Tình hình đời sống kinh tế - Xã hội đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai sau hơn 10 năm được hỗ trợ đất sản xuất

Tài liệu Tình hình đời sống kinh tế - Xã hội đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai sau hơn 10 năm được hỗ trợ đất sản xuất: KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 47 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 19 1. Mở đầu Việc đảm bảo cơ hội phát triển công bằng, toàn diện và bền vững cho các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là mục tiêu trọng tâm của Đảng và Nhà nước, trong đó chính sách đất đai đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề nghèo đói và bất ổn xã hội cho đồng bào DTTS. Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính Trị (Bộ Chính Trị, 1989) và Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 21/1/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, n.d.) đã thể hiện chủ trương của Đảng về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và ổn định sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn cả Tình hình đời sống kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai sau hơn 10 năm được hỗ trợ đất sản xuất VÕ THỊ MINH HOÀ, NGUYỄN THỊ THÁI HÀ Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai nước. Thực hiện chủ trương trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 132/2002/ ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình đời sống kinh tế - Xã hội đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai sau hơn 10 năm được hỗ trợ đất sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 47 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 19 1. Mở đầu Việc đảm bảo cơ hội phát triển công bằng, toàn diện và bền vững cho các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là mục tiêu trọng tâm của Đảng và Nhà nước, trong đó chính sách đất đai đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề nghèo đói và bất ổn xã hội cho đồng bào DTTS. Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính Trị (Bộ Chính Trị, 1989) và Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 21/1/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, n.d.) đã thể hiện chủ trương của Đảng về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và ổn định sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn cả Tình hình đời sống kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai sau hơn 10 năm được hỗ trợ đất sản xuất VÕ THỊ MINH HOÀ, NGUYỄN THỊ THÁI HÀ Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai nước. Thực hiện chủ trương trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 132/2002/ QĐ-TTg ngày 8/10/2002 (Thủ tướng Chính Phủ, 2002) và Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 (Thủ tướng Chính Phủ, n.d.) về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt (sau đây gọi tắt là Quyết định 132, và Quyết định 134). Tuy chỉ chiếm khoảng 14% dân số cả nước, đồng bào DTTS lại là đối tượng chính của nghèo đói. Chương trình 132 và 134 đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho các nhóm đối tượng này, tỷ lệ nghèo trong nhóm DTTS đã giảm từ 86,4% năm 1993 xuống 66,3% năm 2012 (Viện Chính sách, 2012). Bên cạnh thành tựu đạt được trong Nhằm giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạo sinh kế, thoát nghèo, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 132/2002/QĐ-TTg và Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Nghiên cứu này sử dụng khảo sát hộ gia đình, một cách tiếp cận định lượng, để khám phá tình hình đời sống kinh tế - xã hội của bà con sau hơn mười năm được hỗ trợ đất sản xuất. Dữ liệu khảo sát hộ gia đình và dữ liệu thứ cấp thu thập được từ chính quyền địa phương đã được phân tích để đánh giá tác động của chương trình 132 và 134 đối với đời sống kinh tế - xã hội đồng bào DTTS tại thành phố Pleiku dựa trên tiêu chuẩn nghèo đa chiều và xác định thu nhập từ đất có đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp bà con tăng thu nhập hay không. Qua nghiên cứu, xác định hơn 50% hộ dân tộc thiểu số vẫn nằm trong diện nghèo. Quan trọng hơn, thu nhập từ làm thuê chứ không phải thu nhập từ đất sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp bà con tăng thu nhập. Từ đó, nghiên cứu đề xuất Chính phủ, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu cần đánh giá toàn diện hiệu quả của các chương trình hỗ trợ đất sản xuất đang thực hiện. Từ khóa: Đất sản xuất, thu nhập, đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu chuẩn nghèo đa chiều, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ48 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G giảm tỷ lệ nghèo, việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc; trong đó nổi bật có vấn đề diện tích giao đất tối thiểu quá nhỏ để có thể đảm bảo bà con thoát nghèo một cách bền vững (Wells-dang, Tu, & Hong, 2016). Tỉnh Gia Lai với dân số hơn 1,3 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 44,7%; chủ yếu là 02 dân tộc thiểu số tại chỗ là Jrai và Bahnar, tương ứng chiếm khoảng 30,7% và 12,4% dân số toàn tỉnh. Tổng kết năm 2011, Chương trình 132 đã giải quyết đất ở cho 227 hộ với diện tích 25,43 ha; giải quyết đất sản xuất cho 11.916 hộ với diện tích 3.895,14 ha, đạt 58,3% về diện tích và 76,8% về số hộ. Chương trình 134 đã giải quyết đất ở cho 699 hộ với diện tích 35,84 ha, đạt 100% về diện tích và số hộ; giải quyết đất sản xuất cho 1.868 hộ với diện tích 1.070,78 ha, đạt 77,83% về diện tích và 74,84% về số hộ (Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, 2012). Vào năm 2003, thành phố Pleiku có 38 làng đồng bào DTTS phân bố trên 12 xã/phường với tổng số hộ là 4.254 và tổng số khẩu là 21.175. Tổng diện tích đất sử dụng của đồng bào DTTS là 960,70 ha với bình quân là 0,47 ha/hộ. Trong đó, 777,077 ha đất nông nghiệp và 183,596 ha đất ở. Về tổng thể, thu nhập của đồng bào DTTS chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng cây lương thực, các ngành nghề khác hầu như không đáng kể và chưa phát triển thành hàng hóa. Qua thống kê, tổng số hộ thiếu đất là 2.056 hộ với tổng diện tích cần phải giải quyết là 1.206 ha, gồm 12 ha đất ở và 1.194 ha đất sản xuất (Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Pleiku, 2009). Thực hiện Quyết định 132 và 134, UBND thành phố Pleiku đã giao đất cho tổng số 1.747 hộ với tổng diện tích 133.67 ha, đạt 85% về số hộ và 11,1% về diện tích; trong đó, diện tích đất sản xuất cấp cho mỗi hộ từ 300m2 đến 900m2 (Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Pleiku, 2009). Tuy nhiên, năm 2015, 1039 hộ tại 05 xã/phường Hoa Lư, Chư Á, Thắng Lợi, Tân Sơn và Biển Hồ đã bị thu hồi đất để thực hiện mở rộng quy hoạch khu công nghiệp Trà Đa. Nghiên cứu này đã được tiến hành với 02 mục tiêu: - Đánh giá tác động của chương trình 132 và 134 đối với đời sống kinh tế - xã hội đồng bào DTTS tại thành phố Pleiku dựa trên tiêu chuẩn nghèo đa chiều. - Xác định tỷ lệ các nguồn thu nhập của của bà con; từ đó xác định thu nhập từ đất có đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp bà con tăng thu nhập hay không. 2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng khảo sát hộ gia đình như là một phương pháp tiếp cận định lượng. Phiếu khảo sát được thiết kế nhằm thu thập ý kiến, thái độ từ các hộ đồng bào DTTS đã được nhận hỗ trợ đất sản xuất từ chương trình 132 và 134. Nội dung phiếu khảo sát chủ yếu về đặc điểm hộ gia đình, thông tin về nhà ở, diện tích đất sản xuất, điều kiện sinh hoạt, sản xuất và thực trạng thu nhập của bà con. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tổng số mẫu là 70/1.747 hộ đồng bào dân tộc thiểu số Jrai đã nhận hỗ trợ, được chia làm 02 nhóm: không bị thu hồi đất sau khi được hỗ trợ (20 hộ, thuộc phường Yên Thế) và đã bị thu hồi đất sau khi được hỗ trợ (50 hộ thuộc 04 xã phường, gồm: Hoa Lư, Chư Á, Thắng Lợi và Biển Hồ). Số liệu thu thập từ khảo sát hộ gia định được xử lý bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu cũng khai thác các dữ liệu thứ cấp để bổ sung thu thập được từ khảo sát hộ gia đình. Dữ liệu thứ cấp gồm báo cáo, số liệu thống kê của UBND tỉnh Gia Lai, Phòng Tài Nguyên – Môi Trường thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai liên quan đến công tác hỗ trợ đất và thu hồi đất có nguồn gốc từ chương trình 132 và 134. KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 49 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 192.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp trong thời gian 3 tháng từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Địa bàn nghiên cứu là 05 xã/phường thuộc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, gồm: Hoa Lư, Chư Á, Thắng Lợi, Biển Hồ và Yên Thế. Pleiku là đô thị phía Bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 26.076,85 ha, được chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 14 phường, 09 xã với 254 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 43 làng đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố. Dân số gồm 55.634 hộ với 230.496 nhân khẩu, trong đó hộ đồng bào DTTS có 5.421 hộ với 24.403 nhân khẩu, chiếm đa số là dân tộc Jrai và Bahnar (Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Pleiku, 2016). 05 xã/phường thuộc địa bàn nghiên cứu đều có làng đồng bào DTTS, đã được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất theo chương trình 132 và 134 nhưng đời sống còn nhiều khó khăn rất hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, do việc sử dụng ngôn ngữ khác nhau giữa nghiên cứu viên và đối tượng tham gia, không nhiều người dân tộc nói được tiếng Kinh nên phải có sự hỗ trợ phiên dịch của người địa phương. Đây là một thách thức đối với nghiên cứu viên khi muốn lấy thông tin chính xác từ người tham gia khảo sát. 3. Kết quả và thảo luận Sử dụng các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, ban hành kèm theo Quyết định 59/2015/ QĐ-TTg, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình đời sống kinh tế - xã hội đồng bào DTTS tại thành phố Pleiku nhằm đánh giá tác động của chương trình 132 và 134, đồng thời xác định thu nhập từ đất sản xuất có đóng vai trò quan trong trong việc giúp bà con tăng thu nhập, thoát nghèo hay không. 3.1. Kết quả khảo sát 3.1.1. Về trình độ giáo dục Biểu đồ 1 và 2 xác định có sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa đồng bào DTTS thuộc xã không bị thu hồi đất và xã bị thu hồi đất. Tỷ lệ dân số có trình độ THPT tại xã không thu hồi đất cao hơn 2,4 lần so với xã bị thu hồi đất, tương ứng là 23% và 09%. Trình độ nhân khẩu ở bậc tiểu học và THCS ở cả hai dạng xã chiếm tỷ lệ phần trăm nhiều nhất. Tuy nhiên, mức khác biệt lại không lớn, chỉ ở mức chênh lệch là 01%. Đáng chú ý, nhóm xã bị thu hồi đất có số lượng người với trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học cao hơn xã không thu hồi ở mức 09%. Biểu đồ 3: Chỉ số phi thu nhập của các hộ đồng bào DTTS Kết quả khảo sát cho thấy đồng bào DTTS tại các xã bị thu hồi đất có các chỉ số phi thu nhập thấp hơn đồng bào DTTS tại xã không bị thu hồi đất. Nhìn chung, mức độ tiếp cận thông tin của đồng bào DTTS ở cả 02 dạng xã chưa cao, chỉ có hơn 50% dân số đáp ứng được tiêu 3.1.2. Về các chỉ số phi thu nhập KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ50 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Biểu đồ 4: Chỉ số tiếp cận y tế Về điều kiện nhà ở, tại thời điểm khảo sát, gần 100% hộ dân đồng bào DTTS có nhà riêng, tỷ lệ hộ dân sống chung với hộ khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Diện tích nhà ở trung bình của mỗi hộ trên 55m2. Có đường tiếp cận dao động từ 2.5m đến 5m chiếm khoảng 82%. Tuy nhiên, loại nhà ở mà các mà đồng bào DTTS sinh sống rơi vào loại nhà bán kiên cố, nhà vách gỗ tôn, mái lợp tôn hoặc nhà tạm, đây là những loại nhà ở được xếp vào tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Theo Biểu đồ 5, ranh giới giữa Biểu đồ 5: Đặc điểm nhà ở của các hộ đồng bào DTTS Tính theo diện tích nhà ở bình quân đầu người thì có đến 14% hộ gia đình tại nhóm xã bị thu hồi đất có diện tích dưới 8m2, đối với xã không bị thu hồi đất thì 35% hộ có diện tích dưới 8m2. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về nhà ở cơ bản của các hộ dân được đáp ứng 50% dân số, thoát khỏi tiêu chuẩn ngưỡng nghèo mà Quyết định 59/2015/QĐ-TTg xác định. 3.1.3. Về chỉ tiêu thu nhập Theo kết quả khảo sát, thu nhập của đồng bào DTTS tại thành phố Pleiku chủ yếu đến từ 03 nguồn chính, gồm: trồng trọt, chăn nuôi, và làm thuê. Trong đó, thu nhập từ hoạt động làm thuê ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập bình quân theo đầu người của bà con. Dựa vào Biểu đồ 6, thu nhập từ hoạt động làm thuê chiếm 62% tổng thu nhập của các hộ đồng bào DTTS tham gia khảo sát, cao gần gấp 03 lần thu nhập từ đất sản xuất và 05 lần thu nhập từ chăn nuôi. Đồng nghĩa, làm thuê là yếu tố tác động mạnh nhất đến mức độ tăng thu nhập của bà con, sau đó tương ứng là 02 yếu tố sản xuất và chăn nuôi. Qua phân tích hệ số tương quan, kết quả cho thấy chỉ số tương quan của các nguồn thu nhập của nhóm xã bị thu hồi đất và xã không bị thu hồi đất - Yên Thế đều có chỉ số tương quan < 5% . Điều này chứng tỏ các nguồn thu nhập đến từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và làm thuê đều có mối liên hệ tương quan với chỉ số tổng thu nhập hay thu nhập bình quân. Trong đó, thu nhập từ hoạt động làm thuê có chí này. Đối với xã bị thu hồi đất sản xuất sau hỗ trợ, chỉ có 48% hộ dân có điện thoại di động và 50% hộ có tivi. Con số này thấp hơn gần 1/2 so với xã không bị thu hồi đất. Tuy nhiên, về chỉ số máy tính, chỉ có 5% hộ dân thuộc xã không bị thu hồi đất đạt được tiêu chí này, trong khi đó tỷ lệ này ở xã bị thu hồi đất là 40%. Căn cứ Biểu đồ 3, đa số hộ đồng bào DTTS tham gia khảo sát đáp ứng được các điều kiện về điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và nhà vệ sinh. Đây là 03 trong 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Cụ thể, 100% hộ tham gia khảo sát có điện sinh hoạt, từ 76% đến 85% hộ có nhà vệ sinh khả dĩ và trên 80% hộ có nước sạch để sinh hoạt hàng ngày. Qua khảo sát chỉ số tiếp cận y tế - Biểu đồ 4, kết quả hầu hết các hộ đồng bào DTTS tham gia khảo sát vẫn chưa được đảm bảo về tiêu chí này. Tỷ lệ người có BHYT ở cả 02 dạng xã bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất sau hỗ trợ là khá thấp, tương ứng 14,7% và 4%. việc thoát nghèo và nghèo của đồng bào là rất sát nhau khi hơn 50% hộ đồng bào vẫn đang ở nhà không kiên cố. KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 51 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 19chỉ số tương quan thấp nhất (0.000), xác định làm thuê là hoạt động có mối quan hệ lớn nhất so với tổng nguồn thu nhập và thu nhập bình quân (xem Bảng 1 và 2). Bảng 1: Hệ số tương quan giữa thu nhập làm thuê với tổng thu nhập tại 04 xã bị thu hồi đất Thu nhập từ làm thuê Tổng thu nhập Thu nhập từ làm thuê Pearson Correlation 1 .560** Sig. (2-tailed) .000 Sum of Squares and Cross-products 11561194412820000.000 12047776140991936.000 Covariance 235942743118775.500 245872982469223.200 N 50 50 Tổng thu nhập Pearson Correlation .560** 1 Sig. (2-tailed) .000 Sum of Squares and Cross-products 12047776140991936.000 40068713544422360.000 Covariance 245872982469223.200 817728847845354.200 N 50 50 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Bảng 2: Hệ số tương quan giữa thu nhập làm thuê với tổng thu nhập tại xã Yên Thế Thu nhập từ làm thuê Tổng thu nhập Thu nhập từ làm thuê Pearson Correlation 1 .798** Sig. (2-tailed) .000 Sum of Squares and Cross-products 4789471680000000.000 5471903771712000.000 Covariance 252077456842105.250 287994935353263.200 N 20 20 Tổng thu nhập Pearson Correlation .798** 1 Sig. (2-tailed) .000 Sum of Squares and Cross-products 5471903771712000.000 9823508079172238.000 Covariance 287994935353263.200 517026741009065.200 N 20 20 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Khảo sát mức độ nghèo của đồng bào DTTS dựa vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (Thủ tướng Chính Phủ, 2015), tại các xã bị thu hồi đất, có đến 24% số hộ có thu nhập bình quân dưới 900.000 đồng và 38% hộ có mức thu nhập từ 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng đáp ứng từ 03 chỉ số về mức đo lường thiếu hụt tiếp cận dịch vụ cơ bản trở lên. Đối với xã không bị thu hồi đất thì 10% hộ có thu nhập bình quân dưới 900.000 đồng trở xuống và 35% hộ có mức thu nhập từ 900.000 đồng – 1.300.000 đồng đáp ứng từ 03 tiêu chí về mức đo lường thiếu hụt tiếp cận dịch vụ cơ bản trở lên. 3.2. Thảo luận 3.2.1. Tác động của chương trình 132 và 134 lên đời sống đồng bào DTTS Về cơ bản, chương trình 132 và 134 đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS nghèo thành phố Pleiku. Điều này được chứng minh qua chỉ tiêu về trình độ học vấn và các chỉ tiêu phi thu nhập khác. Gần 80% nhân khẩu của các hộ tham gia phỏng vấn được đi học, trong đó gần 50% có trình độ từ trung học cơ sở trở lên. 100% hộ có điện sinh hoạt, từ 76% đến 85% hộ có nhà vệ sinh đạt chuẩn và trên 80% hộ có nước sạch để sinh hoạt hàng ngày. Về nhà ở, gần 100% hộ gia đình tham gia khảo sát có nhà riêng, trong đó 6% có nhà kiên cố và khoảng 50% có nhà bán kiên cố. Tuy nhiên, xét tổng quan trên tất cả các tiêu chí thì tỷ lệ hộ DTTS nghèo tại Pleiku vẫn ở mức cao, thể hiện ở các chỉ tiêu về mức độ tiếp cận y tế, tình trạng nhà ở và thu nhập bình quân đầu người. Chỉ khoảng 09% số nhân khẩu thuộc các hộ tham gia khảo sát có BHYT, khoảng 44% số hộ vẫn còn sinh sống trong các ngôi nhà chưa kiên cố hoặc nhà tạm. Về chỉ tiêu thu nhập, khoảng 24% số hộ tại nhóm xã bị thu hồi đất và 10% số hộ tại xã không bị thu hồi đất có thu nhập bình quân dưới 900.000 đồng. 38% số hộ tại xã bị thu hồi đất và 35% số hộ tại xã không bị thu hồi đất có thu nhập bình quân từ 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Như vậy, mức độ giảm nghèo sau 10 năm thực hiện chương trình 132 và 134 còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra. 3.2.2. Tỷ lệ các nguồn thu nhập của đồng bào DTTS Kết quả nghiên cứu xác định 62% thu nhập của bà con từ hoạt động làm thuê, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ tương ứng 26% và 12%. Đồng thời với chỉ số tương quan thấp nhất (0.000) khi phân tích tương quan giữa KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ52 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G thu nhập làm thuê với tổng thu nhập, chúng tôi có thể khẳng định đất sản xuất hiện không đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bà con tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững như mục tiêu Chương trình 132 và 134 đặt ra. Có thể tồn tại nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này mà trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chưa thể làm rõ. Tuy nhiên, rõ ràng rằng việc thu hồi đất đối với đất sản xuất đã được hỗ trợ và diện tích đất sản xuất cấp cho mỗi hộ quá ít, chỉ từ 300m2 đến 900m2 là nguyên nhân của vấn đề đất đai không thể trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ đồng bào DTTS. Đây cũng chính là một trong những hạn chế mà (Wells-dang et al., 2016) đã đưa ra phân tích, đánh giá. 4. Kết luận Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình 132 và 134 tại TP. Pleiku, đời sống đồng bào DTTS đã có một số thay đổi tích cực về trình độ học vấn, điều kiện điện nước sinh hoạt cũng như tình trạng nhà ở. Tuy nhiên, có đến 62% hộ tại nhóm xã bị thu hồi đất và 45% hộ tại xã không bị thu hồi đất vẫn còn rơi vào ngưỡng nghèo nếu đánh giá theo các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Quan trọng hơn, thu nhập từ làm thuê chứ không phải thu nhập từ đất sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bà con tăng thu nhập. Hiện trạng này đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu cần đánh giá toàn diện hiệu quả của các chương trình hỗ trợ đất sản xuất đang thực hiện và tìm ra phương án hỗ trợ sinh kế cho bà con theo hướng dạy nghề, tạo việc làm để bà con ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12 tháng 03 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc. 2. Bộ Chính Trị. Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi (1989). 3. Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Pleiku. (2009). Kết quả thực hiện công tác giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Chương trình 132, 134 trên thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Pleiku. (2016). Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn 2013 - 2016. 5. Thủ tướng Chính Phủ. Quyết định số 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Pub. L. No. Quyết định 134/2004. 6. Thủ tướng Chính Phủ. Quyết định 132/2002/ QĐ-TTg giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên (2002). Retrieved from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/ Quyet-dinh-132-2002-QD-TTg-giai-quyet-dat-san- xuat-dat-o-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tai-cho- o-Tay-Nguyen-50050.aspx 7. Thủ tướng Chính Phủ. Quyết định số 59/2015/ QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, Pub. L. No. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, 1 Statewide Agricultural Land Use Baseline 2015 (2015). https://doi.org/10.1017/ CBO9781107415324.004 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai. (2012). Báo cáo số 100/BC-UBND ngày 09/7/2012 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thực hiện chính sách pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2002 - 2011. 9. Viện Chính sách, C. lược P. triển N. nghiệp N. thôn (IPSARD) và V. D. tộc. (2012). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất chính sách quản lý và sử dụng đất vùng dân tộc miền núi. 10. Wells-dang, A., Tu, P. Q., & Hong, N. G. O. V. A. N. (2016). ETHNIC MINORITY LAND TENURE SECURITY IN VIETNAM Oxfam in Vietnam and Centre for Indigenous Knowledge Research and Development, Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16_613_2207522.pdf
Tài liệu liên quan