Tính giá trị, độ tin cậy thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh

Tài liệu Tính giá trị, độ tin cậy thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 99 TÍNH GIÁ TRỊ, ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO NIPS ĐÁNH GIÁ ĐAU Ở TRẺ SƠ SINH Ngô Thanh Hải*, Tô Gia Kiên**, Kathleen Fitzsimmons*** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh khi chuyển ngữ sang Tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu: Thang đo NIPS được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo phương pháp điều chỉnh công cụ nghiên cứu phù hợp với văn hóa địa phương (Cross-cultural adaptation of research instruments) gồm dịch sang tiếng Việt, dịch ngược sang tiếng Anh, đánh giá bởi hội đồng chuyên môn và nghiên cứu thử nghiệm. Mẫu nghiên cứu gồm 30 trẻ sơ sinh được quay video khi điều dưỡng thực hiện đặt catheter tĩnh mạch và tiêm bắp theo chỉ định của bác sĩ. Toàn bộ 30 video được 5 điều dưỡng xem và sử dụng thang đo NIPS đánh giá mức độ đau của trẻ tại 3 thời điểm trước, trong và sau thủ thuật qua 2 lần đánh giá cách nhau 15 ngày....

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính giá trị, độ tin cậy thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 99 TÍNH GIÁ TRỊ, ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO NIPS ĐÁNH GIÁ ĐAU Ở TRẺ SƠ SINH Ngơ Thanh Hải*, Tơ Gia Kiên**, Kathleen Fitzsimmons*** TĨM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh khi chuyển ngữ sang Tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu: Thang đo NIPS được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo phương pháp điều chỉnh cơng cụ nghiên cứu phù hợp với văn hĩa địa phương (Cross-cultural adaptation of research instruments) gồm dịch sang tiếng Việt, dịch ngược sang tiếng Anh, đánh giá bởi hội đồng chuyên mơn và nghiên cứu thử nghiệm. Mẫu nghiên cứu gồm 30 trẻ sơ sinh được quay video khi điều dưỡng thực hiện đặt catheter tĩnh mạch và tiêm bắp theo chỉ định của bác sĩ. Tồn bộ 30 video được 5 điều dưỡng xem và sử dụng thang đo NIPS đánh giá mức độ đau của trẻ tại 3 thời điểm trước, trong và sau thủ thuật qua 2 lần đánh giá cách nhau 15 ngày. Độ tin cậy được đánh giá bằng hệ số đồng thuận Kappa và tính giá trị được đánh giá bằng so sánh mối tương quan điểm đau với nhịp tim và độ bão hịa oxy bằng tương quan Spearman. Kết quả: Thang đo cĩ độ tin cậy khi lặp với hệ số Kappa = 0,49 - 1,0. Mức độ đồng thuận giữa 5 điều dưỡng viên khi sử dụng thang đo NIPS là chấp nhận được với hệ số Kappa = 0,11 - 0,9 cho từng thơng số của thang đo và Kappa = 0,4 - 0,7 cho tổng điểm đau. Điểm đau theo thang đo cĩ mối tương quan thuận mức độ tương quan cao với nhịp tim (r = 0,76) và tương quan nghịch mức độ tương quan rất cao với độ bão hịa oxy (r = -0,91). Kết luận: Thang đo NIPS cĩ độ tin cậy và tính giá trị nên cần được cân nhắc để sử dụng trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh tại các đơn vị hồi sức sơ sinh. Từ khĩa: Đau ở trẻ sơ sinh, thang đo NIPS. ABSTRACT VALIDITY AND RELIABILITY OF NIPS IN NEONATAL PAIN ASSESSMENT Ngo Thanh Hai, To Gia Kien, Kathleen Fitzsimmons * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 99 – 108 Objectives: The aim of this study is to evaluate the validity and reliability of Vietnamese NIPS version in neonatal pain assessment. Methods: NIPS was translated into Vietnamese by the method of "Cross-cultural adaptation of research instruments" including translation into Vietnamese, back-translation into English, professional assessment by the expert committee and pretested research. The research sample consisted of 30 infants were videotaped while performed the procedure of intravenous catheter and intramuscular injection by nurse staff. All 30 videos were viewed and rated by 5 nurses using NIPS to assess pain level at 3 times before, during and after the procedure on 2 rating times 15 days apart. Reliability was assessed by the kappa statistic and validity was assessed by comparing the correlation between pain score according to NIPS with the heart rate and oxygen saturation by Spearman correlation. * Bệnh viện Vinmec Central Park, TP.HCM. ** Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. ***TrườngGreenville County, Greenville, Nam Carolina, Mỹ. Tác giả liên lạc: ThS.ĐD Ngơ Thanh Hải, ĐT: 01688 641 646, Email: ngothanhhai1989@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 100 Results: NIPS had intra-rater reliability with Kappa value = 0.49 - 1.0. The inter-rater reliability among 5 nurses was acceptable with Kappa value = 0.11 - 0.9 for each parameter and Kappa value = 0.4 - 0.7 for total pain score. Pain score according to NIPS had positive correlation with heart rate at high correlation level (r = 0.76) and inverse correlation with oxygen saturation at very high correlation level (r = -0.91). Conclusions: NIPS had reliability and validity should be considered for using in neonatal pain assessment at NICU. Keywords: Neonatal pain, pain assessment, NIPS. ĐẶT VẤN ĐỀ Chức năng giải phẫu và sinh lý cho việc nhận thức được kích thích đau tồn tại ngay cả ở trẻ sơ sinh cực non. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị tại các đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU), trẻ cĩ nguy cơ cao trải qua các thủ thuật điều trị và chăm sĩc gây ra đau đớn lặp lại nhiều lần và kéo dài(16). Việc trải qua những đau đớn kéo dài và lặp lại liên quan tới sự phát triển khơng bình thường hay chậm phát triển của trẻ, tác động đến hệ thần kinh, hành vi, nhận thức, tình cảm và cảm xúc của trẻ khi trẻ lớn lên(16). Nhiều cơ quan và tổ chức y tế trên thế giới đã đưa ra hướng dẫn thực hành đánh giá, phịng ngừa và quản lý đau ở trẻ sơ sinh(13,16). Tuy nhiên hiện nay, việc thực hành đánh giá và điều trị, chăm sĩc giảm đau cho trẻ sơ sinh tại các đơn vị NICU vẫn cịn chưa được chú trọng và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thang đo đánh giá đau của trẻ. Tại Việt Nam hiện nay chưa cĩ nhiều nghiên cứu về thực hành chăm sĩc, điều trị giảm đau cho trẻ sơ sinh, cũng như chưa cĩ nghiên cứu nào đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của các thang đo đánh giá đau cho trẻ sơ sinh(2,6). Trên thế giới hiện nay cĩ nhiều thang đo đánh giá tình trạng đau trẻ tại các đơn vị NICU, trong đĩ cĩ thang đo NIPS (Neonatal Infant Pain Scale) được thiết kế dễ dàng và thuận tiện cho người điều dưỡng sử dụng, cĩ thể dùng để đánh giá tình trạng đau cấp tính hay đánh giá đau trước, sau phẫu thuật và được đánh giá cĩ tính giá trị và độ tin cậy tại nhiều nước trên thế giới(1,4,7,10), do đĩ nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của thang đo NIPS đánh giá đau ở trẻ sơ sinh khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành qua 3 giai đoạn: (1) giai đoạn chuyển ngữ, (2) giai đoạn nghiên cứu thử và (3) giai đoạn nghiên cứu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy thang đo NIPS. Giai đoạn chuyển ngữ (1) Sau khi được sự cho phép từ bệnh viện Children Hospital Eastern Ontario, Ottawa, Canada nơi giữ bản quyền sử dụng thang đo NIPS, thang đo được tiến hành chuyển ngữ. Phiên bản gốc tiếng Anh sẽ được phiên dịch sang 2 phiên bản tiếng Việt bởi 2 phiên dịch độc lập chưa từng biết qua thang đo NIPS (1 thạc sĩ điều dưỡng và 1 giáo viên tiếng Anh), 2 phiên bản được tổng hợp lại bởi phiên dịch viên thứ 3 (1 cử nhân điều dưỡng) thành phiên bản tiếng Việt tổng hợp. Phiên bản tiếng Việt tổng hợp sau đĩ được dịch ngược sang tiếng Anh bởi 2 người phiên dịch độc lập chưa từng biết qua thang đo NIPS (1 thạc sĩ điều dưỡng và 1 giáo viên tiếng Anh, 2 người phiên dịch này độc lập với người phiên dịch đã phiên dịch thang đo NIPS sang tiếng Việt). Hai phiên bản tiếng Anh được tổng hợp bởi phiên dịch viên độc lập (1 bác sĩ chuyên khoa Nhi) thành phiên bản dịch ngược tổng hợp. Phiên bản dịch ngược tổng hợp sau đĩ được đối chiếu và đánh giá mức độ tương đồng về nội dung với phiên bản gốc tiếng Anh bởi 2 tiến sĩ điều dưỡng nước Mỹ. Phiên bản tiếng Việt tổng hợp, phiên bản dịch ngược tiếng Anh tổng hợp và phiên bản gốc sau đĩ được đánh giá tính giá trị nội dung bởi hội đồng bác sĩ và điều dưỡng khoa NICU bệnh viện Đa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 101 khoa Trung Tâm Tiền Giang để hình thành phiên bảng tiếng Việt hồn chỉnh. Giai đoạn nghiên cứu thử (2) Một nghiên cứu mơ tả, cắt ngang được tiến hành để đánh giá mức độ thực hành của thang đo NIPS trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh. Đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng viên khoa NICU, Bệnh viện ĐK TT Tiền Giang trực tiếp chăm sĩc trẻ, đồng ý tham gia nghiên cứu khi được nghiên cứu viên giải thích các thơng tin về nghiên cứu và ký tên vào phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu; những điều dưỡng đang trong thời gian thử việc hoặc cĩ thâm niên làm việc dưới 1 năm sẽ khơng được tham gia nghiên cứu. Các điều dưỡng sẽ được nghiên cứu viên phỏng vấn theo phiếu khảo sát soạn sẵn gồm 6 câu hỏi tự cảm nhậnvề mức độ thực hành của thang đo NIPS trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh, đồng thời nghiên cứu viên ghi nhận thời gian các điều dưỡng sử dụng thang đo NIPS để hồn thành đánh giá đau cho 1 trẻ sơ sinh tại khoa NICU trong thời gian nghiên cứu. Lựa chọn trả lời các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với phản hồi của điều dưỡng từ “rất khơng đồng ý” đến “rất đồng ý”. Giai đoạn đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo NIPS (3) Để đánh giá độ tin cậy của thang đo NIPS, nghiên cứu đánh giá trước sau để xác định độ tin cậy lặp lại và sự đồng thuận giữa các quan sát viên khi sử dụng thang đo NIPS(4,10). Tính giá trị của thang đo NIPS được đánh giá bằng cách so sánh tổng điểm đau theo thang đo NIPS với SpO2 và nhịp tim(12,16). Đối với trẻ sơ sinh, cỡ mẫu là 30 trẻ sơ sinh được chọn bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện: trẻ được nhập viện điều trị tại khoa NICU bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, đang được theo dõi nhịp tim và SpO2 bằng Monitor hoặc máy đo độ bão hịa oxy và nhịp tim, được thực hiện các thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch và tiêm bắp theo chỉ định điều trị của bác sĩ, cha hoặc mẹ hiểu và ký tên vào phiếu đồng thuận sau khi được nghiên cứu viên giải thích về mục đích tiến hành nghiên cứu. Các trường hợp trẻ sơ sinh cĩ thở máy, được dùng thuốc an thần/giảm đau, cĩ dị tật hay bất thường thần kinh được chẩn đốn bởi bác sĩ, mẹ được gây mê tồn thân khi sinh, cha mẹ khơng đồng ý ký tên vào phiếu đồng thuận sẽ khơng được chọn vào nghiên cứu. Đối với điều dưỡng viên, 5 điều dưỡng viên được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: lập danh sách tất cả các điều dưỡng viên tại khoa NICU BVĐK Tiền Giang trực tiếp chăm sĩc trẻ, đồng ý tham gia vàonghiên cứu theo tên điều dưỡng viên (trong thời gian nghiên cứu cĩ 14 điều dưỡng viên tại khoa NICU BVĐK Tiền Giang thỏa tiêu chí chọn mẫu), sau đĩ đánh số thứ tự theo danh sách 14 điều dưỡng viên, nghiên cứu viên xếp 14 thăm cĩ số thứ tự từ 1 đến 14 cho vào lọ, sau đĩ nghiên cứu viên bốc thăm ngẫu nhiên chọn từng phiếu cho tới khi đủ 5 mẫu. Những điều dưỡng đang trong thời gian thử việc hoặc thời gian cơng tác nhỏ hơn 1 năm khơng được chọn vào nghiên cứu. Quá trình thu thập số liệu được tiến hành như sau: nghiên cứu viên tập huấn cho 5 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu sử dụng thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt hồn chỉnh. Những trẻ sơ sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu được bác sĩ chỉ định thực hiện đặt catheter tĩnh mạch/tiêm bắp được quay 1 video bởi nghiên cứu viên lúc điều dưỡng thực hiện thủ thuật. Video được quay vào 3 thời điểm: trước khi thực hiện thủ thuật 1 phút, trong thời gian thực hiện khi thủ thuật (tối đa 3 phút, lượt quay nào cĩ thời gian trong khi thực hiện thủ thuật > 3 phút sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu) và sau khi thực hiện thủ thuật 3 phút theo đồng hồ cĩ sẵn được cố định trong phịng bệnh(1,12). Trong thời gian nghiên cứu, trẻ vừa được nhập viện và điều trị tại khoa NICU, được bác sĩ chỉ định đặt catheter tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sẽ được nghiên cứu viên quay video, mỗi 1 trẻ chỉ được quay 1 video cho 1 thủ thuật, đến khi đủ 15 video cho thủ thuật đặt catheter Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 102 tĩnh mạch và 15 thủ thuật tiêm bắp. Sử dụng chung 1 máy quay phim cho tất cả các lượt quay. Trẻ được cho nằm yên 15 phút và bỏ áo quần trước khi thực hiện thủ thuật bởi điều dưỡng. Tất cả video sau đĩ lần lượt được chiếu cho 5 điều dưỡng viên được chọn, các điều dưỡng viên độc lập đánh giá đau theo thang đo NIPS tại 3 thời điểm trước khi thực hiện thủ thuật 1 phút, trong thời gian thực hiện thủ thuật và sau khi thực hiện thủ thuật 3 phút. Trẻ cĩ bất kỳ đáp ứng hành vi nào cĩ trong các bước đánh giá của thang đo NIPS sẽ được ghi nhận. Nhịp tim và SpO2 cũng được ghi nhận tại 3 thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Mỗi video chỉ được trình chiếu 1 lần duy nhất và sau đĩ nghiên cứu viên thu lại phiếu đánh giá từ 5 người điều dưỡng và sau đĩ 5 điều dưỡng viên được xem tiếp video thứ 2 cho đến khi đánh giá xong 30 video. Sau 15 ngày, tất cả video được trình chiếu lại một lần nữa cho 5 điều dưỡng trong lần đánh giá thứ nhất để đánh giá độ tin cậy của thang đo khi lập lại(10). Phương pháp chiếu video cho điều dưỡng xem và đánh giá giống như lần chiếu video thứ nhất. Sau khi hồn tất chiếu tất cả video của lần đánh giá thứ 2, nghiên cứu viên bắt đầu nhập và phân tích số liệu. Điểm đau của trẻ được thu thập bằng phiếu thu thập được xây dựng dựa theo thang đo NIPS bảng tiếng Việt hồn chỉnh tại 3 thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Nhịp tim và SpO2 của trẻ được thu thập qua kết quả hiển thị trên máy đo độ bão hịa oxy mạch máu cĩ cảm biến gắn ở đầu ngĩn chân của trẻ. Kiểm sốt sai lệch Đối với trẻ sơ sinh bệnh lý nặng, khơng đáp ứng hoặc đáp ứng kém với kích thích đau cĩ thể làm sai lệch kết quả. Để kiểm sốt sai lệch, nghiên cứu chỉ tiến hành trên trẻ sơ sinh cĩ điểm Apgar trước khi thực hiện thủ thuật ≥ 7 điểm(12). Trong các thời điểm thực hiện thủ thuật, chỉ số nhịp tim và SpO2 của trẻ cĩ thể dao động. Để giảm thiểu việc ghi nhận sai lệch các thơng tin về nhịp tim và độ bão hịa oxy, nghiên cứu viên ghi nhận nhịp tim cao nhất và SpO2 thấp nhất trong thời điểm thực hiện thủ thuật, nhịp tim thấp nhất và SpO2 cao nhất trước và sau khi thực hiện thủ thuật. Thống kê phân tích Tồn bộ số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê stata 13. Các biến số về đặc điểm của điều dưỡng nghiên cứu gồm giới tính, trình độ chuyên mơn, thâm niên kinh nghiệm và các đặc điểm của trẻ sơ sinh bao gồm tuổi thai và giới tính được mơ tả bằng tần số và tỉ lệ %. Điểm số mức độ thực hành của thang đo NIPS và thời gian điều dưỡng sử dụng để đánh giá đau cho trẻ được mơ tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn. Điểm đau của trẻ theo thang đo NIPS, nhịp tim và SpO2 được mơ tả bằng trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, trung vị, giá trị nhỏ nhất. Sự đồng thuận về phân loại điểm đau của trẻ sơ sinh theo NIPS giữa các điều dưỡng viên và độ tin cậy khi lặp lại được xác định bằng hệ số đồng thuận Kappa. Sự khác biệt điểm đau theo thang đo NIPS trước và trong khi thực hiện thủ thuật, trong và sau khi thực hiện thủ thuật được xác định bằng phép kiểm Wilcoxon matched-pairs signed-rank. Mối tương quan giữa điểm trung bình đau với nhịp tim và SpO2 của trẻ trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật được xác định bằng tương quan Spearman và hệ số tương quan r. Thang đo cĩ độ tin cậy chấp nhận được khi hệ số đồng thuận Kappa > 0,21(9). Giá trị hệ số tương quan r < 0,3 xem như khơng tương quan hoặc tương quan khơng đáng kể(11). Tất cả các kiểm định thống kê cĩ ý nghĩa khi giá trị p < 0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ ngày tháng 1 năm 2017 đến tháng 2 năm 2017, chúng tơi đã tiến hành thực hiện chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho thang đo NIPS. Thang đo sau khi được phiên dịch và tổng hợp thành phiên bản tiếng Việt hồn chỉnh được các Bác sĩ và điều dưỡng khoa NICU BVĐKTT Tiền Giang và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 103 02 Tiến sĩ điều dưỡng nước Mỹ đánh giá là cĩ nội dung tương đồng với phiên bản NIPS gốc. So với phiên bản gốc, phiên bảng tiếng Anh dịch ngược cĩ 1 số từ khác về từ nhưng cĩ cùng nội dung (bảng1): Ở tiêu chí Cry: phiên bản gốc đánh giá trẻ cĩ “Vigorous cry” khi trẻ cĩ “Loud scream, shrill, continuous (Note: Silent cry may be scored if baby is intubated, as evidenced by obvious mouth, facial movement)”, cịn ở phiên bảng dịch ngược là “Loud scream, shrill, continuous (Note: Silent cry may be scored if the infant is intubated, when there is evidences by obvious mouth, facial movements”; ở tiêu chí Breathing Patterns: phiên bảng gốc đánh giá trẻ cĩ kiểu thở “Relaxed” khi trẻ cĩ “Usual breathing pattern for this baby”, cịn trong phiên bảng dịch ngược là “Usual breathing pattern”; ở tiêu chí Legs, phiên bản gốc đánh giá trẻ “Relaxed/Restrained” khi trẻ cĩ “No muscular rigidity, occasional random leg movement”, cịn ở phiên bản dịch ngược là “No muscular rigidity, occasional occasional random movements of legs”; ở tiêu chí State of Arousal, phiên bản gốc đánh giá trẻ cĩ “Sleeping/awake” khi trẻ “Quiet, peaceful, sleeping or alert and settled”, cịn ở phiên bản dịch ngược khi trẻ “Quiet, peaceful, sleeping or alert and stabilized”. Về từ thì cĩ khác nhau về ý nghĩa thì khơng khác. Bảng 1: Tổng hợp thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt, dịch ngược tiếng Anh và phiên bản NIPS gốc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 104 Trong giai đoạn nghiên cứu đánh giá mức độ áp dụng của thang đo NIPS, cĩ 14 điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu, tồn bộ điều dưỡng là nữ, chủ yếu là điều dưỡng cĩ trình độ cao đẳng (8 điều dưỡng), 8 điều dưỡng cĩ kinh nghiệm làm việc 1 - 5 năm và 6 điều dưỡng kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 10 năm. Bảng 2. Mức độ áp dụng của thang đo NIPS phiên bảng tiếng Việt (n=14) Trung bình ± độ lệch chuẩn Thang đo NIPS rõ ràng và dễ hiểu 4,4±0,6 Thang đo NIPS dễ sử dụng 4,1±0,6 Thang đo NIPS chỉ cần thời gian ngắn để hồn thành đánh giá 3,9±0,5 Thang đo NIPS cĩ thể giúp người điều dưỡng ra quyết định chăm sĩc giảm đau 3,4±0,5 Thang đo NIPS khả thi khi áp dụng vào thực hành lâm sàng 3,6±0,5 Thang đo NIPS cĩ khả năng phân loại được mức độ đau cho trẻ 3,5±0,5 Thời gian trung bình điều dưỡng sử dụng thang đo NIPS đánh giá đau cho trẻ (phút) 1,6±0,5 Điểm trung bình được đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ: 1 (rất khơng đồng ý), 2 (khơng đồng ý), 3 (khơng ý kiến), 4 (đồng ý), 5 (rất đồng ý). Qua kết quả khảo sát cho thấy, thời gian trung bình điều dưỡng viên sử dụng thang đo NIPS để đánh giá đau cho 1 trẻ sơ sinh là 1,6 phút (± 0,5). Điểm trung bình của mức độ rõ ràng và dễ hiểu của thang đo NIPS trên 3,4 điểm (trên mức trung bình). Trong giai đoạn đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo NIPS, cĩ 21 trẻ trai và 9 trẻ gái được đưa vào nghiên cứu, 10 trẻ non tháng và 10 trẻ đủ tháng; 15 trả được quay video đặt catheter tĩnh mạch và 15 trẻ được quay video tiêm bắp. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước thủ thuật, điểm đau theo thang đo NIPS thấp, nhịp tim thấp trong giới hạn bình thường, SpO2 trong giới hạn bình thường, đến thời điểm trong khi thực hiện thủ thuật điểm đau tăng, nhịp tim tăng và SpO2 giảm, tại thời điểm sau khi thực hiện thủ thuật điểm đau giảm thấp, nhịp tim giảm và SPO2 tăng về giá trị bình thường. Bảng 3. Điểm đau theo thang đo NIPS, nhịp tim và độ bão hịa oxy trẻ trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật (n = 150) Trước thủ thuật Trong thủ thuật Sau thủ thuật Điểm đau TB±sd Min/50%/max 0,1±0,4 0/0/2 6,7±0,7 4/7/7 0,3±0,7 0/0/3 Nhịp tim (lần/phút) TB±sd Min/50%/max 152,1±19,9 101/158/178 199,1±16,5 150/204/219 152,6±19,4 110/154/181 SpO2(%) TB±sd Min/50%/max 98,9±0,9 97/99/100 82,8±5,4 71/83/89 98,7±0,9 97/99/100 TB: trung bình, sd: độ lệch chuẩn, 50%: trung vị Min/max: giá trị lớn nhất/giá trị nhỏ nhất Bảng 4. Điểm đau của trẻ sơ sinh trong khi thực hiện thủ thuật theo thang đo NIPS theo tuổi thai, giới tính và thủ thuật điều dưỡng Điểm đau theo thang đo NIPS TB±sd Min/50%/max † p + Lần đánh giá thứ 1 Tuổi thai Non tháng 6,7±0,7 4/7/7 >0,05 Đủ tháng 6,8±0,7 4/7/7 Giới tính Trai 6,7±0,6 4/7/7 >0,05 Gái 6,8±0,7 4/7/7 Thủ thuật IV Insertion ,5±0,8 4/7/7 <0,001 IM Injection 6,9±0,1 4/7/7 Lần đánh giá thứ 2 Tuổi thai Non tháng 6,8±0,7 4/7/7 >0,05 Đủ tháng 6,8±0,6 4/7/7 Giới tính Trai 6,8±0,6 4/7/7 <0,001 Gái 6,9±0,5 4/7/7 Thủ thuật IV Insertion 6,6±0,7 4/7/7 <0,001 IM Injection 6,9±0,4 4/7/7 * TB: trung bình, sd: độ lệch chuẩn, † Min: giá trị tới thiểu, 50%: trung vị, max: giá trị tối đa, +: phép kiểm Wilcoxon rank-sum, IV Insertion: thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch, IM Injection: thủ thuật tiêm bắp. Khơng cĩ sự khác biệt điểm đau trong khi thực hiện thủ thuật ở trẻ non tháng và đủ tháng ở cả 2 lần đánh giá với phép kiểm Wilcoxon Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 105 rank-sum và p > 0,05. Đối với giới tính, điểm đau của trẻ lần đánh giá thứ nhất khơng cĩ sự khác biệt, lần đánh giá thứ 2 cĩ sự khác biệt và sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,05, phép kiểm Wilcoxon rank-sum. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, cĩ sự khác biệt điểm đau gây ra bởi thủ thuật điều dưỡng: điểm đau do thủ thuật tiêm bắp cao hơn điểm đau do thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,005, phép kiểm Wilcoxon rank-sum. Kết quả hệ số Kappa cho mỗi thơng số trong thang đo ở cả 2 lần đánh giá dao động từ 0,49 – 1,0; hệ số Kappa = 0,49 - 0,94 cho tổng điểm đau theo thang đo NIPS với giá trị p < 0,001 cho thấy cho thấy cĩ sự đồng nhất giữa các điều dưỡng viên sau 2 lần đánh giá (Bảng 5). Kết quả hệ số Kappa ở mỗi thơng số của thang đo NIPS dao động trong khoảng 0,11 – 0,82 và của tổng điểm đau từ 0,40 – 0,7 với giá trị p < 0,001 cho thấy cho thấy cĩ sự đồng nhất giữa 5 điều dưỡng viên (Bảng 6). Kết quả hồi quy tuyến tính và biểu đồ scatter cho thấy cĩ mối tương quan giữa điểm đau và nhịp tim của trẻ tại thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Hệ số tương quan r = 0,766 cho thấy mối tương quan thuận và mức độ tương quan cao, sự tương quan cĩ ý nghĩa thống kê với tương quan Spearman với p< 0,001 (Hình 1). Kết quả hồi quy tuyến tính và biểu đồ scatter cho thấy cĩ mối tương quan giữa điểm đau và độ bão hịa oxy của trẻ tại thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Hệ số tương quan r = -0,908 cho thấy điểm đau theo thang đo NIPS và độ bão hoa oxy cĩ mối tương quan thuận và mức độ tương quan rất cao, sự tương quan cĩ ý nghĩa thống kê với phép kiểm Spearman với p < 0,001 (Hình 2). Bảng 5. Độ tin của NIPS tiếng Việt trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật do 5 điều dưỡng đánh giá hai lần cách nhau 15 ngày, trên 30 video (n=150) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 106 Bảng 6. Sự đồng thuận giữa 5 điều dưỡng viên đối với của NIPS tiếng Việt trên 30 video Hình 1: Tương quan điểm đau theo thang đo NIPS với nhịp tim của trẻ tại thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Hình 2: Tương quan điểm đau theo thang đo NIPS với SpO2 của trẻ tại thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. 70 80 90 10 0 70 80 90 10 0 0 2 4 6 8 0 2 4 6 8 Trước thủ thuật Trong thủ thuật Sau thủ thuật Trước, trong và sau thủ thuật Đường thẳng hồi quy Độ bão hòa oxy Điểm đau theo thang đo NIPS R2= 0,83 y = 99 – 10 0 15 0 20 0 25 0 10 0 15 0 20 0 25 0 0 2 4 6 8 0 2 4 6 8 Trước thủ thuật Trong thủ thuật Sau thủ thuật Trước, trong và sau khi thủ thuật Đường thẳng hồi quy Nhịp tim Điểm đau theo thang đo NIPS y = 151,72 + 7,01x R2= 0,59 y = 151,72 + Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 107 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu, chúng tơi áp dụng phương pháp “Cross-cultural adaptation of research instruments” để tiến hành đánh giá tính giá trị nội dung khi chuyển ngữ thang đo NIPS trong đánh giá đau cho trẻ sơ sinh. Kết quả nghiên cứu giai đoạn chuyển ngữ gồm dịch sang tiếng Việt và dịch ngược sang tiếng Anh cùng với kết quả giai đoạn nghiên cứu thử đánh giá mức độ áp dụng thang đo NIPS tiếng Việt cho thấy thang đo NIPS phiên bản tiếng Việt trong nghiên cứu chúng tơi cĩ nội dung tương đồng so với phiên bản gốc, thang đo cĩ thể áp dụng vào thực hành đánh giá đau ở trẻ sơ sinh tại đơn vị NICU. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, điểm đau theo thang đo NIPS thay đổi tại 3 thời điểm: trước khi thực hiện thủ thuật điểm đau theo thang đo NIPS thấp (khơng đau hoặc đau nhẹ), trong khi thực hiện thủ thuật thì điểm đau tăng (đau nghiêm trọng) và sau khi thực hiện thủ thuật thì điểm đau giảm (khơng đau hoặc đau nhẹ), kết quả tương tự ở 2 lần đánh giá. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với tổng quan y văn, mức độ đau của trẻ sơ sinh trong thời gian thực hiện thủ thuật qua đánh giá bởi các thang đo cho thấy trẻ sơ sinh cảm nhận được đau(8,14,16). Cùng với sự thay đổi của điểm đau theo các thang đo đánh giá, kết quả tổng văn ghi nhận khi trẻ đau, các chỉ số sinh lý của trẻ cũng thay đổi như nhịp tim tăng, SpO2 giảm(16). Đối với mức độ tin cậy khi lặp lại thang đo sau 15 ngày đánh giá, kết quả hệ số Kappa cho mỗi thơng số trong thang đo ở cả 2 lần đánh giá dao động từ 0,49 – 1,0 cho thấy mức độ đồng thuận của thang đo từ mức khá trở lên(17). Đối với sự đồng thuận giữa 5 điều dưỡng viên, hệ số Kappa ở mỗi thơng số của thang đo NIPS dao động trong khoảng 0,11 – 0,9 cho thấy thang đo NIPS phiên bảng tiếng Việt cĩ mức độ đồng thuận yếu đến gần như đồng thuận hồn tồn. Tuy nhiên, tổng điểm đau của trẻ được đánh giá theo thang đo NIPS tại 3 thời điểm trước, trong và sau thủ thuật đều cĩ hệ số Kappa từ 0,21 đến 0,7 cho thấy cĩ sự đồng thuận trung bình đến đồng thuận đáng kể. Theo kết quả từ kết quả nghiên cứu cho thấy, dù hệ số Kappa khơng ở mức độ đồng thuận đáng kể hay đồng thuận gần như hồn tồn tại mỗi thơng số nhưng mức độ đồng thuận trung bình đến khá cho tổng điểm đau tại cả 3 thời điểm đánh giá bởi 5 điều dưỡng viên ở lần đánh giá trong nghiên cứu của chúng tơi là chấp nhận được(9). Khi đánh giá mối tương quan giữa nhịp tim với điểm đau theo thang đo NIPS tại 3 thời điểm trước trong và sau khi thực hiện thủ thuật cho thấy, điểm đau và nhịp tim cĩ sự tương quan thuận và mức độ tương quan cao, điểm đau tăng thì nhịp tim tăng và ngược lại với hệ số tương quan r = 0,766 và p < 0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Faye(3), về mối tương quan giữa điểm đau và nhịp tim cĩ mối tương quan thuận và mức độ tương quan cao với r = 0,7 và p < 0,0001. Đối với mối tương quan giữa điểm đau theo thang đo NIPS và SpO2, y văn đã ghi nhận khi trẻ đau, độ bão hịa oxy của trẻ sẽ giảm(16). Kết quả nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa điểm đau của trẻ theo thang đo NIPS với SpO2 và nhịp tim theo tổng quan y văn cũng cho kết quả tương tự(1,5,15,16). KẾT LUẬN Thang đo NIPS phiên bảng tiếng Việt trong nghiên cứu của chúng được đánh giá cĩ độ tin cậy và tính giá trị trong việc xác định và đánh giá mức độ đau cho trẻ sơ sinh. Các đơn vị NICU cần đưa việc sử dụng thang đo NIPS để đánh giá đau của trẻ vào trong quy trình chăm sĩc thường quy, từ đĩ cĩ kế hoạch kiểm sốt và quản lý đau đúng mức để hạn chế các biến chứng do các thủ thuật đau lặp lại và kéo dài gây ra. Cần cĩ thêm nhiều nghiên cứu áp dụng thang đo NIPS để đánh giá mức độ đau do các thủ thuật y khoa thường quy gây đau khác và đau sau hậu phẫu ở trẻ sơ sinh để cĩ kế hoặc kiểm sốt và quản lý đau phù hợp cho trẻ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Backus AL (1996). Validation of the Neonatal Infant Pain Scale, Grand Valley State University, pp.53. 2. Đỗ Quang Vĩ, Lê Thanh Hải, Trương Thị Mai Hồng, Lê Ngọc Duy, Đinh Thị Hồng, Phạm Ngọc Tồn, Đặng Hồng Khánh, Đỗ Thị Xuân, Đỗ Minh Thùy (2016) "Đánh giá đau ở trẻ em nhập viện tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương". Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (6), tr. 25-29. 3. Faye PM, De Jonckheere J, Logier R, Kuissi E, Jeanne M, Rakza T, Storme L (2010) "Newborn infant pain assessment using heart rate variability analysis". Clin J Pain, 26 (9), pp.777-782. 4. Forough Sarhangi, Mohsen Mollahadi, Abbas Ebadi, Zahra Khalili Matinzadeh, Seyyed Davood Tadrisi (2010) "Validity and reliability of Neonatal Infant Pain Scale in Neonatal Intensive Care Units in Iran". Pak J Med Sci, 27 (5), pp. 1087-1091. 5. Gokulu G (2016) "Comparative heel stick study showed that newborn infants who had undergone repeated painful procedures showed increased short-term pain responses". Acta Paediatr, 105 (11), pp. 520-525. 6. Lương Thị Ánh Thùy, Đặng Thị Mỹ Tánh, Lê Nguyễn Nhật Trung (2016) "Kiến thức và thực hành điều trị giảm đau khi thực hiện thủ thuật ở trẻ sơ sinh của điều dưỡng tại khoa sơ sinh và hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 2". Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (6), tr.16-24. 7. Malarvizhi G, Manju Vatsa, Roseline M, Nithin S, Sarah Paul (2012) "Inter-Rater Reliabilty Of Neonatal Infant Pain Scale (NIPS) As A Multidimensional Behavioral Pain Tool". NUJHS, 2 (1), pp. 26-30. 8. Mathew PJ, Mathew JL (2003) "Assessment and management of pain in infants". Postgrad Med J, 79, pp. 438-443. 9. McHugh ML (2012) "Interrater reliability: the kappa statistic". Biochem Med (Zagreb), 22 (3), pp. 276-282. 10. Motta Gde C, Schardosim JM, Cunha ML (2015) "Neonatal Infant Pain Scale: Cross-Cultural Adaptation and Validation in Brazil". J Pain Symptom Manage, 50 (3), pp. 394-401. 11. Mukaka M (2012) "A guide to appropriate use of Correlation coefficient in medical research". Malawi Medical Journal: The Journal of Medical Association of Malawi, 24 (3), pp.69-71. 12. Neonatal Division of the Department of Pediatrics, Universidade Federal de São Paulo/Escola, São Paulo Paulista de Medicina, Brazil, (1999) "Validity of behavioral and physiologic parameters for acute pain assessment of term newborn infants". Sao Paulo Med J/Rev Paul Med, 117 (2), pp. 72-80. 13. Pichichero ME et al (2017) Prevention and treatment of neonatal pain, Uptodate, pp: 1-22. 14. Stapelkamp C, Carter B, Gordon J, Watts C (2011) "Assessment of acute pain in children: development of evidence-based guidelines". Int J Evid Based Healthc, 9 (1), pp.39-50. 15. Taksande AM, Vilhekar KY, Jain M, Chitre D (2005) "Pain Response of Neonates to Venipuncture". Indian Journal of Pediatrics, 72, pp.751-753. 16. UpToDate (2017) Assessment of neonatal pain, https://www.uptodate.com/contents/assessment-of-neonatal- pain?source=search_result&search=neonatal%20pain%20assessment &selectedTitle=1~150. 17. Viera JA, Garrett MJ (2005) "Understanding interobserver agreement: The Kappa Statistic". Family Medicine, 37 (5), pp. 360- 363. Ngày nhận bài báo: 10/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_gia_tri_do_tin_cay_thang_do_nips_danh_gia_dau_o_tre_so.pdf
Tài liệu liên quan