Vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng đối với tư duy của người thầy thuốc

Tài liệu Vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng đối với tư duy của người thầy thuốc: VAI TRÒ CỦA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỐI VỚI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC Trần Túy* TÓM TẮT Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng của Triết học Mác-xít thể hiện trong Y học thực chất là cặp phạm trù bản chất và những triệu chứng của bệnh. Nó tồn tại khách quan trong mỗi bệnh nhân. Bản chất của bệnh và triệu chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau thể hiện ở chỗ tính thống nhất và tính mâu thuẫn giữa triệu chứng và bản chất của bệnh. Từ vấn đề nghiên cứu, tác giả đã rút ra những ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của người thầy thuốc. Hiểu biết cặp phạm trù này và quán triệt một cách sâu sắc những nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nó sẽ đọng lại những thành công trong quá trình chẩn đoán và điều trị cũng như trong công tác dự phòng của người...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng đối với tư duy của người thầy thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỐI VỚI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC Trần Túy* TÓM TẮT Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng của Triết học Mác-xít thể hiện trong Y học thực chất là cặp phạm trù bản chất và những triệu chứng của bệnh. Nó tồn tại khách quan trong mỗi bệnh nhân. Bản chất của bệnh và triệu chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau thể hiện ở chỗ tính thống nhất và tính mâu thuẫn giữa triệu chứng và bản chất của bệnh. Từ vấn đề nghiên cứu, tác giả đã rút ra những ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của người thầy thuốc. Hiểu biết cặp phạm trù này và quán triệt một cách sâu sắc những nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nó sẽ đọng lại những thành công trong quá trình chẩn đoán và điều trị cũng như trong công tác dự phòng của người thầy thuốc. SUMMARY THE ROLE OF THE PAIR OF CATERORIES SUBSTANCE AND PHENOMENON FOR THE REFLECTIONS OF A PHYSICIAN. Tran Tuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 26 – 30 The pair of categories Substance and phenomenon in the Marxist philosophy is expressed in Medicine as the nature and symptoms of the illness. It exists objectively within each patient. The nature of the illness and the symptoms have dialectic relations in the unity and conflict between the symptoms and the nature of the illness. From the viewpoint of research, the writer has withdrawn important methodology points to guide the thinking as well as the actions of the doctor. To understand this pair of categories and understand thoroughly principles of methodology that result from it will lead to successful diagnosis and treatment of illness as well as illness prevention of the physician.. PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống những cặp phạm trù thì cặp phạm trù bản chất và hiện tượng của chủ nghĩa duy vật biện chứng chiếm một vị trí đặc biệt trong tư duy của người thầy thuốc, là một trong những phạm trù nhận thức luận quan trọng nhất, nó thường xuyên chi phối quá trình hoạt động của người thầy thuốc. Hiểu đúng nó, giúp cho người thầy thuốc khám phá ra bản chất đích thực của một căn bệnh nào đó. Song thuật ngữ bản chất và hiện tượng lại không hoàn toàn chồng khít lên những thuật ngữ y học như "bệnh" và "triệu chứng". Cũng chính vì thế mà trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình đôi khi người thầy thuốc không hiểu được thực chất của mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Do đó dẫn đến việc vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động của người thầy thuốc không thật đúng đắn với khoa học. Trong thực tiễn nhiều khi chỉ c ăn cứ vào một vài triệu chứng người thầy thuốc vội kết luận bệnh đã dẫn đến những hậu quả khó lường trong chẩn đoán và điều trị bệnh của người thầy thuốc. Xuất phát từ những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn vấn đề "VAI TRÒ CỦA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỐI VỚI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC" làm đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài mà tác giả chọn, tác giả hy vọng những kết quả mà đề tài đạt được đã giúp ích rất nhiều cho * Khoa Khoa Học Cơ Bản, Đại Học Y Dược - TP.HCM 26 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 những thầy thuốc trẻ đang chập chững vào nghề, đối với những thầy thuốc đã có nhiều năm kinh nghiệm thì đề tài là tiêu chuẩn để kiểm tra lại những kinh nghiệm mà người thầy thuốc đã tích lũy được trong nhiều năm qua. Vì thế hiểu đúng được cặp phạm trù này sẽ giúp cho người thầy thuốc đi sâu vào bản chất của những hiện tượng bệnh lý như Mác đã từng nói đi từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2 trong quá trình khám phá chân lý (thực chất là khám phá ra bản chất đích thực của một hiện tượng bệnh lý). Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lịch sử triết học đã có nhiều nhà triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Trong lĩnh vực y học nhiều thầy thuốc đã bàn tới mối quan hệ giữa bản chất (bệnh) với hiện tượng (triệu chứng). Chẳng hạn như F.Vidal trong tác phẩm "Về những khuynh hướng trong y học" M.1913 bản dịch từ tiếng Pháp đã viết: "Triệu chứng kèm theo bệnh là hậu quả của những nguyên nhân kín đáo. Chúng ta thường xuyên cố dựng lại cái trật tự tự nhiên của các hiện tượng, đi từ những dấu hiệu bên ngoài đến những thương tổn hữu cơ và những biến đổi chức năng do tổn thương ấy gây nên”. Khi phát biểu về "Bảng phân loại và danh pháp bệnh hệ tuần hoàn" G.F Lang đã chỉ rõ rằng những biểu hiện bên ngoài (tức triệu chứng) chỉ nên coi là đối tượng đầu tiên trong khi nghiên cứu bệnh. Đối với mỗi một triệu chứng cần cố gắng tìm hiểu ngay rằng nó là biểu hiện của một sự biến đổi của quá trình giải phẩu bệnh học, sinh lý bệnh; còn các hội chứng là biểu hiện của sự kết hợp thiêng liêng của những hiện tượng giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh. Theo ý kiến của G.F Lang chỉ có con đường đó mới dẫn đến sự nhận thức sâu hơn, do đó, mỗi chẩn đoán, mỗi bệnh tật được chính xác hơn. Nhà khoa học Thụy Điển (E Sandeberg) Sanđebéc trong bài "Về các bệnh ung thư" đã nhận xét một cách có lý rằng "Hễ chúng ta tìm hiểu được bản chất của một bệnh nào đó thì thường thường chúng ta tạo ra được tương đối nhanh chóng những phương tiện để thanh toán nó sớm và tận gốc". Dưới ánh sách của triết học Mác xít. Đầu thế kỷ XX những nhà triết học và y học Xô viết đã đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện trong y học. Những công trình đó đã tập hợp thành sách "Những vấn đề triết học của y học" do BS Nguyễn Trinh Cơ dịch. Đặc biệt G.Xaregoroxép đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật biện chứng và y học”, trong tác phẩm này có nêu lên ý nghĩa của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng đối với y học. Song việc vận dụng cặp phạm trù bản chất và hiện tượng là một vấn đề khá rộng, phong phú. Nên đề tài tác giả chọn vẫn là một đề tài mới mẻ, có nhiều vấn đề cần phải trao đổi làm rõ. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Mục đích Với đề tài "Vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng đối với tư duy của người thầy thuốc" tác giả tự đặt cho mình mục đích: làm rõ vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng của người thầy thuốc". Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ của đề tài là: - Thứ nhất: Phân tích làm rõ thực chất của bản chất và hiện tượng trong y học. - Thứ hai: Trình bày những nguyên tắc phương pháp luận và vai trò của nó trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng của người thầy thuốc. Cái mới mà đề tài đạt được Với cách nghiên cứu và tiếp cận riêng tác giả đề tài đã làm rõ thực chất của mối quan hệ giữa bản chất (bệnh) và hiện tượng (triệu chứng) trong y học. Đồng thời làm sáng tỏ vai trò của cặp phạm trù này trong quá trình phòng chống, chẩn đoán và điều trị bệnh của người thầy thuốc. Qua đó góp phần củng cố mối quan hệ giữa triết học và y học. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: những kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực tri thức 27 triết học trong y học. Nó đã khẳng định vai trò phương pháp luận của triết học đối với y học thông qua việc khẳng định vai trò của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trong tư duy của người thầy thuốc. Do đó, đề tài có thể trở thành những tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu cho những cấp học sau đại học sau này của Trường đại học Y-Dược nói riêng và ngành y nói chung. Về mặt thực tiễn: Đề tài như một tổng kết lý luận nhằm chỉ đạo hoạt động "thực tiễn" của người thầy thuốc. Nó cũng như một khuyến cáo đối với nhà chức trách có nhiệm vụ hoạch định mục tiêu, chương trình đào tạo người thầy thuốc mà thực chất là phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn đối với môn triết học, để quan tâm hơn nữa đối với công nghệ dạy - học môn triết. Đó là môn học về thế giới quan và phương pháp luận rất quan trọng để góp phần xây dựng một nhân sinh quan tích cực cho những bác sĩ tương lai. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 2 chương 7 tiết. PHẦN NỘI DUNG Thực chất của mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng trong y học Khái niệm bản chất và hiện tượng trong y học Bản chất trong y học chính là "bệnh" hay những tổn thất, sự hạn chế, sự mất tự do của những cơ quan phủ tạng hay hệ thần kinh của con người. Còn hiện tượng thực chất là những triệu chứng của những tổn thất ấy được biểu hiện ra bên ngoài. Trong y học chúng ta cần phân biệt hiện tượng với hiện tượng giả. Trong y học hiện tượng giả được gọi là tính hình như trong quá trình định bệnh. Sự tồn tại khách quan của bệnh (bản chất) và triệu chứng (hiện tượng) của nó Ngày nay với sự phát triển của khoa học y học người ta hoàn toàn chứng minh được một tổn thất nào đó trong các cơ quan phủ tạng của con người không sớm thì muộn sẽ được bộc lộ ra bên ngoài bằng những triệu chứng muôn hình muôn vẻ khác nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa bệnh và những triệu chứng của bệnh. Sự thống nhất giữa bệnh và triệu chứng của bệnh.. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng bệnh (những tổn thất trên những cơ quan phủ tạng con người, những rối loạn chức năng nào đó...) và những triệu chứng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời. Mọi bệnh đều là sự thống nhất giữa những rối loạn những tổn thất và triệu chứng biểu hiện nó. Sự thống nhất ấy trước hết biểu hiện ở chỗ: Những tổn thất, những rối loạn chức năng bao giờ cũng bộc lộ ra thông qua những triệu chứng. Còn triệu chứng bao giờ cùng là triệu chứng của những rối loạn; những tổn thất của một cơ quan nào đó. Biện chứng của quá trình chẩn đoán bệnh được thể hiện rất rõ trong câu ngạn ngữ sau đây: "Từ lá triệu chứng đi đến các cành giải phẫu bệnh học và sinh lý bệnh học, sau đó phát hiện cội rễ của sự đau đớn". Thật vậy, bao giờ các triệu chứng cũng là sự thể hiện của những biến đổi cấu trúc và chức năng - sinh lý, hóa sinh và hóa mô xảy ra trong cơ thể người bệnh. Chính nhờ sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng (giữa bệnh và triệu chứng) hay nói cách khác giữa cái qui định sự vận động và phát triển của bệnh với những triệu chứng muôn hình, muôn vẻ của nó, người thầy thuốc mới có thể tìm ra cái chung trong những triệu chứng cá biệt, tìm ra tính qui luật – bản chất của bệnh bị che khuất bởi những ảo tính... Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất (bệnh) và hiện tượng (triệu chứng) Sự thống nhất giữa bệnh và triệu chứng của bệnh là sự thống nhất biện chứng nghĩa là trong sự thống nhất ấy đã bao hàm sự khác biệt. Vì sao như vậy? Bởi vì bệnh (những tổn thất, những rối loạn chức năng sinh lý, sinh hóa) trên thân thể bệnh nhân bao giờ cũng thể hiện ra thông qua sự tương tác của nó với những hoàn cảnh xung quanh. Các hoàn cảnh xung quanh này trong quá 28 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 trình tương tác đã ảnh hưởng đến các triệu chứng đưa vào nội dung của triệu chứng những thay đổi nhất định và như vậy đã làm cho nó trở thành phong phú thêm. Do vậy, triệu chứng trở thành sự tổng hợp của cái xuất phát từ bệnh lẫn cái xuất phát từ sự tương tác với những hoàn cảnh xung quanh. Kết quả là triệu chứng tuy biểu hiện bệnh nhưng không còn là sự biểu hiện y nguyên như bệnh (bản chất) nữa. Trong y học, sự phức tạp của quá trình chẩn đoán phần lớn là không có sự trùng hợp nhau giữa những biểu hiện bên ngoài và bản chất của bệnh. Do không biết đến tính mâu thuẫn của bệnh và triệu chứng của bệnh, nên có tác giả cho rằng triệu chứng phản ánh nguyên vẹn bản chất (bệnh), rằng trong trường hợp này, triệu chứng và bệnh phù hợp với nhau hoàn toàn. Khẳng định này không phản ánh đúng quan hệ thực sự giữa bệnh và triệu chứng của bệnh, không phản ánh đúng quá trình phức tạp trong đó con người đi sâu vào nhận thức bản chất của bệnh. Thực ra như chúng ta đã nhận xét ở trên, triệu chứng không bao giờ trùng khít với bản chất của bệnh cả. Sự không hoàn toàn trùng khít đó khiến cho sự thống nhất giữa bệnh và triệu chứng của bệnh là sự thống nhất mang tính mâu thuẫn. Trong mối quan hệ giữa bệnh và triệu chứng. Chúng ta còn phải thấy rằng: bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi đi, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Tuy nhiên, khẳng định điều đó, không có nghĩa là khẳng định bản chất không thay đổi mà thực ra bản chất có thay đổi nhưng rất chậm. Điều này thấy rất rõ trong quá trình điều trị của người thầy thuốc. Những tổn thất, những mất tự do, những rối loạn chức năng, sinh lý, sinh hóa của cơ thể chúng ta phải khắc phục trong một thời gian dài, thậm chí có những tổn thất, rối loạn chuyển hóa khó có khả năng khắc phục; Nhưng những triệu chứng của bệnh thì lại thường xuyên thay đổi, thậm chí con người có thể can thiệp vào để nó có thể mất đi, nhưng không hẳn bệnh đã khỏi. Vận động mối quan hệ biện chứng giữa bệnh và triệu chứng của bệnh trong hoạt động của người thầy thuốc Trong Y học, trước hết để không ngộ nhận ảo tính (tính hình như) của bệnh và bản chất của bệnh: Những biểu hiện bên ngoài của bệnh (Triệu chứng) và bản chất của nó (bệnh sinh) lại không giống nhau: Điều này có thể là cơ sở của những kết luận suy diễn chủ quan, sai lầm trong khi chẩn đoán bệnh. Sai lầm xảy ra khi nào người ta không chịu tìm kiếm cơ sở khách quan của triệu chứng học muôn hình muôn vẻ, thay thế sự tìm kiếm đó bằng lối kết hợp tùy tiện, chủ quan các triệu chứng lại sao cho phù hợp với một bệnh cảnh của một đơn vị bệnh danh nào đó. Trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, người thầy thuốc phải thấy bản chất là cái tất nhiên, cho nên không được dừng lại ở những hiện tượng (triệu chứng) mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của bệnh. Đi tìm bản chất của bệnh thực chất là đi tìm những tổn thất, những thăng giáng về sinh lý hóa của những cơ quan, những chức năng của một hình thái giải phẫu. Trong quá trình đi tìm bản chất người thầy thuốc cần lưu ý là phải tìm trong bản thân sự vật: Tức là phải đi từ cái bên ngoài (Hiện tượng - triệu chứng) để người thầy thuốc tìm ra những tổn thất, những rối loạn chức năng của những tổ chức tương ứng trong cơ thể một người bệnh cụ thể xác định. Vì bản chất là cái bên trong của hiện thực khách quan, cũng như bản chất của bệnh là những tổn thất nào đó trong cơ thể con người. Nói một cách cụ thể hơn tìm bản chất của bệnh nhân phải tìm trong cơ thể người bệnh. Trong khi tìm bản chất của bệnh người thầy thuốc cần tránh những biểu hiện chủ quan, tùy tiện. Muốn tìm được bản chất của bệnh phải trên cơ sở 29 nghiên cứu những triệu chứng bởi vì bản chất là cái ở bên trong nhưng bao giờ cũng bộc lộ ra ngoài bằng những hiện tượng. Khi đi tìm bản chất bệnh phải trên cơ sở phân tích những hiện tượng (triệu chứng). Phải quán triệt quan điểm TOÀN DIỆN trong khi xem xét triệu chứng. Lần từ triệu chứng để tìm ra bản chất bệnh nhưng người thầy thuốc không thể dừng lại ở những bản chất cấp một mà phải tìm kiếm, khám phá ra bản chất cấp hai... Chính vì những lẽ đó mà trong hoạt động tìm ra bản chất của bệnh đòi hỏi người thầy thuốc phải rất thận trọng khi kết luận về bản chất của một bệnh nào đó trên thể địa của một bệnh nhân cụ thể. Tư duy của người thầy thuốc luôn cố gắng thâm nhập vào bản chất của một bệnh nào đó. Nhưng để thâm nhập vào bản chất, chủ yếu người thầy thuốc phải thông qua những giai đoạn sau: – Mô tả hình ảnh của bệnh biểu hiện ra ngoài có thể thấy được. – Cố gắng mở rộng kiến thức ra khỏi những giới hạn của những hiện tượng để đi vào bản chất bệnh. – Từ đó tìm ra những quy luật điều khiển những quá trình bệnh học, trên cơ sở hiểu biết những quy luật ấy có thể thấy trước và ngăn ngừa trước được bệnh và điều trị có hiệu quả. Nói đúng hơn là điều trị những người bệnh có hiệu quả nhất. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tính phổ biến, khách quan của cặp phạm trù bản chất và “hiện tượng” trong Y học và vai trò của nó trong nhận thức cũng như trong hoạt động của người thầy thuốc, chúng ta thấy rằng: Phạm trù bản chất và hiện tượng trong triết học thực chất là cặp phạm trù bệnh và triệu chứng; Mối quan hệ biện chứng giữa bệnh và triệu chứng, là mối quan hệ tồn tại khách quan trong bệnh học, nó luôn luôn chi phối tư duy của người thầy thuốc. Vì thế nhận thức đúng đắn cặp phạm trù này, vận động một cách tự giác, nhuần nhuyễn, “sành điệu” thì sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Ngược lại nếu người thầy thuốc thiếu hiểu biết cặp phạm trù này thì trong công tác của mình (như trong chẩn đoán và điều trị chẳng hạn) sẽ gặp phải những sai lầm đáng tiếc. Do vậy cặp phạm trù bản chất và hiện tượng có một ý nghĩa rất quan trọng trong mọi hoạt động của người thầy thuốc. Nó quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình đi tìm bản chất bệnh và như vậy nó cũng quyết định sự khám phá ra những nguyên nhân còn ẩn náu trên thân thể người bệnh. Vì thế việc trang bị trí thức về cặp phạm trù này đối với sinh viên Y Khoa là một điều vô cùng cần thiết. Nó góp phần làm giàu thêm hành trang phương pháp luận duy vật biện chứng cho người thầy thuốc tương lai, để họ có thể sớm vững vàng trong hoạt động Y tế của họ. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người thầy Triết học phải. – Trình bày cặp phạm trù bản chất và hiện tượng một cách có hệ thống. – Đặc biệt nêu được tính đặc thù của cặp phạm trù này trong Y học. – Gợi mở những ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với tư duy của người thầy thuốc. Để đạt được những yêu cầu nêu trên là một việc không phải dễ dàng, người thầy Triết học phải không ngừng tự đào tạo để một mặt uyên thâm về mặt triết học, một mặt hiểu biết một số những vấn đề Y học cần thiết. Chỉ có như thế mới giúp cho các thầy thuốc trẻ một tư duy sắc bén, linh động, sáng tạo trong hoạt động của mình để họ có thể chủ động mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho người bệnh. Để kết thúc công trình này, tác giả xin nhấn mạnh: Triết học đã và đang là khoa học về phương pháp luận của Y học, vì vậy mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đối xử với nó như một khoa học. 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_cap_pham_tru_ban_chat_va_hien_tuong_doi_voi_tu_d.pdf
Tài liệu liên quan