Phân loại đau đầu nguyên phát tại phòng khám thần kinh Bệnh viện Nguyễn Trãi

Tài liệu Phân loại đau đầu nguyên phát tại phòng khám thần kinh Bệnh viện Nguyễn Trãi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 179 PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT TẠI PHÒNG KHÁM THẦN KINH BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI Lý Thanh Hùng*, Lê Văn Tuấn** TÓM TẮT Mở đầu: Đau đầu là một trong những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực thần kinh và dễ dàng nhận biết bởi người bệnh lẫn bác sĩ điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu thường không nguy hiểm, nhưng một số ít trường hợp cần sự đánh giá và chú ý của bác sĩ điều trị. Sự thống nhất về lâm sàng ngày càng có nhiều tranh cãi do mức độ phức tạp của bệnh tật và các phác đồ điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc thiết lập một sơ đồ toàn diện và có tính thực hành cho các rối loạn đau đầu là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại đau đầu nguyên phát theo ICHD-3, Mô tả đặc điểm dân số, lâm sàng và các mối liên quan với các loại đau đầu nguyên phát Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên người bệnh đến khá...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại đau đầu nguyên phát tại phòng khám thần kinh Bệnh viện Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 179 PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT TẠI PHÒNG KHÁM THẦN KINH BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI Lý Thanh Hùng*, Lê Văn Tuấn** TÓM TẮT Mở đầu: Đau đầu là một trong những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực thần kinh và dễ dàng nhận biết bởi người bệnh lẫn bác sĩ điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu thường không nguy hiểm, nhưng một số ít trường hợp cần sự đánh giá và chú ý của bác sĩ điều trị. Sự thống nhất về lâm sàng ngày càng có nhiều tranh cãi do mức độ phức tạp của bệnh tật và các phác đồ điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc thiết lập một sơ đồ toàn diện và có tính thực hành cho các rối loạn đau đầu là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại đau đầu nguyên phát theo ICHD-3, Mô tả đặc điểm dân số, lâm sàng và các mối liên quan với các loại đau đầu nguyên phát Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên người bệnh đến khám tại phòng khám Thần Kinh bệnh viện Nguyễn Trãi từ tháng 02/2017 đến tháng 05/2017. Kết quả: Nghiên cứu khảo sát 356 người bệnh, nữ giới chiếm 79,2%. Tỷ lệ đau đầu migraine là 17,4%, đau đầu dạng căng thằng là 82,6%. Tuổi khởi phát đau đầu trung bình là 31,97 tuổi, thời gian mỗi cơn đau trung bình là 27,61 giờ. Đau đầu migraine có mối liên quan với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình hình kinh tế. Đau đầu dạng căng thẳng có mối liên quan với tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Kết luận: Giáo dục bệnh nhân ghi lại một nhật ký đau đầu giúp theo dõi diễn tiến bệnh và giúp cho chẩn đoán dễ dàng hơn. Khuyến cáo bệnh nhân không nên lơ là với triệu chứng đau đầu cũng như không nên uống thuốc điều trị triệu chứng đau đầu mà không có sự chỉ định của các thầy thuốc chuyên khoa. Các nghiên cứu chuyên sâu trên cộng đồng cần được thực hiện. Từ khóa: Đau đầu nguyên phát, ICHD – 3, Migraine, đau đầu dạng căng thẳng ABSTRACT CLASSIFICATION OF PRIMARY HEADACHE AT NEUROLOGICAL OUTPATIENT CLINIC IN NGUYEN TRAI HOSPITAL Ly Thanh Hung, Le Van Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 173 - 181 Introduction: Headache is one of the most common health problems in the neurological field, which can be recognized by the patient and physician. In general, headache is not a dangerous problem, but doctor’s attention is needed to further access for treatment. The clinical features of headache are controversial due to the complexity of health problems and the effects of treatment, need further study in the future. Objectives: To determine the prevalence of primary headache based on ICHD-3 scale. To describe the characteristics of population, clinical features and relevant factors. Method: This cross-sectional study conducted in a public hospital in Vietnam among adult patients coming to the hospital during the period of February to May, 2017. Results: There are 356 patients were surveyed during the study’s period. About 79.2% patients were female. * Bệnh viện Nguyễn Trãi ** Bộ môn Thần kinh - Đại học Y Dươc thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: BS. Lý Thanh Hùng ĐT: 0938 170031 Email: hunglydr@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 180 The prevalence of migraine was 17.4%, tension headache was 82.6%. The age of onset of headache was 31.97, the duration of headache was 27.61 hours. Migraine headache is associated with age, occupation, education and economic level. Tension type headache is associated with marital status, occupation and education. Conclusion: Health care providers should engaged patients and help them to check their health problems via diary headache. Self-medication of patients without prescription should be checked by doctors and physicians. The further studies are needed. Key word: Primary headache, ICHD – 3, migraine, tension type headache ĐẶT VẤN ĐỀ Đau đầu là một trong những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực thần kinh và dễ dàng nhận biết bởi người bệnh lẫn bác sĩ điều trị. Trong những năm gần đây, đau đầu càng ngày càng có nhiều cách phân loại dựa trên mức độ phức tạp của nó, nhất là trong đau đầu mạn tính(2,18). Đau đầu là một triệu chứng cực kỳ phổ biến với khả năng mắc phải trong vòng một năm là 90% và trong toàn bộ cuộc đời là 99%(4). Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng tỷ lệ đau đầu các loại xảy ra trong suốt cuộc đời mỗi người là từ 66% đến 78,83%(10,15). Theo một nghiên cứu ghi nhận được, có tới trên 80% số người đau đầu không đi đến khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào(10). Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu thường không nguy hiểm, nhưng một số ít trường hợp cần sự đánh giá và chú ý của bác sĩ điều trị. Đau đầu có thể là một triệu chứng (chủ quan) có thể không có nguyên nhân hoặc do một số nguyên nhân thường được bỏ qua. Một số nguyên nhân phổ biến được xác định là: mệt mỏi, làm việc quá sức và thiếu ngủ, căng thẳng và lo lắng, sử dụng các loại thuốc và hành vi sống cá nhân. Việc thiết lập một sơ đồ toàn diện và có tính thực hành cho các rối loạn đau đầu là cần thiết, tuy nhiên, việc xây dựng vấn đề này là rất khó khăn. Sự thống nhất về lâm sàng ngày càng có nhiều tranh cãi do mức độ phức tạp của bệnh tật và các phác đồ điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, các phân loại về đau đầu ngày càng chi tiết và phức tạp nhưng không có một sự đồng thuận nhất định làm cho việc nhận biết đau đầu trên lâm sàng ngày càng khó khăn hơn. Cho đến nay đau đầu vẫn được chẩn đoán theo hệ thống các dữ liệu lâm sàng chủ quan, y học vẫn chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho chẩn đoán đau đầu(7,17,18). Việc nhận biết đau đầu nguyên phát hay thứ phát thông qua một thang đo hay công cụ đo lường cụ thể là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị. Trong những năm gần đây nhất là từ khi có bảng phân loại ICHD-I-1998 (The International Classification of Headache Disorders) và bảng phân loại ICHD- II-2004, khái niệm đau đầu nguyên phát có thay đổi, thay vào đó nhiều chuyên gia nhấn mạnh vai trò của các triệu chứng cảnh báo trước hay triệu chứng sớm. Theo Bảng Phân loại Quốc tế Đau Đầu phiên bản 3-Beta năm 2013 (ICHD III-The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition (Beta version)(5) đã có những cập nhật thay đổi hơn so với các phiên bản trước đó và tương đối toàn diện hơn so với các bảng phân loại khác. Tuy nhiên, thực tế trên thực hành lâm sàng các y, bác sĩ sử dụng nhiều bảng phân loại đau đầu khác nhau dẫn đến chẩn đoán đôi khi còn chưa thống nhất. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về phân loại đau đầu nguyên phát tại Việt Nam theo bảng phân loại quốc tế đau đầu phiên bản III được báo cáo. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Phòng khám thần kinh Bệnh Viện Nguyễn Trãi từ tháng 02/2017 đến tháng 05/2017. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh đến khám tại phòng khám Thần Kinh bệnh viện Nguyễn Trãi từ tháng 02/2017 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 181 đến tháng 05/2017 Thu thập dữ liệu Tiêu chuẩn chọn vào Người bệnh tỉnh táo, hợp tác tốt và đồng ý tham gia nghiên cứu Người bệnh có than phiền đau đầu Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh nhỏ hơn 18 tuổi Người bệnh không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo Bảng Phân loại Quốc tế Đau Đầu phiên bản 3-beta năm 2013 Bệnh nhân đau đầu thứ phát (viêm xoang, chấn thương sọ não, u não, tai biến mạch máu não,.) dựa vào kết quả cận lâm sàng và hình ảnh học. Phân tích dữ liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.0. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0 KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu tại phòng khám chuyên khoa thần kinh của bệnh viện Nguyễn Trãi từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2017, chúng tôi thu thập được 356 mẫu phù hợp với tiêu chí chọn mẫu. Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới với 79,2% và 20,8%. Người bệnh phân bố khá đồng đều giữa các nhóm tuổi,tuy nhiên nhóm tuổi <30 tuổi chiếm tỉ lệ 9,8%. Có 77% mẫu nghiên cứu “Có gia đình”. Dân tộc Kinh chiếm đa số với 96,4%. Có 31,5% người bệnh là “Lao động phổ thông”, các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ tương tự nhau. Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu (n= 356) Biến số Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 74 20,8 Nữ 282 79,2 Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 35 9,8 Từ 30 đến 39 tuổi 85 23,9 Từ 40 đến 49 tuổi 99 27,8 Từ 50 tuổi trở lên 137 38,5 Tình trạng hôn nhân Độc thân 69 19,4 Có gia đình 274 77 Khác 13 3,6 Dân tộc Kinh 343 96,4 Biến số Tần số Tỉ lệ (%) Khác 13 3,6 Nghề nghiệp Lao động phổ thông 112 31,5 Công chức, viên chức 66 18,5 Tiểu thương, tiểu chủ 19 5,3 Tự do 60 16,9 Nội trợ 54 15,2 Khác 45 12,6 Bảng 2: Đặc tính mẫu nghiên cứu (n= 356) (tiếp theo) Biến số Tần số Tỉ lệ (%) Trình độ học vấn Tiểu học 30 8,4 Trung học cơ sở 105 29,5 Trung học phổ thông 143 40,2 Trung cấp, cao đẳng 5 1,4 Đại học 73 20,5 Nơi cư trú Thành thị 202 56,7 Nông thôn 154 43,3 Tình hình kinh tế Thu nhập cao 11 3,1 Thu nhập trung bình 168 47,2 Thu nhập thấp 165 46,4 Không có thu nhập 12 3,3 Có 40,2% mẫu nghiên cứu có trình độ học vấn là “Trung học phổ thông”, trình độ “Đại học” chiếm 20,5%. Có 56,7% người bệnh đến từ “Thành thị”. “Thu nhập trung bình” và “Thu nhập thấp” chiếm đa số mẫu nghiên cứu với 47,2% và 46,4%. Bảng 3: Tỉ lệ các loại đau đầu (n= 356) Các loại đau đầu Tần số Tỉ lệ (%) Đau đầu 356 100 Đau đầu migraine 62 17,4 Loại đau đầu migraine (n= 62) Migraine tiền triệu điển hình 6 9,7 Migraine mạn tính 4 6,5 Migraine không tiền triệu 52 83,8 Đau đầu dạng căng thẳng 294 82,6 Loại đau đầu dạng căng thẳng (n= 294) Căng thẳng từng cơn không thường xuyên 91 31,0 Căng thẳng từng cơn thường xuyên 165 56,1 Căng thẳng mạn tính 38 12,9 Đau đầu migraine chiếm 17,4% mẫu nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu là migraine không tiền triệu chiếm 83,8% các trường hợp đau đầu migraine. Đau đầu dạng căng thẳng chiểm 82,6% mẫu nghiên cứu, trong đó chủ yếu là “căng thẳng từng cơn thường xuyên” với 56,1%. Căng thẳng từng cơn không thường xuyên chiếm 31,0% và căng thẳng mạn tính chiếm 12,9%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 182 Tuổi trung bình khởi phát đau đầu là 31,97 ± 7,78 tuổi. Cao nhất là 50 tuổi và thấp nhất là 15 tuổi. Thời gian mỗi cơn đau đầu kéo dài trung bình 27,61 ± 6,86 giờ, cao nhất là 3ngày và thấp nhất là 30 phút. Bảng 4: Tuổi khởi phát đau đầu, thời gian đau đầu (n= 356) Trung bình Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất Tuổi khởi phát đau đầu 31,97 7,78 50 15 Thời gian mỗi cơn đau đầu 17,61 6,86 30 3 Bảng 5: Migraine và đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n= 356) Đặc tính mẫu nghiên cứu Migraine p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Giới tính Nam 10 (13,5) 64 (86,5) 0,320 0,73 (0,39-1,37) Nữ 52 (18,4) 230 (81,6) 1 Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 10 (28,6) 25 (71,4) 1 Từ 30 đến 39 tuổi 22 (25,9) 63 (74,1) 0,761 0,91 (0,48-1,71) Từ 40 đến 49 tuổi 16 (16,2) 83 (83,8) 0,106 0,56 (0,28-1,13) Từ 50 tuổi trở lên 14 (10,2) 123 (89,8) 0,005 0,36 (0,17-0,74) Tình trạng hôn nhân Độc thân 11 (15,9) 58 (84,1) 0,467 2,07 (0,29-14,75) Có gia đình 50 (18,3) 224 (81,7) 0,373 2,37 (0,35-15,90) Khác 1 (7,7) 12 (92,3) * 1 Dân tộc Kinh 59 (17,2) 284 (82,8) 0,584 0,75 (0,27-2,07) Khác 3 (23,1) 10 (76,9) * 1 Nghề nghiệp Lao động phổ thông 14 (12,5) 98 (87,5) 0,544 1,35 (0,51-3,56) Công chức, viên chức 21 (31,8) 45 (68,2) 0,008 3,44 (1,39-8,52) Tiểu thương, tiểu chủ 4 (21,1) 15 (78,9) 0,183 2,27 (0,68-7,61) Tự do 11 (18,3) 49 (81,7) 0,177 1,98 (0,73-5,34) Khác 7 (15,6) 38 (84,4) 0,346 1,68 (0,57-4,94) Nội trợ 5 (9,3) 49 (90,7) 1 Phép kiểm 2 *Phép kiểm Fisher Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đau đầu migraine và các biến số giới tính, tình trạng hôn nhân và dân tộc. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đau đầu migraine theo tuổi và nghề nghiệp. Bảng 6: Migraine và đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n= 356) (tiếp theo) Đặc tính mẫu nghiên cứu Migraine P PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Trình độ học vấn Tiểu học 1 (3,3) 29 (96,7) * 1 Trung học cơ sở 11 (10,5) 94 (89,5) 0,264 3,14 (0,42-23,44) Trung học phổ thông 27 (18,9) 116 (81,1) 0,083 5,66 (0,80-40,19) Trung cấp, cao đẳng 2 (40,0) 3 (60,0) 0,027 12,00 (1,32-109,28) Đại học 21 (28,8) 52 (71,2) 0,031 8,63 (1,21-61,47) Nơi cư trú Thành thị 47 (23,3) 155 (76,7) 0,002 2,39 (1,39-4,11) Nông thôn 15 (9,7) 139 (90,3) 1 Tình hình kinh tế Thu nhập cao 4 (36,4) 7 (63,6) 0,004 3,57 (1,51-9,33) Thu nhập trung bình 38 (22,6) 130 (77,4) 0,002 2,33 (1,35-4,02) Không có thu nhập 4 (33,3) 8 (66,7) 0,009 3,44 (1,36-8,69) Thu nhập thấp 16 (9,7) 149 (90,3) * 1 Phép kiểm 2 *Phép kiểm Fisher Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đau đầu migraine và trình độ học vấn, nơi cư trú và tình hình kinh tế. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 183 Bảng 7: Đau đầu dạng căng thẳng và đặc tính mẫu nghiên cứu (n= 356) Đặc tính mẫu nghiên cứu Đau đầu căng thẳng p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Giới tính Nam 65 (87,8) 9 (12,2) 0,181 1,08 (0,98-1,20) Nữ 229 (81,2) 53 (18,8) 1 Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 25 (71,4) 10 (28,6) 1 Từ 30 đến 39 tuổi 63 (74,1) 22 (25,9) 0,767 1,04 (0,81-1,33) Từ 40 đến 49 tuổi 85 (85,9) 14 (14,1) 0,108 1,20 (0,96-1,50) Từ 50 tuổi trở lên 121 (88,3) 16 (11,7) 0,057 1,24 (0,99-1,54) Tình trạng hôn nhân Độc thân 58 (84,1) 11 (15,9) * 1 Có gia đình 223 (81,4) 51 (18,6) 0,590 0,97 (0,86-1,09) Khác 13 (100) 0 (0) <0,001 1,19 (1,07-1,32) Dân tộc Kinh 284 (82,8) 59 (17,2) 0,583 1,08 (0,80-1,46) Khác 10 (76,9) 3 (23,1) 1 Nghề nghiệp Lao động phổ thông 101 (90,2) 11 (9,8) 0,802 1,01 (0,91-1,14) Công chức, viên chức 45 (68,2) 21 (31,8) 0,006 0,77 (0,63-0,93) Tiểu thương, tiểu chủ 15 (79,0) 4 (21,0) 0,354 0,89 (0,69-1,14) Tự do 48 (80,0) 12 (20,0) 0,356 0,93 (0,78-1,09) Khác 37 (82,2) 8 (17,8) 0,252 0,90 (0,76-1,07) Nội trợ 48 (88,9) 6 (11,1) 1 Phép kiểm 2 *Phép kiểm Fisher Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa đau đầu dạng căng thẳng với giới tính, nhóm tuổi và dân tộc. Có mối liên quan giữa đau đầu dạng căng thẳng theo tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp Bảng 8: Đau đầu dạng căng thẳng và đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n= 356) (tiếp theo) Đặc tính mẫu nghiên cứu Đau đầu căng thẳng P PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Trình độ học vấn Tiểu học 27 (90,0) 3 (10,0) * 1 Trung học cơ sở 94 (89,5) 11 (10,5) 0,7939 0,99 (0,87-1,14) Trung học phổ thông 118 (82,5) 25 (17,5) 0,229 0,92 (0,80-1,06) Trung cấp, cao đẳng 3 (60,0) 2 (40,0) 0,274 0,67 (0,32-1,38) Đại học 52 (71,2) 21 (28,8) 0,015 0,79 (0,66-0,96) Nơi cư trú Thành thị 154 (76,2) 48 (23,8) <0,001 0,84 (0,76-0,92) Nông thôn 140 (90,9) 14 (9,1) 1 Tình hình kinh tế Thu nhập cao 7 (63,6) 4 (36,4) 0,879 0,95 (0,52-1,74) Thu nhập trung bình 131 (78,0) 37 (22,0) 0,452 1,17 (0,78-1,76) Thu nhập thấp 148 (89,7) 17 (10,3) 0,150 1,35 (0,90-2,02) Không có thu nhập 8 (66,7) 4 (33,3) 1 Phép kiểm 2 *Phép kiểm Fisher Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa đau đầu dạng căng thẳng và tình hình kinh tế. Trình độ học vấn và nơi cư trú có ảnh hưởng đến tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng. BÀN LUẬN Tỷ lệ các loại đau đầu Kết quả nghiên cứu ghi nhận được có 100% mẫu nghiên cứu có lưu hành đau đầu nguyên. Kết quả này cao hơn so với kết quả của một nghiên cứu hệ thống dựa trên y văn do Stovner L.J. và Andree C. tiến hành năm 2010, khi ghi nhận có hơn 50% người trưởng thành có đau đầu trong vòng 1 năm qua, tỷ lệ đau đầu chung là 60%(15). Nghiên cứu của Oshinaike O. và cộng sự (2014), ghi nhận tỷ lệ đau đầu chung ở nhân viên y tế ở một trung tâm sức khỏe ở Lagos, Nigeria là 39,3%(11), tỷ lệ này là thấp hơn so với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 184 nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Pedraza M.I. và cộng sự tiến hành năm 2015 ghi nhận được 71,8% các trường hợp đau đầu nguyên phát của bệnh nhân đến khám tại một phòng khám chuyên khoa đau đầu tại Tây Ban Nha(12). Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ đau đầu giữa nghiên cứu của chúng tôi so với tác giả Oshinaike O. do đối tượng nghiên cứu là khác nhau, mẫu nghiên cứu của chúng tôi là người bệnh tại một phòng khám thần kinh, còn đối tượng trong nghiên cứu của tác giả Oshinaike O. là nhân viên y tế. Có thể thấy rằng, tỷ lệ đau đầu là khác nhau theo các đặc tính mẫu khác nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ đau đầu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với hai tác giả còn lại. Tác giả Stovner L.J. và Andree C. tiến hành trên cộng đồng dựa trên y văn, tỷ lệ là thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên kết quả nghiên cứu có tính đại diện cao do số lượng mẫu là lớn, và được kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trình của một nghiên cứu hệ thống dựa trên y văn. Mặc dù có sự tương đồng giữa nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của tác giả Pedraza M.I. và cộng sự về đối tượng là người bệnh đăng ký khám bệnh tại một phòng khám chuyên khoa thần kinh về đau đầu, nhưng tỷ lệ đau đầu ghi nhận được là cao hơn, 100% so với 71,8%. Sự khác biệt có thể do việc sử dụng thang đo ICHD- II trong nghiên cứu của tác giả Pedraza M.I., trong khi đó chúng tôi sử dụng ICHD-III. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tỷ lệ đau đầu ghi nhận được là rất cao và đang có xu thế ngày càng tăng, cả ngay trong cộng đồng. Đau đầu migraine trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được là 17,4%. Kết quả này tương đương so với một số nghiên cứu trong và ngoài nước khi tỷ lệ này dao động từ 12,8%- 18,9%(6,8,11,13,14). Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Al Jumah M.A và cộng sự (2013) tỷ lệ migraine là 32%(1), so với tác giả Pedraza M.I. và cộng sự thì tỷ lệ này là khá cao với 53%(12). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Lan của người bệnh tại phòng khám Thần Kinh, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM ghi nhận được 36,5% các trường hợp đau đầu migraine(9). Tùy vào từng đối tượng nghiên cứu mà tỷ lệ đau đầu migraine là khác nhau. Mỗi đối tượng nghiên cứu có những đặc tính về dân số-xã hội khác nhau, ngoài ra văn hóa, hành vi, lối sống cũng như môi trường sống khác nhau của các đối tượng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ này. Cần có nhiều nghiên cứu về các đối tượng khác nhau để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đối với đau đầu dạng căng thẳng, nghiên cứu ghi nhận được tỷ lệ rất cao với 82,6% mẫu nghiên cứu báo cáo là có tình trạng này. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Sedlic M. và cộng sự (2016) trên đối tượng là học sinh với 38,3%(13). Tỷ lệ này là cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Pedraza M.I. và cộng sự (2015)(12) và tác giả Nguyễn Thị Thúy Lan (2010)(9) với tỷ lệ đau đầu căng thẳng tương ứng là 10,5% và 44,6%. Tỷ lệ đau đầu căng thẳng có sự thay đổi theo từng đối tượng. Có xu hướng tăng lên theo thời gian và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu. Đau đầu Migraine và các yếu tố liên quan Một số nghiên cứu trên thế giới ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ đau đầu migraine giữa nam giới và nữ giới, trong đó tỷ lệ đau đầu ở nữ giới là cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu do Buse C.D. và cộng sự tiến hành năm 2013 ghi nhận, nữ giới có tỷ lệ đau đầu migraine cao từ 1,48 đến 3,25 lần so với nam giới. Nghiên cứu thực hiện dựa trên hệ thống dữ liệu của trung tâm Nghiên cứu và phòng ngừa Migraine Hoa Kỳ từ năm 2004, tất cả các đặc tính mẫu nghiên cứu cũng như các loại đau đầu được ghi nhận một cách chính xác(3). Estrogen là một yếu tố liên quan đến đau đầu migraine, nghiên cứu cho thấy cường độ và tần suất đau đầu ở phụ nữ gia tăng sau tuổi dậy thì và giảm sau thời kỳ mãn kinh. Đau đầu Migraine xảy ra tương đương nhau ở nam và nữ trước tuổi dậy thì, nhưng sau tuổi này thì tần suất ở nữ cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận được sự khác biệt về tỷ lệ đau đầu giữa nam giới và nữ giới. Kết quả này có thể là do sự chênh lệch về tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu, khác với các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 185 nghiên cứu trước đó có sự chênh lệch nam và nữ không đáng kể. Tỷ lệ đau đầu migraine tăng dần theo độ tuổi, cao nhất là độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi(16). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Lan ghi nhận tỷ lệ đau đầu mạn tính của những người ở độ tuổi trên 50 tuổi là 28,1%, thấp hơn là nhóm 30 đến 40 tuổi với 24,1%(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ migraine ở những người từ 50 tuổi trở lên bằng 0,37 lần so với những người dưới 30 tuổi. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm của đối tượng tại nơi thực hiện nghiên cứu. Hầu hết ở những người trên độ tuổi 50 thường chú ý đến các vấn đề sức khỏe khác (các bệnh thường gặp ở độ tuổi này như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về cơ xương khớp.v.v.) so với triệu chứng đau đầu, thường bỏ qua triệu chứng này vì triệu chứng này là phổ biến, do đó người bệnh hạn chế đến khám tại khoa Thần kinh. Trong khi đó, những người dưới độ tuổi 30, vấn đề đau đầu là ít xảy ra, điều đó dẫn đến việc chú ý đi khám bệnh khi tình trạng đau đầu kéo dài. Ngoài ra, kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện tại thời điểm nghiên cứu có thể làm gia tăng cơ hội cho sai lệch trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chọn bệnh cũng như các yếu tố liên quan đến đặc điểm kinh tế và bảo hiểm y tế của người dân cũng là những nguyên nhân có thể đưa đến sự khác biệt này. Nghiên cứu không ghi nhận được có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đau đầu migraine với tình trạng hôn nhân và dân tộc. Điều này là hoàn toàn phù hợp khi đau đầu migraine là một dạng tổn thương bệnh lý, các cá nhân đều có cơ hội mắc bệnh là như nhau. Yếu tố tình trạng hôn nhân và dân tộc có thể không trực tiếp tác động gia tăng tỷ lệ đau đầu migraine mà có tác động gián tiếp vào một yếu tố khác để làm tăng tình trạng này. Trong nghiên cứu, không ghi nhận được mối liên quan về mặt thống kê giữa các yếu tố này với tình trạng đau đầu migraine của đối tượng nghiên cứu. Tất cả các ngành nghề đều có tỷ lệ đau đầu migraine cao hơn so với nhóm nội trợ, theo kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, chỉ ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người là công chức, viên chức so với nhóm nội trợ. Với những người làm công chức, viên chức, áp lực công việc về giấy tờ, quy định, chính sách và các thủ tục hành chính khác là rất lớn. Tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài là yếu tố thúc đẩy cho các vấn đề liên quan đến đau đầu, trong đó có các vấn đề về mạch máu não. Các ngành nghề khác nhau có những đặc thù công việc khác nhau, do đó khả năng xảy ra tình trạng đau đầu migraine là khác nhau, tăng hay giảm tùy thuộc nhiều đặc điểm khác của đối tượng nghiên cứu như thói quen, hành vi, lối sống, Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc ghi nhận ngành nghề của đối tượng, chưa đi sâu hơn vào các yếu tố thúc đẩy đau đầu theo từng ngành nghề. Cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này trong cộng đồng. Trình độ học vấn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu migraine. Nghiên cứu ghi nhận được ở những người có học vấn Đại học có tỷ lệ đau đầu migraine cao gấp 8,63 lần so với những người có trình độ Tiểu học, và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Không ghi nhận được sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm còn lại. Sự khác biệt này có thể là do những yếu tố về áp lực học tập. Ngoài ra, trình độ học vấn khác nhau dẫn đến việc lựa chọn nghề nghiệp cũng khác nhau. Những người có trình độ học vấn cao thường lựa chọn những ngành nghề sử dụng trí óc. Điều này tác động gián tiếp lên tình trạng migraine. Thu nhập có liên quan đến tình trạng đau đầu migraine, theo kết quả nghiên cứu. Những người có thu nhập cao có tỷ lệ đau đầu migraine cao hơn so với những người thu nhập thấp. Áp lực công việc là yếu tố chủ yếu tác động trực tiếp lên vấn đề này. Thu nhập càng cao thì áp lực công việc càng lớn. Ngoài ra, các yếu tố về đời sống xã hội cũng góp phần tạo áp lực về thu nhập của đối tượng. Nghiên cứu không ghi nhận được mối liên quan giữa tình trạng đau đầu migraine với các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 186 yếu tố tiền sử gia đình đau đầu, bản thân đau đầu hay tiền sử bệnh nội khoa và ngoại khoa. Cần các nghiên cứu chuyên sâu hơn về các yếu tố này với cỡ mẫu lớn hơn và kỹ thuật chọn mẫu mang tính đại diện hơn trong việc xác định sự liên quan. Ngoài ra, việc tìm hiểu cơ chế cũng cần được ghi nhận để có thể có những can thiệp thích hợp. Hành vi lối sống như hút thuốc lá, uống rượu, bia không có mối liên quan đến tình trạng đau đầu migraine trong nghiên cứu của chúng tôi. Các y văn trong nước và trên thế giới ghi nhận có mối liên quan về tỷ lệ đau đầu migraine với các yếu tố stress, trầm cảm và mất ngủ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận được mối liên quan giữa các yếu tố này và tình trạng đau đầu. Điều này là do tỷ lệ stress, trầm cảm và mất ngủ nghiên cứu ghi nhận được là thấp từ đối tượng nghiên cứu. Đau đầu dạng căng thẳng và các yếu tố liên quan Tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng ở nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù, mỗi giới tính có những áp lực riêng về vai trò mỗi cá nhân, nhưng sự căng thẳng để gây ra tình trạng đau đầu là không có khác biệt đáng kể. Nam hay nữ để có thể chịu những áp lực như nhau và do đó, tình trạng đau đầu do căng thẳng là như nhau. Tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng tăng theo độ tuổi, có nghĩa là độ tuổi càng cao thì đau đầu dạng căng thẳng càng tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu ghi nhận được sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi và tình trạng đau đầu dạng căng thẳng. Theo kết quả nghiên cứu, ở những độ tuổi khác nhau, những áp lực tác động lên mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng việc này gây ra tình trạng đau đầu là như nhau ở các nhóm tuổi. Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đau đầu dạng căng thẳng với các yếu tố dân tộc. Những người có tình trạng hôn nhân khác (ly thân, ly dị, góa) có tỷ lệ đau đầu căng thẳng gấp 1,19 lần so với những người độc thân. Tình trạng hôn nhân có những áp lực về lối sống tinh thần và xã hội khác nhau, từ đó ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, gây tình trạng căng thẳng. Các xung đột, mâu thuẫn hay các vấn đề tiêu cực liên quan đến mối quan hệ gia đình, xã hội góp phần làm gia tăng tình trạng căng thẳng. Tình trạng này kéo dài lâu ngày, không chỉ gây ra đau đầu dạng căng thẳng mà còn nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nghiên cứu không đi sâu và các vấn đề sức khỏe khác. Công chức, viên chức được ghi nhận là có tình trạng đau đầu dạng căng thẳng thấp hơn so với những người làm công việc nội trợ. Không ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở những nhóm nghề khác so với những người làm việc nội trợ. Mỗi ngành nghề khác nhau có những áp lực khác nhau, có thể nói rằng, tình trạng đau đầu dạng căng thẳng đang ngày càng phổ biến và xuất hiện ở tất cả các nhóm nghề. Tùy theo đặc điểm nghề nghiệp khác nhau mà áp lực công việc sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, khả năng của mỗi cá nhân trong việc đối phó với stress, căng thẳng và áp lực cũng là một trong những yếu tố giúp làm tăng hay giảm tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi không đánh giá yếu tố đối phó với stress, áp lực và căng thẳng, cần thiết thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này để đánh giá một cách toàn diện. Nghiên cứu ghi nhận những người có trình độ học vấn Đại học có tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng là thấp hơn so với những người có trình độ tiểu học. Nơi cư trú của đối tượng là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng tình trạng đau đầu dạng căng thẳng. Nghiên cứu ghi nhận được rằng, những người cư trú tại thành thị có tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng cao hơn so với những người cư trú tại nông thôn. Với môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh, áp lực công việc và các điều kiện sống cạnh tranh góp phần làm gia tăng tình trạng căng thẳng của đối tượng. Nghiên cứu chưa đi cụ thể vào các yếu tố đời sống, xã hội của đối tượng nghiên cứu. Cần các nghiên cứu đánh giá các yếu tố này trong cộng đồng để có những giải pháp thích hợp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 187 Theo kết quả nghiên cứu, những người có thu nhập có tình trạng đau đầu dạng căng thẳng cao hơn so với những người không có thu nhập, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Cần nghiên cứu chuyên sâu hơn về yếu tố này để đánh giá tác động thật sự lên tình trạng đau đầu dạng căng thẳng. Các nghiên cứu trước đó ghi nhận có mối liên quan giữa tiền sử gia đình và đau đầu dạng căng thẳng(9,8). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng đau đầu dạng căng thẳng ở nhóm có tiền sử gia đình và không có tiền sử gia đình có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tiền sử bản thân như đau đầu, các bệnh nội khoa và ngoại khoa ghi nhận không có mối liên quan với tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng. Mặc dù, tỷ lệ đau đầu ghi nhận theo các yếu tố này là rất cao, nhưng hầu hết người bệnh đều có bệnh lý kèm theo, do đặc điểm là người bệnh đến khám tại phòng khám. Cần nghiên cứu trên cộng đồng để có thể ghi nhận khách quan hơn các yếu tố này, từ đó có đánh giá chính xác hơn về các yếu tố tiền sử bản thân. Yếu tố hành vi lối sống như hút thuốc lá, uống rượu, bia không có mối liên quan đến tỷ lệ đau đâu dạng căng thẳng. Các hành vi này phụ thuộc vào giới tính. Trong khi đó, trong nghiên cứu, tỷ lệ nam giới và nữ giới có sự chênh lệch đáng kể. Mặc dù y văn ghi nhận, stress, trầm cảm và mất ngủ là những yếu tố góp phần gây nên tình trạng căng thẳng, nhưng nghiên cứu chưa ghi nhận được mối liên quan giữa các yếu tố này với tỷ lệ đau đầu dạng căng thẳng. KẾT LUẬN Tỷ lệ đau đầu migraine là 17,4%, đau đầu dạng căng thẳng là 82,6%. Tuổi khởi phát đau đầu là 31,97±7,78 tuổi. Có mối liên quan giữa đau đầu migraine và nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú và tình hình kinh tế. Có mối liên quan giữa đau đầu dạng căng thẳng với tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn và nơi cư trú. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al Jumah MA, Hussein M, Al Khathaami A, Kojan S, Stovner L, Steiner T. (2013) "The prevalence of primary headache disorders in Saudi Arabia". Journal of the Neurological Sciences, 333 (1), pp. e499 2. Altura BM, Altura BT (2001) "Tension headaches and muscle tension:is there a role for magnesium". Med.Hypotheses, 57 (6), pp. 705-13 3. Buse CD, Loder WE, Gorman AJ, Stewart FW, Reed LM, Fanning MK, Serrano D, Lipton BR (2013) "Sex Differences in the Prevalence, Symptoms, and Associated Features of Migraine, Probable Migraine and Other Severe Headache: Results of the American Migraine Prevalence and Prevention (AMPP) Study". Headache 4. Evans RW, Mathew NT (2005) Handbook of Headache, 2nd edition, Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins 5. International Headache Society (2013) "Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS). The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition (beta version)". Cephalalgia, 33 (9), pp. 629-808 6. Manandhar K, Risal A, Steiner TJ, Holen A, Linde M (2015) "The prevalence of primary headache disorders in Nepal: a nationwide population-based study". J Headache Pain, 16, pp. 95 7. Miller EA. (2006) "Headache". CONTINUUM: Lifelong Learning in Neurology, 12 (6) 8. Nguyễn Anh Diễm Thúy (2011) Đặc điểm lâm sàng và chất lượng sống ở bệnh nhân đau đầu mạn tính hàng ngày, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh 9. Nguyễn Thị Thúy Lan (2010) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại đau đầu mạn tính hằng ngày, Luận án Bác Sĩ chuyên khoa cấp cấp II, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 10. Nguyễn Văn Chương (2010) Chẩn đoán và điều trị các bệnh đau đầu thường gặp, Nhà xuất bản Y học 11. Oshinaike O, Ojo O, Okubadejo N, Ojelabi O, Dada A (2014) "Primary Headache Disorders at a Tertiary Health Facility in Lagos, Nigeria: Prevalence and Consultation Patterns". BioMed Research International 12. Pedraza MI, Mulero P, Ruíz M, de la Cruz C, Herrero S, Guerrero AL (2015) "Characteristics of the first 2000 patients registered in a specialist headache clinic". Neurología, 30 (4), pp. 208-213 13. Sedlic M, Mahovic D, Kruzliak P (2016) "Epidemiology of Primary Headaches Among 1,876 Adolescents: A Cross- Sectional Survey.". Pain Med, 17 (2), pp. 353-9 14. Stovner JL, Andree C (2010) "Prevalence of headache in Europe: a review for the Eurolight project". J Headache Pain, 11, pp. 289-299 15. Stovner JL, Hagen K, Jensen R, Katsarava Z, Lipton R, Scher A, Steiner T, Zwart JA (2007) "The global burden of headache: a documentation of headache prevalence and disability worldwide". Cephalalgia, 27 (3), pp. 193-210 16. Vetvik GK, MacGregor AE (2017) "Sex diff erences in the epidemiology, clinical features, and pathophysiology of migraine". Lancet Neurol 17. Vũ Anh Nhị (2010) Đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới. Chẩn đoán và điều trị đau đầu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, tr. 114-134 18. Vũ Anh Nhị, Nguyễn Bá Thắng (2010) Đau đầu căng thẳng. Chẩn đoán và điều trị đau đầu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, tr. 28-55. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_loai_dau_dau_nguyen_phat_tai_phong_kham_than_kinh_benh.pdf
Tài liệu liên quan