Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa vô cơ lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Mậu Đức

Tài liệu Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa vô cơ lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Mậu Đức: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 41 Email: nguyenmauduc@dhsptn.edu.vn THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA VÔ CƠ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Mậu Đức - Đặng Thị Vân Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 11/02/2019; ngày sửa chữa: 20/02/2019; ngày duyệt đăng: 26/02/2019. Abstract: Experimental activity plays an important role in the new general education curriculum. This activity enables students to have many opportunities to apply the learned knowledge into practice, thus forming practical competency as well as promoting their creative potential. In this article, base on studying the theoretical basis of experimental activities, we design experience activities in teaching inorganic chemistry in grade 11. Through teaching experimetial activities help students form knowledge, interest in learning, train the skills and reinforce the learned knowledge. Keywords: Experient...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa vô cơ lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Mậu Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 41 Email: nguyenmauduc@dhsptn.edu.vn THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA VÔ CƠ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Mậu Đức - Đặng Thị Vân Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 11/02/2019; ngày sửa chữa: 20/02/2019; ngày duyệt đăng: 26/02/2019. Abstract: Experimental activity plays an important role in the new general education curriculum. This activity enables students to have many opportunities to apply the learned knowledge into practice, thus forming practical competency as well as promoting their creative potential. In this article, base on studying the theoretical basis of experimental activities, we design experience activities in teaching inorganic chemistry in grade 11. Through teaching experimetial activities help students form knowledge, interest in learning, train the skills and reinforce the learned knowledge. Keywords: Experiential activities, Inorganic chemistry in grade11, fertilizer. 1. Mở đầu Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và thiết kế các chủ đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực như Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội [1], Võ Thị Thiều [2], và một số công trình nghiên cứu thực tế, cụ thể về tổ chức HĐTN như Nguyễn Thị Liên [3], Bùi Ngọc Diệp [4], Đỗ Ngọc Thống [5], Nguyễn Mậu Đức [6], [7], [8], [9]... Tổ chức các HĐTN trong dạy học Hóa học là cần thiết bởi ngoài các năng lực chung, dạy học Hóa học còn cần phát triển các năng lực đặc thù môn học như năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống [10]. Do vậy, để tổ chức dạy học Hóa học một cách hiệu quả, cần thiết phải thiết kế các HĐTN trong dạy học môn Hóa học cho học sinh (HS) theo định hướng phát triển năng lực. Dựa trên lí thuyết học tập trải nghiệm, bài viết đề xuất một số hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học Hoá học và minh hoạ tổ chức HĐTN: “Sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguyên liệu đơn giản trong đời sống hằng ngày và trải nghiệm quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương”. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm 2.1.1. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm HĐTN giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. HĐTN giúp HS có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn, bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam [11]. 2.1.2. Nội dung của hoạt động trải nghiệm Để xác định nội dung của HĐTN cho các cấp học và các vùng miền khác nhau cần căn cứ: đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS, mục tiêu giáo dục, đặc điểm vùng miền và nhiều yếu tố khách quan khác [4]. Có thể phân chia nội dung HĐTN tạo thành các nội dung chính như sau (xem hình 1 trang bên): 2.1.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà trường Việt Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, có thể phân loại các hình thức tổ chức HĐTN thành các nhóm theo sơ đồ sau (xem hình 2 trang bên) [8], [3]: 2.2. Quy trình xây dựng và tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông Việc xây dựng kế hoạch HĐTN hay thiết kế các HĐTN cụ thể, là việc quan trọng quyết định tới sự thành công của hoạt động, có thể tiến hành theo các bước trong sơ đồ sau (xem hình 3 trang bên) [6], [7]: 2.3. Minh họa thiết kế hoạt động trải nghiệm TÊN CHỦ ĐỀ: “Sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguyên liệu đơn giản trong đời sống hằng ngày và trải nghiệm quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương”. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 42 Hình 1. Nội dung của HĐTN Hình 2. Một số hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học ở trường phổ thông Hình 3. Quy trình thiết kế các HĐTN (Chú thích: PP: phương pháp; PT: phương tiện; HTTC: hình thức tổ chức; HĐ: hoạt động; CTHĐ: chương trình hoạt động) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 43 I. MỤC TIÊU - Trình bày được đặc điểm và các bước để sản xuất được một loại phân bón đơn giản. - Phân tích được những mặt lợi và hại của phân bón thường và phân bón do HS sản xuất đối với việc trồng chè, từ đó hiểu và vận dụng được tối đa vai trò của phân bón trong quy trình chăm bón cây chè. - Đánh giá được tầm quan trọng và tính cần thiết của việc sử dụng phân bón thông minh đối với quy trình chăm sóc cây chè. II. NỘI DUNG 1) Triển khai dự án, hướng dẫn HS sản xuất một số phân bón hữu cơ đơn giản từ các nguyên liệu phổ biến trong đời sống hằng ngày (chuẩn bị 1 tháng trước ngày đi trải nghiệm). 2) Trải nghiệm tham quan và nghiên cứu quy trình trồng và chăm sóc, bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương. 3) HS trải nghiệm một số quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương. 4) Báo cáo sản phẩm. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - Chuẩn bị của HS: Hóa học 11, một số tài liệu liên quan, giấy, bút, máy ảnh, máy quay phim. - Chuẩn bị của giáo viên (GV): Sau khi học xong chương Nitơ-Cacbon, triển khai cho HS thực hiện dự án. Hướng dẫn, phân công HS chuẩn bị ủ phân hữu cơ. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Triển khai dự án, hướng dẫn HS sản xuất một số phân bón hữu cơ đơn giản từ các nguyên liệu phổ biến trong đời sống hằng ngày (chuẩn bị 1 tháng trước ngày đi trải nghiệm) Bước 1: Triển khai dự án, hướng dẫn HS sản xuất một số phân bón hữu cơ đơn giản từ các nguyên liệu phổ biến trong đời sống hằng ngày. - Thời gian: 1 tiết học; Địa điểm: Tại lớp học; Hình thức tổ chức: Dạy học dự án. Bước 2: Thực hiện “Sản xuất phân bón hữu cơ”. - Thời gian: 1 tháng (trước ngày đi “Trải nghiệm bón phân tại đồi chè Tân Cương”). GV sắp xếp thời gian để đến trực tiếp theo dõi và trợ giúp các nhóm. - Viết báo cáo sản phẩm của nhóm chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. - Địa điểm: Thực hiện tại nhà, tại địa phương. - Tiến trình hoạt động: ٭ Phân bón từ thực phẩm thừa Chuẩn bị: - Thùng chứa rác thải, que đảo trộn, rác thải, găng tay; - Chế phẩm xử lí rác (cám gạo, mùn cưa, men tiêu hóa biosubtyl DL, nước bỗng rượu trộn hỗn hợp vào nhau và ủ trong 3 ngày). Quy trình xử lí: Bước 1: Tập trung nguồn rác thải hữu cơ hàng ngày (vỏ trứng, vỏ chuối, gốc rau, cơm canh thừa sau bữa ăn, đối với canh rau cần chắt hết nước rồi mới xử lí) vào thùng nhựa khoảng 20-40 lít (lưu ý độ ẩm rác thải ở 50%). Hình 4. Thực phẩm thừa Hình 5. Rắc chế phẩm vào đáy thùng Bước 2: Đầu tiên, rắc khoảng 40 gam chế phẩm vào đáy thùng để giúp quá trình lên men và xử lí nước rác ở đây. Bước 3: Hàng ngày, bỏ rác hữu cơ sau phân loại vào thùng, cứ mỗi lớp dày khoảng 5cm thì rải 1 lượng chế phẩm vừa đủ (khoảng 1 thìa canh ăn cơm) lên bên trên sau đó đậy thùng nhựa lại (có thể đậy bằng bao tải, lấy dây buộc xung quanh miệng thùng để cố định bao đậy). Hình 6. Bỏ rác hữu cơ vào thùng đựng rác Hình 7. Rắc chế phẩm lên bề mặt rác VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 44 Bước 4: Nếu trong quá trình ủ xuất hiện mùi hôi thì bổ sung thêm chế phẩm, để tăng hiệu quả của quá trình lên men kị khí, dùng thìa hoặc dùng tay ấn chặt rác xuống nhằm đuổi bớt không khí ra ngoài. Lặp lại quy trình như trên cho đến khi đầy thùng thì để nguyên trong vòng 7 ngày, sau 7 ngày mở ra đảo trộn lại 1 lần, nếu có nước thì có thể chắt nước ra (nước này có thể tận dụng để tưới cây ngay) sau đó tiếp tục đậy và tiến hành ủ trong 7-15 ngày để hoàn thành quy trình ủ. Nguyên liệu sau khi ủ có thể còn ấm, cần để thoáng để đuổi bớt nhiệt rồi mới tiến hành bón cho cây. Hình 8. Rác sau khi được xử lí 7 ngày Phân bón từ bã đậu và bã dừa Chuẩn bị: 20kg bã đậu nành và bã dừa, que đảo trộn, thùng nhựa, găng tay, nước, chế phẩm xử lí rác. Quy trình xử lí: Bước 1: Lấy khoảng 20 kg bã đậu nành và bã dừa cho vào thùng nhựa to (vì chúng có thể nở ra gấp 3 lần ban đầu). Hòa bã đậu nành và bã dừa với 15 lít nước khuấy đều cho thành một hỗn hợp sệt. Sau đó đậy kín trong 3 ngày. Hình 9. Bã đậu nành và bã dừa Bước 2: Sau 3 ngày, trộn đều hỗn hợp với chế phẩm xử lí rác. Trong khoảng 3-5 ngày đầu cần mở ra để đảo đều. Hình 10. Bã đậu nành và bã dừa khi được xử lí 7 ngày Bước 3: Khoảng 2 tuần sau, mở nắp ra bổ sung thêm chế phẩm xử lí rác và lượng nước vừa đủ vào trong phuy chứa, sao cho thể tích dung dịch chiếm 70-80% phuy chứa và tiếp tục đảo đều. Dịch chiết từ phân ủ bã đậu nành và bã dừa có mùi thơm của sản phẩm lên men, nước lên men có màu cánh gián. Hoạt động 2: Trải nghiệm tham quan và nghiên cứu quy trình trồng và chăm sóc, bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên Bước 1: Phân công nhiệm vụ nghiên cứu cho HS Chia nhóm HS theo sở thích hoặc theo nhiệm vụ. Mỗi nhóm 5-8 HS, có nhiệm vụ nghiên cứu về thực trạng sử dụng phân bón và quy trình bón phân về các nội dung sau: + Địa lí và dân cư tại địa phương; + Quy trình bón phân bón cho cây chè; + Các loại phân bón khác nhau mà hiện hay được sử dụng, phù hợp để bón cho cây chè; + Cách bảo quản phân bón; + Hỏi phỏng vấn những người nông dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề; + Phát triển thị trường tiêu thụ, tìm hiểu xu hướng và nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng, nơi lấy phân bón; + Nhóm phóng viên: quay phim, chụp ảnh, viết báo. Bước 2: Tiến hành tham quan, nghiên cứu quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên. Bước 3: Chia sẻ, thảo luận, suy ngẫm, giải đáp thắc mắc. Hoạt động 3: HS trải nghiệm một số quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên GV và HS cùng người dân tham gia vào quá trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương, thực hiện một số công đoạn sau: 1) Chia lớp học thành các nhóm HS tham gia; 2) Quan sát một số người dân địa phương giới thiệu, hướng dẫn, thực hiện một số cách bón phân hiệu quả. HS quan sát có thể ghi chép lại; 3) HS chia thành 2 khu vực, một bên sử dụng loại phân bón thông thường vẫn được người dân sử dụng, một bên sử dụng phân bón hữu cơ do chính HS chế tạo; VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 45 4) HS thực hiện các phương pháp bón phân đã quan sát trong thời gian cho phép và lựa chọn phân bón hợp lí; 5) Người dân hướng dẫn sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá và chấm điểm theo các tiêu chí về kĩ thuật cho các nhóm tham gia. Hình 11. Một số hình ảnh của buổi trải nghiệm Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm Bước 1: Sau 25 ngày, GV yêu cầu HS ra kiểm tra lại 4 luống chè do HS bón phân, một bên sử dụng phân bón thông thường và một bên sử dụng phân bón hữu cơ. Chỉ ra sự khác nhau trong sự phát triển cho 2 mẫu và chỉ ra được lí do dẫn đến sự sai khác đó. Từ đó, rút ra được điều gì đối với việc sử dụng phân bón. Bước 2: GV hướng dẫn hình thức báo cáo, HS báo cáo dưới dạng trình bày PowerPoint và đưa ra các câu hỏi thảo luận. Bước 3: Lần lượt đại diện các nhóm lên báo cáo và trình bày sản phẩm của nhóm mình. Bước 4: GV đưa ra nhận xét và đánh giá cho điểm cho các nhóm, tổng kết nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ sau khi trải nghiệm. Hoạt động 5: Đánh giá xếp loại sản phẩm của HS Loại Hình thức sản phẩm Nội dung sản phẩm Xuất sắc (9-10đ) Đảm bảo tất cả các yếu tố về tính thẩm mĩ: hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học, sự hấp dẫn Đảm bảo tất cả các yếu tố về tính mới, tính độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm, có thể sử dụng được Tốt (8 đến <9đ) Đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mĩ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học, có thể có một hoặc hai thiếu sót nhỏ Đảm bảo tính mới, có tính độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm, có thể sử dụng được Khá (7 đến <8đ) Đảm bảo được một số yêu cầu về tính thẩm mĩ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học nhưng ở mức độ chưa cao Đảm bảo tính mới, nhưng chưa độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm thấp Trung bình (5 đến <6đ) Sản phẩm chưa đạt yêu cầu về tính thẩm mĩ Đảm bảo tính mới nhưng chưa tính độc đáo, hạn chế việc sử dụng trong thực tiễn. Yếu (1 đến <5đ) Không đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mĩ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hoà, tính khoa học Không đảm bảo tính mới, tính độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm, không thể sử dụng được V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Để tăng tính thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên luống chè của nông dân như sau: + Kích thước: Chiều dài 50m; chiều rộng hàng cách hàng 1,2m; + Mật độ: 4 cây/m (1 luống 200 cây); + Thời gian: 25 ngày kể từ ngày bón phân; + Địa điểm: Xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Tiến hành thực hiện bón phân mà HS đã chuẩn bị trên 4 luống chè khác nhau. Trong đó: Luống 1: Phân bón từ thực phẩm thừa; Luống 2: Phân bón từ bã đậu nành và bã dừa; Luống 3: Bón phân thông thường; Luống 4: Không bón phân. Sau 25 ngày, kết quả thực nghiệm như sau (hình 12): Luống 1 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 46 Luống 2 Luống 3 Luống 4 Hình 12. Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm cho thấy: Luống 1: Búp lên đều, dài, bóng và có màu xanh đậm. Vì phân hữu cơ có tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, hoàn trả và bổ sung hàm lượng hữu cơ bị thiếu hụt cho đất do quá trình canh tác nhiều năm. Do trong phân bón từ thực phẩm thừa có chứa: Vỏ trứng được tạo thành từ hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% canxi cacbonat - chất thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật cùng lượng lớn magie, kali, sắt và photpho. Vỏ chuối chứa nhiều photpho và kali - những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thực vật Luống 2: Búp phát triển chậm hơn, mật độ búp thưa, nguyên nhân do phân bón này chủ yếu giúp đất tơi xốp, chưa cung cấp đủ một số chất dinh dưỡng cho cây trồng. Luống 3: Búp phát triển giống luống 2, vì phân có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp cần bón với khối lượng lớn, hơn nữa giá thành lại cao. Luống 4: Phát triển chậm, búp có màu ngả vàng và không xanh bóng, nguyên nhân do cây không đủ chất dinh dưỡng để phát triển (xem bảng). Bảng. Kết quả thực nghiệm Luống Kết quả Luống 1 Luống 2 Luống 3 Luống 4 Chiều dài trung bình của búp (cm/cây) 5-7cm 4-5cm 4-5 cm 1-2cm Lượng búp hái được (kg)/ luống 5kg chè tươi = 1 kg chè khô 10kg 7kg 6kg 1,5kg Số tiền thu được /1 luống chè (USD) 21,8 16,3 12,5 3,26 Hình 13. Đồ thị kết quả thực nghiệm trên chè Như vậy, qua đồ thị ta thấy: phân hữu cơ có tác dụng tích cực tới sự phát triển của cây chè, cho năng suất cao hơn. Tùy vào từng loại phân hữu cơ phù hợp mà cây chè cho sự phát triển khác nhau. Cây được bón phân hữu cơ phát triển nhanh hơn so với cây được bón phân thông thường và cây không được bón phân. Qua đó, chúng ta thấy phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định, tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất, từ đó làm tăng chất lượng nông sản. Thông qua buổi trải nghiệm, HS biết huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ 7 5 4,5 2 10 7 6 1,5 0 5 10 15 Luống 1 Luống 2 Luống 3 Luống 4 Chiều dài trung bình của búp (cm/cây) Lượng búp hái được (kg/luống) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 41-47 47 chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống... 3. Kết luận Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá đẩy mạnh hiệu quả giáo dục, chúng tôi thiết kế chủ đề “Sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguyên liệu đơn giản trong đời sống hằng ngày và trải nghiệm quy trình bón phân cho cây chè tại đồi chè Tân Cương” trong chương Nitơ - Photpho, chương trình Hóa học 11 thông qua tổ chức HĐTN nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, giúp các em có thêm hứng thú, động lực học tập, kết hợp việc “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, phát triển các năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, mô hình HĐTN đã phát huy được tính tích cực, tự giác của HS. Để HĐTN ở trường phổ thông đạt chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu giáo dục sau năm 2018, các trường phổ thông cần có kế hoạch bồi dưỡng GV về kĩ năng xây dựng và tổ chức HĐTN. Khi xây dựng và tổ chức triển khai các HĐTN, cần đặc biệt lưu ý đến điều kiện cần thiết để thực hiện thành công chương trình như: sự tham gia của GV, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, Ngoài ra, các trường phổ thông cũng cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên kịp thời đội ngũ GV tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học HĐTN như là một động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Lê Đình Trung (chủ biên) - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. [2] Võ Thị Thiều (2017). Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Proceeding Development trends in Education in a globalized world, TP. Hồ Chí Minh, tr 483-488. [3] Nguyễn Thị Liên (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Bùi Ngọc Diệp (2015). Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 113, tr 37-40. [5] Đỗ Ngọc Thống (2015). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 115, tr 13-16. [6] Nguyễn Mậu Đức - Nguyễn Thị Hà - Nguyễn Thị Hằng - Nguyễn Quang Linh (2016). Bồi dưỡng giáo viên xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỉ yếu hội thảo quốc tế “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tr 85-93. [7] Nguyễn Mậu Đức - Nguyễn Thị Phương Thúy (2017). Bồi dưỡng giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đồng tổ chức, tr 235-240. [8] Nguyễn Mậu Đức - Nguyễn Thị Nguyệt (2017). Xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 146, tr 63-67. [9] Nguyễn Mậu Đức - Trần Trung Ninh (2017). Dạy học chủ đề tích hợp kết hợp thiết kế hoạt động trải nghiệm bằng hình thức “trò chơi”. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên Khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ GD-ĐT - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr 240-250. [10] Nguyễn Văn Phương (2015). Thực trạng việc tổ chức các hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 114, tr 42-45. [11] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/ TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [12] Nguyễn Xuân Trường - Lê Mậu Quyền - Phạm Văn Hoan - Lê Chí Kiên (2013). Hóa học 11. NXB Giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10nguyen_mau_duc_dang_thi_van_4228_2148329.pdf