% điều vừa nghe vừa thấy, 70% điều đã nói và 90% điều chúng ta vừa nói vừa làm. Theo Denomme & Roy (2005), tính ưu việt của phương pháp dạy học trực quan tương tác nằm ở chỗ: Nó đã làm tăng tính tự chủ và độc lập của người học trong quá trình nắm bắt ngôn ngữ và phát triển môi trường ngoại ngữ một cách tự giác. Đồng thời phương pháp này cũng tạo cơ hội cho người học có thể tiếp thu và thực hành ngôn ngữ một cách trực tiếp. Trong điều kiện tiếp cận các mô hình thật còn hạn chế thì hình ảnh mô phỏng là một công cụ hữu hiệu để dạy học ngoại ngữ chuyên ngành. Khác với ngôn ngữ xã hội, ngôn ngữ chuyên ngành, đặc biệt là khoa học kỹ thuật gắn liền với bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ minh họa và công thức (Анопочкина Р. Х., 2013). Vì vậy, trong giờ học nếu chỉ có các hoạt động tương tác được sử dụng, dù tích cực đến mấy cũng không thể sinh động, hiệu quả bằng khi chúng được minh họa bằng hình ảnh, âm thanh thông qua các công cụ tương tác hiện đại. Hơn nữa quá trình học tập của học viên sẽ càng phát huy hiệu quả nếu có sự kết hợp các giác quan và hành động tương tác liên tục. Phương pháp giảng dạy này đặc biệt quan trọng trong dạy học ngoại ngữ tại Việt Nam, khi mô hình lớp học truyền thống đã tạo nên sự thụ động và hạn chế vận dụng ngoại ngữ vì thiếu môi trường tương tác. Trong môi trường lớp học tương tác, người học giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động và hợp tác giữa người học với người dạy, người học với người học, người học với phương tiện. Từ đó, người học luyện được cách học tập và làm việc với đồng đội và tập thể. Tuy nhiên, phương pháp dạy học trực quan tương tác chỉ thực hiện hiệu quả trong môi trường dạy học đa phương tiện (Гез Н.И., Фролова Г.М., 2008). Đó là một mô hình phòng học hiện đại được trang bị các thiết bị như máy chiếu, máy tính, tivi, đài, bảng phấn, hệ thống âm thanh, mạng Internet ... Tất cả các phương tiện này sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy và học tập của người dạy và người học. 14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 2.2. Thực tiễn áp dụng phương pháp trực quan tương tác vào dạy tiếng nga chuyên ngành tại Học viện Kỹ thuật Quân sự Trong tài liệu tiếng Nga chuyên ngành có rất nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ (sau đây gọi tắt là hình ảnh). Căn cứ vào đặc điểm hình ảnh (tĩnh hay động, có chú thích hay không có chú thích, có âm thanh hay không có ) để áp dụng các loại hình ảnh này vào từng trình độ (cơ sở hay nâng cao), vào dạy kiến thức ngôn ngữ hay dạy kỹ năng cho phù hợp. Việc học tiếng Nga chuyên ngành thông qua hình ảnh cần được áp dụng kết hợp với giáo trình. Ở mỗi bài, giảng viên cần chọn lọc hình ảnh phù hợp để truyền đạt kiến thức và luyện tập để mang lại hiệu quả cao nhất. Tại Học viện KTQS, học phần tiếng Nga chuyên ngành dành cho đối tượng học viên dài hạn có thời lượng 60 tiết. Trước khi học tiếng Nga chuyên ngành, học viên phải đạt chuẩn bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam. Hiện tại chúng tôi đang sử dụng các giáo trình Tiếng Nga chuyên ngành như: tiếng Nga ngành Vũ khí-đạn, tiếng Nga ngành Khí tài quang, tiếng Nga ngành Rađa-sona Tất cả giáo trình được biên soạn bởi các chuyên gia ngôn ngữ và chuyên gia chuyên ngành của Học viện KTQS. Mỗi giáo trình gồm 10 bài, mỗi bài gồm 03 phần: thuật ngữ chuyên ngành, cấu trúc văn phong khoa học kỹ thuật và các bài đọc theo chuyên ngành. Ví dụ: Sử dụng các hình ảnh sau đây để giảng dạy bài 3, phần nhập môn “Giáo trình tiếng Nga chuyên ngành đạn” Chủ đề: Состав и боевые свойства комплекса 9K115 (Cấu tạo và chức năng chiến đấu của tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115) Hình 1. Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115 2.2.1. Dạy học từ vựng: Thay vì chỉ đưa ra tên gọi không có hình ảnh đi kèm như trong sách giáo khoa, chúng ta chỉ cần chiếu các hình ảnh và giới thiệu các thuật ngữ này theo quy trình dạy từ vựng, như thế học viên dễ hiểu, dễ nhớ từ hơn. (Hình 2) Пуск лёжа Пуск стоя Пуск с колена Hình 2. Các kiểu bắn tên lửa chống tăng 15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Để củng cố từ vựng giảng viên chiếu hình ảnh không có chú thích. Học viên chỉ hình ảnh để nhớ từ bằng cách đặt câu theo mẫu, hoặc yêu cầu học viên lần lượt thay nhau lên viết chú thích tương ứng với ảnh. 2.2.2. Dạy học ngữ pháp Luyện tập cấu trúc: Что – это что. Что является чем. Что представляет собой что. Giảng viên đưa hình ảnh và yêu cầu học viên luyện tập. Ví dụ: Xem hình dưới đây và kết thúc câu theo mẫu: Станок 9П152 – это ... Станок 9П152 является ... Sau đó áp dụng các hoạt động tương tác giữa thầy với trò, trò với trò, trò với máy tính với các hình thức làm việc theo cặp, theo nhóm lớp tiến hành hỏi đáp để luyện tập mẫu câu với mỗi hình ảnh tương ứng. Ví dụ: Với hình ảnh dưới đây dùng hình thức hỏi-đáp để thực hiện: Hình 3. Giá đỡ 3 chân Что такой станок 9П152? + Станок 9П152 – это основание пускового устройства. + Станок 9П152 является основанием пускового устройства. Với trình tự như vậy, giảng viên tiếp tục thực hiện nội dụng bài tập với các hình ảnh sau đây. ракета 9М115 контейнер Hình 4. Tên lử 9M115 Hình 5. Ống phóng tên lửa 2.2.3. Rèn luyện kỹ năng Sử dụng các hình ảnh đã có, sưu tầm thêm hình ảnh minh họa cho các thuật ngữ mới trong bài tập tiếp theo, giảng viên thực hiện các bài tập phát triển kỹ năng. 16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Твёрдотопливный, реактивный двигатель Катушка проводной линии связи 2.2.4. Dạy học bài khóa Sau khi cho học viên làm quen với từ mới, cấu trúc ngữ pháp, giảng viên chiếu hình ảnh sơ đồ tư duy hoặc hình vẽ về nội dung bài khóa, trên cơ sở đó giới thiệu về nội dung bài khóa (đi từ tổng quát đến chi tiết). Cách dạy này giúp học viên định hình và nắm được nội dung bài khóa nhanh hơn đồng thời tạo hứng thú cho người học. + Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài khóa. Dựa trên sơ đồ, giảng viên nêu lần lượt chủ đề bài khóa, bài khóa được chia ra thành mấy phần, nội dung trọng tâm của từng phần. Sau đó, yêu cầu học viên dựa trên sơ đồ tư duy viết một đoạn văn ngắn về bài khóa được học. Hình 6. Sơ đồ tư duy về các khoang trên tàu ngầm + Sử dụng hình vẽ sơ đồ cấu tạo để dạy bài khóa. Phương pháp này được áp dụng cho bài khóa về cấu tạo của một bộ phận nào đó. Sau khi cho học viên làm quen với từ mới, cấu trúc ngữ pháp, giảng viên chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo rồi nêu lần lượt từng thành phần cấu tạo bao gồm: tên gọi, chức năng, vị trí. Sau đó yêu cầu học viên dựa trên sơ đồ cấu tạo đó viết một đoạn văn ngắn hoặc kể lại toàn bộ nội dung theo yêu cầu. 17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 2.2.5. Dạy kỹ năng nói Giảng viên chiếu hình ảnh một bộ phận của tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115 nào đó rồi chiếu hình ảnh cấu tạo tổ hợp 9K115 và đặt câu hỏi: Đây là cái gì? Hãy chỉ vị trí của nó trên sơ đồ cấu tạo tổ hợp 9K115? Sau đó giảng viên lần lượt chiếu hình ảnh các bộ phận khác như ống phóng, giá đỡ, tên lửa và tiếp tục câu hỏi: Tổ hợp 9K115 được cấu tạo từ những bộ phận nào? Cuối cùng giảng viên để nguyên các hình ảnh trên màn chiếu, sử dụng các hoạt động tương tác để luyện kỹ năng nói. Học viên có thể tự kể theo từ gợi ý và hình ảnh trên bảng, hoặc thảo luận nhóm, trong đó trước tiên yêu cầu mỗi thành viên nói về một bộ phận của tổ hợp 9K115, sau đó kể lại toàn bộ nội dung như bài tập yêu cầu (Các câu ví dụ trên đây hoàn toàn bằng tiếng Nga) Vì khuôn khổ bài báo chúng tôi chỉ miêu tả ngắn gọn một phần bài học dạy theo phương pháp trực quan tương tác. Lưu ý: Các hoạt động tương tác rất đa dạng, vì vậy, giảng viên nghiên cứu lựa chọn hoạt động cho phù hợp với yêu cầu bài giảng. 2.3. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp trực quan tương tác vào dạy học tiếng Nga chuyên ngành. Để có được một bài giảng hiệu quả dạy học theo phương pháp trực quan tương tác cần lưu ý một số điểm sau: - Nghiên cứu nội dung bài dạy một cách chi tiết, xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được, các ngữ liệu cần truyền tải và các kỹ năng cần rèn luyện. - Xác định những hình ảnh, âm thanh, các thiết bị, các hình thức hoạt động tương tác cần sử dụng trong giờ học. Sưu tầm hình ảnh, âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau. - Lựa chọn các hình thức hoạt động tương tác phù hợp với hình ảnh trực quan, thường xuyên thay đổi để tránh nhàm chán. Vận dụng phương pháp trực quan tương tác vào dạy học tiếng Nga chuyên ngành thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nó đòi hỏi giảng viên cần chuẩn bị công phu và giờ giảng phải phụ thuộc vào yếu tố khách quan như các phương tiện máy tính, máy chiếu Hình 7. Sơ đồ cấu tạo tàu ngầm do học viên vẽ 18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY APPLICATION OF VISUAL-INTERACTIVE METHODS TO TEACHING RUSSIAN FOR SPECIFIC PURPOSES NGUYEN HONG DIEP, NGUYEN HOAI THU Abstract: Today in the MTA, foreign language teaching and learning is rapidly shifting from passive traditional teaching methods to active teaching approach. However, the transition occurs mainly in general language teaching. Application of active method to teaching languages - particularly Russian - for specific purposes is still in the research and testing phase. Within the scope of the article we propose to apply visual-interactive methods to teaching Russian for specific purposes in the MTA. Keywords: active, visual-interactive, Russian for specific purposes. Received: 28/5/2019; Revised: 23/6/2019; Accepted: 10/8/2019 Tài liệu tham khảo: Halliday, M.A.K. (2004). Dẫn luận ngữ pháp chức năng (An Introduction to Functional Grammar). Hoàng Văn Vân dịch. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia. J. Denomme, M. Roy (2001). Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Hà Nội: Nxb Thanh niên. Pike R.W. (2003). Creative training techniques handbook: Tips, tactics, and how-to's for delivering effective training. Third edition. America: Publisher Human Resource Development Pr. Авдеева И.Б. (2002). Методы обучения русскому языку иностранных учащихся инженерного профиля. Москва: Издательство “Мир русского слова”. Анопочкина Р. Х. (2013). Обучение русскому языку студентов-иностранцев в техническом вузе: проблемы и решения. Москва: Издательство “Гуманитарный весник”. Гез Н.И., Фролова Г.М. (2008). История зарубежной методики преподавания иностранных языков. Учеб. пособие для студ. лингв. ун-тов и фак. ин. яз. пед. вузов. Москва: Издательство “Академия”. Капитонова Т.И., Шукин А.Н. (1987). Современные методы обучения русскому языку. Москва: Издательство “Русский язык”. Чеснокова Н. Е. (2016). Проблемы обучения языку специальности студентов неязыковых вузов. Москва: Издательство “Педагогика высшей школы”. 3. KẾT LUẬN Về bản chất, phương pháp dạy học trực quan tương tác là một chuỗi kích thích và phản ứng của các thành tố (người dạy - người học - môi trường) nhằm giải quyết các vấn đề truyền thụ, tiếp nhận và sử dụng kiến thức trong hoạt động dạy học. Phương pháp này giúp người học có thể hiểu và tiếp thu kiến thức sâu rộng hơn. Với những ưu điểm vượt trội của phương pháp trực quan tương tác, học viên sẽ luôn tràn đầy cảm hứng khi học tập và nâng cao các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Sự phối hợp tích cực của người dạy với người học và việc khai thác triệt để các phương tiện dạy học hiện đại đã làm cho giờ học ngoại ngữ chuyên ngành đạt được hiệu quả mong muốn. Mặc dù kết quả ứng dụng của phương pháp dạy học tương tác chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, song bài viết vẫn muốn nhấn mạnh rằng, việc ứng dụng phương pháp dạy học tương tác vào giảng dạy thực sự rất cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy tiếng Nga chuyên ngành tại Học viện KTQS./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_phuong_phap_truc_quan_tuong_tac_vao_day_tieng_nga_chuyen_nganh_tai_hoc_vien_ky_thuat_quan_su.pdf
Tài liệu liên quan