Quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017

Tài liệu Quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 221 QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU NỘI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 Đỗ Mạnh Hùng*, Đỗ Quang Vĩ*, Phạm Thu Hiền* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện, tại khoa Cấp cứu chống độc tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện. Kết quả: Lập kế hoạch từ trước: Có kế hoạch 89,71%, trao đổi các rủi ro với khoa phòng được chuyển đến 79,43%. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án trước vận chuyển: 97,14%, Kiểm tra trang thiết bị trước vận chuyển: Kiểm tra thiết bị và vật tư 84%, kiểm tra pin sạc đầy 82%, kiểm tra lượng oxy trong bình 85,43%, kiểm tra và chuẩn bị thuốc tiêm tĩnh mạch 72%. Sau vận chuyển: Bàn giao xét nghiệm 67,14%, bàn giao bệnh nhi và hồ sơ 81,43%, lưu lại thông tin sự cố 52,29%, phỏng vấn điều dưỡng ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 221 QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU NỘI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 Đỗ Mạnh Hùng*, Đỗ Quang Vĩ*, Phạm Thu Hiền* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện, tại khoa Cấp cứu chống độc tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện. Kết quả: Lập kế hoạch từ trước: Có kế hoạch 89,71%, trao đổi các rủi ro với khoa phòng được chuyển đến 79,43%. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án trước vận chuyển: 97,14%, Kiểm tra trang thiết bị trước vận chuyển: Kiểm tra thiết bị và vật tư 84%, kiểm tra pin sạc đầy 82%, kiểm tra lượng oxy trong bình 85,43%, kiểm tra và chuẩn bị thuốc tiêm tĩnh mạch 72%. Sau vận chuyển: Bàn giao xét nghiệm 67,14%, bàn giao bệnh nhi và hồ sơ 81,43%, lưu lại thông tin sự cố 52,29%, phỏng vấn điều dưỡng 46,29%. Kết luận: Quy trình vận chuyển cấp cứu nội viện còn chưa được thực hiện đầy đủ tại Khoa cấp cứu chống độc, bệnh viện Nhi Trung ương. Từ khóa: Quy trình quản lý, vận chuyển cấp cứu nội viện, rủi ro. ABSTRACT THE MANAGEMENT PROCEDURE OF HOSPITAL TRANSPORT AT EMERGENCY – POISON CONTROL DEPARTMENT, VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL IN 2017 Do Manh Hung, Do Quang Vi, Pham Thu Hien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 221 – 226 Objective: To describe the current status of management procedure of hospital transport at Emergency – Poison control department, Vietnam National Children’s Hospital in 2017. Methodology: The study was conducted on 350 cases of hospital transport using cross-sectional method. Result: set up plan: have plan 89.71%, inform the risks to the department to be transferred 79.43%. Check document, patient report before transport: 97.14%, check medical equipment before transport: check equipment 84%, check the battery 82%, check oxygen 85.43%, check and prepare intravenous medicine 72%. After transport: Delivery test result 67.14%, delivery patients and document 81,43%, save adverse events 52.29%, interview nurses 46.29%. Conclusion: The procedure of patient transport inside the hospital at Emergency – Poison control department has not been met the requirement of patient transport at Vietnam National Children’s Hospital. Keywords: Management procedure, emergency transport in hospital, risks. ĐẶT VẤN ĐỀ Vận chuyển nội viện (intrahospital transport): là vận chuyển bệnh nhân trong một bệnh viện cho mục đích chăm sóc, chẩn đoán và điều trị. Vận chuyển nội viện an toàn là dựa trên quy trình bao gồm lập kế hoạch từ trước, có nhân viên vận chuyển được đào tạo hoặc là nhân viên vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp, trang *Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Mạnh Hùng, ĐT: 0913 304075, Email: hungdm.nip@gmail.com . Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 222 thiết bị cấp cứu, theo dõi và ghi chép hồ sơ bệnh án. Các thành tố chính bao gồm thành phần đội vận chuyển, liên hệ trước vận chuyển, bàn giao, thiết bị và giảm thiểu rủi ro(3). Trong vận chuyển cấp cứu có thể xảy ra sự cố, theo các nghiên cứu tỉ lệ này là khá cao gần 70%(2,8). Sự cố được phân loại thành rủi ro liên quan đến hệ thống chăm sóc người bệnh hoặc là suy chức năng cơ quan cơ thể người bệnh(3,9). Sự cố liên quan tới trang thiết bị dao động từ 11% đến 34%(3,6,8). Beckmann và cộng sự (2004)(1) cho thấy 39% tình huống xảy ra do vấn đề về thiết bị. Với tỷ lệ thấp hơn Gillman và cộng sự (2006) cho thấy 9% các sự cố liên quan đến thiết bị(4). Hầu hết các sự cố có thể phòng tránh được nếu tuân thủ đầy đủ quy trình vận chuyển cấp cứu nội viện an toàn. Theo mô hình Cooper về vận chuyển cấp cứu nội viện thì an toàn có thể được hợp bởi 3 thành tố chính gồm: lập kế hoạch, trang thiết bị, liên hệ trước vận chuyển(7). Theo tác giả D Day (2010), quá trình vận chuyển an toàn nếu tuân thủ 5W (why, who, what, where, when). Quá trình vận chuyển cấp cứu để không xảy ra sự cố khi cân nhắc được lý do vận chuyển, bệnh nhân và nhân viên y tế tham gia vận chuyển, nơi vận chuyển và thời điểm vận chuyển(3). Nhằm mô tả việc thực hiện quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện qua đó tìm ra các giải pháp can thiệp hiệu quả, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa Cấp cứu – Chống độc, bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả thực trạng quy trình quản lý vận chuyển cấp cứu nội viện, tại khoa Cấp cứu chống độc tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các trường hợp bệnh nhi Đang điều trị cấp cứu tại khoa Cấp cứu & chống độc, có chỉ định vận chuyển trong nội viện để thực hiện các xét nghiệm (CT-scan, X- Quang, MRI, ...), hoặc điều trị (như xạ trị, vật lý trị liệu, gây mê, phẫu thuật, ...), chuyển hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa thích hợp. Tiêu chuẩn lựa chọn Bệnh nhân có độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu & chống độc Bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng cấp cứu. Bao gồm: Suy hô hấp: Khó thở, rối loạn nhịp thở, tím tái, ngừng thở; Suy tuần hoàn: Trụy tim mạch, tiền sốc, sốc, rối loạn nhịp tim nặng; Tổn thương hệ thần kinh TƯ: Li bì, hôn mê, co giật khi đến viện; Các cấp cứu ngoại khoa: Chấn thương nặng, chỉ định phẫu thuật cấp cứu; Các biểu hiện khác: Rối loạn thân nhiệt nặng (Nhiệt độ > 40°C hoặc <35,5°C), rối loạn đông máu, chảy máu nặng. * Các cán bộ y tế tham gia vận chuyển nội viện Các nhân viên y tế bệnh viện tham gia vào quá trình vận chuyển nội viện từ khoa cấp cứu chống độc tới các đơn vị khác trong bệnh viện. Nhân viên y tế bao gồm: Bác sỹ, Điều dưỡng, học viên. Phương tiện, trang thiết bị, thuốc được sử dụng trong vận chuyển nội viện Thiết bị duy trì chỉ số sinh tồn (máy truyền dịch, máy theo dõi 5 thông số, máy thở di động). Dịch truyền; Thuốc; Bơm tiêm điện gắn vào khung giường bệnh; Mặt nạ có túi thở ôxy; Ống nghe và máy đo huyết áp; Máy đo huyết áp bắp tay tự động; Hộp cấp cứu (thuốc và dụng cụ đối phó trong các trường hợp khẩn cấp); Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 223 Bộ dụng cụ đặt nội khí quản. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp thiết kế mô tả cắt ngang, nghiên cứu kết hợp định lượng định tính. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức: Trong đó: p = 30% = 0,3 là tỷ lệ các sự cố xảy ra trong các lần vận chuyển nội viện(8). Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z). d = 0,05 là sai số tuyệt đối, lấy mức 5%. n = 323: Cỡ mẫu cần nghiên cứu, lấy tròn khoảng 350 trường hợp bệnh nhi cần vận chuyển cấp cứu nội viện. Tiêu chuẩn đánh giá Hướng dẫn của D.Day (2010)về quy trình cấp cứu nội viện(Error! Reference source not found.). Mô hình Cooper về vận chuyển cấp cứu nội viện thì an toàn. Một số biến số chính trong nghiên cứu Lập kế hoạch: Là có hay không hoạt động dự trù nhân lực, thiết bị, phương tiện và các tình huống có thể xảy ra và các can thiệp trong suốt quá trình vận chuyển Liên hệ, xác nhận việc sắp xếp lịch với khoa phòng chuyển đến: Là có hay không hoạt động liên hệ, xác nhận việc sắp xếp lịch với các Khoa/ Phòng nơi bệnh nhi được chuyển đến. Trao đổi rủi ro với khoa phòng được chuyển đến: Là có hay không việc trao đổi thông tin tình trạng bệnh nhi và các rủi ro trên đường vận chuyển với khoa phòng bệnh nhi chuyển đến. Vấn đề y đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng y đức của bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó: Nghiên cứu chỉ quan sát và nghi nhận thực trạng sự cố, không có bất cứ can thiệp nào lên người bệnh cũng như đến hệ thống vận chuyển cấp cứu nội viện. Tất cả bệnh nhân trong các hồ sơ bệnh án, được giữ kín toàn bộ thông tin cá nhân về độ tuổi, quê quán và các thông tin cá nhân khác. Các bảng, biểu số liệu điều tra không ghi rõ bất cứ một trường hợp cụ thể nào dễ nhận biết một đối tượng hay trường hợp vận chuyển. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhi được vận chuyển Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Độ tuổi Sơ sinh 78 22,29 1-12 tháng 192 54,86 12-60 tháng 54 15,43 >60 tháng 26 7,43 Giới tính Nam 223 63,71 Nữ 127 36,29 TỔNG 350 100 Bệnh nhi được vận chuyển chủ yếu là sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi chiếm hơn 77%. Giới tính: Trẻ nam với 63, 71%, cao hơn trẻ nữ. Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhi cấp cứu trước vận chuyển Đặc điểm Số lượng (n=350) Tỷ lệ % Hô hấp Chất xuất tiết/đờm dãi ứ đọng 64 18,29 Hút dịch 68 19,43 Thở ô xy 127 36,29 Mở khí quản 2 0,57 Tăng nhịp thở 163 46,57 Giảm bão hòa oxy 13 3,71 Bóp bóng – nội khí quản 125 35,71 Dẫn lưu màng phổi 4 1,14 Tuần hoàn Dấu hiệu chảy máu 21 6,00 Truyền dịch 190 54,29 Đường truyền tĩnh mạch trung tâm 26 7,43 Thần kinh Tư thế bất thường 13 3,71 Co giật 13 3,71 Ly bì, hôn mê 129 36,86 Đặc điểm khác Sốt cao 40 11,43 Phát ban 6 1,71 Nôn 17 4,86 Đi ngoài 14 4,00 Chảy máu 15 4,29 Đặc điểm lâm sàng bệnh nhi cấp cứu trước vận chuyển: Hầu hết có các biểu hiện suy giảm các chỉ số sinh tồn cơ quan hô hấp, tuần Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 224 hoàn, thần kinh. Trong đó về hô hấp tỷ lệ đặt ống nội khí quản là 36,29%, bóp bóng nội khí quản 35,71%, về tuần hoàn hơn một nửa số ca phải truyền dịch (54,29%). Về thần kinh hơn 1/3 số bệnh nhân trong trạng thái ly bì hôn mê (36,86%) và co giật chiếm tới 3,71%, tư thế bất thường co quắp 3,71%. Đây đúng là những bệnh nhi rất nặng. Bảng 3. Lập kế hoạch từ trước Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Lập kế hoạch Không 36 10,29 Có 314 89,71 Liên hệ, xác nhận việc sắp xếp lịch với các Khoa/ Phòng chuyển đến Không 35 10,00 Có 315 90 Trao đổi các rủi ro với khoa phòng được chuyển đến Không 72 20,57 Có 278 79,43 TỔNG 350 100 Gần 90% số trường hợp vận chuyển có kế hoạch vận chuyển, 90% số trường hợp có sự liên hệ, xác nhận lịch với khoa/phòng chuyển đến, trao đổi thông tin với khoa phòng chuyển đến chiếm gần 80%. Bảng 4. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án trước khi vận chuyển Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Kiểm tra hồ sơ, bệnh án Không 10 2,86 Có 340 97,14 Kiểm tra xét nghiệm Không 35 10,00 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Có 315 90,00 Kiểm tra thuốc và bàn giao Không 54 15,43 Có 296 84,57 Kiểm tra vấn đề khác Không 316 90,29 Có 34 9,71 Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ trước vận chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 97%, tiếp đến là kiểm tra xét nghiệm với 90%, các thủ tục khác (như kiểm tra tiền sử đối với các trường hợp mới nhập viện) chiếm 9,71%. Bảng 5. Kiểm tra TTB trước vận chuyển Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Có sự kiểm tra thiết bị và vật tư trước vận chuyển Không 56 16,00 Có 294 84,00 Pin được sạc đầy Không 63 18,00 Có 287 82,00 Kiểm tra lượng oxy trong bình Không 51 14,57 Có 299 85,43 Kiểm tra và chuẩn bị thuốc tiêm tĩnh mạch Không 98 28,00 Có 252 72,00 TỔNG 350 100 Đa phần các ca vận chuyển đều có sự kiểm tra các trang thiết bị trước vận chuyển (84%), kiểm tra pin (82%), kiểm tra lượng oxy (85,43%) và kiểm tra các loại thuốc tiêm tĩnh mạch (72%). Bảng 6. Một số hoạt động sau khi vận chuyển về khoa Hoạt động Số lượng Tỷ lệ % Bàn giao xét nghiệm 235 67,14 Bàn giao thuốc 222 63,43 Bàn giao bệnh nhi và hồ sơ 285 81,43 Lưu lại thông tin sự cố 183 52,29 Kiểm tra hồ sơ bệnh án 295 84,29 Kiểm tra xét nghiệm 272 77,71 Kiểm tra thuốc tiêm và thuốc bàn giao 250 71,43 Phỏng vấn điều dưỡng sau vận chuyển Về các sự cố, hướng xử lý trong quá trình vận chuyển 162 46,29 Các vấn đề khác 21 6,00 Các hoạt động sau khi vận chuyển về khoa chiếm tỷ lệ cao nhất là kiểm tra hồ sơ bệnh án với 84,29%, tiếp đến là bàn giao bệnh nhi và hồ sơ với 81,43%, thấp nhất là phỏng vấn điều dưỡng sau vận chuyển với 46,29%. BÀN LUẬN Quy trình VCCC nội viện là một quá trình giống như các hoạt động quản lý bệnh viện khác, bao gồm các hoạt động lập kế hoạch dự trù nhân lực, thiết bị, thực hiện và đánh giá kết quả đạt được, song song với các khâu đó thì quá trình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 225 giám sát, theo dõi và hỗ trợ cần được thực hiện ở mọi khâu. Theo tác giả Waydhas và cộng sự (1999) báo cáo tỉ lệ rủi ro/lợi ích trong vận chuyển bệnh nhân đi thực hiện các quy trình chẩn đoán là 40 - 50%(8). Hiện nay bệnh viện đã có nội quy về vận chuyển cấp cứu nội viện tại bệnh viện trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và kỹ thuật thực hiện đối với từng khoa phòng tham gia công tác vận chuyển, tiếp nhận và thực hiện các kỹ thuật cấp cứu, chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu đánh giá quy trình thực hiện vận chuyển cấp cứu nội viện nhằm mục đích tìm ra các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao tính an toàn trong vận chuyển. Theo LK Ott và cộng sự (2011), trong công tác vận chuyển cấp cứu nội viện việc lập kế hoạch trước: là “sự phối hợp và thông tin giữa khoa gửi đến và khoa nhận”. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ lập kế hoạch từ trước chiếm 89,71%, liên hệ, xác nhận việc sắp xếp lịch với các khoa/ phòng chuyển đến chiếm 90% số ca, Trao đổi các rủi ro với khoa phòng được chuyển đến chiếm 79,43%. Theo Shields J và cộng sự (2015) thì kế hoạch từ trước là sắp xếp và giao tiếp giữa Khoa gửi đi và Khoa nhận, truyền tải thông tin thiết yếu về tình trạng bệnh nhân, nhu cầu đặc biệt và yêu cầu nhân viên y tế(7). Theo Shields J và cộng sự (2015) có đến 66% các trường hợp cấp cứu nội viện không được bàn giao về thông tin. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án, xét nghiệm, thuốc và bàn giao là cần thiết, vì quá trình giúp tiên lượng được các hình huống xảy ra trong quá trình cấp cứu bệnh nhi, quá trình cũng đảm bảo thực hiện tốt công tác chuyển tải thông tin đến các khoa nhận bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiểm tra hồ sơ, bệnh án là 97,14%, tỷ lệ kiểm tra xét nghiệm là 90%, tỷ lệ kiểm tra thuốc bàn giao là 15,43%, kiểm tra các vấn đề khác chiếm 9,71%. Kiểm tra TTB trước vận chuyển giúp việc chuẩn bị các phương tiện, TTB một cách hiệu quả và tránh được các tình huống rủi ro trong quá trình vận chuyển nội viện. TTB trên xe vận chuyển/giường vận chuyển giúp duy trì các chỉ số sinh tồn ở bệnh nhân. Trường hợp sự cố các thiết bị hỏng hóc, hay hết pin có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ kiểm tra thiết bị và vật tư trước vận chuyển chiếm 84%, kiểm tra pín sạc đầy chiếm 82%, kiểm tra lượng oxy trong bình 85,43%, kiểm tra và chuẩn bị thuốc tiêm tĩnh mạch chiếm 72%. Khi bệnh nhân sau khi vận chuyển cấp cứu nội viện đi chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, hoặc trị liệu, ... thì khi đưa về cần đảm bảo các hoạt động bàn giao, kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ có bàn giao xét nghiệm chiếm 67,14%, tỷ lệ có bàn giao thuốc 63,43%, bàn giao bệnh nhi và hồ sơ 81,43%, lưu lại thông tin sự cố 52,29%, kiểm tra hồ sơ bệnh án 84,29%, kiểm tra xét nghiệm 77,71%, kiểm tra thuốc tiêm và thuốc bàn giao chiếm 71,43%, phỏng vấn điều dưỡng sau vận chuyển 46,29%, vấn đề khác chiếm 6%. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua đánh giá 350 trường hợp cấp cứu nội viện tại khoa Cấp cứu – Chống độc, bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy quy trình vận chuyển cấp cứu nội viện còn chưa thực hiện đầy đủ. Trong đó, việc thực hiện các chỉ tiêu về lập kế hoạch từ trước chiếm từ khoảng 80 - 90%; hầu hết cán bộ y tế có kiểm tra hồ hồ sơ tuy vậy chỉ tiêu kiểm tra thuốc và bàn giao chỉ chiếm 15,43%; kiểm tra trang thiết bị cũng còn thới 20-30% chưa thực hiện; các chỉ tiêu về việc bàn giao sau vận chuyển không thực hiện chiếm từ 30-50% số trường hợp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh viện Nhi Trung ương cần can thiệp nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình cấp cứu nội viện. Trong đó cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ. Bên cạnh đó, cần đầy mạnh các hoạt động theo dõi, giám sát việc thực hiện quy trình vận chuyển cấp cứu nội viện. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 226 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beckmann U, Gillies DM, Berenholtz SM, Wu AW and Pronovost P (2004), “Incidents relating to the intra-hospital transfer of critically ill patients. An analysis of the reports submitted to the Australian Incident Monitoring Study in Intensive Care”, Intensive Care Med, vol 30, số p.h 8, tr 1579–1585. 2. Caruana M và Culp K (1998), “Intrahospital transport of the critically ill adult: a research review and implications”, Dimens Crit Care Nurs DCCN, vol 17, số p.h 3, tr 146–156. 3. Day D (2010), “Keeping patients safe during intrahospital transport”, Crit Care Nurse, vol 30, số p.h 4, tr 18–3. 4. Gillman L, Leslie G, Williams T, Fawcett K, Bell R and McGibbon V (2006), “Adverse events experienced while transferring the critically ill patient from the emergency department to the intensive care unit”, Emerg Med J EMJ, vol 23, số p.h 11, tr 858–861. 5. McLenon M (2004), “Use of a specialized transport team for intrahospital transport of critically ill patients”, Dimens Crit Care Nurs DCCN, vol 23, số p.h 5, tr 225–229. 6. Papson JPN, Russell KLand Taylor DM (2007), “Unexpected events during the intrahospital transport of critically ill patients”, Acad Emerg Med off J Soc Acad Emerg Med, vol 14, số p.h 6, tr 574–577. 7. Shields J, Overstreet M and Krau SD (2015), “Nurse knowledge of intrahospital transport”, Nurs Clin North Am, vol 50, số p.h 2, tr 293–314. 8. Waydhas C (1999), “Intrahospital transport of critically ill patients”, Crit Care Lond Engl, vol 3, số p.h 5, tr R83-89. 9. Winslow EH (1995), “Oxygen saturation and hemodynamic response in critically ill, mechanically ventilated adults during intrahospital transport”, Am J Crit. Care Off Publ Am. Assoc Crit- Care Nurses, vol 4, số p.h 2, tr 106–111. 10. Zuchelo LTS and Chiavone PA (2009), “Intrahospital transport of patients on invasive ventilation: cardiorespiratory repercussions and adverse events”, J Bras Pneumol. Publicacao of Soc Bras.Pneumol E Tisilogia, vol 35, số p.h 4, tr 367–374. Ngày nhận bài báo: 10/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_trinh_quan_ly_van_chuyen_cap_cuu_noi_vien_tai_khoa_cap_c.pdf
Tài liệu liên quan