Rối loạn lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước

Tài liệu Rối loạn lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 259 RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TỈNH BÌNH PHƯỚC Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Tô Gia Kiên**, Nguyễn Thị Kim Tuyến***, Phạm Đình Quyết**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp, chiếm tỷ lệ cao ở những người nhiễm HIV đang điều trị ARV, tuy nhiên các yếu tố liên quan đến lo âu vẫn chưa được mô tả đầy đủ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ các mức độ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan trên những người nhiễm HIV đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên những người nhiễm HIV đang điều trị ARV ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn gồm những thông tin nền, quá trình tham gia điều tr...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 259 RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TỈNH BÌNH PHƯỚC Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Tô Gia Kiên**, Nguyễn Thị Kim Tuyến***, Phạm Đình Quyết**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp, chiếm tỷ lệ cao ở những người nhiễm HIV đang điều trị ARV, tuy nhiên các yếu tố liên quan đến lo âu vẫn chưa được mô tả đầy đủ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ các mức độ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan trên những người nhiễm HIV đang điều trị ARV. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên những người nhiễm HIV đang điều trị ARV ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn gồm những thông tin nền, quá trình tham gia điều trị, chất lượng sống (WHOQoL- HIV BREF), trầm cảm (CES-D) và rối loạn lo âu (HAMA). Kết quả: Hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu đều có triệu chứng rối loạn lo âu, khoảng 21% bị lo âu ở mức độ trung bình và nặng. Gần 1/3 đối tượng bị trầm cảm và điểm chất lượng sống khá thấp. Giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng kinh tế là những đặc điểm dân số xã hội có liên quan đến lo âu. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn lo âu trên những người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại đây khá cao. Địa phương cần phải quan tâm đến những người nhiễm HIV/AIDS có các đặc tính như giới nữ, học vấn trên cấp 3, lao động tự do, kinh tế tự chủ với thu nhập từ 2,5 triệu/tháng trở lên vì họ bị lo âu ở mức độ không nhẹ cao hơn so với những người không có đặc tính này. Từ khóa: Rối loạn lo âu, trầm cảm, Chất lượng sống, HIV/AIDS, WHOQoL-BREF, CES-D, HAMA Tác giả liên hệ: Ths. Huỳnh Ngọc Vân Anh ĐT: 0909 944 845 Email: huynhngocvananh@gmail.com ABSTRACT ANXIETY, DEPRESSION AND QUALITY OF LIFE IN PEOPLE LIVING WITH HIV/AIDS RECEIVING ARV IN CENTER FOR HIV CONTROL IN BINH PHUOC PROVINCE Huynh Ngoc Van Anh, To Gia Kien, Nguyen Thi Kim Tuyen, Pham Dinh Quyet * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 259-266 Background: Anxiety is one of the most common mental disorders, accounting for high prevalent in people living with HIV/AIDS. However, its correlates have not been studied. The study identified the prevalence of anxiety and correlates in people living with HIV/AIDS receiving ARV. Methods: A cross-sectional study was conducted in in people living with HIV/AIDS receiving ARV in Center for HIV/AIDS prevention and control in Binh Phuoc province. All eligible participants were recruited and interviewed using a structured questionnaire. Data included personal characteristics, treatment history, quality of life (WHOQOL-HIV BREF), depression (CES-D) and anxiety (HAMA). *Bộ môn Thống kê y học và Tin học - Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Tổ chức quản lý y tế - Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bệnh viện Nhân Ái ****Trung tâm cấp cứu 115 Tác giả liên lạc: Ths. Huỳnh Ngọc Vân Anh ĐT: 0909 944 845 Email: huynhngocvananh@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 260 Results: Most participants in the study had symptoms of anxiety disorder, with about 21% experiencing moderate to severe anxiety. Nearly one third of the subjects were depressed and the quality of life was low. Gender, education level, occupation, income and economic status are sociological characteristics related to anxiety. Conclusion: The prevalence of anxiety disorder in HIV-infected people on ARV treatment is high. Center for HIV/AIDS prevention and control in Binh Phuoc province need to pay attention to people with HIV/AIDS who have characteristics such as women, education level 3, self-employed with income of 2.5 million VND per month because anxiety levels higher than those without this characteristic. Keywords: Anxiety, Depression, Quality of life, WHOQoL-BREF, CES-D, HAMA ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) trong năm 2016 trên thế giới có khoảng 1 triệu người tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến HIV/AIDS, có khoảng 36,7 triệu người đang sống chung với bệnh, và khoảng 1,8 triệu người nhiễm mới(41) HIV/AIDS vẫn tiếp tục là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm. Số lượng người nhiễm cũng như gánh nặng phân bố không đều ở các quốc gia, giữa các vùng miền. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV khá cao và đã xuất hiện ở 100% các tỉnh thành trên cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2017 có 6.883 trường hợp nhiễm mới, số người nhiễm HIV/AIDS hiện được báo cáo còn sống là 208.371, trong đó có 90.493 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS, và đã có tổng cộng 91.840 trường hợp tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện được có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao và tùy thuộc vào khả năng triển khai của các công tác tư vấn xét nghiệm(13,14). TCYTTG cũng cho biết hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi HIV, nhưng liệu pháp điều trị bằng ARV đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát vi-rút, giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh và góp phần kéo dài tuổi thọ của người nhiễm HIV(18,39,41). Tuy nhiên, y văn cũng ghi nhận sức khỏe tâm thần có liên quan chặt chẽ với hiệu quả điều trị. Những người có những rối loạn về tâm thần có chất lượng cuộc sống thấp hơn, khả năng thất bại điều trị cao hơn, có các hành vi nguy cơ lây truyền cao hơn và cản trở khả năng tiếp thu thông tin về bệnh so với nhóm người không có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, rối loạn về sức khỏe tâm thần còn ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, hoạt động thể lực, các mối quan hệ với người thân và xã hội, khả năng đối mặt với những stress cao(2,5,6,8,3,4,7,1,40). Trong các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì rối loạn lo âu và trầm cảm là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những người nhiễm HIV(4,19 6,25,28). Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh Thảo thực hiện tại bệnh viện Nhiệt Đới cho thấy có 54,4% đối tượng nhiễm HIV có các dấu hiệu về rối loạn lo âu(20). Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa bao quát về các vấn đề người nhiễm HIV gặp phải trong quá trình điều trị. Hiểu biết về dịch tễ học của rối loạn tâm thần có thể giúp xác định rõ hơn các nhu cầu và nguồn lực cần thiết để góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, giảm gánh nặng của dịch HIV đối với cá nhân nói riêng và đối với cộng đồng nói chung. Vì vậy cần thiết có thêm nghiên cứu bao quát hơn về các vấn đề sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan ở nhóm người nhiễm HIV/AIDS. Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế công nông nghiệp ngày càng phát triển và thu hút được nhiều nguồn nhân lực từ nhiều nơi. Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến tháng 6/2014 toàn tỉnh có 1.687 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 411 người đang được điều trị ARV tại 3 cơ sở điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ mắc các rối loạn lo âu, trầm cảm, đo lường điểm số chất lượng sống trung bình của những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm phòng chống (TTPC) HIV/AIDS tỉnh Bình Phước, đồng thời xác định các yếu tố liên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 261 quan ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của những đối tượng này. PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên những người nhiễm HIV đang điều trị tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước từ tháng 4/2015 đến tháng 7/2015. Tất cả những người nhiễm HIV đang điều trị ARV từ 15 tuổi trở lên, sau khi được giải thích rõ ràng về mục tiêu của nghiên cứu, đồng ý và sẵn sàng tham gia nghiên cứu thì đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn mặt đối mặt dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn gồm thông tin về dân số xã hội như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế. Chất lượng sống được đánh giá bằng thang đo WHOQoL- HIV Bref (World Health Organization Human Immunod eficiency virus infection Quality of Life Bref). Sử dụng thang đo CES-D (Center for Epidemiologycal Studies Depression Scale) để đánh giá tình trạng trầm cảm và thang đo HAM-A (Hamilton Anxiety Rating Scale) để đo lường rối loạn lo âu. Thang đo CES-D, WHOQoL-BREF và HAM-A Thang đo CES-D là một trong những thang đo được phát triển miễn phí nhằm phục vụ cho cộng đồng và đã được nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ tin cậy khá cao khi sử dụng để đo lường tỷ lệ trầm cảm(10,12,32). Thang đo này gồm 20 câu và được tính điểm từ 0 điểm đến 3 điểm tương ứng với số ngày trải qua các sự kiện được hỏi, trong đó “0 điểm” tương đương với hiếm khi (không có hoặc có <1 ngày), “1 điểm” tương đương với đôi khi (1 – 2 ngày), “2 điểm” tương đương với hầu hết (3 – 4 ngày) và “3 điểm” tương đương với thường xuyên (5 – 7 ngày). Các câu 4, 8, 12 và 16 trong thang đo được chuyển điểm ngược lại trước khi tính tổng số điểm. Điểm số sẽ được tính từ 0 điểm đến 60 điểm. Đối tượng được xem là có trầm cảm khi điểm số vượt trên 23 điểm. Thang đo WHOQoL-HIV BREF được TCYTTG xây dựng và phát triển gồm 31 câu chia thành 6 lĩnh vực bao gồm 4 câu về sức khỏe thể chất (câu 3, 4, 14 và 21), 5 câu về sức khỏe tinh thần (câu 6, 11, 15, 24 và 31), 4 câu về mức độ độc lập (câu 5, 20, 22 và 23), 4 câu về quan hệ xã hội (câu 17, 25, 26 và 27), 8 câu về môi trường sống (câu 12, 13, 16, 18, 19, 28, 29 và 30) và 4 câu về niềm tin cá nhân (câu 7, 8, 9 và 10). Hai câu đầu tiên trong thang đo WHOQoL-HIV BREF không được tính vào tổng điểm mà chỉ được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung và sự hài lòng về sức khỏe của người tham gia phỏng vấn. Tất cả các câu hỏi được cho điểm từ 1 đến 5 điểm, sau đó được cộng lại và quy đổi ra điểm chất lượng sống theo thang 20 điểm như hướng dẫn của TCYTTG. Thang đo này đã được chuẩn hóa và sử dụng trong nhiều nghiên cứu với độ tin cậy và tính giá trị tốt.(9, 11, 23, 27, 33, 35) Kết quả của nghiên cứu thử cũng cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo là 0,9.(30) Thang đo HAM-A là một thang đo tâm lý được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự lo lắng ở bệnh nhân. Thang đo này đã được chứng minh là có tính ổn định và độ nhạy cao và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới(16,22,34). Năm 2004, tác giả Trịnh Ngọc Tuân đã thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện sức khỏe tâm thần và kết luận rằng thang đo HAM-A có thể áp dụng cho nghiên cứu chẩn đoán, điều trị các rối loạn lo âu(37). Thang đo HAM-A gồm có 14 câu, mỗi câu hỏi được cho điểm từ 0 đến 4 điểm tương ứng với mức độ lo âu tăng dần từ không lo âu, lo âu nhẹ, lo âu vừa, lo âu nặng và lo âu rất nặng. Tổng điểm của thang đo HAM-A dao động từ 0 đến 56 điểm và được chia làm các mức độ lo âu gồm không lo âu (0 điểm), rối loạn lo âu nhẹ (1 – 17 điểm), lo âu trung bình (18 – 24 điểm) và lo âu nặng (≥25 điểm). Phân tích thống kê Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả cho các biến số về đặc điểm dân số xã hội (như nhóm tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nghề Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 262 nghiệp), tình trạng trầm cảm và lo âu. Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả điểm chất lượng sống từng lĩnh vực và điểm chất lượng sống chung. Kiểm định chi bình phương được dùng để so sánh tỷ lệ rối loạn lo âu theo các đặc điểm dân số xã hội. Kiểm định được xem là có ý nghĩa khi giá trị p<0,05. Nghiên cứu còn sử dụng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalance Ratio) và khoảng tin cậy 95% để đo lường mức độ liên quan đến lo âu. KẾT QUẢ Có tổng cộng 196 người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước đồng ý tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, có 1 người chưa hoàn thành phiếu thu thập thông tin về các câu hỏi liên quan đến rối loạn lo âu nên được loại ra. Nghiên cứu ghi nhận thông tin của 195 người thỏa tiêu chí đưa vào, kết quả nghiên cứu được trình bày bên dưới. Bảng 1: Đặc tính dân số xã hội (n = 195) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giới tính (Nữ) 98 50,3 Tình trạng hôn nhân Độc thân Sống với vợ/chồng Sống với bạn tình Ly thân/ly dị Góa 21 124 11 18 21 10,8 63,6 5,6 9,2 10,8 Trình độ học vấn Biết đọc, biết viết Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3 10 29 113 35 8 5,1 14,9 58,0 17,9 4,1 Nghề nghiệp Công nhân Thất nghiệp Nông dân Buôn bán Lao động tự do 51 44 43 36 21 26,1 22,6 22,0 18,5 10,8 Thu nhập (n = 151) <1,5 triệu 1,5 – 2,5 triệu >2,5 – 3,5 triệu >3,5 triệu 24 40 61 26 15,9 26,5 40,4 17,2 Tình trạng kinh tế Tự chủ bản thân 130 66,7 Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Phụ thuộc gia đình Trợ cấp xã hội 57 8 29,2 4,1 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam so với nữ là tương đương nhau. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34,8 ± 7,8; trong đó những người >30 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nhóm ≤30 tuổi. Trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên chiếm phần lớn, đa số những đối tượng nhiễm HIV đang sống chung với vợ/chồng chiếm 63,6%. Những người nhiễm HIV đa phần đều có công việc để tạo thu nhập, công việc của những đối tượng này chủ yếu là công nhân (26%), nông dân (22%) và buôn bán (18%). Tỷ lệ những người nhiễm HIV hưởng trợ cấp của xã hội là rất thấp chủ yếu là người cao tuổi, những người không có việc làm thì chủ yếu phụ thuộc vào gia đình. Đa phần nguyên nhân bị lây nhiễm HIV là do quan hệ tình dục (66,3%), có 15,8% bệnh nhân không rõ mình bị nhiễm HIV là do nguyên nhân nào. Bảng 2: Mức độ rối loạn lo âu và tình trạng trầm cảm (n = 195) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Rối loạn lo âu Không có (0 điểm) Nhẹ (<17 điểm) Trung bình (18 – 24 điểm) Nặng (≥25 điểm) 9 145 28 13 4,6 74,4 14,4 6,6 Tình trạng trầm cảm Có Không 63 132 32,3 67,7 Kết quả phân tích thống kê cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu có điểm rối loạn lo âu trung vị theo thang đo HAMA là 6 điểm với khoảng tứ phân vị từ 3 đến 15 điểm, cao nhất là 42 điểm. Theo đó thì có 9 người không bị bất kỳ triệu chứng nào của rối loạn lo âu (chiếm 4,6%). Có 145 người có ít nhất 1 triệu chứng lo âu (chiếm 75,4%), 28 người có triệu chứng lo âu ở mức trung bình (chiếm 14,4%) và 13 người có triệu chứng lo âu ở mức nặng (chiếm 6,7%). Bên cạnh đó theo thang đo CES-D thì có 63 người bị trầm cảm, chiếm 32,3%. Điểm chất lượng sống ghi nhận theo thang đo WHOQoL-HIV BREF cho thấy thấp nhất ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 263 lĩnh vực môi trường sống (11,7 ± 1,9) và cao nhất là lĩnh vực sức khỏe thể chất (12,5 ± 2,4) và sức khỏe tinh thần (12,5 ± 2,1). Điểm chất lượng sống chung của đối tượng nghiên cứu không cao, khoảng 12,1 ± 1,6 điểm. Nghiên cứu còn ghi nhận mối liên quan giữa rối loạn lo âu (nhẹ và không nhẹ) với các đặc điểm dân số xã hội và tình trạng rối loạn trầm cảm. Kết quả được trình bày ở các bảng bên dưới. Bảng 3: Mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội với rối loạn lo âu (n = 186) Đặc điểm RLLA không nhẹ (n = 41) RLLA nhẹ (n = 145) Giá trị p PR (KTC 95%) Giới tính Nữ Nam 28 (29,8) 13 (14,1) 66 (70,2) 79 (85,9) 0,010 2,11 (1,17 – 3,81) Nhóm tuổi ≤30 tuổi >30 tuổi 18 (31,0) 23 (20,0) 40 (69,0) 105 (82,0) 0,046 1,73 (1,01 – 2,94) Sống chung Sống chung vợ/chồng Khác 25 (19,2) 16 (28,6) 105 (80,8) 40 (71,4) 0,159 1,48 (0,86 – 2,56) Trình độ học vấn Trên cấp 3 Cấp 3 Cấp 2 Dưới cấp 2 5 (62,5) 3 (9,1) 21 (19,8) 12 (30,8) 3 (37,5) 30 (90,9) 85 (80,2) 27 (69,2) 0,002 0,001 0,052 1 0,14 (0,04 – 0,49) 0,32 (0,16 – 0,61) 0,49 (0,24 – 1,01) Nghề nghiệp Lao động tự do Công nhân Nông dân Buôn bán Nội trợ, thất nghiệp 9 (45,0) 10 (20,0) 7 (17,1) 5 (16,1) 10 (22,7) 11 (55,0) 40 (80,0) 34 (82,9) 26 (83,9) 34 (77,3) 0,031 0,023 0,032 0,067 1 0,44 (0,21 – 0,93) 0,38 (0,16 – 0,87) 0,36 (0,14 – 0,92) 0,50 (0,24 – 1,05) Thu nhập >2,5 triệu 1,5 - 2,5 triệu <1,5 triệu 8 (10,0) 14 (36,8) 19 (27,9) 72 (90,0) 24 (63,2) 49 (72,1) 0,001 0,008 1 3,68 (1,69 – 8,04) 2,79 (1,30 – 5,99) Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu với giới tính, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng kinh tế. Theo đó thì nữ có tỷ lệ rối loạn lo âu từ mức trung bình trở lên cao hơn so với nam. Những người có học vấn trên cấp 3 thì có tỷ lệ rối loạn lo âu từ mức trung bình trở lên cao hơn so với những người học vấn dưới cấp 3. Những người không phải lao động tự do thì có tỷ lệ rối loạn lo âu nhẹ thấp hơn so với những người lao động tự do. Thu nhập >2,5 triệu/tháng thì có tỷ lệ rối loạn lo âu nhẹ thấp hơn những người thu nhập ≤2,5 triệu/tháng. Bảng 4: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu với trầm cảm (n = 186) Đặc điểm Trầm cảm (n = 67) Không trầm cảm (n = 119) Giá trị p PR (KTC 95%) Rối loạn lo âu Đặc điểm Trầm cảm (n = 67) Không trầm cảm (n = 119) Giá trị p PR (KTC 95%) Không nhẹ Nhẹ 31 (75,6) 36 (24,8) 10 (24,4) 109 (75,2) <0,001 3,04 (2,18 – 4,24) Có mối liên quan giữa trầm cảm và rối loạn lo âu với p<0,001. Những người có triệu chứng rối loạn lo âu từ mức trung bình trở lên sẽ có tỷ lệ trầm cảm bằng 3,04 lần so với những người có triệu chứng lo âu dưới trung bình với khoảng tin cậy 95% từ 2,18 đến 4,24. BÀN LUẬN Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 34,8 ± 7,8 và nhóm tuổi >30. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác được thực hiện trên cùng đối tượng(20,24,15,36,35). Trong các báo cáo về tình hình dịch bệnh cả nước nói chung và khu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 264 vực phía Nam nói riêng thì số lượng nữ giới nhiễm HIV có xu hướng gia tăng(14,15) có lẻ vì lý do đó mà trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam và nữ tham gia nghiên cứu gần như tương đương nhau. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn ghi nhận học vấn của những người nhiễm HIV đang điều trị tại đây lại có tỷ lệ học vấn từ cấp 2 trở lên chiếm phần lớn. Học vấn thì thường có liên quan đến nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Có lẻ vì vậy mà hơn 3/4 đối tượng nghiên cứu là có công việc tạo thu nhập. Mức độ rối loạn lo âu, trầm cảm Y văn ghi nhận tỷ lệ trầm cảm ở những người nhiễm HIV thay đổi theo từng quốc gia. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ trầm cảm có thể dao động từ 18% đến 50%. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Minh Giới(21) thì tỷ lệ trầm cảm là 18,7%. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 34,4% đối tượng tham gia bị trầm cảm theo thang đo CES- D. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả ghi nhận được của tác giả Thái Thanh Trúc(38) và Ngô Tích Linh(29). Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh Thảo(20) ghi nhận tỷ lệ rối loạn lo âu ở người nhiễm HIV là 54,4%. Trong nghiên cứu này thì chúng tôi lại ghi nhận hầu hết đối tượng đều có rối loạn lo âu theo thang đo HAMA, trong đó tỷ lệ rối loạn lo âu mức độ nhẹ là 74,4%, mức độ trung bình là 14,4% và mức độ nặng là 6,6%. Một vài nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới cũng cho ra tỷ lệ rối loạn lo âu thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi như Kagee (52,9%)(26), Campos (51,5%)(4), Celesia B M (47%)(17), Qui Yangyang (40,3%)(31). Mặc dù có khác nhau về tỷ lệ rối loạn lo âu giữa các nghiên cứu, tuy nhiên mức độ rối loạn lo âu thì tương đối giống nhau, trong đó đa phần là rối loạn mức độ nhẹ. Các yếu tố liên quan rối loạn lo âu Nghiên cứu này ghi nhận rối loạn lo âu có liên quan với giới tính. Những người nữ thì có tỷ lệ rối loạn lo âu từ mức trung bình trở lên cao hơn gấp đôi so với những người nam với p = 0,01. Kết quả này tương tự tác giả Đặng Thị Thanh Thảo(20) và điều này cũng phù hợp với đặc tính chung trong các mối quan hệ xã hội, bởi lẻ nữ giới thường có những vấn đề về sức khỏe tinh thần cao hơn nam giới và họ cũng khó bộc lộ về tình trạng mắc bệnh hơn so với những người nam. Thêm nữa, phụ nữ thường có những tâm lý e dè và ngại sự kỳ thị của xã hội, cũng như những sự lo ngại khác quanh việc nhiễm HIV sẽ làm cho đối tượng dễ dàng rơi vào tình trạng lo âu hơn so với nam giới. Thêm nữa, nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận những người >30 tuổi có tỷ lệ rối loạn lo âu thấp hơn so với những người ≤30 tuổi. Theo báo cáo của TCYTTG thì rối loạn lo âu có tần suất xảy ra thấp hơn ở nhóm người lớn tuổi(40). Bên cạnh đó thì học vấn, nghề nghiệp và thu nhập cũng được tìm thấy là có liên quan đến rối loạn lo âu. Những người có học vấn trên cấp 3, nghề nghiệp lao động tự do và thu nhập dưới 2,5 triệu/tháng thì đều có tỷ lệ rối loạn lo âu từ mức trung bình cao hơn so với những người không có đặc tính này. Có lẻ rằng tỷ lệ lo âu sẽ thấp hơn đối với những người có mối lo ngại về kinh tế ít hơn. Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh Thảo(20) cũng cho biết người nào có hài lòng về tình trạng kinh tế thì có liên quan đến lo âu. Nghiên cứu này cũng ghi nhận mối liên quan giữa trầm cảm và rối loạn lo âu. Những người có rối loạn lo âu từ mức độ trung bình trở lên thì có tỷ lệ trầm cảm gấp 3 lần so với những người chỉ lo âu ở mức độ nhẹ. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên quan giữa lo âu và trầm cảm(4,6,26,38). Lo âu càng kéo dài kèm theo mức độ lo âu càng cao thì càng dễ dẫn đến trầm cảm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm của cộng đồng nói chung hay của cá nhân và gia đình nói riêng, bởi lẻ khi người nhiễm HIV có các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì dù họ mắc lo âu hay trầm cảm thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng lây nhiễm. Bởi khi có các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì đối tượng dễ có thể có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 265 những hành vi tiêu cực và có khả năng làm tăng nguy cơ truyền nhiễm bệnh. Một trong những điểm mạnh của nghiên cứu là chúng tôi đã sử dụng những thang đo đã được chuẩn hóa, có độ tin cậy và tính giá trị cao như thang đo rối loạn lo âu theo HAMA, thang đo trầm cảm theo CES-D và thang đo chất lượng sống theo WHOQoL-HIV BREF. Nghiên cứu đã góp phần khẳng định lại các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến rối loạn lo âu ở người nhiễm HIV đang điều trị ARV. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được tiến hành tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Phước nên chỉ có thể áp dụng kết quả nghiên cứu cho những địa phương có cùng đặc tính, cùng với thiết kế nghiên cứu cắt ngang là một trong những hạn chế của chúng tôi vì không thể suy luận được mối quan hệ nhân quả giữa rối loạn lo âu với trầm cảm. Ngoài ra, thang đo rối loạn lo âu theo HAMA khá nhạy, chỉ cần đối tượng trả lời có ở bất kỳ 1 trong 14 nội dung của thang đo thì được xem là có triệu chứng lo âu. Chính vì vậy trong những nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng kết hợp những thang đo khác để đánh giá chính xác hơn về tình trạng lo âu trên nhóm đối tượng này. Thêm nữa, nên thực hiện nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu cao hơn để thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn lo âu vì trong nghiên cứu này chỉ tìm thấy 9 người không có bất kỳ dấu hiệu nào của lo âu nên chưa so sánh được sự khác biệt giữa những người có và không có lo âu. KẾT LUẬN Nghiên cứu này mang lại thông tin hữu ích cho ngành y tế nói chung và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người sống với HIV nói riêng nhằm có những chiến lược phù hợp hỗ trợ nhóm đối tượng này. Từ những kết quả mà nghiên cứu ghi nhận được, chúng tôi đề xuất một vài giải pháp nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng của xã hội, gia đình và bản thân người nhiễm, đó là Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cần theo dõi và tư vấn hỗ trợ tâm lý cho những người có khả năng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu cao, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng có học vấn thấp và quan tâm nhiều hơn đối với những người nhiễm là nữ, nhóm tuổi ≤30, nghề nghiệp không ổn định hay thu nhập thấp. Và cần thực hiện thêm những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu trên đối tượng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AIDS Government (2016). Mental Health USA: U.S. Department of Health & Human Services; [cited 2016 accessed on 9/03/2017]. Available from: https://www.aids.gov/hiv-aids-basics/staying- healthy-with-hiv-aids/taking-care-of-yourself/mental-health/. 2. Alciati A, Gallo L, Monforte AD, Brambilla F, Mellado C (2007). "Major depression-related immunological changes and combination antiretroviral therapy in HIV-seropositive patients". Hum Psychopharmacol, 22(1):33-40. 3. Belenky NM, Cole SR, Pence BW, Itemba D, et al (2014). "Depressive symptoms, HIV medication adherence, and HIV clinical outcomes in Tanzania: a prospective, observational study". PLoS One, 9(5):e95469. 4. Campos LN, Guimaraes MD (2010). "Anxiety and depression symptoms as risk factors for non-adherence to antiretroviral therapy in Brazil". AIDS Behav, 14(2):289 - 99. 5. Charles B, Jeyaseelan L, Pandian AK, Sam AE, Thenmozhz M (2012). "Association between stigma, depression and quality of life of people living with HIV/AIDS (PLHA) in South India - a community based cross sectional study". BMC Public Health, 12:463. 6. Ezeamama AE, Woolfork MN, Guwatudde D, Bagenda D, Manabe YC, Fawzi WW, et al. (2016). "Depressive and Anxiety Symptoms Predict Sustained Quality of Life Deficits in HIV- Positive Ugandan Adults Despite Antiretroviral Therapy: A Prospective Cohort Study". Medicine (Baltimore), 95(9):e2525. 7. Khan MR, Kaufman JS, Pence BW, Gaynes BN, Adimora AA, Weir SS, et al. (2009). "Depression, sexually transmitted infection, and sexual risk behavior among young adults in the United States". Arch Pediatr Adolesc Med, 163(7):644-52. 8. Sikkema KJ, Watt MH, Drabkin AS, Meade CS, Hansen NB (2010). "Mental health treatment to reduce HIV transmission risk behavior: a positive prevention model". AIDS Behav, 14(2):252-62. 9. Trần Xuân Bách (2012). "Quality of life outcomes of antiretroviral treatment for HIV/AIDS patients in Vietnam". PLoS One, 7(7):e41062. 10. Beck AT, Ward CH, Mendelson M, Mock J, JE (1961 Jun). "An inventory for measuring depression". Arch Gen Psychiatry, 4:561 - 71. 11. Belak Kovacevic S, Vurusic T, Duvancic K, M M (2006 Dec). "Quality of life of HIV-infected persons in Croatia". Coll Antropol, 30(2):79 - 84. 12. Blazer DG, Kessler RC, McGonagle KA, MS S (1994 Jul). "The prevalence and distribution of major depression in a national community sample: The national comorbidity sample". Am J Psychiatry, 151(7):979 - 86. 13. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Hà Nội. 14. Bộ Y Tế (2017). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 266 15. Bộ Y Tế (2017). Công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016. Hà Nội. 16. Bruss GS, Gruenberg AM, Goldstein RD, JP B (1994 Aug). "Hamilton Anxiety Rating Scale Interview Guide: Joint Interview and Test-retest Methods for Interrater Reliability". Psychiatry research, 53(2):191 - 202. 17. Celesia BM, Nigro L, Pinzone MR, Coco C, La Rosa R, Bisicchia F, et al. (2013). "High prevalence of undiagnosed anxiety symptoms among HIV-positive individuals on cART: a cross- sectional study". Eur Rev Med Pharmacol Sci, 17(15):2040 - 6. 18. Centers for Disease Control and Prevention (2001). "First report of AIDS". Morbidity and Mortality Weekly Report, 50(21):429 - 44. 19. Chen MH, Su TP, Chen TJ, Cheng JY, Wei HT, Ya-Mei B (2012). "Identification of psychiatric disorders among human immunodeficiency virus-infected individuals in Taiwan, a nine- year nationwide population-based study". AIDS Care, 24(12):1543 - 9. 20. Đặng Thị Thanh Thảo, Quách Thị Minh Phượng, Trương Trung Đại, Nguyễn Hoàng Văn, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Võ Xuân Huy, et al. (2016). "Rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân HIV đến khám và điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Hồ Chí Minh năm 2015". Y học TpHCM, 20(1):306 - 12. 21. Esposito CA, Steel Z, Gioi TM, Huyen TT, D T (2009). "The prevalence of depression among men living with HIV infection in Vietnam". Am J Public Health, 99(2):S439 - S44. 22. Hamilton M (1959). "The assessment of anxiety states by rating". British journal of medical psychology, 32(1):50 - 5. 23. Hsiung PC, Fang CT, Lee KL, Sheng WH, Wu CY, Wang JD, et al. (2011 Mar). "Validation of the medical outcomes study HIV (MOS-HIV) health survey among HIV-infected patients in Taiwan". Qual Life Res, 20(2):281 - 6. 24. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Dương Bá Vũ, Thảo NTP (2017). "Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở những người nhiễm HIV đang điều trị ARV". Y học TpHCM, 21(1):252 - 60. 25. Jallow A, Ljunggren G, Wandell P, AC C (2015). "Prevalence, incidence, mortality and co-morbidities amongst human immunodeficiency virus (HIV) patients in Stockholm County, Sweden - The Greater Stockholm HIV Cohort Study". AIDS Care, 27(2):142 - 9. 26. Kagee A, LM (2010). "Symptoms of depression and anxiety among a sample of South African patients living with HIV". AIDS Care, 22(2):159 - 65. 27. Louwagie GM, Bachmann MO, Meyer K, Booysen Fle R, Fairall LR, CH (2007 Sep). "Highly active antiretroviral treatment and health related quality of life in South African adults with human immunodeficiency virus infection: A cross-sectional analytical study". BMC Public Health, 14(7):244. 28. Lowther K, Selman L, Harding R, IJ H (2014). "Experience of persistent psychological symptoms and perceived stigma among people with HIV on antiretroviral therapy (ART): a systematic review". Int J Nurs Stud, 51(8):1171 - 89. 29. Ngô Tích Linh, PN B (2016). "Khảo sát tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương". Y học TpHCM, 20(5):532 - 6. 30. Nguyễn Thị Kim Tuyến, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Kiên TG (2016). "Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV ở Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bình Phước". Y học TpHCM, 20(5):6 - 12. 31. Qiu Y, Luo D, Cheng R, Xiao Y, Chen X, Huang Z, et al. (2014). "Emotional problems and related factors in patients with HIV/AIDS". Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban, 39(8):835 - 41. 32. Radloff LS (1977). "The CES-D Scale: A Self-Report Depression Scale for Research in the General Population". Center for Epidemiologic Studies National Institute of Mental Health, 1(3):385 - 401. 33. Saddki N, Noor MM, Norbanee TH, Rusli MA, Norzila Z, Zaharah S, et al. (2009 Oct). "Validity and reliability of the Malay version of WHOQOL-HIV BREF in patients with HIV infection". AIDS Care, 21(10):1271 - 8. 34. Shear MK, Vander Bilt J, Rucci P, Endicott J, Lydiard B, Otto MW, et al. (2001). "Reliability and validity of a structured interview guide for the Hamilton Anxiety Rating Scale (SIGH- A)". Depression and Anxiety, 13(4):166 - 78. 35. Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Quyền, Đỗ Văn Dũng, Mai NTH (2014). "Đặc tính đo lường của WHOQoL-HIV Bref tiếng Việt trên người nhiễm HIV đang được điều trị ARV". Y học TpHCM, 18(1):15 - 22. 36. Tổ HIV/AIDS viện Pasteur Tp.HCM (2016). Báo cáo tình hình dịch tại khu vực phía Nam năm 2016, TpHCM. 37. Trịnh Ngọc Tuân, Tùng ĐT (2005). "Sử dụng thang đánh giá lo âu Hamilton cho bệnh nhân có rối loạn lo âu tại viện sức khỏe tâm thần". Tạp chí tâm lý học, 5(74):54 - 9. 38. Thai TT, Jones MK, Harris LM, RC H (2016). "Screening value of the Center for epidemiologic studies – depression scale among people living with HIV/AIDS in Ho Chi Minh City, Vietnam: a validation study". BMC Psychiatry, 16:145. 39. UNAIDS (2014). The Gap Report. Geneva, Switzarland. 40. WHO (2008). HIV/AIDS and mental health. Geneva. 41. WHO (2016). Key facts. Available from: Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfroi_loan_lo_au_tram_cam_va_chat_luong_cuoc_song_cua_nhung_ng.pdf
Tài liệu liên quan