Một số suy nghĩ khi giảng dạy theo học chế tín chỉ từ kinh nghiệm giảng dạy học phần xã hội học đại cương

Tài liệu Một số suy nghĩ khi giảng dạy theo học chế tín chỉ từ kinh nghiệm giảng dạy học phần xã hội học đại cương: Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 139 MỘT SỐ SUY NGHĨ KHI GIẢNG DẠY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TỪ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY HỌC PHầN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ThS. Vũ Toản Khoa Xã hội học 1. Nhận thức chung về học chế tín chỉ trong đào tạo bậc đại học Mục tiêu của học chế tín chỉ Áp dụng học chế tín chỉ là một trong những nội dung đổi mới nhằm chuẩn hóa theo yêu cầu đào tạo, đáp ứng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập giáo dục quốc tế (credit transfer system). Đặc điểm của học chế tín chỉ hướng đến lấy chất lượng đào tạo của người học xuyên suốt quá trình đào tạo. Nội dung chương trình và thời gian đào tạo được chuẩn hóa một cách mềm dẻo đến từng chi tiết của các học phần, giúp người học có thể dễ dàng sắp xếp thời gian, tiếp cận kiến thức trong chương trình đào tạo một cách phù hợp nhất. Người học có thể rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian tốt nghiệp mà không ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp. Sản phẩm từ học ch...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số suy nghĩ khi giảng dạy theo học chế tín chỉ từ kinh nghiệm giảng dạy học phần xã hội học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 139 MỘT SỐ SUY NGHĨ KHI GIẢNG DẠY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TỪ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY HỌC PHầN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ThS. Vũ Toản Khoa Xã hội học 1. Nhận thức chung về học chế tín chỉ trong đào tạo bậc đại học Mục tiêu của học chế tín chỉ Áp dụng học chế tín chỉ là một trong những nội dung đổi mới nhằm chuẩn hóa theo yêu cầu đào tạo, đáp ứng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập giáo dục quốc tế (credit transfer system). Đặc điểm của học chế tín chỉ hướng đến lấy chất lượng đào tạo của người học xuyên suốt quá trình đào tạo. Nội dung chương trình và thời gian đào tạo được chuẩn hóa một cách mềm dẻo đến từng chi tiết của các học phần, giúp người học có thể dễ dàng sắp xếp thời gian, tiếp cận kiến thức trong chương trình đào tạo một cách phù hợp nhất. Người học có thể rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian tốt nghiệp mà không ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp. Sản phẩm từ học chế tín chỉ mà sinh viên được hưởng: hiểu rằng hệ thống đào tạo tín chỉ không bắt buộc người học chỉ học những gì có được từ người giảng viên và thời gian trên lớp. Tri thức sinh viên tích lũy được phải đến từ nhiều kênh tiếp cận khác nhau, điều đó cũng có nghĩa vai trò của giảng viên là dẫn dắt, định hướng tạo môi trường cho “giáo dục chủ động trong sinh viên” có điều kiện phát triển thông qua kỹ năng khai thác và ứng dụng công nghệ (high technology). Theo quan điểm của James Quann (Washington University), đánh giá “tín chỉ” tích lũy của người học là một cách thức đánh giá tổng hợp phản ánh của một chuỗi các hoạt động liên quan bao gồm thời gian lên lớp (contact hour), thời gian thực tập – thực hành (tutor hour) và thời gian dành cho tự đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề (self-study hour). Áp dụng học chế tín chỉ vào đại học ở TP.Hồ Chí Minh và cơ sở đánh giá Ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 1993, học chế tín chỉ đã được thực hiện ở các Trường ĐHBK, sau đó là ĐHKHTN, ĐHSPKT, ĐHKHXH&NV. Như vậy học chế tín chỉ trong giáo dục đại học ở TP. Hồ Chí Minh là điều không mới nhưng vận dụng, hoàn thiện cơ sở hành lang pháp l ý cũng như hiểu và làm đúng tinh thần của học chế tín chỉ trong thực tế còn nhiều hạn chế. Theo tôi đánh giá chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ cần được chú trọng xây dựng trên 2 cơ sở: - Thứ nhất, đánh giá chất lượng bên trong là đánh giá về khả năng, nội lực (điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cơ chế hoạt động và phúc lợi xã hội kèm theo), hoạt động phục vụ đào tạo và kết quả học tập của sinh viên. Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 140 - Thứ hai, đánh giá chất lượng bên ngoài được xây dựng cơ bản trên kết quả chất lượng đào tạo bên trong mà kết quả là mức độ nhân lực qua đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội như thế nào. 2. Mục tiêu giảng dạy Xã hội học đại cương theo học chế tín chỉ Bên cạnh mục tiêu chung của hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có tri thức và phẩm chất, tư cách đạo đức. Giảng dạy và học tập Xã hội học đại cương, giảng viên và sinh viên cần tập trung làm sáng tỏ những kiến thức liên quan trực tiếp đến đến lĩnh vực xã hội học. Cụ thể khi kết thúc học phần những vấn đề sau cần được giải quyết: - Xã hội học là gì? - Xã hội học có cách tiếp cận và hướng giải quyết đối tượng quan tâm của mình khác với các lĩnh vực khoa học khác ở chỗ nào? - Tại sao trong xã hội hiện đại con người lại quan tâm, vận dụng nhiều hướng tiếp cận xã hội học trong kế hoạch phát triển? Từ những mục tiêu đã xác định trên, nghiên cứu xã hội học góp phần xác lập vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần hoạt động trong đời sống xã hội hàng ngày và sự vận vận dụng tri thức xã hội học nhằm nâng cao sự gắn kết, tính tổ chức và hiệu quả hoạt động của các thành phần xã hội trong đời sống. 3. Yêu cầu đối với sinh viên Xét về loại hình và đặc điểm, Xã hội học đại cương là học phần nằm trong hệ thống các môn học cơ bản. Do tính đặc thù của môn học nên trước khi giảng xã hội học đại cương sinh viên cần nắm chắc những điểm sau đây: Thứ nhất, sinh viên cần nắm chắc bối cảnh xã hội công nghiệp phương Tây hồi cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Sự ra đời của Xã hội học nhằm giải quyết những vấn đề bức bách đặt ra trong xã hội công nghiệp đô thị, trong đó cải thiện “các mối quan hệ xã hội phức tạp” được xác định như như một nhu cầu cấp bách. Ngoài ra sinh viên cần ôn lại, lấy kiến thức từ trong các học phần như lịch sử văn minh thế giới, cơ sở văn hóa, triết học làm cơ sở để tiếp cận về những vấn đề xã hội học quan tâm. Thứ hai, trong toàn khóa học sinh viên phải đọc các tài liệu tham khảo cơ bản (do các giảng viên cung cấp). Các câu hỏi gợi và tài liệu phục vụ giảng dạy từng chuyên đề trong xã hội học đại cương, được người giảng viên cung cấp chi tiết đến từng sinh viên. Về phương pháp đọc và xử l ý tài liệu, sinh viên không nên đọc sách như đọc một cuốn tiểu thuyết. Kiến thức từ các học phần khác được tiếp cận trước đó cần được sinh viên liên kết sâu chuỗi lại với nhau một cách logich. Các sách tham khảo về xã hội học nói chung hiện nay xuất hiện trên thị trường khá nhiều, mỗi tác giả trình bày thường nhấn mạnh vào một số khía cạnh nhất định. Do vậy đối tượng sinh viên năm thứ nhất khi tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu khác nhau cần vận dụng tư duy nghiên cứu phân tích, tổng hợp so sánh. Cũng cần phải nói thêm rằng với cách đặt câu hỏi phù hợp của giảng viên sẽ định hướng sinh viên tăng cường năng lực tự nghiên cứu và phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động thực tế. Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 141 Thứ ba, Với khối lượng kiến thức bao quát tổng hợp của xã hội học, nhưng thời lượng phân bổ dành cho chương trình giảng dạy xã hội học đại cương cho sinh viên kể từ năm học 2008 – 2009 rút ngắn xuống còn 2 đơn vị học trình. Đòi hỏi giảng viên và sinh viên nhất thiết phải có những thay đổi trong việc tiếp cận giảng dạy và học tập theo hướng chủ động, tích cực. Hiện nay việc thay đổi thói quen từ « giảng viên cung cấp thông tin trên lớp sang môi trường tự nghiên cứu » trong sinh viên là việc làm khó nhưng cần thiết phải được sinh viên xác định ngay từ nhưng học phần đầu tiên ở đại học. 4. Phương pháp giảng dạy - học tập trong học chế tín chỉ Với mục tiêu và lượng thời gian trên, chúng tôi xin đề xuất phương pháp giảng dạy từ phía giảng viên tập trung vào những nội dung chính sau: 4.1. Giảng viên và đề cương nội dung bài giảng Ngoài việc trình nội dung cơ bản theo yêu cầu của chương trình chuẩn được thống nhất, giảng viên còn là người dẫn dắt, truyền đạt và hướng dẫn sinh viên biết cách tìm kiếm và xử lý kiến thức thông tin ngoài lớp học có liên quan. Trong buổi học đầu tiên giúp sinh viên làm quen với học phần xã hội học, người giảng viên cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến đề cương nội dung, kế hoạch lên lớp và đánh giá kết quả học phần (syllabus). Cụ thể là số giờ l ý thuyết, thực hành bài tập, ngoại khóa, khi cần giúp đỡ có thể biết tìm đến nơi hỗ trợ thông tin hoặc trợ l ý giảng dạy (teaching assistant) theo tinh thần chủ động của Emile Durkheim «nghiên cứu xã hội học phải chủ động». Nhiệm vụ của giảng viên là cung cấp cho người học cái nhìn đa diện về những vấn đề cụ thể mà xã hội học quan tâm như vấn đề văn hóa, xã hội hóa, nhóm xã hội, thiết chế, phân tầng, bất bình đẳng xã hội 4.2. Các quy định cứng khi tham gia học phần (course policies) Trong thực tế một số sinh viên có tư tưởng cho rằng khi chuyển sang học chế tín chỉ là đề cao vấn đề tự học nên đã tự bỏ không tham gia đầy đủ thời gian trên lớp. Đây là một cách hiểu chưa phù hợp với tinh thần của học chế tín chỉ. Việc đánh giá kết quả học phần trong học chế tín chỉ mang tính toàn diện trong đó có cả việc tham gia trên lớp, thái độ học tập và việc tuân thủ theo các quy định đánh giá kết quả học phần cần được thống nhất, công khai minh bạch ngay từ buổi lên lớp đầu tiên. 4.3. Phương pháp truyền giảng và vai trò của người giảng viên Giảng viên chỉ là người định hướng xác lập nội dung cơ bản mà sinh viên cần nắm được trong giáo trình và tài liệu tham khảo. Việc hỗ trợ thêm kỹ năng và bằng cách đặt câu hỏi gợi mở tạo hứng thú cho sinh viên chủ động trong nghiên cứu xã hội học đại cương là một hình thức giúp người học chủ động tích lũy kiến thức. Giảng viên là người giải thích những vấn đề mà sinh viên đặt ra hoặc gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo. Hai vấn đề tác giả bài viết đặt ra ở đây: Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 142 - Một là trong những nội dung quan trọng được đề cập trong học chế tín chỉ đó là việc kiểm tra đánh giá thời gian lên lớp, thời gian tự nghiên cứu như thế nào? - Hai là việc vận dụng phương pháp làm việc nhóm (thảo luận) trong học chế tín chỉ đối với một lớp có số lượng sinh viên đông như hiện nay, chúng ta cần làm gì ? Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy học phần xã hội học đại cương cho thấy, việc kiểm soát thời gian trên lớp có thể được giải quyết linh hoạt bằng hình thức sinh viên trả lời câu hỏi viết do giảng viên đặt ra trong vòng 10 – 15 phút. Việc làm này được thực hiện 3 lần trong 2 tín chỉ (tương đương 30 tiết). Nếu vắng 2 trong số 3 lần và kết quả trung bình dưới 5 là không đủ điều kiện đánh giá kết thúc học phần. Như vậy vấn đề ở đây là giảng viên ra câu hỏi với nội dung như thế nào cần được bàn luận thống nhất. Thời gian tự nghiên cứu của sinh viên dưới sự định hướng của giảng viên được đánh giá thông qua chất lượng thảo luận và kết quả làm việc nhóm. Điểm hạn chế lớn nhất hiện nay theo tôi là do số lượng sinh viên tham gia trong một lớp học áp dụng học chế tín chỉ còn quá đông, thời lượng cho môn học lại bị rút ngắn, kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn hạn chế, một số giảng viên trẻ tham gia giảng dạy còn chưa được nâng cấp chuẩn hóa. Một lớp học quá đông như hiện nay tỏ ra không còn phù hợp khi chúng ta áp dụng đào tạo theo học chế tín. 4.4. Một số những khó khăn khác khi chuyển đổi từ học vụ niên chế sang học chế tín chỉ. Hiện nay khi giảng dạy học phần xã hội học đại cương cho sinh viên không chuyên ngành xã hội học có một số vấn đề tồn tại như sau: Thứ nhất, do nhận thức chưa đầy đủ và tinh thần chủ động của sinh viên còn thấp trong việc tiếp cận tri thức xã hội học – một lĩnh vực không chuyên ngành, tồn tại hiện tượng sinh viên tiếp cận mang tính đối phó, cho qua để đủ điều kiện. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trong bài viết này tác giả chỉ nhấn mạnh đến yếu tố tâm l ý của nhiều sinh viên khi họ còn cho rằng xã hội học đại cương là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo đại cương. Học những môn tương tự như vậy chỉ cần hiểu ở cấp độ đại khái là đủ, đâu cần phải nghiên cứu chuyên sâu làm gì « mình ra có sống bằng xã hội học đâu !» . Thứ hai, vấn đề thống nhất về giáo trình và tài liệu tham khảo. Trên thực tế hiện nay tài liệu tham khảo về những môn chung trong đó có xã hội học hiện diện ở các nhà sách đôi khi nhiều quá mức sự cần thiết, trong khi những tài liệu « gốc cơ sở của xã hội học» lại rất ít tái bản và bổ sung. Điều này một phần làm cho tri thức thông tin xã hội học cũng kém tập trung. Như vậy trong lộ trình đến năm 2010 khi chúng ta chuyển hoàn toàn sang đào tạo học chế tín chỉ thì công tác chuẩn hóa giáo trình và tài liệu tham khảo cũng cần có sự chuẩn bị và đầu tư trọng điểm hợp lý hơn. Thứ ba, vấn đề soạn đề cương học phần. Đề cương học phần có thể được thiết kế theo từng bài, chương, mục theo yêu cầu nội dung giảng dạy đã được thống nhất. Ngoài việc xây dựng mục tiêu bài giảng, giảng viên cũng cần lưu ý Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 143 tương ứng với từng phần là những câu hỏi yêu cầu và gợi ý cho từng nội dung cụ thể kèm theo đó là nội dung tài liệu tham khảo chi tiết. Như vậy khó khăn lớn nhất của một trường khi chuyển đổi từ học vụ niên chế sang học chế tín chỉ đòi hỏi tất cả các bên liên quan trong hệ thống tổ chức phục vụ hoạt động đào tạo của một trường phải thay đổi thói quen trong làm việc. Quan hệ giữa người giảng và người học phải thay đổi cách giảng dạy – học tập từ giảng dạy - học tập thụ động sang giảng dạy - học tập tích cực, chủ động. Qua đó kế thừa, chuyển hóa các kiến thức liên quan, làm gia tăng tính thống nhất của nội học phần xã hội học đại cương trong hệ thống các học phần thuộc chương trình đào tạo đại cương và chuyên ngành. Với những kinh nghiệm của bản thân và những băn khoăn suy nghĩ đã trình bày ở trên, tôi xin cảm ơn hội thảo và mong muốn nhận được nhiều ý iến chia sẻ của quý vị để chúng ta cùng góp phần đưa « đổi mới phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ », đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1994. Về hệ thống tín chỉ học tập (tài liệu sử dụng nội bộ). Hà Nội. 2. Lan Hương. Chuyển sang học chế tín chỉ: Đổi mới theo "3C". 3. Học chế tín chỉ. 4. Lâm Quang Thiệp. 4/2006. Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam. Tham luận Toạ đàm khoa học về đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Trường đại học Đà Lạt. 2006. Kỷ yếu hội thảo VUN. 6. nelID=13. Học chế tín chỉ - Tạo sự chủ động cho sinh viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc17_5117_2171762.pdf
Tài liệu liên quan