Đặng điểm hình ảnh cộng hưởng từ của viêm não do virus Herper Simplex

Tài liệu Đặng điểm hình ảnh cộng hưởng từ của viêm não do virus Herper Simplex: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 9 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA VIÊM NÃO DO VIRUS HERPES SIMPLEX Nguyễn Đình Nguyện*, Lê Văn Phước**, Đỗ Hải Thanh Anh*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm não do virus Herpes simplex (HSE) là một nhiễm trùng thần kinh cấp tính nặng, tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề. Cộng hưởng từ (CHT) có thể giúp chẩn đoán sớm HSE để điều trị sớm, cải thiện tỉ lệ tử vong. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của HSE trên CHT sọ não và đánh giá vai trò của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán HSE. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân HSE điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2013 đến 31/3/2018 có chụp CHT sọ não. Phương pháp: Mô tả cắt ngang đặc điểm hình ảnh. Kết quả: Tuổi trung bình 46,06 (25 – 82 tuổi), nam/nữ = 1,3/1. Cả 31 trường hợp (100%) có viêm thùy thái dương, 21 trường hợp (71%) có viêm thùy đảo, 20 tường hợp (64,5%) có viêm thùy trán. Tín hiệu hình ảnh của v...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặng điểm hình ảnh cộng hưởng từ của viêm não do virus Herper Simplex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 9 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA VIÊM NÃO DO VIRUS HERPES SIMPLEX Nguyễn Đình Nguyện*, Lê Văn Phước**, Đỗ Hải Thanh Anh*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm não do virus Herpes simplex (HSE) là một nhiễm trùng thần kinh cấp tính nặng, tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề. Cộng hưởng từ (CHT) có thể giúp chẩn đoán sớm HSE để điều trị sớm, cải thiện tỉ lệ tử vong. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của HSE trên CHT sọ não và đánh giá vai trò của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán HSE. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân HSE điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2013 đến 31/3/2018 có chụp CHT sọ não. Phương pháp: Mô tả cắt ngang đặc điểm hình ảnh. Kết quả: Tuổi trung bình 46,06 (25 – 82 tuổi), nam/nữ = 1,3/1. Cả 31 trường hợp (100%) có viêm thùy thái dương, 21 trường hợp (71%) có viêm thùy đảo, 20 tường hợp (64,5%) có viêm thùy trán. Tín hiệu hình ảnh của vùng viêm đơn thuần thấp trên T1W, cao trên T2W, FLAIR và DWI. Các chuỗi xung T2W, FLAIR và DWI đều phát hiện được hầu hết các tổn thương, tuy nhiên chuỗi xung DWI phát hiện tổn thương ở mức tín hiệu “rất rõ” với tỉ lệ cao (93,5%). Kết luận: Thùy thái dựơng là vị trí thựờng gặp trong HSE. Chuỗi xung DWI có giá trị nhất trong chẩn đóan HSE. Từ khoá: viêm não do virus Herpes simplex (HSE) ABSTRACT MAGNETIC RESONANCE IMAGING CHARACTERIZATION OF ENCEPHALITIS BY HERPES SIMPLEX VIRUS Nguyen Dinh Nguyen, Le Van Phuoc, Đo Hai Thanh Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 09-16 Background: Herpes simplex virus encephalitis (HSE) is a severe acute neurological infection, high mortality and severe sequelae. Magnetic resonance imaging can help diagnose early HSE for early treatment, improving mortality. Objective: Describe the image characteristics of HSE on MRI and evaluate the role of diffuse sequence in HSE diagnostics. Subjects and methods: 31 patients with HSE, diagnosed and treated at Cho Ray hospital, between 1/1/2013 and 31/03/2018, were included in this study. This study is a retrospective analysis, Cross-sectional description of image characteristics. Results: Average age 46.06 (25 - 82 years), male / female = 1.3 / 1. In all 31 cases (100%) with temporal lobe disease, 21 cases (71%) had insula lobe, 20 cases (64.5%) had frontal lobe disease. Visual signal of the low-level inflammatory region on T1W, high on T2-weighted, FLAIR and DWI. T2W, FLAIR and DWI pulse sequences detect most of the lesions, but the DWI pulse series detects lesions at a "very clear" signal *Khoa Chẩn đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Thiên Hạnh **Khoa Chẩn đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy ***Bộ môn Chẩn đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đình Nguyện ĐT: 03668485667 Email: bsdinhnguyencdha@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 10 level (93.5%). Conclusions: Temporal lobe is a common occurrence in HSE. DWI sequence is most valuable in HSE diagnostics. Keyword: herpes simplex virus encephalitis (HSE) ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm não do virus Herpes simplex (HSE) là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xảy ra rải rác, gây tử vong ở người lớn. HSE chiếm khoảng 10% đến 20% của tất cả các viêm não do virus, với tỉ lệ mắc hàng năm là 1/250.000 đến 500.000. Biểu hiện lâm sàng là hội chứng não cấp gồm: sốt, đau đầu, cổ cứng, thay đổi tính cách, suy giảm ý thức đột ngột, động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các dấu hiệu thần kinh khu trú như yếu liệt, bất thường về cảm giác, mất ngôn ngữ, khiếm khuyết thị giác hoặc liệt dây thần kinh sọ. Viêm não do HSV (Herpes simplex virus) có tỉ lệ tử vong khoảng 70% nếu không được điều trị, trường hợp điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong cũng khoảng 19% và hơn 50% số trường hợp sống sót có sự thiếu sót thần kinh mức độ vừa đến nặng, tỉ lệ phục hồi hoàn toàn sau viêm não không quá 3%(2,3,14). Xét nghiệm Polymerase Chain Reaction (PCR) dịch não tủy có độ nhạy là 98%, độ đặc hiệu là 94%, giá trị tiên đoán dương là 95%, giá trị tiên đoán âm là 98% và được xem là tiêu chuẩn vàng thay thế cho sinh thiết não trước đây để chẩn đoán xác định HSE(1,3). Tuy nhiên kết quả có được thường chậm, sau vài ngày (2- 7 ngày)(19) và chỉ có ít trung tâm lớn mới thực hiện được. X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) mặc dù phổ biến, thời gian chụp nhanh, nhưng hình ảnh XQCLVT sọ não có độ nhạy thấp và độ đặc hiệu không cao. XQCLVT thường âm tính trong hơn 25% trường hợp nếu chụp trong tuần lễ thứ nhất kể từ khi bệnh khởi phát. Hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) là một kỹ thuật có giá trị, được xem như lựa chọn đầu tay trong chẩn đoán bệnh viêm não do Herpes simplex. Kỹ thuật CHT, đặc biệt khi kết hợp với CHT khuếch tán sẽ nhạy hơn trong phát hiện các thay đổi sớm ở não, chỉ trong vòng vài giờ kể từ lúc phát bệnh(2,4). Vì vậy, để góp phần vào việc nghiên cứu vai trò của hình ảnh CHT trong chẩn đoán viêm não do virus Herpes simplex, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của viêm não do virus Herpes simplex” với hai mục tiêu cụ thể sau: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của viêm não do virus Herpes simplex. Đánh giá vai trò của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán viêm não do virus Herpes simplex. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn mẫu là các bệnh nhân (BN) được chẩn đoan ra viện HSE và có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với HSV và có chụp CHT sọ não điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2013 đến 31/3/2018. Loại trừ những BN chụp không đủ các chuỗi xung T1W, T2W, FLAIR và DWI hoặc hình bị xảo ảnh. Phương pháp tiến hành Từ danh sách BN chẩn đóan ra viện HSE, đọc hồ sơ để lọc ra những bệnh nhân thỏa điều kiện nghiên cứu. Kỹ thuật chụp Tất cả bệnh nhân được chụp bằng máy Máy CHT 1.5 và 3.5 Tesla tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – bệnh viện Chợ Rẫy, có hoặc không tiêm chất tương phản. Các chuỗi xung thường quy trong khảo sát sọ não với cuộn thu vùng đầu, bao gồm: T1W, T2W, FLAIR, T2-GRE và T1W +G. Các thông số chụp như sau: T1W: TR: 500, TE: 11, độ dày lát cắt 5mm, khoảng cách 1,5 mm, trường khảo sát (FOV): 173 x 230 mm và ma trận ảnh 144 x 322. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 11 Hình T2W: TR: 3550, TE: 97, độ dày lát cắt 5mm, khoảng cách 2,5 mm, trường khảo sát (FOV): 230x230 mm và ma trận ảnh 256x256. Hình FLAIR: TI: 2500, TE: 98, TR: 8500 mm, độ dày lát cắt 5mm, khoảng cách 2.5 mm, trường khảo sát (FOV): 173 x 230 mm và ma trận ảnh 268 x 512. Hình T2-GRE: TR: 800, TE: 26, độ dày lát cắt 5mm, khoảng cách 2.5 mm, trường khảo sát (FOV): 173 x 230 mm và ma trận ảnh 144 x 256. Các thông số khảo sát cộng hưởng từ khuếch tán: TR: 3000, TE: 94, độ dày lát cắt 5mm, khoảng cách 2,5 mm, trường khảo sát (FOV): 173 x 230 mm và ma trận ảnh 154 x 192, Dãi tần số 1294, độ chênh từ 22 mT, độ chênh từ kéo dài 31 ms và khoảng cách chênh 42 ms ở ba hướng không gian, Hình DWI thu được ở các giá trị b = 0, 500, 1000 bằng chuỗi xung EPI, kỹ thuật xóa mỡ đặt trước các chuỗi xung khảo sát, Hình ảnh bản đồ ADC được tính toán theo phần mềm của máy và hiển thị đồng thời sau khi nhận các hình DWI với giá trị b = 1000. Những đặc điểm được mô tả bao gồm một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (tuổi, giới, lý do vào viện) và các đặc điểm trên CHT bao gồm: vị trí, tín hiệu, mức độ tín hiệu (không rõ, khá rõ và rất rõ), đặc điểm bắt thuốc tương phản, xuất huyết, giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến. Phân tích thống kê Nhập và phân tích số liệu bằng excel 2010 và phần mềm SPSS 20. Các biến số định tính được mô tả bằng tần số, tỉ lệ phần trăm. Tính trung bình và độ lệch chuẩn cho biến định lượng có phân phối bình thường, trung vị và khoảng tứ vị cho biến định lượng phân phối không bình thường. So sánh hai trung bình bằng phép kiểm t, xác định mối liên quan giữa hai yếu tố sử dụng phép kiểm chính xác Fisher. Các phép kiểm được xem là có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm chung Trong 31 BN của mẫu nghiên cứu, tuổi trung bình là 46,06 2,83 (25 – 82 tuổi) với 18 (58,1%) BN nam và 13 (41,9%) BN nữ. Hầu hết BN nhập viện vì có suy giảm ý thức (93,6%) Đặc điểm về vị trí Tổn thương thùy thái dương gặp trong 100% trường hợp (1 bên 38,7% và 2 bên 61,3%), thùy đảo 71% (1 bên 40,9%, 2 bên 50,1%) và thùy trán 64,5% (1 bên 35% và 2 bên 65%), thùy chẩm 12,9% và các vị trí khác 16,1%. Đặc điểm về tín hiệu Trên chuỗi xung T1W tổn thương giảm tín hiệu chiếm 77,4%, đồng tín hiệu là 22,6%. Trên các chuỗi xung T2W, FLAIR và DWI: các tổn thương đều tăng tín hiệu Đặc điểm bắt thuốc tương phản Nhu mô có bắt thuốc tương phản là 13/30 (43,3%) và 17/30 (56,7%) không bắt thuốc tương phản. Trong đó bắ thuốc dạng đám 69,2%, dạng lấm tấm 30,85. Màng não có bắt thuốc tương phản 16/30 (53,3%) và 14/30 (46,7%) không bắt thuốc tương phản. Đặc điểm xuất huyết Có 6/31 (19,4%) xuất huyết và 25/31 (80,6%) không xuất huyết. Mức độ phát hiện tổn thương trên các chuỗi xung Trên chuỗi xung T1W thì: Tỉ lệ tổn thương thấy không rõ là 35,5%, thấy khá rõ là 58% và rất rõ là 6,5%. Trên chuỗi xung T2W thì: Tỉ lệ thấy khá rõ là 74,2%, thấy rất rõ là 25,8%. Trên chuỗi xung FLAIR thì: Tỉ lệ thấy tổn thương khá rõ là 25,8%, thấy rất rõ là 74,2%. Trên trên DWI thì: tỉ lệ thấy khá rõ tổn thương là 6,5% và thấy rất rõ là 93,5%. Hệ số khuếch tán biểu Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của mô não viêm là 0,540 ± 0,110 x 103 mm2/s thấp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 12 hơn mô não bình thường 0,830 ± 0,080 x 103 mm2/s, khác biệt có ý nghĩa thống kê với hệ số p<0,001. BÀN LUẬN Vị trí viêm não Viêm thuỳ thái dương Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi gặp trong 100% trường hợp, tỉ lệ này tương đồng với kết quả của các tác giả khác như Dagsdóttir HM và cs(4) là 96%, của Sili U và cs(17) 100%, của Granerod J và cs(7) 93%. Tỉ lệ này cao hơn không nhiều các nghiên cứu khác của Domingues RB và cs(6) tổn thương thuỳ thái dương là 77,78%, tỉ lệ này cũng cao hơn tỉ lệ tổn thương thuỳ thái dương trong một báo khá sớm về CHT là nghiên cứu của Demaerel PH. và cộng sự năm 1992(5) thì tổn thương thuỳ thái dương gặp trong 62,5% (Bảng 1, Hình 1). Viêm thuỳ thái dương hai bên (mũi tên), tín hiệu cao trên các chuỗi xung FLAIR (A) và DWI (D), bắt thuốc tượng phản dạng đám trên hình T1W+Gd (B) ở thùy thái dương phải, giá trị ADC thấp tương ứng vị trí tổn thương (mũi tên hình C). Nguồn Bn Trần Văn B, SHS: 2160094273. Tổn thương thùy thái dương một bên trong nghiên cứu của chúng tôi là có 38,7% và tổn thương ở cả hai bên là 61,3%. Trong khi đó nghiên cứu của Dagsdóttir H.M. và cs thì tổn thương một bên thuỳ thái dương là 79% và tổn thương cả hai bên chỉ có 21%(4), sự khác biệt này cũng có thể giải thích là do tình trạng nhập viện muộn nên đã làm tổn thương lan rộng. Nghiên cứu của Demaerel PH và cs(5), cũng ghi nhận tổn thương thuỳ thái dương một bên gặp trong 62,5% và và tổn thương cả hai bên thuỳ thái dương là 37,5%. Theo y văn tổn thương thuỳ thái dương một bên là thường gặp hơn hai bên. Hiện tượng này phù hợp với cơ chế lây lan nội sọ dọc theo các nhánh màng não của dây thần kinh sinh ba cùng bên. Tuy nhiên, theo thời gian sau đó tổn thương có thể mở rộng ra các vùng khác của não như thuỳ trán, thuỳ đảo, vùng hạch nền(3,10). Tỉ lệ viêm thùy thái dương 2 bên trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 1 bên có thể giải thích do các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có thời gian vào viện cũng như thời gian được chụp CHT kể từ khi bệnh khởi phát là khá muộn, vì vậy đã làm tổn thương lan rộng ra những vùng khác. Viêm thuỳ trán Viêm thuỳ trán nói chung trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,5%. Tỉ lệ này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Demaerel PH và cs(5) là 62,5%, nhưng thấp hơn nghiên cứu của Granerod J và cs(7) viêm thuỳ trán gặp trong 100% trường hợp. Như vậy, viêm thuỳ trán cũng là một dấu hiệu thường thấy trong HSE, nó phù hợp với cơ chế bệnh sinh của HSE là virus lây lan dọc theo dây thần kinh trán (một nhánh của dây thần kinh sinh ba)(11) (Hình 2). Viêm thuỳ trán 2 bên gặp nhiều hơn thuỳ trán 1 bên, chiếm 65%, trong đó chủ yếu là viêm thùy trán dưới (95%). Viêm thuỳ đảo Viêm thuỳ đảo trong nghiên cứu của chúng tôi là 71%, trong đó 1 bên là 40,9% và 2 bên chiếm 59,1%. Qua đó chúng tôi nhận thấy, tổn thương thùy đảo cũng là một dấu hiệu thường gặp trong viêm não do virus Herpes simplex (Hình 3). Viêm thùy chẩm Viêm thùy chẩm trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 4/31 (12,9%). Mặc dù tổn viêm thùy chẩm không thường gặp trong HSE, tuy nhiên qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy thùy chẩm cũng có thể bị tổn thương trong viêm não do HSV (Hình 4). Bảng 1. So sánh viêm thuỳ thái dương Tác giả Chúng tôi Dagsdóttir Uluhan Granerod Domingues Demaerel Thuỳ thái dương 100% 96% 100% 93% 77,7% 62,5% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 13 Hình 1: Viêm thùy thái dương 2 bên do HSV Hình 2: Viêm thuỳ trán hai bên (mũi tên trắng) và thùy đảo hai bên (mũi tên đen), tín hiệu cao trên các hình FLAIR (A) và DWI (C), không bắt tượng phản trên hình T1W+Gd (B), giá trị ADC thấp trên hình ADC (D) tại vị trí tương ứng (mũi tên). Nguồn BN Trương Hương N, SHS: 2170097275. Hình 3. Viêm thùy thái dương phải (đầu mũi tên), thùy trán hai bên (mũi tên đen), thùy đảo hai bên (mũi tên trắng), thùy chẩm phải (mũi tên xanh) tín hiệu cao trên các hình FLAIR (A) và hình DWI (C), không bắt thuốc tương phản trên hình T1W+Gd (B), giá trị ADC thấp đo ở thùy chẩm phải (mũi tên) trên hình ADC (D). Nguồn BN Rơ ông Ha N, SHS: 2160057301. Hình 4. Viêm thuỳ đảo phải Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 14 Các vị trí khác Chúng tôi gặp 5 trường hợp (16,1%) có tổn thương các vị trí khác ngoài các vị trí đã mô tả ở trên, cụ thể là: 2 trường hợp có tổn thương nhân bèo, 2 trường hợp tổn thương đồi thị và 1 trường hợp tổn thương thể chai. Như vậy, tổn thương não trong HSE ngoài vị trí hay gặp là ở thuỳ thái dương và thuỳ trán và thuỳ đảo thì cũng có thể gặp tại các vị trí khác như vùng nhân xám, thể chai, với tỉ lệ thấp hơn. Viêm thuỳ đảo phải (mũi tên dài) và nhân bèo phải (mũi tên ngắn), tín hiệu cao trên hình FLAIR (A), DWI (C), không bắt tương phản trên T1W + Gd (B), giá trị ADC thấp đo trên hình ADC (D) tại vị trí tổn thương nhân bèo phải (mũi tên). Nguồn BN Phạm Văn L, SHS: 2170005928. Trên thế giới cũng có nhiều báo cáo trường hợp tổn thương HSE ngoài thuỳ thái dương (không kèm tổn thương thuỳ thái dương), ví dụ báo cáo của Tsuboguchi S và cs(18), HSE vỏ não thuỳ đỉnh trái và được chẩn đoán nhầm là nhồi máu não hay báo cáo của Haggiag S và cs(8) HSE thuỳ đỉnh bên phải. Theo đó, các tác giả này lưu ý rằng trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần được cảnh giác ở mức cao với HSE nếu có sốt và có tổn thương não ngoài thuỳ thái dương. Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào tổn thương ngoài thuỳ thái dương đơn độc, nên tất cả đều được chẩn đoán HSE ngay trong lần chụp CHT đầu tiên. Về đặc điểm tín hiệu Đa số vùng viêm giảm tín hiệu trên T1W, tăng trên T2W, FLAIR và DWI. Đặc điểm này phù hợp với hiện tượng phù viêm, gây độc tế bào làm tích tụ nước tại khu vực tổn thương. Tuy nhiên, đặc điểm hình ảnh này không đặc hiệu cho viêm não do HSV vì cũng có thể gặp trong bất kỳ tình huống nào có hiện tượng viêm phù hoặc tích tụ nước. Ví dụ trong một số loại viêm não do các nguyên nhân khác như viêm não hệ viền, viêm não do virus Epstein- Barr, viêm não do virus Varicella-Zoster, bệnh viêm não Herpesvirus 6 ở người, nhồi máu não, u não hay chấn thương, do đó các chẩn đóan phân biệt nên luôn được đặt ra. Đặc điểm bắt thuốc tương phản Bắt thuốc nhu mô gặp 13/30 (43,3%) trường hợp và 16/30 (53,3%) trường hợp có bắt thuốc màng não. Như vậy tổn thương bắt thuốc tựơng phản có thể có hoặc không tùy thuộc vào mức độ tổn thương phá hủy hàng rào mạch máu não(12). Nghiên cứu của Demaerel PH và cs(5) là 50%. Tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả này không đề cập thời gian từ khi khởi phát đến lúc được chụp cộng hưởng từ là bao nhiêu ngày nên chúng tôi không có dữ kiện cụ thể về thời gian để so sánh. Thời gian trung bình kể từ lúc khởi phát đến khi được chụp cộng hưởng từ trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,68 ± 3,98 ngày, đây là thời gian có thể có hiện tượng hoại tử xuất huyết xảy ra(3,12). Mức độ phát hiện tổn thương trên các chuỗi xung Hơn 2/3 số tổn thương giảm tín hiệu có thể được nhìn thấy trên T1W và 1/3 số tổn thương không được nhìn thấy trên T1W hoặc thấy không rõ ràng. Trong khi đó các chuỗi xung T2W, FlAIR và DWI đều phát hiện được hầu hết các tổn thương với tỉ lệ cao. Sự khác nhau về tỉ lệ phát hiện tổn thương giữa T1W với các chuỗi xung khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; sự khác nhau về tỉ lệ phát hiện tổn thương giữa các chuỗi xung T2W và FLAIR, T2W và DWI có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01. Nhưng sự khác nhau về tỉ lệ phát hiện tổn thương giữa FLAIR và DWI không có ý nghĩa thống kê, với p=0,081>0,05. Tỉ lệ này không khác nhiều so với nghiên cứu của Granerod J và cs(7), của Misra UK. và cs(13) và của Hatipoğlu HG và cs(9), theo đó tỉ lệ phát hiện tổn thương vỏ não thuỳ thái dương và thuỳ trán trên các chuỗi xung T2W, FlAIR và DWI là hơn 90%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 15 Hình 5: Viêm, xuất huyết thái dương trái (mũi tên) tín hiệu cao nhẹ trên T1W, thấp và cao trên T2W và thấp đen trên GRE trái qua: hình T1W, T2W và GRE. Nguồn Bn Nguyễn Lê Duy H, SHS:2180003207. Hình 6: Viêm thuỳ đảo trái (mũi tên), hầu như không rõ trên hình T1W(A); thấy khá rõ trên hình T2W (B) và rất rõ trên FLAIR (C) và DWI (D). Nguồn Bn Trần Thị H. SHS: 2160049373. Giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của mô não viêm trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,540 ± 0,110 x 103 mm2/s. Giá trị này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Sawlani V(15). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định được giá trị ADC của nhóm bệnh nhân HSE chụp cộng hưởng từ từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của bệnh là 0,490±0,063 x 103 mm2/s. Đây cũng là thời gian tương đương thời gian được chụp cộng hưởng từ trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Giá trị ADC của chúng tôi cũng cao hơn không không nhiều so với nghiên cứu của Sener RN(16) là 0,410 ±0,150 x 103 mm2/s. Sự khác biệt này không lớn và có thể giải thích do sai số trong kỹ thuật tính toán và có thể khác nhau về chủng tộc. Bảng 2. So sánh giá trị ADC Tác giả Chúng tôi Sawlani V. Sener R.N. ADC (x10 3 mm 2 /s) 0,540 ±0,110 0,490 ±0,063 0,410 ±0,150 KẾT LUẬN Thùy thái dương là vị trí thường gặp trong viêm não do virus Herpes simplex, tiếp theo là thùy đảo và thùy trán cũng là vị trí có thể gặp, hai bên thựờng gặp hơn một bên. Các tổn thương viêm đa số có tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, FLAIR và DWI. Các tổn thựơng xuất huyết và bắt thuốc tương phản từ là không thường thấy, gặp trong ít hơn 50%. Các chuỗi xung T2W, FLAIR và DWI đều có thể phát hiện được hầu hết các tổn thựơng, tuy nhiên chuỗi xung DWI tỏ ra vượt trội hơn các chuỗi xung còn lại về mức độ phát hiện tổn thựơng. Hệ số khuếch tán biểu kiến mô não viêm là là 0,540 ±0,110 x103 mm2/s thấp hơn mô não lành. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baringer JR (2008). "Herpes Simplex Infections of the Nervous System". Neurologic Clinics, 26(3):pp.657–674. 2. Bloch KC et al (2017). "Encephalitis and Myelitis". Mosby, 1:pp.189-199. 3. Bulakbasi NKM (2008). "Central Nervous System Infections of Herpesvirus Family". Neuroimaging clinics of North America, 18(1):pp. 53 – 84. 4. Dagsdóttir HM et al (2014). "Herpes simplex encephalitis in Iceland 1987-2011". Springer Plus, 3:pp. 524. 5. Demaerel PH et al (1992). "MRI of herpes simplex encephalitis". Neuroradiology, 34(6):pp. 490-493. 6. Domingues RB et al (1998). "Diagnosis of herpes simplex encephalitis by magnetic resonance imaging and polymerase chain reaction assay of cerebrospinal fluid". Journal of the Neurological Sciences, 157(2):pp.148-153. 7. Granerod J et al (2016). "Neuroimaging in encephalitis: analysis of imaging findings and interobserver agreement". Clinical radiology, 71(10):pp.1050-1058. 8. Haggiag S et al (2016). "Extratemporal herpes encephalitis during natalizumab treatment: A case report". Multiple Sclerosis and Related Disorders, 10:pp. 134-136. 9. Hatipoğlu HG et al (2008). "Magnetic resonance and diffusion-weighted imaging findings of herpes simplex encephalitis". The journal of the IHMF, 15(1):pp.13-17. 10. Kennedy PG et al (2002). "Herpes simplex encephalitis". Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry, 73(3):pp. 237-238. 11. Lê Văn Cường (2006). Giải phẫu học tập 1. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr.460-466. 12. Lê văn Phước (2011). Cộng hưởng từ sọ não. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 7-55, 113-122. 13. Misra UK et al (2010). "Usefulness of various MRI sequences in the diagnosis of viral encephalitis". Acta tropica, 116(3):pp.206-211. 14. Piquet AL, Cho TA (2016). "The Clinical Approach to Encephalitis". Current Neurology and Neuroscience Reports, 16(5):pp.45. 15. Sawlani V (2009). "Diffusion-weighted imaging and apparent diffusion coefficient evaluation of herpes simplex encephalitis and Japanese encephalitis". Journal of the Neurological Sciences, 287(1-2):pp.221–226. 16. Sener RN (2001). "Herpes simplex encephalitis: diffusion MR imaging findings". Computerized Medical Imaging and Graphics, 25(5):pp.391-397. 17. Sili U et al (2014). "Herpes simplex virus encephalitis: Clinical manifestations, diagnosis and outcome in 106 adult patients". Journal of Clinical Virology, 60(2):pp.112-118. 18. Tsuboguchi S et al (2017). "Herpes simplex encephalitis presenting as stroke-like symptoms with atypical MRI findings and lacking cerebrospinal fluid pleocytosis". Rinsho shinkeigaku, 57(7):pp.387-390. 19. Vũ Anh Nhị (2015). "Điều trị bệnh thần kinh". Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.616-620. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdang_diem_hinh_anh_cong_huong_tu_cua_viem_nao_do_virus_herpe.pdf
Tài liệu liên quan