Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở của Thành phố Hà Nội năm 2009 – Vũ Thị Thanh

Tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở của Thành phố Hà Nội năm 2009 – Vũ Thị Thanh: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 62 Nhận xét: Giá trị HA đo thông thường khi vào viện của nhóm THAKT cao hơn nhóm THAKKT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. HATT của nhóm THAKT đo thông thường là 173,27 20,47 cao hơn nhóm THAKKT là 154,52 17,22, với p < 0,001. HATTr của nhóm THAKT đo thông thường 99,86 11,64 cao hơn nhóm THAKKT là 91,16 8,92. Bảng 3: Một số biến chứng ở cơ quan đích của nhóm nghiên cứu - Tỷ lệ biến chứng mắt ở nhóm THAKT là 44,7 tăng hơn nhóm THAKKT là 17,5, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. - Biến chứng thận ở nhóm THAKT có tỷ lệ 21,1% cao hơn nhóm THAKKT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0, 05. - Tỷ lệ biến chứng não ở nhóm THAKT là 21,2% cao hơn nhóm THAKKT là 4,0%, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Kết luậnQua nghiên cứu 189 bệnh nhân tăng huyết áp trong đó c 114 bệnh nhân tăng huyết áp kháng chúng tôi ận thấBiến chứng ở cơ quan đích: tim (76,3%), thận (24,4%), não (21,...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở của Thành phố Hà Nội năm 2009 – Vũ Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 62 NhËn xÐt: Gi¸ trÞ HA ®o th«ng th­êng khi vµo viÖn cña nhãm THAKT cao h¬n nhãm THAKKT, sù kh¸c biÖt cã ý nghÜa thèng kª víi p < 0,001. HATT cña nhãm THAKT ®o th«ng th­êng lµ 173,27 20,47 cao h¬n nhãm THAKKT lµ 154,52 17,22, víi p < 0,001. HATTr cña nhãm THAKT ®o th«ng th­êng 99,86 11,64 cao h¬n nhãm THAKKT lµ 91,16 8,92. B¶ng 3: Mét sè biÕn chøng ë c¬ quan ®Ých cña nhãm nghiªn cøu - Tû lÖ biÕn chøng m¾t ë nhãm THAKT lµ 44,7 t¨ng h¬n nhãm THAKKT lµ 17,5, sù kh¸c biÖt cã ý nghÜa víi p < 0,05. - BiÕn chøng thËn ë nhãm THAKT cã tû lÖ 21,1% cao h¬n nhãm THAKKT, sù kh¸c biÖt cã ý nghÜa thèng kª víi p < 0, 05. - Tû lÖ biÕn chøng n·o ë nhãm THAKT lµ 21,2% cao h¬n nhãm THAKKT lµ 4,0%, sù kh¸c biÖt cã ý nghÜa víi p < 0,05. KÕt luËnQua nghiªn cøu 189 bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p trong ®ã c 114 bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng chóng t«i Ën thÊBiÕn chøng ë c¬ quan ®Ých: tim (76,3%), thËn (24,4%), n·o (21,1%) vµ m¾t (44,7%) cña nhãm t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ cao h¬n nhãm t¨ng huyÕt ¸p kh«ng kh¸ng trÞ, víi p < 0,05. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Hoµng Tr©m Anh – 2008, Nghiªn cøu biÕn ®æi huyÕt ¸p 24 giê ë bÖnh nh©n suy thËn m¹n cã t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ, LuËn v¨n th¹c sü y häc - Häc viÖn Qu©n y. 2. §Æng Duy Quý – 2002, YÕu tè nguy c¬, nguyªn nh©n vµ biÕn chøng cña THAKT, LuËn v¨n th¹c sü y khoa - Häc viÖn Qu©n y. 3. Calhoun DA; Zaamn MA, 2002, Resistant hypertension, Curr Hypertens Rep. Jun; 4 (3): 221-228. 4. Moser M, Setato JF – 2006, Clinical practice. Resistant or difficult-to-control hypertension, N Engl J Med; 355(4):385-392. 5. Pepperell JC, Ramdassingh-Dow S., 2002, Ambulatory blood pressure after therapeutic and subtherapeutic nasal continuous positive airway pressure for obstructive sleep apne: a randomised parallel trial, Lancer; 359: 204 – 210. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2009 VŨ THỊ THANH - Bệnh viện Mắt Hà Nội ĐOÀN HUY HẬU - Học viện Quân y HOÀNG THỊ PHÚC - Bệnh viện Mắt TW TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu trên 6.184 học sinh (3.222 nam và 2.962 nữ) tiểu học và trung học cơ sở từ 6- 15 tuổi ở 04 quận, huyện ở Hà Nội năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị là 33,7% (khúc xạ cầu tương đương: ≥ -0,75D). Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường là tiền sử gia đình có người mắc bệnh cận thị (OR = 5,54); nhìn gần trên 8 giờ/ngày (OR = 8,19); xem ti vi, chơi điện tử trên 3 giờ/ngày (OR = 11,78); ngồi sai tư thế khi học, đọc sách, báo (OR = 5,08). Từ khóa: Cận thị, yếu tố nguy cơ. SUMMARY Research objectives: To identify some risk factors related to myopia school students at Hanoi. Methods: Cross- sectional and prospective study in 2009. Research on 6.184 childrens (3,222 males and 2,962 females) from primary and secondary schools, of 4 districts in Hanoi, aged 6 -15 years. The study results showed that the rate of myopia was 33.7% (SE: ≥ - 0.75 D). Some risk factors related to myopia school is a family that have myopia (OR = 5.54); near look ≥ 8 hours / day (OR = 8.19); watching television, playing computer games ≥ 3 hours / day (OR = 11.78); sitting posture while studying, reading books, newspapers (OR = 5.08). Keywords: Myopia, risk factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Cận thị học đường (CTHĐ) là một trong hai bệnh trường học có nhiều nguyên nhân và các yếu tố liên quan như bẩm sinh, di truyền, chủng tộc, môi trường học tập (điều kiện chiếu sáng, bàn ghế không phù hợp, thời gian học) và bản thân học sinh (HS) [2], [4], [7], [8]. Do đó, việc xác định được những yếu tố nào có nguy cơ rõ rệt làm cho CTHĐ ở HS có chiều hướng gia tăng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu về nhãn khoa cộng đồng, y tế trường học và các nhà giáo dục quan tâm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu: “Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường ở học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở của Thành phố Hà Nội năm 2009”. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 6.184 HS (3.222 nam và 2.962 nữ) tiểu học và trung học cơ sở (THCS) từ 6- 15 tuổi ở 04 quận, huyện ở Hà Nội là Ba Đình, Thanh Xuân, Từ Liêm và Đông Anh. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. - Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức mô tả cắt ngang, ước tính là 5.780 HS. Thực tế đã nghiên cứu 6.184 HS. Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 63 - Khám mắt, đo thị lực và thử kính xác định TKX (cận thị, viễn thị, loạn thị) cho tất cả HS theo danh sách đã chọn. Đo khúc xạ bằng máy khúc xạ tự động. - Mắt được coi là cận thị: Khi khúc xạ cầu tương đương (KXCTĐ) ≥ -0,75D). Người được coi là cận thị khi có một mắt hoặc cả hai mắt cận thị. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS 13.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ cận thị của học sinh Tiểu học và THCS ở Hà Nội Chỉ số Nam (n= 3.222) Nữ (n= 2.962) Tổng số (n= 6.184) SL % SL % SL % Số HS mắc cận thị 1047 32,5 1036 35,0 2.083 33,7 p<0,05 - Cận thị 1 mắt 234 22,3 207 20,0 441 21,2 - Cận thị 2 mắt 813 77,7 829 80,0 1.642 78,8 - Đã đeo kính 372 35,5 424 40,9 796 38,2 Kết quả ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ cận thị ở HS Hà Nội là 33,7%. Tỷ lệ cận thị ở HS nữ (35,0%) cao hơn HS nam (32,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 2. Liên quan tiền sử gia đình với cận thị học đường Tiền sử gia đình Cận thị (n= 2.083) Không cận thị (n= 4.101) Tổng số (n= 6.184) SL % SL % SL TL% Cha/mẹ/anh/chị bị TKX 318 15,3 129 3,15 447 7,2 Không có người bị TKX 176 5 84,7 397 2 96,9 573 7 92,8 OR = 5,54; p<0,001 6.184 100, 0 Qua bảng 2 thấy tỷ lệ HS có cha/mẹ/anh/chị bị TKX là 7,2%. Nhóm HS cận thị có cha/mẹ hoặc anh/chị mắc TKX (15,3%) cao hơn so với nhóm không cận thị (3,1%) với OR = 5,54 (p<0,001). Bảng 3. Liên quan thời gian sử dụng mắt nhìn gần với cận thị Thời gian sử dụng mắt nhìn gần Cận thị (n= 2.083) Không cận thị (n= 4.101) Tổng số (n= 6.184) n % n % n % Trên 8 giờ/ngày 654 31,4 217 5,3 871 14,1 Dưới 8 giờ/ngày 1.429 68,6 3.884 94,7 5.313 85,9 OR = 8,19; p<0,001 6.184 100,0 Qua bảng 3 thấy tỷ lệ HS sử dụng mắt nhìn gần trên 8 giờ/ngày là 14,1%. Tỷ lệ HS sử dụng mắt nhìn gần trên 8 giờ/ngày ở nhóm HS cận thị (31,4%) nhiều hơn so với nhóm không cận thị (5,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 8,19 (p<0,001). Bảng 4. Liên quan thời gian xem tivi, chơi điện tử với cận thị Thời gian xem tivi, chơi điện tử Cận thị (n= 2.083) Không cận thị (n= 4.101) Tổng số (n= 6.184) SL % SL % SL % Trên 3 giờ/ngày 485 23,3 103 2,5 588 9,5 Dưới 3 giờ/ngày 1.598 76,7 3.998 97,5 5.596 90,5 OR = 11,78; p<0,001 6.184 100,0 Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ HS sử dụng mắt để giải trí trên 3 giờ/ngày là 9,5%. Tỷ lệ HS sử dụng mắt để giải trí trên 3 giờ/ngày ở nhóm cận thị (23,3%) cao hơn so với nhóm không cận thị (2,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 11,78 (p<0,001). Bảng 5. Liên quan tư thế ngồi học với cận thị học đường Tư thế ngồi học, đọc sách, báo Cận thị (n= 2.083) Không cận thị (n= 4.101) Tổng số (n= 6.184) SL % SL % SL % Tư thế sai 1.029 49,4 660 16,1 1.689 27,3 Tư thế đúng 1.054 50,6 3.441 83,9 4.495 72,7 OR = 5,08; p<0,001 6.184 100,0 Qua bảng 5 thấy tỷ lệ HS ngồi sai tư thế khi học, đọc sách, báo là 27,3%. Nhóm HS cận thị có tỷ lệ ngồi học sai tư thế (ngồi lệch, đầu cúi quá thấp) (49,4%) nhiều hơn so với nhóm không cận thị (16,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR= 5,08 (p<0,001). BÀN LUẬN 1. Gia đình có người bị cận thị Qua nghiên cứu (bảng 2) thấy tỷ lệ HS có cha/mẹ/anh/chị bị TKX là 7,2%. Nhóm HS cận thị có cha/mẹ hoặc anh/chị mắc TKX (15,3%) cao hơn so với nhóm không cận thị (3,1%) với OR = 5,54 (p<0,001). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận xét của các nghiên cứu khác là cha/mẹ hoặc trong gia đình có anh/chị/em bị cận thị thì nguy cơ bị CYHĐ của HS sẽ tăng lên (bảng 6). Một số nghiên cứu còn thấy mức độ cận thị của HS cũng liên quan với tình trạng cận thị của cha/mẹ. Xiang F. và cs. (2012) [10] thấy tỷ lệ cận thị mức độ nặng (KXCTĐ > -6,0 D) ở HS tăng lên (1,4%; 2,9%; 8,5% và 16,1%) cùng với mức độ cận thị của cha mẹ. Bảng 6. So sánh tỷ lệ cha/mẹ bị cận thị với các nghiên cứu khác Tác giả n KXCTĐ (D) OR hoặc tỷ lệ % Khader Y. S. và cs. (2006) [7] 1.777 ≤ -0,5 Không có và có cha/mẹ cận thị 8,7% và 18,1% Cha/mẹ đều bị cận thị 24,2% Có cha/mẹ và ít nhất một anh/chị/em bị cận thị 43,2% Yingyong P. (2010) 377 ≤ -0,5 6,37 (CI 95%: 2,26- 7,78) You Q. S. và cs. 16.771 ≤ -1,0 1,46 (CI 95%: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 64 (2012) 1,40- 1,53) -1,1 đến – 6,0 1,65 (CI 95%: 1,54- 1,76) -6,1 đến - 8,0 1,87 (CI 95%: 1,66- 2,12) Guo Y. và cs. (2013) [6] 681 ≤ -1,0 2,99 (CI 95%: 1,94- 5,35) Kết quả nghiên cứu (2009) (Cha/mẹ hoặc anh/chị/em bị cận thị) 15,3% so với 3,1% (OR: 5,54) 2. Giới tính Yếu tố nguy cơ liên quan đến giới tính chưa rõ ràng, nhưng đa số cho rằng tỷ lệ CTHĐ ở nữ giới cao hơn so với nam giới (bảng 7). Bảng 7. So sánh tỷ lệ CTHĐ theo giới tính với các nghiên cứu khác Tác giả n Giới tính (%) Nữ Nam Villarreal G. M. và cs. (2003) 1.305 49,0 38,0 Trần Minh Tâm và cs. (2007) [3] 21,39 10,94 Lê Thị Thanh Xuyên và cs. (2009) [4] 2.74 7 41,55 36,04 Vũ Quang Dũng (2013) [1] 21,6 12,5 3. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cận thị học đường * Thời gian sử dụng mắt để nhìn gần: Qua nghiên cứu thấy tỷ lệ HS sử dụng mắt nhìn gần trên 8 giờ/ngày và sử dụng mắt để giải trí trên 3 giờ/ngày ở nhóm HS cận thị (31,4% và 23,3%) nhiều hơn so với nhóm không cận thị (5,3% và 2,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 8,19 và 11,78 (p<0,001). Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Saw S. M. và cs. (2002) [8] nghiên cứu 957 HS người Trung Quốc (7- 9 tuổi) thấy tỷ suất chênh (OR) đối với nhóm cận thị mức độ nặng (KXCTĐ ≤ -3,0D) ở HS đọc nhiều hơn 2 cuốn sách/tuần là 3,50 (CI 95%: 2,15- 5,70). Czepita D. và cs. (2010) [5] nghiên cứu trên 5.865 HS thấy tỷ lệ cận thị nhiều hơn ở những HS đọc và viết >2 giờ/ngày (p0,8 giờ/ngày (p<0,01). Không thấy tăng tỷ lệ cận thị ở các HS xem truyền hình >2 giờ/ngày (p>0,05). Wu P. C. và cs. (2010) [9] phân tích đơn biến thấy tỷ lệ cận thị có liên quan với lớp học, cha mẹ cận thị và xem tivi (p<0,0001; p<0,01 và p<0,05). Các hoạt động ngoài trời có tầm quan trọng và tỷ lệ nghịch với cận thị (OR= 0,3; CI 95%: 0,1- 0,9, p= 0,025). Các tác giả cho rằng các hoạt động ngoài trời là một yếu tố bảo vệ quan trọng đối với cận thị ở HS nông thôn. Ở Việt Nam, Trần Minh Tâm và cs. (2007) [3] nghiên cứu trên HS cấp 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh thấy có mối liên quan giữa thời gian học với cận thị với OR là 1,09 (CI 95%: 1,01- 1,19). Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) [1] cho thấy HS học thêm hoặc tự học từ 2-5 giờ/ ngày có nguy cơ cận thị là 2,3 -2,5 lần, trên 5 giờ/ ngày có nguy cơ cận thị là 3,2 -3,7 lần so với những HS không học thêm hoặc tự học dưới 2 giờ/ ngày. Đọc truyện/sách, sử dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti vi với thời lượng trên 2 giờ/ ngày đều có mối liên quan chặt chẽ với cận thị học đường. Những HS tham gia hoạt động ngoài trời trên 2 giờ/ ngày với các hoạt động đá bóng, đá cầu, cầu lông, chạy, nhảy dây hoặc các hoạt động thể dục thể thao khác thì nguy cơ mắc bệnh cận thị giảm 47% so với học sinh hoạt động ngoài trời dưới 2 giờ/ngày. Chúng tôi cho rằng thói quen HS dành thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động nhìn gần sẽ làm tăng thời gian đòi hỏi hoạt động của thị giác dẫn tới gánh nặng cho cơ quan thị giác. * Tư thế ngồi học: Qua nghiên cứu thấy nhóm HS cận thị có tỷ lệ ngồi học sai tư thế (ngồi lệch, đầu cúi quá thấp) (49,4%) nhiều hơn so với nhóm không cận thị (16,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 5,08 (p<0,001). Kết quả này cũng tương tự như nhận xét của Phạm Hồng Quang và cs. (2011) [2]: HS có thói quen ngồi học không đúng mắc cận thị cao hơn so với ngồi học đúng (OR = 2,6; 95% CI= 1,7 - 3,9). Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng đối với các bậc cha/mẹ, giáo viên và HS đặc biệt là ở những HS đầu cấp Tiểu học. Lúc này, HS mới bắt đầu nhập trường, chưa biết cách ngồi học đúng tư thế nên cha/mẹ và giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến cách ngồi học và uốn nắn cách ngồi học của con em mình tại nhà cũng như tại các lớp học. KẾT LUẬN Tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học và THCS ở Hà Nội là 33,7%. Học sinh nữ có tỷ lệ cận thị (35,0%) nhiều hơn học sinh nam (32,5%), (p<0,05). Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến cận thị học đường là tiền sử gia đình có người mắc bệnh cận thị (OR= 5,54); nhìn gần trên 8 giờ/ngày (OR = 8,19); xem ti vi, chơi điện tử trên 3 giờ/ngày (OR= 11,78); ngồi sai tư thế khi học, đọc sách, báo (OR= 5,08). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Quang Dũng (2013), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên. 2. Phạm Hồng Quang, Phạm Văn Tần (2011), “Cận thị ở học sinh và yếu tố ảnh hưởng tại bốn trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 73(2), tr. 112- 116. 3. Trần Minh Tâm, Đỗ Văn Dũng (2007), “Tình hình cận thị học đường ở học sinh cấp 2 tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11, Phụ bản của Số 1, tr. 160- 167. 4. Lê Thị Thanh Xuyên, Bùi Thị Thu Hương, Phí Duy Tiến và cs. (2009), “Khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại TP. HCM”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ bản của Số 1, tr. 5- 12. 5. Czepita D., Mojsa A., Ustianowska M. et al. (2010), “Reading, writing, working on a computer or watching television, and myopia”, Klin. Oczna., 112(10-12): 293-5. 6. Guo Y., Liu L. J., Xu L. et al. (2013), “Outdoor activity and myopia among primary students in rural and urban regions of Beijing”, Ophthalmology, 120(2): 277-83. Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 65 7. Khader Y. S., Batayha W. Q., Abdul-Aziz S. M. et al. (2006), “Prevalence and risk indicators of myopia among schoolchildren in Amman, Jordan”, East Mediterr Health J., 12(3-4): 434-9. 8. Saw S. M., Zhang M. Z., Hong R. Z. et al. (2002), “Near-work activity, night-lights, and myopia in the Singapore-China study”, Arch Ophthalmol., 120(5): 620-7. 9. Wu P. C., Tsai C. L., Hu C. H. et al. (2010), “Effects of outdoor activities on myopia among rural school children in Taiwan”, Ophthalmic Epidemiol., 17(5): 338-42. 10. Xiang F., He M., Morgan I. G. (2012), “The impact of severity of parental myopia on myopia in Chinese children”, Optom Vis Sci., 89(6): 884-91.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_yeu_to_nguy_co_lien_quan_den_can_thi_hoc_d.pdf
Tài liệu liên quan