Rối loạn Lipid ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh viện Thống Nhất

Tài liệu Rối loạn Lipid ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh viện Thống Nhất: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 237 RỐI LOẠN LIPID Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI PHÒNG KHÁM A1, BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Trần Thanh Bình*, Lê Thị Kim Oanh**, Trần Thị Thu Hằng*, Nguyễn Thị Thanh Uyên*, Trương Văn Trị* TÓM TẮT Giới thiệu: Rối loạn chuyển hóa lipid máu và đái tháo đường là những bệnh lý đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ biến cố và tử vong tim mạch, trên bệnh nhân đái tháo đường thì rối loạn chuyển hóa lipid thường dễ xảy ra hơn và việc kiểm soát lipid đã mang lại những lợi ích nhất định. Mục tiêu: Khảo sát rối loạn lipid ở bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tiến cứu những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên bị đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, bệnh viện Thống Nhất trong thời gian 12/2018 – 5/2019. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 132 bệnh nhân cao t...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn Lipid ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 237 RỐI LOẠN LIPID Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI PHÒNG KHÁM A1, BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Trần Thanh Bình*, Lê Thị Kim Oanh**, Trần Thị Thu Hằng*, Nguyễn Thị Thanh Uyên*, Trương Văn Trị* TÓM TẮT Giới thiệu: Rối loạn chuyển hóa lipid máu và đái tháo đường là những bệnh lý đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ biến cố và tử vong tim mạch, trên bệnh nhân đái tháo đường thì rối loạn chuyển hóa lipid thường dễ xảy ra hơn và việc kiểm soát lipid đã mang lại những lợi ích nhất định. Mục tiêu: Khảo sát rối loạn lipid ở bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tiến cứu những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên bị đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, bệnh viện Thống Nhất trong thời gian 12/2018 – 5/2019. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 132 bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) bị đái tháo đường típ 2, chúng tôi ghi nhận: tuổi trung bình (69,8 ± 7,6); nam giới chiếm (76,5%); tỷ lệ có tăng HA (91,7%); hút thuốc lá (23,5%); BMI trung bình (21,38 ± 4,03); thừa cân, béo phì (7,5%); đường huyết đói trung bình (8,42 ± 2,81mg/L), đạt mục tiêu đường huyết đói (41,7%); HbA1C trung bình (7,63 ± 1,47%), đạt mục tiêu về HbA1C (50,8%). Mức trung bình Cholesterol toàn phần (4,93 ± 1,07mmol/L); TG (2,10 ± 1,25mmol/L); HDL-C (1,08 ± 0,29mmol/L); LDL-C (2,73 ± 0,98mmol/L). Tỷ lệ đạt mục tiêu theo khuyến cáo của Cholesterol (52,3%); đạt mục tiêu TG (48,5%); đạt mục tiêu HDL-C (72.0%); đạt mục tiêu LDL-C (34,1%). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự rối loạn đáng kể về dung mạo lipid trên bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường típ 2 với tỷ lệ đạt mục tiêu chỉ số lipid theo khuyến cáo dao động (34,1-72,0%). Từ khóa: rối loạn lipid, đái tháo đường típ 2, bệnh nhân cao tuổi ABSTRACT LIPID DISORDERS IN ELDERLY PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS Tran Thanh Binh, Le Thị Kim Oanh, Tran Thi Thu Hang, Nguyen Thi Thanh Uyen, Truong Van Tri * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 237 – 243 Introduction: Lipid metabolism disorders and diabetes are the risk factors that have been shown to increase cardiovascular morbidity and mortality. In diabetic patients, lipid metabolism disorders are more likely to occur. Lipid disorder treatment in diabetic patients has improved the risk of cardiovascular problems. Objectives: Survey of lipid disorders in elderly patients with type 2 diabetes mellitus in A1 clinic, Thong Nhat hospital. Methods: Prospective research, cross-section, describe patients aged 60 and over with type 2 diabetes mellitus in A1 clinic, Thong Nhat Hospital during dec/2018 - may/2019. Results: A sample of 132 elderly patients (≥60 years) with type 2 diabetes mellitus, mean age (69.8 ± 7.6); men (76.5%); hypertension (91.7%); smoking (23.5%); mean BMI (21.38 ± 4.03); overweight, obesity (7.5%); mean fasting blood glucose (FBG)(8.42 ± 2.81 mg/L), achieving the goal of FBG (41.7%); mean HbA1C (7.63±1.47%), achieving the goal of HbA1C (50.8%). Mean of total cholesterol (4.93 ± 1.07mmol / L); TG (2.10±1.25 mmol/L); HDL-C (1.08 ± 0.29mmol / L); LDL-C (2.73 ± 0.98mmol / L). The recommended target rate *Bệnh viện Thống Nhất **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Thanh Bình ĐT: 0989754525 Email:bsbinh001@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 238 of Cholesterol (52.3%); TG (48.5%); HDL-C (72.0%); LDL-C (34.1%). Conclusions: The results show a significant disorder of lipid profile in elderly patients with type 2 diabetes mellitus and the rate of achieving lipid targets as recommended in the range (34.1-72.0%). Keywords: lipid disorders, type 2 diabetes mellitus, elderly patients ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu và đái tháo đường (ĐTĐ) là những bệnh lý đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch(1,6). Trong những năm gần đây ghi nhận tần suất bệnh đái tháo đường ngày càng tăng trong dân số Châu Á do di truyền, tính đề kháng insulin, suy giảm chức năng tế bào β, chỉ số BMI, mỡ tạng cao, tỷ lệ mỡ cơ thể cao, thói quen dinh dưỡng – vận động(1,13) Các rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường thường là tăng triglyceride (TG), giảm high density lipoprotein (HDL) và tồn dư các low density lipoprotein (LDL) nhỏ, đậm đặc(1). Nguyên nhân do thiếu hụt hoặc đề kháng insulin làm ảnh hưởng đến các enzyme và con đường chuyển hóa lipid (sản xuất apoprotein, điều hòa lipoprotein lipase, hoạt động của cholesteryl ester, vận chuyển protein và tác dụng của insulin tại gan và ngoại biên, )(1,8,9). Biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ của bệnh ĐTĐ bao gồm bệnh tim mạch; bệnh võng mạc; bệnh thận và bệnh thần kinh, xảy ra do tăng đường huyết mạn tính không kiểm soát được. Trên bệnh nhân ĐTĐ nội mô mạch máu sẽ tăng nhạy cảm với các hạt lipid nên mạch máu dễ bị xơ vữa hơn, điều này có nghĩa là ngay cả nồng độ lipid bình thường cũng có thể gây ra xơ vữa động mạch nhiều hơn ở những người không mắc bệnh ĐTĐ, tạo mối liên quan chặc chẽ giữa xơ vữa động mạch và rối loạn lipid máu. Các rối loạn đường huyết, béo phì và rối loạn insulin ở bệnh nhân ĐTĐ cũng làm tăng tốc độ tiến triển thành xơ vữa động mạch(1,8,9). Trong một nghiên cứu gần đây về nguy cơ xơ vữa ĐM trong cộng đồng, người ta đã quan sát hơn 11.000 người tham gia cho thấy có xu hướng gia tăng đáng kể nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ và tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến mức tăng HbA1c (≥6,5%) so với nhóm HbA1c (<6,5%), các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tương quan nồng độ glucose trong máu với các thông số lipid huyết thanh trong các nghiên cứu trước đây cũng đã ghi nhận rõ ràng ở bệnh nhân có HbA1c thấp (<6,5%) liên quan với giảm nguy cơ biến chứng vi mạch(4,9). Từ năm 2004, các khuyến cáo và hướng dẫn điều trị đã công bố đều nhấn mạnh LDL chính là mục tiêu điều trị nền tảng. Phân tích gộp do nhóm CTT (Cholesterol Treatment Trialists) thực hiện năm 2005 đánh giá hơn 90000 người trong 14 thử nghiệm về statin đã chứng minh rằng điều trị bằng statin giúp làm giảm các biến cố tim mạch(6). Nghiên cứu 4S, simvastatin giảm nguy cơ biến cố tim mạch (37-55%) ở 202 bệnh nhân cao tuổi có rối loạn lipid máu và ĐTĐ(1,6). Nghiên cứu CARDS, đánh giá trên những bệnh nhân đến 75 tuổi, khẳng định biến cố tim mạch xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân ĐTĐ. Kết quả sau 5 năm nghiên cứu, 20% nhồi máu cơ tim và 8% đột quỵ xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn ở bệnh nhân không ĐTĐ (12% và 3%) (p=0,001). Pravastatin có hiệu quả tương đương giảm mức lipid máu ở bệnh nhân có và không có ĐTĐ và làm giảm 25% nguy cơ biến cố mạch vành ở cả 2 nhóm với độ giảm nguy cơ tuyệt đối ở nhóm ĐTĐ (-8,1%) nhiều hơn so với nhóm không ĐTĐ (-5,2%)(6,8,9), như vậy trên bệnh nhân ĐTĐ thì rối loạn chuyển hóa lipid thường dễ xãy ra hơn và việc kiểm soát lipid cũng mang lại những lợi ích nhất định. Với nhũng hiểu biết đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu rối loạn lipid trên bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ típ 2 đang được theo dõi và điều trị tại phòng khám A1 Bệnh viện Thống Nhất. Mục tiêu Khảo sát rối loạn lipid ở bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, Bệnh viện Thống Nhất. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 239 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên bị đái tháo đường típ 2 tại phòng khám A1, bệnh viện Thống Nhất trong thời gian 12/2018 – 5/2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả. Phương pháp Mô tả, tiến cứu những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, theo dõi tại phòng khám A1 bị đái tháo đường típ 2 (theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ ADA, 2018)(1). Dựa vào hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử, chúng tôi khảo sát các yếu tố: BMI; hút thuốc lá; tăng HA (≥130/80 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp) (theo ACC/AHA, 2017)(6); Glucose lúc đói; HbA1C; các chỉ số lipid (TC, TG, HDL-C, LDL-C); những thuốc điều trị rối loạn lipid máu (statin, fibrat, eztimibe, ), và đánh giá đạt hay không đạt mục tiêu lipid (theo NCEP-ATP III, ESC/EAS-2016, VNHA-2015, ADA-2018)(1,3,6,11). Bảng 1: Đạt mục tiêu các chỉ số lipid Biến số Đạt mục tiêu khi TC (mmol/L) ≤5,2 mmol/L TG (mmol/L) <1,7 mmol/L HDL-C (mmol/L) nam ≥1 mmol/L hoặc nữ ≥1,3 mmol/L LDL-C (mmol/L) <1,8 mmol/L Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo chương trình thống kê SPSS version 15.0 for Window, kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ. KẾT QUẢ Qua thời gian 6 tháng, chúng tôi tiến cứu được 132 trường hợp bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 với đặc điểm bệnh nhân như sau: Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu (69,8±7,6); nam giới chiếm (76,5%); tỷ lệ có tăng HA (91,7%); hút thuốc lá (23,5%); BMI trung bình (21,38 ± 4,03); thừa cân, béo phì (BMI≥25) là (7,5%); đường huyết đói trung bình (8,42 ± 2,81 mg/L), đạt mục tiêu đường huyết đói (41,7%); HbA1C trung bình (7,63 ± 1,47%), đạt mục tiêu về HbA1C (50,8%) (Bảng 2). Bảng 2: Đặc điểm bệnh nhân Đặc điểm dân số (N = 132) SD, (%) Tuổi trung bình 69,8 ± 7,6 Giới tính nam 101 (76,5%) Tăng HA 121 (91,7%) Hút thuốc lá 31 (23,5%) BMI (kg/cm 2 ) 21,38 ± 4,03 Thừa cân (BMI≥25) 10 (7,5%) Đường huyết đói (mmol/L) 8,42 ± 2,81 Đạt mục tiêu đường huyết đói (<7 mmol/L) 55 (41,7%) HbA1C (%) 7,63 ± 1,47 Đạt mục tiêu về HbA1C (≤ 7.5%) 67 (50,8%) Bảng 3: Chỉ số lipid Giá trị lipid (N = 132) SD TC (mmol/L) 4,93 ± 1,07 TG (mmol/L) 2,10 ± 1,25 HDL-C (mmol/L) 1,08 ± 0,29 LDL-C (mmol/L) 2,73 ± 0,98 Kết quả dung mạo lipid của 132 bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu: mức trung bình của Cholesterol toàn phần (4,93±1,07 mmol/L); TG (2,10±1,25 mmol/L); HDL-C (1,08 ± 0,29 mmol/L); LDL-C (2,73±0,98 mmol/L) (Bảng 3). Bảng 4: Tỷ lệ điều trị thuốc rối loạn lipid máu Điều trị (N = 132) N (%) Không điều trị 7 (5,3%) Được điều trị 125 (94,7%) Với 132 bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu: có (5,3%) không được điều trị và (94,7%) được điều trị các thuốc hạ lipid như theo khuyến cáo (Bảng 4). Bảng 5: Loại thuốc được chỉ định Thuốc (N = 125) N (%) Atorvastatin 93 (74,4%) Rosuvastain 27 (21,6%) Simvastatin + Eztimib 3 (2,4%) Fenofibrate 2 (1,5%) Bảng 6: Liều thuốc trung bình hàng ngày Thuốc Liều rung bình Atorvastatin 13,8 mg Rosuvastain 7,2 mg Eztimibe 10 mg Fenofibrate 152 mg Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 240 Trong 125 bệnh nhân được điều trị thuốc hạ mở máu: tỷ lệ sử dụng Atorvastatin (74,4%) liều trung bình hàng ngày (13,8 mg), Rosuvastatin (21,6%) liều trung bình hàng ngày (7,2 mg), sử dụng phối hợp Statin + Eztimibe (chiếm 2,4%) liều Eztimibe (10 mg) và tỷ lệ sử dụng Fenofibrate là (1,5%) với liều trung bình là (152 mg) (Bảng 5, 6). Bảng 7: Đạt mục tiêu về chỉ số lipid Biến số N (%) TC (<5,2mmol/L) 69 (52,3%) TG (<1,7 mmol/L) 64 (48,5%) HDL-C (mmol/L) (nam >1; nữ >1,3) 95 (72,0%) LDL-C (<1,8 mmol/L) 45 (34,1%) Tỷ lệ đạt mục tiêu về chỉ số lipid của 132 bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu của chúng tôi: tỷ lệ đạt mục tiêu Cholesterol (52,3%); đạt mục tiêu TG (48,5%); đạt mục tiêu HDL-C (72,0%) (theo NCEP-ATP III); đạt mục tiêu LDL-C (34,1%) (theo NCEP-ATP III, ESC/EAS-2016, VNHA-2015, ADA-2018)(1,3,6,11) (Bảng 7). BÀN LUẬN Qua thực hiện tiến cứu 132 trường hợp bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2, chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu khá cao (69,8 ± 7,6); nam giới chiếm (76,5%), tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Aclan Ozder et al(12); Khursheed MU et al(7); Markku Laakso et al(8); Chehade JM et al(4): với nam giới (57,4-72%), tuổi trung bình (55-75 tuổi). Các yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu của chúng tôi: tăng HA (91,7%); hút thuốc lá (23,5%); BMI trung bình (21,38 ± 4,03); thừa cân, béo phì (BMI≥25) là (7,5%); Tỷ lệ tăng HA rất cao, kế đến là đái tháo đường và hút thuốc lá thì thấp hơn, không giống những nghiên cứu khác trên thế giới. Trong nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận trung bình đường huyết lúc đói (8,42 ± 2,81mg/L); HbA1C trung bình (7,63 ± 1,47%), tương đương kết quả nghiên cứu của Amit Kumar D et al(5) (8,85±0,38), thấp hơn trung bình đường huyết lúc đói trong nghiên cứu của Shankarprasad DS et al(14) (11,45 ± 2,1); Aclan Ozder et al(12) (11,38 ± 3,31); Murwan KS et al(10) (11,93 ± 4,9). Từ năm 1979, Kannel et al(11) khi phân tích dữ liệu từ nghiên cứu Framingham đã xác định bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp hai đến ba lần, từ đó một loạt những nghiên cứu dịch tể, quan sát, can thiệp cũng đã cho thấy bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ tim mạch chính(6,11). Hút thuốc lá làm tăng độ cứng, mất độ đàn hồi của mạch máu và là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch. Hút thuốc làm tăng nguy cơ NMCT lên gấp 2 lần, đột quỵ lên 3 lần, bệnh động mạch ngoại biên lên 5 lần(1,11), Các nghiên cứu dịch tể cho thấy tần suất mới mắc đái tháo đường típ 2 tăng theo tuổi. Năm 1995, theo thống kê chưa đầu đủ thì 18-20% người trên 65 tuổi tại Hoa Kỳ mắc bệnh đái tháo đường(1). Theo WHO năm 2000, số liệu được lấy từ một số nước trên thế giới, tần suất mắc bệnh đái tháo đường tăng theo tuổi. Trước 60 tuổi, tần suất mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới một ít, sau 60 tuổi, tần suất mắc bệnh ở nữ giới cao hơn ở nam giới(2,4). Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc ĐTĐ theo lớp tuổi Các khuyến cáo hiện nay đều yêu cầu tầm soát việc tăng đường huyết ở tất cả người lớn trên 45 tuổi và lập lại mỗi 3 năm nhằm tránh bỏ sót chẩn đoán đái tháo đường(1). Ngoài 20% dân số người cao tuổi có đái tháo đường thật sự, còn có 20-25% người cao tuổi có rối loạn dung nạp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 241 đường huyết đói. Đây là một tình trạng liên quan đến tăng 2 lần biến cố mạch máu lớn(1,11). Tần suất rối loạn lipid máu ở người cao tuổi khác nhau ở những vùng được nghiên cứu. Năm 2000, một nghiên cứu tại Thái Lan trên 203 người >60 tuổi ghi nhận có từ 25-70% số người có rối loạn một hoặc nhiều chỉ số lipid8). Năm 2010, một nghiên cứu tại Nigeria trên 176 người > 50 tuổi ghi nhận có 69,9% người được chẩn đoán rối loạn lipid máu (dựa trên ATP III)(11). Năm 2010, kết quả từ một nghiên cứu gộp với hơn 170000 người từ 26 nghiên cứu lớn trên thế giới, được đăng trên tạp chí uy tín The Lancet, ghi nhận 25% nam giới và 42% nữ giới > 65 tuổi có mức cholesterol toàn phần > 240 mg/dL(11). Những nghiên cứu phòng ngừa nguyên phát ở người cao tuổi đến 73 tuổi và phòng ngừa thứ phát ở người cao tuổi đến 75 tuổi đã chứng minh rằng việc giảm mức cholesterol máu có thể giảm đáng kể các biến cố tim mạch ở người cao tuổi có hoặc không có đái tháo đường(1,6,11). Cũng trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có (5,3%) số bệnh nhân chưa được điều trị với thuốc rối loạn lipid máu, nhóm thuốc statin là lưa chọn nhiều nhất (>96%) trong việc điều trị. Cholesterol toàn phần (TC) trung bình trong NC của chúng tôi (4,93 ± 1,07)mmol/L, đạt mục tiêu Cholesterol (52,3%) tương đương mức TC trung bình trong NC của Amit Kumar D et al(5) (5,10 ± 0,14); và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Murwan KS et al(10) (5,76 ±0,35); Shankarprasad DS et al(14) (5,97 ± 0,79); Aclan Ozder et al(12) (5,81±1,2). Kết quả khác biệt do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trên BN cao tuổi, trong khi những nghiên cứu khác thực hiện trên đối tượng người trưởng thành. Các tác giả cũng ghi nhận tình trạng đái tháo đường (ĐTĐ) dường như có liên quan đến tăng tổng hợp cholesterol và được giả thuyết rằng: tình trạng tiến triển của bệnh ĐTĐ gây tăng hoạt động của HMG-CoA reductase ở ruột dẫn đến tăng tổng hợp cholesterol cũng như chế độ ăn giàu cholesterol cũng bổ sung vào tổng lượng cholesterol bằng cách tăng hấp thu(1). Nghiên cứu ĐTĐ ở Vương quốc Anh (UKPDS) cho thấy yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây tử vong và nhồi máu cơ tim không tử vong là tăng LDL-C. Một nghiên cứu ở Phần Lan thực hiện trên 1059 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã cho thấy rằng rối loạn lipid máu (TC cao, TG cao, HDL-C thấp và LDL-C cao) là các yếu tố quan trọng trong biến cố tim mạch(1,11). TG trung bình trong nghiên cứu (NC) của chúng tôi (2,10 ± 1,25)mmol/L, đạt mục tiêu TG (48,5%) thấp hơn TG trung bình trong NC của Shankarprasad DS et al(14) (2,6 ± 0,68); Aclan Ozder et al(12) (2,71 ± 1,16); Murwan KS et al(10) (3,46±0,69) cao hơn TG trung bình trong NC của Amit Kumar D et al(5) (1,71 ± 0,25). Kết quả khác biệt do NC của chúng tôi thực hiện trên người cao tuổi và do những yếu tố như di truyền, kinh tế, xã hội; trong đó chế độ ăn giàu carbonhydrat và ít chất béo là một nguyên nhân(7). Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), các chất chuyển hóa của VLDL và chylomicron tồn dư là các lipoprotein giàu TG ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Một số nghiên cứu sử dụng chất phóng xạ để theo dõi sự chuyển hóa của VLDL huyết tương đã cho thấy: ở những bệnh nhân ĐTĐ mà kiểm soát đường huyết kém thì có hiện tượng tăng sản xuất và giảm thảy trừ VLDL, đó nguyên nhân phổ biến gây tăng TG máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Khiếm khuyết cơ bản trong rối loạn lipid máu ĐTĐ là gan sản xuất quá mức các hạt VLDL. Quá trình này liên quan chặt chẽ với đề kháng insulin (mặc dù còn chưa rõ ràng). Việc này sẽ khởi đầu một loạt các thay đổi khác về lipoprotein, đầu tiên là tẳng nồng độ LDL nhỏ, đậm đặc tồn dư và thứ hai là giảm thấp nồng độ HDL-C. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy: nồng độ insulin lúc đói, đường máu, mỡ bụng, mỡ gan và đề kháng insulin là những yếu tố dự báo sản xuất VLDL1-apoB và VLDL1- triglyceride(1,7,8,9). HDL-C trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi (1,08 ± 0,29)mmol/L, đạt mục tiêu HDL-C (72,0%), tương đương HDL-C trung bình trong nghiên cứu của Amit Kumar D et Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 242 al(5) (1,1 ± 0,03); Shankarprasad DS et al(14) (1,02±0,39); Aclan Ozder et al(12) (0,79 ± 0,18) và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Murwan KS et al(10) (1,39 ± 0,14). Từ nghiên cứu Framingham(11), tác giả Gordon và cộng sự đã phân tích cho thấy rằng cứ tăng mỗi 0,03mmol/L HDL-C thì nguy cơ tim mạch sẽ giảm từ 2-3%. Tác giả Jafri và cộng sự(11) khi phân tích gộp 20 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên với cở mẫu 543.210 người theo dõi trong vòng một năm cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các mức HDL-C điều trị và biến cố tim mạch. Sự giảm nồng độ HDL và apolipoprotein AI (apolipoprotein chính trong thành phần HDL-C) là đặc trưng ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Ngoài ra, còn có những bất thường về kích thước và thành phần của các hạt HDL- C. Chức năng của HDL-C và apolipoprotein AI là loại bỏ những cholesterol dư thừa từ các mảng xơ vữa động mạch. Do đó, sự giảm nồng độ của chúng thúc đẩy sự tích tụ cholesterol trong thành mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Hơn nữa, bản chất HDL-C có tính chất viêm và chống oxy hóa. Bất thường thành phần HDL-C ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có thể dẫn đến suy giảm khả năng kháng thể(1,11). LDL-C trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi (2,73 ± 0,98mmol/L), đạt mục tiêu LDL-C (34,1%), tương đương kết quả nghiên cứu của Amit Kumar D et al(5) (2,94 ± 0,13), trung bình thấp hơn kết quả của Aclan Ozder et al(12) (3,37±0,84); Shankarprasad DS et al(14) (3,37±0,83); Murwan KS et al(10) (5,56 ± 0,32). Vì nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 xếp vào nhóm nguy cơ cao tương đương bệnh mạch vành nên tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C rất thấp (34,1%) so với vùng Châu Á Thái Bình Dương (34,9%) và dân số trưởng thành Việt Nam (27,6%) trong nghiên cứu CEPHEUS(13). Trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nồng độ LDL-C có thể không tăng, tuy nhiên với bất kỳ mức LDL-C nào, những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cũng thường có số lượng các hạt LDL nhỏ, đậm đặc tăng. Trong mỗi hạt LDL có chứa một phân tử apolipoprotein B, ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thường có mức tăng apolipoprotein B vì thế số lượng hạt LDL cũng tăng lên góp phần gây ra chứng xơ vữa động mạch và nguy cơ tim mạch. Các hạt LDL nhỏ, đậm đặc bị xơ vữa sẽ nhanh chóng xâm nhập vào thành động mạch, có thể gây độc cho các tế bào nội mô mạch máu, gây ra sự sản sinh nhiều các yếu tố tiền đông máu và có thể bị oxy hóa dễ dàng hơn các hạt LDL lớn. Sự hình thành LDL nhỏ, đậm đặc có liên quan chặt chẽ với tình trạng kháng insulin và tăng triglyceride máu. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi mức độ VLDL, TG là yếu tố dự báo chính về kích thước LDL ở những người có hoặc không có bệnh ĐTĐ típ 2(1,4). KẾT LUẬN Qua thực hiện tiến cứu, mô tả, cắt ngang 132 trường hợp bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường típ 2, chúng tôi ghi nhận: tuổi trung bình khá cao; nam giới chiếm đa số; các nguy cơ tim mạch kèm theo như tăng HA, hút thuốc lá, đái tháo đường còn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là tăng HA; tỷ lệ đạt mục tiêu về đường huyết đói, HbA1c theo khuyến cáo(1) còn thấp (41,7 - 50,8%); dung mạo lipid cũng có sự rối loạn đáng kể, với tỷ lệ đạt mục tiêu về chỉ số lipid theo khuyến cáo(6) còn rất thấp, chỉ dao động (34,1-72,0%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (2018). Standarts of medical care in diabetes. Journal of Clinical and Applied Research and Education, 41(1):S1-S2. 2. Bhambhani GD, Rutu G, et al (2015). “Lipid profile of patients with diabetes mellitus: a cross sectional study”. International Journal of Research in Medical Sciences, 3(11):3292-3295. 3. Catapano AL, et al (2016). 2016 ESC/EAS Guidelines for the Management of Dyslipidaemias. European Heart Journal, 37(39):2999–3058. 4. Chehade JM, Gladysz M, Mooradian AD (2013). Dyslipidemia in type 2 diabetes: prevalence, pathophysiology, and management. Drugs; 73(4):327-39. 5. Dixit AK, et al (2014). “The prevalence of dyslipidemia in patients with diabetes mellitus of ayurveda Hospital”. Published online, doi: 10.1186/2251-6581-13-58. 6. Hội tim mạch Việt Nam (2008). Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa (Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu). Nhà xuất bản y học, pp.476–502. 7. Khursheed MU, et al (2011). “Lipid Profile of Patients with Diabetes mellitus (A Multidisciplinary Study)”. World Applied Sciences Journal, 12(9):1382-1384. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 243 8. Laakso M, et al (2009). “Lipid disorders in type 2 diabetes”. Endocrinol Nutr; 56(4):43-5. 9. Mooradian AD, et al (2009). “Dyslipidemia in type 2 diabetes mellitus”. Nat Clin Pract Endocr Metab; 5:150–159. 10. Murwan KS, Mohammed AA, et al (2016). “A Study of Lipid Profile Levels of Type II Diabetes Mellitus”. Nova Journal of Medical and Biological Sciences, doi: 10.20286/nova-jmbs-050203. 11. National Cholesterol Education Program (2001). Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III). NIH publication, pp.01–3670. 12. Ozder A et al (2014). “Lipid profile abnormalities seen in T2DM patients in primary healthcare in Turkey: a cross- sectional study”. Lipids Health Dis, doi: 10.1186/1476-511X-13-183. 13. Pak JE, et al (2011). “Lipid lowering treatment in hyperchlesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asia survey”. European Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation, 0(00):1–14. 14. Shankarprasad DS, et al (2015).“Lipid profile in Diabetes Mellitus”. Indian Journal of Pathology and Oncology; 2(4):290-294. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfroi_loan_lipid_o_benh_nhan_cao_tuoi_dai_thao_duong_tip_2_tai.pdf
Tài liệu liên quan