Tỉ lệ suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã bàu Cạn, Long Thành, Đồng Nai, năm 2004

Tài liệu Tỉ lệ suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã bàu Cạn, Long Thành, Đồng Nai, năm 2004: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ BÀU CẠN, LONG THÀNH, ĐỒNG NAI, NĂM 2004 Lưu Văn Dũng* Đỗ Văn Dũng** TÓM TẮT Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 370 trẻ tại xã Bàu Cạn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai vào tháng 7 năm 2004 nhằm xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng của trẻ dưới 5 tuổi. Trọng lượng của trẻ được cân, cùng thời điểm phỏng vấn bà mẹ về các thông tin mẹ và dinh dưỡng trẻ. Kết quả cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng còn rất cao, cho con bú mẹ không đúng phương pháp có ảnh hưởng đến tăng trọng của trẻ. Học vấn, nghề nghiệp mẹ và cân nặng sơ sinh cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trọng của trẻ 5 năm đầu. Kết quả này tạo cơ sở khoa học cho địa phương tăng cường giáo dục truyền thông ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã bàu Cạn, Long Thành, Đồng Nai, năm 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ BÀU CẠN, LONG THÀNH, ĐỒNG NAI, NĂM 2004 Lưu Văn Dũng* Đỗ Văn Dũng** TÓM TẮT Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 370 trẻ tại xã Bàu Cạn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai vào tháng 7 năm 2004 nhằm xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng của trẻ dưới 5 tuổi. Trọng lượng của trẻ được cân, cùng thời điểm phỏng vấn bà mẹ về các thông tin mẹ và dinh dưỡng trẻ. Kết quả cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng còn rất cao, cho con bú mẹ không đúng phương pháp có ảnh hưởng đến tăng trọng của trẻ. Học vấn, nghề nghiệp mẹ và cân nặng sơ sinh cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trọng của trẻ 5 năm đầu. Kết quả này tạo cơ sở khoa học cho địa phương tăng cường giáo dục truyền thông thực hành cho con bú mẹ. SUMMARY THE PREVALENCE OF MALNUTRITION AND DETERMINANTS OF MALNUTRITION AMONG UNDER 5 CHILDREN Luu Van Dung, Do Van Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 147 – 151 This is a cross-sectional survey conducted on 370 children of the Bau-Can commune of Long Thanh District, Dong Nai province in 2004 to determine the prevalence of malnutrition and determinants of malnutrition among under 5 children. The survey measured height, weight as well as collects other data of the children and their mothers. The results showed that the prevalence of malnutrition is still high and the incorrect practice of breast-feeding was related to malnutrition. Mother’s education and occupation, birth weight were also related with nutritional status of children in the first 5 years. This survey provided a sound basis for the local health authority implementing education program to promote good breast- feeding ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, năm 2003 tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng là 28,4%( )5 và suy dinh dưỡng vẫn còn là vấn đề y tế công cộng. Trẻ dưới 5 tuổi là lứa tuổi đặc thù và mang tính quyết định của trẻ em cả về khía cạnh thể chất lẫn tinh thần. Tình trạng suy dinh dưỡng trong lứa tuổi này để lại hậu quả quan trọng đến chiều cao và khả năng lao động ở lứa tuổi trưởng thành( )3 . Vì vậy tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi là một mục tiêu Quốc gia. Do đó nghiên cứu này, đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi. Về mặt nhân trắc học, tình trạng dinh dưỡng trẻ em được đánh giá qua trọng lượng (hay chiều cao) đạt được theo lứa tuổi. Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nghiên cứu này muốn tìm hiểu về thực hành nuôi con của bà mẹ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trọng của trẻ, vì vậy mục tiêu của nghiên cứu được đặt ra là: - Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. - Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở bà mẹ thực hành nuôi con đúng và không đúng -.Xác định mức độ kết hợp giữa thực hành nuôi con của bà mẹ và suy dinh dưỡng của trẻ, kiểm soát bởi các yếu tố của mẹ và của trẻ. - Xác định mối liên quan bởi các yếu tố của mẹ và của trẻ với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. * Trung tâm Y tế huyện Long Thành ** Khoa Y tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP.HCM 147 PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU Dân số đích là trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Bàu Cạn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Cỡ mẫu thiết kế cho ước lượng một tỉ lệ, theo công thức sau( )2 Z2(1 - α/2) × P × (1 - P) n = d2 Với: n: cỡ mẫu; Z: trị số từ phân phối chuẩn; α: xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05); P: độ lớn của kết quả mong đợi (P = 0,325). (Tỉ lệ SDD trẻ em xã Bàu Cạn năm 2003 là 32,54%(4)); d: sai số cho phép (d = 0,05). Z2(1 - α/2) = Z2(1 - 0,05/2) = Z2(0,975) = 1,962. Theo công thức trên tổng số trẻ cần thiết cho nghiên cứu là 337. Với dân số đích theo quản lý của trạm y tế là 1293 trẻ, thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống chọn được 370 trẻ vào mẫu nghiên cứu, vì thế mẫu có thể đại diện cho dân số đích của xã. Các biến số độc lập bao gồm tuổi, giới tính, cân nặng khi sinh của trẻ; thực hành, tuổi, nghề nghiệp, học vấn, số con của bà mẹ được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn. Biến số phụ thuộc là suy dinh dưỡng của trẻ thể hiện bằng số đo trọng lượng được cân bởi nhân viên trạm y tế. Số liệu được nhập vào máy tính với phần mềm Epi-Info 2002. Sử dụng phép kiểm χ2 xác định mối liên quan giữa thực hành nuôi con của mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, mức độ kết hợp được ước lượng bằng tỉ số số chênh OR và KTC 95% của OR. Phân tích phân tầng hồi qui Logistic tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo các yếu tố của mẹ và con. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc tính trẻ. Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) Nữ 180 48,6 Giới tính Nam 190 51,4 0 tuổi 80 21,6 1 tuổi 75 20,3 2 tuổi 73 19,7 3 tuổi 76 20,5 Tuổi con 4 tuổi 66 17,8 ≥ 2500 gram 362 97,8 Cân nặng khi sinh < 2500 gram 8 2,2 Không SDD 255 68,9 Tình trạng dinh dưỡng SDD 115 31,1 Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ nhau, tần số xuất hiện đối tượng ở từng nhóm tuổi là tương đương nhau, hầu hết số trẻ được khảo sát có cân nặng khi sinh ≥ 2500 gram, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng rất cao 31,1%. Bảng 2. Đặc tính mẹ. Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) ≤ 20 6 1,6 21 -> 30 226 61,1 Tuổi mẹ > 30 138 37,3 CBCNV 53 14,3 Buôn bán 24 6,5 Làm ruộng 240 64,9 Làm thuê 12 3,2 Nghề nghiệp Khác 41 11,1 Cấp 1 119 32,2 Cấp 2 213 57,6 Cấp 3 34 9,2 Học vấn Trên cấp 3 4 1,1 ≤ 2 con 251 67,8 Số con của bà mẹ ≥ 3 con 119 32,2 Đa số các bà mẹ có độ tuổi 21 -> 30, nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, hầu hết các bà mẹ có trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2, chỉ 10% có trình độ học vấn cấp 3 trở lên, phần lớn những bà mẹ có từ 1 -> 2 con. Bảng 3. Đặc tính về thực hành của bà mẹ. Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) Đúng 85 23,0 Thực hành bú mẹ (n=370) Không đúng 285 77,0 Đúng 49 14,0 Thực hành ăn dặm (n=349) Không đúng 300 86,0 Đúng 47 12,7 Thực hành nuôi con (n=370) Không đúng 323 87,3 Một nghiên cứu cắt ngang gồm 370 trẻ dưới 5 tuổi tại xã Bàu Cạn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai vào tháng 7 năm 2004. Các thông tin cơ bản được trình bày trong bảng 1 và bảng 2. 148 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Cho con bú mẹ đúng: bú sau sinh sớm, bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu, thôi bú khi trẻ đủ 18 tháng trở lên; cho con ăn dặm đúng: ăn dặm lúc trẻ 5-6 tháng tuổi, ăn đủ 4 chất, 3-4 bữa ăn trong ngày; nuôi con đúng: bú mẹ đúng và ăn dặm đúng; ba tỉ lệ này rất thấp cho thấy các bà mẹ vùng nông thôn thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học. Bảng 4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ phân bố theo đặc tính mẹ. Đặc tính Không SDD n(%) Có SDD n(%) Tổng P-value ≤ 20 4 (66,7) 2 (33,3) 6 0,874 21 -> 30 158 (69,9) 68 (30,1) 226 Tuổi mẹ > 30 93 (67,4) 45 (32,6) 138 CBCNV 46 (86,8) 7 (13,2) 53 0,002 Buôn bán 21 (87,5) 3 (12,5) 24 Làm ruộng 158 (65,8) 82 (34,2) 240 Làm thuê 6 (50,0) 6 (50,0) 12 Nghề nghiệp Khác 24 (58,5) 17 (41,5) 41 Cấp 1 70 (58,8) 49 (41,2) 119 0,001 Cấp 2 150 (70,4) 63 (29,6) 213 Cấp 3 31 (91,2) 3 (08,8) 34 Học vấn > cấp 3 4 (100,0) 0 (00,0) 4 ≤ 2 con 181 (72,1) 70 (27,9) 251 0,054 Số con ≥ 3 con 74 (62,2) 45 (37,8) 119 Không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo tuổi mẹ. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp ở nhóm bà mẹ CBCNV và buôn bán, cao ở nhóm bà mẹ làm ruộng, làm thuê hoặc làm các nghề khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P = 0,002. Học vấn mẹ càng thấp tỉ lệ suy dinh dưỡng con càng cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê P = 0,001. Có khác biệt xấp xỉ 10% tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo số con của mẹ, không có ý nghĩa thống kê. Bảng 5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ phân bố theo đặc tính thực hành của mẹ. Đặc tính Không SDD n(%) Có SDD n(%) Tổng P-value Đúng 74 (87,1) 11 (12,9) 85 Thực hành cho bú mẹ (n=370) Không đúng 181 (63,5) 104 (36,5) 285 < 0,0001 Đặc tính Không SDD n(%) Có SDD n(%) Tổng P-value Đúng 36 (73,5) 13 (26,5) 49 Thực hành cho ăn dặm (n=349) Không đúng 198 (66,0) 102 (34,0) 300 0,302 Đúng 40 (85,1) 7 (14,9) 47 Thực hành nuôi con (n=370) Không đúng 215 (66,6) 108 (33,4) 323 0,010 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001 tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở hai nhóm bà mẹ thực hành cho con bú mẹ đúng và không đúng. Không có khác biệt về tỉ lệ suy dinh dưỡng theo thực hành cho con ăn dặm. Có sự khác biệt tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ theo thực hành nuôi con đúng và không đúng, có ý nghĩa thống kê P = 0,01. Bảng 6. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ phân bố theo đặc tính của trẻ. Đặc tính Không SDD n (%) Có SDD n (%) Tổng P-value Nữ 121 (67,2) 59 (32,8) 180 Giới tính Nam 134 (70,5) 56 (29,5) 190 0,492 0 74 (92,5) 6 (07,5) 80 1 50 (66,7) 25 (33,3) 75 2 42 (57,5) 31 (42,5) 73 3 53 (69,7) 23 (30,3) 76 Tuổi con 4 36 (54,5) 30 (45,5) 66 < 0,0001 ≥ 2500 gram 253 (69,9) 109 (30,1) 362 Cân nặng khi sinh < 2500 gram 2 (25,0) 6 (75,0) 8 0,007 Không có sự khác biệt tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ theo giới tính. Theo tuổi của trẻ tỉ lệ suy dinh dưỡng có sự khác biệt rõ, mức ý nghĩa thống kê P < 0,0001. Theo cân nặng khi sinh của trẻ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm P = 0,007. Bảng 7. Mức độ kết hợp giữa các đặc tính với tình trạng SDD của trẻ. Đặc tính OR KTC 95% P-value Nghề nghiệp 1,50 1,20-1,88 0,0003 Mẹ Học vấn 0,48 0,33-0,70 0,0001 Cho bú mẹ 3,87 1,96-7,61 0,0001 Thực hành Nuôi con 2,87 1,24-6,62 0,013 Tuổi con 1,43 1,21-1,69 < 0,0001 Con Cân nặng khi sinh 6,96 1,38-35,05 0,019 149 Mô hình hồi qui logistic cho thấy: Có sự gia tăng 1,5 lần nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ qua mỗi nhóm nghề nghiệp của bà mẹ với KTC 95% từ 1,20 -1,88, P = 0,0003. Trình độ học vấn của bà mẹ tăng một cấp học thì giảm còn 0,48 lần nguy cơ suy dinh dưỡng ở con với KTC 95% từ 0,33 - 0,70, P = 0,0001. Cho con bú mẹ không đúng thì tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở con lên 3,87 lần với KTC 95% từ 1,96 - 7,61, P = 0,0001. Thực hành nuôi con không đúng thì tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở con lên 2,87 lần với KTC 95% từ 1,24 - 6,62 lần, P = 0,013. Trẻ lớn tuổi tăng 1,43 lần nguy cơ suy dinh dưỡng so với trẻ nhỏ tuổi, KTC 95% từ 1,21 -1,69, P < 0,0001. Theo cân nặng khi sinh: tuy OR = 6,96 nhưng KTC 95% từ 1,38 - 35,05 là quá rộng, nên không thể khẳng định được mối liên quan giữa cân nặng khi sinh với suy dinh dưỡng của trẻ. Bảng 8. Mức độ kết hợp giữa thực hành của bà mẹ với tình trạng SDD của trẻ kiểm soát bởi nghề nghiệp, học vấn của mẹ. Thực hành OR hiệu chỉnh KTC 95% P-value Bú mẹ 4,01 1,95-8,23 < 0,001 Nuôi con 2,57 1,06-6,26 0,038 Thực hành cho con bú mẹ không đúng gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở con lên 4,01 lần, KTC 95% từ 1,95 - 8,23, với P < 0,001. Thực hành nuôi con không đúng gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở con lên 2,57 lần, KTC 95% từ 1,06 - 6,26, với P = 0,038. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trẻ dưới 5 tuổi được quản lý tốt tại trạm y tế, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, kết quả cho thấy tỉ lệ nam nữ là xấp xỉ nhau, tần số phân bố đều ở 5 nhóm tuổi, vì vậy mẫu có thể đại diện cho dân số đích. Đa số nghề nghiệp của mẹ là nghề nông, hầu hết trong số họ có trình độ học vấn cấp 1 và 2 tỏ ra phù hợp với vùng nông thôn được nghiên cứu, ở hai đối tượng này suy dinh dưỡng trẻ chiếm tỉ lệ cao, rõ ràng thiếu kiến thức có ảnh hưởng quan trọng đến suy dinh dưỡng, điều này cũng khá phù hợp với nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Kon Tum, 2001 của các tác giả Phan Văn Hải - Trần Văn Bình - Nguyễn Thị Vân và cộng sự( )4 . Khác biệt xấp xỉ 10% tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ theo số con của bà mẹ, tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng là gợi ý cho những nghiên cứu liên quan về sau, so sánh với nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Lâm: những bà mẹ có > 2 con thì con của họ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn gấp 39,42 lần so với con của những bà mẹ có ≤ 2 con, có ý nghĩa thống kê với P < 0,05( )8 . Không có sự khác biệt về tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ theo giới tính chứng tỏ sự nuôi dưỡng là như nhau giữa hai giới, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc Dung - Vũ Trọng Thiện( )6 và nghiên cứu của Phan Văn Hải và cộng sự( )4 về suy dinh dưỡng trẻ em. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn ở trẻ dưới 1 tuổi và cao lên ở các lứa tuổi sau, điều này cho thấy trong thời kỳ đầu sau sinh trẻ được cung cấp bởi nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng trọng tốt hơn, qua thời kỳ đầu trẻ chuyển tiếp sang chế độ ăn đặc trong khi chức năng cơ quan tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, hơn nữa sự tiếp xúc môi trường khả năng chống đỡ yếu dễ bị nhiễm bệnh và như vậy khả năng suy dinh dưỡng xảy ra là cao hơn, theo nghiên cứu của Hà Thị Thu Hằng tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn ở lứa tuổi 2-4( )1 . Trẻ có cân nặng khi sinh thấp có tỉ lệ suy dinh dưỡng rất cao, rõ ràng nhu cầu của trẻ cao nhưng chăm sóc nuôi dưỡng không tương ứng vì thế không kịp phục hồi tăng trọng và suy dinh dưỡng lại tiếp diễn. Mô hình hồi qui Logistic có kiểm soát bởi yếu tố nghề nghiệp và học vấn mẹ cho thấy rằng trẻ không được bú mẹ đúng cách sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng lên 4,01 lần, bởi vì trẻ bị thiếu nguồn năng lượng đáng kể ngay trong thời kỳ quan trọng nhất và như vậy sẽ ảnh hưởng cho những thời kỳ sau đó. Vấn đề ăn dặm cho trẻ nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt về tỉ lệ suy dưỡng ở hai nhóm trẻ có lẽ thông tin thiếu tin cậy do sự đo lường chỉ mang tính định tính. Tuy nhiên mô hình cũng cho thấy bà mẹ 150 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 thực hành nuôi con không đúng gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở con lên 2,57 lần. Với đặc điểm dân số nghiên cứu như vậy cho nên tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ vẫn còn nặng nề, kết quả nghiên cứu ghi nhận là 31,1%. Nghề nghiệp, học vấn, số con của mẹ, cân nặng khi sinh của trẻ có thể là những yếu tố liên quan góp phần làm tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở địa phương này; song quan trọng nhất vẫn là kiến thức nuôi con, nhất là việc cho con bú mẹ đúng bởi vì đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng trẻ em. Điều này đặt ra cho địa phương cần phải đề ra ngay một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ về thực hành nuôi con mà trọng tâm là nuôi con bằng sữa mẹ, có như vậy thì tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em mới được cải thiện trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Thị Thu Hằng. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, năm 2003. Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp I. Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2003: 33-49. 2. Nguyễn Đỗ Nguyên. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y khoa. TP. Hồ Chí Minh, 2002. 3. Đỗ Văn Dũng. Tốc độ tăng trưởng ở trẻ em tuổi nhà trẻ. Trong: Tuyển tập công trình 1997-2000. Ấn hành bởi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học, 2000: 382-387. 4. Phan Văn Hải, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Vân và cộng sự. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Kon Tum, 2001. Tạp chí Y học Dự phòng, 2004. Tập XIV, số 1 (64) 2004: 71-76. 5. Sở Y tế tỉnh Đồng Nai. Báo cáo hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2003. 6. Trần Ngọc Dung, Vũ Trọng Thiện. Nhận xét tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở thị trấn Sông Cầu - Phú Yên tháng 1 năm 1994. Công trình nghiên cứu khoa học (1993-1995). TP. Hồ Chí Minh, 1996: 71-73. 7. Trạm Y tế xã Bàu Cạn. Báo cáo hoạt động năm 2003. 8. Võ Thanh Lâm. Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp I. Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2002: 22-50. 151

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_suy_dinh_duong_va_yeu_to_lien_quan_o_tre_em_duoi_5_tuo.pdf
Tài liệu liên quan