Vai trò của giáo dục - Đào tạo trong việc góp phần xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Vai trò của giáo dục - Đào tạo trong việc góp phần xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Bích Thủy* TÓM TẮT Con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, vừa là mục đích, vừa là động lực của sự phát triển. Xây dựng, phát triển con người là sự gia tăng giá trị cho con người cả về tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng,.... lẫn thể chất. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì phát triển giáo dục – đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. SUMMARY THE ROLE OF EDUCATION AND TRAINING IN CONTRIBUTION TO THE DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCE IN VIETNAM NOWADAYS. Nguyen Thi Bich Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 36 – 40 Human is the key for any social activities, which is bot purpose and motiv...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của giáo dục - Đào tạo trong việc góp phần xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Bích Thủy* TÓM TẮT Con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, vừa là mục đích, vừa là động lực của sự phát triển. Xây dựng, phát triển con người là sự gia tăng giá trị cho con người cả về tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng,.... lẫn thể chất. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì phát triển giáo dục – đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. SUMMARY THE ROLE OF EDUCATION AND TRAINING IN CONTRIBUTION TO THE DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCE IN VIETNAM NOWADAYS. Nguyen Thi Bich Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 36 – 40 Human is the key for any social activities, which is bot purpose and motivation of development. Building, developing human is increasing huma’s value in aspects of spirit, moral, soul, mind, skill,... and physical. While human resource is treated as key factor for development of each country, development of education – training is the significant means in defining human’s quality, is foundation of human strategy. * Khoa Khoa học cơ bản – Đại học Y Dược TP. HCM. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo đã được Đảng ta xác định là “quốc sách hàng đầu”; phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì thế, việc nghiên cứu “vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc góp phần xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề hết sức cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và đang được rất nhiều người quan tâm. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước để có thể đề cập một cách có hệ thống về các vấn đề con người, nhân tố con người, nguồn lực con người, vai trò của giáo dục – đào tạo và đặc biệt là đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính định hướng để góp phần phát huy vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nguồn nhân lực và chiến lược phát triển con người trên cơ sở tiếp tục đổi mới giáo dục – đào tạo. Quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như: tiếp cận hệ thống, logic và lịch sử, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp khái quát hóa... 36 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Một số vấn đề lý luận chung về con người. Nhân tố con người – động lực của sự phát triển sản xuất xã hội. Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, chung quanh vấn đề con người đã diễn ra những cuộc đấu tranh không ngừng, và cuộc đấu tranh ấy ngày càng trở nên gay gắt sau khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời. Lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay, về cơ bản, là lịch sử vận động, phát triển của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Lao động sản xuất là ranh giới phân biệt về chất giữa con người và con vật, giữa thế giới động vật và xã hội loài người. Trong quá trình lao động ấy, con người đã bộc lộ bản chất của mình và thể hiện một vai trò đặc biệt quan trọng – động lực của sự phát triển sản xuất xã hội. Thông qua việc phân tích vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất xã hội, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, nếu không xuất phát từ con người, nếu không được tiến hành bởi con người và hướng về phục vụ con người, thì sẽ không có bất cứ loại hình nào và quá trình sản xuất nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển. Có thể nói, con người vừa là xuất phát điểm, là lực lượng chủ đạo; vừa là mục đích, là yếu tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Cho nên, việc đề cao trí tuệ và vai trò của tri thức khoa học chẳng qua chỉ là một cách gián tiếp đề cao vai trò của con người. Giáo dục – đào tạo với việc xây dựng, phát triển nguồn lực con người. Giáo dục – đào tạo là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, thuộc về bản chất xã hội của con người và loài người. Lịch sử giáo dục – đào tạo đồng thời với lịch sử nhân loại. Không đi qua giáo dục – đào tạo, con người không thể có nhân tính và xã hội không thể đạt tới tiến bộ và phát triển. Theo đó, hoạt động giáo dục – đào tạo gắn bó mật thiết với hoạt động sáng tạo văn hóa, cả văn hóa vật chất - bản thể, vật thể lẫn văn hóa tinh thần, phi vật thể. Giáo dục không chỉ là khoa học, mà còn là nghệ thuật đào tạo con người, làm cho con người chuyển từ đối tượng của giáo dục thành chủ thể giáo dục chính bản thân mình. Đó là tính qui luật của sự chuyển hóa từ giáo dục - đào tạo thành tự giáo dục, tự đào tạo. Đây là cơ sở sâu xa của triết lý giáo dục: giáo dục liên tục, giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời. Trong thời đại ngày nay, sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vai trò to lớn đối việc xây dựng, phát triển nguồn lực con người, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn ai hết, chúng ta thấy rất rõ vai trò của giáo dục – đào tạo trong thời đại ngày nay là nó đã và đang tạo ra cho nền kinh tế quốc dân những nhà bác học, những chuyên gia, những kỹ sư trên các lĩnh vực mà nhờ họ mới có thể sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới, những hình thức quản lý mới có khả năng đạt đến hiệu quả kinh tế cao. Giáo dục – đào tạo trực tiếp quyết định việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học - kỹ thuật, tổ chức quản lý, năng lực thực tiễn của người lao động. Cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước, các khu vực trở thành cuộc đua tranh về chất lượng giáo dục – đào tạo. Con người được coi là tài nguyên quí giá nhất, hơn hẳn mọi tài nguyên thiên nhiên quí giá khác. Mọi năng lực xã hội qui tụ lại ở năng lực con người, ở trình độ phát triển con người. Con người, “vốn” người, “tư bản” người là giá trị cao nhất. Giáo dục là “quốc sách hàng đầu” chính bởi lẽ đó, bởi chỉ có giáo dục – đào tạo, đặc biệt là giáo dục học đường – mới có thể sản sinh ra, sáng tạo được những giá trị như thế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, một lần nữa, Đảng ta đã khẳng định rằng, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phát triển giáo dục – đào tạo với tư cách là điều kiện phát huy nguồn lực con người: Thực trạng và giải pháp Hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt là từ khi chúng ta 37 tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nền giáo dục nước ta đã có những tiến bộ đáng kể: Qui mô giáo dục tiếp tục tăng ở hầu hết các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển rộng khắp trong cả nước, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt: từ chỗ 95% dân số mù chữ (vào năm 1945), đến nay gần 90% dân số biết chữ. Đại bộ phận nhân dân có trình độ tiểu học trở lên, đưa nước ta từ chỗ chỉ có 3 trường phổ thông trung học đến nay có trên 35.000 trường phổ thông các cấp với hơn 20 triệu học sinh, sinh viên. Năm 2000, cả nước về cơ bản đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học... Những thành tựu đã đạt được của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm qua là không thể phủ nhận, song giáo dục – đào tạo ở nước ta cũng đã bộc lộ những yếu kém và khuyết điểm: chất lượng và hiệu quả giáo dục– đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Qui mô đào tạo giáo dục chuyên nghiệp còn nhỏ và manh mún, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nguồn lực con người trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, hiện nay chúng ta còn thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ khoa học giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tốt về đạo đức, trẻ về tuổi tác và sức khỏe, vững vàng về bản lĩnh chính trị và giàu kinh nghiệm... Theo chúng tôi, những nguyên nhân chính khiến cho chất lượng giáo dục giảm là: - Qui mô giáo dục – đào tạo mở rộng, nhưng thiếu định hướng về chiều sâu, thiếu qui hoạch ngành nghề đào tạo cho các trường, thiếu sự chỉ đạo đồng bộ về nội dung, chương trình đào tạo. Còn nặng về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ cao. - Phương pháp đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên. Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng, thẩm mỹ, sức khỏe trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Chế độ thi cử, nhất là các kỳ thi tuyển sinh còn nặng nề, căng thẳng, tốn kém và dễ làm nảy sinh tiêu cực. - Nội dung giáo dục – đào tạo chưa gắn chặt với lao động sản xuất. Nhà trường – gia đình – xã hội chưa kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhà nước chưa có cơ chế để gắn trách nhiệm của các cơ sở sản xuất đối với nhà trường, cơ sở đào tạo. - Chưa có chính sách cụ thể đối với giáo viên để khuyến khích họ nâng cao trình độ. Cơ chế đào tạo khoa học đỉnh cao và nhân tài còn gặp nhiều trở ngại do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng. Vì thế, tình trạng thiếu giáo viên phổ thông đã trở nên phổ biến. Chất lượng của đội ngũ giáo viên hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục – đào tạo. - Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các trường thiếu đồng bộ. Trang thiết bị và đồ dùng dạy học lạc hậu, chậm cải tiến so với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật trên thế giới. Bên cạnh đó, giáo dục – đào tạo ở nước ta trong những năm qua còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường và những khó khăn do nền kinh tế nước ta còn ở mức độ thấp kém, chưa đủ đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục – đào tạo con người Việt Nam hiện đại. Các hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương, nề nếp trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý chưa nghiêm. Thanh tra giáo dục vẫn còn là một trong những khâu yếu nhất của công tác quản lý giáo dục... Những chậm trễ trong cải cách hành chính nhà nước, đổi mới quản lý kinh tế, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, ... cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình phát triển giáo dục – đào tạo. Đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay, việc quan trọng hàng đầu là đầu tư đúng mức cho nó. Đó là quá trình đầu tư lâu dài và có ý nghĩa chiến lược. Nếu chúng ta đạt được mức tăng 15% tổng ngân sách thì cũng vẫn chưa đạt được mức bình quân trong khu vực hiện nay là 20 – 25%. 15%vẫn còn là mức đầu tư quá thấp so với các nước 38 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 khác trong khu vực. Các nước xung quanh chúng ta sở dĩ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, một phần quan trọng là do họ đầu tư lớn cho giáo dục. Để đạt các mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX; để làm cho giáo dục – đào tạo thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”; để phát huy nhân tố con người với tư cách là động lực trực tiếp cho sự phát triển đất nước, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây: Một là, chúng ta trước hết cần phải nhận thức đúng vị trí và vai trò của giáo dục – đào tạo, phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc rằng, giáo dục – đào tạo là nền tảng của chiến lược con người. Mọi chiến lược phát triển kinh tế – xã hội sẽ không thể thành công nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo. Cho nên, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục – đào tạo phải đi trước một bước, thậm chí đi trước nhiều bước. Hai là, phải kiên quyết và nhanh chóng tăng nguồn đầu tư ngân sách hơn nữa cho giáo dục – đào tạo. Mặc dù nước ta còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội, nhưng không thể để tổng mức kinh phí đầu tư cho giáo dục – đào tạo dưới 15% tổng chi phí ngân sách nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh ngân sách cho giáo dục – đào tạo ít ra cũng nên bằng mức đầu tư của các nước đang phát triển ở khu vực châu Á – 20%. Đồng thời, cần phải có cơ chế và con người quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao. Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đối với giáo dục – đào tạo để giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Chống khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục – đào tạo. Ba là, thực hiện xã hội hóa giáo dục – đào tạo. Chúng ta cần phải làm cho mọi người thông suốt quan điểm “giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”, cho nên việc đầu tư cho giáo dục – đào tạo không phải chỉ là công việc của Nhà nước. Cần phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển đào tạo. Đặc biệt, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách đóng góp phí đào tạo từ phía các cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo, nhất là với những đơn vị ngoài khu vực nhà nước. Nghĩa là cần phải đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Bốn là, cần tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục – đào tạo ở tất cả các bậc học. Đổi mới từ nội dung chương trình đến phương pháp giáo dục – đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm” để sản phẩm đào tạo ra có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Gắn dạy chữ, dạy nghề với dạy người thành tư tưởng xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động, mọi lĩnh vực liên quan đến giáo dục – đào tạo. Điều đó làm cho mỗi người không những được đào tạo chuyên môn, có trình độ học vấn, mà còn giúp cho họ có một “sức khỏe tinh thần”, tạo môi trường xã hội lành mạnh để phát triển con người, xây dựng nguồn nhân lực. Năm là, cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, quản lý giáo dục – đào tạo giỏi và đội ngũ giáo viên tốt đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tập trung tâm lực vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo... Muốn vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách tích cực, thỏa đáng đối với việc đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, cụ thể là cần nâng cao mức sống và điều kiện làm việc cho giáo viên, cần phải có chính sách lương hợp lý để giáo viên đủ sống bằng chính nghề của mình, từ đó chuyên tâm vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Cần phải thường xuyên bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học; phải kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu khoa học; phải có chính sách khuyến khích những người giỏi vào các trường Sư phạm và các cơ quan nghiên cứu. Sáu là, cần nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo bằng cách gắn đào tạo với sử dụng nhằm khắc phục tình trạng bất cập giữa đào tạo với thị trường lao động, dẫn đến hiện tượng sản phẩm đào tạo ra vừa thừa, lại vừa thiếu như hiện nay. Đặc biệt phải có chiến lược giáo dục – đào tạo hữu hiệu, phải gắn giáo dục – đào tạo với nhu cầu thị trường lao động trong 39 thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phải mang chức năng dự báo, đón đầu được các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội như nhiều nước đã làm. Bảy là, cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục – đào tạo, mở nhiều hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài, tổ chức “du học tại chỗ”, khuyến khích du học tự túc. Cùng với việc đào tạo nhân tài trong nước, phải có chính sách cho những học sinh giỏi được đào tạo ở nước ngoài trong các ngành chủ chốt, ... để tranh thủ tiếp thu công nghệ hiện đại, trao đổi khoa học nhằm tăng cường và gây ảnh hưởng của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng tôi ý thức rất rõ rằng những giải pháp nêu trên có thể là chưa đủ, song theo chúng tôi, nếu việc thực hiện các giải pháp này được tiến hành một cách đồng bộ, có định hướng thì nhất định sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm cho con người – sản phẩm của giáo dục – đào tạo có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Vai trò của con người và trí tuệ của con người không chỉ tăng lên trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn tăng lên không ngừng trong tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ý nghĩa to lớn của giáo dục – đào tạo thể hiện ở chỗ, nó là nhân tố cơ bản của văn hóa, là một trong những hiện tượng tiềm ẩn, có khả năng “hóa thân”, “thẩm thấu” không chỉ vào từng yếu tố của lực lượng sản xuất, mà cả trong quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Vì vậy, giáo dục – đào tạo luôn luôn là nền móng đối với toàn bộ chiến lược phát triển con người và chiếm vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì phát triển giáo dục – đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Với tính cách là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục – đào tạo chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và cho lợi ích tương lai của đất nước. Phát triển nguồn lực con người là vấn đề lớn, vừa cơ bản, lâu dài, vừa bức xúc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về con người và nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chúng ta cần phải tạo ra những chuyển biến căn bản, toàn diện về giáo dục – đào tạo, lấy đó làm điều kiện cơ bản, làm phương tiện chủ yếu để phát huy nguồn lực con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Chí Bảo. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cách mạng hoá GD – ĐT trong các nhà trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí KHXH số 5 (51) – 2001. 2. Nguyễn Trọng Chuẩn. Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Triết học, số 3 – 1994. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 4. Phạm Minh Hạc. Phát triển giáo dục – phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1996. 5. Đặng Hữu. Phát triển nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở tiếp tục đổi mới GD – ĐT. Tạp chí KHXH số 1 (59) – 2003 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_giao_duc_dao_tao_trong_viec_gop_phan_xay_dung_ph.pdf
Tài liệu liên quan