Đề tài Nghiên cứu đột biến Exon 9 và 20 gen Pik3ca trên bệnh nhân ung thư dạ dày – Dương Thị Minh Thoa

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đột biến Exon 9 và 20 gen Pik3ca trên bệnh nhân ung thư dạ dày – Dương Thị Minh Thoa: 22 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN EXON 9 VÀ 20 GEN PIK3CA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY Dương Thị Minh Thoa1, Tạ Thành Văn2 Đặng Thị Ngọc Dung2, Nguyễn Thị Ngọc Lan2 1Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, 2Trường Đại học Y Hà Nội Ung thư dạ dày đứng hàng thứ tư trong các ung thư thường gặp với 876 000 trường hợp mới (8,7% tổng số) và 647 000 ca tử vong (10,4% tử vong do ung thư). Gần 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển [1]. Các đột biến ở PIK3CA và AKT2 đã được báo cáo trong ung thư dạ dày và các bệnh ung thư khác. Kích hoạt phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K) thông qua đột biến gen gây bất hoạt gen ức chế khối u PTEN là nguyên nhân phổ biến trong bệnh ung thư. Kích hoạt PI3K / Akt được chứng minh là có liên quan đến việc điều chỉnh một số chức năng tế bào như sự sống sót của tế bào, sự tăng trưởng tế bào và kích thích tạo mạch, ức chế quá trình apoptosis, dịch mã của một số protein trong sự phát triển của ung thư....

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đột biến Exon 9 và 20 gen Pik3ca trên bệnh nhân ung thư dạ dày – Dương Thị Minh Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN EXON 9 VÀ 20 GEN PIK3CA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY Dương Thị Minh Thoa1, Tạ Thành Văn2 Đặng Thị Ngọc Dung2, Nguyễn Thị Ngọc Lan2 1Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, 2Trường Đại học Y Hà Nội Ung thư dạ dày đứng hàng thứ tư trong các ung thư thường gặp với 876 000 trường hợp mới (8,7% tổng số) và 647 000 ca tử vong (10,4% tử vong do ung thư). Gần 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển [1]. Các đột biến ở PIK3CA và AKT2 đã được báo cáo trong ung thư dạ dày và các bệnh ung thư khác. Kích hoạt phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K) thông qua đột biến gen gây bất hoạt gen ức chế khối u PTEN là nguyên nhân phổ biến trong bệnh ung thư. Kích hoạt PI3K / Akt được chứng minh là có liên quan đến việc điều chỉnh một số chức năng tế bào như sự sống sót của tế bào, sự tăng trưởng tế bào và kích thích tạo mạch, ức chế quá trình apoptosis, dịch mã của một số protein trong sự phát triển của ung thư. Các đột biến PIK3CA, mã hóa p110α tiểu đơn vị xúc tác của PI3K, đã được xác định trong nhiều loại ung thư ở người, bao gồm ung thư dạ dày. 80% các đột biến được báo cáo trong hai exon 9 và 20, mã hóa tương ứng cho các miền xoắn ốc và kinase [2]. Nghiên cứu này nằm trong đề tài nghiên cứu về các biến đổi gen trong bệnh lí ung thư dạ dày. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, 75 mẫu mô đúc paraffin gồm 36 mẫu ung thư dạ dày thể ruột và 39 mẫu ung thư dạ dày thể lan tỏa được thu thập, tách DNA, thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu và giải trình tự. Kết quả xác định được 2 bệnh nhân có đột biến (chiếm 2.67%) trong tổng số 75 bệnh nhân nghiên cứu. Trong số 2 trường hợp này, một trường hợp chứa đột biến G3108T (E1034D) trên exon 20, và một trường hợp khác với đột biến delA (Codon 542) trên exon 9. Cả hai đều thuộc loại ung thư dạ dày thể lan tỏa và là đột biến mới, chưa được báo cáo trước đó. Từ khóa: gen PIK3CA, đột biến, ung thư dạ dày I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày là hậu quả của tương tác phức tạp giữa yếu tố vật chủ với môi trường. Nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày đã được xác định như: nhiễm Helicobacter py- lori, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn nhiều nitrit, yếu tố di truyền, polip dạ dày, các biến đổi gen Việc làm sáng tỏ các cơ chế bệnh học phân tử dẫn tới sự phát triển của ung thư dạ dày là rất quan trọng. Vì tín hiệu PI3K đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào, sự chuyển hóa, sự sống còn, di căn, và sự đề kháng với hóa trị, con đường PI3K - AKT đã được coi là rất quan trọng trong quá trình gây ung thư [3; 4]. Gen PIK3CA nằm trên nhánh dài (q) của nhiễm sắc thể số 3 ở vị trí 26.32, gồm 91.979 cặp base (từ 179.148.114 đến 179.240.093) mã hóa protein p110α, tiểu đơn vị xúc tác của PI3K. Đột biến gen PIK3CA liên quan đến ung thư tạo ra một tiểu đơn vị p110α thay đổi cho phép PI3K phát tín hiệu mà không có sự điều chỉnh. Sự gia tăng tín hiệu có thể góp phần làm tăng sự phát triển không kiểm soát của tế bào, sự di căn và kháng hóa trị. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài đã xác định đột biến gen PIK3CA ở bệnh nhân ung thư dạ dày, hơn 80% đột biến ở exon 9 và 20 [2]. Mười ba Địa chỉ liên hệ: Dương Thị Minh Thoa, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Email: dtmthoa@gmail.com Ngày nhận: 05/10/2018 Ngày được chấp thuận: 20/11/2018 TCNCYH 117 (1) - 2019 23 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC bệnh nhân (13/111 bệnh nhân, 11,7%) có đột biến codon 545 gen PIK3CA, một bệnh nhân có đột biến codon 1047 trong nghiên cứu của Chie Ito và cộng sự (2017) [5]. Nghiên cứu của Vivian Sze Wing Li và cộng sự báo cáo 4 đột biến được phát hiện trên exon 9 và 20 trong tổng số 94 bệnh nhân [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu trong nước vẫn là một khoảng trống. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: 1. Xác định đột biến exon 9 và 20 của gen PIK3CA ở bệnh nhân ung thư dạ dày. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến gen PIK3CA với đặc điểm mô bệnh học. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Tiêu chuẩn lựa chọn: 75 bệnh nhân đến khám, được nội soi, phẫu thuật, làm giải phẫu bệnh chẩn đoán ung thư dạ dày không kèm ung thư khác tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Bệnh viên K cơ sở Tân Triều, bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tiêu chuẩn loại trừ: Ung thư dạ dày kèm ung thư khác. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu 2. Phương pháp Thời gian nghiên cứu: từ 8/2017 đến 9/2018. Địa điểm tiến hành: Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Đại học Y Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Mục tiêu thứ hai trong nghiên cứu là xác định mối lên quan giữa đột biến gen và mô bệnh học, do đó chúng tôi chọn 75 mẫu mô gồm 39 mẫu ung thư dạ dày thể lan tỏa và 36 mẫu ung thư dạ dày thể ruột. Nội dung nghiên cứu - Lựa chọn bệnh nhân. - Lấy mẫu mô ung thư dạ dày của bệnh nhân. - Tách chiết DNA từ mẫu mô bệnh nhân ung thư dạ dày tiến hành giải trình tự để phát hiện đột biến. - Tính toán tỷ lệ bệnh nhân đột biến gen. Quy trình tiến hành nghiên cứu Lấy mẫu bệnh phẩm: 75 bệnh nhân được lấy mẫu mô ung thư dạ dày sau phẫu thuật hoặc sinh thiết, đúc paraffin. Cắt 4 - 6 lát mô dày 5 - 7um, xác định vùng ung thư. Tách chiết DNA: Chúng tôi thực hiện tách DNA mẫu mô theo bộ kit tách cột của QIAamp DNA FFPE Tissue Kit (Qiagen). Tiến hành đo mật độ quang DNA trên máy quang phổ kế Nanodrop. Sau khi thu được DNA có chất lượng tốt, phản ứng PCR được thực hiện với việc sử dụng cặp mồi đặc hiệu. Kĩ thuật PCR Codon Mồi Trình tự Exon 9 Mồi xuôi GGGAAAATGACAAAGAACAGCTC Mồi ngược TCCATTTTAGCACTTACCTGTGAC Exon 20 Mồi xuôi CTAGCCTTAGATAAAACTGAGCAAG Mồi ngược AGAGTTATTAACAGTGCAGTGTGGA Exon 9 và exon 20 được khuếch đại với cặp mồi đặc hiệu [5]. 24 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Thành phần của phản ứng gồm Mastermix 2X 12.5ul, mồi xuôi 0.5ul, mồi ngược 0.5ul, nước không nuclease 10.5ul, DNA 1ul. Chu trình nhiệt: 95°C trong 5 phút, 35 chu kì 95°C trong 30 giây, 35 chu kì 57°C trong 30 giây, 35 chu kì 72°C trong 30 giây, 72°C trong 5 phút. Phản ứng được tiến hành trên máy PCR Mastercycler pro S của hãng Eppendorf - Đức. Điện di sản phẩm PCR trên máy điện di Consort EV243 trong gel 1.5%, khoảng 30 phút đánh giá xem đoạn gen được khuếch đại có đúng kích thước và ước lượng nồng độ DNA. Giải trình tự: theo qui trình và sử dụng phương pháp Big Dye terminator sequencing (Applied Biosystems, Foster city, USA). Quy trình thực hiện 1. Tinh sạch sản phẩm PCR. 2. Phân tích 0,1 thể tích DNA trên gel agarose . 3. Pha trộn hỗn hợp trong ống Eppendof gồm: hỗn hợp mastemix, Terminator ready Reaction Mix, primer và sản phẩm PCR. Mỗi phản ứng PCR sequencing sử dụng duy nhất một mồi. Chạy mẫu với chu trình nhiệt tối ưu. Tinh chế sản phẩm bằng ABI phenol/ chloroform. Thu tủa DNA bằng ly tâm. Loại bỏ Ethanol. Để khô qua đêm. Phương pháp phân tích kết quả - Các nucleotid trên gen sẽ được biểu hiện bằng các đỉnh (peak) với 4 mầu tương đương với 4 loại nucleotid A,T,G,C. Phân tích kết quả bằng phần mềm ApE và Bioedit và phân tích kết quả giải trình tự với gen gốc trên Genebank. 3. Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ theo đạo đức nghiên cứu trong Y học. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục tham gia. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về kết quả xét nghiệm gen. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu được sự chấp thuận của các cơ sở nghiên cứu. Đề tài được hội đồng y đức của Trường Đại học Y Hà Nội thông qua số198/HĐĐĐĐĐHYHN ngày 21/9/2016. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 75 bệnh nhân có tuổi trung bình là 58,8 ± 13,5, nam nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình nhóm ung thư dạ dày thể ruột (65,3 tuổi) cao hơn tuổi trung bình nhóm ung thư dạ dày thể lan tỏa (53,2 tuổi) (bảng 1). 2. Kết quả xác định khuếch đại exon 9 và exon 20 của gen PIK3CA Sử dụng cặp mồi đặc hiệu cho exon 9 và exon 20 gen PIK3CA để khuyếch đại DNA sau tách chiết từ mẫu mô của bệnh nhân. TCNCYH 117 (1) - 2019 25 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Thể ruột Thể ruột Thể lan tỏa Thể lan tỏa Tổng Tổng n % n % n % Giới Nam Nữ 23 13 63,89 36,11 23 16 58,97 41,03 46 29 61,33 38,67 Tuổi ≤ 60 > 60 11 25 30,56 69,44 27 12 69,23 30,77 38 37 50,67 49,33 ± SD 65,3 53,2 58,8 ± 13,5 Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu X 192bp 111bp Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi exon 9 (111bp) Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi exon 20 (192 bp) Giếng M: Marker 100 bp , giếng (-): mẫu âm, giếng 1042, 1456, 2317, 2956, 2996, 3028: mẫu bệnh nhân. Băng điện di rõ nét, đúng kích thước, không có sản phẩm phụ. Phản ứng PCR đã khuếch đại được đúng DNA đích đảm bảo cho bước giải trình tự tiếp theo 3. Kết quả đột biến gen và liên quan mô bệnh học Sản phẩm PCR được giải trình tự gen để phát hiện đột biến. Kết quả cho thấy đã phát hiện được 2/75 bệnh nhân có đột biến (2,67%). 26 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. Các đột biến gen PIK3CA trong nghiên cứu của chúng tôi Số lượng đột biến Codon Mã đột biến Mã bệnh nhân Thay đổi DNA Thay đổi protein 1 542 (exon 9) c.1625delA 6082 Dịch khung Thay đổi acid amin từ vị trí mất nucleotid 1 1034 (exon20) c.3102G > T D453 GAG thành GAT p.E1034D Cả 2 đột biến đều chưa được công bố trước đó. Kết quả giải trình tự gen của bệnh nhân mã số 8062 Kết quả giải trình tự gen của người bình thường Hình 3. Hình ảnh giải trình tự exon 9 Giải trình tự exon 9 gen PIK3CA phát hiện bệnh nhân mã số 6082 có đột biến c.1625delA (codon 542) chưa được công bố. Đột biến mất nucleotid làm thay đổi acid amin, dịch khung protein tương ứng từ vị trí đột biến. c.1625delA c.3102G > T Người bình thường Bệnh nhân mã số D453 Hình 4. Hình ảnh giải trình tự exon 20 Giải trình tự exon 20 gen PIK3CA phát hiện bệnh nhân mã số D453 có đột biến sai nghĩa dị hợp tử chưa từng được công bố, thay thế nucleotid c.3102G > T dẫn đến bộ ba thứ 1034 GAG mã hóa acid amin glutamic chuyển thành GAT mã hóa acid amin aspartic. TCNCYH 117 (1) - 2019 27 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 3. Kết quả đột biến gen liên quan mô bệnh học Mô bệnh học Không đột biến Đột biến Tổng n % n % Thể ruột Thể lan tỏa 36 37 100 94,87 0 2 0 5,13 36 39 Giải trình tự 2 exon 9 và 20 gen PIK3CA của 75 bệnh nhân phát hiện 2 đột biến ở bệnh nhân ung thư dạ dày thể lan tỏa, không phát hiện đột biến ở bệnh nhân ung thư dạ dày thể ruột. IV. BÀN LUẬN Ung thư dạ dày là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe. Các vấn đề về môi trường liên quan đến ung thư dạ dày đã được báo cáo tại nhiều nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước. Các yếu tố cơ địa, các cơ chế bệnh học phân tử liên quan đến ung thư dạ dày vẫn còn đang được làm sáng tỏ trên toàn thế giới, mở ra những hiểu biết mới về lĩnh vực này. Tín hiệu của PI3K rất quan trọng đối với nhiều hoạt động của tế bào, bao gồm tăng trưởng và phân chia, sự di căn của tế bào, sản xuất các protein mới, vận chuyển vật liệu bên trong tế bào và sự sống còn của tế bào. Việc mô tả các đột biến gen ở các mẫu khối u nguyên phát từ các bệnh nhân ung thư dạ dày đã cho thấy một số mục tiêu tiềm năng, như FGFR, Met, và PI3K, để phát triển phương pháp điều trị thế hệ mới. Kháng thuốc là một vấn đề chính trong điều trị ung thư dạ dày và di căn. Sự tham gia của con đường PI3K/AKT/mTOR trong sự đề kháng với hóa trị liệu ung thư dạ dày đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu [7; 8]. Đến nay nhiều đột biến gen PIK3CA được phát hiện trên toàn thế giới. Trong số hai mươi exon của gen PIK3CA, tần suất đột biến ở exon 9 và exon 20 chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn 80% đột biến được tìm thấy ở các điểm nóng nằm trong exon 9 (codon 542, codon 545) mã hóa cho khu vực xoắn ốc và exon 20 (codon 10470) mã hóa vùng kinase [2]. Nghiên cứu của Karuto Hazada và cộng sự (2016), các đột biến PIK3CA đã được phát hiện ở 25 (12%) trong số 208 bệnh nhân [9]. Nghiên cứu của Jing Shi và cộng sự (2012), exon 9 và 20 của gene PIK3CA trong mô ung thư dạ dày được giải trình tự. Có tổng cộng 8 đột biến PIK3CA (7,1%) được tìm thấy trong 113 ung thư dạ dày [10]. Vì vậy nghiên cứu này bước đầu tiến hành giải trình tự ở exon 9 và exon 20, là vùng có đột biến thường gặp trên gen PIK3CA. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 75 bệnh nhân, tuổi trung bình là 58,8 ± 13.5 (dao động: 29 - 89 tuổi), tương tự như các nghiên cứu trong nước và thấp hơn các nghiên cứu ở nước ngoài. Tuổi trung bình của nhóm ung thư dạ dày thể ruột (64.3 tuổi) và ung thư dạ dày thể lan tỏa (53.2 tuổi) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê α=0.05 Trong số 75 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, có 45 bệnh nhân nam, chiếm 61.33%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác, ung thư dạ dày thể ruột tỉ lệ nam: nữ = 2: 1, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với α = 0.05 và ung thư dạ dày 28 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC thể lan tỏa gặp ở nam và nữ với tỉ lệ không khác biệt [11]. Chúng tôi phát hiện đột biến mất nucleotid c.1625delA chưa từng được công bố trên bệnh nhân ung thư dạ dày thể lan tỏa. Do mất nucleotide A ở vị trí codon 542 dẫn đến bộ ba GAA mã hóa glutamat chuyển thành TCA mã hóa serine, quá trình phiên mã bị sai lệch. Đột biến thứ hai được phát hiện trên exon 20 là đột biến thay thế nucleotid c.3102G > T dẫn đến bộ ba thứ 1034 GAG mã hóa acid aspartic. Đột biến này chưa được công bố, cơ chế liên quan với ung thư cũng chưa được biết rõ. Trên thế giới, các đột biến được báo cáo đều là dạng thay thế đơn nucleotid dẫn đến thay thế 1 acid amin trong chuỗi polypeptide của protein p110α. Khả năng gây ung thư của các đột biến protein p110α được thể hiện trong đặc tính enzyme của chúng. Đột biến codon 1047 trên exon 20 đã được xác định làm tăng hoạt tính của enzyme lipase kinase so với không đột biến ở nhiều nghiên cứu. Các đột biến trong vùng xoắn ốc của p110α (exon 9) cũng làm tăng hoạt tính enzym. Các nghiên cứu sinh hóa cho rằng vùng xoắn ốc tương tác với vùng p85 nSH2 và tương tác này ức chế hoạt động của tiểu đơn vị xúc tác p110α. nSH2 có mặt trong phức hợp protein p110α/niSH2 của tế bào bình thường và đột biến thay thế nucleotid ở exon làm thay đổi liên kết này và làm mất tác dụng ức chế của nSH2 [12; 13]. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra đột biến PIK3CA gặp ở cả thể ruột và thể lan tỏa, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Các nghiên cứu khác nhau trên các chủng tộc khác nhau báo cáo tỉ lệ đột biến trên thể ruột và thể lan tỏa khác nhau. Đặc biệt trong nghiên cứu của Vivian Sze Wing Li và cộng sự tại Trung Quốc trên 94 bệnh nhân ung thư dạ dày, phát hiện 4 trường hợp đột biến và toàn bộ là thể ruột [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hai đột biến được phát hiện đều ở bệnh nhân ung thư dạ dày thể lan tỏa, gặp ở các bệnh nhân trẻ tuổi (36 và 37 tuổi). Sự khác biệt này có thể do chủng tộc hoặc do các phương pháp tiến hành phát hiện đột biến. Mục đích của nghiên cứu này là để mô tả các đột biến của PIK3CA trong một loạt các bệnh nhân ung thư dạ dày và xác định sự mối liên quan của nó với mô bệnh học. Tỷ lệ đột biến tổng thể là 2,67%. V. KẾT LUẬN Xác định được 2/75 (2,67%) bệnh nhân nhóm ung thư dạ dày có đột biến. Trong đó có một đột biến dị hợp tử thay thế G thành T là ở vị trí c.3102 trên exon 20 của gen PIK3CA gây biến đổi acid amin glutamic thành acid amin arpastic ở vị trí acid amin số 1034. Một đột biến c.1625delA trên exon 9 gây đột biến dịch khung. Đây là 2 đột biến mới chưa được công bố. Cả 2 đột biến đều gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi (36 và 37 tuổi) và thể ung thư dạ dày lan tỏa. Lời cảm ơn Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trong đề tài mã số 106-YS.02- 2015.37 và sự giúp đỡ của các cán bộ Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, bộ môn Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Parkin D.M (2004). International varia- tion. Oncogene, 23(38), 6329 - 6340. TCNCYH 117 (1) - 2019 29 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. Samuels Y., Wang Z., Bardelli A., et al. (2004). High frequency of mutations of the PIK3CA gene in human cancers. Science, 304 (5670), 554. 3. Willems L., Tamburini J., Chapuis N et al (2012). PI3K and mTOR signaling pathways in cancer: new data on targeted therapies. Curr Oncol Rep, 14(2), 129 - 138. 4. Matsuoka T. and Yashiro M (2014). The Role of PI3K/Akt/mTOR Signaling in Gas- tric Carcinoma. Cancers, 6(3), 1441 - 1463. 5. Ito C., Nishizuka S.S., Ishida K et al (2017). Analysis of PIK3CA mutations and PI3K pathway proteins in advanced gastric cancer. J Surg Res, 212, 195 - 204. 6. Li V.S.W., Wong C.W., Chan T.L et al (2005). Mutations of PIK3CA in gastric adeno- carcinoma. BMC Cancer, 5, 29. 7. Han K.B., Jang Y.J., Kim J.H et al (2011). Clinical significance of the pattern of lymph node metastasis depending on the loca- tion of gastric cancer. J Gastric Cancer, 11(2), 86 - 93. 8. Oki E., Baba H., Tokunaga E et al (2005). Akt phosphorylation associates with LOH of PTEN and leads to chemoresistance for gastric cancer. Int J Cancer, 117(3), 376 -380. 9. Harada K., Baba Y., Shigaki H et al (2016). Prognostic and clinical impact of PIK3CA mutation in gastric cancer: pyrose- quencing technology and literature review. BMC Cancer, 16. 10. Shi J., Yao D., Liu W et al (2012). Highly frequent PIK3CA amplification is asso- ciated with poor prognosis in gastric cancer. BMC Cancer, 12, 50. 11. Petrelli F., Berenato R., Turati L et al (2017). Prognostic value of diffuse versus in- testinal histotype in patients with gastric can- cer: a systematic review and meta-analysis. J Gastrointest Oncol, 8(1), 148 - 163. 12. Zhao L. and Vogt P.K (2008). Helical domain and kinase domain mutations in p110alpha of phosphatidylinositol 3-kinase induce gain of function by different mecha- nisms. Proc Natl Acad Sci USA, 105(7), 2652 - 2657. 13. Miled N., Yan Y., Hon W.-C et al (2007). Mechanism of two classes of cancer mutations in the phosphoinositide 3-kinase catalytic subunit. Science, 317(5835), 239 - 242. Summary MUTATION ANALYSIS EXON 9 AND 20 OF PIK3CA GENE IN PATIENTS WITH GASTRIC CANCER Gastric cancer is the fourth most frequent cancer with 876 000 new cases (8.7% of the total) and 647 000 deaths (10.4% of cancer deaths). Almost 2/3 cases occur in developing countries. Mutations in PIK3CA and AKT2 have been reported in GCor in other cancers. Activation of the phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K) through mutational inactivation of PTEN tumour suppressor gene is common in diverse types of cancer. PI3K/Akt activation was demonstrated to be involved in the regulation of several cellular functions like cell survival, cell growth,angiogenesis, stimula- tion and inhibition of apoptosis, translation of several proteins and hence, in the development of cancer. Recently, mutations in PIK3CA, which encodes the p110α catalytic subunit of PI3K, have been identified in various human cancers, including gastric cancers. Eighty percent of these re- ported mutations clustered within 2 regions involving the exon 9 and 20 which code for the helical and kinase domains, respectively. This study is in the research of polymorphism and susceptibility 30 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC of genes associated with gastric cancer risk in Vietnamese people. Based on these data, we per- formed a cross-sectional descriptive study, 75 Formalin-Fixed Paraffin-Embeddedsamples of gastric cancer. Thirty-six samples of gastric cancer intestinal type and 39 gastric cancer diffuse type were collected, underwent DNA isolation and subsequent PCR with specific primers and sequences. We initiated PIK3CA mutation screening in 75 human gastric cancers by direct sequencing of the gene regions in exon 9 and 20. We have identified PIK3CA mutations in 2 cases (2.67%), bothinvolving the previously reported hotspots. Among these 2 cases, one case harboured the mutation G3108T (E1034D) in exon 20, and the other one case with mutations delA (Codon 542) in exon 9. Both of them werein gastric cancer diffuse type and werenovel mutations. Key words: PIK3CA gen, mutation, gastric cancer

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dot_bien_exon_9_va_20_gen_pik3ca_tren_benh_nhan_u.pdf
Tài liệu liên quan