Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và về vai trò của người thầy trong sự nghiệp trồng người

Tài liệu Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và về vai trò của người thầy trong sự nghiệp trồng người: Lê Thị Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 75 - 79 75 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI Lê Thị Hường1*, Đào Thu Huyền2 1Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, 2Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Nhận thức được tác hại của dốt ngay sau khi đất nước được độc lập, là người đứng đầu của Nhà nước, Người không những quan tâm tới giáo dục mà còn đưa ra những quan điểm có tính triết lý xâu xa là kim chỉ nam soi sáng cho sự nghiệp giáo dục sau này. Để giáo dục thực sự là ''quốc sách hàng đầu'' thì người thầy còn có vai trò quan trọng là người truyền đạt kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực để đưa dân tộc ta tới đỉnh cao văn hóa, văn minh, xứng đáng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa sánh kịp với các “cường quốc năm châu” trên thế giới. Từ khóa: Giáo dục, Hồ Chí Minh, người giáo viên, chuy...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và về vai trò của người thầy trong sự nghiệp trồng người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 75 - 79 75 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI Lê Thị Hường1*, Đào Thu Huyền2 1Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, 2Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Nhận thức được tác hại của dốt ngay sau khi đất nước được độc lập, là người đứng đầu của Nhà nước, Người không những quan tâm tới giáo dục mà còn đưa ra những quan điểm có tính triết lý xâu xa là kim chỉ nam soi sáng cho sự nghiệp giáo dục sau này. Để giáo dục thực sự là ''quốc sách hàng đầu'' thì người thầy còn có vai trò quan trọng là người truyền đạt kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực để đưa dân tộc ta tới đỉnh cao văn hóa, văn minh, xứng đáng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa sánh kịp với các “cường quốc năm châu” trên thế giới. Từ khóa: Giáo dục, Hồ Chí Minh, người giáo viên, chuyên môn, nghiệp vụ ĐẶT VẤN ĐỀ* Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, Người là tượng trưng cho tinh hoa, ý trí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà yêu nước chân chính mà còn là một nhà văn hóa kiệt xuất, Người là sự kết hợp hài hòa giữa những thành tựu và bản sắc của văn hóa Đông - Tây, một nhân cách hoàn hảo với những phẩm chất vừa phi thường, vừa bình dị. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tài sản tinh thần vô cùng quý giá, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và về vài trò của người giáo viên trong sự nghiệp trồng người đã tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết nền giáo dục nước nhà. Những tư tưởng ấy không chỉ có ý nghĩa lý luận sâu sắc mà còn chứa đựng những bài học thực tiễn sinh động. NỘI DUNG Giáo dục và vai trò của người giáo viên là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định * Tel: 0969 387167, Email: lehuongkttc@gmail.com đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trong Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định quan điểm mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề). Để quan điểm về đổi mới giáo dục trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đạt hiệu quả cao và đi vào cuộc sống, chúng ta quay trở lại vấn đề mang tính cốt lõi, là tư tưởng, kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và thấy rằng những nội dung này vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Trong quan điểm về giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành hai vấn đề lớn: Một là, nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục hướng tới người học; hai là, vị trí vai trò của người giáo viên, chủ thể chính trong sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ thấy được cách nhìn sâu sắc, logic và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo. Lê Thị Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 75 - 79 76 Phát triển nền giáo dục toàn diện, “học” đi đôi với “hành”, đào tạo con người vừa “Hồng” vừa “Chuyên” Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [2, tr.555]. Từ quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta khẳng định rằng quyền được học tập và nâng cao trình độ cũng là một quyền bất khả xâm phạm của con người. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh học tập của mọi người và việc tổ chức hoạt động giáo dục đào tạo cho con người của Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc xây dựng một xã hội mới thể hiện quyền dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được vị trí to lớn của giáo dục đối với phát triển xã hội mới, vì vậy, kế thừa và phát triển tư tưởng “Hữu giáo vô loài” của Khổng Tử (tức là giáo dục không phân biệt tầng lớp); Người cho rằng giáo dục phải mang tính quần chúng, phải phục vụ mọi tầng lớp, giai cấp và dân tộc. Mọi thành phần trong xã hội đều có nhiệm vụ học tập để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đối với các cháu thiếu nhi học tập là một nhiệm vụ quan trọng. Người nói: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của một đất nước được hưởng độc lập, tự do, Người khẳng định: “Trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho thực dân Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [3, tr.40]. Đối với thanh niên, Người cho rằng đây là một thế hệ vẻ vang, vì vậy, phải tự giác tự nguyện, tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ, tức là phải có tài, có đức. Học tập của thanh niên gắn với yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động và yêu khoa học kỹ thuật. Đối với người già việc tham gia vào lớp xóa mù chữ là một tấm gương cảm động để khuyến khích con cháu noi theo. Trong thư gửi các cụ phụ lão xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, Người đã viết “Các cụ đã ra sức đôn đốc và giúp đỡ đồng bào trong việc bình dân học vụ, như vậy các cụ thật xứng đáng là lão dương ích tráng (sống khỏe và sống có ích)” [3, tr.32]. Đặc biệt đối với phụ nữ, Người nói lại càng phải học bởi vì chị em đã từng bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để theo kịp nam giới, để xứng đáng là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử. Với việc xác định vai trò của giáo dục cho từng đối tượng cụ thể trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập tới tính hiệu quả và chất lượng giáo dục. Người nói học phải đi đôi với hành, khi học tập cần phải đặt ra câu hỏi: “Học để làm gì? Học để phục vụ cho ai? Đây là hai câu hỏi cần được trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng để sửa chữa khuyết điểm của mình” [5, tr.172]. Người cho rằng học tập là để áp dụng vào việc làm, làm mà không có lý luận thì không khác gì đi đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để có chủ trương cho đúng. Khi thực hiện phong trào bình dân học vụ, Người nói: “Học phải có nhiều sáng kiến và hình thức, dán chữ vào cánh tay, viết chữ trên mẹt hàng, gắn vào lưng áo người đi trước, viết chữ cắm vào nơi đông người qua lại” [6, tr.348]. Giáo dục bao giờ cũng phải kiên trì nhẫn nại. Người nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” [3, tr.228]. Theo Người, việc học cần phải Lê Thị Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 75 - 79 77 biết gạn đục khơi trong, “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (tức là không cần nhiều mà cần chất lượng, chuyên sâu). Việc học cũng như trồng cây, trồng cây nào thì phải chăm sóc đến nơi đến chốn, không được bỏ giữa chừng, vừa phí công lai vô ích. Người nói: “Học không bao giờ cùng; học mãi để tiến bộ lên mãi; càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm” [4, tr.1057]. Vậy để việc học đạt hiệu quả thì không thể thiếu vai trò to lớn của người giáo viên. Người giáo viên vinh dự lớn, trách nhiệm nặng nề, là hiện thân của chuẩn mực đạo đức và không ngừng vươn lên, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ Khi nói về vai trò của người giáo viên đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo viên là một nghề khó khăn, vất vả, vì đây là nghề đào tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước. Người nói: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Nhà nước giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Tất cả giáo viên không nên cho học thế này là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để tiến bộ mãi” [6, tr.44]. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của giáo viên rất quan trọng. Bởi vì, họ là những người cung cấp cho xã hội những cán bộ nông nghiệp, công nghiệp và các ngành văn hóa, kinh tế. Người nói:“Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”[7, tr.332]. Để hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang đó, mỗi người thầy giáo, cô giáo phải không ngừng rèn luyện để luôn tiến bộ, phải có kiến thức và phương pháp giảng dạy tốt, có nhân cách đạo đức và có tình thương yêu học sinh, say mê với nghề nghiệp. Bác chỉ rõ trách nhiệm của người thầy giáo, cô giáo: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức ... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”[5, tr. 492]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên phải gần gũi với nhân dân. Giáo viên cũng như các trí thức khác đều là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt cùng nhân dân, nếu chỉ biết đọc sách thì chưa đủ. Giáo viên phải yêu dân, yêu học sinh, phải gần gũi cha mẹ học sinh. Giữa gia đình, nhà trường và xã hội phải có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo viên phải yêu nghề của mình. Người khẳng định: “Còn gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng được chủ nghĩa xã hội” [7, tr.331-332]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nghề giáo phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức và thường xuyên nghiên cứu chuyên môn, bởi vì, học sinh tốt hay xấu là do giáo viên. Muốn vậy, giáo viên phải làm gương và đi đầu trong mọi lĩnh vực. Giáo viên không được tự mãn về chuyên môn. Muốn cho học trò tốt, giáo viên phải dạy học trò biết yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội. Người nói giáo viên luôn phải có tư tưởng: Học không biết chán, dạy không biết mỏi. Vì vậy, giáo viên phải luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn để nâng cao Lê Thị Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 75 - 79 78 trình độNếu không tiến bộ, thì sẽ không theo kịp đà tiến chung của xã hội, sẽ trở thành lạc hậu. Người thầy giáo trong chế độ mới phải có chí khí cao thượng, phải tiên ưu hậu lạc nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục luôn luôn phải theo kịp thời đại và phục vụ cho xây dựng đất nước, tức là dạy và học cần theo nhu cầu của dân tộc và xã hội. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn luôn cải tiến và sáng tạo phương pháp dạy học. Giáo viên phải đặt câu hỏi: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Tức là giáo viên dạy làm sao cho học sinh hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên cần tránh lối dạy nhồi nhét, tránh lối học vẹt. Giáo viên cần học tập nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong nhân dân, bởi vì công nhân, nông dân, trí thức có nhiều kinh nghiệm để tham khảo, từ đó, làm cho cách dạy ngày càng tiến bộ. Có thể nói rằng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống hiện thực, chính vì vậy ở Hồ Chí Minh lý luận giáo dục và thực tiễn phải có sự thống nhất hữu cơ không tách rời nhau. Kế thừa những quan điểm, tư tưởng lớn của Người, Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn” [1, tr.114]. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phấn đấu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. KẾT LUẬN Trong suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới giáo dục và vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Với vai trò là định hướng, kim chỉ nam cho hành động, tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo vẫn luôn tỏa sáng trong giai đoạn hiện nay, là nền tảng định hướng và mục tiêu để toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục triển khai, thực hiện những quan điểm của Người để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhằm thực hiện tốt những tư tưởng của Người, mỗi thầy cô giáo phải làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với khẩu hiệu “Lấy người học làm trung tâm, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 3, Nxb chính trị Quôc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 4, Nxb chính trị Quôc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 5, Nxb chính trị Quôc gia, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh toàn tập (2004), tập 9, Nxb chính trị Quôc gia, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 10, Nxb chính trị Quôc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 11, Nxb chính trị Quôc gia, Hà Nội. Lê Thị Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 75 - 79 79 ABSTRACT THE POINTVIEW OF HO CHI MINH PRESIDENT ON EDUCATION AND ABOUT THE ROLE OF THE TEACHER IN HUMAN GROW Le Thi Huong 1* , Dao Thu Huyen 2 1Thai Nguyen college of Economics – Finalcial, 2The Centrer College of Economics and Technology President Ho Chi Minh said: "An ignorant nation is a weak nation". Recognizing the harms of ignorance after the country was independent. Being the head of the State, he not only cared about the education but also offered the philosophical perspectives as a guiding light for later education. To make education becomes the "top policy", teachers also play an important role as people who transmit knowledge and train the human resources to lead our nation to the top of culture, deserve a Vietnam socialist country in comparison with the "five powers countries" in the world. Keyword: Education, Ho Chi Minh, teacher, professionnal knowledge, specialist skill. Ngày nhận bài: 26/10/2018; Ngày hoàn thiện: 08/11/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 * Tel: 0969 387167, Email: lehuongkttc@gmail.com 80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf49_57_1_sm_5288_2126991.pdf
Tài liệu liên quan