Nghiên cứu điều chế hệ vi tự nhũ chứa pantoprazol

Tài liệu Nghiên cứu điều chế hệ vi tự nhũ chứa pantoprazol: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 618 NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ HỆ VI TỰ NHŨ CHỨA PANTOPRAZOL Nguyễn Mạnh Huy*, Nguyễn Thị Thanh Tú*, Tạ Quang Vượng*, Nguyễn Thiện Hải* TÓM TẮT Mục tiêu: Pantoprazol (PTP) là một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Do thuộc nhóm II theo hệ thống phân loại sinh dược học và không bền trong môi trường acid nên sinh khả dụng đường uống thấp. Trong số các phương pháp cải thiện tính tan và sinh khả dụng, hệ vi tự nhũ (Self Emulsifying Drug Delivery System - SMEDDS) với nhiều ưu điểm nổi trội được chọn để nghiên cứu với mục tiêu điều chế công thức SMEDDS chứa PTP bền, ổn định, khả năng hòa tan cao và có triển vọng ứng dụng vào thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát độ tan của PTP trong các tá dược có khả năng tạo hệ vi tự nhũ. Xây dựng giản đồ pha từ các tá dược tiềm năng chọn lựa bằng phương pháp pha loãng với nước và đánh giá cảm ...

pdf12 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu điều chế hệ vi tự nhũ chứa pantoprazol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 618 NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ HỆ VI TỰ NHŨ CHỨA PANTOPRAZOL Nguyễn Mạnh Huy*, Nguyễn Thị Thanh Tú*, Tạ Quang Vượng*, Nguyễn Thiện Hải* TÓM TẮT Mục tiêu: Pantoprazol (PTP) là một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Do thuộc nhóm II theo hệ thống phân loại sinh dược học và không bền trong môi trường acid nên sinh khả dụng đường uống thấp. Trong số các phương pháp cải thiện tính tan và sinh khả dụng, hệ vi tự nhũ (Self Emulsifying Drug Delivery System - SMEDDS) với nhiều ưu điểm nổi trội được chọn để nghiên cứu với mục tiêu điều chế công thức SMEDDS chứa PTP bền, ổn định, khả năng hòa tan cao và có triển vọng ứng dụng vào thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát độ tan của PTP trong các tá dược có khả năng tạo hệ vi tự nhũ. Xây dựng giản đồ pha từ các tá dược tiềm năng chọn lựa bằng phương pháp pha loãng với nước và đánh giá cảm quan vi nhũ tương tạo thành. Khảo sát khả năng tải PTP của các SMEDDS (P-SMEDDS) với tỷ lệ tải 5 - 10% (kl/kl) và đánh giá các tính chất cơ lý hóa về cảm quan, độ bền, thế zeta, kích thước giọt và khả năng giải phóng hoạt chất (GPHC) trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8. Chọn công thức có khả năng tải phù hợp và bền nhất, điều chế lặp lại. Hóa rắn P-SMEDDS bằng tá dược thấm hút (SP-SMEDDS), đánh giá tính chất cơ lý hóa và khả năng GPHC của SP-SMEDDS này so với viên đối chiếu trong 3 môi trường pH. Hàm lượng PTP trong các thử nghiệm được định lượng bằng quang phổ UV-Vis ở bước sóng 290 nm. Kết quả: Xây dựng được công thức và qui trình điều chế P-SMEDDS qui mô 200 g đạt các chỉ tiêu đánh giá gồm Capryol 90 – Labrasol : Cremophor RH40 (1 : 1 và 1 : 2) – Transcutol HP tương ứng 2 công thức lần lượt với tỉ lệ các pha là 20 : 30 : 50 (CT 506) và 20 : 45 : 35 (CT 609). CT 506 và CT 609 cùng tải được 8% PTP, đạt được các yêu cầu về tính chất lý hóa (kích thước giọt trung bình lần lượt là 21,57 và 38,61 nm, thế zeta tương ứng là - 29,8 và - 35,4 mV) và đạt độ bền PTP trong 3 môi trường pH khảo sát. Bên cạnh đó, P-SMEDDS cho khả năng GPHC nhanh hơn so với nguyên liệu PTP chứng tỏ có sự cải thiện độ tan. Florite R được dùng để hóa rắn cả 2 công thức này (SP-SMEDDS) với tỉ lệ tương ứng là (1 : 2,5) cho kết quả GPHC và độ bền PTP tương tự P-SMEDDS. So với viên đối chiếu, SP-SMEDDS cho khả năng GPHC nhanh hơn trong 2 môi trường pH 1,2; pH,4,5 và tương đương pH 6,8. Quy trình định lượng PTP bằng quang phổ UV-Vis tại bước sóng 290 nm đạt yêu cầu qui trình phân tích. Kết luận: P-SMEDDS đã được xây dựng và bào chế thành công ở qui mô 200 g. Hệ đạt các chỉ tiêu cơ lý hóa theo yêu cầu SMEDDS, có độ hòa tan cao. Đây có thể là một giải pháp tiềm năng giúp cải thiện độ tan, độ bền và đồng thời nâng cao sinh khả dụng đường uống cho PTP. Từ khóa: Hệ vi tự nhũ (SMEDDS), Pantoprazol, độ hòa tan cao, sinh khả dụng ABSTRACT FORMULATION OF SELF-MICROEMULSIFYING DRUG DELIVERY SYSTEM CONTAINING PANTOPRAZOLE Nguyen Manh Huy, Nguyen Thi Thanh Tu, Ta Quang Vuong, Nguyen Thien Hai * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 618 – 629 Objectives: Pantoprazole (PTP) is a proton pump inhibitor drug which is commonly used in treatment of stomach or doudenum ulcers and inflammation. However, it has low oral bioavailability due to the low water *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thiện Hải ĐT: 0905352679 Email: nthai@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 619 solubility (being a BCS class II agent) and the degradation in acid environment of gastric. Amongst methods used for improving the solubility and bioavalability, self-microemulsifying drug delivery systems (SMEDDS) were chosen for this study. The aim of the study is to formulate a SMEDDS containing PTP (P-SMEDDS) which is durable, stable and high dissolution and can can be applied in practice. Methods: Solubility of PTP in several excipients were investigated. Phase diagrams were constructed by water dilution method. The SMEDDS that formed clear microemulsions were loaded 5 – 10% PTP (P-SMEDDS) and evaluated the appearance, stability, zeta potential, droplet size and dissolution in 3 different pH buffer media (pH 1.2, pH 4.5 and pH 6.8). The most stable P-SMEDDS having high drug loading was reprepared. P-SMEDDS was solidified by absorbent (SP-SMEDDS) and evaluated the physico-chemical properties. The dissolution of the SP-SMEDDS in the 3 different pH media were evaluated and compared with the reference product. UV method at 290 nm was used for determination of PTP in the experiments. Results: Two P-SMEDDS formulas (CT506 and CT 609) were successfully prepared in scale of 200 g. The former is composed of Capryol 90 - Labrasol: Cremophor RH40 (1 : 1) - Transcutol HP in ratio of 20 : 30 : 50, respectively and the later is Capryol 90 - Labrasol: Cremophor RH40 (1 : 2) - Transcutol HP in ratio of 20 : 45 : 35. Both formulas were loaded 8% PTP and met the SMEDDS physico-chemical properties with average droplet sizes of 21.57 and 38.61 nm, gausian distribution and zeta potentials of – 29.8 and – 35.4 mV, respectively. P- SMEDDS showed the improvement solubility and stability of PTP in 3 different pH media. The Florite R showed good absorption and was used to solidify P-SMEDDS with the ratio of 1 : 2.5 (SP-SMEDDS). The SP-SMEDDS showed the dissolution and stability of PTP the same as P-SMEDDS in 3 different pH media. The dissolution profiles of SP-SMEDDS were higher than that of the refenrence product in pH 1.2; pH 4.5 media and equal in pH 6.8 medium. The UV method at 290 nm for determination of PTP in the experiments met the requirements of an analytical procedure. Conclusion: The P-SMEDDS was successfully formulated on a 200 g scale, met the SMEDDS physico- chemical properties, has high dissolution. This can be a potential remedy for improvement of solubility, stability and oral bioavailability of PTP. Key words: SMEDDS, pantoprazole, high dissolution, bioavalability. ĐẶT VẤN ĐỀ Pantoprazol (PTP) là một thuốc ức chế bơm proton, được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng và các chứng tăng tiết acid do hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, do PTP thuộc nhóm II theo hệ thống phân loại sinh dược học (Biopharmaceutical Classification Sysytem – BCS) và không bền trong môi trường acid nên khả năng giải phóng hoạt chất (GPHC) chất ít ổn định, sinh khả dụng không cao. Việc nghiên cứu cải thiện độ tan, cải thiện sinh khả dụng, độ bền của PTP được các nhà bào chế quan tâm hiện nay. Trong số các kỹ thuật cải thiện độ tan như tạo hệ phân tán nano, hệ phân tán rắn, hệ tự nhũ, tạo phức bao với cyclodextrin và dẫn chất, kỹ thuật vi tinh thể hóa (Micronization technique), hệ tự vi nhũ (Self- Microemulsifying Drug Delivery System - SMEDDS) cho thấy có nhiều ưu điểm như thành phần đơn giản, dễ bào chế, nâng cỡ lô, áp dụng được cho cả dược chất thuộc nhóm II, nhóm IV theo BCS và có thể sử dụng cả dạng SMEDDS lỏng (đóng nang mềm, nang cứng) hoặc dạng SMEDDS rắn (hóa rắn để đóng nang cứng hay dập viên). Đây cũng là xu hướng của thế giới hiện nay trong việc nghiên cứu cải thiện độ tan các dược chất của hai nhóm này. Bên cạnh đó, thuốc trong hệ SMEDDS được bao bởi các hạt dầu có kích thước rất nhỏ, nhờ đó có thể bảo vệ dược chất, giảm ảnh hưởng của một số enzym, môi trường pH trong đường tiêu hóa lên sự phân hủy thuốc. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu điều chế được một công thức Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 620 SMEDDS chứa PTP bền, ổn định, có khả năng hòa tan cao để khắc phục các nhược điểm trên và có triển vọng ứng dụng vào thực tiễn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên vật liệu - trang thiết bị Nguyên vật liệu Pantoprazol (Ấn độ), capryol 90, lauroglycol 90, transcutol HP, labrasol, labrafac WL1349, labrafac PG, labrafil M1944CS, labrafil 2125CS, maisine 35-1, plurol oleic CC497, syloid FP 244, peceol (Gattefosse - Pháp), cremophor RH40 (BASF - Đức), tween 20, tween 80 (Singapore), florite R (Nhật). Các tá dược trên cùng dung môi, hóa chất cần thiết khác cho thí nghiệm đạt tiêu chuẩn dược dụng hay phân tích. Trang thiết bị Bể đun cách thủy có bộ phận lắc (Grant - Anh), bể siêu âm (Elma T840 - Đức), máy đo nano (Zetasizer Nano ZSP - Anh), máy ly tâm (EPPENDORF MINISPIN - Đức), máy quang phổ UV-Vis (Axiom SP 8001 - Đức), máy thử độ hòa tan (ERWEKA - Đức), Vortex (LABNET VX100 - Mỹ), tủ đông (Toshiba - Nhật Bản), tủ lạnh (Panasonic - Nhật Bản), tủ ủ ấm (Memmert - Đức), Máy chụp SEM (JSM 7401F, Nhật Bản). Phương pháp nghiên cứu Xây dựng công thức và quy trình điều chế SMEDDS chứa PTP (P-SMEDDS) Khảo sát độ tan của PTP trong một số tá dược tiềm năng Độ tan của PTP trong các pha dầu, chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt có khả năng tạo hệ vi tự nhũ được khảo sát bằng phương pháp quá bão hòa. Lấy một lượng thừa PTP cho vào eppendorf loại 2 ml có chứa sẵn 1 ml từng loại tá dược. Hỗn hợp thu được đem vortex trong 1 phút, siêu âm trong 10 phút, để yên tại nhiệt độ phòng trong vòng 24 giờ để đạt độ ổn định trước khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo. Dịch thu được đem ly tâm 10.000 vòng/ phút trong 10 phút, lọc qua màng lọc 0,45 µm, pha loãng bằng methanol đến nồng độ thích hợp. Xác định nồng độ PTP bằng phương pháp đo độ hấp thu ở bước sóng 290 nm. Từ kết quả thu được, độ tan của PTP trong các tá dược được xác định; từ đó chọn lựa các tá dược có tiềm năng để điều chế hệ SMEDDS(10). Xây dựng giản đồ pha Giản đồ pha được thiết lập để xác định các vùng có khả năng điều chế SMEDDS nền. Giản đồ pha được xây dựng theo phương pháp pha loãng. Dựa trên độ tan của PTP trong pha dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt, các tá dược tiềm năng được dùng để thiết lập công thức (CT) SMEDDS nền, tỉ lệ pha dầu dao động từ 15% đến 30%, chất diện hoạt từ 30% đến 50%, chất đồng diện hoạt từ 35% đến 55%. Cân từng thành phần pha dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt theo mỗi CT cho vào eppendorf 2 ml. Vortex hỗn hợp đến khi đạt sự đồng nhất và để yên tại nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Sau đó, pha loãng hệ 100 lần với nước cất và đánh giá cảm quan (Bảng 1)(3). Chọn các hệ tá dược tạo hỗn hợp trong suốt hoặc trong mờ trong vùng hình thành vi nhũ tương trên giản đồ pha; Các hệ này được khảo sát khả năng tải PTP trong thử nghiệm tiếp theo. Bảng 1: Phân loại khả năng tự nhũ của hệ SMEDDS(3) Nhó m Tính chất nhũ tương hình thành* (*) Hệ SMEDDS nếu đạt mức I hoặc II. I Hình thành nhũ tương nhanh trong vòng 1 phút, nhũ tương trong suốt hoặc ánh xanh II Hình thành nhũ tương nhanh trong vòng 2 phút, nhũ tương trong suốt hoặc ánh xanh III Hình thành nhũ tương chậm trong vòng 3 phút và tạo thành một chất lỏng trắng sữa IV Hình thành nhũ tương chậm hơn 3 phút và xuất hiện vài giọt dầu V Khó hình thành nhũ tương, xuất hiện giọt dầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 621 Khảo sát khả năng tải của hệ SMEDDS nền đã được thiết lập Đối với mỗi hệ tá dược được chọn, các SMEDDS tiềm năng được khảo sát tỷ lệ tải PTP với 3 mức lần lượt là 5%, 8% và 10% (kl/kl). Cân chính xác 1g hỗn hợp từng CT tá dược của SMEDDS nền cho vào eppendorf 2 ml rồi voxtex đến khi đồng nhất. Cân chính xác lượng PTP theo tỉ lệ được chọn cho tiếp vào, voxtex trong 1 phút và siêu âm trong 20 phút, ly tâm tốc độ 10.000 vòng/ phút trong 10 phút. Các CT kết tủa bị loại bỏ. Hỗn hợp các CT đạt yêu cầu được để tại nhiệt độ phòng trong 24 giờ, sau đó pha loãng 100 lần bằng nước cất và quan sát các CT sau 2, 4, 8 giờ và đánh giá cảm quan để xác định các CT đạt yêu cầu. Tỷ lệ tải phù hợp được chọn cho các thử nghiệm tiếp theo. Phương pháp điều chế SMEDDS chứa PTP (P- SMEDDS) Công thức hệ vi tự nhũ với tỷ lệ tải PTP thích hợp được chuẩn bị như sau: Cân chính xác 1 g hệ tá dược theo tỷ lệ có sẵn cho vào eppendorf 2 ml. Cân chính xác 80 mg PTP cho vào hệ, vortex đến đồng nhất, siêu âm rồi để yên tại nhiệt độ phòng trong 24 giờ, sau đó ly tâm với tốc độ 10.000 vòng/phút trong 10 phút để kiểm tra xem PTP có bị tủa lại hay không. Các P-SMEDDS sau khi chuẩn bị xong để yên trong 48 giờ trước khi tiến hành các đánh giá tiếp theo. Khảo sát đánh giá tính chất của P-SMEDDS Xác định độ bền nhiệt động của P-SMEDDS Pha loãng các P-SMEDDS 100 lần với nước cất, tiến hành các thử nghiệm sau: Ly tâm: Vi nhũ tương hình thành từ pha loãng 100 lần trong nước cất các P-SMEDDS được đem đi ly tâm với tốc độ 10.000 vòng/phút trong thời gian 10 phút. Hệ đạt yêu cầu khi không xảy ra sự kết tủa, kết bông hay hiện tượng tách lớp. Chu kỳ đông - rã đông : với 6 chu kỳ, thời gian mỗi chu kỳ là 12 giờ (6 giờ để đông và 6 giờ rã đông). Hệ đạt yêu cầu khi không xảy ra sự kết tủa, kết bông hay tách lớp. Chu kỳ nóng - lạnh : với 6 chu kỳ, thời gian mỗi chu kỳ là 12 giờ (6 giờ để tại nhiệt độ 4oC và 6 giờ để tại nhiệt độ phòng). Hệ đạt yêu cầu khi không xảy ra sự kết tủa, kết bông hay tách lớp. Bảo quản trong các điều kiện khác nhau: bảo quản các hệ vi nhũ tương ở 4 oC, nhiệt độ phòng trong 10 ngày. Hệ đạt yêu cầu khi không xảy ra sự kết tủa, kết bông hay hiện tượng tách lớp. Xác định ảnh hưởng pH lên độ bền vững P-SMEDDS Thời gian hệ đạt độ bền: Pha loãng các P-SMEDDS 100 lần trong các môi trường pH 1,2 ; 4,5 và 6,8 và để yên trong vòng 24 giờ tại nhiệt độ phòng, ghi nhận thời gian mà PTP bị tủa lại, hệ bị đục hoặc thay đổi màu sắc theo thời gian. Lựa chọn CT đạt yêu cầu cho thử nghiệm tiếp theo. Khảo sát hàm lượng PTP theo thời gian sau khi pha loãng P-SMEDDS trong các pH khác nhau: Các CT sau khi pha loãng trong các hệ đệm có pH khác nhau lần lượt được rút mẫu đem đi định lượng bằng phương pháp UV-Vis để xác định hàm lượng PTP trong vi nhũ tương sau các khoảng thời gian 5, 15, 30, 45, 60, 75, 90, 105 và 120 phút. Kết quả được coi là đạt nếu sau 120 phút hàm lượng PTP trong các vi nhũ tương đạt từ 80% trở lên(7). Đo phân bố kích thước hạt vi nhũ tương tạo thành và thế zeta Các mẫu P-SMEDDS đạt yêu cầu độ bền nhiệt động, độ bền trong các môi trường pH được đo phân bố kích thước hạt và thế zeta. Các mẫu được pha loãng với nước cất rồi đem đo phân bố kích thước hạt và thế zeta trên thiết bị Zetasizer Nano ZSP. Chọn lựa hệ có kích thước, phân bố kích thước hạt và thế zeta đạt yêu cầu SMEDDS. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 622 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng PTP trong hệ vi tự nhũ bằng phương pháp quang phổ UV-Vis Khảo sát đỉnh hấp thu cực đại, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ đúng, độ chính xác. Nghiên cứu hóa rắn hệ SMEDDS chứa PTP (SP-SMEDDS) Khảo sát lựa chọn chất mang rắn hấp phụ P- SMEDDS Khảo sát khả năng hấp phụ tối đa P- SMEDDS của 2 giá mang rắn lựa chọn là Florite R và Syloid 244 FP(6). Cân 0,2 g mỗi loại giá mang cho vào cối sứ, thêm từ từ P-SMEDDS vào trộn đều cho đến khi thấy hỗn hợp ẩm không còn khả năng hấp phụ thêm P-SMEDDS nữa. Tính khối lượng P-SMEDDS thêm vào. Chọn giá mang rắn có khả năng hấp phụ P-SMEDDS cao nhất. Xác định tỷ lệ chất mang rắn Cân 0,2 g giá mang rắn được chọn cho vào cối sứ, thêm từ từ P-SMEDDS vào trộn đều cho đến khi thấy hỗn hợp vẫn còn khô tơi. Tính tỉ lệ P-SMEDDS thêm vào. Khảo sát tính chất hệ SP-SMEDDS Các đặc điểm hình thái bên ngoài của bột PTP, giá mang rắn chọn và SP-SMEDDS được khảo sát qua sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Hình ảnh được chụp tại nhiều vị trí với các độ phóng đại 300, 1000 và 5000 lần(9). Xác định các chỉ số Hausner và Carr’s Index của SP-SMEDDS tạo thành(2). Khảo sát độ hòa tan của SP-SMEDDS trong ba môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8 bằng cách đóng thủ công SP-SMEDDS vào nang cứng số 0. Kết quả độ hòa tan của viên nang chứa SP- SMEDDS được so sánh với viên nang chứa nguyên liệu PTP, viên nang chứa P-SMEDDS được đóng thủ công với cùng hàm lượng 40 mg và viên đối chiếu (viên nang PTP STADA 40 mg). Thử nghiệm đo độ hòa tan sử dụng thiết bị giỏ quay với tốc độ 100 vòng/phút. Môi trường hòa tan 900 ml đệm pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8 ở nhiệt độ 37 ± 0,5 oC(8). Lấy 5 ml mẫu tại các thời điểm 5, 15, 30, 45, 60, 75, 90, 105 và 120 phút có bù dịch môi trường tương ứng. Mẫu được lọc qua lọc 0,45µm rồi định lượng bằng quang phổ UV-Vis tại bước sóng 290 nm, pha loãng nếu cần. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. KẾT QUẢ Xây dựng công thức và quy trình điều chế SMEDDS chứa pantoprazol Khảo sát độ tan của pantoprazol (PTP) trong một số tá dược tiềm năng Kết quả khảo sát độ tan của PTP trong các tá dược khảo sát được trình bày trong hình 1 cho thấy với pha dầu, độ tan của PTP giảm dần theo thứ tự Capryol 90 > Peceol > Maisine CC > Labrafac lipophile WL1349 > Plurol oleique CC 497 > Labrafac lipophile PG. Capryol 90 và Peceol được lựa chọn để xây dựng giản đồ pha. Với nhóm chất diện hoạt và đồng diện hoạt, độ tan của PTP giảm dần theo thứ tự: Transcutol HP > Lauroglycol 90 > Labrasol > Tween 80 > Labrafil M2125 CS > Cremophor RH 40 > Tween 20 > Labrafil M 1994CS. Transcutol HP được lựa chọn làm chất đồng diện hoạt, các chất diện hoạt được lựa chọn cho các khảo sát là Lauroglycol 90 và Labrasol. Cremophor RH40 mặc dù có khả năng hòa tan PTP thấp nhưng để tăng khả năng diện hoạt nên được lựa chọn phối hợp cùng các chất diện hoạt khác để khảo sát các CT(4,5). Xây dựng giản đồ pha Kết quả xây dựng giản đồ pha được trình bày trong bảng 2 và hình 2 cho thấy CT5 và CT6 tạo được vi nhũ tương đạt yêu cầu. Với CT5, hệ tạo được vi nhũ tương ở vùng mà pha dầu chiếm tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 20% với bất kỳ tỉ lệ chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt. Hệ không tạo được vi nhũ tương ở các CT có tỉ lệ dầu lớn hơn 20%. CT6, hệ tạo được vi nhũ tương ở mọi tỉ lệ trong vùng khảo sát. Các CT trong suốt và trong mờ sẽ được nghiên cứu khả năng tải hoạt chất của hệ trong thử nghiệm tiếp theo. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 623 Hình 1: Kết quả độ tan của pantoprazol trong các tá dược khảo sát Bảng 2: Kết quả cảm quan các hệ nền SMEDDS được chọn để khảo sát CT Pha dầu Chất diện hoạt Chất đồng diện hoạt Điểm đánh giá cảm quan CT1 Capryol 90 Lauroglycol 90 Transcutol HP IV, V CT2 Capryol 90 Lauroglycol 90 : Cremophor RH40 (1:1) Transcutol HP III, IV, V CT3 Capryol 90 Lauroglycol 90 : Cremophor RH40 (1:2) Transcutol HP III, IV, V CT4 Capryol 90 Labrasol Transcutol HP III, IV CT5 Capryol 90 Labrasol : Cremophor RH40 (1:1) Transcutol HP I, II, III CT6 Capryol 90 Labrasol : Cremophor RH40 (1:2) Transcutol HP I, II CT7 Peceol Lauroglycol 90 Transcutol HP IV, V CT8 Peceol Lauroglycol 90 : Cremophor RH40 (1:1) Transcutol HP III, IV,V CT9 Peceol Lauroglycol 90 : Cremophor RH40 (1:2) Transcutol HP III, IV,V CT10 Peceol Labrasol Transcutol HP IV,V CT11 Peceol Labrasol : Cremophor RH40 (1:1) Transcutol HP III, IV,V CT12 Peceol Labrasol : Cremophor RH40 (1:2) Transcutol HP III, IV,V Hình 2: Giản đồ pha tạo thành từ CT5 và CT6 pha loãng 100 lần trong nước cất Khảo sát khả năng tải hoạt chất Kết quả thể hiện trong bảng 3 cho thấy các hệ đều tải tốt PTP ở tỷ lệ 5 và 8%. Với tỷ lệ 10%, chỉ có 6 CT đạt (2 cho CT5 (505, 509) và 4 cho CT6 (605, 608, 615 và 620)). Tỷ lệ 8% được chọn khảo sát tiếp do căn cứ trên sự thuận tiện cho sự phân liều dùng chế phẩm sau này và phòng ngừa sự kết tủa trở lại do tỷ lệ tải cao(1). Đục Trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 624 Bảng 3: Kết quả đánh giá khả năng tải PTP trong các hệ SMEDDS khảo sát từ CT5 và CT6 CT Tỷ lệ tải PTP(%) Thành phần CT (%) CT Tỷ lệ tải PTP (%) Thành phần CT (%) 5 8 10 D DH ĐDH 5 8 10 D DH ĐDH 501 T T Đ 15 30 55 606 T T Đ 20 30 50 502 T T Đ 15 35 50 607 T T Đ 20 35 45 503 T T Đ 15 40 45 608 T T T 20 40 40 504 T T Đ 15 45 40 609 T T Đ 20 45 35 505 T T T 15 50 35 610 T T Đ 20 50 30 506 T T Đ 20 30 50 611 T T Đ 25 30 45 507 T T Đ 20 35 45 612 T T Đ 25 35 40 508 T T T 20 40 40 613 T T Đ 25 40 35 509 T T T 20 45 35 614 T T Đ 25 45 30 510 T T Đ 20 50 30 615 T T T 25 50 25 601 T T Đ 15 30 55 616 T T Đ 30 30 40 602 T T Đ 15 35 50 617 T T Đ 30 35 35 603 T T Đ 15 40 45 618 T T Đ 30 40 30 604 T T Đ 15 45 40 619 T T Đ 30 45 25 605 T T T 15 50 35 620 T T T 30 50 20 T: Trong suốt; Đ: Đục; PD: Pha dầu; DH: Chất diện hoạt, ĐDH: Chất đồng diện hoạt Phương pháp điều chế P-SMEDDS Hình 3: Sơ đồ qui trình điều chế SMEDDS chứa pantoprazol (P-SMEDDS) Qui trình điều chế P-SMEDDS chi là hòa tan đơn giản, lặp lại, không đòi hỏi thiết bị phức tạp và dễ nâng cỡ lô (đã nâng lô 200 g) cho sản phẩm ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu (Hình 3). Khảo sát đánh giá tính chất hệ P-SMEDDS Độ bền nhiệt động của các P-SMEDDS Kết quả độ bền nhiệt động của các P- SMEDDS trong bảng 4 cho thấy các CT đều tạo được vi nhũ tương đạt độ bền nhiệt động tương đối tốt, ngoại trừ một số CT không đạt trong thử nghiệm đông - rã đông. Kết quả thử nghiệm độ bền nhiệt động cho thấy CT6 có tỷ lệ các phối hợp đạt yêu cầu cao hơn CT5, chứng tỏ tỷ lệ chất diện hoạt càng cao thì độ bền nhiệt động tốt hơn. Ảnh hưởng của pH lên độ bền vững của P- SMEDDS Kết quả từ bảng 5 cho thấy tất cả các P- SMEDDS đều chuyển sang màu vàng nhạt sau 5 phút trong môi trường pH 1,2; pH 4,5 và sau 10 - 12 giờ trong môi trường pH 6,8. Ở pH 1,2 chỉ có 4/15 CT khảo sát trong khi ở pH 4,5 có 10/15 CT khảo sát không xuất hiện kết tủa hoặc tách pha sau 24 giờ. Ở pH 6,8 hầu hết các CT khảo sát không xuất hiện kết tủa hoặc tách pha sau 24 giờ, ngoại trừ CT 507. Trong 15 CT khảo sát, CT 506 và CT 609 không xuất hiện kết tủa hoặc bị Cân tá dược theo thành phần công thức Cân dược chất Phối hợp dược chất vào tá dược Hệ tự nhũ đồng nhất Vortex trong 1 phút tạo hệ đồng nhất Vortex trong 1 phút, siêu âm trong 10 phút Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 625 tách lớp sau 24 giờ trong cả 3 môi trường pH. Như vậy, CT 506 và CT 609 được lựa chọn cho các thử nghiệm tiếp theo xác định kích thước giọt và thế zeta. Kết quả khảo sát nồng độ của PTP trong vi nhũ tương hình thành từ P-SMEDDS theo thời gian tại các pH khác nhau được thể hiện trong hình 4 cho thấy PTP không bền trong môi trường acid, hàm lượng giảm nhiều trong pH 1,2 và pH 4,5 trong khi ở môi trường pH 6,8 hầu như không giảm. Cả 3 môi trường, trong 30 phút đầu hàm lượng PTP hầu như không giảm, sau đó giảm mạnh, nhiều nhất ở pH 1,2 (còn 30% sau 2 giờ), kế đến pH 4,5 (còn 47% sau 2 giờ), riêng pH 6,8 hàm lượng hầu như không đổi. Như vậy, PTP bị phân hủy càng nhanh khi pH môi trường càng thấp (acid). Đây cũng là lý do sản phẩm chứa PTP thường bao tan trong ruột. Với PTP trong SMEDDS, tại cả 3 môi trường pH, khả năng GPHC của hệ SMEDDS rất nhanh, đạt hơn 85% sau 5 phút và hàm lượng PTP hầu như không giảm sau 2 giờ. Kết quả này có thể là do PTP trong SMEDDS đã được bao bởi pha dầu, ngăn tác động của môi trường acid. Bảng 4: Kết quả độ bền nhiệt động của các P-SMEDDS CT LT Đ-RĐ N-L 4 0 C t 0 phòng CT LT Đ-RĐ N-L 4 0 C t 0 phòng 501 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 606 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 502 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 607 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 503 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 608 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 504 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 609 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 505 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 610 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 506 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 611 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 507 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 612 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 508 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 613 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 509 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 614 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 510 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 615 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 601 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 616 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 602 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 617 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 603 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 618 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 604 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 619 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 605 Đạt Không đạt Đạt Đạt Đạt 620 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt LT: Ly tâm; Đ-RĐ: Thử nghiệm Đông – rã đông; N-L: Chu kỳ Nóng lạnh. Bảng 5: Kết quả khảo sát độ bền của vi nhũ tương tạo từ P-SMEDDS trong các môi trường pH CT pH 1,2 pH 4,5 pH 6,8 CT pH 1,2 pH 4,5 pH 6,8 506 V5, K V5, K V10, K 611 V5, T V5, K V10, K 507 V5, T V5, T V5, T* 612 V5, T V5, T V10, K 508 V5, K V5, T V10, K 613 V5, T V5, T V10, K 603 V5, T V5, T V10, K 614 V5, T V5, K V10, K 606 V5, T V5, K V10, K 615 V5, T V5, T V10, K 607 V5, T V5, T V10, K 618 V5, T V5, K V10, K 608 V5, K V5, T V10, K 619 V5, T V5, K V10, K 609 V5, K V5, K V10, K 620 V5, T V5, K V10, K 610 V5, T V5, K V10, K V5: Đổi sang màu vàng sau 5 phút; V10: Đổi sang màu vàng sau 10-12 giờ T: Có tủa sau 24 giờ; T*: Có tủa sau 10-12 giờ; K: Không xuất hiện tủa hoặc tách lớp sau 24 giờ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 626 Hình 4: Kết quả (%) PTP phóng thích theo thời gian trong các môi trường pH 1,2; pH4,5 và pH 6,8 từ các P-SMEDDS Kết quả đo kích thước giọt và thế zeta của vi nhũ tương Kết quả đo kích thước giọt và thế zeta của CT 506 và CT 609 từ hình 5 cho thấy cả 2 CT đều tạo được vi nhũ tương với kích thước nằm trong khoảng 10 nm đến dưới 100 nm. Dải phân bố kích thước hẹp (chỉ số PDI thấp) cho có sự đồng nhất về mặt kích thước. Thế zeta cả 2 CT đều cao cho thấy vi nhũ tương tạo được từ 2 CT bền, tránh được hiện tượng tách lớp, kết tủa. CT 506 có kích thước giọt trung bình nhỏ hơn CT 609 trong khi CT 609 có thế zeta lớn hơn CT 506. Như vậy, CT 506 và CT 609 đều tạo được hệ vi nhũ tương đạt được độ bền nhiệt động; giữ được hàm lượng PTP đạt mức trên 85% sau 120 phút trong các môi trường pH khác nhau tương ứng với sự thay đổi pH trong đường tiêu hóa, đồng thời kích thước giọt nằm trong trong vùng vi nhũ tương và đồng nhất nên được lựa chọn để nghiên cứu hóa rắn hệ P-SMEDDS. Hình 5: Kết quả kích thước giọt và thế zeta của của CT 506 và CT 609 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng PTP trong hệ vi tự nhũ bằng phương pháp quang phổ UV-Vis Kết quả khảo sát cho thấy PTP cho đỉnh hấp thu cực đại ở bước sóng λmax = 290 nm. Không có đỉnh hấp thu của tá dược tại bước sóng trên. Nồng độ và độ hấp thu PTP tại bước sóng 290 nm có sự tương quan tuyến tính trong khoảng nồng độ 1 - 50 µg/ml trong methanol (R2 = 0,997, phương trình hồi qui y = 0,0357x), độ chính xác với RSD = 0,95% < 2% và độ đúng với tỷ lệ hồi phục 99,58 – 101,7 nằm trong khoảng 98 – 102%. Thời gian (phút) (% ) P T P p hó ng t hí ch ) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 627 Qui trình đạt yêu cầu quy trình phân tích có thể áp dụng định lượng PTP trong hệ vi tự nhũ. Nghiên cứu hóa rắn hệ SMEDDS chứa PTP (SP-SMEDDS) Khảo sát lựa chọn chất mang rắn và tỷ lệ chất mang rắn hấp phụ P-SMEDDS Kết quả từ bảng 6 cho thấy Florite R hấp phụ tốt hơn Syloid FP 244 trong cả 2 CT khảo sát. Bột hấp thu khô tơi, màu trắng ngà (CT 506) đến vàng nhạt (CT 609). Tỷ lệ Florite R và P- SMEDDS được lựa chọn cho hấp phụ là 1: 2,5 và khảo sát đánh giá tính chất bột SP-SMEDDS này Bảng 6: Kết quả khảo sát lựa chọn chất mang rắn và tỷ lệ chất mang rắn hấp phụ P-SMEDDS Khả năng hấp phụ của Syloid FP 244 và Florite R Tỷ lệ khảo sát Florite R và P-SMEDDS Thành phần Syloid FP 244 Florite R Florite R Tỷ lệ Tính chất Chất mang rắn (g) 0,21 0,23 0,21 P-SMEDDS 506 (g) 0,82 1,02 0,52 1: 2,48 Bột trắng ngà đến vàng nhạt, khô tơi P-SMEDDS 609 (g) 0,77 0,97 0,54 1: 2,57 Kết quả khảo sát tính chất của SP-SMEDDS Kết quả chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) và các chỉ số đánh giá tính trơn chảy Kết quả chụp SEM (Hình 6) cho thấy nguyên liệu PTP ban đầu có dạng que, sau khi phối hợp với tá dược và hóa rắn đã hoàn toàn tạo được SMEDDS rắn. Với độ phóng đại 5000 lần, hình ảnh Florite R nguyên liệu có nhiều khoang trống, sau khi P-SMEDDS được hấp phụ thì đã lấp đầy được các khoang trống và tạo được hỗn hợp rắn đồng nhất. Hình 6: Hình chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu khảo sát (I: Nguyên liệu PTP; II: Florite R; III: SP-SMEDDS 506; IV: SP-SMEDDS 609; a: x 300 lần, b: x 1000 lần, c: x 5000 lần) Tỷ số Haussner và chỉ số Carr của CT 506 là 1,33 và 25,0 trong khi CT 609 là 1,31 và 23,5 cho thấy tính trơn chảy chưa tốt có thể do tá dược hấp phụ Florite R quá mịn, do đó cần phối hợp thêm với tá dược trơn chảy để có thể ứng dụng đóng nang hoặc dập viên. I.a II.a III.a IV.a I.b II.b III.b IV.b II.c III.c IV.c Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 628 Kết quả thử nghiệm độ GPHC của SP-SMEDDS Kết quả GPHC từ hình 7 cho thấy PTP không bền trong môi trường acid, hàm lượng giảm nhiều trong môi trường pH 1,2 và pH 4,5 trong khi ở môi trường pH 6,8 hầu như không giảm. Kết quả này phù hợp với thử nghiệm độ bền của PTP trong các môi trường pH trong thử nghiệm đánh giá độ bền. Với viên đối chiếu, sau 2 giờ khảo sát viên hầu như không GPHC ở pH 1,2 trong ở pH 4,5 khoảng 40% và pH 6,8 là xấp xỉ 100% sau 45 phút. Hình 7: Kết quả thử nghiệm độ hòa tan của hệ SP-SMEDDS BÀN LUẬN PTP là một thuốc ức chế bơm proton, sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng và các chứng tăng tiết acid do hiệu quả điều trị tốt. PTP không bền trong môi trường acid và thuộc nhóm II BCS nên có độ tan trong nước kém, khả năng GPHC ít ổn định, sinh khả dụng không cao. Các sản phẩm PTP là dạng bao tan trong ruột với quy trình bào chế đòi hỏi nhiều công đoạn đặc biệt là bao tan trong ruột phải đảm bảo tính đồng nhất, GPHC ngay sau khi xuống ruột và không bị rò rỉ trong môi trường acid dạ dày. SMEDDS cho thấy có nhiều ưu điểm ngoài việc cải thiện độ tan, nâng cao sinh khả dụng còn bảo vệ dược chất qua việc tạo màng bao lipid làm giảm tiếp xúc với các yếu tố bất lợi trong đường tiêu hóa như pH, men tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, việc xây dựng giản đồ pha với tỉ lệ pha dầu dao động từ 15% đến 30%, chất diện hoạt từ 30% đến 50%, chất đồng diện hoạt từ 35% đến 55% nhằm làm giảm sự kích ứng của chất diện hoạt lên hệ tiêu hóa, đồng thời giữ được tỷ lệ pha dầu không quá cao nhằm giúp hình thành vi nhũ tương nhanh chóng và dễ dàng trong môi trường nước. Kết quả là thành phần SMEDDS với pha dầu là Capryol 90, chất đồng diện hoạt là Transcutol HP trong khi chất diện hoạt là hỗn hợp Labrasol – Cremophore RH 40 (1:1 và 1:2) ứng với CT 5 và CT 6 có thể tải đến 8 - 10% PTP, một tỷ lệ tải khá cao đối với SMEDDS. Mặt khác các thành phần tá dược này đã và đang được ứng dụng nhiều để điều chế SMEDDS hiện nay. Để thuận tiện cho việc phân liều sau này, cũng như tránh sự kết tủa do tỷ lệ tải cao (10%), tỷ lệ tải 8% được chọn. Kết quả đánh giá độ bền động học, độ bền trong các môi trường pH của P-SMEDDS, kích thước giọt, thế zeta với tỷ lệ tải 8% này cho thấy CT 506 và CT 609 đạt yêu cầu đề ra với nhiều ưu điểm như kích thước giọt trung bình lần lượt là 21,57 và 38,61 nm, thế zeta tương ứng là - 29,8 và - 35,4 mV một giá trị khá cao đối với hệ SMEDDS cho thấy P- SMEDDS sẽ bền, ít bị kết tụ. Mặt khác cả CT 506 và CT 609 đều GPHC nhanh hơn và bền hơn nguyên liệu PTP trong cả ba môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 trong 2 giờ khảo sát đặc biệt là trong môi trường pH 1,2 tương tự môi trường acid dạ dày. Điều này cho thấy SMEDDS có thể bảo vệ PTP trong môi trường acid đến 2 giờ do đó có thể không cần đến bao tan trong ruột. Để tiện lợi cho việc ứng dụng vào các dạng thuốc rắn phân liều như viên nén, viên nang, P-SMEDDS pH 1,2 pH 4,5 pH 6,8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 629 được nghiên cứu hóa rắn với 2 tá dược thấm hút mạnh là Florite R và Syloid FP 244. Kết quả cho thấy Florite R thấm hút tốt hơn và được chọn với tỷ lệ sử dụng với P-SMEDDS cho cả CT 506 và CT 609 là (1 : 2,5). Với tỷ lệ này, SP-MEDDS hình thành có thể chất tơi xốp, tuy nhiên tính trơn chảy còn kém (chỉ số Carr và tỷ số Haussner (bảng 6)). Vấn đề này có thể khắc phục khi thêm tá dược độn và trơn bóng để đóng nang hay dập viên. Kết quả GPHC và độ bền PTP của SP- SMEDDS trong các môi trường pH cho thấy tương tự như P-SMEDDS chứng tỏ quá trình hóa rắn không ảnh hưởng đến tích chất P- SMEDDS. Kết quả GPHC từ hình 7 cho thấy do viên đối chiếu (viên nang pantoprazol 40 mg – STADA) chứa pellet PTP ở dạng bao tan trong ruột nên ở pH 1,2, viên hầu như không GPHC. Trong pH 4,5, lượng PTP chỉ đạt khoảng 40% sau 120 phút có thể là do màng bao tan trong ruột tan một phần ở pH này, do đó hoạt chất có thể khuếch tán ra ngoài. Tại pH 6,8 viên đối chiếu có % GPHC thấp hơn các viên P-SMEDDS và viên SP- SMEDDS sau 5 phút; tương đương sau 15 phút và đạt xấp xỉ 100% sau 45 phút đồng thời hàm lượng hoạt chất hầu như không thay đổi sau 120 phút. Với các P-SMEDDS và SP-SMEDDS, kết quả cho thấy ở cả ba môi trường (%) GPHC cao hơn viên đối chiếu trong 5 phút đầu và tương đương sau 15 phút. Lượng PTP phóng thích từ các hệ này đều cao trên 90% đồng thời hàm lượng hoạt chất không giảm trong 120 phút ở cả 3 môi trường. Như vậy, các P-SMEDDS và SP- SMEDDS sơ bộ có thể giúp PTP đạt được độ bền, ổn định trong các môi trường pH đồng thời giúp GPHC nhanh (trên 90% sau 5 phút) và duy trì trong 120 phút. Do đó, các hệ này có tiềm năng cải thiện sinh khả dụng đường uống của PTP. KẾT LUẬN Công thức P-SMEDDS đã được xây dựng và bào chế thành công ở qui mô 200 g. Hệ đạt các chỉ tiêu cơ lý hóa theo yêu cầu SMEDDS và có thể là một giải pháp tiềm năng giúp cải thiện độ hòa tan đồng thời nâng cao sinh khả dụng đường uống cho PTP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.722-725. 2. Hoang SW (2017), Developing Solid Oral Dosage Forms (Second Edition): Pharmaceutical Theory and Practice, Academic Press, United States, pp.723-747. 3. Jaiswal P and Aggarwal G (2013), “Bioavailability Enhancement of Poorly Soluble Drugs By Smedds: a Review”. Journal of Drug Delivery and Therapeutics, 3(1), pp.98-109. 4. Khan B, Bakhsh S, Khan H, Mahmood T and Rasul A (2012), “Basics of self micro emulsifying drug delivery system”, Journal of Pharmacy and Alternative Medicine, 1, pp.13–20. 5. Nasr A, Gardouh A, Ghonaim H, Abdelghany E, Ghorab M (2016), “Effect of oils, surfactants and cosurfactants on phase behavior and physicochemical properties of self- nanoemulsifying drug delivery system (SNEDDS) for irbesartan and olmesartan”, International Journal of Applied Pharmaceutics, 8(1), pp.13-24. 6. Patel P, Patel H, Panchal S and Mehta T (2013), “Self micro- emulsifying drug delivery system of tacrolimus: Formulation, in vitro evaluation and stability studies”, International Journal of Pharmaceutical Investigation, 3(2), pp.95-104. 7. Paul S, Bose A, Konar I, Mukherjee P, Bengal W (2017), “Comparative in-vitro characterization of different commercially available brands of pantoprazole sodium tablets”, World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6(11), pp.778-783. 8. The International Pharmacopoeia – Seven Edition (2017), Dissolution testing of tablets and capsules. 9. Trivedi K, Patel PV, Pujara Z (2013), “Development and characterization of liquid and solid self-emulsifying drug delivery system of fexofenadine”, Journal of Pharmaceutical Investigation, 43(5), pp.385-394. 10. Wu L, et al. (2015), “A Self-microemulsifying Drug Delivery System (SMEDDS) for a Novel Medicative Compound Against Depression: a Preparation and Bioavailability Study in Rats”, American Association of Pharmaceutical Sciences, 16(5), pp.1051–1058. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dieu_che_he_vi_tu_nhu_chua_pantoprazol.pdf