Rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đang điều trị duy trì methadone tại Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Tài liệu Rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đang điều trị duy trì methadone tại Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 94 RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ METHADONE TẠI QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 Lương Thị Huyền*, Lê Nữ Thanh Uyên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn tâm thần hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu về vấn đề sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt trên những người nghiện họ là những người nhạy cảm dễ bị tổn thương, sự phân biệt đối xử của xã hội khiến họ dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý và những tác động bên ngoài. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đang điều trị duy trì Methadone tại quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh năm 2018. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 196 bệnh nhân đang điều trị duy trì tại phòng khám bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với tra cứu hồ sơ bệnh án có sự đồng thuận củ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đang điều trị duy trì methadone tại Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 94 RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ METHADONE TẠI QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 Lương Thị Huyền*, Lê Nữ Thanh Uyên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn tâm thần hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu về vấn đề sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt trên những người nghiện họ là những người nhạy cảm dễ bị tổn thương, sự phân biệt đối xử của xã hội khiến họ dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý và những tác động bên ngoài. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đang điều trị duy trì Methadone tại quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh năm 2018. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 196 bệnh nhân đang điều trị duy trì tại phòng khám bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với tra cứu hồ sơ bệnh án có sự đồng thuận của bệnh nhân. Nghiên cứu sử dụng thang đo cho biến kết cuộc rối loạn lo âu (SAS), trầm cảm (SDS) và một thang đo hỗ trợ xã hội MOS-SSS. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lo âu là 25,5%, trầm cảm là 15,3%. Tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm với: tình trạng hôn nhân trong nhóm ly dị/ ly thân/góa p=0,03, PR=2,79 (1,11-7,93); tình trạng kinh tế gia đình khó khăn p<0,001, PR=2,14 (1,41-6,06); Hỗ trợ hữu hình p<0,001, PR=0,58(0,46-0,74); hỗ trợ thông tin- cảm xúc p=0,006, PR=0,61 (0,43-0,87); hỗ trợ tình cảm p=0,001, PR=0,58 (0,43-0,80); hỗ trợ tương tác xã hội p=0,004, PR=0,60(0,43-0,85). Tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn lo âu với nhóm tuổi (p=0,001, PR=1,71 (1,28-2,29) và trình độ học vấn p=0,026, PR=1,73 (1,35-3,69). Hỗ trợ hữu hình p<0,001, PR =0,67 (0,56-0,80); hỗ trợ thông tin-cảm xúc p=0,037, PR=0,79 (0,63-0,99); hỗ trợ tình cảm p=0,011, PR=0,75 (0,60-0,93); hỗ trợ tương tác xã hội p=0,015, PR= 0,76 (0,60-0,95). Kết luận: Những người đang điều trị duy trì Methadone cần được quan tâm về sức khỏe tâm thần và cần nhiều thời gian để tư vấn cho họ về tâm lý, nhất là những người có tác dụng phụ của Methadone. Từ khóa: rối loạn lo âu, trầm cảm, Giúp đỡ xã hội, Methadone, SAS, SDS, MOS-SS ABSTRACT ANXIETY DISORDERS, DEPRESSION AND RELATED FACTORS IN PATIENTS ON METHADONE MAINTENANCE TREATMENT IN BINH THANH DISTRICT, HO CHI MINH CITY IN 2018 Luong Thi Huyen, Le Nu Thanh Uyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 94-100 Background: Mental disorders are currently a matter of primary concern of public health. Especially on those who are addicted, they are susceptible and vulnerable. Community’s discrimination which makes them vulnerable to psychological and external effect. Objectives: Identifying the rate of anxiety, depression and related factors in patients on Methadone maintenance treatment in Binh Thanh district, HCMC in 2018. Methods: A Cross-sectional study was conducted on 196 patients who were treated for methadone by systematic random sampling with face – to – face interview method and retrospective medical records with the *Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Lương Thị Huyền ĐT: 0389085055 Email: huyenluongyds@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 95 consent of these patients. The study used a scale for dependent variable - anxiety disorder (SAS), depression (SDS) and a scale of social supporting for MOS-SSS. Result: The rate of anxiety disorder was 25.5%, depression was 15.3%. There was significant difference between depression and marital status in divorced/separated/widowed group with p=0.03, PR=2.79 (1.11-7.93); difficult family’s economic situation p<0.001, PR=2.14 (1.41-6.06); visible support p<0.001, PR=0.58 (0.46- 0.74);); informative and emotional support p=0.006, PR=0.61 (0.43-0.87); emotional support p=0.001, PR=0.58 (0.43-0.80); social interaction support p=0.004, PR= 0.60(0.43-0.85). There was associated with age group (p=0.001, PR=1.71 (1.28-2.29) and educational level (p=0.026, PR=1.73 (1.35-3.69). Visible support p<0.001, PR=0.67 (0.56-0.80); informative and emotional support p=0.037, PR=0.79 (0.63-0.99); emotional support p=0.011, PR=0.75 (0.60-0.93); social interaction support p=0.015, PR=0.76 (0.60-0.95). Conclusion: People who are on methadone maintenance therapy need mental health attention and more time so as to counsel about psychological issues, especially who are suffered from methadone’s side effects. Keywords: anxiety disorders, depression, social assistance, Methadone, SAS, SDS, MOS-SSS ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn tâm thần là một bệnh thường gặp, nó ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của con người, đóng góp vào gánh nặng bệnh tật rất lớn làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội(17,19). Rối loạn lo âu, trầm cảm xảy ra trên nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trên người nghiện ma túy. Những người nghiện là đối tượng dễ bị tổn thương, do sự kỳ thị và phân biệt đối xử, làm ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần khiến họ chán nản, lo lắng, tự xa lánh và thu mình với xã hội(4,18). Nghiện ma túy cũng đang đặt một gánh nặng kinh tế rất lớn lên xã hội như chi phí điều trị, an toàn xã hội(2). Qua các nghiên cứu trên Thế giới, ghi nhận Methadone đã mang lại nhiều hiệu quả và an toàn trong việc giảm thiểu những tác hại do ma túy gây ra(6,15). Tuy nhiên, điều trị nghiện là điều trị lâu dài vì vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của người bệnh(16,14). Nhiều nghiên cứu trên Thế giới, đã chứng minh rằng tỷ lệ có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần ở những người điều trị Methadone cao gấp 2-3 lần so với dân số cộng đồng. Tại Việt Nam, có các nghiên cứu về rối loạn tâm thần trên bệnh nhân đang điều trị Methadone thì có nguy cơ trầm cảm là 21,5 - 29,4% và lo âu là 7,6-34%(5,7,8). Quận Bình Thạnh là một trong ba quận được chọn để thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone của Bộ Y Tế đã đạt được nhiều kết quả thành công. Trầm cảm và rối loạn lo âu có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của những người nghiện ma túy và nó cũng là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến quá trình trị Methadone của bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định: “Rối loạn lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đang điều trị duy trì Methadone tại Quận Bình Thạnh năm 2018”. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho việc sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán lâm sàng và từ đó đưa ra nhiều can thiệp tư vấn tốt hơn cho đối tượng nghiện, giúp người nghiện trở về với cuộc sống đời thường và tăng sức sản xuất cho xã hội. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại phòng khám Methadone quận Bình Thạnh. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống trên những bệnh nhân đang điều trị Methadone liều duy trì. Với bộ câu hỏi gồm các câu về đặc điểm dân số xã hội, thang đo lường rối loạn lo âu và trầm cảm bằng thang đo ZUNG gồm bộ công cụ SAS và SDS cùng một bộ công cụ về hỗ trợ xã hội MOS-SSS đã được chuẩn hóa. Thanh đo tự đánh giá lo âu (Self – Rating Anxiety Scale – SAS)(21) Là thang đo thiết kế với 20 câu hỏi xây dựng để đo lường mức độ lo lắng dựa trên 4 nhóm: nhận thức, tự trị, động cơ và triệu chứng của hệ thần kinh trung ương. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 96 Trầm cảm (SDS) của Zung (Self – Rating Depression Scale – SDS)(21) Thang đo có 20 câu đánh giá được tỷ lệ các triệu chứng cảm xúc, tâm lý và thể chất có 10 câu hỏi tích cực và 10 câu hỏi tiêu cực. Hỗ trợ xã hội (The MOS Social Support Survey)(13) Thang đo gồm 20 câu, trong đó có 19 câu đánh giá 4 chức năng của sự hỗ trợ xã hội: (1) hỗ trợ hữu hình gồm 4 câu về vật chất/hành động, (2) hỗ trợ thông tin - cảm xúc gồm 8 câu, (3) hỗ trợ về tình cảm gồm 3 câu, (4) hỗ trợ về tương tác xã hội tích cực gồm 4 câu, (5) số người có thể thoải mái tâm sự 1 câu. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích thống kê Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm cho các biến định tính như: giới, trình độ học vấn, tình trạng sống chung, nghề nghiệp, sự hài lòng về thu nhập, sử dụng chất gây nghiện, tuân thủ điều trị. Dùng trung bình ± độ lệch chuẩn nếu số liệu phân phối bình thường. Dùng trung vị và khoảng tứ phân vị nếu số liệu phân phối không bình thường. Sử dụng phép kiểm chi bình phương để kiểm định mối liên quan giữa biến số trầm cảm với các đặc điểm dân số xã hội, các chất gây nghiện từng dùng, quá trình điều trị Methadone. KẾT QUẢ Nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám Methadone Quận Bình Thạnh. Tính tới thời điểm tiến hành nghiên cứu thì phòng khám đang điều trị cho khoảng 384 bệnh nhân uống Methadone liều duy trì. Sau khi giải thích rõ mục tiêu thì phỏng vấn được 196 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Kết quả ở Bảng 1 cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu là nam giới, nhóm tuổi từ 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó nhỏ nhất là 20 tuổi và cao nhất là 79 tuổi. Đa số có trình độ học vấn từ THCS và THPT trở lên chiếm tỷ lệ cao. Đã kết hôn chếm 44,4% và có 29,6% số người độc thân. Có tới 51% số người có công việc ổn định. Số liều điều trị >120mg/ngày chiếm tỷ lệ cao 40,8% và có khoảng 71,9% có tác dụng phụ. Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=196) Đặc tính Tần số Tỷ lệ % Nhóm tuổi (35-39 tuổi) 122 62,2 Giới tính (nam) 186 94,9 Trình độ học vấn Mù chữ /biết đọc/biết viết 3 1,5 Tiểu học 13 6,6 THCS 75 38,3 THPT 90 45,9 TC/CĐ/ĐH/SAU ĐH 15 7,7 Tình trạng hôn nhân Độc thân 58 29,6 Đã kết hôn 87 44,4 Ly dị/ly thân 40 20,4 Góa vợ/chồng 3 1,5 Công việc hiện tại Không có việc làm 42 21,4 Việc làm không ổn định 54 27,6 Việc làm ổn định 100 51,0 Nhóm liều điều trị (>120mg/ngày) 80 40,8 Tác dụng phụ (có) 141 71,9 Qua khảo sát thang đo rối loạn âu (SAS) và thang trầm cảm (SDS) của Zung có 25,5% số người tham gia nghiên cứu có lo âu và 15,3% số người có trầm cảm. Thang đo hỗ trợ xã hội MOS-SSS có điểm số trung bình là 2,5 ± 2,0; các lĩnh vực như số người thân bạn thân của bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao, đa số có từ 2 người thân, bạn thân, chiếm nhiều nhất; về hỗ trợ hữu hình là 4,19 ± 0,95; hỗ trợ thông tin cảm xúc là 3,28 ± 1,20; hỗ trợ tình cảm là 3,56 ± 1,10; hỗ trợ tương tác xã hội là 3,22 ± 1,22 và điểm trung bình cho tất cả thang đo là 3,73 ± 1,09 (Bảng 2). Có mối liên quan có giữa trầm cảm và tình trạng hôn nhân trong nhóm ly dị/ly thân/góa. Những bệnh nhân từng ly dị/ly thân/góa có tỷ lệ trầm cảm bằng 2,97 lần so với những bệnh nhân đang sống độc thân với (p=0,03). Có mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng kinh tế gia đình. Những bệnh nhân có tình trạng kinh tế càng khó khăn thì tỷ lệ trầm cảm càng tăng với p < 0,001. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 97 Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm (n = 196) Đặc điểm Trầm cảm Giá trị p PR (KTC 95%) Có (%) (n= 30) Không (%) (n=169) Giới: Nam Nữ 26 (13,98) 4 (40) 160 (86,02) 6 (60) 0,049 0,35 (0,15 – 0,81) Tình trạng hôn nhân: Độc thân Kết hôn/sống như vợ chồng Ly dị/Ly thân/góa 5 (8,62) 14 (14,74) 11 (25,58) 53 (91,38) 81 (85,26) 32 (74,42) 0,279 0,03 1 1,71(0,65 – 4,51) 2,97 (1,11 – 7,93) Tình trạng kinh tế gia đình: Khá giả Đủ sống Khó khăn Rất khó khăn 1 (11,11) 19(12,10) 7(28) 3(60) 8 (88,89) 138 (87,90) 18(72) 2(40) < 0,001 1 2,14 (1,39 – 3,28) 4,56 (1,94 – 10,77) 9,79 (2,71 – 35,34) Táo bón: Có Không 21 (24,14) 9(8,26) 66 (75,86) 100 (91,74) 0,002 2,92 (1,41 – 6,06) Tăng tiết mồ hôi: Có Không 16 (23,19) 14 (11,02) 53 (76,81) 113 (88,98) 0,024 2,10 (1,09 – 4,05) Giảm ham muốn tình dục: Có Không 23 (20,91) 7 (8,14) 87 (79,09) 79 (91,86) 0,014 2,57 (1,16 – 5,70) Khô miệng: Có Không 18 (23,68) 12 (10) 58 (76,32) 108 (90) 0,010 2,37 (1,21 – 4,64) Có mối liên quan giữa trầm cảm ở nhóm bệnh nhân bị táo bón gấp 2,92 lần so với những bệnh nhân không bị táo bón (p=0,001), trầm cảm ở nhóm bệnh nhân bị tăng tiết mồ hồi gấp 2,10 lần so với những bệnh nhân không bị tăng tiết mồ hôi (p=0,011), trầm cảm ở nhóm bệnh nhân bị giảm ham muốn tình dục gấp 2,57 lần so với những bệnh nhân không bị giảm ham muốn tình dục (p<0,001), trầm cảm ở nhóm bệnh nhân khô miệng gấp 2,3 không bị khô miệng (p<0,001) (Bảng 3). Có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa rối loạn lo âu và nhóm tuổi. Những bệnh nhân có nhóm tuổi tăng một bậc thì có tỷ lệ lo âu tăng 1,71 lần với KTC từ 1,28 đến 2,29. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu và trình độ học vấn. Những bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống có tỷ lệ lo âu gấp 1,73 lần so với những bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên với KTC từ 1,06 đến 2,83. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,026). Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu và tác dụng phụ của quá trình điều trị. Tỷ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân có tác dụng phụ do thuốc gấp 4,49 lần so với những bệnh nhân không có tác dụng phụ khi điều trị Methadone với KTC 95% từ 1,70 đến 11,87. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu và táo bón. Tỷ lệ rối loạn lo âu ở những bệnh nhân bị táo bón gấp 2,23 lần so với những bệnh nhân không bị táo bón. Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu và tăng tiết mồ hôi. Tỷ lệ rối loạn lo âu ở những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi gấp 1,84 lần so với những bệnh nhân không bị tăng tiết mồ hội. Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu và giảm ham muốn tình dục. Tỷ lệ rối loạn lo âu ở những bệnh nhân giảm ham muốn tình dục gấp 3,56 lần so với những bệnh nhân không giảm ham muốn tình dục. Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu và khô miệng. Tỷ lệ rối loạn lo âu ở những bệnh nhân bị khô miệng gấp 2,58 lần so với những bệnh nhân không bị khô miệng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 98 Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu (n = 196) Đặc điểm Rối loạn lo âu Giá trị p PR (KTC 95%) Có (%) (n= 50) Không (%) (n=146) Nhóm tuổi 20-29 30-39 40-49 ≥ 50 1 (16,67) 25 (20,49) 14 (25,93) 10 (71,43) 5 (83,33) 97 (79,51) 40 (74,07) 4 (28,57) 0,001 1 1,71 (1,28 – 2,29) 2,93 (1,63 – 5,26) 5,01 (2,08 – 12,06) Trình độ học vấn < THCS ≥ THCS 30 (32,97) 20 (19,05) 61 (67,03) 85 (80,95) 0,026 1,73 (1,06 – 2,83) Táo bón Có Không 32 (36,78) 18 (16,51) 55 (63,22) 91 (83,49) 0,001 2,23 (1,35 – 3,69) Tăng tiết mồ hôi Có Không 25 (36,23) 25 (19,69) 44 (63,77) 102 (80,31) 0,011 1,84 (1,15 – 2,95) Giảm ham muốn tình dục Có Không 41 (37,27) 9 (10,47) 69 (62,73) 77 (88,53) <0,001 3,56 (1,83 – 6,92) Khô miệng Có Không 31 (40,79) 19 (15,83) 45 (59,21) 101(84,17) <0,001 2,58 (1,57 – 4,22) Bảng 4: Mối liên qua giữa lo âu, trầm cảm và sự hỗ trợ xã hội Đặc điểm LO ÂU TRẦM CẢM Giá trị p PR (KTC 95%) Giá trị p PR (KTC 95%) Hỗ trợ hữu hình < 0,001 0,67 (0,56-0,80) < 0,001 0,58 (0,46-0,74) Hỗ trợ thông tin - cảm xúc 0,037 0,79 (0,63-0,99) 0,006 0,61 (0,43-0,87) Hỗ trợ tình cảm 0,011 0,75 (0,60-0,93) 0,001 0,58 (0,43-0,80) Hỗ trợ tương tác xã hội 0,015 0,76 (0,60-0,95) 0,004 0,60 (0,43-0,85) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ lo âu và mức độ hỗ trợ xã hội. Cụ thể: Những bệnh nhân được hỗ trợ về mặt vật chất hoặc hành động thì tỷ lệ rối loạn lo âu giảm 33% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ về mặt vật chất hoặc hành động. Những bệnh nhân được hỗ trợ về mặt thông tin-cảm xúc (tác động tích cực, thông cảm, thấu hiểu và khuyến kích) thì tỷ lệ rối loạn lo âu giảm 21% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ về mặt thông tin- cảm xúc. Những bệnh nhân không được hỗ trợ về tình cảm và thể hiện tình yêu thương thì tỷ lệ rối loạn lo âu giảm 25% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ về mặt tình cảm. Những bệnh nhân được hỗ trợ tương tác xã hội tích cực (tương tác tích cực giữa bệnh nhân và có những bệnh nhân thân chia sẻ những khoảng thời gian vui vẻ) thì tỷ lệ rối loạn lo âu giảm 24% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ tương tác xã hội tích cực (Bảng 4). Có mối liên quan giữa mức độ trầm cảm và hỗ trợ xã hội. Những bệnh nhân được hỗ trợ về mặt vật chất hoặc hành động thì tỷ lệ trầm cảm giảm 42 % so với những bệnh nhân không được hỗ trợ về mặt vật chất hoặc hành động. Những bệnh nhân được hỗ trợ về mặt thông tin-cảm xúc thì tỷ lệ trầm cảm giảm 39% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ về mặt thông tin- cảm xúc. Những bệnh nhân được hỗ trợ về tình cảm và thể hiện tình yêu thương thì tỷ lệ trầm cảm giảm 42% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ về mặt tình cảm. Những bệnh nhân được hỗ trợ tương tác xã hội tích cực thì tỷ lệ trầm cảm giảm 40% so với những bệnh nhân không được hỗ trợ tương tác xã hội tích cực. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 99 BÀN LUẬN Trầm cảm và các đặc điểm xã hội Methadone đã được chứng minh rằng nó mang lại nhiều hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân từ bỏ heroin, qua đó giảm được nhiều tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra như lây nhiễm HIV, các bệnh viêm gan B,C(1,11,12). Đa số những bệnh nhân đang điều trị là nam giới chiếm 94,9%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam trên bệnh nhân điều trị Methadone(5,9). Cũng phù hợp với tình hình nghiện của TPHCM, chiếm nhiều nhất vẫn là nam giới. Nhưng nghiên cứu của tác giả Eniat P(3) và Yin W(20) tìm được mối liên quan giữa trầm cảm và giới tính, tác giả tìm được giới nữ bị trầm cảm nhiều hơn giới nam. Sự khác biệt trong nghiên cứu chúng tôi là tỷ lệ nam tham gia nghiên cứu nhiều hơn nữ, nên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng kinh tế gia đình. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Huệ (2017)(10). Tình trạng kinh tế không ổn định thường áp lực trong chi phí điều trị bệnh, chi phí sinh hoạt cho gia đình kiến cho cuộc sống của người bệnh thêm nhiều áp lực dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm. Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm và dụng phụ là táo bón (p=0,002); tăng tiết mồ hôi (p=0,024); giảm ham muốn tình dục (p=0,014); khô miệng (p=0,001). Trong quá trình trị không tránh khỏi những tác dụng phụ do tác dụng của thuốc vì vậy sẽ khiến cho bệnh nhân thêm phần suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn. Rối loạn lo âu và đặc điểm xã hội Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa lo âu và nhóm tuổi, ở những bệnh nhân có nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ bị rối loạn lo âu càng tăng. Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của W.Yin (2015)(20). Nguyễn Thị Linh Huệ (2017)(10), các tác giả đều không tìm thấy mối liên quan với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn lo âu và tác dụng phụ táo bón, tăng tiết mồ hôi, giảm ham muốn tình dục, khô miệng. Điều này nói lên được rằng khi mà uống thuốc có các biểu hiện của tác dụng phụ khiến bệnh nhân lo lắng đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Rối loạn lo âu, trầm cảm và hỗ trợ xã hội Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn lo âu, trầm cảm và mức độ hỗ trợ xã hội. Điều đó nói lên rằng hỗ trợ xã hội là rất cần thiết đối với những người điều trị Methdone và đặc biệt có vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm. Vì vậy hỗ trợ là hội có vai trò rất quan trọng tác động mạnh mẽ đến những bệnh nhân điều trị Methadone. KẾT LUẬN Qua phân tích thống kê thấy được những người có độ tuổi càng tăng, trình độ học vấn thấp, tác dụng phụ của Methadoe và không có sự hỗ trợ xã hội thì có tỷ lệ rối loạn lo âu nhiều hơn những người không có đặc điểm này. Về trầm cảm tìm thấy ở những người từng ly dị/ly thân/góa, kinh tế gia đình khó khăn, tác dụng phụ của Methadoe và không có sự hỗ trợ xã hội có tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn những người không có đặc điểm này. Từ kết quả trên, chúng tôi nghĩ rằng trung tâm y tế điều trị cần tư vấn, trỗ trợ tinh thần cho những bệnh nhân có khả năng bị rối loạn lo âu và trầm cảm cao. Cần đề xuất những ý kiến lên cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho những người nghiện có thể tái hòa nhập cộng đồng và có nhiều kiến thức hơn trong việc điều trị Methadone. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Angela LS, Carrie LD, Thomas RK (2009). "Opioid Dependence Treatment: Options In Pharmacotherapy". Expert Opin Pharmacother, 10 (11), pp. 1720-1724. 2. Bộ Y Tế (2017). "Công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018". C3Q29C2RSBF9FL7R/BC-c-ng-t-c-PC-HIV-n-m-2017-v-nhi-m-v- trong-t-m-n-m-2018, 18 trang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 100 3. Einat P (2007). "Depression in methadone maintenance treatment patients: Rate and risk factors". J Affect Disord, 99 (1-3), pp. 20-213. 4. Fact Sheet on Drug Addiction and HIV Viet Nam. "Thông tin cơ bản về kỳ thị liên quan đến ma túy và HIV". Viện Nghiên Cứ Phát Triển Xã Hội, tr. 4-50. 5. FHI 30 (2014). "Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và TP. HCM". Family Health Internation, tr. 23 - 30. 6. Giedrius V, Zilivinas P, Eugenijus B (2010). "Cost-utility analysis of Methadone maintenance treament in Lithuania". Kaunas University of Medicine, 46 (4) 7. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Nguyễn Thị Hoàng Mai, Tô Gia Kiên, Tô Gia Quyền (2016). "Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở những người đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone". Tạp chí nghiên cứu y học TP.HCM, 20 (5), tr.1- 9. 8. Lê Minh Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Tố Như, Vương Thị Hương Thu (2015). "Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân được điều trị Methadone tại Hải Phòng". Tạp chí nghiên cứu y học, Đại học Y Hà Nội, 4 (94), tr. 3-6. 9. Nguyễn Dương Châu Giang (2015). "Tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại TP Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan, năm 2015". Luận Văn Thạc Sĩ Y Tế Công Cộng, Đại học Y Tế Công Cộng, tr. 31- 58. 10. Nguyễn Thị Linh Huệ (2017). "Trầm cảm, lo âu, Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại cơ sở điều trị methadone quận 4 TP.HCM năm 2017". Luận văn tốt nghiêp Bác sĩ Y Học Dự Phòng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 68-100. 11. Nguyen TT, Nguyen LT, Pham MD, Vu HH, Mulvey KP (2012). "Methadone Maintenance Therapy in Vietnam: An Overview and Scaling - Up Plan". NIH (Natinal Institute on Drug Abuse), 5:pp. 2-4. 12. Rhoades HM, Creson D, Elk R, Schmitz J, Grabowski J (2011). "Retention, HIV risk, and illicit drug use during treatment: methadone dose and visit frequency.". American Journal of Public Health (AJPH). 13. Sherbourne CD, Stewart AL (1991). "The MOS socail support survey". Soc Sci Med 32 (6), pp. 705-14. 14. Soyka M, Strehle J, Buhringer G, Wittchen HU (2017). "Six-Year Outcome of Opioid Maintenance Treatment in Heroin- Dependent Patients: Results from a Naturalistic Study in a nationally Representative Sample". 23 (2), pp. 97-105. 15. Trần Đức Trung, Đỗ Thị Ninh Xuân, Bruce T (2016). "Methadone và điều trị nghiện Heroin". SCDI Hà Nội, tr. 3-51. 16. Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm Việt Nam (Unitted Nations Office on Drugs and Crime) (2015). Báo cáo tình hình ma túy thế giới năm 2015, agencypresscenter2-91/3701-2015-world-drug-report-finds- drug-use-stable,-access-to-drug-hiv-treatment-still-low.html. 17. Wade AG (2012). "The econnomic burden of anxiety and depression". Printed in France, pp. 300-305. 18. WHO (2016). WHO Director - General addresses UN on the World Drug Problem. problem/en/, Access on 5 Jun 2018. 19. WHO (2017). Depression. room/fact-sheets/detail/depression, Access on 8 Dec 2017. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfroi_loan_lo_au_tram_cam_va_cac_yeu_to_lien_quan_tren_benh_nh.pdf
Tài liệu liên quan