Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn

Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn: Lời nói đầu Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nào cũng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Để đạt được điều này thì doanh nghiệp cần phải có nhiều nhân tố khác nhau.Trong đó việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để làm nên điều đó. Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, quá trình quản lý và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp này đã có nhiều thay đổi kể từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Nhà nước , vốn do Nhà nước bao cấp, cấp phát hầu như toàn bộ. Vì thế vai trò khai thác , thu hồi vốn, sử dụng vốn như thế nào đã không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp . Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, do không được bao cấp như trước nữa nên vấn đề nóng bỏng đặt ra cho các doanh nghiệp thời kỳ này là vốn và sử dụng vốn. Một doanh nghiệp ...

doc88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nào cũng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Để đạt được điều này thì doanh nghiệp cần phải có nhiều nhân tố khác nhau.Trong đó việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để làm nên điều đó. Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, quá trình quản lý và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp này đã có nhiều thay đổi kể từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Nhà nước , vốn do Nhà nước bao cấp, cấp phát hầu như toàn bộ. Vì thế vai trò khai thác , thu hồi vốn, sử dụng vốn như thế nào đã không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp . Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, do không được bao cấp như trước nữa nên vấn đề nóng bỏng đặt ra cho các doanh nghiệp thời kỳ này là vốn và sử dụng vốn. Một doanh nghiệp muốn phát triển và có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thì cần phải có đủ vốn và phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp phải đổi mới cơ chế quản lý vốn và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn . Qua những chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể đánh giá được mình về phương diện sử dụng vốn , khả năng khai thác các tiềm năng có sẵn để biết mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình sản xuất, đứng ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ... Xuất phát từ thực tế trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam , được sự giúp đỡ trực tiếp của anh LÊ HUY QUÂN và các cán bộ khác trong phòng kế toán - thống kê -tài chính của Công ty, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo_ tiến sĩ Vũ Duy Hào, tôi đã tiến hành phân tích những số liệu tài chính của công ty trong những năm gần đây để đánh giá những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với hy vọng có thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới, thông qua đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm sơn” Bố cục đề tài gồm 3 phần chính : Phần 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Phần 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn. Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xi măng Bỉm Sơn. Phần I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp I. Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm : Trước khi một hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện thì các doanh nghiệp phải tìm kiếm, huy động các yếu tố, các nguồn lực đầu vào cho hoạt động đó. Một trong những nguồn lực quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều phải huy động đó là nguồn vốn. Theo Marx, vốn là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Quan điểm này của Marx có tính chất khái quát lớn nhưng nó cũng có chỗ hạn chế đó là cho rằng vốn luôn tạo ra giá trị thặng dư và chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế học đại diện cho các trường phái kinh tế khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau về vốn.Theo P.Samuelson thì vốn là những hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là một trong ba yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (vốn, lao động, đất đai). Như vậy vốn ở đây được xem xét ở hình thái hiện vật, là tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong cuốn "Kinh tế học " của David Begg, tác giả đưa ra hai định nghĩa về vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất ra hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền và các loại giấy tờ có giá khác của doanh nghiệp. Các quan điểm về vốn ở trên tuy đã thể hiện được vai trò, tác dụng của vốn trong những điều kiện lịch sử cụ thể phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể nhưng vẫn bị hạn chế bởi sự đồng nhất giữa vốn với tài sản của doanh nghiệp. Thực chất vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, vốn được quan niệm là một yếu tố đầu vào của không chỉ một quá trình sản xuất riêng lẻ mà là của cả quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp . Theo đó vốn là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo, vốn được biểu hiện bằng cả tiền mặt lẫn các giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là một yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn từ đó mà làm cho công tác quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp có được một cơ sở vững chắc để đạt được nhiều thành công hơn trên thương trường. Căn cứ vào khái niệm trên ta có thể thấy vốn có những đặc trưng cơ bản sau: Vốn được biểu hiện bằng các tài sản của doanh nghiệp, nó có thể ở dưới dạng hữu hình hoặc vô hình. Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh là nhằm mục tiêu sinh lời, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mà để doanh nghiệp đạt được mục tiêu sinh lợi và lợi nhuận thì đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động được một số vốn đạt đến một mức độ nhất định tuỳ theo quy mô, đặc điểm và loại hình doanh nghiệp. Vốn có giá trị về mặt thời gian. ở các thời điểm khác nhau thì giá trị của một đồng vốn cũng khác nhau. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tính toán, lựa chọn phương án đầu tư và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ. Vì vậy đòi hỏi phải xác định được ai là chủ sở hữu đích thực của vốn và phải thực hiện công tác quản lý vốn một cách chặt chẽ hơn . Vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó có thể được đem trao đổi trên thị trường, tạo nên sự sôi động hơn trên thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 2. Phân loại vốn: Để tiến hành phân loại vốn thì có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại như theo phương thức chu chuyển, theo nguồn hình thành, theo thời gian huy động và sử dụng vốn ,...Tuỳ theo mục đích của việc nghiên cứu mà ta lựa chọn tiêu thức phân loại sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, người ta thường phân loại vốn theo phương thức chu chuyển , tức là phân chia vốn làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. 2.1. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển : 2.1.1. Vốn cố định : Vốn cố định có hình thái biểu hiện vật chất là các tài sản cố định của doanh nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu về tài sản cố định. a)Tài sản cố định: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải cần có tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tính chất, tác dụng, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó giá trị của tư liệu lao động bị giảm đi (do giá trị của chúng được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm) nhưng giá trị sử dụng vẫn như ban đầu. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó không thay đổi hình thái vật chất ban đầu, nó có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị của sản phẩm. Bộ phận chuyển dịch vào trong giá trị của sản phẩm mới tạo nên một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm và được thu hồi sau khi sản phẩm được tiêu thụ và dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Nhà nước ta quy định tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ hai điều kiện sau đây: -Thời gian sử dụng tối thiểu là một năm. -Giá trị phải đạt đến một độ lớn nhất định. Để cho công tác quản lý sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn, người ta tiến hành phân loại tài sản cố định ra làm hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. -Tài sản cố định hữu hình : Bao gồm các loại sau: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc. Loại 2: Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh Loại 3: Phương tiện vận tải, truyền dẫn Loại 4: Thiết bị và dụng cụ quản lý Loại 5: Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. Loại 6: Tài sản cố định khác -Tài sản cố định vô hình: Là những tư liệu lao động không có hình thái vật chất cụ thể nhưng có đủ hai điều kiện của tài sản cố định. Chẳng hạn như: Lợi thế thương mại, uy tín công ty , nhãn hiệu sản phẩm... b) Vốn cố định: Vốn cố định là bộ phận vốn ứng ra để hình thành tài sản cố định. Nói cách khác vốn cố định là giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đầu tư vào tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định, song chính sự vận động của tài sản cố định lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Vốn cố định tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh , sở dĩ nó có đặc điểm này là do tài sản cố định tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào sản xuất, tài sản cố định không bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu, nhưng tính năng và công suất bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng bị giảm đi, mặt khác giá trị của tài sản cố định bị giảm đi còn do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra các tài sản cố định cùng loại rẻ hơn hoặc tốt hơn, hiện đại hơn. Bộ phận giá trị hao mòn này chuyển vào giá trị của sản phẩm, điều đó quyết định đến hình thái biểu hiện của vốn cố định trên hai góc độ: Vốn dưới hình thái hiện vật và vốn bằng tiền. Phần giá trị tài sản cố định ứng với mức hao mòn được chuyển dần dần vào giá trị của sản phẩm gọi là khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ. Bộ phận giá trị này là yếu tố chi phí sản xuất và cấu thành lên giá thành của sản phẩm. Hình thái tiền tệ của phần giá trị này được gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Tiền khấu hao tài sản cố định được tích luỹ lại qua nhiều quá trình sản xuất kinh doanh và được gọi là vốn tiền tệ của doanh nghiệp. Bộ phận này dùng để tái đầu tư vào tài sản cố định nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, và vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tăng dần lên qua các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phần giá trị còn lại của tài sản cố định được "cố định " lại trong hình thái hiện vật của tài sản cố định. Phần giá trị này giảm dần qua các chu kỳ cùng với sự tăng lên của phần vốn tiền tệ. Khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng cũng là lúc phần vốn hiện vật bằng không và phần vốn tiền tệ đạt đến giá trị ứng ra ban đầu về tài sản cố định. Vốn cố định đã hoàn thành một vòng luân chuyển. Thông thường vốn cố định là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng. Do đó việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.1.2 Vốn lưu động: a)Tài sản lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh tài sản cố định thì doanh nghiệp còn có một lượng tài sản nhất định nằm trong các khâu của quá trình kinh doanh: dự trữ vật tư hàng hoá chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm,...đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động chủ yếu là đối tượng lao động, ngoài ra còn có các tư liệu lao động nhưng không đủ điều kiện để trở thành tài sản cố định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động này không giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu của nó. Bộ phận chủ yếu của tài sản lưu động sẽ thông qua quá trình sản xuất để trở thành thực thể của sản phẩm, bộ phận ít khác thì sẽ mất đi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh , do đó giá trị của chúng được chuyển toàn bộ vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá. Để cho quá trình sản xuất kinh doanh là liên tục thì tài sản lưu động phải không ngừng vận động. ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động cũng được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau và được phân thành ba loại : -Tài sản lưu động trong khâu dự trữ: là bộ phận tài sản lưu động dùng để chuẩn bị , dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh như: nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng dùng để thay thế sửa chữa...nhằm để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. -Tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất: là những tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất. Dưới tác động của tư liệu lao động và sức lao động, thì hình thái vật chất của những tài sản lưu động này sẽ bị thay đổi và chuyển vào sản phẩm hay bị mất đi. -Tài sản lưu động trong khâu lưu thông: là các tài sản lưu động đang được hoàn thiện ở khâu cuối cùng. Kết thúc quá trình này thì giá trị của tài sản lưu động được thực hiện. b)Vốn lưu động của doanh nghiệp: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua sắm tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Trong quá trình sản xuất , vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư, hàng hoá và sau đó quay trở về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục do đó vốn lưu động cũng vận động tuần hoàn không ngừng theo chu kỳ. Đó là sự chu chuyển của vốn lưu động. Căn cứ vào công dụng của tài sản lưu động, người ta tiến hành phân chia vốn lưu động thành ba loại là: -Vốn lưu động trong khâu dự trữ: đó là giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng... -Vốn lưu động trong khâu sản xuất: đó là giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các phí tổn được phân bổ,… -Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là giá trị thành phẩm, hàng hoá mua ngoài... 2.2. Phân loại vốn theo nguồn hình thành: 2.2.1. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là số vốn do những người sở hữu doanh nghiệp, những nhà đầu tư ứng ra để thành lập và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những người chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể là Nhà nước hay chủ doanh nghiệp, các tổ chức hay cá nhân... Có thể chia vốn chủ sở hữu làm ba loại là: Vốn góp: là số vốn do các tổ chức, cá nhân ( chủ doanh nghiệp) đóng góp và được ghi vào vốn điều lệ của doanh nghiệp (số vốn điều lệ này phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định- là mức vốn tối thiểu để doanh nghiệp được thành lập do Nhà nước quy định ). Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì phần lớn vốn góp là do Nhà nước đầu tư. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, vốn góp là do các thành viên hoặc cổ đông đóng góp được ghi trong điều lệ của công ty. Lợi nhuận không chia: là phần lợi nhuận không chia cho các chủ sở hữu mà được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp, do đó làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đây là một nguồn vốn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là ở các công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn chủ sở hữu khác: là vốn lấy từ các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,... để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh . Ngoài ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước còn có phần khấu hao tài sản cố định được để lại doanh nghiệp để đầu tư, thay thế , đổi mới tài sản cố định. 2.2.2. Vốn huy động của doanh nghiệp: Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì vốn chủ sở hữu đóng vai trò rất quan trọng nhưng không phải là tất cả nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều là vốn chủ sở hữu. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, doanh nghiệp có thể huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như: vay nợ, liên doanh liên kết, đi thuê và các hình thức khác. Vốn vay: là vốn mà doanh nghiệp huy động được bằng cách đi vay các cá nhân, đơn vị kinh tế hoặc đi vay trên thị trường tài chính. Trong vốn vay thì vay của ngân hàng và các tổ chức tính dụng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nguồn vốn này rất linh hoạt, nó có thể là vốn vay ngắn hạn, trung hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp và sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu về vốn dài hạn thì doanh nghiệp có thể đi vay thông qua thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu của công ty. Vốn liên doanh liên kết: là vốn do các bên tham gia liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với doanh nghiệp đóng góp. Đây là hình thức huy động quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh liên kết thường gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, đổi mới sản phẩm,..tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vốn tín dụng thương mại: là các vốn có nguồn gốc từ các khoản mua chịu từ người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hay là các khoản ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại là hình thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Vốn tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp có cách quản lý một cách khoa học thì nó có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn lưu động cho doanh nghiệp, và khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hình thức tín dụng thương mại này cũng phát triển theo. Vốn tín dụng thuê mua: là phần giá trị tài sản có được do đi thuê trên thị trường.Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết để sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức huy động thông qua hợp đồng thuê giữa người đi thuê và người cho thuê. Người đi thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền cho người cho thuê, người cho thuê là người chủ sở hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài sản. 2.3. Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng: Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, người ta phân chia vốn của doanh nghiệp thành hai loại: vốn thường xuyên và vốn tạm thời 2.3.1 Vốn thường xuyên: Vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp, đây là nguồn vốn ổn định và lâu dài. Doanh nghiệp có thể sử dụng nó để mua sắm tài sản cố định và một phần tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn tạm thời Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động Vốn thường xuyên Nợ dài hạn Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu 2.3.2. Vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại vốn thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian và mục đích sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cách phân loại này còn giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô , lượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó để tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Trên đây là một số cách phân loại vốn cơ bản thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, ngoài ra còn tùy thuộc vào các mục đích nghiên cứu và mục tiêu quản lý vốn mà sẽ có các cách phân loại vốn khác nữa. 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp: Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dù ở bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và là cơ sở để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì một trong những điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định, khi đó thì về mặt pháp lý doanh nghiệp mới được công nhận. Ngược lại thì việc thành lập doanh nghiệp là không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đủ điều kiện mà pháp luật quy định thì doanh nghiệp sẽ bị dừng hoạt động. Như vậy, vốn có thể được xem như là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại về tư cách pháp lý của doanh nghiệp trước pháp luật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo cho khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp được diễn ra thường xuyên liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ ... tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Việc đảm bảo đủ nguồn vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục, doanh nghiệp có thể chớp được thời cơ kinh doanh và có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô, phạm vi sản xuất và thâm nhập được vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Trong cơ chế bao cấp trước đây, mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp đều được bao cấp qua nguồn cấp phát của ngân sách Nhà nước và qua nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi của ngân hàng. Hơn nữa các doanh nghiệp đều sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh bởi vậy vốn không được coi là vấn đề cấp bách, điều này đã làm thủ tiêu tính chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn là một bộ phận song song tồn tại với các thành phần kinh tế khác. Để tồn tại và phát triển, tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và tìm cách hạ giá thành hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Muốn vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn, nhu cầu về vốn đã trở thành động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó quyết định cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự sống còn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có đủ lượng vốn kinh doanh nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả vẫn đang còn là vấn đề mà tất cả các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp hết sức quan tâm. II. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp: Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn: Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn ... Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán... ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh có thể là so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới; so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp; so sánh số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được... Phương pháp tỷ lệ: trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà ta sẽ trình bày cụ thể trong phần sau. 2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là kết quả tổng thể của hàng loạt các hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì một số lý do chủ yếu sau: Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất cứ quy mô, lĩnh vực nào đều cần thiết có một lượng vốn nhất định. Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, đầy đủ và kịp thời. Do đó việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời giúp cho các doanh nghiệp có thể chớp được thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp giúp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay lớn. Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Trước đây trong cơ chế cũ, các doanh nghiệp coi nguồn cấp phát từ ngân sách nhà nước đồng nghĩa với " cho không " nên khi sử dụng vốn, nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm đến hiệu quả của nó, kinh doanh thua lỗ thì đã có nhà nước bù đắp gây nên tình trạng vô chủ trong việc quản lý và sử dụng vốn dẫn tới lãng phí vốn và hiệu quả kinh tế thấp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các khoản bao cấp về vốn qua cấp phát của ngân sách không còn nữa, doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng vốn một cách chặt chẽ hơn. Mặt khác việc quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn khác trước là doanh nghiệp phải bảo toàn vốn kể cả khi trượt giá và phải đầu tư để mở rộng, phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường, để tăng khả năng cạnh tranh của mình thì đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn để đảm bảo đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ... nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy vốn trở thành động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và việc huy động, quản lý sử dụng hiệu quả vốn đã trở thành yêu cầu bức bách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, đây là một vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp huy động các nguồn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, ... đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn đủ lớn, trong khi vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì thế việc tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục đích khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động ... Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Mục đích của doanh nghiệp là làm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải khai thác tối đa và sử dụng triệt để các nguồn lực có sẵn , nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: -Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó vốn cố định bình quân trong kỳ là bình quân giá trị còn lại của tài sản cố định đầu kỳ và cuối kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ.Đối với doanh nghiệp chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. -Hiệu quả sử dụng vốn cố định: được đo bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng trong kỳ và lượng vốn cố định bình quân trong kỳ. Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp thì chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Hai chỉ tiêu trên dùng để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, ngoài ra chúng ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định gián tiếp thông qua đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định do tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định như ta đã trình bày ở phần trước. -Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định = Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Trong đó nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ là bình quân nguyên giá của tài sản cố định đầu kỳ và cuối kỳ. Hiệu suất này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ và chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. -Sức sinh lời của tài sản cố định: Sức sinh lời của tài sản cố định = Lợi nhuận Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là có hiệu quả. 3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: -Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, càng tiết kiệm được vốn cho doanh nghiệp và ngược lại. -Sức sinh lợi của vốn lưu động: Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Đồng thời để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn vì trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển người ta dùng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Thời gian của một vòng luân chuyển: Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của một kỳ phân tích Số vòng quay VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay được nhiều vòng hơn. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn: 1. Các nhân tố khách quan: 1.1 Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên có tác động đến doanh nghiệp, như khí hậu thời tiết, môi trường...Ngày nay khoa học càng phát triển thì sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên ngày càng giảm đi, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng ít hơn. Tuy nhiên nếu được hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường tự nhiên phù hợp thì năng suất lao động sẽ được tăng lên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn cũng được nâng lên. 1.2. Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chủ trương chính sách, luật pháp ... liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tất yếu và cần thiết nhưng tác động của nhà nước chỉ thực hiện thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, các điều luật chứ không can thiệp trực tiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nếu môi trường pháp lý thuận lợi sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. 1.3. Môi trường kinh tế: Là tổng thể của các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá...các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.4. Môi trường chính trị văn hoá xã hội: Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp là đều nhằm tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu như hoạt động trong môi trường văn hoá lành mạnh, chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng chịu tác động của yếu tố này. 1.5.Môi trường kỹ thuật công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với xu thế chuyển giao công nghệ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng phải có sự điều chỉnh tính toán sao cho có hiệu quả để phù hợp với xu thế này. 2. Các nhân tố chủ quan: 2.1. Trình độ của lực lượng lao động: Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển. Trình độ tay nghề của người lao động: Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng mày móc thiết bị sẽ tốt hơn, sẽ khai thác được tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ: -Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cũng như nguyên vật liệu, lao động...nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên nhiên vật liệu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ làđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản. -Khâu sản xuất ( đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này ): trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như lượng nhân công sao cho việc sử dụng máy móc thiết bị là có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy móc đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm. - Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn : đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết. 2.2. Đặc điểm của sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau về đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất, thị trường... do đó hiệu quả sử dụng vốn khác nhau. Chẳng hạn nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn thì doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất sản xuất kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ lâu thu hồi được vốn nên phải gánh chịu một chi phí vốn nhất định nào đó . Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá... thì sẽ có vòng đời ngắn, sản phẩm tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá trị không quá lớn do đó doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây truyền công nghệ có giá trị lớn như máy móc thiết bị ... việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn. Phần II : Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm sơn I. Một số nét về công ty xi măng Bỉm Sơn: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Cuối thập kỷ 60, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang đi vào giai đoạn ác liệt nhất, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định chiến lược xây dựng nhất là xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng để ngay sau khi thống nhất nước nhà, nhân dân ta có thể bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước. Sau một quá trình thăm dò khảo sát kéo dài từ năm 1968 đến 1976, cùng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, Đảng và Nhà nước đã quyết định xây dựng một nhà máy xi măng tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hoá. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập theo quyết định số 334/BXD – TCCB ngày 04/03/1980. Đến ngày 03/02/1982, dây chuyền số một của nhà máy chính thức đi vào hoạt động , nhân kỷ niệm 66 năm ngày cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại , ngày 6/11/1983 dây chuyền sản xuất số hai của nhà máy đã được hoàn thành và chính thức đưa vào sản xuất . Tuy ra đời sau các nhà máy xi măng khác như: Hải Phòng, Hà Tiên nên kinh nghiệm chưa nhiều nhưng nhờ dây chuyền công nghệ hiện đại hơn, đồng bộ hơn do Liên Xô cung cấp (vào thời điểm đó) cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên , nhà máy xi măng Bỉm Sơn luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước giao cho , đóng góp vào ngân sách ngày càng tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế cả nước, nhằm thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh được tốt hơn, ngày 1/4/1998 Tổng công ty xi măng Việt Nam đã sát nhập Công ty kinh doanh vật tư xi măng số 4 vào nhà máy xi măng Bỉm Sơn và chính thức đổi tên thành “Công ty xi măng Bỉm Sơn” đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xi măng Việt nam và Bộ xây dựng. Ngày 08/01/1998, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 04/1999/ QĐ-TTg về việc chuyển phân xưởng may bao thuộc Công ty Xi Măng Bỉm Sơn thành Công ty Cổ phần bao Bì Bỉm Sơn. Công ty Xi Măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước , có trụ sở đặt tại phường Ba Đình – Thị Xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. Giấy phép đăng ký kinh doanh : DI 109087 do Bộ xây dựng cấp Có tài khoản số: 710A00002 Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn 7901-0012C Ngân hàng đầu tư Bỉm Sơn 431101.000065 Ngân hàng Nông nghiệp Bỉm Sơn 00.3700.0112.0 Ngân hàng Việt – Lào (VND) 37.7300.0074.5 Ngân hàng Việt – Lào (USD) 51121.02.00.107.001 Quỹ hỗ trợ phát triển Thanh Hoá . Sản phẩm chính của công ty là xi măng PC30, PCB30, PC40 chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm của công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình quan trọng của quốc gia như bảo tàng Hồ Chí Minh, công trình thuỷ điện Sông Đà, công trình thuỷ điện Yaly, công trình cầu Thông Phong (Lào), công trình cầu Thăng Long, xi măng Bút Sơn, xi măng Nghi Sơn, … Trải qua hơn 20 năm hoạt động, công ty xi măng Bỉm Sơn đã đạt được các danh hiệu: Huân chương lao động hạng ba Cờ thưởng luân lưu của Hội đồng bộ trưởng. Huân chương lao động hạng ba Huân chương lao động hạng hai Bộ xây dựng tặng cờ xuất sắc năm 1999,… Năm 1988 được cấp dấu chất lượng cấp 1 6 năm liên tục( 91- 96) được Bộ Xây dựng và công đoàn ngành tặng cờ chứng nhận sản phẩm chất lượng cao. 8 năm liên tục ( 90-98) được cấp huy chương vàng hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam. 4 năm liên tục( 94-97) được cấp chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn ( sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng phù hợp TCVN 2682/1992) Uỷ ban quốc tế của tổ chức BID đã quyết định tặng thưởng “ sao vàng quốc tế” về tinh thần tập thể và chất lượng sản phẩm cho Công ty Xi măng Bỉm Sơn tại thủ đô Madrid-Tây Ban Nha. 6 năm liền (1997-2002) được cấp chứng nhận “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Sản phẩm PCB30 đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 679-1989E . Ngày13/ 9/ 2000 Công ty xi măng Bỉm Sơn đạt tiêu chuẩn IS 9002 về quản lý chất lượng 2. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ ở trang bên . Giám đốc công ty: Đối với Nhà nước và Tổng công ty thì giám đốc chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh mà công ty được giao, chịu trách nhiệm hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty giao . Đồng thời giám đốc trực tiếp điều hành , quản lý phòng kế toán thống kê tài chính, phòng tổ chức lao động, phòng kế hoạch , văn phòng công ty và quản lý các phòng, phân xưởng khác thông qua các phó giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là năm phó giám đốc. Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trước giám đốc về những vấn đề do mình quản lý, bao gồm các phòng : kỹ thuật sản xuất, thí nghiệm KCS, điều độ sản xuất, cung ứng vật tư - thiết bị , kỹ thuật an toàn –vệ sinh công nghiệp; tổng kho và các phân xưởng : Mỏ nguyên liệu, ô tô vận tải , tạo nguyên liệu , lò nung, nghiền xi măng và phân xưởng đóng bao. Phó giám đốc cơ điện : trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật cơ khí, phòng năng lượng, phòng quản lý xe máy, xưởng điện tự động, xưởng sửa chữa thiết bị cơ khí chế tạo, sửa chữa công trình và xưởng cấp thoát nước nén khí. Phó giám đốc dự án: Công ty xi măng Bỉm Sơn ra đời đã khá lâu, công nghệ do Liên Xô cung cấp nay đã lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh với các xi măng khác là rất khó khăn, để cạnh tranh được thì cần phải được đổi mới dây chuyền công nghệ. Phó giám đốc dự án phụ trách ban quản lý dự án cải tạo và mở rộng dây chuyền công nghệ của công ty. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách vấn đề kinh doanh của công ty, trực tiếp quản lý các chi nhánh của công ty ở các tỉnh Nam Định, Thái Bìmh, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và trung tâm giao dịch tiêu thụ của công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc nội chính: phụ trách các vấn đề trong công ty, trực tiếp quản lý phòng bảo vệ quân sự, phòng quản trị đời sống, trạm y tế. Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban phân xưởng: - Phòng kế toán – thống kê - tài chính: có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính, công tác kế toán thống kê để công ty cũng như các bộ phận sản xuất thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả và kinh doanh có lãi. Phòng kế toán – thống kê - tài chính có 38 người được chia làm 5 bộ phận: * Tổ kế toán tổng hợp: gồm 9 người phụ trách việc lập báo cáo tài chính, tính giá thành sản phẩm, theo dõi tài sản cố định , theo dõi việc thanh toán với người bán, duyệt giá đối với vật tư đầu vào và sản phẩm bán ra. * Kế toán vật tư: gồm 7 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu của công ty và việc hạch toán nội bộ. * Tổ tài chính: gồm 11 người , làm nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán đối với công nhân viên, thanh toán các khoản tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả và theo dõi việc thanh toán đối với ngân sách Nhà nước. * Tổ kế toán tiêu thụ: gồm 4 người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán đối với các khâu tiêu thụ sản phẩm và các chi nhánh đại lý. * Tổ kế toán nhà ăn: gồm 7 người, có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán, thống kê tại các bếp ăn của công ty. Ngoài ra còn có các bộ phận kế toán nằm ở các chi nhánh và trung tâm giao dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản được giám đốc và kế toán trưởng phân cấp quản lý. - Phòng kinh tế kế hoạch: là trung tâm tổ chức điều hành quản lý việc lập kế hoạch phát triển công ty, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Tính toán đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch mà công ty đã đề ra. -Phòng tổ chức lao động: đây là phòng có nhiệm vụ sắp xếp, điều động cán bộ công nhân viên của công ty sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả cao nhất. Đây là một phòng có số công việc tương đối lớn do số cán bộ công nhân viên công ty rất lớn . Cụ thể theo số liệu năm 2001, tổng số công nhân viên công ty:2833 người trong đó nhân viên quản lý: 244 người - Xưởng mỏ nguyên liệu: có chức năng là khai thác, bốc xúc đá vôi, đất sét trên địa bàn đơn vị quản lý; quản lý tài nguyên mỏ được giao; quản lý tài sản, thiết bị máy móc chuyên dùng được giao để phục vụ khai thác. - Xưởng ô tô vận tải: Quản lý tài sản, lao động, tổ chức vận hành và sửa chữa các loại xe, máy phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của xưởng. - Xưởng tạo nguyên liệu: Quản lý tài sản, vật tư, lao động, tổ chức vận hành các thiết bị từ máy đập đá vôi, đất sét, vận chuyển đến các thiết bị nghiền bùn, bơm bùn, các đường ống dẫn bùn, giếng bùn, bể chứa bùn, điều chế dữ trữ bùn cung cấp cho lò nung. Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm đáp ứng cho yêu cầu sản xuất clinker với chất lượng cao nhất. - Xưởng lò nung: Quản lý tài sản, lao động, vận hành hệ thống các thiết bị từ tiếp liệu bùn đến xilô clinker, các thiết bị tiếp nhận than, kho chứa than, vận chuyển than và tổ hợp máy nghiền sấy than thuộc xưởng quản lý để đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn, nhằm đạt sản lượng clinker với hiệu quả cao nhất. - Xưởng nghiền xi măng: Quản lý lao động, tài sản, phối hợp với phòng điều độ tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị đập thạch cao, clinker, phụ gia đến thiết bị nghiền, bơm và vận chuyển xi măng bột vào két chứa, xi lô , đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm nâng cao năng suất chất lượng xi măng, đạt và vượt mức kế hoạch công ty giao với hiệu quả cao nhất. - Xưởng đóng bao: Quản lý lao động, tài sản, tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị đóng bao, phối hợp với trung tâm giao dịch tiêu thụ để xuất xi măng bao, xi măng rời lên các loại phương tiện (đường sắt, đường bộ) cho khách hàng đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường với hiệu quả cao nhất. - Xưởng cấp thoát nước nén khí: Quản lý lao động, quản lý tài sản, tổ chức vận hành hệ thống các thiết bị nến khí, bơm và xử lý nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt nhằm đảm bảo cho các thiết bị hoạt động liên tục, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. - Xưởng sửa chữa công trình: Quản lý lao động, tài sản và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa kiến trúc các công trình nội bộ, xây vá gạch lò nung và vệ sinh công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. - Xưởng cơ khí: Quản lý lao động, quản lý tài sản, nắm vững các thiết kế của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng để thực hiện công việc gia công chế tạo, sửa chữa và phục hồi thiết bị trong lĩnh vực cơ khí phục vụ cho quá trình sản xuất an toàn, đạt hiệu quả cao nhất. - Xưởng điện tự động: Quản lý vận hành và sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện trong phạm vi quản lý của đơn vị được công ty giao. - Xưởng sửa chữa thiết bị: Quản lý lao động, quản lý tài sản, nắm vững thiết kế, cấu tạo các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực cơ khí phục vụ sản xuất an toàn và đạt hiệu quả cao. - Trung tâm giao dịch tiêu thụ: là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tiếp thi, quản lý tiêu thụ sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổ chức tiếp thị, dự báo về nhu cầu của thị trường, xây dựng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, theo dõi thường xuyên sự biến động của thị trường về giá cả, nhu cầu, chủng loại, thị hiếu người tiêu dùng trên từng địa bàn…. - Các chi nhánh: Chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại các địa bàn là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng kinh doanh tiêu thụ xi măng của công ty, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng, có con dấu theo mẫu quy định. 3. Một số đặc điểm về công nghệ và thị trường của xi măng Bỉm Sơn: 3.1. Quy trình công nghệ của công ty xi măng Bỉm Sơn : Sản phẩm chính của công ty xi măng Bỉm Sơn là xi măng PC30, PCB30 và PC40. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ do Liên Xô cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt nghiền hở với đặc điểm dây chuyền công nghệ chế biến kiểu liên tục, có thể tóm tắt các công đoạn của dây chuyền như sau: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đá sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ô tô. Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đá sét) được đưa vào máy nghiền. Phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35 – 36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể chứa có dung tích 800m3/bể. Sau đó phối liệu dưới dạng bùn được đưa vào lò nung thành Klinker (ở dạng hạt). Lò nung có đường kính 5m dài 185m, năng suất một lò là 65 tấn/giờ. Trong quá trình này người ta cho thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành phẩm. Tuỳ theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia với tỉ lệ pha khá nhau. Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xi lô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành phẩm là xi măng bao. Sơ đồ quy trình công nghệ này có thểđược biểu diễn theo sơ đồ sau: Khai thác nguyên liệu Nghiền nguyên liệu Nung clinker Thành phẩm Đóng bao Nghiên xi mawmăng 3.2. Về thị trường của công ty: Trước kia thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải khắp cả nước, nhưng sau đó do sự ra đời của nhiều nhà máy sản xuất xi măng với công nghệ tiên tiến hơn nên thị trường của công ty đã bị thu hẹp lại. Sau đây là một số địa bàn chính của thị trường tiêu thụ của công ty: Địa bàn do Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý( Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình…). Đây là thị trường tiêu thụ xi măng vào loại lớn nhất của nước ta, với khoảng 2 triệu tấn/năm, đồng thời ở đây cũng tập trung rất nhiều xi măng của các công ty khác nhau nên việc tiêu thụ cạnh tranh rất quyết liệt. Thị phần của Công ty xi măng Bỉm Sơn rất nhỏ(6%) ở địa bàn này và chỉ tiêu thụ được ở một số huyện của tỉnh Hà Tây và vành đai Hà Nội. Địa bàn Thái Bình: Thái Bình là tỉnh thuần nông, các công trình xây dựng lớn không nhiều, ước tính nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường này từ 90.000 đến 110.000 tấn/năm, xi măng Bỉm Sơn đang được tiêu dùng ở Thái Bình tin tưởng sử dụng. Nhưng địa bàn này do Tổng công ty phân bổ nên việc mở rộng thị trường, tạo thế chủ động trong kinh doanh của xi măng Bỉm Sơn bị hạn chế , đồng thời do giá bán của xi măng Bỉm Sơn cao hơn giá bán của các loại xi măng khác từ 20.000 đến 30.000 đồng/tấn và việc mở rộng thị trường, tăng cường đưa xi măng Bỉm Sơn về địa bàn này trong các năm qua chưa được chi nhánh Thái Bình chú ý quan tâm nên thị phần của công ty ở đây chỉ đạt 17%. Địa bàn Nam Định, Ninh Bình: hai tỉnh này có nhu cầu xi măng từ 480.000 đến 520.000 tấn/năm, là địa bàn có ít các cơ sở đầu tư xây dựng lớn, với cơ cấu tiêu dùng xi măng là 40%cho xây dựng cơ bản và giao thông nông thôn, 60% cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư , xi măng Bỉm Sơn trên thị trường này uy tín vẫn còn rất cao đối với người tiêu dùng nên thị phần của công ty trên địa bàn này chiếm 40%. Địa bàn Thanh – Nghệ – Tĩnh là một địa bàn có nhu cầu xi măng rất lớn ước khoảng 1 triệu tấn/năm. Từ tháng 7/2000 trở về trước đây là địa bàn truyền thống của xi măng Bỉm Sơn nhưng từ khi có thêm xi măng Nghi Sơn và nay có thêm xi măng Hoàng Mai thì thị trường này cạnh tranh gay gắt và có ưu thế thuộc về xi măng Nghi Sơn. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì thị phần của xi măng Bỉm Sơn tại Thanh Hoá là 60%, Nghệ An là 37%, Hà Tĩnh là 50% và thị phần của công ty đang có khả năng giảm dần. Địa bàn miền Trung từ Bình Trị Thiên trở vào: ở địa bàn Bình Trị Thiên thì uy tín của xi măng Bỉm Sơn vẫn còn in đậm trong tiềm thức của mọi người. Thị phần của công ty đang được nâng cao , hiện nay là 40%, việc kinh doanh của công ty không thông qua đại lý nào mà do Công ty KDTCXM Huế đảm nhiệm. Còn ở miền Trung tuy có nhu cầu cao 1 triệu tấn/năm , nhưng xi măng Bỉm Sơn chỉ chiếm một lượng rất ít mặc dù Công ty VLXD & XL Đà Nẵng tích cực tìm cách đẩy mạnh việc tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn Thị trường Lào: Đây là một thị trường mà nhu cầu xi măng đang tăng lên. Xi măng Bỉm Sơn có nhiều lợi thế hơn về xuất khẩu so với các nhà máy xi măng khác trong Tổng Công ty và đã được người tiêu dùng Lào chấp nhận. Tuy nhiên do điều kiện vận tải và tài chính của công ty khó khăn nên chưa đáp ứng được việc phát triển thị phần của mình trên thị trường này. II. Thực trạng hiệu quả của việc sử dụng vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn: 1.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: Ra đời được 22 năm, đã hoạt động sản xuất kinh doanh được 21 năm, xi măng Bỉm Sơn đã đóng góp cho đất nước được khoảng 19 triệu tấn sản phẩm, tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của quốc gia. Trong những năm cuối thập kỷ 90, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút, nền kinh tế của chúng ta phát triển chậm lại. Điều đó đã làm cho nghành công ngiệp xi măng gặp phải nhiều khó khăn, nhưng xi măng Bỉm Sơn mang biểu tượng con voi trong 5 năm cuối thập niên 90 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 4,5% so với năm năm đầu 1991-1995( đây là giai đoạn mà toàn nghành nói chung và xi măng Bỉm Sơn nói riêng có tốc độ tăng trưởng cao) và so với 5 năm đầu của thời kỳ đổi mới tăng 170%. Những năm gần đây xi măng Bỉm Sơn với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng Công ty xi măng Việt Nam, các cấp uỷ chính quyền trung ương và địa phương, xi măng Bỉm Sơn đã đạt được một số các kết quả nhất định, có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Kết qủa sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua Đơn vị : Triệu đồng. Số TT Chỉ tiêu Năm Tỉ lệ (%) 1999 2000 2001 00/99 01/00 1 2 3 4 5 6 7 Tổng doanh thu Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Tỷxuất LNTT/DTTx100 Nộp NSNN Tổng quỹ lương TNBQ người/tháng 757.945 757.945 81.240 10,72 127.952 53.848 1,51 909.374 909.374 84.918 9,34 142.565 81.406 2,26 856.045 856.045 87.161 10,18 96.482 72.240 2,15 120 120 104,54 87,13 111,42 151,18 149,67 94,13 94,13 102,64 108,99 67,67 88,74 95,13 Nguồn: báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Trước đi vào phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây, ta có thể điểm qua những nét khái quát về tình hình của nghành sản xuất xi măng nói chung cũng như của công ty nói riêng. Theo điều tra của các cơ quan chức năng Nhà nước, tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm từ 1991 đến 1997 thì tốc độ phát triển duy trì ở mức độ cao và ổn định (từ 8% đến 9,5%) nên nhu cầu xi măng cũng tăng lên rất nhanh từ 1989 đến 1995 là 400% (năm 1989 nhu cầu là 1,8 triệu tấn/năm đến năm 1995 là 7 triệu, rồi 9,2 triệu năm 1997 và 10,5 triệu năm 1998). Do nhu cầu xi măng tăng nhanh và chính phủ tập trung phát triển nghành công ngiệp xi măng bằng nhiều con đường nên năm 1998 về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu xi măng cho đất nước. Nhưng từ cuối năm 1997 đến nay cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông á và Đông Nam á đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Tốc độ phát triển kinh tế năm 1997 chỉ đạt 5,85%, đến năm 1999 chỉ còn 5,5%. Do vậy nhu cầu xi măng giảm mạnh, cung đã vượt cầu. Vì vậy năm 1999 nghành sản xuất xi măng nói chung và công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Năm 1999 công ty có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 1.030.000 tấn sản phẩm, lợi nhuận đạt 78,485 tỷ và nộp ngân sách 71,17 tỷ. Năm 1999 phát huy thành tích đã đạt được trong những năm qua cùng với truyền thống lao động sáng tạo, sự cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty xi măng Việt Nam, sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan chức năng, sự phối hợp tạo điều kiện của các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty xi măng Việt nam. Năm 1999 công ty đã hoàn thành được cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch được giao, sản xuất và tiêu thụ được 1.119.000 tấn, bằng 91,76% so với năm 1998, đạt 108,64% kế hoạch năm 1999, lợi nhuận đạt 81 tỷ 240 triệu đồng và nộp ngân sách Nhà nước 127 tỷ 952 triệu đồng. Năm 2000, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 1.391.235 tấn sản phẩm, trong đó xi măng là 1.260.649 tấn và klinker là 130.586 tấn, đạt 116% kế hoạch và bằng 124,33% so với 1999. Tổng doanh thu của công ty năm 2000 đạt 909 tỷ 374 triệu đồng, so với năm 1999 là đạt mức tăng trưởng 120% và tăng 151 tỷ 429 triệu đồng là về số tuyệt đối. Lợi nhuận trước thuế của công ty là 84 tỷ 918 triệu đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 3tỷ 435 triệu đồng ( từ việc mua cổ phiếu của Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn và từ các hoạt động tài chính khác ) , lợi nhuận bất thường của công ty đạt 4 tỷ 022 triệu đồng còn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 77 tỷ 461 triệu đồng. Năm 2000, công ty đã nộp ngân sách Nhà nước được 142 tỷ 565 triệu đồng, đạt 142% kế hoạch và tăng so với năm 1999 là 111,42% tương ứng với số tuyệt đối là 14 tỷ 613 triệu. Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế,… đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được cải thiện đáng kể . Tổng quỹ lương năm 2000 bằng 151,18% so với năm 1999, đây là số tương đối, còn về số tuyệt đối thì năm 2000 tăng so với năm 1999 là 27 tỷ 558 triệu đồng, nhờ đó mà thu nhập của người lao động cũng được nâng lên, với mức lương thu nhập bình quân của một người lao động trong một tháng của năm 1999 là 1,51 triệu thì đến năm 2000 đã được nâng lên 2,26 triệu đồng, tăng 149,67 %. Nói chung, so với năm 1999, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, tuy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2000 là 9,34 % giảm so với năm 1999 (10,72%) nhưng đây là một con số lớn – trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 9,34 đồng lợi nhuận trước thuế. Bước sang năm 2001, đây là năm mà Công ty xi măng Bỉm Sơn bắt đầu bước vào công cuộc cải tạo, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất của mình, trong thời gian cải tạo thì sẽ đóng cửa một dây chuyền, chỉ chạy một dây chuyền. Chính vì thế sản lượng của công ty năm nay giảm. Cụ thể là công ty đề ra kế hoạch trong năm 2001 này là sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.100.000 tấn trong đó xi măng là 1.070.000 tấn và klinker là 30.000 tấn. Đến cuối năm 2001, theo các số liệu cụ thể thì kết quả đạt được thật khả quan .Trong năm 2001, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 1.108.000 tấn sản phẩm ( bao gồm xi măng và klinker), vượt kế hoạch đề ra 8000 tấn, đây là con số tuy không lớn nhưng đã khẳng định được sự nổ lực của toàn bộ công nhân và sự lãnh đạo cuả công ty, đặc biệt là của bộ phận kinh doanh. Tổng doanh thu năm 2001 đạt 856 tỷ 045 triệu đồng bằng 94,13% so với năm 2000, về số tuyệt đối thì tổng doanh thu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 53 tỷ 329 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2001 là 87 tỷ 161 triệu đồng, so với năm 2000 đạt 102,64% tương ứng với mức tăng là 2 tỷ 243 triệu, sở dĩ có được mức lợi nhuận này là do công ty đã phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên công ty nhằm giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm được thời gian trong sản xuất. Cũng trong năm này, công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước được 96 tỷ 482 triệu đạt 102% so với kế hoạch và bằng 67,67% so vơí năm 2000, về số tuyệt đối thì giảm 46 tỷ 083 triệu đồng. Tuy năm 2001 này đa số thời gian trong năm chỉ chạy có một dây chuyền nhưng đời sống của cán bộ công nhân viên công ty so với năm 2000 cũng có sự thay đổi không đáng kể. Cụ thể là tổng quỹ lương của công ty là 72 tỷ 240 triệu đồng bằng 88,74% so với năm 2000, về số tuyệt đối thì giảm 9 tỷ 166 triệu. Thu nhập bình quân của một người lao động trong tháng là 2,15 triệu, bằng 95,13% so với năm 2000. Mặt khác trong tổng số 87 tỷ 161 triệu đồng là lợi nhuận trước thuế của Công ty thì 5 tỷ 394 triệu đồng là phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính của công ty, có sự tăng lên so với năm 2000 (năm 2000 thì khoản này là 3 tỷ 435 triệu) , nguyên nhân chủ yếu là do sự làm ăn có hiệu quả của công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty là 79 tỷ 641 triệu đồng, so với năm 2000 thì tăng 2 tỷ 181 triệu đồng, điều này càng khẳng định rõ quyết tâm của công ty trong việc nỗ lực làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm của công ty. Trên đây là một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm qua. Có được kết quả trên thì công tác tài chính của công ty cũng đóng góp một phần đáng kể vào những thành công đó. Bảng 2. Tình hình tài chính của công ty qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 2000/1999 Chênh lệch 2001/2000 1999 2000 2001 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản Trđ 591.495 775.040 1.141.300 183.545 31,03 366.260 47,27 2 Tài sản lưu động Trđ 420.328 429.537 817.727 9.209 2,19 388.190 90,37 3 Vốn bằng tiền Trđ 37.606 39.811 30.787 2.205 5,86 -9.024 -22,67 4 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Trđ 171.167 345.503 323.573 174.336 101,85 -21.930 -6,35 5 Tổng nguồn vốn Trđ 591.495 775.040 1.141.300 183.545 31,03 366.260 47,27 6 Nợ phải trả Trđ 210.327 329.513 776.945 119.186 56,67 447.432 135,78 7 Nợ ngắn hạn Trđ 75.252 194.418 145.920 119.166 168,35 -48.498 -24,94 8 Nợ dài hạn Trđ 135.075 135.095 631.025 20 0,01 495.930 367,10 9 Vốn chủ sở hữu Trđ 381.168 445.527 364.355 64.359 16,88 -81.172 -18,22 10 Tỷ suất tự tài trợ (9)/(5) % 64,44 57,48 31,92 - - - - 11 Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn (4)/(1) % 28,94 44,58 28,35 - - - - 12 Hệ số nợ (6)/(1) % 35,56 42,51 68,07 - - - - 13 Tỷ suất tài trợ hiện hành (2)/(7) - 5,58 2,21 5,60 - - - - 14 Tỷ suất thanh toán tức thời (3)/(7) - 0,50 0,20 0,21 - - - - 15 Tỷ suất tự tàI trợ TSCĐ (9)/(4) % 222,69 128,95 112,60 - - - - Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm gần đây. Trước hết ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 tổng tài sản tăng 31,03%so với năm 1999 tương ứng với số tiền là 183 tỷ 545 triệu đồng, năm 2001 tổng giá trị tài sản tăng47,42% so với năm 2000 và đạt giá trị là 1.143 tỷ 300 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn tài trợ cho các tài sản của công ty để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta có thể xem xét nó qua việc đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của công ty để có một cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về tỷ suất tài trợ, năm 1999 chỉ tiêu này đạt 64,44% đến năm 2000 giảm xuống còn 57,48% và 31,92% là con số của năm 2001. Trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp tăng nhanh mà nguồn vốn chủ sở hữu lên xuống thất thường, như vậy là không hợp lý, qua đó có thể thấy rằng mức độ độc lập về tài chính của công ty là thấp. Về tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn, năm 1999 tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 28,94% tổng tài sản, con số này của năm 2000 là 44,58% và 28,35% là số liệu của năm 2001. Nhìn chung thì tỷ lệ này tương đối thấp, điều đó thể hiện tài sản cố định không đóng vai trò quan trọng lắm trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, nó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là chưa cao. Ngoài ra tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn tăng nhanh. Qua các năm 1999 tỷ lệ này là 35,56% và đến năm 2001 thì nó đã là 68,07%. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty năm 1999 là 210 tỷ 327 triệu, năm 2000 là 329 tỷ 513 triệu tăng 56,67% so với năm 1999 và 2001 con số này là 776 tỷ 945 triệu tăng so với năm 2000 là 135,78%. Như thế ở năm 1999 và năm 2000 trong nguồn vốn kinh doanh thì vốn chủ sở hữu vẫn chiếm đa số, nhưng đến năm 2001 thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là sử dụng vốn vay. Sở dĩ năm 2001 công ty sử dụng cơ cấu vốn như thế này là do công ty tiến hành các hoạt động huy động vốn để cải tạo dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty năm 1999 là 222,69%, năm 2000 là 128,95% và của năm 2001 là 112,60% tỷ suất này có xu hướng giảm dần là do tài sản cố định biến động tăng lớn hơn lượng tăng chủ sở hữu và tốc độ giảm (tương ứng với từng năm) cũng nhỏ hơn của vốn chủ sở hữu, nhưng tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định này đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ công ty có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty năm 1999 là 5,58 lần , bước sang năm 2000 do sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn (tăng gấp 2,58 lần) so với năm 1999 trong khi tài sản lưu động tăng chậm (2,19%) nên năm 2000 tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty chỉ đạt 2,21 lần , và năm 2001 với sự tăng nhanh trở lại của tài sản lưu động, tỷ suất này là 5,6 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất lớn đảm bảo được sự phát triển ổn định của công ty. Tỷ suất thanh toán tức thời của công ty trong ba năm 1999, 2000, 2001 tương đối thấp ( 0,50 ; 0,20 ; 0,21 ) cho thấy khả năng thanh toán ngay của công ty là không lớn. Qua sự tính toán và phân tích các chỉ tiêu cụ thể, ta có thể có một kết luận sơ bộ về tình hình tài chính của công ty trong một số năm qua là tốt, có thể đối phó được với tình huống bất lợi cho công ty, đủ đảm bảo cho công ty phát triển ổn định trong thời gian tới. Ngoài ra ta còn phải xem xét xem hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong các năm qua như thế nào thì mới có thêm cơ sở để đánh giá về tình hình tài chính của công ty một cách chính xác hơn . Bảng 3: hiệu quả sử dụng vốn tại công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 2 3 4 5 6 7 8 Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh lợi vốn (2)/(4)x100 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (3)/(5)x100 Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ - - - 757.945 81.240 55.243 591.495 381.168 1,28 13,73 14,49 909.374 84.918 57.744 775.040 445.527 1,75 10,96 12,96 856.045 87.161 60.842 1.141.300 364.355 0,75 7,64 16,70 Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Năm 1999, hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là 1,28 nó cho biết trong năm 1999 một đồng tài sản đem lại cho công ty 1,28 đồng doanh thu, đến năm 2000 con số này là 1,17 và đến năm 2001 chỉ còn lại 0,75 đồng doanh thu, điều này cho thấy nguồn vốn của công ty tăng nhanh trong đó mức doanh thu có tốc độ tăng chậm hơn, tuy nhiên so với các nghành khác thì hiệu suất này là khá cao. Cùng với sự giảm về hiệu suất sử dụng tổng tài sản doanh lợi vốn cũng giảm dần, năm 1999 mức này là 13,73%, tức là khi bỏ 100 đồng vốn vào kinh doanh thì thu được 13,73 đồng lợi nhuận trước thuế, đến năm 2000 và 2001 thì số lợi nhuận trước thuế thu được là 10,96 đòng và 7,64 đồng. Tuy thế nhưng doanh lợi vốn chủ sở hữu lạI tăng lên (tổng thể 3 năm). Năm 1999, với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh thì thu được 14,49 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2001 là 16,7 đồng Qua nhưng chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang có xu hướng giảm dần, điều này có thể được lý giảI thông qua việc sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp phảI sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ có nhiều lợi thế hơn. Tuy những kết quả về hiệu quả sử dụng vốn của công ty là cao song chúng ta cũng cần phảI đI sâu phân tích chi tiết về hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn để thấy được những mặt được và hạn chế để đưa ra giải pháp kịp thời hiệu quả. 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn : 2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này thì doanh nghiệp phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Đối với công ty xi măng Bỉm Sơn thì tình hình tài trợ cho các loại tài sản được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Tình hình đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Vốn dài hạn: - Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn 516.243 381.168 135.075 580.622 445.527 135.095 995.380 364.355 631.025 2 TSCĐ & đầu tư dài hạn: - TSCĐ - Đầu tư tài chính dài hạn - Xây dựng CBDD 171.167 145.649 23.963 1.555 345.503 100.429 24.093 220.981 323.573 105.075 20.495 198.003 3 Vốn ngắn hạn - Nợ ngắn hạn 75.252 75.252 194.418 194.418 145.920 145.920 4 Tài sản lưu động 420.328 429.537 817.727 5 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(2) hay (4)-(3) 345.067 235.119 671.807 Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Trong giai đoạn 3 năm 1999-2001, nhìn chung một cách tổng thể thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bị giảm xuống, đó là do năm nào doanh nghiệp cũng phải trích nộp khấu hao cho Tổng công ty (phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng), trong khi đó nguồn vốn do ngân sách cấp là thất thường . Điều này dễ lý giải là do Tổng công ty phải tìm cách phân bổ nguồn vốn cho các thành viên của Tổng công ty , đặc biệt là do một số nhà máy đang đi vào cải tạo dây chuyền công nghệ và mở rộng nhà máy như nhà máy xi măng Hải Phòng, trong khi đó công ty xi măng Bỉm Sơn mới bắt đầu đi vào cải tạo. Trước hết ta thấy trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động thường xuyên chiếm một tỷ trọng lớn, cụ thể là 71,6% năm 1999 và 55,42% năm 2000, sang năm 2001 là 71,65%. Còn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì 87,27% là tỷ trọng vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn của công ty năm 1999, con số này của năm 2000 và năm 2001 lần lượt là 74,91%; 87,21%. Mặt khác vốn lưu động thường xuyên của công ty là rất lớn, 345 tỷ 067 triệu là số của năm 1999, đến năm 2000 do chuẩn bị cho công tác cải tạo dây chuyền công nghệ đã giảm xuống còn 235 tỷ 119 triệu và đã tăng lên 671 tỷ 807 triệu vào năm 2001. Qua đó cho thấy việc sử dụng vốn để tài trợ cho các loại tài sản của công ty là đúng đắn , khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo bởi nguồn tài sản lưu động lớn. Qua các số liệu đã có của công ty và các số liệu mà ta tính toán được, thấy được tài sản lưu động của công ty là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Mà để tài trợ cho tài sản lưu động này ngoài nguồn vốn ngắn hạn còn có phần quan trọng của vốn lưu động thường xuyên . Đấy là về vốn lưu động thường xuyên của công ty. Còn nhu cầu của công ty về nguồn vốn này như thế nào, ta có thể thấy qua bảng sau : Bảng 5: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 2 3 4 Nợ ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho Nhu cầu VLĐ thường xuyên (2)+(3)-(1) 75.252 257.897 123.226 305.871 194.418 171.011 217.448 194.041 145.920 74.019 709.014 637.113 Nhu cầu vốn lưu động của công ty là lớn, đặc biệt là năm 2001 nhu cầu vốn lưu động lên tới 637 tỷ 113 triệu đồng, năm 1999 là 305 tỷ 871 triệu đồng, và năm 2000 ít hơn năm so với 2 năm kia, chỉ có 194 tỷ 041 triệu đồng. Do đó nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Như vậy công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn, giữa vốn dài hạn và vốn ngắn hạn sao cho phù hợp với cơ cấu của công ty, tránh tình trạng thừa vốn dài hạn, thiếu vốn ngắn hạn như hiện nay. 2.2. Thực trang sử dụng vốn cố định tại công ty xi măng Bỉm Sơn : 2.2.1 Cơ cấu tài sản cố định của công ty : Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định . Vì vậy, khi đánh giá cơ cấu tài sản cố định của công ty có một ý nghĩa khá quan trọng khi đánh giá tình hình vốn của công ty. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của công ty, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty . ta có thể xem cơ cấu tài sản cố định của công ty xi măng Bỉm Sơn và tỷ trọng của mỗi loại tài sản qua 3 bảng sau: Bảng 6-7 :Cơ cấu tài sản cố định của công ty Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 GTCL ĐK GTCL CK GTCL ĐK GTCL CK GTCL ĐK GTCL CK 1 2 3 4 5 Đất đai Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý 3.702 111.245 100.026 2.171 4.704 3.702 72.809 62.802 1.389 4.947 3.174 78.562 57.407 15.580 2.970 3.147 47.824 36.472 8.851 4.135 3.066 54.684 30.564 10.730 2.313 3.066 45.301 26.783 26.246 3.679 6 Tổng 221.848 145.649 157.666 100.429 101.357 105.075 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 NGĐK NGCK NGĐK NGCK NGĐK NGCK 1 2 3 4 5 Đất đai Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện, vận tải Dụng cụ quản lý 3.702 428.076 526.870 38.662 6.331 3.702 421.481 492.462 39.560 7.471 3.147 426.083 516.370 45.624 6.579 3.147 420.118 500.278 68.329 8.273 3.066 425.005 481.295 55.538 7.039 3.066 423.558 488.589 76.102 9.601 6 Tổng số 1.003.641 964.679 997.803 1.000.145 971.943 1.000.916 Nguồn : Báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Qua một số chỉ tiêu của bảng trên ta nhận thấy tổng giá trị tài sản cố định của công ty đang có xu hướng giảm dần. Sự giảm này do nhiều nguyên nhân, cụ thể là về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị giảm, nó được thể hiện qua: Giá trị đất đai giảm từ 3 tỷ 702 triệu đồng năm 1999 (chiếm 1,67% tổng tài sản cố định ) xuống còn 3 tỷ 066 triệu đồng năm 2001 (chiếm 2,92% tổng giá trị tài sản cố định - tỷ trọng của nó trong tổng giá trị tài sản cố định tăng là do tổng giá trị tài sản cố định giảm mạnh từ 221 tỷ 848 triệu đồng năm 1999 xuống còn 105 tỷ 075 triệu đồng năm 2001) Nhà cửa vật kiến trúc giảm từ 72 tỷ 809 triệu đồng xuống còn 47 tỷ 824 triệu đồng năm 2000 và chỉ còn 45 tỷ 301 triệu đồng vào năm 2001, điều này cho thấy công ty ít chú trọng đổi mới loại tài sản cố định này. Không những giảm về số tuyệt đối mà còn giảm về tỷ trọng trong tổng tài sản cố định của công ty như là từ 49,99% năm 1999 xuống còn 47,62% năm 2000 và năm 2001 là 43,11%. Máy móc thiết bị của công ty cũng tương tự như là nhà cửa vật kiến trúc. Qua số liệu ở trên ta thấy máy móc thiết bị của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nhà cửa vật liệu kiến trúc trong tổng tài sản cố định, đó là do mức khấu hao về máy móc thiết bị của công ty lớn hơn mức khấu hao về nhà cửa vật kiến trúc. Còn về nguyên giá của chúng thì máy móc thiết bị là lớn nhất cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trong tổng tài sản cố định . Cụ thể, nguyên giá của nhà cửa, vật kiến trúc là 428 tỷ 076 triệu đồng và của máy móc là 526 tỷ 870 triệu đồng trong tổng tài sản cố định là 1003 tỷ 642triệu . Đồng thời công ty xi măng Bỉm Sơn là công ty sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều năm trở lại đây có nhiều nhà máy sản xuất xi măng được xây dựng mới hay cải tạo lại , nó đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tiêu thụ sản phẩm . Để tăng khả năng cạnh tranh của mình, công ty đã đầu tư vào các phương tiện vận tải dùng để vận chuyển sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dùng, mở rộng địa bàn tiêu thụ về khu vực nông thôn và miền núi. Do đó giá trị phương tiện vận tải tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trong tổng tài sản cố định của công ty. Cụ thể 1 tỷ 389 triệu đồng là giá trị của phương tiện vận tải của công ty năm 1999 chiếm 0,98% tổng giá trị tài sản cố định nhưng đến năm 2001 thì các con số này đã là 26 tỷ 246 triệu và chiếm 3,50% tổng tài sản cố định của công ty. Như các số liệu ở trên thì ta thấy vấn đề đổi mới tài sản cố định của công ty là rất ít được chú trọng, cho nên công ty cần tập trung nguồn vốn vào việc đổi mới tài sản cố định . Có như thế thì công ty mới có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng của chúng, từng bước lấy lại uy tín và lòng tin trong người tiêu dùng, mở rộng thị phần của mình ở trong và ngoài nước. 2.2.2 – Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty xi măng Bỉm Sơn : Để xem xét thực trạng việc sử dụng vốn cố định của công ty ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định, mức sinh lợi của tài sản cố định, … Bảng 8: hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm %chênh lệch 00/99 %chênh lệch 01/00 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế NG TSCĐ bình quân Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng VCĐ Hiệu quả sử dụng VCĐ Suất hao phí vốn cố định Hiệu suất sử dụng TSCĐ Sức sinh lợi của TSCĐ Suất hao phí tài sản cố định 757.945 81.240 984.160 183.748 4,12 0,44 0,24 0,77 0,0825 1,30 909.374 84.918 998.974 129.047 7,05 0,66 0,14 0,91 0,0850 1,10 856.045 87.161 986.429 103.216 8,29 0,84 0,12 0,87 0,0884 1,15 19,98 4,53 1,50 -29,77 71,12 50,00 -41,67 18,18 3,03 -15,38 -5,86 2,64 -1,25 -20,02 17,59 27,27 -14,28 -4,39 4,00 4,54 So với năm 1999, năm 2000 có chỉ tiêu mức sinh lợi của tài sản cố định tăng lên là 3,03%; hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 18,18%. Năm 1999, bình quân 1 đồng tài sản cố định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0825 đồng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2000, bình quân 1 đồng tài sản cố định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì 0,91 đồng doanh thu và 0,0850 đồng lợi nhuận trước thuế. Như thế ta có thể thấy từ năm 1999 đến năm 2000 thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là có sự tăng trưởng. Mặt khác chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2000 tăng so với năm 1999 là 71,12%, hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tăng tới 50%. Năm 1999, bình quân 1 đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 4,12 đồng doanh thu và 0,44 đồng lợi nhuận trước thuế. Bước sang năm 2000, bình quân 1 đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 7,05 đồng doanh thu và 0,66 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 1999, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần 1,3 đồng tài sản cố định và 0,24 đồng vốn cố định; đến năm 2000, 1 đồng doanh thu cần 1,1 đồng tài sản cố định và 0,14 đồng vốn cố định. Điều này đã giúp cho công ty tiết kiệm được 0,2 đồng tài sản cố định và 0,1 đồng vốn cố định khi tạo ra 1 đồng doanh thu của năm 2000 so với năm 1999. Sang năm 2001, mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm so với năm 2000 là 4,39% nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định vẫn tăng 17,59% và hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng 27,27 %. Suất hao phí tài sản cố định của công ty năm 2001 tăng 4,54% so với năm 2000, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần 1,15 đồng tài sản cố định , tăng 0,05 đồng so với năm 2000. Tuy suất hao phí Tài sản cố định tăng nhưng suất hao phí vốn cố định của năm này giảm 14,28% so với năm 2000, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm 2001 cần lượng vốn cố định ít hơn năm 2000 là 14,28% hay 0,02 đồng, nên đã tiết kiệm được cho công ty một lượng vốn cố định nhất định Như vậy trong vài năm qua thì tình hình sử dụng vốn cố định ở công ty là rất có hiệu quả, lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng donh thu luôn giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng và tăng cao. Mặt khác ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định, qua đó ta có thể thấy được tài sản cố định của công ty đang ở mức độ rất lạc hậu. Do đó, để đảm bảo khả năng phát triển lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh của công ty thì đòi hỏi công ty phải tập trung nguồn vốn để đổi mới tài sản cố định, đổi mới dây chuyền công nghệ của công ty. 2.2.3 – Hoạt động quản lý, bảo toàn và đổi mới tài sản cố định tại công ty xi măng Bỉm Sơn. a) Công tác khấu hao thu hồi vốn cố định: Như ta đã biết, trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm, một bộ phận còn lại được “cố định” trong tài sản. Như vậy, sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành hình thái tiền tệ và được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Để đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị trích khấu hao phải phù hợp với giáI trị hao mòn thực tế của tài sản cố định (kể cả hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình) và doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trang bị tài sản cố định một cách có hiệu quả. Việc trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ có thể thực sự chính xác khi đáp ứng được 3 yêu cầu trong công tác quản lý vốn cố định: Thứ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên đáng giá và đánh giá lại tài sản cố định thông qua kiểm kê, theo dõi tài sản cố định để giá trị tài sản cố định thực tế khớp đúng với giá trị trên sổ sách. Nguyên giá và giá trị còn lại thực tế của tài sản là cơ sở quan trọng để điều chỉnh việc tính khấu hao đảm bảo phù hợp, chính xác. Thứ hai, doanh nghiệp phải lưạ chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao, doanh nghiệp phải căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản. Những tài sản có thể nhanh chóng được cải tiến, thay thế bởi sự bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật cần được khấu hao nhanh để tránh rủi ro hao mòn vô hình quá nhanh Thứ ba , doanh nghiệp phải đặt ra mức khấu hao hợp lý, mức khấu hao phải phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và tình hình sử dung tài sản trong thực tế sản xuất kinh doanh. Những tài sản hoạt động liên tục sát với công suất thiết kế cần được điều chỉnh mức khấu hao hợp lý để phản ánh đúng giá trị hao mòn hữu hình của nó. Những tài sản tạm thời không được sử dụng cũng có mức khấu hao riêng để đảm bảo giá trị thực tế phù hợp với giá trị sổ sách. Tại công ty xi măng Bỉm Sơn, trong thời gian qua việc quản lý và thu hồi vốn đã được chú ý. Công ty đã xây dựng định mức kế hoạch cho tài sản cố định hàng năm được thể hiện trong công tác kế hoạch hoá việc thu hồi bảo toàn và phát triển vốn cố định. Về việc xác định phương pháp tính khấu hao thì công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và số tiền khấu hao theo tài sản cố định thì sẽ được nộp về Tổng công ty để cho Tổng công ty có kế hoạch hiện đại hoá dây chuyền công nghệ của các thành viên. mBảng 9: Tình hình trích khấu hao tài sản cố định của công ty Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 Đất đai Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tảI Dụng cụ quản lý - 31.841 2.819 1.681 897 - 34.985 9.439 6.729 812 - 7.937 11.075 4.857 1.197 6 Tổng 37.238 51.965 25.066 7 Giá trị hao mòn đầu kỳ 781.793 819.631 870.585 8 Giá trị hao mòn cuối kỳ 819.031 871.596 895.651 Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn b). Công tác đổi mới tài sản cố định : Thấy được tầm quan trọng của tài sản đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty xi măng Bỉm Sơn luôn quan tâm tới hoạt động đầu tư đổi mới thay thế trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng tốt những đòi hỏi ngày cáng khắt khe hơn trên thị trường vật liệu xây dựng mà ở đây là thị trường xi măng. Ta có thể thấy tình hình đầu tư đổi mới tài sản cố định theo nguyên giá tài sản cố định tại cùng công ty xi măng Bỉm Sơn Bảng 10: tình hình đầu tư đổi mới tài sản cố định Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 2 3 4 5 Đất đai Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý - 1.747 13.538 1.632 1.205 - 1.354 10.738 27.869 1.824 - 864 7.294 21.382 2.563 6 Tổng 18.122 41.785 32.103 2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xi măng Bỉm Sơn : 2.3.1 Cơ cấu tài sản cố định của công ty xi măng Bỉm Sơn : Quy mô vốn lưu động của công ty là rất lớn, nó không ngừng tăng lên qua các năm kể cả số tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2000 so với năm 1999 thì vốn lưu dộng của công ty tăng lênkhông đáng kể, khoảng 2,2% ứng với số tuyệt đối là 9 tỷ 209 triệu đồng. Sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của lượng hàng tồn kho mà đóng vai trò quan trọng trong sự tăng lên này là tăng lượng hàng mua đang đi đường của công ty, khoản này tăng tới 26. 804,16% so với năm 1999 tương ứng với số tuyệt đối là 109 tỷ 629 triệu đồng ; và có cả sự tăng lên về lượng tiền của công ty, lượng tiền năm 2000 tăng lên 5,86% hay 2 tỷ 205 triệu đồng so với năm 1999. Điều này cho thấy công ty trong năm 2000 này thì hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng hơn so với năm 1999 do lượng hàng mua đang đi đường của công ty là cao. Chứng tỏ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ở chiều thế thuận lợi Cũng trong năm 2000 này, công ty đã làm tôt việc quản lý các khoản phải thu của công ty. Nó được thể hiện ở chỗ giá trị các khoản phải thu năm 2000 giảm 33,69% so với năm 1999 hay giảm 86 tỷ 886 triệu đồng so với năm 1999. Trong năm 2000 , tình hình biến động của tài sản lưu động là khá phức tạp, có nhiều khoản tăng lẫn giảm so với năm 1999, nhưng nhìn chung thì cơ cấu của vốn lưu động biến động theo chiều hướng có lợi cho công ty Sang năm 2001, cơ cấu biến động của tài sản cố định cũng còn khá phức tạp , tiền mặt giảm đi 22,67% hay 9 tỷ 024 triệu đồng so với năm 2000. Việc quản ký tốt các khoản phải thu đã làm cho các khoản này giảm 56,72% hay 96 tỷ 992 triệu đồng so với năm 2000, trong đó các khoản phải thu của khách hàng giảm 19 tỷ 551 triệu đồng (46,66%) so với năm 2000. Đặc biệt có sự giảm đôt ngột của khoản “phải thu nội bộ”, khoản này năm nay đã giảm tới 92 tỷ 978 triệu đồng (99,75%) so với năm 2000. Việc giảm các khoản phải thu đã giúp cho công ty bị chiếm dụng vốn ít hơn từ đó cho thấy việc sử dụng vốn của công ty đang có hiệu quả hơn . So với năm 2000, hàng tồn kho của công ty năm 2001 tăng nhanh một cách đột ngột, tăng 226,06%, về số tuyệt đối là 491 tỷ 566 triệu đồng. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 86,70% tổng tài sản lưu động. Trong đó hàng mua đang đi đường (566 tỷ 297 triệu đồng ) đã chiếm tới 69,25% tổng tài sản lưu động, nguyên liệu, vật liệu tồn kho (93 tỷ 171 triệu đồng) chiếm 11,39% tổng tài sản lưu động, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty cũng là 37 tỷ 238 triệu đồng. Đây là con số khá lớn, nó có thể chuẩn bị tốt cho việc sản xuất của kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản, đặc biệt là “hàng mua đang đi trên đường” với lượng giá trị rất lớn ngoài việc làm ứ đọng vốn của công ty còn làm cho công ty phải chịu một khoản chi phí vận chuyển , bảo quản rất lớn . Khoản mục “hàng gửi bán” của công ty cũng tới 10 tỷ 010 triệu đồng, đây cũng là một khoản làm ứ đọng vốn của công ty nhưng nó giúp cho công ty đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, do việc chú trọng mở rộng địa bàn, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm mà khoản tạm ứng của công ty chiếm đa số trong khoản mục tài sản lưu động khác. Năm 1999 khoản này là 1 tỷ 236 triệu đồng, đến năm 2000 là 1 tỷ 253 triệu đồng và năm 2001 là 1tỷ 354 triệu đồng. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. để phân tích kỹ hơn điều đó ta phải xem xét các chỉ tiêu cụ thể ở phần tới. 2.3.3. Thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại công ty: Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, ta dùng các chỉ số như mức sinh lời, hệ số đảm nhiệm và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động thời gian của một vòng quay vốn lưu động, thời gian của vòng luân chuyển. Trong đó: Vốn lưu động bình quân = Vốn lưu động đầu kỳ + vốn lưu động cuối kỳ 2 Bảng 12: hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm % tăng giảm 00/99 % tăng giảm 01/00 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân Sức sinh lợi của VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ Số vòng quay VLĐ Thời gian một vòng luân chuyển Tr.đ Tr.đ Tr.đ - - vòng ngày 757.945 81.240 332.414 0,244 0,438 2,28 157,89 909.374 84.918 424.932 0,200 0,467 2,14 168,22 856.045 87.161 623.632 0,140 0,728 1,37 262,77 19,98 4,53 27,83 -18,03 6,62 -6,14 6,54 -5,86 2,64 46,76 -30,00 55,89 -35,98 56,21 Nguồn :Báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn Ta nhận thấy sức sinh lợi của vốn lưu động liên tục giảm qua các năm, so với năm 1999 sức sinh lợi giảm xuống một đồng vốn lưu động bình quân chỉ đem lại 0,2 đồng lợi nhuận giảm 18,03%. Sang năm 2001 tuy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng so với năm 2000 là 2,64% nhưng do vốn lưu động tăng nhanh 46,76% nên sức sinh lợi cả vốn lưu động bình quân giảm so với năm 2000 là 30%. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm qua tuy có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn còn cao, doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển được vốn lưu động. Vốn lưu động bình quân vẫn liên tục tăng, tốc độ tăng rất nhanh, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 27,83% ứng với số tuyệt đối là 92 tỷ 518 triệu đồng, năm 2001 so với các con số này là 46,76% và 198 tỷ 700 triệu đồng. Trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu tuần không cao bằng, cụ thể là năm 2000 so với năm 1999 là tăng 19,98% và trong năm 2001 doanh thu thuần không những không tăng mà giảm 5,86% so với năm 2000, lý do ở việc giảm này là năm này công ty đang tiến hành cải tạo công nghệ. Dây chuyền số 1 ngừng hoạt động chỉ chạy một mình dây chuyền số 2 nên sản lượng sản phẩm của công ty bị giảm. Vì thế mà sức sản xuất của vốn lưu động có chiều hướng tăng lên thông qua hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng với tốc độ nhanh dần. Năm 1999, hệ số này là 0,438 sang năm 2000 là 0,467 tăng 6,62%, và năm 2001 là 0,728 tăng lên 55,89% so với năm 2000. Nếu như năm 1999 để có 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 0,438 đồng vốn lưu động còn đến năm 2001 phải bỏ ra tới 0,728 đồng vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao dần lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp dần, không tiết kiệm được vốn lưu động. Ngoài chỉ tiêu trên , để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta còn xét đến chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vốn của doanh nghiệp. Từ năm 1999 trở lại đây số vòng quay của vốn lưu động giảm dần, trong năm 1999 vốn lưu động quay được 2,28 vòng đến năm 2000 giảm xuống 2,14 vòng và sang năm 2001 chỉ quay được 1,37 vòng. Doanh thu năm 2001 giảm 5,86% so với năm 2000, về số tuyệt đối là 53 tỷ 329 triệu trong đó vốn lưu động bình quân lại tăng lên 109,6% so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng của doanh thu thuần không tăng tương ứng với tốc độ tăng của vốn lưu động làm giảm số vòng quay của vốn. Đồng thời, thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động cũng tăng lên, năm 1999, thời gian của một vòng luân chuyển vốn là 157,89 ngày, năm 2000 chỉ tiêu này là168,22 ngày và năm 2001 thời gian của một vòng luân chuyển kéo dài tới 262,77 ngày. Điều đó thấy được việc thu hồi vốn lưu động rất chậm và nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. III - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xi măng Bỉm Sơn : 1. Những kết quả đã đạt được: Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn, có thể thấy những kết quả mà công ty đã đạt được trong việc sử dụng vốn là: Trong việc huy động các nguồn tại trợ: ngoài nguồn vốn của ngân sách cấp bổ sung, công ty còn tiến hành hàng loạt các biện pháp khác như là vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở trong và ngoài nước, thực hiện mua chịu một số nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất hay sử dụng các khoản tiền ứng trước của người mua để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, … Đã có sự linh hoạt trong việc điều hành sử dụng các nguồn vốn hiện có của công ty một cách hợp lý, từ đó giảm được khoản mục tiền vay ngân hàng về vốn lưu động dẫn đến giảm được lãi tiền vay nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đã xây dựng được kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của đơn vị mình là đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh vào mùa xây dựng. Tình hình sử dụng vốn cố định ở công ty là rất có hiệu quả, lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu luôn giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty luôn tăng và tăng cao. Điều này có được là do công ty đã khai thác được tối đa công suất của tài sản cố định, đưa sản lượng sản phẩm mà công ty sản xuất được lên trên cả công suất thiết kế của nhà máy. Công ty đã cố gắng chủ động trong việc xây dựng và chỉ đạo kế hoạch mua sắm vật tư hợp lý, được phân bổ đều trong năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất và sửa chữa lớn, đưa ra được định mức dự trữ đối với một số loại vật tư chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, tránh được tình trạng mua dự trữ cho cả năm. Nhờ đó mà đã tiết kiệm được cho công ty một lượng vốn đáng kể. Việc công ty đã quản lý tốt “ các khoản phải thu” đã giúp cho công ty thu hồi được một lượng lớn vốn lưu động, hạn chế được số vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng, tránh tổn thất không đáng có của công ty. Thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu như tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định đã cho thấy công ty có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì tỷ trọng về vốn dài hạn là rất lớn, điều đó giúp cho công ty có một khả năng về nguồn vốn để đảm bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12737.DOC