Bài giảng Các u da

Tài liệu Bài giảng Các u da: Các U DA Bs Khoa Hạt cơm da nhờn (seborrheic warts hay keratoses) Tổn thương: Các sẩn màu đen- nâu, tròn hay bầu dục, hơi bóng, bề mặt không đều, sần sùi, đôi khi có vảy, giới hạn rõ, có thể lớn đến vài cm. thường có nhiều tổn thương. Không đau. Tổn thương có thể phẳng, hay hơi gờ cao hay các cục. Đôi khi có cuống, nếu bị kích thích thì đáy tổn thương thường có màu đỏ và hơi đau. Phân bố: Thường ½ thân trên bao gồm mặt Bệnh mắc cả 2 giới và thường sau tuổi 40, gia tăng theo tuổi. Chẩn đoán Tổn thương tồn tại và phát triển chậm Tổn thương có màu đồng nhất Nạo ra nhiều mảnh vụn màu hơi nâu CĐ Phân biệt Moles BCC thể tăng săc tố Điều trị: - nito lỏng +++ -tổn thương rộng đốt / nạo curette - Tổn thương khỏi nhanh không để lại sẹo Seborrheic Warts U hạt sinh mủ (pyogenic granuloma) 1.Tổn thương -Sẩn < 1cm, nhiều thùy, màu đỏ tươi đến nâu, bề mặt dễ bị trợt đóng vảy tiết xuất huyết. Thường chỉ có 1 tổn thương và phát triển kích thước nhanh ...

pptx29 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Các u da, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các U DA Bs Khoa Hạt cơm da nhờn (seborrheic warts hay keratoses) Tổn thương: Các sẩn màu đen- nâu, tròn hay bầu dục, hơi bóng, bề mặt không đều, sần sùi, đôi khi có vảy, giới hạn rõ, có thể lớn đến vài cm. thường có nhiều tổn thương. Không đau. Tổn thương có thể phẳng, hay hơi gờ cao hay các cục. Đôi khi có cuống, nếu bị kích thích thì đáy tổn thương thường có màu đỏ và hơi đau. Phân bố: Thường ½ thân trên bao gồm mặt Bệnh mắc cả 2 giới và thường sau tuổi 40, gia tăng theo tuổi. Chẩn đoán Tổn thương tồn tại và phát triển chậm Tổn thương có màu đồng nhất Nạo ra nhiều mảnh vụn màu hơi nâu CĐ Phân biệt Moles BCC thể tăng săc tố Điều trị: - nito lỏng +++ -tổn thương rộng đốt / nạo curette - Tổn thương khỏi nhanh không để lại sẹo Seborrheic Warts U hạt sinh mủ (pyogenic granuloma) 1.Tổn thương -Sẩn < 1cm, nhiều thùy, màu đỏ tươi đến nâu, bề mặt dễ bị trợt đóng vảy tiết xuất huyết. Thường chỉ có 1 tổn thương và phát triển kích thước nhanh trong vài tuần. 2.Phân bố Khắp mọi nơi nhưng MẶT, NGÓN TAY +++ LỢI RĂNG (phụ nữ có thai) 3. Đặc điểm Gặp ở cả 2 giới Mọi lứa tuổi đặc biệt trẻ em ( trẻ sơ sinh gặp ở rốn) thường sau chấn thương như gãi, trầy da Có thể chảy máu lan tỏa khi bệnh nhân gãi 4. Chẩn đoán Chủ yếu dựa vào lâm sàng Sinh thiết thấy tăng sinh mạch, các tế bào nội mạch căng phồng, và thâm nhiễm các tế bào viêm U xơ da (dermatofobroma) 1.Tổn thương Các sẩn chắc, tăng sắc tố, bề mặt phẳng hơi ráp, đk > 2cm Dấu Fitzpatrick: dùng 2 ngón tay kẹp 2 bờ tổn thương gây co rút da bên dưới. 2.Phân bố -thường chỉ có một, hiếm khi nhiều tổn thương -Các chi là vị trí hay gặp 3. Đặc điểm -Hay gặp ở người lớn, thường không có triệu chứng -Lưu ý tiền sử bị côn trùng đốt trước đây 3. Chẩn đoán -Dựa vào lâm sàng+++ -Sinh thiết: tăng sinh tổ chức bào lành tính và tế bào xơ non (fibroblast) kèm sự tăng sản thượng bì. 4. Điều trị -Không cần điều trị -Sinh thiết cắt -Tiêm triamcinolone trong tổn thương (10-20 mg/ml) -Áp ni tơ lỏng :làm phẳng và sáng da (áp 20-30 giây, quá bờ khoảng 2mm, lập lại sau 1-2 tháng. Nguy cơ tái phát Milia 1.Tổn thương Các sẩn màu vàng-trắng, nhẵn, nhỏ 1-2 mm đk, hơi gờ cao ( kích thước bằng đầu đinh ghim) Thường có nhiều tổn thương 2.Phân bố Vùng MẶT, đặc biệt quanh MI MẮT +++ Đôi khi có thể gặp ở nơi khác 3.Đặc điểm Gặp ở mọi tuổi, KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG 4. Chẩn đoán Dùng mũi dao khiá nhẹ lấy ra được lõi nhỏ màu trắng. Các bệnh da BN dưới thượng bì cũng có thể tạo ra milia, đặc biệt LTBBN loạn dưỡng hay porphyria cutanea tarda 5. Điều trị -Chích rạch bằng kim tiêm hay dao số 11 -Đốt điện nông hay đốt nhiệt U treo (Skin tags) Tổn thương Các tổn thương giống như có cuống, nhỏ, số lượng nhiều, đáy không bị dày lên. Các tổn thương thường có màu da hay nâu, bề mặt hơi nhăn. Kích thích cuống da đôi khi có màu đỏ. 2. Phân bố Vị trí: CỔ, NÁCH, 1/2 THÂN TRÊN+++ 3. Đặc điểm -Người lớn tuổi trung niên -Xảy ra ở cả 2 giới, thường KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG thường phối hợp với to đầu (acromegaly) hay bệnh gai đen 4. Chẩn đoán -Dựa vào lâm sàng -Sinh thiết phát hiện u nhú lớp thượng bì CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ bạn có thể có nguy cơ cao hơn mắc skin tags nếu bạn:  -Thừa cân -Thai nghén -Có thành viên trong gia đình có nhiều skin tags -Có đề kháng insulin hay đái đường tip 2 -Nhiễm HPV ĐIỀU TRỊ 1.Skin tags không cần điều trị  2.Điều trị khi - bị cọ sát - chảy máu -đau hay - vì thẫm mỹ Các phương pháp điều trị bao gồm: -Thắt cuống skin tags với chỉ nha khoa hay chỉ phẫu thuật -Cắt bằng dao 11/15, kéo, đốt điện-nhiệt, đốt lạnh. Dày sừng quang hóa (actinic keratoses) 1.Tổn thương Các tổn thương có vảy mỏng, màu đỏ-hồng, giới hạn không rõ Bóc lớp vảy để lại vết trợt, hay chảy máu Dấu hiệu da bị tổn thương do ánh nắng: da nhăn, tăng và giảm sắc tố, giãn mao mạch Sờ da cảm giác như sờ vào cát 2. Phân bố Các vùng da phơi nắng : MẶT, ĐẦU, CỔ VÀ MU BÀN TAY 3. Đặc điểm -Cả 2 giới, người lớn+++ -Số lượng tổn thương tăng theo tuổi -Tiền sử phơi nắng +++ -Nguy cơ phát triển thành SCC 4. Chẩn đoán Hình ảnh lâm sàng gợi ý cao nhất Cần sinh thiết để loại trừ SCC MBH phát hiện tăng sừng, sự trưởng thành các tế bào sừng bị rối loạn, xâm nhập các tế bào viêm một nhân quanh các huyết quản, và thoái hóa sợi collagen bắt màu kiềm 5. Điều trị -Nạo -Đốt điện nông hay đốt nhiệt -Áp ni tơ lỏng -Bôi hóa chất: TCA, Imiquimod 5%, 5 Fluoro uracil (5-FU) Ung thư tế baò gai 1.Hình dạng tổn thương Thâm nhiễm, cứng và chắc Trung tâm vảy sừng hay loét 2.Phân bố Thường gặp ở phần da phơi nắng: môi dưới, mặt, mu bàn tay, hay có thể các nơi khác. 3.Đặc điểm Xuất hiện cả 2 giới, đặc biệt ở người cao tuổi Yếu tố làm dễ: phần da thường xuyên chiếu nắng, xạ trị, loét da mãn tính, lupus đỏ hay lupus lao. Sinh thiết: thâm nhiễm tế bào gai tân sinh ở trung bì . Cũng thấy tế bào viêm mãn Ung thư biểu mô tB đáy 1.Hình dạng tổn thương SẨN CÓ MÀU DA HAY TRONG MỜ, thường có DÃN MẠCH QUANH BỜ TỔN THƯƠNG +++ Các cục tăng sắc tố màu xanh nâu Loét, sẹo hay đóng vảy mỏng Dấu vân da thường bị mất đi, vài tổn thương có bờ mảnh như sợi chỉ. Số lượng tổn thương: có thể 1 hay nhiều Sự tiến triển của tổn thương ung thư Sẩn/Cục nông, chắc, ít đau, nhỏ: lớn sau 1 đến nhiều năm đạt 1cm đk hay hơn nữa Tiếp đến là hoại tử trung tâm dẫn đến loét Giai đoạn này tổn thương chắc, gờ cao, bờ viền hạt ngọc rõ, giãn mao mạch ở bờ viền vết loét có hình miệng núi lửa. Quan sát trung tâm vết loét có vảy tiết hơi nâu Bóc lớp vảy để lại vùng tổ chức màu hơi đỏ, giả u hạt Nếu không được điều trị loét sẽ ăn sâu xuống mô bên dưới gây pháy hủy sụn và xương 2. Phân bố Thường ở phần da hở, cổ mặt +++ Có thể xuất hiện ở bất kỳ 3. Đặc điểm cả 2 giới đều mắc Khởi phát ở tuổi trung niên Hay xảy ra ở người thường xuyên tiếp xúc nắng Các tổn thương tiến triển chậm, xâm lấn tại chỗ Các bệnh da hay phát kèm tổn thương BCC người trẻ: Khô da nhiễm sắc (Xeroderma pigmentosum) HC nevi tế bào đáy (basal cell nevus syndrome) C hẩn đoán Phải lưu ý đến các tổn thương SẨN NHỎ DÃN MẠCH NGOẠI BIÊN ở vùng da hay bị tổn thương do ánh nắng Ấn kính các tổn thương có màu trắng Căng da để thấy đặc tính trong mờ và bờ rõ của tổn thương Sinh thiết để khẳng định sự tăng sinh của các lớp tế bào đáy, của chất nền và sự co rút của biểu mô từ chất nền. Các u từ các phần phụ khác của da thường giống BCC về mặt lâm sàng nhưng có thể phân biệt nhờ MBH. Một số các u da này thường nhiều hay đau. Bở viền hạt ngọc Điều trị Phẫu thuật cắt bỏ Phẫu thuật lạnh Điện đông :đốt và nạo Chiếu tia Bôi hóa chât: imiquimod 5% , vismodegib,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_cac_u_da.pptx
Tài liệu liên quan