Tỷ suất mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1

Tài liệu Tỷ suất mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 67 TỶ SUẤT MỚI MẮC NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Kiến Mậu*, Tăng Kim Hồng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ở trẻ sơ sinh làm gia tăng tỉ lệ tử vong và nguy cơ tàn tật, đồng thời tăng chi phí điều trị và tăng thời gian nằm viện của trẻ. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh vẫn còn rất hạn chế. Mục tiêu: xác định tỉ suất mới mắc và các yếu tố nguy cơ của NKBV tại khoa sơ sinh của BV. Nhi Đồng 1 TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tiến hành từ tháng 8/2016 đến tháng 1/2017, thu nhận được 1832 trẻ. Chẩn đoán NKBV dựa trên tiêu chuẩn của CDC 2013. Kết quả: Có 134 trường hợp bị nhiễm khuẩn sau nhập viện 48 giờ với 249 lượt nhiễm khuẩn. Tỉ suất mới mắc NKBV là 7,3%, tỉ suất mới mắc NKBV theo ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ suất mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 67 TỶ SUẤT MỚI MẮC NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Kiến Mậu*, Tăng Kim Hồng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ở trẻ sơ sinh làm gia tăng tỉ lệ tử vong và nguy cơ tàn tật, đồng thời tăng chi phí điều trị và tăng thời gian nằm viện của trẻ. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh vẫn còn rất hạn chế. Mục tiêu: xác định tỉ suất mới mắc và các yếu tố nguy cơ của NKBV tại khoa sơ sinh của BV. Nhi Đồng 1 TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tiến hành từ tháng 8/2016 đến tháng 1/2017, thu nhận được 1832 trẻ. Chẩn đoán NKBV dựa trên tiêu chuẩn của CDC 2013. Kết quả: Có 134 trường hợp bị nhiễm khuẩn sau nhập viện 48 giờ với 249 lượt nhiễm khuẩn. Tỉ suất mới mắc NKBV là 7,3%, tỉ suất mới mắc NKBV theo người-thời gian là 7,48/1000 bệnh nhân-ngày. Vị trí nhiễm khuẩn: viêm phổi bệnh viện là loại NKBV thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 67,6%, kế đó là nhiễm khuẩn huyết (10,6%), viêm kết mạc (7,74%), viêm màng não (6,33%) và viêm ruột (4,93), nhiễm khuẩn đường tiểu (1,4%), nhiễm khuẩn da và nhiễm khuẩn vết mổ mỗi loại là 0,7%. Yếu tố nguy cơ của NKBV ở trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là trẻ sơ sinh sanh non và trẻ sơ sinh có nuôi ăn tĩnh mạch. Kết luận: Cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt hơn đối với những trường hợp trẻ non tháng và trẻ có truyền dịch nuôi ăn tĩnh mạch. Từ khóa: nhiễm khuẩn bệnh viện, trẻ sơ sinh. ABSTRACT INCIDENCE OF NOSOCOMIAL INFECTION IN NEONATAL DEPARMENT AT CHILDREN HOSPITAL 1. Nguyen kien Mau, Tang kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 67- 71 Background: Nosocomial infections (NIs) in newborns increase morbidity and mortality, as well as hospital costs and hospital stay. Data of nosocomial infection newborns is still limited in Viet Nam. Objectives: to determine the incidence and the risk factors for nosocomial infections in neonates hospitalized in neonatal departments of the children hospital 1 in Ho Chi Minh City. Method: We conducted a prospective cohort study from August, 2016 to January, 2017 with 1832 neonates enrolled. CDC criteria (2013) were used to diagnose nosocomial infection. Results: 134 cases had diagnosis of infection after 48 hours admission with 142 episodes. The cumulative incidence rate of nosocomial infection was 7.3% and the incidence density was 7.48/1000 patient-days in which nosocomial pneumonia accounts for 67.6%, septicemia10.6%, conjunctivitis 7.74%, meningitis 6.33%, enterocolitis 4.93%, urinary tract infection 1.4%, surgical site infection 0.7% and skin infection 0.7%. Risk factors for NIs were premature neonates and use of parenteral nutrition. Conclusion: Infection control practice has to be improved particularly in taking care of neonates who is preterm and having parenteral nutrition. * Bệnh viện Nhi đồng 1 – TP. HCM. ** Khoa Y Tế Công Cộng –Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Kiến Mậu, ĐT:0913946098 Email: kienmau2004@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 68 Key words: nosocomial infection, newborn. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện (sau 48 giờ nhập viện(11). NKBV thường xảy ra ở những khoa có nguy cơ cao, có nhiều bệnh nặng và bệnh nhân chịu can thiệp thủ thuật quan trọng như ở khoa sơ sinh, khoa bỏng và khoa săn sóc tăng cường(14,11). Nhiều yếu tố thúc đẩy NKBV trên trẻ sơ sinh phải nhập viện điều trị do trẻ bệnh nặng, hệ miễn dịch chưa trưởng thành, trẻ sơ sinh phải trải qua rất nhiều can thiệp xâm lấn vào cơ thể nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, môi trường bệnh viện bị nhiễm khuẩn và sự lan truyền vi khuẩn kháng kháng sinh ở những bệnh viện quá tải và không thực hiện đúng các biện pháp kiểm soát NKBV. Do vậy, NKBV trên trẻ sơ sinh làm gia tăng tần suất mắc bệnh, tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện,tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí y tế(3,4,7,1,14,18). Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít có nghiên cứu đoàn hệ về tình hình NKBV tại khoa sơ sinh để có thể khái quát được mức độ NKBV tại khoa sơ sinh như thế nào, cũng như phân tích đầy đủ các yếu tố nguy cơ của NKBV để có các biện pháp kiểm soát NKBV hiệu quả nhằm góp phần giảm tỷ lệ NKBV tại khoa sơ sinh. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm xác định tỉ suất mới mắc và các yếu tố nguy cơ của NKBV ở trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ đó đề xuất các biện pháp nhằm làm giảm tỉ lệ NKBV góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí điều trị và giảm tử vong tại các đơn nguyên chăm sóc sơ sinh. Mục tiêu 1. Xác định tỉ suất mới mắc NKBV tại khoa sơ sinh. 2. Xác định các yếu tố nguy cơ của NKBV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những bệnh nhân sơ sinh nhập viện điều trị tại khoa sơ sinh của bệnh viện Nhi Đồng I, thoả những điều kiện sau: Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân dưới 1tháng tuổi, điều trị tại khoa sơ sinh từ 48 giờ trở đi. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân có NKBV trước khi nhập khoa, hay nhiễm trùng bởi những tác nhân gây NKBV trong vòng 48 giờ đầu nhập vào khoa sơ sinh, trẻ trên 1 tháng tuổi. Cở mẫu Cở mẫu được tính theo công thức: =0,181, P = ( P1 + )/2, RR = 1,8, mức ý nghĩa là 5%, độ mạnh của test là 80% kiểm định 2 phía, m=1:2, tính cỡ mẫu bằng phần mềm PS ta có n = 336 trẻ. Thu thập số liệu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu từ 10/6/2007 đến 13/12/2007 thu nhận tất cả những trường hợp bé nằm tại khoa nhi trên 48 giờ. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh và đánh giá tình trạng bệnh nhân mỗi ngày. Ghi nhận những can thiệp điều trị và thuốc dùng cho bệnh nhân và theo dõi bé cho đến khi xuất viện, chuyển viện hoặc tử vong. Những trường hợp NKBV sẽ được đánh giá và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 69 chẩn đoán bệnh lí nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của CDC 2013(6). Tỉ suất mới mắc NKBV được tính (tổng số ca NKBV mới trong khoảng thời gian / tổng số BN nguy cơ trong cùng khoảng thời gian)X100 và tỉ suất mới mắc NKBV theo người-thời gian được tính (tổng số ca NKBV mới trong khoảng thời gian/ Tổng thời gian trong nguy cơ)X 1000.. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện đã nêu trong y văn được phân tích đơn biến thăm dò để lựa chọn các biến cho mô hình hồi quy cox đa biến, với ngưỡng P <0,25. Dùng phương pháp đưa vào (enter) để tìm mô hình hồi qui cuối cùng. Số liệu được nhập vào phần mềm Excel 2010 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Có tất cả 1832 bệnh nhân đủ tiêu chuẩnnghiên cứu và được theo dõi đầy đủ không trường hợp nào thất thoát. Phân bố giữa nam và nữ là gần như nhau (54,9% và 45,1%); trẻ > 7 ngày tuổi chiếm 81,1%. Bệnh thường gặp là bệnh lý nhiễm khuẩn (86,4%), kế đến là dị tật bẩm sinh ngoại khoa (5,86%)và vàng da sơ sinh (3,8%)( bảng 1). Trong nghiên cứu của chúng tôi các trường hợp có bệnh nền là nhiễm khuẩn lúc vào ví dụ như viêm phổi nếu trong quá trình theo dõi và điều trị trên 48 giờ nằm tại khoa sơ sinh nếu trẻ xuất hiện thêm các loại nhiễm khuẩn khác thì nhiễm khuẩn đó mới được xem là NKBV; hoặc bệnh nhi đã được điều trị hết viêm phổi nhưng sau đó xuất hiện đợt viêm phổi khác và/hoặc nuôi cấy vi khuẩn ra vi khuẩn đa kháng của bệnh viện thì viêm phổi đợt mới này mới được tính là NKBV. Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu Số ca % Tuổi Trẻ 7 ngày tuổi 346 18,9 Trẻ > 7 ngày tuổi 1486 81,1 Giới nam 1006 54,9 nữ 826 45,1 Cân nặng lúc sanh <1500 gr 19 1,03 1500 –< 2500 gr 262 14,3 Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu Số ca % ≥ 2500gr 1551 84,67 Tuổi thai < 32w 34 1,86 32-<37w 267 14,57 ≥ 37w 1531 83,57 Cân nặng lúc nhập viện <1500 gr 10 0,55 1500 –< 2500 gr 208 11,35 ≥ 2500gr 1614 88,1 Bệnh chính lúc nhập viện Bệnh nhiễm khuẩn 1583 86,4 Dị tật bẩm sinh - ngoại khoa 108 5,86 Bệnh màng trong & bệnh lý ROP 31 1,7 Vàng da sơ sinh 69 3,8 Sanh ngạt 5 0,28 Bệnh khác 36 1,96 Tỉ suất mới mắc NKBV Trong số 1832 trẻ sơ sinh khảo sát trong thời gian nghiên cứu có 134 trẻ mới mắc NKBV nên tỉ suất mới mắc=134/1832 X 100=7,3%. Tổng thời gian nguy cơ NKBV của 1832 trẻ sơ sinh là 17911 ngày nên tỉ suất mới mắc NKBV theo người-thời gian=134/17911 X1000 =7,48/1000 người-ngày. Các NKBV thường gặp là viêm phổi bệnh viện (67,6%), nhiễm khuẩn huyết (10,6%), viêm kết mạc (7,74%), viêm màng não(6,33%), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa(4,93%) chiếm gần 98% các trường hợp NKBV (bảng 2). Bảng 2. Phân bố nhiễm trùng bệnh viện theo vị trí Vị trí NKBV Số lần NKBV Tỉ lệ % Viêm phổi 96 67,6 Nhiễm khuẩn huyết 15 10,6 Viêm kết mạc 11 7,74 Viêm màng não 9 6,33 Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 7 4,93 Nhiễm khuẩn đường tiểu 2 1,4 Nhiễm khuẩn da 1 0,7 Nhiễm khuẩn vết mổ 1 0,7 Yếu tố nguy cơ NKBV Các yếu tố như giới tính nam, trẻ có đặt thông tĩnh mạch trung tâm, trẻ có đặt thông tĩnh mạch ngoại biên, sử dụng corticoides và dùng thuốc kháng sinh chưa thấy liên quan có ý nghĩa thống kê với NKBV trong phân tích đơn biến (p>0,05). Kết quả phân tích đa biến cho thấy yếu tố nguy cơ của NKBV ở trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là trẻ sanh non dưới 37 tuần Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 70 tuổi thai với RR=1,94 (1,3-2,9), p=0,001 và trẻ có nuôi ăn tĩnh mạch với RR=2,4 (1,5-3,8), p=0,001(bảng 3). Bảng 3. Phân tích hồi quy cox đa biến các yếu tố nguy cơ của NK bệnh viện: Nhiễm khuẩn bệnh viện RR (KTC 95%) p* Có Số ca(%) Không Số ca(%) Sanh non < 37 tuần 45(15) 256(85) 1,94(1,3-2,9) 0,001 Trẻ dưới 7 ngày tuổi 37(10,7) 309(89,3) 1,12(0,9-1,4) 0,33 Cân nặng lúc sanh <1500gr 7(36,8) 12(63,2) 0,9(0,3-3,1) 0,9 Cân nặng nhập viện< 1500gr 4(40) 6(60) 2,8(0,8-10) 0,12 Nội khí quản 10(20) 40(80) 0,47(0,18-1,24) 0,13 Thở CPAP qua mũi 13(12,5) 91(87,5) 0,6(0,32-1,1) 0,1 Thông tĩnh mạch trung tâm 2(33,3) 4(66,7) 1,76(0,4-8,1) 0,47 Nuôi ăn tĩnh mạch 64(22,9) 216(77,1) 2,4(1,5-3,8) <0,001 Đặt thông dạ dày 81(15,9) 429(84,1) 1,1(0,7-1,76) 0,66 Đặt thông tiểu 2(50) 2(50) 4(0,8-19) 0,08 Phẩu thuật 19(73,2) 52(26,8) 1,5(0,7-3,1) 0,3 Thuốc ức chế H2 9(34,6) 17(65,4) 1,74(0,8-3,6) 0,14 Truyền máu 11(20,8) 42(79,2) 0,64(0,2-1,8) 0,4 BÀN LUẬN Tỉ suất mới mắc NKBV trong khảo sát này là 7,3% và 7,48 / 1000 người-ngày điều trị. Kết quả này cũng gần tương tự như các báo cáo của tác giả Jeyanthi Joseph Carolin (Singapore) là 7.8% nhưng cao hơn so với các khảo sát của tác giả Payman Salamati (Iran) (0,3%)(19), của David A. Munson nghiên cứu ở đơn vị dưỡng nhi chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe là dưới 1%(13), Mario A. Rojas (Columbia) 5,3%(17) và Akira Babazono (Nhật) 6,7% (2). Tỉ suất mới mắc NKBV trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với khảo sát của Phan Thi Hằng tại khoa sơ sinh bệnh viện Hùng Vương (15,7%)(16) và một số nghiên cứu khác tiến hành tại khoa hồi sức sơ sinh tại Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Hà tại bệnh viện Nhi Đồng 1 (12,4%)(15), Đặng văn Quý tại bệnh viện Nhi Đồng 2 (38,3%)(5) và các khảo sát tại Mỹ từ 12- 26,5% (7), tại Châu Âu là 11,4%(7). Sự khác biệt này do 4 yếu tố: (1) Có sự khác biệt về phương pháp giám sát NKBV (2)Tính chất bệnh nhân sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân ở mức độ chăm sóc IIB-IIIA(20), tỉ lệ trẻ sanh non cực nhẹ cân và rất nhẹ cân ít, thời gian giúp thở qua nội khí quản ngắn, can thiệp đặt thông tĩnh mạch trung tâm và thông tiểu ít hơn các khoa hồi sức tích cực sơ sinh nên nguy cơ mắc NKBV sẽ thấp hơn (3) Có sự khác nhau về thời gian nằm viện ở các trung tâm chăm sóc sơ sinh (4) Cuối cùng do quá tải bệnh nhân tại khoa sơ sinh,tỉ số điều dưỡng trên bệnh nhân thấp 1:8 so với chuẩn là 1:4 là những yếu tố góp phần cho tỷ lệ NKBV cao hơn so với các khảo sát khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ sơ sinh có tuổi thai <37 tuần có nguy cơ NKBV cao gấp 1,94 lần so với nhóm trẻ có tuổi thai ≥ 37 tuần (RR=1,94; 95% CI: 1.3-2.9 với p =0,001) (bảng 3). Kết quả này tương tự như khảo sát của các tác giả khác cho thấy trẻ sơ sinh có tuổi thai càng thấp có nguy cơ NKBV cao hơn so với trẻ đủ tháng bởi vì hệ thống bảo vệ đối với sự xâm nhập của vi khuẩn còn yếu kém, hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành, ngoài ra trẻ sanh non thường có thời gian nằm viện kéo dài hơn và cần nhiều can thiệp xâm lấn hơn trẻ đủ tháng(8,9,10,12,17,19,22,11). Trẻ sơ sinh có nuôi ăn qua đường tĩnh mạch có nguy cơ NKBV cao gấp 2,4 lần so với trẻ không có nuôi ăn qua đường tĩnh mạch (RR=2,4; 95% CI: 1.5-3.8 với p =0,001) (bảng 3). Kết quả này cũng tương tự như khảo sát của các nghiên cứu khác cho thấy trẻ sơ sinh có nuôi ăn qua đường tĩnh mạch có nguy cơ NKBV cao gấp 2,2- 6,35 lần so với trẻ không có nuôi ăn qua đường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 71 tĩnh mạch(3,12,14,17,20,11). Trẻ có nuôi ăn tĩnh mạch có nguy cơ NKBV vì những lí do sau:(1) thành phần dịch nuôi ăn là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, (2) tính chất ưu trương của dịch nuôi ăn dễ gây viêm mạch máu, tạo huyết khối vì thế nguy cơ NKBV tăng lên, (3) hiện tại khoa sơ sinh chúng tôi, dịch nuôi ăn được pha trộn bằng cách rút từng loại dịch rồi bơm chung vào một chai dịch truyền để nuôi ăn tĩnh mạch nên nguy cơ nhiễm khuẩn có thể tăng lên, (4) thông tĩnh mạch để nuôi ăn thường phải lưu lâu do đó nguy cơ NKBV tăng lên, (5) những bệnh nhân cần nuôi ăn tĩnh mạch thường là những bệnh nhân nặng hay hậu phẩu nên nguy cơ NKBV cao hơn(3,14,17,21,11) . KẾT LUẬN Cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt hơn đối với những trường hợp trẻ non tháng và trẻ có truyền dịch nuôi ăn tĩnh mạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al Jarousha AM, El Jadba AH, Al Afifi AS et al (2009) "Nosocomial multidrug-resistant Acinetobacter baumannii in the neonatal intensive care unit in Gaza City, Palestine". International Journal of Infectious Diseases.;13:623-628. 2. Babazono A, et al (2008) "Risk factors for nosocomial infection in the neonatal intensive care unit by the Japanese nosocomial infection surveillance (JANIS)". Acta Med. Okayama;62(4):261- 268. 3. Brito DV, et al (2010) "Nosocomial infections in a Brazilian neonatal intensive care unit: a 4-year surveillance study". Revista da Sociedade Brasileira de Medicina Tropical;43(6):633-737. 4. Christina N, et al (2015) "Risk factors for nosocomial infections in neonatal Intensive care units (NICU)". Health Science Journal;9(2):1-6. 5. Đặng Văn Quý, Nguyễn Thị Hạnh Lê, Võ Công Đồng (2003) "Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2". Y Học TP. Hồ Chí Minh;7(1):57-64. 6. Horan TC et al (2008), “CDC/NHSN Surveillance definition of healthcare-associated infection and criteria for specific types of infections in the acute care setting". Am J Infect Control. 2008 Jun;36(5):1-58. 7. Hoseini MB, et al (2014) "The study of nosocomial infections in neonatal intensive care unit: A prospective study in northwest Iran". International Journal of Pediatrics;2(4):25-33. 8. Hudome SM, Fisher MC (2001) "Nosocomial infections in the neonatal intensive care unit". Current Opinion in Infectious Diseases;14:303-307. 9. Kamath S, et al (2010) "Nosocomial infections in neonatal intensive care units: Profile, risk factor assessment and antibiogram". Indian J Pediatr.;77 (1):37-39. 10. Kasim K, et al (2014) "Nosocomial infections in a neonatal intensive care unit". Middle-East Journal of scientific research;19(1):1-7. 11. Marschall J, et al (2014) "Strategies to prevent central line– associated bloodstream infections in acute care hospitals: 2014 Update".Infection control and hospital epidemiology;35(7):753-771. 12. Mohammed D, Seifi OS (2014) "Bacterial nosocomial infections in neonatal intensive care unit, Zagazig University Hospital,Egypt". Egyptian Pediatric Association Gazette;62:72-79. 13. Munson D, Evans JR(2010) Health care–acquired infections inthe nursery.In Gleason, C.A.Avery’s diseases of the newborn. Elsevier Saunders,USA: 551-564. 14. Nagata E, et al (2015) "Nosocomial infections in a Brazilian neonatal intensive care unit: a 3-year cohort study". Journal of the Brazilian Association of infection control and hospital Epidemiology;4(1):1-5. 15. Nguyễn Thị Thanh Hà, Cam Ngọc Phượng, Lê Hồng Dũng (2011) "Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1". Y Học TP. Hồ Chí Minh;15(3):122-128. 16. Phan Thị Hằng, Nguyễn Văn Trương (2010) "Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh bệnh viện Hùng Vương". Y học thành phố Hồ Chí Minh;14(3):157-163. 17. Rojas MA, et al (2005) "Risk factors for nosocomial infections in selected neonatal intensive care units in Colombia, South America". Journal of Perinatology;25:537-541. 18. Salamati P, et al (2006) "Neonatal nosocomial infections in Bahrami children Hospital". Indian Journal of Pediatrics; 73:197- 200. 19. Srivastava S, Shetty N (2007) "Healthcare-associated infections in neonatal units: lessons from contrasting worlds". Journal of Hospital Infection;65:292-306. 20. Su BH et al (2007) "Nosocomial infection in a neonatal intensive care unit: A prospective study in Taiwan". Am J Infect Control;35:190-195. 21. Távora ACVCF et al (2008) "Risk factors for nosocomial infection in a Brazilian neonatal intensive care unit". The Brazilian Journal of Infectious Disease:12(1):75-79. 22. Tekin R, et al (2013) "A 4-Year surveillance of device- associated nosocomial infections in a neonatal intensive care unit". Pediatrics and Neonatology;54:303-308. Ngày nhận bài báo: 16/01/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 03/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_suat_moi_mac_nhiem_khuan_benh_vien_tai_khoa_so_sinh_benh.pdf
Tài liệu liên quan