Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ - Trần Văn Sơn

Tài liệu Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ - Trần Văn Sơn: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 83 Email: tranvanson228@gmail.com THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trần Văn Sơn - Trường Trung học phổ thông Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Ngày nhận bài: 31/5/2019; ngày chỉnh sửa: 12/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019. Abstract: Ethical education for students is a matter of social concern. Ethical education plays an important role in the entire process of educating students' personality, especially for teenage students. The paper presents the current situation and measures to ethical education for high school students in Thot Not district, Can Tho city today. Keywords: Reality, measures, education, ethics, student. 1. Mở đầu Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh (HS), sinh viên là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. GDĐĐ là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ q...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ - Trần Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 83 Email: tranvanson228@gmail.com THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trần Văn Sơn - Trường Trung học phổ thông Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Ngày nhận bài: 31/5/2019; ngày chỉnh sửa: 12/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019. Abstract: Ethical education for students is a matter of social concern. Ethical education plays an important role in the entire process of educating students' personality, especially for teenage students. The paper presents the current situation and measures to ethical education for high school students in Thot Not district, Can Tho city today. Keywords: Reality, measures, education, ethics, student. 1. Mở đầu Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh (HS), sinh viên là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. GDĐĐ là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường, đặc biệt đối với HS lứa tuổi thiếu niên. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Cùng với việc truyền thụ kiến thức, các trường đã chú trọng đến công tác GDĐĐ cho HS và có sự tiến bộ rõ rệt trong nhận thức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận HS chưa ngoan, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, có hiện tượng trốn học, đánh nhau, lười lao động, lười học, vô lễ với thầy cô Thực trạng này đã có nhiều cách lí giải về nguyên nhân, đó là sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sự thiếu quan tâm của một số cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), gia đình, sự thờ ơ của xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường chỉ chú trọng việc dạy chữ mà xem nhẹ việc dạy người, chưa chú ý sự thay đổi về tâm, sinh lí của các em HS trung học phổ thông (THPT) ở lứa tuổi đang lớn. Trong quá trình hoạt động GDĐĐ cho HS đòi hỏi các lực lượng tham gia phải có nhận thức sâu sắc, xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS, cùng với đó là xác định được nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS để có những biện pháp giáo dục hiệu quả. Vấn đề GDĐĐ cho HS đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những góc độ tiếp cận khác nhau và có nhiều bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể và chuyên biệt về hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Bài viết trình bày thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho HS THPT quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Tháng 11/2018, tác giả tiến hành khảo sát 20 CBQL, 40 GV và trợ lí thanh niên, 40 phụ huynh học sinh (PHHS), 100 HS các trường: THPT Thuận Hưng, THPT Thốt Nốt, THCS&THPT Tân Lộc, THCS&THPT Thới Thuận của quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ về thực trạng hoạt động GDĐĐ, kết quả thu được như sau: 2.1.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả tiến hành khảo sát và kết quả được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT STT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 175 87,5 2 Cần thiết 11 5,5 3 Bình thường 8 4,0 4 Không cần thiết 6 3,0 Kết quả khảo sát trên cho thấy, hầu hết CBQL, GV, PHHS và HS đều nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT với ý kiến rất cần thiết là 87,5% và cần thiết là 5,5%. Tuy nhiên, cũng có ý kiến thể hiện sự nhận thức chưa đúng mức và cho rằng, hoạt động GDĐĐ cho HS là bình thường (4%). Thậm chí, có ý kiến cho là không cần thiết (3%). Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà quản lí giáo dục (QLGD) cần nâng cao hơn nữa nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS, đây là một nội dung rất quan trọng, có nhận thức một cách đầy đủ nhất thì hoạt động GDĐĐ cho HS mới có hiệu quả cao. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 84 2.1.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Để tìm hiểu thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT, tác giả tiến hành khảo sát về các mục tiêu cần đạt được (như: mục tiêu về nhận thức, mục tiêu về thái độ tình cảm, mục tiêu về hành vi và kĩ năng). Kết quả được thể hiện ở bảng 2. Qua kết quả khảo sát bảng 2, có thể thấy, mức độ hài lòng của CBQL, GV, PHHS và HS là tương đương nhau, được thể hiện qua ĐTB chung là không quá chênh lệch và đều đạt khá cao. Trong đó, nhóm mục tiêu về nhận thức có mức độ hài lòng luôn ở mức thấp và nhìn chung đều đạt hạng thấp nhất, còn nhóm mục tiêu về thái độ tình cảm luôn đạt mức cao nhất; riêng nhóm mục tiêu về hành vi và kĩ năng thì có mục tiêu thấp và cao về đạt được mức độ hài lòng so với nhóm mục tiêu về nhận thức. Như vậy, các nhà QLGD, hiệu trưởng trường THPT trong quá trình thực hiện mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS cần phải chú ý hơn đến nhóm mục tiêu về nhận thức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. 2.1.3. Thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Bảng 2. Mức độ hài lòng của CBQL, GV, PHHS và HS về việc thực hiện mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT STT Mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức CBQL GV PHHS HS ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng Về nhận thức 1 Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu CNH, HĐH đất nước 3,35 8 3,2 7 3,35 6 3,15 6 2 Nắm rõ quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện 3,25 9 3,15 8 3,25 8 2,98 8 3 Có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống hiện nay 3,2 10 2,96 10 3,15 9 2,95 9 Về thái độ tình cảm 4 Có thái độ tình cảm đúng, đắn, trong sáng trong các mối quan hệ xã hội 3,7 1 3,75 1 3,76 1 3,6 1 5 Có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc 3,65 2 3,7 2 3,7 2 3,53 2 6 Có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức trong xã hội, ủng hộ việc làm tốt, chống việc làm xấu 3,45 6 3,25 6 3,35 6 3,1 7 Về hành vi và kĩ năng 7 Thường xuyên rèn luyện hành vi đạo đức trong ứng xử với các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội 3,6 3 3,45 5 3,46 5 3,4 3 8 Tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức, văn hóa và chấp hành pháp luật 3,55 4 3,62 3 3,65 3 3,34 4 9 Biết sống lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách của người HS 3,5 5 3,55 4 3,5 4 3,25 5 10 Tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống 3,4 7 3,5 9 3,28 7 2,95 9 Điểm trung bình chung 3,47 3,41 3,45 3,23 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 85 Để đánh giá đúng thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT, tác giả đã tiến hành khảo sát các nội dung như: tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, lí tưởng đạo đức và giá trị đạo đức, khảo sát về tính nhân văn và ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của HS. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3. Kết quả khảo sát, đánh giá của CBQL, GV, PHHS và HS về việc thực hiện nội dung của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT cho thấy, mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung, đều đánh giá rất tốt các nội dung như giáo dục tri thức, tình cảm, lí tưởng và giá trị đạo đức; còn các nội dung: tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hòa bình, sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập cho HS thì thực hiện chưa tốt. Điều này đòi hỏi CBQL và GV phải nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục các nội dung này sao cho hoạt động GDĐĐ cho HS được đảm bảo về nội dung. 2.1.4. Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Kết quả khảo sát nhằm đánh giá mức độ về việc thực hiện các hình thức GDĐĐ cho HS THPT thể hiện qua bảng 4. Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV, PHHS và HS về việc thực hiện nội dung của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT STT Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức CBQL GV PHHS HS ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng 1 Giáo dục tri thức đạo đức 3,3 3 3,6 1 3,55 3 3,65 1 2 Giáo dục tình cảm đạo đức 3,55 1 3,15 3 3,7 2 3,1 3 3 Giáo dục lí tưởng đạo đức 3,45 2 2,98 4 3,1 4 2,79 4 4 Giáo dục giá trị đạo đức 3,1 4 3,5 2 3,6 1 3,55 2 5 Tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hòa bình, sống thân thiện với môi trường 2,95 5 2,9 5 2,98 5 2,75 5 6 Ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập 2,8 6 2,68 6 2,78 6 2,74 6 Điểm trung bình chung 3,19 3,14 3,29 3,1 Bảng 4. CBQL, GV, PHHS và HS đánh giá về việc thực hiện các hình thức GDĐĐ cho HS THPT STT Các hình thức giáo dục đạo đức CBQL GV PHHS HS ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng 1 Qua giảng dạy môn Giáo dục công dân 3,6 1 3,75 1 3,65 1 3,55 1 2 Giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa 3,5 2 3,55 3 3,4 2 3,5 2 3 Tổ chức các hoạt động phong trào, các hội thi 3,45 3 3,6 2 2,9 5 3,45 3 4 Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại 2,6 7 2,96 7 2,85 6 2,78 6 5 Tổ chức sinh hoạt truyền thống các ngày lễ lớn, sinh hoạt dưới cờ 2,86 5 3,2 5 3,1 4 3,1 4 6 Giao lưu, tư vấn, tọa đàm về những vấn đề liên quan đến đạo đức 2,75 6 3,1 6 2,6 7 2,73 7 7 Những tấm gương đạo đức, người tốt việc tốt 3,1 4 3,45 4 3,15 3 2,95 5 Điểm trung bình chung 3,12 3,37 3,1 3,15 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 86 Như vậy, việc GDĐĐ cho HS được hầu hết CBQL, GV, PHHS và HS cho rằng cần tiến hành qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và giảng dạy tích hợp trong các môn văn hóa. Đây là hai hình thức giáo dục được sử dụng rất nhiều từ trước đến nay. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đa dạng các hình thức, tổ chức phong phú các hoạt động giáo dục, có như thế, việc GDĐĐ cho HS mới đạt được hiệu quả cao hơn. 2.1.5. Những nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Để tìm hiểu những nguyên nhân, tác giả tiến hành khảo sát các nhóm nguyên nhân như: nhóm Gia đình - HS, nhóm Nhà trường - GV - Chương trình giáo dục phổ thông và nhóm Môi trường xã hội. Kết quả thể hiện ở bảng 5. Như vậy, những nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS được các CBQL, GV, PHHS, HS lựa chọn nhiều nhất thuộc hai nhóm nguyên nhân Gia đình - HS và Nhà trường - GV - Chương trình giáo dục phổ thông. Còn nhóm Môi trường xã hội thì lựa chọn thấp nhất. Đây là vấn đề mà hiệu trưởng và GV các trường cần hết sức chú ý để trong quá trình GDĐĐ cho HS chúng ta nắm rõ được các nguyên nhân, theo đó có sự điều chỉnh và phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS. Nhìn chung, CBQL, GV, PHHS và HS có nhận thức đúng đắn nhất định về sự cần thiết của việc GDĐĐ nhưng vẫn có một bộ phận nhận thức chưa đúng mức về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS (họ cho rằng: không cần thiết). Việc thực hiện mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT được đánh giá cao ở hai nhóm mục tiêu về thái độ tình cảm, về hành vi và kĩ năng. Còn nhóm mục tiêu về nhận thức không nhận được sự hài lòng cao. Việc thực hiện nội dung của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT đúng, đủ và rõ ràng, nhìn chung, được CBQL, GV, PHHS và HS cho là tốt từ kết quả khảo sát. Bảng 5. CBQL, GV, PPHS và HS xác định những nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THPT Nhóm 1: Gia đình - HS Số ý kiến Tỉ lệ (%) Xếp hạng 1 Gia đình thiếu quan tâm 193 96,5 1 2 Gia đình không hạnh phúc, đổ vỡ 163 81,5 9 3 Đặc điểm tâm sinh lí ở HS THPT 98 49,0 14 4 Ý thức của HS, thiếu động cơ rèn luyện, phấn đấu 186 93,0 3 5 Đời sống vật chất có điều kiện, tâm lí hưởng thụ 99 49,5 13 Nhóm 2: Nhà trường - GV - Chương trình giáo dục phổ thông 6 Công tác quản lí của Ban Lãnh đạo trường chưa chặt chẽ 180 90,0 7 7 Công tác kiểm tra, đánh giá chưa mang lại hiệu quả 182 91,0 6 8 Thi đua, khen thưởng chưa được phát huy 89 44,5 16 9 Nền nếp nhà trường chưa tốt, chất lượng hoạt động tự quản chưa cao 179 89,5 8 10 Các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên chưa đi vào chiều sâu 93 46,5 15 11 Sự phối hợp chưa tốt và thiếu quan tâm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tới việc GDĐĐ cho HS 183 91,5 5 12 GV còn chú trọng chuyên môn, chưa tích cực trong hoạt động GDĐĐ cho HS 189 94,5 2 13 Ảnh hưởng phong cách, thái độ, đạo đức của các thầy cô giáo trong nhà trường 112 56,0 12 14 Việc GDĐĐ thông qua các bài học trong nhà trường chưa hiệu quả 185 92,5 4 Nhóm 3: Môi trường xã hội 15 Do môi trường xã hội (bạn bè không tốt, phim bạo lực, game online) 125 62,5 11 16 Xu hướng phát triển của địa phương, nơi HS đang sống 75 37,5 17 17 Những hành vi xấu 143 71,5 10 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 87 Các nhà trường đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để GDĐĐ cho HS THPT. Việc tích hợp vào các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào còn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Xác định được những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS và đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp là điều cần thiết. 2.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ 2.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông: - CBQL, GV, PHHS, bản thân HS nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên, một bộ phận CBQL, GV, PHHS và HS chưa thật sự nhận thức một cách đúng đắn về vai trò và sự cần thiết GDĐĐ cho HS. Vì vậy, nâng cao nhận thức, thái độ, ý thức trách nhiệm của CBQL, GV và PHHS trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS; phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường hoạt động GDĐĐ cho HS hiệu quả hơn. - Nội dung của biện pháp Tăng cường nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là cần làm cho mọi người nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS; phải nắm được hệ thống các giá trị, định hướng con người vươn tới cái chân - thiện - mĩ; phân biệt được các hành vi đạo đức và hành vi phi đạo đức; tạo sự thống nhất, đồng bộ về suy nghĩ và hành động trong việc GDĐĐ cho HS. - Lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và không ngừng cải tiến công tác kiểm tra và đánh giá rèn luyện đạo đức HS; nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhà trường; có các văn bản hướng dẫn đánh giá đạo đức, hạnh kiểm HS chi tiết, cụ thể; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu về đạo đức và GDĐĐ, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động phong trào. 2.2.2. Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên: - GDĐĐ đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS. Quá trình GDĐĐ không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà được thể hiện thông qua các hoạt động khác trong nhà trường. - Để GDĐĐ cho HS có hiệu quả, các biện pháp giáo dục phù hợp của GV giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác GDĐĐ cho HS chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các biện pháp GDĐĐ của GV. Nhưng với vai trò là một chủ thể chính thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS thì sự tác động bởi chính các biện pháp giáo dục của đội ngũ GV thực sự chưa cao, chưa thể hiện hết được trách nhiệm và khả năng của từng GV. Một số GV chậm đổi mới phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS. Việc sử dụng các biện pháp chưa đa dạng và phong phú, chưa chú ý nhiều đến việc tăng cường các biện pháp GDĐĐ cho HS. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ cho HS. - Mỗi thầy cô giáo phải hiểu về tâm lí lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế, phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối tượng HS; trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân, giúp HS có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác của GV và HS. GV phải đổi mới phương pháp, tạo điều kiện để HS tự học và tự rèn luyện. 2.2.3. Tăng cường quản lí tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các môn học: - Nội dung GDĐĐ không chỉ được thể hiện rõ nét nhất thông qua môn Giáo dục công dân mà còn được tích hợp vào các môn học khác hay thể hiện qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể và những tấm gương đạo đức. Mặc dù vậy, việc tích hợp vào các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào còn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Phải đảm bảo việc tích hợp nội dung GDĐĐ cho HS trong các môn học của GV luôn đầy đủ, thường xuyên và đạt hiệu quả. HS được trang bị đầy đủ về nhận thức, thái độ tình cảm, hành vi và kĩ năng phù hợp. - Việc xây dựng tích hợp những bài học đạo đức bằng các hình thức phong phú như thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút đông đảo HS tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi HS. Cùng với đó là tăng cường các hoạt động tập thể sinh động, phong phú; tổ chức các câu lạc bộ, công tác đoàn nhằm lôi cuốn HS tham gia để GDĐĐ lối sống lành mạnh cho các em. GDĐĐ theo những tấm gương điển hình như tấm VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 83-88 88 gương sống động của Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ, thông qua các tác phẩm nghệ thuật, những việc làm tốt của những người xung quanh. - Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và chỉ đạo GV giảng dạy theo hướng tích hợp, tăng cường đầu tư nhiều hơn cho công tác chuẩn bị như: xác định nội dung, địa chỉ tích hợp và các nội dung cần tích hợp. Tùy đặc thù của từng bộ môn mà GV cần phải chủ động xây dựng nội dung chương trình, đề ra phương pháp tích hợp đạo đức, lối sống qua các môn học một cách phù hợp, sáng tạo nhằm phát huy tối đa hiệu quả giáo dục và rèn luyện nhân cách cho HS. 2.2.4. Tăng cường quản lí sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức: - Trong những năm qua, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và cùng với các tổ chức đoàn thể khác trong việc GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác phối hợp các lực lượng trong việc GDĐĐ cho HS ở một số đơn vị vẫn còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, thiếu bền vững, hiệu quả hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. - Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhà trường kết hợp với xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư, chủ động xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình HS, giữa nhà trường và các lực lượng xã hội, giữa gia đình HS và các lực lượng xã hội. - Để biện pháp được triển khai hiệu quả, cần xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp. Người phụ trách công việc phối hợp ở các tổ chức phải năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Các hình thức phối hợp trực tiếp giữa nhà trường và gia đình HS cần xác định rõ mục tiêu, nội dung các buổi làm việc, hình thức tổ chức phong phú, sinh động, nội dung thiết thực. GV chủ nhiệm phải thực sự phối hợp tốt với gia đình HS theo các cách thức khác nhau để từ đó có thể điều chỉnh, uốn nắn kịp thời đối với những HS vi phạm hoặc chưa ngoan. 3. Kết luận Đa số các trường đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS, xác định được vai trò của các nhà trường, của các bộ phận và cá nhân tham gia thực hiện. Mục tiêu hoạt động GDĐĐ được đề ra một cách cụ thể và sát hợp với bối cảnh hiện nay. Nội dung hoạt động GDĐĐ được các trường chú trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức gắn với việc hình thành ý thức tổ chức kỉ luật, hành vi đạo đức. Nhà trường đã thực hiện việc GDĐĐ cho HS bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, việc xác định được những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS đã giúp khắc phục và đổi mới trong công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, một bộ phận CBQL, GV, PHHS và HS chưa nhận thức đúng mức về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS do chưa thật sự quan tâm đến hoạt động này. Việc thực hiện nhóm mục tiêu về nhận thức không được đánh giá cao. Việc tích hợp GDĐĐ vào các môn học và tổ chức các hoạt động phong trào chưa thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả như mong đợi. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ cho HS chủ yếu nằm trong nhóm nguyên nhân Gia đình - HS và Nhà trường - GV - Chương trình giáo dục phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hoạt động GDĐĐ cho HS THPT và thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ, tác giả đề xuất 4 biện pháp thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Các biện pháp đề xuất đã được tiến hành khảo nghiệm về mức độ tính cần thiết và tính khả thi. Thực hiện đồng bộ 4 biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2010). Cẩm nang giáo dục đạo đức, lối sống và phòng chống bạo lực trong nhà trường. NXB Văn hóa - Thông tin. [2] Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương (2007). Đạo đức học. NXB Đại học Sư phạm. [3] Trần Hậu Kiểm (1997). Đạo đức học. NXB Hà Nội. [4] Trần Kiểm (2008). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [5] Quốc hội. Luật Giáo dục (2005). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ biên, 2008). Giáo trình đạo đức học. NXB Đại học Sư phạm. [7] Hà Nhật Thăng (2007). Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức. NXB Đại học Sư phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16tran_van_son_7491_2181742.pdf
Tài liệu liên quan