Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo Đại học

Tài liệu Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo Đại học: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0126 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 19-26 This paper is available online at VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1Nguyễn Quang Uẩn và 2Nguyễn Thứ Mười 1Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Trường Lê Duẩn, Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đã đặt vấn đề cần nghiên cứu và vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học, nêu lên mô hình quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng, đề xuất mô hình quản lí CIPO với 12 thành tố cần được xem xét, vận dụng vào quản lí đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với 3 nhóm quản lí đào tạo: quản lí đầu vào, quản lí quá trình, quản lí đầu ra. Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, quản lí đào tạo, giáo dục đại học, vận dụng, mô hình. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0126 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 19-26 This paper is available online at VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1Nguyễn Quang Uẩn và 2Nguyễn Thứ Mười 1Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Trường Lê Duẩn, Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đã đặt vấn đề cần nghiên cứu và vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học, nêu lên mô hình quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng, đề xuất mô hình quản lí CIPO với 12 thành tố cần được xem xét, vận dụng vào quản lí đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với 3 nhóm quản lí đào tạo: quản lí đầu vào, quản lí quá trình, quản lí đầu ra. Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, quản lí đào tạo, giáo dục đại học, vận dụng, mô hình. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI vê Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ mục tiêu đổi mới giáo dục đại học là: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp ngang tầm khu vực và quốc tế” [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến vấn đề quản lí giáo dục và đào tạo. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “. . . Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Công tác quản lí giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến. . . Tuy nhiên chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. . . Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. . . ” [3]. Đại hội cũng nêu lên 12 nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới, trong đó có nhiệm vụ thứ ba: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [3]. Để thực hiện nhiệm vụ thứ 3 này, Nghị quyết đã nêu rõ các phương hướng nhiệm vụ cụ thể, trong đó có phương hướng, nhiệm vụ “Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự quyết, tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục, đào tạo. Coi trọng quản lí chất lượng” [3]. Để thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ về quản lí giáo dục và đào tạo do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đề ra ở trên, các trường đại học cần tiếp tục đổi mới công tác Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Nguyễn Quang Uẩn, e-mail: congdvt20/11@gmail.com 19 Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mười quản lí toàn diện nhà trường, đặc biệt coi trọng nhiệm vụ trọng tâm số một là đổi mới sự nghiệp đào tạo cũng như đổi mới quản lí đào tạo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về quản lí chất lượng Có nhiều mô hình đã được nghiên cứu và triển khai có kết quả trong giáo dục, trong đó có thể kể đến 3 mô hình tiêu biểu: Mô hình kiểm soát chất lượng (Quality Control), mô hình đảm bảo chất lượng (Quality Assurance Management) và mô hình quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management). 2.1.1. Nghiên cứu về kiểm soát chất lượng Kiểm soát chất lượng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng thông qua một quá trình được kiểm soát ở từng khâu nhằm phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng để loại bỏ. - Theo hướng kiểm soát chất lượng, vận dụng vào quản lí chất lượng giáo dục ở nước ta được thể hiện trong một số văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục, chẳng hạn: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục”. Báo cáo của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trình Quốc hội tháng 10/2004 số 1534/CP – KG về tình hình giáo dục nước nhà trong thời gian này đã ghi: “Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng, thực hiện đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục” và sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng giáo dục đại học. - Các nhà nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đã có những đóng góp cơ bản về chất lượng giáo dục cũng như quản lí chất lượng giáo dục đại học, kiểm định chất lượng giáo dục đại học, chẳng hạn: Năm 2002, GS. Nguyễn Đức Chính đã phân tích cơ sở lí luận của vấn đề đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, khái quát những kinh nghiệm quốc tế về kiểm định chất lượng trong giáo dục, nêu lên các mô hình quản lí chất lượng, bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo gồm 8 lĩnh vực với 26 tiêu chí, điều kiện đảm bảo chất lượng trong các trường đại học, nêu cách đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Năm 2004, PGS. Trần Khánh Đức trong công trình Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM đã nêu rõ cơ sở khoa học quản lí phát triển nguồn nhân lực. Năm 2008, GS. Nguyễn Hữu Châu trong công trình Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lí luận và thực tiễn đã trình bày khái niệm chất lượng giáo dục, đưa ra các tiêu chí, các chỉ số cơ bản về chất lượng giáo dục, nêu lên 4 nhóm thành tố cơ bản tạo thành chất lượng của một nhà trường là: Hoàn cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quản lí quá trình (Management by process) và Kết quả (Đầu ra) (Outcome), viết tắt là CIMO. 2.1.2. Nghiên cứu về quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng - Một số quốc gia ở Anh, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Italia, Úc đã nghiên cứu thành lập cơ quan, tổ chức đảm bảo chất lượng và thiết lập quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia. Ở một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia. . . cũng đã triển khai có kết quả hướng nghiên cứu này. - Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng 20 Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học ở phạm vi liên quốc gia như: Mô hình quản lí chất lượng châu Âu (EFQM) (European Foundation for Quality Management) của tổ chức Quản lí chất lượng châu Âu. Khối ASEAN đã nghiên cứu có kết quả việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở các nước trong khối ASEAN (Asean University Netwok – AUN) gồm 20 trường đại học hàng đầu của 10 nước trong khối ASEAN tham gia, trong đó có 2 đại diện của Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) đã xây dựng một số tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học: 1) Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. 2) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo. Ở Việt Nam có thể nêu lên một số luận án tiến sĩ khoa học giáo dục về quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng: Luận án của Nguyễn Quang Giao, bảo vệ năm 2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội về đề tài “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ”. Luận án của Ngô Phan Anh Tuấn, bảo vệ năm 2013 tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về đề tài “Đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề công lập vùng đồng bằng Nam Bộ”. Luận án của Nguyễn Thứ Mười bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về đề tài “Quản lí đào tạo cán bộ chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo hướng đảm bảo chất lượng”. Luận án của Phạm Huy Tư bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về đề tài “Quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long”. 2.1.3. Nghiên cứu về quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management) Nghiên cứu về quản lí chất lượng tổng thể bao gồm sự tham gia toàn diện của các thành viên tham gia quá trình đào tạo, lập kế hoạch giám sát từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình đào tạo, ngăn ngừa sai sót, xây dựng cam kết chất lượng trong tổ chức, mọi người cùng tham gia quyết định, cải tiến liên tục hướng vào chất lượng sản phẩm (đầu ra) đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng. Ở trong nước đã có một số luận án tiến sĩ về quản lí chất lượng tổng thể trong quản lí giáo dục, chẳng hạn: Luận án của Lê Đức Ánh bảo vệ năm 2007 tại Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục về đề tài “Vận dụng lí thuyết quản lí chất lượng tổng thể vào quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông dân lập”. Luận án của Võ Ngọc Vĩnh bảo vệ năm 2014 tại Đại học Quốc gia Hà Nội về đề tài “Quản lí chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể”. Tóm lại, đã có nhiều văn bản, quyết nghị của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo nước nhà về việc quản lí chất lượng giáo dục. Các nhà khoa học đã có những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về các mô hình quản lí giáo dục trong nhà trường, trong đó đặc biệt cần quan tâm xem xét tiếp tục nghiên cứu vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học. 21 Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mười 2.2. Quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng Đã có nhiều công trình nghiên cứu quản lí chất lượng nhà trường, chất lượng giảng dạy. Năm 1992, West Burnhan đã công bố công trình Quản lí chất lượng trong nhà trường. Năm 1993, Warren Pipor D trong tác phẩm Quản lí chất lượng trong các trường đại học đã xác định các chức năng đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo gồm: Xác lập chuẩn, xây dựng quy trình, xác định tiêu chí đánh giá và vận hành, đo lường, đánh giá thu thập và xử lí số liệu. Ngoài ra, có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở các quốc gia, liên quốc gia ở châu Âu, các nước trong khối ASEAN như đã trình bày ở trên. 2.2.1. Các khái niệm “đảm bảo chất lượng”, “đảm bảo chất lượng đào tạo”, “quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng” * Khái niệm đảm bảo chất lượng Chúng tôi đồng tình với quan niệm: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng (Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814). * Khái niệm đảm bảo chất lượng đào tạo: Là một hệ thống các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài cơ sở đào tạo và được chứng minh là đủ mức cần thiết để vừa đạt mục tiêu đào tạo vừa thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng của xã hội. Nói đến đảm bảo chất lượng đào tạo là nói đến các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá được đặt ra trong quá trình đào tạo nhằm vào chất lượng đào tạo. Đảm bảo chất lượng đào tạo là cấp độ quản lí có sự kết hợp giữa quản lí bên trong và quản lí bên ngoài cơ sở đào tạo. Việc quản lí bên trong giúp nâng cao quyền tự chủ của cơ sở đào tạo. Việc quản lí bên ngoài (do các cơ quan quản lí bên ngoài tiến hành) được thể hiện thông qua việc đặt ra cơ chế để làm rõ quy trình, cơ chế đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo, mức độ sử dụng các cơ chế đó, kết quả và hiệu quả của chúng. Sự giám sát bên ngoài nhằm làm rõ trách nhiệm của cơ sở đào tạo. * Quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng - Khái niệm quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng: Là quản lí một hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài cơ sở đào tạo và được chứng minh là đủ mức cần thiết để đáp ứng mục tiêu của đào tạo và thỏa mãn các yêu cầu chất lượng của khách hàng. Nói đến quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng là nói đến quản lí việc thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá được đặt ra trong quá trình phấn đấu đạt chất lượng đào tạo. - Các thành tố của hệ thống quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng: Bao gồm 3 thành tố chính: 1) Quản lí chất lượng bên trong cơ sở đào tạo: gồm quản lí đầu vào, quá trình và đầu ra; 2) Tự đánh giá: Chất lượng đào tạo được đánh giá trước hết từ chính cơ sở đào tạo; 3) Đánh giá ngoài: do cơ quan độc lập về chuyên môn tiến hành. 2.2.2. Mô hình CIPO đảm bảo chất lượng giáo dục Một số mô hình quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng đã và đang được phổ biến trong lĩnh vực giáo dục hiện nay là: Mô hình ISO 9000, Mô hình EFQM (Mô hình quản lí chất lượng Châu Âu), Mô hình SEAMEO (Mô hình các yếu tố tổ chức của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á) và Mô hình C.I.P.O (Context - Input - Process - Outcome). 22 Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học TheoMô hình CIPO (do UNESCO đề xuất trong Chương trình hành động Dakar năm 2000) thì chất lượng của một cơ sở đào tạo được đánh giá qua 10 yếu tố: 1) Người học khoẻ mạnh được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động. 2) Giảng viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức. 3) Phương pháp dạy học tích cực. 4) Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy. 5) Trang thiết bị, phương tiện, tài liệu dạy học phù hợp. 6) Môi trường giảng dạy và học tập tốt. 7) Hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục thích hợp. 8) Hệ thống quản lí giáo dục tốt. 9) Thu hút được nguồn lực của địa phương và cộng đồng. 10) Chính sách phù hợp với giáo dục. Nếu như các mô hình quản lí chất lượng ISO, EFQM, SEAMEO chủ yếu hướng vào quản lí đào tạo ở bậc đại học thì mô hình CIPO (tiếp cận theo quá trình, từ đầu vào – quá trình đến đầu ra) trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế - xã hội địa phương với 10 yếu tố lại tỏ ra phù hợp với quản lí chất lượng của một cơ sở đào tạo cụ thể. Mười yếu tố trên được sắp xếp thành 3 thành phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng thể từ Đầu vào (Input) – Quá trình (Process) đến Đầu ra (Output) trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế - xã hội địa phương (Context). Sơ đồ 1. Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO Chất lượng của một nhà trường hoặc của một cơ sở đào tạo được hình thành từ chất lượng của 03 thành phần cơ bản trên trong ngữ cảnh cụ thể. Có thể biểu diễn mô hình đảm bảo chất lượng CIPO ở Sơ đồ 2: Sơ đồ 2. Các thành tố của mô hình CIPO Theo mô hình CIPO, chất lượng của một cơ sở đào tạo là chất lượng quản lí 3 thành tố: Đầu vào, Quá trình và Đầu ra đặt trong Ngữ cảnh của nhà trường: Chất lượng của Đầu vào (Input) bao gồm tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, giáo viên với trình độ phù hợp, quản lí (nhân lực), cơ sở vật chất, tài chính, thông tin (vật lực, tài lực, thông tin lực); Chất lượng của Quá trình (Process) bao gồm: phương pháp dạy, phương pháp học, thời lượng dạy và học, phương pháp kiểm 23 Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mười tra, đánh giá; Chất lượng của Đầu ra (Outcome) bao gồm kết quả học tập, được thể hiện ở sự tiếp thu kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng của người học và phù hợp với Bối cảnh (Context) của cơ sở đó (phù hợp với nhu cầu của xã hội và huy động được sự tham gia của cộng đồng. 2.2.3. Đề xuất mô hình 12 thành tố trong mô hình CIPO quản lí chất lượng giáo dục đại học 10 thành tố trong mô hình CIPO 12 thành tố trong mô hình CIPO quản líchất lượng đào tạo đại học 1. Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ hoạt động chủ động 1.Yêu cầu xã hội (công tác chiêu sinh) 2. Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức 5. Hoạt động dạy 6. Hoạt động học 3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - học tập tích cực 4. Phương pháp đào tạo 7. Hình thức đào tạo 4. Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy 2. Mục tiêu đào tạo 3. Nội dung, chương trình đào tạo 5. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng 8. Điều kiện đào tạo (vật lực, tài lực, thông tin lực) 6. Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh 9. Quy chế, Môi trường đào tạo 7. Hệ thống QLGD có tính cùng tham gia và dân chủ 10. Bộ máy tổ chức đào tạo, các lực lượngngoài đội ngũ giảng dạy 8. Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả đào tạo 11. Kiểm tra, đánh giá đào tạo 9. Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục 10. Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (về chính sách và đầu tư) 12. Sản phẩm đào tạo Chúng tôi cho rằng 12 thành tố trong mô hình CIPO quản lí chất lượng đào tạo đại học nêu trên có thể kế thừa được những ưu điểm của mô hình 10 thành tố CIPO trong quản lí chất lượng đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng với hi vọng mô hình này có thể vận dụng có kết quả trong quản lí đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2.3. Kiến nghị các biện pháp quản lí đào tạo đại học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội theo hướng đảm bảo chất lượng Vận dụng mô hình quản lí đảm bảo chất lượng CIPO với 12 thành tố nêu trên, chúng tôi kiến nghị với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 nhóm biện pháp quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng: Quản lí đầu vào, Quản lí quá trình, Quản lí đầu ra. * Nhóm biện pháp quản lí đầu vào 1) Thực hiện cách tuyển chọn sinh viên vào học theo quy chế tuyển chọn sinh viên được 24 Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học triển khai từ năm học 2016 – 2017 trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2) Rà soát lại mục tiêu, quy mô, hệ thống đào tạo, nội dung chương trình đào tạo theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông hướng vào phát triển các phẩm chất năng lực cơ bản của sinh viên. 3) Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao hệ thống năng lực chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên với tư cách nguồn nhân lực quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. * Nhóm biện pháp quản lí quá trình đào tạo 1) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng. 2) Quản lí tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập, rèn luyện sinh viên theo hướng phát triển năng lực người học, phát huy tính chủ động, tự giác tích cực, sáng tạo của người học. 3) Đổi mới hoàn thiện chuẩn đánh giá, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng. 4) Tăng cường xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện học tập theo hướng đảm bảo chất lượng. 5) Phối hợp có hiệu quả giữa các cơ sở trong và ngoài trường tham gia quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo nâng cao chất lượng. * Nhóm biện pháp quản lí đầu ra 1) Tăng cường khâu tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện trong việc phấn đấu đảm bảo chất lượng đào tạo sinh viên. 2) Thu thập, xử lí thông tin phản hồi từ phía sinh viên về việc tổ chức đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo. 3) Tăng cường đánh giá ngoài từ các cơ quan quản lí, các cơ sở đào tạo ngoài trường, các cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo, từ phía gia đình sinh viên về quá trình đào tạo và chất lượng sản phẩm đầu ra. 3. Kết luận Đổi mới quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể vận dụng mô hình 12 thành tố trong mô hình CIPO quản lí chất lượng giáo dục đại học như chúng tôi đã đề xuất. Chắc chắn những kiến nghị đề xuất nói trên về các biện pháp quản lí đảm bảo chất lượng đào tạo sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội theo hướng vận dụng mô hình CIPO quản lí chất lượng giáo dục đại học còn hạn hẹp hoặc có phần mong muốn chủ quan. Hi vọng một số biện pháp nói trên có thể đóng góp phần nào cho việc tiếp tục đổi mới quản lí đào tạo của nhà trường theo hướng đảm bảo chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), 2008. Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Đức Chính (chủ biên). 2002. Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 25 Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mười [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. [4] Trần Khánh Đức, 2004. Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. [6] West – Burnham, 1992. Managing Quality in Schools. [7] Fabrice Henard, Solenie Leprince – Ringuet, 2008. “The path to quality teaching in higher education”. FH, SLR. [8] Policy Manual, 1993. USA Quality Assurance in Training and Education British Library Cataloging in Publication Data. [9] Van Vught F.A. & Westerheijden D.F., 1993. Quality management and quality assurance in European higher education. Enschede: CHEPS. ABSTRACT Using the Quality Assurance Model in University Training Management 1Nguyen Quang Uan and 2Nguyen Thu Muoi 1Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education 2Le Duan School, Hanoi In this article a context-input-process-outcome (CIPO) model is introduced as a basis for defining quality and to categorize different measures of quality in higher education. The CIPO model with 12 components should be considered and used at Hanoi National University of Education according to 3 groups of training management: input management, process management, and outcome management. Keywords: Quality assurance, training management, higher education, using, model. 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4449_nquan_851_2131863.pdf
Tài liệu liên quan