Độ cứng của nhu mô gan trên siêu âm đàn hồi thoáng qua (Fibroscan®) ở bệnh nhân vảy nến

Tài liệu Độ cứng của nhu mô gan trên siêu âm đàn hồi thoáng qua (Fibroscan®) ở bệnh nhân vảy nến: Y Học TP. Hồ Chớ Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiờn cứu Y học 19 ĐỘ CỨNG CỦA NHU Mễ GAN TRấN SIấU ÂM ĐÀN HỒI THOÁNG QUA (FIBROSCANđ) Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN Nguyễn Trần Diễm Chõu*, Lờ Thỏi Võn Thanh*, Văn Thế Trung* TểM TẮT Mở đầu. Tỉ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ khụng do rượu trờn bệnh nhõn vảy nến ngày càng gia tăng. Tuy nhiờn, việc chẩn đoỏn thường bị bỏ sút, dẫn đến viờm gan thoỏi hoỏi mỡ và xơ húa gan. Siờu õm đàn hồi thoỏng qua (transient elastography) là phương phỏp khụng xõm lấn giỳp chẩn đoỏn xơ húa gan, mức độ nhiễm mỡ gan. Mục tiờu. Xỏc định tỉ lệ bệnh nhõn (BN) vảy nến cú tăng độ cứng gan (ĐCG) và mối liờn quan với đặc điểm lõm sàng, cận lõm sàng. Phương phỏp nghiờn cứu. Mụ tả hàng loạt ca. BN vảy nến mảng được chẩn đoỏn bằng khỏm lõm sàng. Đỏnh giỏ cấu trỳc nhu mụ gan bằng siờu õm đàn hồi thoỏng qua (Fibroscanđ), điểm cắt được chọn là 7kPa. Cỏc xột nghiệm sinh húa bao gồm AST, ALT, GGT, Cholesterol toàn phần, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, triglycerid...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độ cứng của nhu mô gan trên siêu âm đàn hồi thoáng qua (Fibroscan®) ở bệnh nhân vảy nến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 19 ĐỘ CỨNG CỦA NHU MÔ GAN TRÊN SIÊU ÂM ĐÀN HỒI THOÁNG QUA (FIBROSCAN®) Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN Nguyễn Trần Diễm Châu*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung* TÓM TẮT Mở đầu. Tỉ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu trên bệnh nhân vảy nến ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán thường bị bỏ sót, dẫn đến viêm gan thoái hoái mỡ và xơ hóa gan. Siêu âm đàn hồi thoáng qua (transient elastography) là phương pháp không xâm lấn giúp chẩn đoán xơ hóa gan, mức độ nhiễm mỡ gan. Mục tiêu. Xác định tỉ lệ bệnh nhân (BN) vảy nến có tăng độ cứng gan (ĐCG) và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu. Mô tả hàng loạt ca. BN vảy nến mảng được chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Đánh giá cấu trúc nhu mô gan bằng siêu âm đàn hồi thoáng qua (Fibroscan®), điểm cắt được chọn là 7kPa. Các xét nghiệm sinh hóa bao gồm AST, ALT, GGT, Cholesterol toàn phần, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, triglyceride, đường huyết, protein toàn phần được thực hiện. Xét nghiệm HBsAg, anti-HCV, A.F.P cho các trường hợp tăng ĐCG. Kết quả. Có 86 BN vảy nến với chỉ số trung vị của ĐCG là 5,15 (4,3-6,1) kPa, trong đó 15 BN (17,44%) tăng ĐCG, 50 BN (58,14%) tăng chỉ số NMG. Phân tích mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả ghi nhận được gan nhiễm mỡ nặng (OR: 9,5; p = 0,005), thừa cân – béo phì (OR: 77,87; p = 0,03), tăng huyết áp (OR: 54,1; p = 0,02) và khởi phát bệnh vảy nến sớm (OR: 214,76; p = 0,04) có mối liên quan với tăng ĐCG. Kết luận. 17,44% bệnh nhân vảy nến có tăng ĐCG. Gan nhiễm mỡ nặng, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp và khởi phát bệnh vảy nến sớm là các yếu tố nguy cơ độc lập. Từ khóa. Vảy nến, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, độ cứng gan, siêu âm đàn hồi thoáng qua ABSTRACT LIVER STIFFNESS MEASUREMENT BY USING TRANSIENT ELASTOGRAPHY (FIBROSCAN®) IN PSORIATIC PATIENTS Nguyen Tran Diem Chau, Le Thai Van Thanh, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 19 - 25 Background. Psoriatic patients have an increased incidence of nonalcoholic fatty liver disease (NAFLD) which is often missed diagnosed. NAFLD can progress to nonalcoholic steatohepatitis and liver fibrosis. Transient elastography (TE) with Fibroscan is a noninvasive liver fibrosis assessment. TE is used to capture both controlled attenuation parameter (CAP) and liver stiffness measurement (LSM) values simultaneously. Objective. We evaluated the prevalence of liver steatosis and fibrosis and its associated factors in psoriatic patients. Methods. A case series was described. Patients with plaque psoriasis in Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Venereology was diagnosed by physical examination. They underwent Fibroscan® with LSM cut-off over 7 kPa. Fasting blood tests performed for all patients, including AST, ALT, GGT, total, low-density lipoprotein, and high-density lipoprotein cholesterol, total triglycerides, and glucose, total protein. HBsAg, anti- * Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. BS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 20 HCV, A.F.P. was performed for patients having high LSM. Results. Eighty-six patients were recruited. Median LSM was 5.15 (4.3-6.1) kPa. High LSM was found in 15 patients (17.44%), high CAP was found in 50 (58.14%). Severe liver fibrosis (OR: 9.5; p = 0.005), overweight – obese (OR: 77.87; p = 0.03), hypertension (OR: 54.1; p = 0.02) and early-onset psoriasis (OR: 214.76; p = 0.04) were associated with high LSM. Conclusion. 17.44% of psoriatic patients had significant liver fibrosis by high LSM. Severe steatosis (S3), overweight and obesity, hypertension and early onset psoriasis were the independent predictors. Key words. Psoriasis, non-alcoholic fatty liver disease, liver stiffness measurement, transient elastography MỞ ĐẦU Vảy nến là một bệnh lý mạn tính và phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh chiếm 0,4% dân số Châu Á. Ngày nay, vảy nến được xem như một bệnh lý hệ thống vì bệnh không chỉ ảnh hưởng đến da, bệnh đặc trưng bởi sự gia tăng các cytokine tại chỗ và toàn thân. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan giữa bệnh vảy nến và rối loạn hệ thống như béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh lý gan, v.v.(8) Vì vậy, bệnh nhân vảy nến nên được chẩn đoán và theo dõi định kỳ các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán các bệnh lý đi kèm do vảy nến dựa trên đánh giá lâm sàng ban đầu và các cận lâm sàng chuyên biệt. Bệnh gan mạn tính là một trong những rối loạn đi kèm của vảy nến cần được chẩn đoán sớm vì đóng vai trò quan trọng trong quyết định liệu pháp điều trị cũng như tiên lượng về mặt lâm sàng cho bệnh nhân. Theo các công trình nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân vảy nến có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu tăng, đặc biệt ở BN có đề kháng insulin và hội chứng chuyển hóa(7), và bệnh thường bị bỏ sót chẩn đoán. Bệnh diễn tiến từ tình trạng gan nhiễm mỡ không có tổn thương gan đặc hiệu đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ hóa và hậu quả cuối cùng là xơ gan(6). Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác gây xơ hóa gan trên bệnh nhân vảy nến bao gồm viêm gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan siêu vi C, viêm gan tự miễn(2,8,11), các thuốc toàn thân trong vảy nến (methotrexate, acitretin, cyclosporine A, thuốc sinh học nhóm ức chế TNF-α)(9,14). Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ xơ gan. Tuy nhiên, kỹ thuật làm sinh thiết gan mang tính chuyên khoa và có những biến chứng nặng (0,01 – 0,1%), khó thực hiện cho bệnh nhân vảy nến ở Việt Nam. Siêu âm đàn hồi thoáng qua (Fibroscan®) là công cụ không xâm lấn được FDA chứng nhận là công cụ trong chẩn đoán bệnh lý gan, bao gồm cả trong bệnh vảy nến(14). Đồng thời, Fiboscan® có thể định lượng được mức độ nhiễm mỡ của gan giúp chẩn đoán bệnh viêm gan nhiễm mỡ do rượu hoặc không do rượu(13). Cho đến nay, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xơ gan ở những BN vảy nến vẫn còn chưa được hiểu rõ, và tỉ lệ tăng độ cứng của nhu mô gan trên BN vảy nến tại Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân có tăng độ cứng gan, và mối liên quan với đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng, các mức độ nhiễm mỡ của gan. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu BN vảy nến mảng được điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Da Liễu TPHCM từ 10/2016 đến tháng 04/2017 Tiêu chuẩn nhận và tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định vảy nến mảng dựa vào lâm sàng. Loại trừ các trường hợp BN đã được điều trị MTX và corticoids, cyclosporine, thuốc sinh học trong vòng 30 ngày; sử dụng liên tục hơn 20g alcohol/ngày(1), tiền căn đã được chẩn đoán xác định các bệnh lý gan khác như thâm nhiễm sắt, bệnh Wilson, viêm gan tự miễn, xơ đường mật nguyên phát, viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan; Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 21 bệnh nhân tăng độ cứng gan trên Fibroscan® có xét nghiệm HBsAg dương tính hoặc anti-HCV dương tính hoặc A.F.P ≥ 20ng/ml; bệnh nhân mang thai. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hàng loạt ca Cách tiến hành Đối tượng nghiên cứu Chẩn đoán vảy nến dựa vào lâm sàng. Ghi nhận tuổi, giới, tuổi khởi phát, thời gian mắc bệnh vảy nến, tiền căn gia đình về bệnh vảy nến, tổn thương khớp dựa trên lâm sàng, chỉ số độ nặng bệnh vảy nến PASI. Điểm PASI < 10, 10 – 20, ≥ 20 tương ứng với mức độ bệnh nhẹ, trung bình, nặng(16). Xét nghiệm máu Người tham gia được lấy 3cc máu vào buổi sáng, sau ít nhất 8 giờ nhịn đói, xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM với các xét nghiệm: đường huyết đói, AST, ALT, GGT, Cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL – Cholesterol, LDL – Cholesterol, Protein toàn phần. Các chỉ số nhân trắc Ghi nhận chiều cao (m), cân nặng (kg), chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2), vòng eo (cm). Ở người Châu Á trưởng thành, thừa cân khi BMI từ 23,0 – 24,9 và béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2 (10). Hội chứng chuyển hóa khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn: (i) vòng eo ≥ 94cm đối với nam; ≥ 80cm đối với nữ; (ii) TG huyết thanh > 1,7 mmol/l hoặc đang điều trị; (iii) HDL-C huyết thanh < 1,0mmol/l đối với nam (< 1,3mmol/l đối với nữ) hoặc đang điều trị; (iv) Huyết áp > 135/85 mmHg hoặc đang điều trị; (v) Glucose huyết thanh > 5,6 mmol/l hoặc đang điều trị(17). Siêu âm đàn hồi thoáng qua BN đến Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa Medic thực hiện Fibroscan®. BN cần nhịn ăn 2 giờ trước khi thực hiện Fibroscan®. Fibroscan® đánh giá độ cứng của gan bằng cách sử dụng một đầu dò siêu âm để đo vận tốc của một sóng biến dạng đàn hồi được tạo ra bởi xung cơ học từ bộ rung bên ngoài. Tốc độ truyền của sóng đi qua mô gan bị thay đổi bởi độ cứng của gan. Độ đàn hồi của gan được thể hiện bằng đơn vị kilopascal (kPa) và đo được ở độ sâu từ 25 đến 65mm với diện tích 1 x 4cm. Kết quả đạt được là giá trị trung vị của 10 phép đo. Trong nghiên cứu của chúng tôi, xơ hóa gan có ý nghĩa (F2) khi bệnh nhân có độ cứng gan ≥ 7kPa dựa trên các báo cáo về siêu âm đàn hồi thoáng qua trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Độ cứng gan từ 8,7 – 10,3 kPa tương ứng xơ hóa nặng (F3) và độ cứng gan > 10,3 kPa tương ứng với xơ gan (F4)(5). Thông số nhiễm mỡ của gan được tính toán từ các tín hiệu siêu âm trong phép đo độ cứng của gan. Giá trị đo độ nhiễm mỡ được thể hiện bằng đơn vị Decibel/m (dB/m). Kết quả độ nhiễm mỡ của gan cũng là giá trị trung vị của 10 lần đo hợp lệ. Giá trị của độ nhiễm mỡ gan <215, 215 – 251,9, 252 – 295,9, ≥ 296 dB/m tương ứng với các mức độ S0 (không nhiễm), S1 (nhiễm mỡ nhẹ), S2 (nhiễm mỡ trung bình), S3 (nhiễm mỡ nặng)(12). Phân tích số liệu Số liệu được nhập, mã hóa và xử lý bằng phần mềm STATA 12. Số liệu được mô tả bằng chỉ số trung bình ± độ lệch chuẩn, trung vị (khoảng), tỉ lệ (%). Để thống kê phân tích các số liệu, chúng tôi sử dụng phép kiểm chi bình phương, phép kiểm Fisher, hồi quy logistic, phép Mann-Whitney, phép kiểm Kruskal-Wallis, tương quan Spearman. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2016 đến 4/2017 tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM với 91 bệnh nhân vảy nến, trong đó có 5 bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu do có HBsAg (+), anti- HCV (+), ung thư gan. Còn 86 bệnh nhân được đưa vào phân tích với kết quả như sau: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 22 Độ cứng gan Độ cứng gan có giá trị trung vị là 5,15 (4,3 – 6,1) kPa, trong đó 15 bệnh nhân (17,4%) tăng độ cứng gan. Có 4 bệnh nhân (4,7%) có độ cứng gan > 8,7kPa và 7 bệnh nhân (8,1%) có độ cứng gan > 10,3kPa, tương ứng với xơ hóa gan nặng (F3) và xơ gan (F4). Bảng 1. Mối liên hệ giữa tăng độ cứng gan với yếu tố dịch tễ Tất cả BN ĐCG ≤ 7kPa ĐCG > 7kPa P (n = 86) (n = 71) (n = 15) Tuổi (năm) † 48,4 ± 13,2 46,2 ± 13,0 57,5 ± 9,0 0,002 Giới tính (nam) ‡ 48 (55,8) 40 (56,3) 8 (55,3) 0,83 †: trung bình ± độ lệch chuẩn; ‡: n (%) Bảng 2. Mối liên hệ giữa độ cứng gan với đặc điểm lâm sàng Tất cả BN (n = 86) ĐCG ≤ 7kPa (n = 71) ĐCG > 7kPa (n = 15) P Thời gian bệnh (năm) † 14,4 ± 10,7 14,2 ± 10,7 15,1 ± 10,9 0,79 Khởi phát vảy nến sớm ‡ 62 (72,1) 56 (78,9) 6 (40) 0,004 Tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến 14 (16,28) 3 (20) 11 (15,49) 0,7 Chỉ số PASI † 18,3 ± 8,2 17,9 ± 8,5 20,3 ± 6,9 0,32 Vảy nến nặng ‡ 37 (43,0) 29 (40,9) 8 (53,3) 0,38 Tổn thương khớp ‡ 22 (25,6) 19 (26,8) 3 (20) 0,75 BMI (kg/m 2 ) † 22,85 ± 3,4 22,2 ± 2,9 26,1 ± 3,7 <0,001 Vòng eo (cm) † 86,0 ± 10,1 84,5 ± 9,2 93,3 ± 11,5 0,002 Tăng huyết áp ‡ 42 (48,84) 28 (39,4) 14 (93,3) <0,001 †: trung bình ± độ lệch chuẩn; ‡: n (%) Bảng 3. Mối liên hệ giữa độ cứng gan với đặc điểm cận lâm sàng Tất cả BN ĐCG ≤ 7kPa ĐCG > 7kPa p (n = 86) (n = 71) (n = 15) AST (U/L) † 24,5 ± 11,1 22,9 ± 9,1 32,1 ± 16,0 0,007 ALT (U/L) † 29,4 ± 20,6 26,2 ± 16,2 44,7 ± 31,1 0,003 GGT (U/L) † 62,2 ± 95,9 57,7 ± 99,9 83,8 ± 73,0 0,38 Đường huyết đó (mmol/L) † 6,0 ± 2,7 5,9 ± 2,2 6,7 ± 4,1 0,29 Tăng đường huyết ‡ 33 (38,37) 24 (33,8) 9 (60) 0,06 Rối loạn lipid máu ‡ 38 (44,19) 31 (43,7) 7 (46,7) 0,83 Triglyceride (mg/dL) † 1,8 ± 1,2 1,8 ± 1,2 2,2 ± 1,1 0,23 Cholesterol toàn phần (mg/dL) † 5,1 ± 1,1 5,2 ± 1,2 4,9 ± 1,0 0,37 LDL-Cholesterol (mg/dL) † 3,0 ± 1,0 3,0 ± 1,1 2,7 ± 0,9 0,23 HDL-Cholesterol (mg/dL) † 1,3 ± 0,3 1,3 ± 0,3 1,3 ± 0,3 0,83 Protein toàn phần (g/l) 75,1 ± 5,7 74,7 ± 5,7 76,9 ± 5,7 0,18 Hội chứng chuyển hóa ‡ 31 (36,05) 20 (28,2) 11 (73,3) 0,002 GNM † 229,8 ± 55,2 223,7 ± 44,7 258,6 ± 86,3 0,02 †: trung bình ± độ lệch chuẩn; ‡: n (%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 23 Đ ộ c ứ n g c ủ a n h u m ô g an ( k P a) r = 0,43 p < 0,001 Gan nhiễm mỡ (dB/m) Sơ đồ 1. Mối liên quan giữa chỉ số nhiễm mỡ của gan và độ cứng của nhu mô gan trên Fibroscan® Bảng 4. Mối liên quan giữa tăng độ cứng gan và các mức độ nhiễm mỡ của gan Mức độ gan nhiễm mỡ Tất cả BN ĐCG < 7 kPa ĐCG ≥ 7 kPa OR (1) OR (2) (n = 86) (n = 71) (n = 15) S0 (< 5%) 36 (41,9) 32 (45,1) 4 (26,7) 1 2,29 p = 0,001 S1 (5 – < 33%) 18 (20,9) 18 (25,4) 0 - S2 (33 – 66%) 21 (24,4) 16 (22,5) 5 (33,3) 2,5 p = 0,21 S3 (> 66%) 11 (12,8) 5 (7,0) 6 (40) 9,6 p = 0,005 (1): hồi qui logistic; (2): phép kiểm Fisher Bảng 5. Phân tích hồi qui Logistic đa biến: Các yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng độ cứng gan OR Khoảng tin cậy 95% p Tuổi > 60 0,81 0,06 – 10,1 0,87 Giới (nam) 6,95 0,79 – 61,22 0,08 Thừa cân – béo phì 77,87 1,54 – 3925,11 0,03 Khởi phát sớm 214,76 5,29 – 8716,0 0,004 Thời gian bệnh 1,11 0,97 – 1,28 0,14 PASI 1,12 0,98 – 1,28 0,11 Tổn thương khớp 0,23 0,01 – 3,87 0,31 Tăng huyết áp 54,1 1,71 – 1712,5 0,02 Tăng đường huyết 0,22 0,02 – 3,11 0,27 Tăng triglyceride 0,47 0,02 – 1,52 0,63 Gan nhiễm mỡ 0,08 0,01 – 0,99 0,05 AST 1,09 0,97 – 1,22 0,14 ALT 0,98 0,91 – 1,06 0,60 BÀN LUẬN Độ cứng của gan (ĐCG) Tỉ lệ bệnh nhân vảy nến có tăng ĐCG trong nghiên cứu chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu khác trên đối tượng vảy nến (17,44% so với 10,9%)(14) và cao hơn không đáng kể so các nghiên cứu trên đối tượng khỏe mạnh (17,44% so với 7,2%)(3). Tương tự, tỉ lệ bệnh nhân xơ hóa gan nặng tương đồng với các báo cáo gần đây (4,7% so với 6,7%)(14). Siêu âm đàn hồi thoáng qua nhằm đo ĐCG là xét nghiệm không xâm lấn đáng tin cậy trong tầm soát bệnh lý gan mạn tính và không có sự trùng lấp giữa giá trị độ đàn hồi bình thường và bất thường(18). Đồng thời trong nghiên cứu này, chúng tôi đã loại trừ các bệnh nhân uống rượu nhiều, hoặc có tiền căn chẩn đoán xác định các bệnh viêm gan mạn khác như viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi B, C. Do với mỗi bệnh lý gan mạn tính khác nhau, giá trị cắt cho từng mức độ xơ hóa khác nhau(5). Mối liên quan giữa ĐCG và đặc điểm dịch tễ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mối liên quan giữa ĐCG với tuổi bệnh nhân tuy không tương đồng với kết quả của các nghiên cứu khác(15, 16), nhưng hợp lý do bệnh lý gan gây xơ hóa gan tấn công vào cơ thể dẫn đến hủy hoại tế bào gan rồi đến xơ hóa kéo dài nhiều năm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 24 Mối liên quan giữa ĐCG và đặc điểm lâm sàng Theo nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tố như khởi phát bệnh vảy nến sớm, chỉ số BMI, vòng eo hoặc tăng huyết áp là các yếu tố nguy cơ cao hơn để xuất hiện xơ hóa gan ở bệnh nhân vảy nến (p < 0,05). Tương tự với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới(3,14). Mối liên quan giữa ĐCG và đặc điểm cận lâm sàng Theo nghiên cứu của chúng tôi, AST và ALT là các yếu tố nguy cơ cao hơn làm xuất hiện xơ hóa gan ở bệnh nhân vảy nến (p<0,05). Tương tự với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới(3,14). Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng men gan ở bệnh nhân ở các nước phát triển. Bệnh nhân đồng thời có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và tăng men gan làm tăng nguy cơ diễn tiến bệnh gan sang giai đoạn cuối, và tử vong(4). Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 36,05% bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa. Tỉ lệ bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa của nhóm tăng ĐCG cao gấp 2,5 lần so với nhóm không tăng ĐCG (73,33% và 28,17%). Tương tự với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới(14). Tỉ lệ bệnh nhân có gan nhiễm mỡ chiếm 58,14%. Bệnh nhân có gan nhiễm mỡ nặng có nguy cơ cao gấp 9,6 lần diễn tiến thành xơ hóa gan (p < 0,05). Điều này có thể do xơ hóa gan là giai đoạn sau của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng ĐCG Khi xét 13 yếu tố có thể làm tăng ĐCG bằng phương pháp hồi qui logistic đa biến, chỉ có các yếu tố thừa cân - béo phì, bệnh vảy nến khởi phát sớm, tăng huyết áp là các yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng độ cứng của nhu mô gan ở bệnh nhân vảy nến. Việc nhận định các yếu tố nguy cơ độc lập có thể làm tăng ĐCG hướng chúng ta trong thực hành lâm sàng cần tầm soát cấu trúc gan trên những đối tượng có có yếu tố này. Có một số hạn chế trong nghiên cứu chúng tôi. Đây là nghiên cứu hàng loạt ca, cỡ mẫu nhỏ, thực hiện tại 1 địa điểm duy nhất. Thêm vào đó, chúng tôi không thực hiện sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các giai đoạn xơ hóa gan để so sánh với kết quả của siêu âm đàn hồi thoáng qua. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu lớn hơn, chuyên sâu hơn về ĐCG cũng như các nguyên nhân gây tổn thương gan khác. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu chúng tôi nhận thấy 58,14% bệnh nhân vảy nến có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và 17,44% bệnh nhân có tăng độ cứng của nhu mô gan. Đồng thời có mối liên quan giữa tăng độ cứng của nhu mô gan với gan nhiễm mỡ nặng. Do đó, siêu âm đàn hồi thoáng qua nên được sử dụng để tầm soát cấu trúc gan ở bệnh nhân vảy nến, đặc biệt là bệnh nhân với chỉ số BMI cao, khởi phát bệnh sớm, tăng huyết áp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bordignon M, et al (2010), "Non-alcoholic fatty liver disease, alcohol intake and psoriasis", J Hepatol. 53(3), pp 587. 2. Burden AD and Kirby B (2016), "Psoriasis and Related Disorders", Rook's Textbook of Dermatology, John Wiley & Sons. 3. Cheng PN, et al (2016), "The Application of Liver Stiffness Measurement in Residents Without Overt Liver Diseases Through a Community-Based Screening Program", Medicine (Baltimore). 95(12). 4. Ekstedt M, et al (2006), "Long-term follow-up of patients with NAFLD and elevated liver enzymes", Hepatology. 44(4), pp 865-73. 5. Frulio N, and Trillaud H (2013), "Ultrasound elastography in liver", Diagn Interv Imaging. 94(5), pp 515-34. 6. Ganzetti G, et al (2015), "Non-alcoholic fatty liver disease and psoriasis: So far, so near", World J Hepatol. 7(3), pp 315-26. 7. Gisondi P, et al (2007), "Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis: a hospital-based case-control study", Br J Dermatol. 157(1), pp 68-73. 8. Gudjonsson EJ and Elder TJ (2014), "Psoriasis", Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine, pp 197 – 231. Mc Graw Hill. 9. Hagar HH (2004), "The protective effect of taurine against cyclosporine A-induced oxidative stress and hepatotoxicity in rats", Toxicology Letters. 151(2), pp 335-343. 10. Inoue S and Zimmet P (2000), The Asia-Pacific Perspective Redefining Obesity and its Treatment, truy cập ngày, tại trang web www.wpro.who.int/nutrition/documents/docs/Redefiningobe sity.pdf. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 25 11. Jensen P, et al (2016), "Increased Risk of Autoimmune Hepatitis in Patients with Psoriasis: A Danish Nationwide Cohort Study", J Invest Dermatol. 136(7), pp 1515-1517. 12. Karlas T, et al (2014), "Non-invasive assessment of hepatic steatosis in patients with NAFLD using controlled attenuation parameter and 1H-MR spectroscopy", PLoS One. 9(3), pp e91987. 13. Ledinghen V, et al (2012), "Non-invasive diagnosis of liver steatosis using controlled attenuation parameter (CAP) and transient elastography", Liver Int. 32(6), pp 911-8. 14. Pongpit J, et al (2016), "Liver Stiffness Measurement in Psoriasis: Do Metabolic or Disease Factors Play the Important Role?", Biomed Res Int. 2016, pp 7963972. 15. Roberts KK, et al (2015), "The prevalence of NAFLD and NASH among patients with psoriasis in a tertiary care dermatology and rheumatology clinic", Aliment Pharmacol Ther. 41(3), pp 293-300. 16. Schmitt J and Wozel G (2005), "The psoriasis area and severity index is the adequate criterion to define severity in chronic plaque-type psoriasis", Dermatology. 210(3), pp 194-9. 17. Sookoian S, et al (2009), "A nonsynonymous gene variant in the adiponutrin gene is associated with nonalcoholic fatty liver disease severity", J Lipid Res. 50(10), pp 2111-6. 18. Trần Bảo Nghi (2016), Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế. Ngày nhận bài báo: 14/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_cung_cua_nhu_mo_gan_tren_sieu_am_dan_hoi_thoang_qua_fibro.pdf