Xác định mối liên quan giữa suy yếu (frailty syndrome) và biến cố tim mạch nặng (major cardiac events) trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính

Tài liệu Xác định mối liên quan giữa suy yếu (frailty syndrome) và biến cố tim mạch nặng (major cardiac events) trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 42 XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN GIỮA SUY YẾU (FRAILTY SYNDROME) VÀ BIẾN CỐ TIM MẠCH NẶNG (MAJOR CARDIAC EVENTS) TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH Huỳnh Trung Quốc Hiếu*, Nguyễn Văn Tân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy yếu (Frailty syndrome), một hội chứng lão khoa, biểu hiện trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường, có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi trên NCT như ngã, suy giảm nhận thức, khuyết tật, sống phụ thuộc, cũng như gia tăng tỉ lệ tử vong, sử dụng quá nhiều thuốc, kéo dài thời gian nằm viện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu mối liên quan giữa suy yếu và các bến cố tim mạch nặng (BCTMN) trên NCT mắc bệnh ĐMV mạn tính. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (bao gồm tử vong, tái nhập viện) tại thời điểm 3 tháng trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính. Phương pháp ngh...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định mối liên quan giữa suy yếu (frailty syndrome) và biến cố tim mạch nặng (major cardiac events) trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 42 XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN GIỮA SUY YẾU (FRAILTY SYNDROME) VÀ BIẾN CỐ TIM MẠCH NẶNG (MAJOR CARDIAC EVENTS) TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH Huỳnh Trung Quốc Hiếu*, Nguyễn Văn Tân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy yếu (Frailty syndrome), một hội chứng lão khoa, biểu hiện trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường, có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi trên NCT như ngã, suy giảm nhận thức, khuyết tật, sống phụ thuộc, cũng như gia tăng tỉ lệ tử vong, sử dụng quá nhiều thuốc, kéo dài thời gian nằm viện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu mối liên quan giữa suy yếu và các bến cố tim mạch nặng (BCTMN) trên NCT mắc bệnh ĐMV mạn tính. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (bao gồm tử vong, tái nhập viện) tại thời điểm 3 tháng trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Cắt dọc, thực hiện trên 295 bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi) nhập viện do bệnh ĐMV mạn tính tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đo lường mối liên quan giữa suy yếu và các biến độc lập. Kết quả: Bệnh nhân suy yếu có khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch nặng (tử vong, tái nhập viện) gấp 2,93 lần so với bệnh nhân không suy yếu (p = 0,003; KTC 95% 1,45 - 5,92). Đồng thời chậm chạp thông qua test đi bộ 5m là yếu tố có khả năng dự báo xuất hiện biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV (HR=2,15; KTC 95% 1,08 – 4,3; p = 0,03). Kết luận: Suy yếu có khả năng dự báo các biến cố bất lợi về sức khỏe ở bệnh nhân cao tuổi bệnh ĐMV, vì vậy nên sàng lọc suy yếu đối với người cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính điều trị nội trú. Từ khoá: suy yếu, bệnh động mạch vành mạn tính, người cao tuổi ABSTRACT DETERMINE THE RELATIONSHIP BETWEEN FRAILTY SYNDROME AND MAJOR CARDIAC EVENTS ON ELDERLY PATIENTS WITH CHRONIC CORONARY ARTERY DISEASE Huynh Trung Quoc Hieu, Nguyen Van Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 42- 47 Background: Frailty syndrome, a geriatric syndrome, embodies the state vulnerable to physical factors, social and environment, can lead to many adverse consequences on the seniors as crumpled, cognitive decline life, disability, dependency, as well as increased mortality, excessive use of drugs, prolong hospitalization. We conduct research to find out the relationship between Frailty and the major cardiac events on elderly patients with chronic coronary artery disease. Objectives: Determine the relationship between decline with the major cardiac events (including mortality, re-hospitalization) in the time of 3 months on elderly patients with chronic coronary artery disease. Methods: Longitudinal follow-up was performed in 295 elderly patients (> 65 years) hospitalized with * Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Trung Quốc Hiếu ĐT: 0973555567 Email: quochieu@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 43 chronic coronary artery disease at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City, from September 2016 to April 2017. Multivariate linear regression analysis was used to measure the association between Frailty and independent variables. Results: Frailty patients are likely to appear the major cardiac events (mortality, re-hospitalization) were 2.93 times higher than robust (p = 0.003, 95% CI 1.45 - 5.92 ). Simultaneously, a 5m walking test was used to predict the occurrence of major cardiac events in elderly patients with chronic coronary artery disease (HR = 2.15, 95% CI 1.08-4.3 p = 0.03). Conclusions: Frailty is likely to predict adverse health events in elderly patients with coronary artery disease, so should decline screening for elderly with chronic coronary artery disease hospitalize. Keywords: Frailty, chronic coronary artery disease, elderly people ĐẶT VẤN ĐỀ Suy yếu (Frailty syndrome) là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở NCT, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện, đi khám cấp cứu và thậm chí tử vong. Khái niệm về suy yếu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 trong một nghiên cứu cắt ngang trên các đối tượng cao tuổi trong cộng đồng. Nghiên cứu này đã phác thảo suy yếu như một phản ứng quá mức và không tương xứng của NCT với những sự kiện bất lợi. Suy yếu được biểu hiện như là sự suy giảm khả năng đương đầu với những “thử thách” sức khỏe và giảm khả năng trở về tình trạng sức khỏe ổn định, có thể liên quan đến giảm dự trữ chức năng. Mức độ suy yếu có thể thay đổi từ dưới lâm sàng tới giai đoạn lâm sàng rõ ràng đến giai đoạn cuối đời(3). BMV là bệnh thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng rất nhanh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính ở Hoa Kỳ hiện có khoảng 13 triệu người mắc bệnh và BMV là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam lẫn nữ giới. Các biểu hiện lâm sàng của XVĐM đa dạng hơn và nghiêm trọng hơn ở NCT so với người trẻ. Đa yếu tố bệnh nguyên có những ảnh hưởng khác nhau lên sự lão hóa mạch máu trong suốt cuộc đời. Vì vậy, lão hóa mạch máu đóng vai trò hàng đầu và nổi bật dẫn đến XVĐM ở NCT(9). Gần đây nhiều nghiên cứu chứng minh rằng suy yếu và bệnh tim mạch chia sẽ nhiều sự tương đồng về sinh lý bệnh, đặc biệt là mối liên quan với các dấu ấn sinh học viêm hs-CRP và IL-6(7). Đánh giá suy yếu được xem là công cụ để dự đoán các nguy cơ của bệnh nhân và hướng dẫn bác sĩ lâm sàng cá thể hóa điều trị nhằm phát huy tối đa “khả năng chịu đựng tổn thương” của bệnh nhân, hướng về một kết quả điều trị tích cực. Hơn nữa, bệnh nhân suy yếu phải đối mặt với nguy cơ cao hơn từ các thủ thuật xâm lấn cũng như giảm khả năng hồi phục từ các can thiệp để chống lại các khiếm khuyết thực thể của suy yếu(12, 14). Kết quả nghiên cứu cũng là tiền đề cho các nghiên cứu liên quan sâu rộng hơn sau này. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (bao gồm tử vong, tái nhập viện) tại thời điểm 3 tháng trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 trên 295 bệnh nhân NCT (>65 tuổi) tại Trung tâm Tim Mạch bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu nghiên cứu được tính dựa vào công thức ước lượng một trung bình với khoảng tin cậy 95%, sử dụng tỷ lệ ước tính NCT có suy yếu là 19% theo nghiên cứu của tác giả Gharacholou và cộng sự năm thực hiện năm 2012 tại Hoa Kỳ. Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 237 người. Sau khi dự tính tình trạng thiếu mẫu có thể xảy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 44 ra với ước đoán khoảng 10%, cỡ mẫu tính được gồm 270 đối tượng. Dân số mục tiêu là tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi) nhập viện do bệnh ĐMV mạn tính tại Trung Tâm Tim Mạch bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Từ dân số mục tiêu chọn ra những trường hợp được chẩn đoán là bệnh ĐMV mạn tính dựa trên thăm khám lâm sàng kết hợp các test thăm dò: ĐTĐ lúc nghỉ, ĐTĐ gắng sức, SA tim gắng sức, MSCT hoặc chụp ĐMV(1, 10). Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những trường hợp sau: bệnh nhân có hội chứng vành cấp; bệnh nhân có di chứng thần kinh sau cơn đột quỵ; bệnh Parkinson nặng; sa sút trí tuệ; bệnh nhân không thể vận động, đi lại; chống chỉ định vận động và hoạt động thể lực của bác sĩ điều trị; bệnh nội khoa cấp tính; không đồng ý tham gia nghiên cứu. Năm 2000, Fried`s Frailty Phenotype hay thường được gọi là chỉ số CHS đã được Fried và đồng nghiệp đề xuất gồm năm tiêu chí: sụt cân không chủ ý, tình trạng yếu cơ, kiệt sức (sức bền và năng lượng kém), sự chậm chạp, và mức hoạt động thể lực thấp. Các tiêu chí thành phần Sụt cân không chủ ý 4,5 kg hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể so với năm trước. Tình trạng yếu cơ: cơ lực tay thấp hơn so với mức cơ bản (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số khối cơ thể). Kiệt sức (Sức bền và năng lượng kém): Tự báo cáo về tình trạng kiệt sức, xác định bằng hai câu hỏi trong thang điểm tự báo cáo trầm cảm CES–D (Center for Epidemiologic Studies Depression Scale). Sự chậm chạp: nhỏ hơn mức cơ bản đã được điều chỉnh theo giới tính và chiều cao đứng, dựa trên thời gian đi bộ 5m. Mức hoạt động thể lực thấp: Tổng số kilocalo tiêu hao trong mỗi tuần được tính toán dựa trên bộ câu hỏi các hoạt động trong tuần qua. Đối tượng nghiên cứu đáp ứng ba trong số năm tiêu chí thì xác định là có suy yếu (Frailty), từ một đến hai tiêu chí là tiền suy yếu (Pre-frailty), không có tiêu chí nào là không có suy yếu(2). Chúng tôi trực tiếp hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng kỹ lưỡng bệnh nhân khi nhập viện, theo dõi bệnh nhân sau khi xuất viện. Xem xét kết quả chụp ĐMV sau đó tiến hành thu thập các dữ liệu theo tiêu chuẩn Fried. Mỗi bệnh nhân cần 10 – 15 phút để cân, đo sức mạnh bàn tay, tốc độ đi bộ, hỏi hai câu hỏi liên quan tới “kiệt sức” và bảng câu hỏi về hoạt động thể lực. Khám lâm sàng: nhằm đánh giá tình trạng chung, dấu hiệu sinh tồn, tình trạng bệnh tim mạch, đánh giá mức độ đau thắt ngực theo Hiệp hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society - CCS). Thu thập thông tin cá nhân, đánh giá theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Số liệu được xử lý mỗi ngày, để cung cấp lại thông tin ngay khi có phát hiện sai sót. Theo dõi bệnh nhân sau khi xuất viện: Tất cả bệnh nhân sau khi xuất viện sẽ được theo dõi tại phòng khám A (đối với bệnh nhân là cán bộ thuộc bảo hiểm y tế của bệnh viện Thống Nhất), phòng khám B (đối với bệnh nhân không phải là cán bộ có hoặc không có bảo hiểm y tế). Nếu bệnh nhân không tái khám thì chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp qua điện thoại. Toàn bộ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu sẽ được chúng tôi trực tiếp gọi điện thoại để biết được tình trạng sống còn và tử vong sau khi xuất viện tại thời điểm 3 tháng kể từ ngày xuất viện. Biến cố tim mạch nặng: được định nghĩa khi đối tượng nghiên cứu trong quá trình theo dõi xảy ra một hoặc nhiều kết cục sau: 1. tử vong; 2. tái nhập viện(4, 6, 16). Tái nhập viện: gọi là tái nhập viện khi trong thời gian theo dõi bệnh nhân phải nhập viện vì bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh ĐMV, bệnh mạch máu ngoại biên, đột quỵ(13). Tử vong trong quá trình theo dõi: ghi nhận tất cả những trường hợp tử vong, nguyên nhân của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 45 tử vong là do tim mạch hay không do tim mạch. Gọi là tử vong do tim mạch khi bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp thất (nhanh thất hay rung thất), suy tim nặng, đột quỵ(8). Tử vong do mọi nguyên nhân: tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ghi nhận tất cả các trường hợp tử vong bất kể nguyên nhân là gì(8). Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data và phân tích theo phần mềm STATA 11.0. Kiểm tra bảng câu hỏi và kết quả từng đối tượng ngay trong ngày, nếu cần thiết trở lại gặp đối tượng khảo sát lần 2. Kết quả được trình bày dưới dạng tần suất, tỉ lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn (có phân phối chuẩn), trung vị và khoảng tứ vị 25%-75% (có phân phối không chuẩn), dùng phép kiểm chi bình phương để so sánh 2 biến định tính, sử dụng mô hình hồi quy Logistic đa biến phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện của suy yếu với ngưỡng ý nghĩa p<0.05. Để theo dõi và đánh giá biến cố tim mạch nặng giữa hai nhóm suy yếu và không suy yếu, chúng tôi dùng thuật toán phân tích sống còn (survival analysis) với đường biểu diễn Kaplan-Meier. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua theo dõi 295 bệnh nhân cao tuổi bệnh ĐMV, nghiên cứu của chúng tôi có 38 bệnh nhân phải tái nhập viện trong thời gian theo dõi 3 tháng chiếm tỉ lệ là 12,88%, có 4 bệnh nhân tử vong chiếm tỉ lệ 1,36%. Có 39 bệnh nhân được ghi nhận xảy ra biến cố tim mạch nặng trong quá trình theo dõi chiếm tỉ lệ 13,22%. Bảng 1: Các biến cố tim mạch nặng tại thời điểm 3 tháng Biến cố Giá trị Tần số Tỉ lệ (%) Tái nhập viện do bệnh tim mạch Không 257 87,12 Có 38 12,88 Số lần tái nhập viện 1 lần 23 60,53 2 lần 12 31,58 3 lần 3 7,89 Tử vong do bệnh tim mạch Không 291 98,64 Có 4 1,36 Thời gian tử vong sau 1 tháng 2 50 3 tháng 2 50 Biến cố tim mạch nặng Không 256 86,78 Có 39 13,22 Bảng 2: Liên quan giữa suy yếu và tỉ lệ tử vong tại thời điểm 3 tháng Suy yếu Tử vong p HR (KTC 95%) Không 1 0,59 1,87 (0,18 – 19,1) Có 3 Những bệnh nhân suy yếu sẽ có nguy cơ tử vong gấp 1,87 lần những bệnh nhân không suy yếu, nhưng mối liên quan không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05). Bảng 3: Liên quan giữa suy yếu và biến cố tim mạch nặng tại thời điểm 3 tháng Suy yếu Biến cố tim mạch nặng p HR (KTC 95%) Không 17 0,003 2,93 (1,45 - 5,92) Có 22 Có mối liên quan giữa tình trạng suy yếu theo tiêu chuẩn Fried với thời gian xảy ra biến cố tim mạch nặng (03 tháng) ở bệnh nhân người cao tuổi mắc bệnh ĐMV. Bệnh nhân suy yếu sẽ có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch nặng gấp 2,93 lần những bệnh nhân không suy yếu, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05; KTC 95% 1,45 - 5,92). Bảng 4: Mối liên quan giữa các tiêu chí thành phần chẩn đoán suy yếu với biến cố tim mạch nặng Tiêu chí Biến cố tim mạch nặng p HR (KTC 95%) Chậm chạp (Test đi bộ 5m) Không 13 0,03 2,15 (1,08 – 4,3) Có 26 Yếu cơ (Lực bóp bàn tay) Không 10 0,055 2,05 (0,97 – 4,3) Có 29 Sụt cân không tự chủ Không 36 0,854 0,89 (0,275 – 2,9) Có 3 Hoạt động thể lực kém Không 11 0,063 1,98 (0,96 – 4,04) Có 28 Kiệt sức Không 30 0,988 1,01 (0,48 – 2,12) Có 9 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa test đi bộ 5m tại thời điểm xảy ra biến cố tim mạch nặng (3 tháng) ở bệnh nhân người cao tuổi mắc bệnh ĐMV. Bệnh nhân có test thời gian đi bộ 5m (+) sẽ có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch nặng gấp 2,15 lần những bệnh nhân có tets đi bộ 5m (-), mối liên quan có ý nghĩa thống kê (với p < Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 46 0,05; KTC 95% 1,08 – 4,3). BÀN LUẬN NCT thường có nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện, đi khám cấp cứu và thậm chí tử vong. Tỉ lệ người NCT nhập viện được chẩn đoán suy yếu thường rất cao. Việc xác định chính xác bệnh nhân có thể gặp các hậu quả bất lợi là rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch chăm sóc cá nhân và đánh giá rủi ro đối với các phương pháp điều trị hoặc can thiệp y tế. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có sự đồng thuận về phương pháp xác định chính xác những bệnh nhân nhập viện có nguy cơ cao dẫn đến các hậu quả bất lợi. Các nhà khoa học gần đây đã đề nghị xem suy yếu như là một công cụ đơn giản và nhanh chóng để đánh giá và dự báo các nguy cơ về bất lợi sức khỏe ở NCT(5, 16). Nghiên cứu của tác giả Purser và cộng sự năm 2006, thực hiện trên 309 bệnh nhân NCT mắc bệnh ĐMV ở Hoa Kỳ, mục tiêu là để xác định, đánh giá mức độ suy yếu của NCT điều trị nội trú, đồng thời tìm hiểu mối liên hệ giữa suy yếu và tỉ lệ tử vong tại thời điểm 6 tháng. Tác giả đã kết luận có mối liên quan giữa suy yếu và tỉ lệ tử vong tại thời điểm 6 tháng sau theo dõi và chậm chạp thông qua test đi bộ 5m là yếu tố dự báo mạnh tỉ lệ tử vong sau 6 tháng (OR =3,8; KTC 95% 1,1-13,1)(11). Nghiên cứu của tác giả Singh và cộng sự năm 2011, thực hiện trên 629 bệnh nhân NCT mắc bệnh ĐMV, tác giả theo dõi các đối tượng nghiên cứu trong 3 năm để tìm hiểu mối liên quan của suy yếu với các biến cố tim mạch nặng ở NCT, cuối cùng tác giả kết luận những bệnh nhân suy yếu có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch nặng gấp 2,61 lần so với những bệnh nhân không suy yếu (HR = 2,61; 1,52 – 4,5)(13). Nghiên cứu của tác giả Liang Feng và cộng sự năm 2015 nghiên cứu trên 2804 NCT với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối liên quan giữa suy yếu về thể chất với tỉ lệ tử vong, tỉ lệ nhập viện, và giảm chất lượng cuộc sống ở NCT sống trong cộng đồng tại Singgapore, tác giả đã báo cáo NCT suy yếu có nguy cơ tử vong tăng 2,56 lần so với NCT không suy yếu (2,56; KTC 95% 1,56-4,19)(5). Tác giả Studenski năm 2011 sau khi thực hiện một nghiên cứu phân tích gộp từ 09 nghiên cứu đoàn hệ trước đó (thực hiện từ năm 1986 đến năm 2000) cũng đã đề xuất đánh giá tốc độ đi bộ chậm (thông qua test đi bộ 5m) như là một phương pháp đánh giá nguy cơ tử vong cũng như các hậu quả sức khỏe bất lợi ở NCT(15). Qua nghiên cứu 295 bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch bệnh viện Thống Nhất, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa suy yếu và các biến cố tim mạch nặng (tử vong, tái nhập viện) tại điểm theo dõi 3 tháng (với p < 0,05). Bệnh nhân suy yếu có khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch nặng (tử vong, tái nhập viện) gấp 2,93 lần so với bệnh nhân không suy yếu (p = 0,003; KTC 95% 1,45 - 5,92). Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới, và một lần nữa chứng minh suy yếu là yếu tố nguy cơ có thể dự báo những biến cố sức khỏe bất lợi ở NCT. Đồng thời chậm chạp thông qua test đi bộ 5m cũng là phương pháp đánh giá suy yếu có khả năng dự báo xuất hiện biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV (HR=2,15; KTC 95% 1,08 – 4,3; p = 0,03). Chúng tôi cũng nhận thấy bệnh nhân suy yếu sẽ có nguy cơ tử vong gấp 1,87 lần những bệnh nhân không suy yếu, nhưng mối liên quan không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05). Kết quả này có thể là do cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn cũng như thời gian theo dõi tương đối ngắn (3 tháng) so với các nghiên cứu khác trên thế giới. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu tình trạng suy yếu trên 295 bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi kết luận như sau: bệnh nhân suy yếu có khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch nặng (tử vong, tái nhập viện) gấp 2,93 lần so với bệnh nhân không suy yếu (p = 0,003; KTC 95% 1,45 - 5,92). Đồng thời chậm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 47 chạp thông qua test đi bộ 5m là yếu tố có khả năng dự báo xuất hiện biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV (HR=2,15; KTC 95% 1,08 – 4,3; p = 0,03). Suy yếu có khả năng dự báo các biến cố bất lợi về sức khỏe ở bệnh nhân cao tuổi bệnh ĐMV, vì vậy nên sàng lọc suy yếu đối với người cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính điều trị nội trú, đặc biệt là các đối tượng có các đặc điểm liên quan đến suy yếu, cụ thể là đối tượng có tuổi cao, BMI thấp, có tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh suy tim. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cassar A, Holmes DR, Rihal CS, Gersh BJ (2009), "Chronic Coronary Artery Disease: Diagnosis and Management". Mayo Clinic Proceedings, 84 (12), pp.1130-1146. 2. Clegg A, Young J, Iliffe S, Rikkert MO, Rockwood K (2013), "Frailty in elderly people". The Lancet, 381 (9868), pp.752-762. 3. Conroy S, Elliott A (2017), "The frailty syndrome". Medicine, 45 (1), pp.15-18. 4. Dent E, Chapman I, Howell S, Piantadosi C, Visvanathan R (2014), "Frailty and functional decline indices predict poor outcomes in hospitalised older people". Age Ageing, 43 (4), pp.477-84. 5. Feng L, Nyunt MSZ, Gao Q, Feng L, Yap KB, Ng T-P (2016), "Cognitive Frailty and Adverse Health Outcomes: Findings From the Singapore Longitudinal Ageing Studies (SLAS)". Journal of the American Medical Directors Association, 6. Gharacholou SM, Roger VL, Lennon RJ, Rihal CS, Sloan JA, Spertus JA, Singh M (2012), "Comparison of frail patients versus nonfrail patients≥ 65 years of age undergoing percutaneous coronary intervention". The American journal of cardiology, 109 (11), pp.1569-1575. 7. Halter JB, et al. (2010), Effects of aging on Cardiovascular Structure and Function. Hazzards Geriatric Medicine and Gerontology. 6 ed. The McGraw-Hill Companies, 883-896. 8. Hamonangan R, Wijaya IP, Setiati S, Harimurti K (2016), "Impact of Frailty on the First 30 Days of Major Cardiac Events in Elderly Patients with Coronary Artery Disease Undergoing Elective Percutaneous Coronary Intervention". Acta Med Indones, 48 (2), pp.91-8. 9. Nguyễn Đức Công (2011), Bệnh học người cao tuổi đào tạo sau đại học, Tập 1, NXB Y Học, tr.3-56. 10. Phạm Gia Khải (2008), Xử trí Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định), Khuyến cáo về các bệnh lý Tim mạch và Chuyển hóa, Tập 1, Hội Tim mạch học Việt Nam, tr.329-351. 11. Purser JL, Kuchibhatla MN, Fillenbaum GG, Harding T, Peterson ED, Alexander KP (2006), "Identifying frailty in hospitalized older adults with significant coronary artery disease". Journal of the American Geriatrics Society, 54 (11), pp.1674-1681. 12. Rajabali N, Rolfson D, Bagshaw SM (2016), "Assessment and Utility of Frailty Measures in Critical Illness, Cardiology, and Cardiac Surgery". Canadian Journal of Cardiology, 32 (9), pp.1157- 1165. 13. Singh M, Rihal CS, Lennon RJ, Spertus JA, Nair KS, Roger VL (2011), "Influence of frailty and health status on outcomes in patients with coronary disease undergoing percutaneous revascularization". Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes, 4 (5), pp.496-502. 14. Solfrizzi V, et al. (2013), "Frailty syndrome and the risk of vascular dementia: the Italian Longitudinal Study on Aging". Alzheimer's & Dementia, 9 (2), pp.113-122. 15. Studenski S, et al. (2011), "Gait speed and survival in older adults". Jama, 305 (1), pp.50-8. 16. Vermeiren S, et al. (2016), "Frailty and the Prediction of Negative Health Outcomes: A Meta-Analysis". Journal of the American Medical Directors Association, 17 (12), pp.1163.e1-1163.e17. Ngày nhận bài báo: 18/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/3/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_moi_lien_quan_giua_suy_yeu_frailty_syndrome_va_bien.pdf
Tài liệu liên quan