Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà: LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang trải qua những năm đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ thông tin khoa học, của hội nhập kinh tế, của tự do thương mại. Đất nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhân dân ta còn nghèo đói, muốn đuổi kịp thế giới, sánh vai cùng bạn bè năm châu mà vẫn phải giữ vững mục tiêu cách mạng là đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một bài toán vô cùng khó khăn. Nền kinh tế công nghiệp của ta vốn đã non trẻ, các doanh nghiệp của ta luôn luôn phải đương đầu với biết bao khó khăn như: tình hình dây chuyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không còn đáp ứng được yêu cầu về năng suất, độ tinh xảo của sản phẩm; thị trường tiêu thụ còn nhỏ, tình hình huy động vốn kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong đó vốn kinh doanh là vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh. Phát triển kinh tế nghĩa là không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để mở rộng qu...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang trải qua những năm đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ thông tin khoa học, của hội nhập kinh tế, của tự do thương mại. Đất nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhân dân ta còn nghèo đói, muốn đuổi kịp thế giới, sánh vai cùng bạn bè năm châu mà vẫn phải giữ vững mục tiêu cách mạng là đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một bài toán vô cùng khó khăn. Nền kinh tế công nghiệp của ta vốn đã non trẻ, các doanh nghiệp của ta luôn luôn phải đương đầu với biết bao khó khăn như: tình hình dây chuyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không còn đáp ứng được yêu cầu về năng suất, độ tinh xảo của sản phẩm; thị trường tiêu thụ còn nhỏ, tình hình huy động vốn kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong đó vốn kinh doanh là vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh. Phát triển kinh tế nghĩa là không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để mở rộng quy mô phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Hơn nữa, vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường mà còn đưa doanh nghiệp phát triển, đi lên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mặt khác, trong điều kiện phát triển hiện nay, với xu thế quốc tế hoá ngày càng mở rộng, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì nhu cầu vốn để kinh doanh nhất là nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải trở thành những đơn vị kinh tế độc lập, độc lập về vốn, về công nghệ, tự chủ sản xuất nhất là phải có một lượng vốn đảm bảo cho phát triển. Do còn hạn chế nhiều mà phần lớn các doanh nghiệp của ta sử dụng vốn không có hiệu quả, công tác quản lý vốn lỏng lẻo, các biện pháp quản lý đưa ra chỉ mang tính lý thuyết dẫn đến làm ăn thua lỗ và không ít doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, mặc dù các nhà quản lí của ta đã có nhiều cố gắng nhất định vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dung vốn kinh doanh. Xuất phát từ những yêu cầu đó, từ những kiến thức được học trong nhà trường và qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ”. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Do trình độ và thời gian hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Tài chinh - Ngân hàng mà đặc biệt là sự quan tâm của giảng viên hướng dẫn Phan hữu Nghị, các cô chú cán bộ công nhân viên trong Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà và của toàn thể các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm chung về vốn Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (ngoại trừ một số doanh nghiệp hoạt động công ích). Các doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất từ khâu đầu tư, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngay từ đầu, để có đầy đủ tiêu chuẩn để thành lập công ty thì vốn cũng là một điều khoản không thể thiếu. Một doanh nghiệp để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục thì phải đảm bảo có một lượng vốn nhất định. Đây là lượng vốn để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ dây truyền sản xuất. Nhà kinh tế học người Anh Uyliam Petty đưa ra luận điểm đầu tiên về vốn: “ Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”. Hiểu một cách đơn giản là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội đều xuất phát từ nguồn lực của con người, đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Kế thừa những tư tưởng đó, Marx đã trình bày quan điểm của mình về vốn “ Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất”. Với quan niệm đó, Marx mới chỉ đề cập đến khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Samuelson - Nhà kinh tế học theo trường phái “Tân cổ điển” đã kế thừa những quan điểm của trường phái cổ điểm về các yếu tố sản xuất và phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là hàng hóa sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Như vậy, trong quan niệm về vốn của mình Samuelson không đề cập đến các tài sản tài chính, các giấy tờ có giá có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua chuyển đổi, ông đã đồng nhất vốn với tài sản cố định của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa để sản xuất các hàng hóa khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp. Như vậy, David Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của Samuelson. Từ những quan niệm trên, các tác giả đã thống nhất và đưa ra khái niệm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của toàn bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh hay một ngành nghề nhất định nhằm mục đích sinh lời”. 1.1.2. Vai trò của vốn Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của mỗi doanh nghiệp. Một lượng vốn để trang trải các chi phí như: chi phí thành, lập mua sắm tài sản, vật tư, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí tối thiểu theo quy định của pháp luật, phù hơp với từng ngành nghề kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp và khi đó địa vị pháp lý của các doanh nghiệp mới được xác lập. Vốn là cơ sở để doanh nghiệp duy trì và phát triển bình thường. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn để có thể cung cấp vật tư, hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, dự trữ tồn kho, chi phí cho việc đầu tư tiêu thụ sản phẩm, trả lương cho công nhân viên... đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Không những thế vốn còn là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận- mục đích cuối cùng và lâu dài và lâu dài của các doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Vốn cũng là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đồng vốn không những được đảm bảo mà còn sinh sôi nảy nở. Do vậy, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, thâm nhập vào nhiều thị trường mà trước đây doanh nghiệp chưa có điều kiện. Như vậy, vốn kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại vốn Căn cứ vào vai trò, đặc trưng và đặc điểm chu chuyển của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng vốn có thể chia vốn kinh doanh thành nhiều loại khác nhau. 1.1.3.1 Phân theo tính chất sở hữu a) Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, định đoạt số vốn đó. Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn chủ sở hữu có thể là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh... và hình thành nên vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp đang hoạt động, ngoài số vốn điều lệ còn có một số nguồn khác cùng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như lợi nhuận không chia, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khấu hao... Vốn chủ sở hữu được đánh giá là ổn định và mang lại hiệu quả cao cho người nắm giữ biết sử dụng hợp lý. b) Nguồn vốn vay Là khoản vốn đầu tư từ ngoài vốn pháp định được hình thành từ nguồn đi vay đi chiếm dụng của các đơn vị tổ chức, các cá nhân khác, nguồn vốn này doanh nghiệp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán sau khi hợp đồng vay đã đáo hạn. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu nếu đủ các điều kiện pháp lý cho phép để huy động vốn. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường phải kết hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động khó lường, thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên để kết hợp hai nguồn vốn này sao cho có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề doanh nghiệp hướng tới cũng như quyết định của lãnh đạo, nhà quản lý trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế và thực tại của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Phạm vi nguồn hình thành a) Vốn bên trong Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là nguồn vốn được huy động từ hoạt động của doanh nghiệp. Đây nguồn vốn quan trọng đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thể có từ các nguồn như: Tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận để lại doanh nghiệp, các quỹ dự phòng... b) Vốn bên ngoài Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp là nguồn vốn do doanh nghiệp huy động từ bên ngoài phạm vi doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn này có thể có từ các nguồn như vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, liên kết, vốn do nợ người cung cấp... Từ các cách phân loại trên cho phép các doanh nghiệp thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình huy động vốn và sử dụng vốn. Đối với nguồn vốn bên trong, doanh nghiệp có thể toàn quyền tự chủ sử dụng vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp mà không phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn chính vì vậy có thể dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Việc huy động vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có cơ cấu tài chính linh hoạt hơn. Điều này có thể hiểu được vì doanh nghiệp phải trả những khoản chi phí vốn nên bản thân doanh nghiệp phải cẩn trọng cố gắng bằng tất cả những khả năng có thể để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó việc vay vốn từ bên ngoài mở rộng phạm vi hoạt động là việc làm cần thiết tăng nội lực vốn và tạo ra đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp. 1.1.3.3. Theo thời gian sử dụng a) Vốn dài hạn Đây là nguồn vốn mang tính ổn định, lâu dài mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu cần thiết cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nguồn vốn dài hạn là một trong những điều kiện cần và đủ, làm nền tảng cho kế hoạch lâu dài sản xuất kinh doanh hiệu quả b) Vốn ngắn hạn Nguồn vốn này có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng bất thường phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này được hình thành qua các khoản vay ngắn hạn, nợ nhà cung cấp hay các khoản vốn chiếm dung của bạn hàng… trong doanh nghiệp vốn ngăn hạn đươc sử dụng ở khoản nào trên đây đều hỗ trợ giúp doanh nghiệp 1.1.3.4. Theo nội dung kinh tế a) Vốn cố định Vốn cố định là giá trị những tài sản cố định mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển từng phần vào chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Thông thường một tư liệu lao động được coi là một tài sản cố định phải đồng thời thoả mãn hai điều kiện sau: Phải có thời gian sử dụng dài tối thiểu là một năm. Phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau. Các tài sản không đủ tiêu chuẩn nêu trên được coi là công cụ lao động nhỏ và được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng vốn cố định sao cho có hiệu quả, người ta chia tài sản cố định theo bốn tiêu thức sau: + Theo hình thái biểu hiện Tài sản cố định hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể như là nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải vật kiến trúc. Những tài sản có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hay là hệ thống bao gồm những bộ phận liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định của quá trình sản xuất. Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể như chi phí sử dụng đất, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, các nhãn hiệu thương mại, các lợi thế thương mại. Cách phân loại này cho thấy hình thái biểu hiện cụ thể của các tài sản cố định trong doanh nghiệp , từ đó nhà quản trị doanh nghiệp có cơ chế quản lý phù hợp với từng loại tài sản. + Theo mục đích sử dụng Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, an ninh và quốc phòng: Những tài sản này thường được đánh giá thông qua chất lượng sản phẩm và khả năng phục vụ. Tài sản cố định bảo quản hộ theo quyết định của chính phủ. Cách phân loại này giúp ta nhận thấy được cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp từ đó tìm ra biện pháp quản lý tốt hơn. + Theo công dụng kinh tế Nhà cửa vật kiến trúc là những tài sản của doanh nghiệp được hình thành sau một quá trình thi công xây dựng. Nó bao gồm: Nhà xưởng, trụ sở, nhà kho, tháp nước, hàng rào, cầu cống... Máy móc thiết bị bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thiết bị động lực, thiết bị chuyên dùng, máy công tác, máy móc đơn lẻ khác... Phương tiện vận tải bao gồm các tài sản cố định phục vụ cho ngành hàng không, đường biển và vận tải thô sơ. Thiết bị dụng cụ quản lý là những máy móc dùng trong các văn phòng, cơ quan như máy vi tính, thiết bị điện tử... Cách phân loại này cho thấy công dụng kinh tế của từng loại tài sản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường các biện pháp quản lý phù hợp. + Theo tình hình sử dụng Tài sản cố định đang dùng Tài sản cố định không cần dùng Tài sản cố định chưa dùng Tài sản cố định chờ thanh lý Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Điều này xuất phát từ đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, một bộ phận của vốn cố định được luân chuyển vào giá trị sản phẩm, làm cho vốn đầu tư ban đầu vào giá trị tài sản cố định giảm xuống và tài sản cố định hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được luân chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì tài sản cố định mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Từ đặc điểm đó của tài sản cố định đòi hỏi công việc quản lý tài sản, vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của tài sản cố định. b) Vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động hiện đang đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn luôn vận động thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Phù hợp với đặc điểm trên, vốn lưu động cũng không ngừng vận động qua các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Qua mỗi giai đoạn, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng lại trở lại vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển, giá trị của tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả người ta thường phân loại vốn lưu động theo nhiều tiêu thức nhất định. + Theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất là giá trị các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ. Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền kể cả vàng bạc đá quý, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký qũy ngắn hạn các khoản vốn trong quá trình thanh toán. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất. Từ đó doanh nghiệp có biện pháp quản lý có hiệu quả. + Theo hình thái biểu hiện có hai loại Vốn vật tư hàng hoá là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán sản phẩm. Vốn bằng tiền bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn đọng trong quá trình thanh toán, đầu tư tài chính ngắn hạn. Cách phân loại này cho thấy hình thái biểu hiện của từng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. + Phân loại theo quan hệ sở hữu Vốn chủ sở hữu là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể khác nhau. Các khoản nợ là vốn lưu động được hình thành từ các khoản nợ vay: vay ngân hàng phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại vốn huy động trên thị trường tài chính. Cách phân loại này cho thấy quan hệ sở hữu của vốn lưu động từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp vừa phát huy được tác dụng của đòn bẩy kinh doanh đồng thời vừa đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ. + Phân loại theo nguồn hình thành Vốn điều lệ là số vốn lưu động được hình thành từ số vốn điều lệ ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất. Nguồn vốn tự bổ sung là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất từ lợi nhuận. Nguồn vốn liên doanh, liên kết là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia liên doanh. Nguồn vốn đi vay là nguồn vốn mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng có quyền sử dụng. Để được sử dụng nguồn vốn này đơn vị phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định được gọi là lãi vay. Cách phân loại này cho thấy nguồn hình thành của từng loại vốn trong kinh doanh từ đó doanh nghiệp xác định được nguồn tài trợ phù hợp. 1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất trong quá trình sử dụng vốn cũng như trong hoạt động kinh doanh hoặc kết thúc một chu kỳ đầu tư của một dự án. Việc tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa lợi ích sử dụng vốn đối với việc sản xuất kinh doanh trong một giới hạn nguồn nhân tài sao cho phù hợp với lý thuyết, thực tiễn kinh tế hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có. Bởi ta đã biết việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu phấn đầu của mọi doanh nghiệp. Để nắm được kết quả đó hay để đo lường được sự nỗ lực trong công việc sử dụng vốn ta thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp 1.2.2.1. Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh số vòng quay mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ càng cao. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = ---------------------------------- Vốn kinh daonh bình quân 1.2.2.2. Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất doanh lợi doanh thu cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân trước thuế trong kỳ sản xuất. Tỷ lệ này càng cao doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Lợi nhuận thuần Tỷ suất doanh lợi doanh thu = --------------------- doanh thu thuần 1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn Đây là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = ------------------------------------ Vốn kinh doanh bình quân 1.2.2.4. Doanh lợi vốn chủ sở hữu Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản anh một đồng vốn chủ sở hưu tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận thuần Doanh lợi vốn chủ sở hữu = ----------------------------------- Vốn chủ sở hữu bình quân 1.2.2.5. Hiệu suất vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tao ra bao nhiêu đồng doanh thu, tỷ lệ này càng cao doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Doanh thu thuần Hiệu suất vốn chủ sở hữu = ---------------------------------- Vốn chủ sở hữu bình quân 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định 1.2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu với vốn cố định bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ------------------------------- Vốn cố định bình quân 1.2.3.2.Hàm lượng vốn cố định Hàm lượng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận về vốn cố định trên doanh thu (doanh thu thuần). Chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng ngành khác nhau. Thông thường hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các ngành công nghiệp nặng cao hơn các ngành công nghiệp nhẹ. Vốn cố định bình quân Hàm lượng vốn cố đinh = ----------------------------- Doanh thu thuần Hàm lượng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận về vốn cố định trên doanh thu (doanh thu thuần). Chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng ngành khác nhau. Thông thường hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các ngành công nghiệp nặng cao hơn các ngành công nghiệp nhẹ. 1.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Tỷ suất lợi nhuân vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận với vốn cố định bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này đánh giá theo ngành, thông thường ngành công nghiệp nhẹ tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Lợi nhuân trước thuế Tỷ suất lợi nhuân vốn cố định = ----------------------------- Vốn cố định bình quân 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.2.4.1. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này cho thấy, một chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = ------------------------------ Vốn lưu đông bình quân 1.2.4.2. Hàm lượng vốn lưu động Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Vốn lưu động bình quân Hàm lượng vốn lưu động = ------------------------------- Doanh thu thuần 1.2.4.3. Sức sinh lời vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuân, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn vốn. Lợi nhuận Sức sinh lời vốn lưu động = ------------------------------- Vốn lưu động bình quân 1.2.4.4. Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động Vtktđ = VLĐ1 – VLĐo Vtktđ : Mức tiết kiệm tuyệt đối về vốn lưu động. VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm 2008. VLĐo: Vốn lưu động bình quân năm 2007. Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.1.1. Trình độ quản lý doanh nghiệp Để có hiệu quả cao trong công tác quản lý thì bộ máy quản lý phải thực sự gọn và thực hiện tốt các chức năng của mình, đồng thời phải phối hợp tốt với nhau trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình tổ chức hạch toán, những bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn, công tác kế toán phải phát hiện ra những tiềm năng và những tồn tại trong sử dụng vốn để từ đó có những biện pháp phát huy và khai thác những tiềm năng và những thành tựu về vốn của doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp khắc phục và hạn chế những tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý sản xuất cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức sản xuất tốt sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và sẽ giảm được những khoản ứ đọng vốn của doanh nghiệp như hàng tồn kho, nguyên vật liệu dự trữ... Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Năng lực của lao động trong doanh nghiệp Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của dây truyền công nghệ sản xuất thì máy móc của doanh nghiệp sẽ được sử dụng tốt và do đó nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại trình độ tay nghề của công nhân thấp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất thì máy móc thiết bị sẽ không được tận dụng hết khả năng, gây lãng phí do hao mòn và làm giảm chất lượng, năng suất lao động qua đó giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên để sử dụng nguồn lực lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần cũng như phân chia trách nhiệm một cách công bằng. Bên cạnh tiền lương tiền thưởng người lao động còn được hưởng các chế độ khác như BHXH, BHYT... theo quy định của Nhà nước. Để tiền lương, tiền thưởng thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế thì các doanh nghiệp cần thưởng, phạt nghiêm minh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.3. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất Ngày nay khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao làm cho làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng. Điều đó đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn về vốn, vì thế khi quyết định đầu tư mua máy móc thiết bị doanh nghiệp phải lựa chọn mua loại nào vừa hiện đại vừa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tránh sự lãng phí do không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị do không phù hợp giữa trình độ tay nghề của công nhân và các cán bộ quản lý với sự hiện đại của máy móc, làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi do sự phát triển của khoa học công nghệ còn phải kể đến những bất lợi của nó. Vì vậy, chế độ chính trị có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố văn hóa-xã hội như phong tục tập quán, thói quen sở thích... của người tiêu dùng mà doanh nghiệp phục vụ cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan khác như rủi ro kinh doanh, lợi thế thương mại... 1.3.1.4. Chu kỳ sản xuất kinh doanh Chu kỳ sản xuất là yếu tố rất quan trọng gắn liền và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, độ dài của chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất của máy móc thiết bị, đến tình hình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp dài thì doanh nghiệp cần nhiều thời gian để thu hồi vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm. 1.3.1.5. Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, qua đó nó là cơ sở để xác đinh lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu sản phẩm là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá trị nhỏ thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thu nhanh qua đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, hơn nữa máy móc thiết bị có giá trị không lớn nên doanh nghiệp có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn và được sản xuất hàngloạt theo dây truyền thì doanh nghiệp thu hồi vốn chậm. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sản phẩm để có cơ chế quản lý vốn phù hợp. 1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với doanh nghiệp Trong cơ chế quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch có sẵn, nguồn vốn do Nhà nước cấp, lỗ do Nhà nước cấp bù. Nhưng hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mọi mặt, “lời ăn lỗ chịu” đồng thời chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô của Nhà nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như các quy định về khấu hao, mức nộp thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đầu vào, thuế thu trên vốn..., các quy định về khấu hao tài sản cố định, các quy định về bảo vệ môi trường cũng như các chính sách về bảo hộ sản xuất trong nước hay khuyến khích nguyên vật liệu trong nước... Những chính sách này có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là do chúng có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, các kế hoạch của doanh nghiệp như kế hoạch thu mua, kế hoạch tiêu thụ... 1.3.2.2 Tình hình thị trường Nhân tố thị trường có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn. Các biến động trên thị trường đầu vào có ảnh hưởng tới các chi phí về nguyên vật liệu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm nhập ngoại thì phải chịu ảnh hưởng thêm của các biến động trên thị trường thế giới và thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Các biến động trên thị trường đầu ra cũng có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các quan hệ cung cầu trên thị trường thay đổi thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp thông qua thay đổi về giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ ... Do đó, doanh nghiệp phải có những dự đoán chính xác về các biến động của thị trường cũng như nắm bắt chính xác các thông tin về chúng. 1.3.2.3 Môi trường pháp lý Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn tuân theo các chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ là hàng rào vững chắc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay. Môi trường pháp lý ổn định, nghiêm minh, có tính chặt chẽ sẽ đem lại độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp đề ra các phương án sản xuất kinh doanh lâu dài, thu hút được sự đầu tư lớn từ bên ngoài, có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại... nhằm đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cả hai mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. 1.4. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.4.1. Tổ chức, điều hành tốt hoạt động kinh doanh Trình độ của cán bộ điều hành cao thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển...do đó hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao. doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn. Thông qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ cung cấp hình ảnh về việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp, những ưu điểm và hạn chế trong công tác tài chính tại doanh nghiệp 1.4.2. Đánh giá và sử dụng tốt nguồn vốn Để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có. Bởi ta đã biết việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu phấn đầu của mọi doanh nghiệp. Để nắm được kết quả đó hay để đo lường được sự nỗ lực trong công việc sử dụng vốn ta thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, các doanh nghiệp phải nắm vững được những đặc trưng sau của vốn: Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều đó có nghĩa là vốn phải biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và tài sản vô hình như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, thông tin, giá trị bản quyền... Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời. Vốn phải được biểu hiện bằng tiền nhưng chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến tiền thành vốn thì tiền đó phải vận động sinh lời. Trong quá trình vận động đó đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là biểu hiện giá trị bằng tiền. Đồng thời phải quay về điểm xuất phát với giá trị lớn hơn. Đó cũng chính là nguyên lý đầu tư và bảo toàn vốn. Thứ ba, vốn phải gắn với chủ sở hữu. Mỗi đồng vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định, có như vậy mới tránh khỏi việc chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả. Chỉ khi xét rõ chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và có trách nhiệm. ở đây cũng cần phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn hoặc người sử dụng vốn được tách khỏi người sở hữu vốn. Nhưng để đảm bảo cho vốn được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả thì cả người sở hữu vốn và người sử dụng vốn phải có trách nhiệm với đồng vốn mình đang sử dụng và nắm giữ. Thư tư, vốn phải được tích luỹ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn phải được gom thành một lượng đủ lớn. Do đó các doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn của chính mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp như vốn góp, vốn liên doanh, thu hút vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Thư năm, vốn kinh doanh là một hành hoá đặc biệt, có giá trị và giá trị sử dụng. Những người có sẵn vốn thì có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần vốn thì tới thị trường vay, nghĩa là người sử dụng vốn và người sở hữu vốn được tách rời. Có nghĩa là quyền sở hữu vốn thì không thay đổi nhưng quyền sử dụng vốn thì được chuyển nhượng qua sự vay nợ. Người vay phải trả một tỷ lãi suất nhất định để có được quyền sử dụng vốn. Như vây, hành hoá vốn có khi được bán đi chỉ mất quyền sử dụng chứ không mất quyền sở hữu. Việc mua bán vốn được diễn ra trên thị trường tài chính, giá mua và bán vốn (hay lãi suất) cũng tuân theo quy luật cung cầu trên thị trường. Giá trị của vốn được thể hiện băng một sức mua nhất định trên thị trường, bằng một lượng giá trị thực của những tài sản được sử dụng trong kinh doanh. Còn giá trị sử dụng vốn chính là khả năng đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Thư sáu, vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này có nghĩa là phải là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp thì đặc trưng này không được chú ý vì nhà nước đã tạo ra sự ổn định của đồng tiền trong nền kinh tế. Nhưng điều kiện nền kinh tế thị trường, thì giá trị thời gian của tiền vốn phải xem xét một cách nghiêm túc vì giá trị của đồng tiền bị ảnh hưởng của sự biến động giá cả, lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau đều không giống nhau. 1.4.3. Đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất Ngày nay khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao làm cho làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng. Điều đó đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với xu thế chuyển giao công nghệ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với sự tác động của các yếu tố này. Các doanh nghiệp phải đầu tư không ngừng và cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất kinh doanh tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Việc đảm bảo đủ nguồn vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên liên tục, doanh nghiệp có thể chớp dược thời cơ và có lợi thế trong cạnh tranh. 1.4.4. Lựa chọn phương án mục tiêu kinh doanh Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn tuân theo các chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ là hàng rào vững chắc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay. Môi trường pháp lý ổn định, nghiêm minh, có tính chặt chẽ sẽ đem lại độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp lựa chọn đề ra các phương án sản xuất kinh doanh lâu dài, thu hút được sự đầu tư lớn từ bên ngoài, có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại... nhằm đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cả hai mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Trụ sở chính : 25/Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại : 04.38632041 - Fax.38631683 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/12/1960 đã trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ một xưởng làm nước chấm và ma gi đã trở thành nhà máy sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với quy mô ngày cang mở rộng. Công ty đã đạt những thành tích được Nhà nước đánh giá cao thông qua việc nhận huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Trong thời kỳ sau năm 2000 trở lại đây đứng trước những thách thức mới nảy sinh trong quá trình hội nhập, Công ty đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất ra những sản phẩm có gia trị dinh dưỡng cao cho nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế. Hiện nay Công ty là một trong số các Nhà sản xuất Bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống AHCCP theo tiêu chuẩn TCVN 5603:1998 và HACCP CODE:2003. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹođược cấp chứng nhận hệ thống “phân cấp mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn”(HACCP)tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết đính số 191/2003/QD – BCN ngày 14/01/2003 của Bộ Công Nghiệp. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doánh số 0103003614 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần hai ngày 13/08/2007. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Bộ máy quản lý của Công ty kết hợp giữa mô hình tổ chức theo chức năng và mô hình nhân tố nhằm làm tách bạch giữa sản suất và kinh doanh, gắn liền giữa trách nhiệm và quyền lợi, giảm bớt quyền lợi nhưng vẫn đảm bảo chỉ đạo tập trung. Đây là mô hình sáng tạo theo phong cách Nhật Bản kết hợp với mô hình Việt Nam, rất phù hợp với quy mô không lớn tầm của công ty. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà bao gồm: Hội đồng quản trị, 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc, các chi nhánh, phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất. + Chức năng Chức năng chủ yếu của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại bánh kẹo đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. + Nhiệm vụ Bất cứ một doanh nghiệp nào dù quy mô và hoạt động trong lĩnh vực nào đều phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, tuy nhiên xét trên góc độ tổng quát thì công ty có những trách nhiệm sau: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước về các khoản thuế và các khoản lệ phí. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, phải đảm bảo lợi ích và quyền lợi cho người lao động theo quy định của luật Lao động. Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và tích cực tham gia chống nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất trên thị trường làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội. Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và chịu sự kiểm soát của cơ quan tài chính. Doanh nghiệp phải luôn thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng, tránh tình trạng làm bừa,làm ẩu, mất vệ sinh gây tổn hại đến uy tín của công ty và khách hàng. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC C.N MTrung C.N HCM Phòng K. doanh V.Phòng công ty V.P cửa hàng Phòng tài vụ Phân xưởng Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Các cửa hàng Các dây ch SX PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Quan hệ chỉ đạo Quan hệ liên quan giữa các phòng ban 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban của Công ty Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo tối cao của Công ty có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của Công ty như: phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, cán bộ lãnh đạo phòng ban theo nguyên tắc nhất trí. Tổng giám đốc là người được hội đồng quản trị đề ra để điều hành các hoạt động thường ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị trước hoạt động của Công ty, là người nắm giữ các quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ huy điều hành chung toàn bộ các hoạt động của Công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua phó tổng giám đốc và các phòng ban. Phó tổng giám đốc là người tham mưu cho tổng giám đốc trong việc quyết định quản lý về từng lĩnh vực chuyên môn đồng thời là người quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất của phân xưởng. Phòng kinh doanh đảm nhận công việc nghiên cứu và phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, marketing, phối hợp trực tiếp với phòng kỹ thuật trong việc phát triển sản phẩm mới đồng thời phối hợp với phòng ban khác trong việc lên kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi các thông số kỹ thuật của các loại bánh kẹo sản xuất ra, đảm nhận việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đổi mới công nghệ, phối hợp với phòng kinh doanh trong việc ra các sản phẩm mới và phối hợp phòng ban khác trong việc lên kế hoach sản xuất. Phòng vật tư chịu trách nhiệm trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo cho nhu cầu sản xuất đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng kế hoach năm cho toàn Công ty. Phòng tài vụ theo dõi , ghi chép, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế , phí với Nhà nước, cung cấp các thông tin để lãnh đạo Công ty ra được những quyết định xác thực hơn. Văn phòng Công ty thực hiện các thủ tục hành chính và lưu giữ các tài liệu của Công ty. Ngoài ra văn phòng cũng là người chịu trách nhiệm hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, bố trí sử dụng và phát triển nguồn nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật. Văn phòng cửa hàng chịu trách nhiệm phân phối đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm của Công ty đặc biệt là sản phẩm bánh tươi, phối hợp với phòng kinh doanh trong việc cung cấp các thông tin thị trường. Phân xưởng sản xuất của Công ty đứng đầu là quản đốc phân xưởng có chức năng phụ trách bố chí nhân sự trong phân xưởng, điều phối cân đối dây truyền sản xuất, chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc, phối hợp hoạt động với các phòng ban lên kế hoạch sản xuất. Phân xưởng là nơi hoạt động trược tiếp của máy móc và đồng thời thực hiện các khâu sản xuất, đóng gói in hình, tạo mẫu mã sản phẩm... 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.4.1. Đặc điểm về lao động Tính đến cuối năm 2008 lao động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà bao gồm 325 người trong đó nam giới là 119 người chiếm 36% nữ là 206 người chiếm 64%. Số người có trình độ đại học là 64 người chiếm 19,67%, số người có trình độ cao đẳng là 10 người chiếm 2,95%, số người có trình độ THCN là 19 người chiếm 5,9%, số người trình độ tốt nghiệp phổ thông là 172 người chiếm 53,11% còn lại là 18,37% là trình độ THCS. Về cơ cấu lao động của Công ty như sau: Tổng giám đốc: 1 người. Phó tổng giám đốc: 1 người Văn phòng: 6 người. Phòng kinh doanh: 24 người. Phòng tài vụ: 5 người. Phòng kỹ thuật: 5 người. Phòng vật tư: 6 người. Văn phòng phân xưởng: 9 người. Khối cửa hàng: 43 người (40 nhân viên và 3 lãnh đạo). Công nhân lao động là 230 người trong đó lao động trực tiếp (trực tiếp làm sản phẩm) là 155 người và lao động gián tiếp là 75 người. Hầu hết số lao động trong Công ty đều còn rất trẻ, tuổi trung bình là 32 tuổi, tất cả lao động làm việc trong Công ty đều phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản giữa tổng giám đốc và từng người lao động theo quy định của Bộ lao động-thương binh và xã hội. Để đảm bảo cuộc sống ổn định cho công nhân, Công ty áp dụng hình thức lương sản phẩm có điều chỉnh, còn đối với các nhân viên thì công ty áp dụng hình thức lương cố định theo tháng. Hiện nay lương của cán bộ công nhân viên (không có chức danh) là 1.925.000 đồng. Hằng năm Công ty thường tổ chức các khoá học đào tạo về quản trị kinh doanh, về kỹ thuật, về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty luôn có chế độ theo dõi, đánh giá, đề bạt hợp lí với các cán bộ công nhân viên có thành tích trong công tác, cũng như các quy định hết sức chặt chẽ trong lao động, bắt buộc mọi người phải hết sức nỗ lực trong công tác nếu không sẽ bị đào thải. 2.1.4.2. Đặc điểm máy móc thiết bị Bảng 2.1: Cơ cấu TSCĐ của Công ty Đơn vị: 1000đ Các chỉ tiêu Giá trị % Máy móc phục vụ sản xuất Nhà xưởng văn phòng Phương tiện vận tải đi lại Thiết bị văn phòng Quyền sử dụng đất 45.019.617 6.267.070 2.332.892 1.358.467 3.312.900 77,22 10,75 4,0 2,33 5,7 Tổng tài sản cố định 58.300.000 100% Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo cho nên công nghệ thường có chu kỳ sống ngắn, nhanh lạc hậu. Hiện nay máy móc thiết bị sản xuất của công ty bao gồm nhiều chủng loại, nhiều thế hệ, song nhìn chung máy móc, dây chuyền sản suất của công ty là hiện đại, đã tao ra những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những thông tin dưới đây cho thấy khả năng sản xuất của công ty còn rất lớn, công ty mới chỉ khai thác 60% công suất thiết kế. Nguyên nhân của tình trạng này là do đầu ra của sản phẩm mới chỉ đảm bảo được mức sản xuất hiện tại. Đây là sự lãng phí rất lớn, không những giảm hiệu quả sản xuất của máy móc mà còn làm tăng chi phí khấu hao đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Do vậy công ty đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp tăng sản lượng. Bảng 2.2: Hệ thống dây chuyền sản xuất hiện có của công ty Tên dây chuyền sản xuất Nguyên giá (1000đ) Nguồn gốc thiết bị (quốc gia) Năm nhập Công suất thiết kế (kg/ca) Công suất sử dụng (kg/ca) % công suất khai thác Kẹo cứng 5.209.000 Ba Lan 1988 3.500 3.000 85,71 Kẹo cao su 5.268.000 Đức 1997 1.000 600 60,00 Bánh cookies 9.283.000 Nhật 1997 600 500 83,33 Snack chiên 8.085.000 Nhật 1997 500 300 60,00 Snack nổ 4.908.000 Nhật 1997 400 200 50,00 Kẹo sôcôla 6.383.000 Đức 1998 1.000 500 50,00 Bánh tươi 546.000 Nhật 1998 Khả năng sản suất lớn, tuỳ thuộc vào mức tiêu thụ Kẹo que 2.766.000 Đức 1998 1.000 600 60,00 Kẹo isomalt 102.000 Hà Lan 2004 120 50 41,67 2.1.4.3. Đặc điểm sản phẩm, thị trường. a) Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú có thể chia ra thành 9 nhóm với trên 80 chủng loại. Ngoài một số sản phẩm truyền thống của Công ty như kẹo cứng, bánh tươi, bimbim còn có một số sản phẩm mới như kẹo que, isomalt, đặc biệt sản phẩm bánh tươi và sôcôla của Công ty rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bảng 2.3: Danh mục sản phẩm của Công ty tính đến đầu năm 2007 TT Tên nhóm SP Chủng loại sản phẩm 1 kẹo cứng Dâu, xoài, sôcôla, dứa, dừa, cam, nhân me, sôcôla cà phê, kẹo tổng hợp….. 2 Kẹo que (lolipop) Lolipop rổ, lolipop 12 que & 6 que (túi), hộp 35 que… 3 Sôcôla 6 thanh (máy), 12 thanh & 6 thanh (tay), 12 con giống, que con giống, figchoco, sôcôla thanh 50g, galaxy, star, cosmos, love, finest, mini,… 4 Kẹo cao su Bạc hà, chanh, quế, dâu, okibol, hộp… 5 Isomalt Con giống, sakura, cheer oto, kẹo bông tuyết, kẹo kidkid… 6 Bimbim chiên Tôm 15g, tôm 25g, cua15g… 7 Bimbim nổ Bò nướng 60g, gà nấm 40g, caramel ngô, bimbim sữa dừa, bimbim cam… 8 Cookies Hộp sắt 400g, bơ khay, present, new year, best, deluxe, super, tài lộc, phúc lộc,… 9 Bánh tươi Cam, chuối, sôcôla, gato sữa chua, khoai, bánh cắt karan, caramen, cuốn cà phê, cuốn cam tươi,… b) Đặc điểm thị trường. Ở Việt Nam trong những năm qua nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao về tinh thần và vật chất. Đây là một điếu kiện hết sức thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh của Công ty. Cùng với sự thay đổi đó thị trường của Công ty hướng vào phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhưng chủ yếu vẫn là hai nhóm chính: Nhóm đối tượng tiêu dùng có mức sống ở các thành phố lớn với các sản phẩm chủ yếu là bánh tươi và sôcôla và thị trường có thu nhập thấp ở nông thôn với sản phẩm chủ đạo là kẹo cứng các loại có giá thấp. Thị trường của Công ty chủ yếu phân chia theo vùng địa lý, trong nước chia thành 4 vùng thị trường: Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và miền Nam. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt tại 50 tỉnh và thành phố lớn với hơn 90 đại lý. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của Công ty là phía Bắc với hơn 80% doanh thu. Ngoài ra Công ty còn phát triển sang thị trường Trung Quốc, Mông Cổ, Lào, Campuchia… 2.1.4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà a) Nguyên vật liệu Là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là sản xuất bánh kẹo các loại, cho nên nguyên vật liệu chính của Công ty là đường, ngoài ra còn có các loại: mạch nha, tinh dầu dứa, bạc hà, cam, dâu, chanh, xoài, me, gluco,…nguyên vật liệu cho sản xuất kẹo cứng: sáp ong, dầu,…, nguyên vật liệu cho sản xuất cookies: bột mỳ, magarine, sữa bột, trứng gà, cacao, bột nở,…, nguyên vật liệu cho sản xuất sôcôla: CBs, bột cacao, sữa bột valini,… Hiện nay ngành đường nước ta đang phát triển một cách rầm rộ, các nhà máy đường đang mọc lên khắp nơi. Tuy nhiên, đường sản xuất ở trong nước giá thành vẫn cao hơn đường nhập ngoại, mà do chính sách bảo hộ của Nhà nước do đó nhiều khi doanh nghiệp muốn nhập đường từ nước ngoài thì gặp nhiều khó khăn về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính vì vậy mà hiện nay Công ty chủ yếu sử dụng đường trong nước, nguồn chính từ hai nhà máy đường Quảng Ngãi và nhà máy đương Biên Hoà. Hầu hết, các nguyên vật liệu khác của Công ty đều sản xuất trong nước ngoại trừ các gia vị để sản xuất bimbim, giấy nhãn và một số hương liệu khác phải nhập từ Singapore. b) Đối với việc tổ chức sản xuất Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có một phân xưởng sản xuất được tổ chức trong diện tích mặt bằng (không kể nhà kho) khoảng 9000 m2. Sản xuất trong Công ty được tổ chức theo hình thức đối tượng được chia làm 9 tổ sản xuất bao gồm: Tổ kẹo cứng, tổ kẹo que, tổ isomalt, tổ cookies, tổ bimbim, tổ sôcôla, tổ kẹo cao su, tổ bánh tươi, tổ bốc vác, mỗi tổ sản xuất một loại sản phẩm trong đó kẹo cứng do quy mô sản xuất lớn nên được chia làm hai bộ phận là bộ phận nấu và bộ phận đóng gói, đứng đầu các tổ sản xuất là các tổ trưởng chị trách nhiệm giám sát toàn tổ. Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng. Phân xưởng có một quản đốc và hai phó quản đốc, một phó quản đốc phụ trách mảng bánh tươi và một phó quản đốc phụ trách mảng bánh khô, có nhiệm vụ phụ trách nhân sự và điều phối nguyên vật liệu. 2.1.4.5. Đặc điểm bộ máy kế toán ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán NVL Thủ quỹ K.T tổng hợp Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong số các đơn vị áp dụng hình thức kế toán mới của Việt Nam. Việc chuyển hình thức kế toán làm thay đổi cơ bản việc ghi chép sổ sách, nhật ký, báo biểu kế toán, đồng thời phải chuyển đổi và làm mới một loạt các chương trình kế toán trên hệ thống máy tính. 2.1.4.6. Đặc điểm về tài chính ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Trong sản xuất kinh doanh nguồn vốn rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Vốn kinh doanh của Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Bảng 2.4: Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị: triệu đồng TT Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Vốn cố định 34086.69 29685.307 42278.46 2 Vốn lưu động 25592.647 32839.931 23867.117 3 Tổng vốn kinh doanh 59679.337 62525.238 66145.577 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008) Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2006 chiếm 57,1%, năm 2007 do công ty có sự đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ nên tỷ trọng vốn lưu động giảm xuống còn 47,5% và đến năm 2008 công ty lại tăng tỷ trọng nguồn vốn lưu động lên 63,9%. Như vậy qua các năm vốn lưu động tăng dần tỷ trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, chứng tỏ công ty đã có những bước phát triển vững mạnh. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo thì tỷ trọng vốn như trên là khá hợp lý, đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và giữ được uy tín với khách hàng. 2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 2.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 2.2.1.1. Tình hình sản xuất Hiện nay do nhu cầu của người tiêu dùng về bánh kẹo hết sức đa dạng, trong hoàn cảnh tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo nước ta lại rất phức tạp do đó tình hình sản xuất của công ty thay đổi theo nhu cầu thị trường. Công ty lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo tình hình tồn kho và công suất của các dây chuyền. Căn cứ vào các tiêu thức trên, hàng tuần phó tổng giám đốc lập kế hoạch sản xuất giao cho các phòng ban và phân xưởng trong công ty để thực hiện đúng tiến độ đề ra. Thực tế trong những năm gần đây do thị trường bánh kẹo có nhiều biến động cho nên tình hình sản xuất của công ty cũng có nhiều biến động. 2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường bên cạnh vấn đề sản xuất, tài chính, công nghệ thì vấn đề tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy công ty đã cố gắng tích cực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Trong đó miền Bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, đem lại cho công ty phần lớn doanh thu và lợi nhuận, những mặt hàng bán chạy trên thị trường này là kẹo cứng, bim bim, bánh tươi, isomalt, cookies. Công ty luôn tìm cách, mọi biện pháp để giữ vững và duy trì thị trường truyền thống này bằng cách cải tiến kỹ thuật, chất lượng mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm...Thị trường miền Trung là thị trường chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng kẹo cao su, kẹo cứng còn các mặt hàng khác hầu như không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất ít trên thị trường này. Công ty mấy năm gần đây đã chú ý tiêu thụ tại thị trường miền Nam nhưng đây là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh và công ty chưa nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng một cách sâu sắc nên có nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây công ty đã bắt đầu thâm nhập vào một số thị trường nước ngoài tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, chủ yếu là kẹo que và kẹo cao su. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây: Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây Đơn vị: đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 60.750.518.000 64.634.102.000 67.981.206.000 Giá vốn hàng bán 47.827.703.000 51.082.603.000 51.443.563.000 Lợi nhuận gộp 12.922.815.000 13.551.499.000 16.537.643.000 Chi phí bán hàng 7.357.355.000 7.031.074.000 7.899.660.000 Chi phí quản lý DN 4.191.330.000 4.605.994.000 6.676.213.000 Lợi nhuận thuần 1.374.130.000 1.914.431.000 1.961.770.000 Thuế thu nhập 439.722.000 612.618.000 627.766.000 L/nhuận thuần sau thuế 934.408.000 1.301.813.000 1.334.004.000 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đều có sự gia tăng qua các năm. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.883.584.000 đồng (tăng 6,4%), năm 2008 tăng 3.337.104.000 đồng so với năm 2007 (tăng 5,18%). Do đó lợi nhuận thực hiện được qua các năm cũng tăng lên, cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 367.405.000 đồng và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 32.191.000 đồng. Kết quả trên cho thấy thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, có được kết quả đó là do có sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, một trong những yếu tố đó là công ty đã làm tốt công tác quản trị vốn lưu động từ đó mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động được cải thiện dần. Bảng 2.5a. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2007 Tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A.Tài sản lưu động và ĐTNH 100 27.712.290.000 29.685.307.000 I. Tiền 110 1.946.238.000 3.494.281.000 1. Tiền mặt tại quỹ 111 138.867.000 426.977.000 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.807.371.000 3.067.304.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 7.528.778.000 8.657.180.000 1. Phải thu của khách hàng 131 6.731.446.000 8.540.782.000 2. Trả trước cho người bán 132 610.346.000 7.022.000 3. Các khoản phải thu khác 138 186.986.000 109.376.000 IV. Hàng tồn kho 140 17.440.865.000 17.079.755.000 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 12.651.221.000 13.277.962.000 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 41.186.000 37.915.000 3. Chi phí SXKD dở dang 144 916.740.000 689.390.000 4. Thành phẩm tồn kho 145 3.807.311.000 3.050.867.000 5. Hàng tồn kho 146 24.404.000 23.622.000 V. Tài sản lưu động khác 150 796.409.000 454.091.000 1. Tạm ứng 151 462.655.000 454.091.000 2. Chi phí trả trước 152 333.754.000 0 VI. Chi sự nghiệp 160 0 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 31.952.647.000 32.839.931.000 I. Tài sản cố định 210 25.545.116.000 21.891.600.000 1. TSCĐ hữu hình 211 23.866.828.000 20.481.839.000 - Nguyên giá 212 65.797.103.000 66.475.975.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (41.930.275.000) (45.994.136.000) 2. TSCĐ vô hình 217 1.678.288.000 1.409.761.000 - Nguyên giá 218 3.975.480.000 3.975.480.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 (2.297.192.000) (2.565.719.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 6.372.000.000 10.912.800.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 12.000.000 12.000.000 2. Đầu tư dài hạn khác 228 6.360.000.000 10.900.800.000 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 0 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 35.531.000 35.531.000 Tổng cộng tài sản 250 59.664.937.000 62.525.238.000 Nguồn vốn Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 300 6.731.846.000 7.227.166.000 I. Nợ ngắn hạn 310 6.731.846.000 7.227.166.000 1. Phải trả cho người bán 313 5.193.028.000 5.317.194.000 2. Người mua trả tiền trước 314 3.236.000 72.084.000 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 315 416.361.000 284.219.000 4. Phải trả công nhân viên 316 649.054.000 1.021.232.000 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 470.167.000 532.437.000 II. Nợ dài hạn 320 0 0 III. Nợ khác 330 0 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 52.933.091.000 55.298.072.000 I. Nguồn vốn- Quỹ 410 52.901.624.000 55.266.622.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 53.691.508.000 53.691.508.000 2. Quỹ dự phòng tài chính 415 598.958.000 598.958.000 3. Lãi chưa phân phối 416 (1.388.842.000) 976.156.000 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 31.467.000 31.450.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 31.467.000 31.450.000 Tổng cộng nguồn vốn 430 59.664.937.000 62.525.238.000 Các chỉ tiêu ngoài bảng Tiền ngoại tệ các loại 445 8.809.000 62.827.000 Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có 447 44.227.468.000 48.559.854.000 Bảng 2.5b. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/2008 Tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A.Tài sản lưu động và ĐTNH 100 29.685.307.000 42.278.461.000 I. Tiền 110 3.494.281.000 6.074.258.000 1. Tiền mặt tại quỹ 111 426.977.000 303.607.000 2. Tiền gửi ngân hàng 112 3.067.304.000 5.770.651.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 11.486.400.000 III. Các khoản phải thu 130 8.657.180.000 9.847.027.000 1. Phải thu của khách hàng 131 8.540.782.000 9.002.393.000 2. Trả trước cho người bán 132 7.022.000 844.634.000 3. Các khoản phải thu khác 138 109.376.000 0 IV. Hàng tồn kho 140 17.079.755.000 14.627.475.000 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 13.277.962.000 10.638.857.000 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 37.915.000 47.044.000 3. Chi phí SXKD dở dang 144 689.390.000 775.019.000 4. Thành phẩm tồn kho 145 3.050.867.000 3.145.599.000 5. Hàng tồn kho 146 23.622.000 20.956.000 V. Tài sản lưu động khác 150 454.091.000 243.301.000 1. Tạm ứng 151 454.091.000 243.301.000 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 32.839.931.000 23.867.117.000 I. Tài sản cố định 210 21.891.600.000 19.022.717.000 1. TSCĐ hữu hình 211 20.481.839.000 17.881.481.000 - Nguyên giá 212 66.475.975.000 67.583.107.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (45.994.136.000) (49.701.625.000) 2. TSCĐ vô hình 217 1.409.761.000 1.141.236.000 - Nguyên giá 218 3.975.480.000 3.975.480.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 (2.565.719.000) (2.834.244.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 10.912.800.000 4.812.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 12.000.000 12.000.000 2. Đầu tư dài hạn khác 228 10.900.800.000 4.800.000 III. Chi phí xây dựhg cơ bản dở dang 230 0 0 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 35.531.000 32.400.000 Tổng cộng tài sản 250 62.525.238.000 66.145.578.000 2.2.1.3. Thực trạng sử dụng tổng vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó việc tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế về công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh là việc làm cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Thông qua việc phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thấy được thực trạng của việc huy động tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan cũng như khách quan tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể tìm ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại yếu kém, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để phân tích và đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta có thể nghiên cứu từ nhiều nội dụng như: cơ cấu vốn kinh doanh, nguồn hình thành vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh… Bảng 2.6: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Đơn vị: Trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tăng giảm % 1 Vốn lưu động 32839.931 52.52 23867.117 36.08 -8972.814 -27.32 Vốn cố định 29685.307 47.48 42278.46 63.92 12593.153 42.42 Vốn k/doanh 62525.238 100 66145.577 100 3620.339 5.79 2 Vốchủ sở hữu 55298.072 88.44 57483.936 86.91 2185.864 3.953 Nợ phải trả 7227.166 11.56 8661.641 13.09 1434.475 19.85 Vốn k/ doanh 62525.238 100 66145.577 100 3620.339 5.79 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008) Qua bảng trên ta thấy, tổng số vốn kinh doanh năm 2007 là 62525.238 trđ, năm 2008 là 66145.557 trđ trong đó vốn lưu động năm 2007 là 32839.931 trđ chiếm 52.52% trong tổng vốn kinh doanh và năm 2008 là 23867.117 trđ chiếm 36.08% trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy, năm 2008 lượng vốn lưu động của Công ty giảm một lượng khá lớn, tỷ lệ giảm là 1à 27.32%. Bên cạnh đó, lượng vốn cố định của Công ty năm 2007 là 29685.307 trđ chiếm 47.48% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2008 lượng vốn cố định này tăng lên là 42278.46 chiềm 63.92% trong tổng vốn kinh doanh. Vậy trong hai năm qua, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể song cụ thể trong cơ cấu vốn kinh doanh lại có sự biến động khá lớn. Nguồn vốn cố định tăng mạnh (tỷ lệ tăng là 42.42% tương đương 12593.153 trđ). Sở dĩ có sự tăng bất thường nguồn vốn cố định này là do năm 2008 Công ty đã đầu tư mua sắm một số dây truyền sản xuất bánh kẹo mới. Do nhiều năm liền Công ty luôn làm ăn có lãi, các dây truyền sản xuất cũ đã giảm công suất, hơn nữa thị hiếu người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến mẫu mã nhất là bánh tươi. Dó đó việc đổi mới công nghệ thay thế các dây truyền sản xuất cũ là hết sức hợp lý. Nếu xét cơ cấu nguồn vốn kinh doanh theo hình thức sở hữu thì vốn kinh doanh được cấu thành bởi: nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 55298.072 trđ chiếm 88.44% sang năm 2008 nguồn vốn này là 57483.936 trđ chiếm 86.91% (So sánh năm 2007 với năm 2008 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên 2185.864 trđ tương đương với tỷ lệ tăng 3.953%). Trong khi đó, số nợ của Công ty năm 2007 là 7227.166 trđ chiếm 11.56%, năm 2008 là 8661.641 trđ chiếm 13.09%(So sánh năm 2007 với năm 2008 số nợ này tăng lên với tỷ lệ 19.85% tương đương với 1434.475 trđ). Nhìn vào cơ cấu vốn trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Sang năm 2008 nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên do sự tăng lên của cả vốn chủ sở hữu và nợ. Mặc dầu cơ cấu nợ trong tổng nguồn vốn đã tăng song tăng không đáng kể nên nguồn vốn kinh doanh của Công ty vẫn đa phần là vốn chủ sở hữu. Với một doanh nghiệp kinh doanh điều này chứng tỏ Công ty có sự độc lập cao về tài chính đảm bảo tốt khả năng chi trả các khoản nợ nhưng cũng song song với điều đó là Công ty không tận dụng được tác dụng của đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi Công ty làm ăn có lãi việc nâng cao tỷ trọng nợ phải trả là việc rất tốt. Bảng 2.7: Vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của doanh nghiệp Đơn vị: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền %VKD Số tiền %VKD A Nợ phải trả 7227.166 11.56 8661.64 13.09 I Nợ ngắn hạn 7227.166 11.56 8661.64 13.09 1 Phải trả người bán 5317.194 8.5 5640.14 8.53 2 Người mua trả tiền trước 72.084 0.12 303.1 0.46 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 284.219 0.45 886.484 1.34 4 Phải trả công nhân viên 1021.232 1.63 1740.79 2.63 5 Khoản phải trả, nộp khác 532.437 0.85 91.129 0.14 II Nợ dài hạn 0 0 0 0 III Nợ khác 0 0 0 0 B Nguồn vốn chủ sở hữu 55298.07 88.44 57483.9 86.91 Cộng nguồn vốn 62525.24 100 66145.6 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008) Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 66145.6 trđ. Số vốn kinh doanh này của Công ty được hình thành từ các nguồn sau: Từ vốn tự bổ sụng, từ nợ công nhân viên, nợ thuế và từ chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Song, hiện nay biểu hiện trên cơ cấu vốn của doanh nghiệp như trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn tự có. Năm 2007 nguồn vốn tự có là 62525.24 trđ chiếm 88.44%, đến năm 2008 nguồn vốn tự có tăng lên là 66145.6 trđ chiếm 86.91%. Vậy, năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên song tỷ lệ đã giảm xuống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm là điều đáng mừng đối với doanh nghiệp bởi với tỷ lệ này đã là quá cao. Công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn để kinh doanh trong khi đó lợi thế của các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay là tác dụng của đòn bẩy kinh tế, bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được kinh doanh trên một lượng vốn lớn. Về phần nợ phải trả của Công ty, năm 2007 nợ phải trả là 7227.166 trđ chiếm 11.56%, năm 2008 số nợ này tăng lên 8661.64 trđ chiếm 13.09%. Có một điểm rất lạ đối với Công ty là cơ cấu nợ phải trả của Công ty không có nợ ngân hàng. Đây là điều khá đặc biệt. Thông thường các Công ty thành lập đều cần đến sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng. Song Công ty lại có độ tự chủ khá cao về vốn. Trong số nợ của Công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản tiền mà Công ty mua chịu của nhà cung cấp. Năm 2007 Công ty còn nợ nhà cung cấp là 5317.194 trđ chiếm 8.5% tổng vốn kinh doanh, năm 2008 số nợ nhà cung cấp tăng lên 5640.14 trđ chiếm 8.53% trong tổng vốn kinh doanh. Đây là điểm thuận lợi đối với Công ty. Công ty đã tạo được mối quan hệ mua bán tốt đẹp đối với nhà cung cấp. Nhờ đó mà chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn cho doanh nghiệp. Đứng vị trí thứ hai là, nguồn nợ công nhân viên. Chỉ tiêu này năm 2007 là 1021.232 trđ chiếm 1.63%, năm 2008 là 1746.74 trđ chiếm 2.63%. Công ty càng ngày càng có mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Năm 2008 lượng vốn mà Công ty huy động được từ cán bộ công nhân viên trong Công ty cao gần gấp đôi năm 2007.Trên đây là đôi nét về cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty theo nguồn hình thành của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Theo nhận xét của cá nhân tôi, cơ cấu vốn như vậy chứng tỏ Công ty có độ tự chủ khá cao về tài chính. Vì không vay vốn ngân hàng nên Công ty không phải mất khoản chi phí sử dụng vốn vay. Đây cũng là một thuận lơị để Công ty giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định Thứ nhất, Công ty đã tận dụng triệt để các kết quả kinh doanh đã đạt được để liên tục đầu tư, bổ sung thêm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Sửa sang các của hàng giới thiệu sản phẩm, phân xưởng sản xuất khang trang hơn, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều này đã góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Việc đổi mới công nghệ là một việc tối cần thiết để Công ty nâng cao năng suất lao động, qua đó tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm sản xuất, hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao giúp Công ty ngày càng chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các Công ty khác. Thứ hai, Trong suốt hơn mười năm hoạt động Công ty đã xây dựng một phương pháp tính khấu hoa phù hợp đó là phương pháp tính khấu hao bình quân hay còn gọi là khấu hao tuyến tính được áp dụng cho toàn bộ tài sản của Công ty kể cả tài sản hữu hình và vô hình. Như vậy, lượng tiền trích khấu hao hàng năm là ổn định bổ sung một nguồn vốn khá lớn cho Công ty tái sản xuất cũng như thay thế mới các tài sản đã cũ. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp khấu hao này tạo điều kiện cho Công ty ổn định giá thành sản phẩm do số tiền trích khấu hao ổn định tính vào chi phí sản xuất tạo ưu thế cạnh tranh. Thứ ba, Công ty thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các tài sản cố định, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Do đó, Công ty hiếm khi để tình trạng phải ngừng sản xuất gây thiệt hại cho Công ty. Các tài sản cố định trong Công ty được huy động tối đa, số tài sản không hoạt động, không mang lại lợi ích đều được Công ty thanh lý một cách nhanh chóng do vậy trong Công ty hầu như không có máy móc. 2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động Thứ nhât, Đối với việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty chỉ có ưu điểm là lượng vốn tự có cao. Công ty có tính tự chủ cao trong kinh doanh. Số vòng thu hồi nợ cao. Thứ hai, Do cơ cấu nguồn vốn của Công ty nghiêng về vốn chủ sở hữu và không tham gia trên thị trường tài chính cho nên Công ty tránh được những rủi ro trên thị trường tài chính. Thứ ba, Bên cạnh đó, các cán bộ lãnh đạo Công ty vẫn luôn cố gắng không ngừng chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thu nhập của công nhân năm sau tăng hơn năm trước. Hiện nay, tiêu dùng đắt đỏ với mức lương như trước kia người lao động không thể đủ chi tiêu đảm bảo cuộc sống. Ban lãnh đạo Công ty luôn tâm niệm: Người lao động có yên tâm sản xuất thì chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động mới cao. Thứ tư, Công ty đã nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng Việt Nam. Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Người dân Việt Nam có độ phân hoá giàu nghèo cao, Công ty đã nắm bắt được đặc điểm này nên các sản phẩm của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại với mức giá cả vừa phải. Mỗi mặt hàng dành cho từng đối tượng riêng và có mức giá phù hợp. 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của ban giám đốc Công ty cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty nên trong những năm vừa qua Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2007 và 2008 Đơn vị: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2008/2007 Số tăng giảm % tăng giảm 1 Doanh thu thuần 64634.102 67981.206 3347.104 5.18 2 Giá vốn hàng bán 51082.603 51443.563 360.96 0.71 3 Lợi nhuận gộp 13551.499 16537.643 2986.144 22.04 4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 1914.431 1961.77 47.339 2.47 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC 535.5084 900.348 364.8396 68.13 6 Lợi nhuận thuần từ HĐ bất thường 206.6388 185.8104 -20.8284 -10.08 7 Lợi nhuận trước thuế 2656.5782 3047.9284 391.3502 14.73 8 Thuế thu nhập doanh nghiệp 850.11 975.34 125.23 14.73 9 Lợi nhuận sau thuế 1806.4682 2072.5884 266.1202 14.73 10 Thu nhập bình quân đầu người 0.85 0.925 0.075 8.82 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007 và 2008) Với số liệu như trên, ta thấy Công ty kinh doanh tương đối ổn định. Xu hướng đi lên song với tốc độ thấp. Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 3347.104 trđ với tốc độ tăng 5.18%. Trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 0.71%. Chính vì lẽ đó dẫn đến lợi nhuận gộp của Công ty tăng tương đối cao. Năm 2007 số lãi gộp là 13551.499 trđ, năm 2008 là 16537.643 trđ tăng 2986.144 trđ với tỷ lệ là 22.04%. Như vậy, nhìn chung công tác hạ giá thành của Công ty đã thực hiện tương đối tốt. Song nghiên cứu các số liệu trên ta thấy, số lãi gộp tăng cao song lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại rất thấp (chỉ có 2.47%) điều đó chứng tỏ các chi phí ngoài sản xuất của Công ty còn khá cao. Điều này được lý giải do khâu tổ chức hành chính của Công ty chưa tốt. Công ty mất khá nhiều chi phí cho quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Trong khi đó về chi phí bán hàng không đáng kể chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp. Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính năm 2008 là 900.348 trđ trong khi đó năm 2007 chỉ có 535..5084 trđ tăng 364.8396 trđ với tốc độ tăng khá cao 68.13%. Như vậy, phải nói năm 2008 hoạt động tài chính của doanh nghiệp khá hiệu quả. Doanh nghiệp nên phát huy lĩnh vực này bởi số lợi nhuận thuần từ hoạt động này phát triển mạnh song chủ yếu lượng tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng chiếm số lớn. Doanh nghiệp nên mạnh dạn góp vốn liên doanh liên kết để tăng lợi nhuận cho Công ty. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường năm 2007 là 206.6388 trđ đến năm 2008 giảm xuống còn 185.8104 trđ. Nguyên nhân do năm 2007 Công ty thanh lý một số dây chuyền sản xuất, một số tài sản cố định và năm 2008 Công ty đã đầu tư mới dây chuyền hiện đại hơn nên lượng tiền này giảm là hợp lý. Với kết quả đó năm 2008 Công ty đã tăng lợi nhuận sau thuế lên 14.73%. Đây là một kết quả khá tốt. Do hoạt động kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động cũng tăng từ 1.850.000 đồng năm 2007 lên 1.925.000 đồng năm 2008. Thu nhập của người lao động tăng, tạo điều kiện thu hút được lao động hơn nữa giúp họ yên tâm làm việc, cống hiến hết mình. Song, nhìn chung đánh giá lại tình hình kinh doanh của Công ty khá ổn định trong hai năm qua. Để đạt được kết quả như trên, Công ty đã trải qua không ít khó khăn. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày càng lớn mạnh. Người tiêu dùng chẳng lạ lẫm gì với các sản phẩm của Kinh Đô, Tràng An, Hải Châu… Do đó Công ty, luôn luôn phải tìm cách chiếm lĩnh thị trường, duy trì những thị trường đã đạt được. Song do Công ty sử dụng chiến lược bán sản phẩm thông qua hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, không quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng nên thị trường của Công ty không rộng lắm. Nhiều người được hỏi đều nhầm Công ty với công ty bánh kẹo Hải Hà Hà Nội, họ không hề biết đến Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Để tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua biểu sau: Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng vốn Đơn vị: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2008/2007 (%) 1 Doanh thu thuần 64634.102 67981.206 105.18 2 Vốn kinh doanh bình quân 61102.2882 64335.408 105.29 3 Lợi nhuận thuần 1914.431 1961.77 102.47 4 Vốn chủ sở hữu bình quân 54122.7814 56496.04 104.38 5 Vòng quay toàn bộ vốn (1/2) 1.057 1.056 99.89 6 Tỷ suất doanh lợi doanh thu (3/1) 0.029 0.028 97.43 7 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (3/2) 0.031 0.030 97.32 8 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (3/4) 0.035 0.034 98.17 9 Hiệu suất vốn chủ sở hữu (1/4) 1.194 1.203 100.76 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008) Qua biểu phân tích trên ta thấy, chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn năm 2007 của Công ty là 1.057, năm 2008 là 1.056. Có nghĩa là toàn bộ vốn của doanh nghiệp năm 2008 quay được 1.056 vòng. Như vậy, năm 2008 vòng quay toàn bộ vốn giảm so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm là so năm 2008 Công ty đầu tư thêm tài sản cố định. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. Cũng vì lý do đó mà theo bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi doanh thu và tỷ suất doanh lợi tổng vốn năm 2008 đều giảm đi so với năm 2007. Với chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu, như trên ta thấy lợi nhuận năm 2007 là 1914.413 trđ, năm 2008 là 1961.77 trđ, tăng lên so với năm 2007 47.339 trđ với tỷ lệ tăng 2.47%. Song nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 lại tăng với tốc độ 4.38%. Tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận dẫn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm. Tuy nhiên, một chỉ tiêu duy nhất năm 2008 tăng so với năm 2007 là chỉ tiêu hiệu suất vốn chủ sở hữu, song tăng không đáng kể. Năm 2007 chỉ tiêu này là 1.194, năm 2008 là 1.203. Lý do là do Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu cao. Trên đây là một vài nét khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung cũng như tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói riêng của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Mặc dù còn nhiều tồn tại và khó khăn, hạn chế song cũng không thể phủ nhận những kết quả mà Công ty đã thực hiện được. Đó là thực hiện được mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tăng cường mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường không những trong nước mà còn phát triển một số thị trường nước ngoài, đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đai, nâng cao trình độ tay nghề và mức sống của người lao động. Đây cũng là những kết quả thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng cố gắng phát triển đi lên. Như ta đã biết cơ chế thị trường với sự song song tồn tại những cơ hội và thách thức thì sự linh hoạt và nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua để tháo gỡ những khó khăn, thích ứng với tình hình mới Công ty đã tìm giải pháp riêng cho mình dựa trên cơ sở phân tích đánh giá một các đầy đủ khách quan tình hình quản lý của Công ty mà nội dụng chủ yêú là tình hình sử dụng vốn kinh doanh luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của Công ty vì vốn kinh doanh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cả về thị trường tiêu thụ do có rất nhiều công ty cạnh tranh, bởi Công ty kinh doanh trên lĩnh vực mà có nhiều Công ty cùng tham gia và các khó khăn về công nghệ nhưng Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận này tôi chỉ để cập đến những kết quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Cụ thể: 2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các Công ty hay các doanh nghiệp trước khi chính thức được đi vào hoạt động phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định được mua sắm ban đầu. Số vốn ban đầu này được gọi là vốn cố định. Trong giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” có trích định nghĩa về vốn cố định như sau: “Vốn cố định là giá trị những TSCĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh , là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm luân chuyển của nó là luân chuyển từng phần vào chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi hết thời gian sử dụng. Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp, ảnh hưởng tới trình độ trang thiết bị và dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. Đây là số vốn đầu tư ứng trước, số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, vốn cố định đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vị trí then chốt và đặc thù riêng của vốn cố định, các nhà quản lý phải nắm vững và thấy rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như việc tổ chức quản lý sao cho có hiệu quả nhất. Trong những năm đầu thành lập cho tơi khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty hầu như không có gì. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của cạnh tranh trong nền kinh tế mở, Lãnh đạo Công ty đã dần đầu tư thêm may móc thiết bị tương đối hoàn thiện. Năm 2008 vừa qua Công ty mới đầu tư thêm dây truyền sản xuất đã đẩy tỷ trọng vốn cố định của Công ty lên tới 63.92% trong tổng vốn kinh doanh. Ngoài hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, đắt tiền Công ty còn có 11 cửa hàng bày bán và trưng bày các sản phẩm của Công ty trên địa bàn Hà Nội. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, trước tiên ta nghiên cứu biểu sau: Bảng 2.10: Cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2008 Đơn vị: trđ Các chỉ tiêu Giá trị % Máy móc phục vụ sản xuất Nhà xưởng văn phòng Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng Quyền sử dụng đất 45019.617 6267.070 2332.892 1358.467 3312.900 77.22 10.75 4.0 2.33 5.7 Tổng tài sản cố định 58300 100% (Nguồn: Bảng tính khấu hao năm 2008) Qua biểu phân tích trên ta thấy toàn bộ nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2008 là 58300 trđ. Trong đó, các máy móc thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất là 45019.617 chiếm tỷ trọng khá lớn (77.22%), nhà xưởng văn phòng là 6267.070 trđ chiếm 10.75%, phương tiện vận tải là 2332.892 trđ chiếm 4%, thiết bị văn phòng là 1358.467 trđ chiếm 2.33%, quyền sử dụng đất là 3312.900 trđ chiếm 5.7%. Như vậy, Công ty rất chú trọng vào đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết số máy móc hiện đại Công ty chỉ chuyển giao được phần cứng của công nghệ, còn phần mềm thì đều do đội ngũ cán bộ của Công ty tự mày mò nghiên cứu nên Công ty chưa thực sự làm chủ được công nghệ. Việc này có ảnh hưởng khá lớn đến việc khai thác tối đa công suất và tính năng của máy móc thiết bị. Hiên tại, máy móc của Công ty chỉ khai thác được khoảng 60% công suất thiết kế. Hơn nữa, hiện tại mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng đòi hỏi không thể sản xuất hơn. Công ty cũng đang tích cực tìm kiến các giải pháp thúc đẩy đầu ra của sản phẩm. Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 % 2008/2007 1 Doanh thu thuần 64634.102 67981.206 1.05178542 2 Vốn cố định bình quân 31885.999 35981.884 1.12845403 3 Lợi nhuận trước thuế 1914.431 1961.77 1.02472745 4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1/2) 2.0270371 1.8893176 0.93205872 5 Hàm lượng vốn cố định (2/1) 0.4933309 0.5292916 1.07289378 6 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (3/2) 0.0600399 0.054521 0.90808081 Như ta đã thấy cơ cấu nguồn vốn cố định qua bảng 2.4 trên. vốn cố định bình quân của Công ty được tính bằng cách lấy vốn cố định đầu kỳ cộng với vốn cố định cuối kỳ chia cho hai. Cụ thể là: 34086.69 + 29685.307 VCĐBQ = --------------------------------- = 31885.9985 2 Qua bảng trên ta thấy, thứ nhất về chỉ tiêu doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.18% song chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 2.47%. Như vậy tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Do đó, Công ty nên chú trọng tới các chi phí làm giảm doanh thu như: chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan trọng là giảm giá thành sản phẩm. Về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, năm 2008 do Công ty tăng tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh làm cho vốn cố định bình quân tăng 12.85% so với năm 2007 dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 6.8% so năm 2007 (năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 2.028, năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.889). Mặc dầu doanh thu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nhưng do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc đô tăng vốn cố định bình quân nên đã làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. Năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1.889 nghĩa là cứ một đồng vốn cố định tạo ra được 1.889 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Về chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định, đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu này ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà năm 2007 là 0.49, năm 2008 là 0.52. Đây là chỉ tiêu ngược lại với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên 0.03 đồng tương đương với tốc độ tăng là 7.29%. Chỉ tiêu này có nghĩa là năm 2008 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0.52 đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất của Công ty càng kém. Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định, chỉ tiêu này ở Công ty giảm trong hai năm 2007 và 2008. Cụ thể năm 2007 chỉ tiêu này là 0.06, năm 2008 là 0.05 ( giảm 0.01 đồng) giảm đi 9.2% so với năm 2007. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định của Công ty là 0.05 nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra 0.05 đồng lợi nhuận trước thuế. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm đi trong hai năm cũng giống như đã phân tích ở trên là do vốn cố định bình quân tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng lên của lợi nhuân. Như vậy, qua sự phân tích tỷ mỉ ở trên về hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta thấy năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa được tốt lắm. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới của năm vừa qua. Công ty đã mua sắm một số TSCĐ, đây là một việc hết sức hợp lý song có lẽ quá chú trọng đầu tư máy móc thiết bị nhưng khâu quản lý, sử dụng chưa tốt dẫn đến giảm hiệu quả. Công ty cần xem xét lại và cố gắng để phát huy hết công suất của máy móc, tránh lãng phí làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. 2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Việc tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ đảm bảo được sự an toàn về tài chính cho Công ty, nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả giúp Công ty thu hút được nguồn tại trợ, khắc phục những rủi ro trong kinh doanh, là điều kiện để phát triển quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước tiên ta xem xét cơ cấu vốn lưu động của Công ty cơ cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang sử dụng, giúp ta đánh giá được cơ cấu vốn lưu động mà ta đang xem xét từ đó xác định các trọng điểm và biện pháp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp hơn với điều kiện của doanh nghiệp. Bảng 2.11: Cơ cấu TSLĐ của Công ty năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu TSLĐ Đầu năm Cuối năm Tiền % Tiền % Vốn bằng tiền 1.946.238.000 7,02 3.494.281.000 11,77 TSLĐ dự trữ 17.440.865.000 62,94 17.079.754.000 57,54 TSLĐ trong thanh toán 7.528.777.000 27,17 8.657.180.000 29,16 TSLĐ khác 796.409.000 2,87 454.091.000 1,53 Tổng cộng 27.712.289.000 100 29.685.306.000 100 Chỉ tiêu TSLĐ Đầu năm Cuối năm Tiền % Tiền % Vốn bằng tiền 3.494.281.000 11,77 6.074.258.000 19,73 TSLĐ dự trữ 17.079.754.000 57,54 14.627.472.000 47,5 TSLĐ trong thanh toán 8.657.180.000 29,16 9.847.027.000 31,98 TSLĐ khác 454.091.000 1,53 243.301.000 0,79 Tổng cộng 29.685.306.000 100 30.792.058.000 100 Bảng 2.12 : Cơ cấu tài sản lưu động của công ty năm 2008 Đơn vị: VNĐ (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008) + Vốn bằng tiền Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Năm 2007, đầu năm là 1.946.238.000 đồng(7,02%) đến cuối năm là 3.494.281.000 đồng(11,77%). Năm 2008, đầu năm là 3.494.281.000 đồng đến cuối năm là 6.074.258.000 đồng(19,73%). Như vậy có thể thấy mức tiền mặt của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, đặc biệt là vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh. Điều này có thể cho thấy lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ của công ty là tương đối lớn. Nó có khả năng đáp ứng giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết, đảm bảo cho doanh nghiệp đủ lượng vốn cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thanh toán nhanh. + Các khoản phải thu Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty, năm 2007 khoản phải thu là 8.657.180.000 đồng chiếm 29,16%, điều này cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Công tác điều chỉnh và đôn đốc giám sát khoản phải thu chưa chặt chẽ nên đến năm 2008 khoản phải thu lại tăng lên là 9.847.027.000 đồng chiếm 31,98%. Trong khoản phải thu thì khoản bán chịu cho khách hàng là chủ yếu, năm 2007 khách hàng nợ 8.540.782.000 đồng, năm 2008 là 9.002.393.000 đồng. Khoản phải thu của Công ty càng cao thì mức bị chiếm dụng vốn càng lớn, doanh nghiệp sẽ bị mất tính độc lập, tự chủ của mình trong các giao dịch và các quan hệ kinh tế, đồng thời nếu các khoản vay ngắn hạn của công ty lớn sẽ dẫn đến mức độ rủi ro cao, Công ty sẽ rơi vào tình trạng đọng nợ do không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Để khắc phục được tình trạng này Công ty nên giảm bớt các khoản mua chịu đối với những khách hàng mua lần đầu đồng thời cố gắng đôn đốc tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ của khách hàng. Chỉ những khách hàng có uy tín Công ty mới tiến hành bán chịu nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đồng thời tối ưu hoá nguồn vốn lưu động cần thiết hàng năm. Tuy nhiên với khả năng tài chính hiện có hàng năm doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện và nguồn vốn của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán cũng chiếm một tỷ lệ tương đối làm cho khoản phải thu tăng lên. Từ đó Công ty đã tạo được uy tín với người bán nên luôn đảm bảo được về quy cách, mẫu mã, số lượng cũng như chất lượng, nguồn cung ứng nguyên vật liệu luôn ổn định. + Tồn kho dự trữ Việc quản lý tồn kho dự trữ trong doanh nghiệp rất quan trọng bởi vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ không chỉ chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản mà quan trọng hơn là nếu có sự dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong sản xuất, không bị thiếu hàng hoá, sản phẩm để bán đồng thời lại có thể sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Hàng tồn kho là khoản mục có giá trị lớn nhất trong tổng số vốn lưu động của Công ty, thường chiếm trên 50%. Năm 2007 hàng tồn kho là 17.079.754.000 triệu đồng chiếm 57,54%, năm 2008 hàng tồn kho là 14.627.472.000 đồng chiếm 47,5%. Như vậy năm 2008 khoản mục hàng tồn kho của Công ty đã giảm đi đáng kể, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã giảm dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm tồn kho cũng giảm. Điều đó cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trong năm 2008 đã tăng lên đáng kể. Hàng tồn kho lớn gây ra sự tồn đọng vốn và phát sinh các chi phí liên quan trong bảo quản. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để tối ưu hoá các chi phí vì vậy Công ty phải tìm biện pháp để giảm bớt chi phí cho hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời cũng cần xúc tiến việc tiêu thụ hàng hoá tránh tồn đọng. + Tài sản lưu động khác Tài sản lưu động khác chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Năm 2007 tài sản lưu động khác là 454.091.000 đồng chiếm 1,53%, năm 2008 tài sản lưu động khác giảm xuống chỉ còn 243.301.000 đồng chiếm 0,79%. Tuy tài sản lưu động khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng Công ty vẫn rất quan tâm đến chỉ tiêu này và áp dụng những biện pháp cần thiết để quản lý và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Như vậy để quản trị vốn lưu động được tốt thì Công ty phải quản trị đồng thời mọi tài sản lưu động hiện có trong Công ty. Trên cơ sở xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động có thể đánh giá được trình độ, thực lực của mỗi doanh nghiệp từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết được những tồn tại, phát triển những khả năng có thể khai thác. Tuy nhiên đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên phải có những chỉ tiêu đánh giá một cách chung nhất, tổng quát nhất, các chỉ tiêu này hợp thành hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm Doanh thu thuần(trđ) VLĐbq (trđ) Lợi nhuận (trđ) Vòng quay của VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ Hàm lượng VLĐ Sức sinh lợi VLĐ Mã số 1 2 3 4=1:2 5=360/4 6=2:1 8=3:2 2007 64634.102 28698.799 1914.431 2.25 160 0.44 0.067 2008 67981.206 30238.684 1961.77 2.25 160 0.44 0.065 Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu đánh gia hiệu quả vốn lưu động (Nguồn: Bảng CĐKT và bảng BCKQKD năm 2007, 2008) Vốn lưu động bình quân được tính bằng cách lấy vốn lưu động đầu năm cộng vốn lưu động cuối năm chia hai: VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ Vốn lưu động bình quân = ------------------------------------ 2 Như vậy, năm 2008 Công ty đã tăng vốn lưu động bình quân. Song như đã phân tích ở trên về cơ cấu vốn của Công ty thì thực tế tỷ trọng vốn lưu động của Công ty năm 2008 giảm do tỷ trọng vốn cố định tăng nhờ Công ty mua sắm, đổi mới máy móc, dây chuyền, công nghệ sản xuất. Về vòng quay vốn lưu động năm 2007 số vòng quay là 2.25 vòng, năm 2008 số vòng này vẫn duy trì ở mức 2.25 vòng. Như vậy, trong hai năm Công ty vẫn duy trì số vòng quay của vốn lưu động. Song, chỉ tiêu này so với mức trung bình ngành còn thấp. Số vòng quay vốn lưu động của Công ty bánh kẹo Hải Châu đạt 5.8 vòng trên năm. Chỉ tiêu trên cho thấy , thời gian mà vốn lưu động đi hết một chu kỳ. Do hai năm vốn lưu động có vòng quay bằng nhau nên thời gian một vòng quay của vốn lưu động cũng bằng nhau. Cả hai năm vốn lưu động của Công ty đều cần 160 ngày để quay được một vòng. Về hàm lượng vốn lưu động Năm 2007 chỉ tiêu này là 0.44 đồng, sang năm 2008 chỉ tiêu này vẫn duy trì là 0.44 đồng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc thù lĩnh vực kinh doanh mà mức đảm nhận của vốn lưu động cao hay thấp. Tuy nhiên, mức chỉ tiêu này theo kế hoạch là 0.45 đồng. Như vậy, Công ty đã không hoàn thành mức kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu thuần sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho Công ty. Năm 2007 cứ một đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0.0296 đồng lợi nhuận. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0.0288 đồng. Chỉ tiêu này quá thấp. Điều này chứng tỏ các khoản giảm trừ của Công ty khá lớn. Đặc biệt là giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm cho chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần thấp. Trong khi kế hoạch năm 2008 là 0.04 đồng. Vậy, Công ty cũng đã không hoàn thành kế hoạch. Đối với chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động năm 2007 cứ một đồng vốn lưu động sẽ đem lại 0.067 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm không đáng kể xuống còn 0.065 đồng. Như vậy, năm 2008 mức sinh lợi vốn lưu động giảm đi so với năm 2007. Như vậy, qua sự phân tích ở trên và dựa vào bảng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta thấy Công ty sử dụng vốn lưu động trong hai năm qua còn chưa hiệu quả lắm. Các chỉ tiêu hiệu quả hầu như đều thấp hơn mức trung bình ngành. Mặc dù, doanh thu của Công ty cũng tăng lên song mức tăng không đáng kể nhất là so với nguồn vốn đã bỏ ra. Để hiểu rõ về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty ta xét tiếp chỉ tiêu sau: Vtktđ = VLĐ1 - VLĐo = 30238.684 - 28698.799 =1539.885 Vtktđ : Mức tiết kiệm tuyệt đối về vốn lưu động. VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm 2008. VLĐ0: Vốn lưu động bình quân năm 2007. Như vây, năm 2008 Công ty đã tiết kiệm tuyệt đối được 1539.885 trđ. Số tiền mà Công ty đã tiết kiệm được sẽ rất có ý nghĩa nếu Công ty đầu tư mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. 2.3.4. Những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân trong sử dụng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.3.4.1 Thuận lợi. a) Về quản lý và sử dụng vốn cố định Thứ nhất, Công ty đã tận dụng triệt để các kết quả kinh doanh đã đạt được để liên tục đầu tư, bổ sung thêm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Sửa sang các của hàng giới thiệu sản phẩm, phân xưởng sản xuất khang trang hơn, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều này đã góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Việc đổi mới công nghệ là một việc tối cần thiết để Công ty nâng cao năng suất lao động, qua đó tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm sản xuất, hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao giúp Công ty ngày càng chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các Công ty khác. Thứ hai, Công ty đã xây dựng một phương pháp tính khấu hao phù hợp đó là phương pháp tính khấu hao bình quân hay còn gọi là khấu hao tuyến tính được áp dụng cho toàn bộ tài sản của Công ty kể cả tài sản hữu hình và vô hình. Như vậy, lượng tiền trích khấu hao hàng năm là ổn định bổ sung một nguồn vốn khá lớn cho Công ty tái sản xuất cũng như thay thế mới các tài sản đã cũ. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp khấu hao này tạo điều kiện cho Công ty ổn định giá thành sản phẩm do số tiền trích khấu hao ổn định tính vào chi phí sản xuất tạo ưu thế cạnh tranh. Thứ ba, Công ty thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các tài sản cố định, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Do đó, Công ty hiếm khi để tình trạng phải ngừng sản xuất gây thiệt hại cho Công ty. Các tài sản cố định trong Công ty được huy động tối đa, số tài sản không hoạt động, không mang lại lợi ích đều được Công ty thanh lý một cách nhanh chóng do vậy trong Công ty hầu như không có máy móc. b) Về quản lý và sử dụng vốn lưu động Thứ nhât, Đối với việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty chỉ có ưu điểm là lượng vốn tự có cao. Công ty có tính tự chủ cao trong kinh doanh. Số vòng thu hồi nợ cao. Thứ hai, Do cơ cấu nguồn vốn của C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6137.DOC