Tình hình kiểm soát HBA1C và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện LAGI, Bình Thuận năm 2017

Tài liệu Tình hình kiểm soát HBA1C và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện LAGI, Bình Thuận năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 234 TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HBA1C VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN LAGI, BÌNH THUẬN NĂM 2017 Nguyễn Thị Thu Hà*, Trần Thị Tuyết Nga**, Đỗ Viết Hải*** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose huyết kéo dài, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Để giảm hoặc trì hoãn thời gian bị biến chứng, cần kiểm soát đường huyết tốt, phản ánh bằng chỉ số đường huyết trung bình HbA1c <7%. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu HbA1c <7% và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Lagi, tỉnh BÌnh Thuận từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 107 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có chỉ định làm xét nghiệm HbA1c từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2016. Kết quả: Tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình kiểm soát HBA1C và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện LAGI, Bình Thuận năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 234 TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HBA1C VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN LAGI, BÌNH THUẬN NĂM 2017 Nguyễn Thị Thu Hà*, Trần Thị Tuyết Nga**, Đỗ Viết Hải*** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose huyết kéo dài, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Để giảm hoặc trì hoãn thời gian bị biến chứng, cần kiểm soát đường huyết tốt, phản ánh bằng chỉ số đường huyết trung bình HbA1c <7%. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu HbA1c <7% và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Lagi, tỉnh BÌnh Thuận từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 107 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có chỉ định làm xét nghiệm HbA1c từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2016. Kết quả: Tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là 62 tuổi, có 71% là nữ, có 17,8% bệnh nhân không tuân thủ điều trị và 16,8% bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt. Có 67,3% bệnh nhân đạt HbA1c <7%. Có mối liên quan giữa HbA1c và tuổi, nghề nghiệp, thời gian phát hiện bệnh, có tăng huyết áp kèm theo, sử dụng thuốc đều đặn, mức độ tuân thủ điều trị. Kết luận: Có 67,3% bệnh nhân đạt HbA1c <7%. Có mối liên quan giữa HbA1c và tuổi (OR=0,96, p=0,026), nghề nghiệp (OR=0,34, p=0,037), thời gian phát hiện bệnh (OR=0,53, p=0,018), có tăng huyết áp kèm theo (OR=0,27, p=0,049), mức độ tuân thủ điều trị (OR=0,42, p=0,023). Từ khóa: HbA1c, kiểm soát đường huyết, đái tháo đường típ 2. ABSTRACT HBA1C CONTROL AND RELATED FACTORS IN OUTPATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS AT LAGI HOSPITAL, BINH THUAN 2017 Nguyen Thi Thu Ha, Tran Thi Tuyet Nga, Do Viet Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 ‐ No 1‐ 2018: 234 ‐ 238 Background: Diabetes mellitus is a chronic hyperglycemia disease causing serious complications such as heart attack, stroke, kidney failure, leg amputation, vision loss and nerve damage. Control of glycemia, which is monitored through HbA1c, can help to prevent or delay complications. The HbA1c target is below 7% for adult people except pregnant women. Objectives: To determine the prevalence of diabetes mellitus patients achieving the glycemic target and and identify related factors at Lagi hospital in Binh Thuan province from May to June 2017. Materials and Methods: A cross-sectional study was conducted among 107 type 2 diabetes mellitus patients who had their HbA1c test’s results from May to June 2017. Results: The study found that 67.3% patients reached the HbA1c goal (HbA1c <7%). The mean age of the patients was 62. Female accounted for 71%. The prevalence of good adherence was 16.8% and Non- adherence was 17.8%. Age, occupation, during of diabetes mellitus, hypertension, adherence of patients * Trung tâm Y tế Quận 1 TPHCM, ** Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM *** Bệnh viện Đa khoa Khu vực Lagi, Bình Thuận Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thu Hà ĐT: 01654623881 Email: nguyenthuha10093@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 235 related to prevalence of HbA1c target values. Conclusions: There was 67.3% patients reached HbA1c goal (HbA1c <7%). Age, occupation, during of diabetes mellitus, hypertension, adherence of patiens relate to HbA1c. Key words: HbA1c, glycemic control, type 2 diabetes mellitus. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose huyết kéo dài, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh(19). Đái tháo đường ngày càng tăng nhanh và chiếm tỉ lệ cao trong dân số làm tăng tỉ lệ tử vong, tăng chi phí y tế, tăng gánh nặng bệnh tật liên quan đến đái tháo đường(18). Để giảm hoặc trì hoãn thời gian bị biến chứng, cần kiểm soát đường huyết tốt, phản ánh bằng chỉ số đường huyết trung bình HbA1c <7%(17). Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về tình hình kiểm soát đường huyết, các kết quả cho thấy tỉ lệ kiểm soát tốt đường huyết chưa cao(4,6,7,8,10,13). Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện ở Bệnh viện tuyến Huyện nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Tình hình kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện đa khoa khu vực Lagi năm 2017” nhằm đánh giá về tình hình điều trị đái tháo đường tại địa phương từ đó có biện pháp can thiệp sát thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm biến chứng, giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu ‐ Xác định tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu HbA1c <7%. ‐ Xác định mối liên quan giữa HbA1c và một số đặc điểm dân số xã hội, tình trạng bệnh tật và tuân thủ điều trị của bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại Bệnh viện Lagi với phương pháp lấy mẫu toàn bộ. Theo đó, đối tượng được đưa vào nghiên cứu là tất cả bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lagi tái khám và có chỉ định làm xét nghiệm HbA1c trong thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2017. Tiêu chuẩn chọn vào Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có làm xét nghiệm HbA1c và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra Bệnh nhân có một trong những đặc điểm sau: bệnh nhân đang có bệnh cấp tính, trẻ dưới 18 tuổi, bệnh nhân có thai, bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán đái tháo đường, bệnh nhân điều trị thuốc dưới 3 tháng, bệnh nhân đang được điều trị bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn và vận động thể lực. Phương pháp nghiên cứu Phân tích số liệu Thống kê mô tả tần số và tỉ lệ % để xác định tỉ lệ bệnh nhân đạt HbA1c mục tiêu. Phép kiểm chi bình phương được dùng để xét mối liên quan giữa tỉ lệ đạt HbA1c với các yếu tố có thể kể đến như tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, tuân thủ điều trị của bệnh nhân, mối liên quan có ý nghĩa khi p<0,05. Biến số nghiên cứu HbA1c: Là trị số đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó, đánh giá bằng xét nghiệm HbA1c sẵn có của bệnh nhân. Xét nghiệm HbA1c sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 ‐ 3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt nhất để giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá quá trình kiểm soát đường huyết. Theo hướng dẫn của ADA, khi HbA1c <7% sẽ giúp làm giảm biến chứng mạch máu nhỏ và đồng thời có thể làm giảm biến chứng mạch máu lớn khi đường huyết được kiểm soát tốt ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Được gọi là đạt mục tiêu điều trị đái tháo đường khi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 236 HbA1c <7%. Các đặc điểm dân số xã hội có thể kể đến được khảo sát trong nghiên cứu này bao gồm tuổi, nghề nghiệp và giới tính của đối tượng. Tái khám: Là bệnh nhân có tái khám bệnh đái tháo đường theo lịch được bác sĩ đề nghị. Tuân thủ dùng thuốc: Người bệnh có tuân thủ dùng thuốc khi có dùng thuốc mỗi ngày và tái khám đúng. Dùng để đánh giá bệnh nhân có bị gián đoạn điều trị hay không. Tuân thủ ăn uống: Người bệnh được xem là có tuân thủ ăn uống khi người bệnh ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít. Đồng thời người bệnh không bỏ bữa, có kiêng ăn ngọt và kiêng ăn béo hoặc có thêm kiêng ăn mặn khi người bệnh có THA kèm theo. Vận động thể lực: Vận động thể lực bao gồm người bệnh có tập thể dục dựa theo tiêu chuẩn đánh giá của ADA (ít nhất 3 ngày mỗi tuần và ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc tổng cộng ít nhất 150 phút mỗi tuần) hoặc người bệnh có nghề nghiệp là lao động thể lực như nông dân, ngư dân hoặc loại hình lao động khác mà phải vận động thể lực. Tuân thủ điều trị: Bao gồm tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ ăn uống và có vận động thể lực. Trong đó, đánh giá Tuân thủ tốt: Khi người bệnh tuân thủ đủ cả 3 yếu tố về dùng thuốc, ăn uống và vận động thể lực; Không tuân thủ: Khi người bệnh không tuân thủ bất kì yếu tố nào; Tuân thủ trung bình: Khi không thuộc 2 nhóm trên. Một số yếu tố khác cũng được xem xét như thời gian phát hiện bệnh và bệnh kèm theo. KẾT QUẢ Khảo sát trên 107 đối tượng nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là 62, nữ giới chiếm đa số, tỉ lệ có lao động bên ngoài thấp, tỉ lệ có uống rượu bia và hút thuốc lá thấp (chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,3% và 12,1%). Có 72 trên tổng số 107 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đạt HbA1c mục tiêu <7% (chiếm 67,3 %). Bảng 1. Các đặc tính dân số học của bệnh nhân Đặc điểm dân số học Tần số Tỉ lệ (%) Tuổi* (62 ± 12,1) Giới tính Nữ Nam 76 31 71,0 29,0 Nghề nghiệp Lao động bên ngoài Ở nhà 33 74 30,8 69,2 Uống rượu bia Có Không 11 96 10,3 89,7 Hút thuốc lá Không Có 94 13 87,9 12,1 *Trung bình ± Độ lệch chuẩn Bảng 2. Tình trạng bệnh lí của bệnh nhân Tình trạng bệnh lí Tần số Tỉ lệ % Thời gian phát hiện bệnh <5 năm 5-10 năm >10 năm 57 30 20 53,3 28,0 18,7 Phương pháp điều trị Không insulin Có insulin 106 1 99,1 0,9 Số loại thuốc viên sử dụng 1 loại 2 loại 1 106 0,9 99,1 Bệnh kèm theo Không Có 27 80 25,2 74,8 Tăng huyết áp Không Có 42 65 39,3 60,7 Trị số huyết áp <140/90 140/90 80 27 74,8 25,2 Rối loạn lipid máu Không Có 51 56 47,7 52,3 Tuân thủ điều trị Không tuân thủ Tuân thủ trung bình Tuân thủ tốt 19 70 18 17,8 65,4 16,8 Về tình trạng bệnh lí của đối tượng nghiên cứu, thời gian phát hiện bệnh <5 năm chiếm trên 50%, hầu hết không dùng đến insulin, tỉ lệ tuân thủ điều trị tốt chỉ chiếm 16,8%. Bảng 3. Kết quả HbA1c Trị số HbA1c Tần số Tỉ lệ (%) <7% 7% 72 35 67,3 32,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 237 Kết quả bảng 4 cho thấy các yếu tố liên quan đến tỷ lệ đạt HbA1c mục tiêu bao gồm: tuổi (OR=0,96, p=0,026), nghề nghiệp của bệnh nhân (OR=0,34, p=0,037), thời gian phát hiện bệnh (OR=0,53, p=0,018), có tăng huyết áp kèm theo (OR=0,27, p=0,049), mức độ tuân thủ điều trị (OR=0,42, p=0,023). Bảng 4. HbA1c và các yếu tố liên quan Đặc tính mẫu HbA1c Giá trị p OR (KTC 95%) Đạt (%) Không đạt (%) Thời gian phát hiện bệnh <5 năm 5– 10 năm >10 năm 43 (75,4) 20 (66,7) 9 (45,0) 14 (24,6) 10 (33,3) 11 (55,0) 0,018 1 0,531 (0,315-0,896) 0,282 (0,099-0,802) Bệnh kèm theo Không Có 23 (85,2) 49 (61,3) 4 (14,8) 31 (38,7) 0,028 1 0,275 (0,087-0,871) THA Không Có 33(78,6) 39(60,0) 9 (21,4) 26 (40,0) 0,049 1 0,409 (0,168- 0,995) Trị số huyết áp <140/90 140/90 61 (76,3) 11 (40,7) 19 (23,7) 16 (59,3) 0,001 1 0,214 (0,085-0,540) Tuân thủ điều trị Không tuân thủ Tuân thủ trung bình Tuân thủ tốt 8 (42,1) 50 (71,4) 14 (77,8) 11 (57,9) 20 (28,6) 4 (22,22) 0,023 0,178 (0,040-0,785) 0,422 (0,201-0,886) 1 Tuổi (62 ± 12,1) 0,026 0,957 (0,921-0,995) Nghề nghiệp Lao động bên ngoài Ở nhà 27 (81,8) 45 (60,8) 6 (18,2) 29 (39,2) 0,037 1 0,345 (0,127-0,938) Dựa vào bảng 3 có thế thấy có các yếu tố liên quan đến HbA1c bao gồm: thời gian phát hiện bệnh, bệnh kèm theo, bệnh Tăng huyết áp, kiểm soát thăng huyết áp, tuân thủ điều trị, tuổi và nghề nghiệp của bệnh nhân. BÀN LUẬN Có 67,3% bệnh nhân đạt HbA1c <7%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Đức Thiện(11), cao hơn nhiều nghiên cứu khác(3,4,7,10,12). Sự khác biệt này có thể lí giải vì đa phần bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi có bệnh nhẹ hơn (tỉ lệ mắc bệnh dưới 5 năm chiếm hơn 50%, tỉ lệ trên 10 năm chỉ chiếm 18,7%, thấp hơn các nghiên cứu khác(6, 13), chỉ có 1 trường hợp đang dùng Insulin để kiểm soát đương huyết, tỉ lệ có mắc bệnh kèm theo thấp hơn nhiều nghiên cứu khác(6,8,10)). Mặt khác, nghiên cứu của Casagrande và nghiên cứu của Selvin cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đạt HbA1c tăng dần qua các năm(2,15). Tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là 62 tuổi. Theo Alexandra Kautzky Willer, so với những người không đái tháo đường thì phụ nữ đái tháo đường gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tử vong do nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn và stress tác động đến phụ nữ cao hơn nam giới(9). Vì vậy với độ tuổi trung bình là 62 tuổi, tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 tuổi chiếm gần một nửa (bảng kết quả 1) và tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới cho thấy gánh nặng về bệnh tật trong tương lai ở Lagi là không nhỏ. Có mối liên quan giữa HbA1c và tuổi của bệnh nhân tương tự nghiên cứu ở Hoa Kì và Malaysia(1,2). Những người là công việc nội trợ và người già kiểm soát đường huyết kém hơn so với những người lao động bên ngoài. Có thể lí giải điều này là vì so với người có lao động bên ngoài thì người không lao động ít vận động hơn, ít tiêu hao năng lượng hơn, ít sử dụng glucose hơn nên đường huyết cao hơn. Theo nghiên cứ của Rosset năm 2017 cho thấy vận động thể lực giúp sử dụng glucose nhiều hơn, giảm hấp thu glucose ở ruột(14). Thời gian bệnh càng lâu thì kiểm soát đường huyết càng kém, tương tự nhiều nghiên cứu khác(2, 13). Có thể là do khả năng tổng hợp và bài tiết của tế bào bê‐ta giảm dần theo thời gian nên tác dụng của thuốc cũng giảm theo. Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc bệnh lâu năm thường có nhiều bệnh kèm theo và có nhiều biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn cũng là yếu tố làm đường huyết kiểm soát kém(5,16). Có mối liên quan giữa bệnh kèm theo của bệnh nhân và HbA1c. Có mối liên quan giữa bệnh THA, kiểm soát huyết áp và HbA1c. Kết Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 238 quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Khánh Ly ở BV Quận 1(10). Qua đó, cho thấy tầm quan trọng của việc chú trọng kiểm soát huyết áp từ phía bệnh nhân và bác sĩ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường là không nhỏ. Tuân thủ điều trị đái tháo đường típ 2 gồm 3 yếu tố chính: dùng thuốc, tiết chế ăn và vận động thể lực. Khi bệnh nhân không tuân thủ bất kì yếu tố nào cũng sẽ làm đường huyết kiểm soát kém hơn. Theo đó, người càng tuân thủ nhiều yếu tố thì kiểm soát đường huyết càng tốt. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân ở BV Trưng Vương TP.HCM(13). KẾT LUẬN Có 67,3% bệnh nhân đạt HbA1c <7%. Có mối liên quan giữa HbA1c và tuổi, nghề nghiệp, thời gian phát hiện bệnh, có tăng huyết áp kèm theo, sử dụng thuốc đều đặn, mức độ tuân thủ điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad NS, Islahudin F, Paraidathathu T (2014), "Factors associated with good glycemic control among patients with type 2 diabetes mellitus". Journal of Diabetes Investigation, 5, pp. 563‐569. 2. Casagrande SS, et al (2013), "The prevalence of meeting A1C, blood pressure, and LDL goals among people with diabetes, 1988‐2010". Diabetes Care, 36 (8), pp. 2271‐2279. 3. Chung Bá Ngọc, Hoàng Quốc Hòa (2013),"Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên bệnh nhân đái tháo đường.". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (6), tr. 13‐18. 4. Đinh Ngô Tất Thắng, Nguyễn Thy Khuê (2015), "Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi và các yếu tố liên quan". 5. Đỗ Trung Quân (2007), Đái tháo đường và điều trị, tái bản lần 2, tr. 349‐398, NXB Y học, Đại học Y Hà Nội. 6. Đỗ Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Đinh Thị Việt (2012), "Khảo Sát Mức HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường Type II điều trị nội trú tại Khoa B2". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 123 ‐ 128. 7. Hoàng Bích Ngọc (2015) Hiệu quả tư vấn và giáo dục của điều dưỡng viên trong kiểm soát đa yếu tố trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai năm 2015, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa điều dưỡng, Đại học Thăng Long, tr. 14‐23. 8. Hứa Thành Nhân, Nguyễn Thy Khuê (2014) "Tỉ lệ đạt mục tiêu hba1c và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một phòng khám chuyên khoa nội tiết". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18, tr. 418 ‐ 422. 9. Kautzky‐Wille A. (2016) "Sex and gender differences in risk, pathophysiology and complications of type 2 diabetes mellitus". The Endocrine Reviews, 37 (3): pp. 278‐ 316. 10. Nguyễn Khánh Ly (2014) "Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến quận.". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18 (4): 44‐52. 11. Nguyễn Đình Thiện, Nguyễn Đức Công (2012) "Khảo sát tình hình kiểm sốt huyết áp, hba1c và ldl‐c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đến khám sức khỏe định kỳ năm 2012 tại ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Đăklăk.". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh., 4 (16): 265‐ 269. 12. Nguyễn Thy Khuê, Trần Thế Trung (2013) Khảo sát tình trạng Kiểm soát Đường huyết ở Bệnh nhân Đái tháo đường típ 2. Báo cáo tại Hội nghị Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam. 13. Nguyễn Thị Thu Vân (2013) "Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (4): 33‐94. 14. Rosset R, Egli L, Lecoultre V (2017), "Glucose‐fructose ingestion and exercise performance: The gastrointestinal tract and beyond". Eur J Sport Sci, 17 (7): 874‐884. 15. Selvin E, et al (2014) "Trends in Prevalence and Control of Diabetes in the U.S.,1988‐1994 and 1999‐2010". Ann Intern Med, 160 (8):517‐525. 16. Stone MA, et al (2013) "Quality of Care of PeopleWith Type2 Diabetes in Eight European Countries". Diabetes Care, 36 (9): 2628–2638. 17. UK Prospective Diabetes Study Group (2000), "Association of glycaemia with macrovascular and microvascular complications of Type 2 diabetes: prospective observational study". British Medical Journal, 321 (7258): 405‐412. 18. World Health Organization (2016) Diabetes, Access date 01/7/2017. 19. World Health Organization (2016), Report: Global report on diabetes, pp. 20‐31. Ngày nhận bài báo: 02/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_kiem_soat_hba1c_va_cac_yeu_to_lien_quan_tren_benh.pdf