Tài liệu Nghiên cứu biểu hiện da trên bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 241
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Kiều Anh*, Châu Văn Trở**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các biểu hiện da và tìm mối liên quan với một số đặc điểm của bệnh nhân đái tháo
đường (ĐTĐ) tại Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 bệnh nhân bị ĐTĐ tại Bệnh viện
Nguyễn Trãi từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2018.
Kết quả: Tỉ lệ biểu hiện da ở bệnh nhân ĐTĐ là 68,2%, thường gặp nhất là u da có cuống (9,6%), nhiễm
trùng da (9,1%), gai đen (8,6%), da và móng vàng (7,6 %), da dày (7,0%). Nhóm ≥ 60 tuổi nguy cơ mắc các biểu
hiện da cao hơn 2,36 lần so với nhóm < 60 tuổi (p = 0,004, CI 95%: 1,31-4,24). Lao động tay chân có nguy cơ cao
1,15 lần so với công nhân viên (p = 0,002, CI 95%: 1,05-1,25). Thời gian ĐTĐ > 5 ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biểu hiện da trên bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 241
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Kiều Anh*, Châu Văn Trở**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các biểu hiện da và tìm mối liên quan với một số đặc điểm của bệnh nhân đái tháo
đường (ĐTĐ) tại Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 bệnh nhân bị ĐTĐ tại Bệnh viện
Nguyễn Trãi từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2018.
Kết quả: Tỉ lệ biểu hiện da ở bệnh nhân ĐTĐ là 68,2%, thường gặp nhất là u da có cuống (9,6%), nhiễm
trùng da (9,1%), gai đen (8,6%), da và móng vàng (7,6 %), da dày (7,0%). Nhóm ≥ 60 tuổi nguy cơ mắc các biểu
hiện da cao hơn 2,36 lần so với nhóm < 60 tuổi (p = 0,004, CI 95%: 1,31-4,24). Lao động tay chân có nguy cơ cao
1,15 lần so với công nhân viên (p = 0,002, CI 95%: 1,05-1,25). Thời gian ĐTĐ > 5 năm nguy cơ cao 2,91 lần so
với nhóm mắc bệnh ≤ 5 năm (p 7) nguy
cơ gấp 9,58 lần so với nhóm kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c ≤ 7) (p < 0,001, CI 95%: 5,55-16,55).
Kết luận: Tỉ lệ biểu hiện da ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao (68,2%). Bệnh nhân ĐTĐ trên 60 tuổi, lao động chân
tay, thời gian ĐTĐ > 5 năm, kiểm soát đường huyết không tốt có nguy cơ biểu hiện da cao hơn bệnh nhân ĐTĐ
còn lại.
Từ khóa: đái tháo đường, biểu hiện da ở người đái tháo đường
ABSTRACT
CUTANEOUS MANIFESTATIONS OF DIABETES MELLITUS IN NGUYEN TRAI HOSPITAL, HO CHI
MINH CITY
Nguyen Thi Kieu Anh, Chau Van Tro
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 241-245
Objectives: To determine the proportion of cutaneous manifestations and the relations of these
manifestations with characteristics of diabetic patients in Nguyen Trai Hospital, Ho Chi Minh City.
Subjects and Methods: We performed a descriptive cross-sectional study consisting of 384 patients with
diabetes mellitus in Nguyen Trai Hospital recruited from March 2018 to August 2018.
Results: The proportion of cutaneous manifestations in diabetic patients was 68.2% with skin tags were the
most common (9.6%) followed by skin infections (9.1%), acanthosis nigricans (8.6%), yellow discoloration of skin
and nail (7.6%) and thickened skin (7.0%). Patients were over 60 years old showed a 2.36 times higher risk of
having these cutaneous manifestations than who were under 60 years old (p = 0.004, CI 95%: 1.31-4.24).
Moreover, manual labors had a 1.15 times higher risk than office workers (p = 0.002, CI 95%: 1.05-1.25) and
those having diabetes mellitus for more than 5 years had a 2.91 times higher risk than the other group (p <0,001,
CI 95%: 1.65-5.11). Patients with poor glucose control (HbA1c > 7) showed a 9.58 times higher risk than those
with good glucose control (HbA1c ≤ 7) (p < 0,001, CI 95%: 5.55-16.55).
Conclusions: The proportion of cutaneous manifestations in diabetic patients was significantly high
(68.2%). Age ≥ 60 years, manual labors, having diabetes mellitus more than 5 years and poor blood glucose
*Bệnh viện Nguyễn Trãi **Bộ môn Da Liễu, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: TS.BS. Châu Văn Trở ĐT: 0919042654 Email: troderma@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 242
control contribute to the high risks of having cutaneous manifestations in these patients.
Keywords: diabetes, cutaneous manifestations in diabetic patients
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay đã và đang
là một đại dịch toàn cầu. Hiện tại có 422 triệu
người trên toàn thế giới bị ĐTĐ(7). Ước tính tỉ lệ
người bị ĐTĐ sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, và
gần một nửa số đó sống ở vùng châu Á Thái
Bình Dương(1,4). Vì vậy, các vấn đề về quản lý,
điều trị ĐTĐ và các bệnh lý liên quan, nâng cao
chất lượng sống cho người bệnh vẫn là những
vấn đề được quan tâm và cập nhật thường
xuyên. Da là một cơ quan bao bọc bên ngoài và
bảo vệ cơ thể. Đồng thời da cũng chính là nơi
phản ánh được những rối loạn trong cơ thể một
cách rõ ràng nhất. Bệnh ĐTĐ là một căn bệnh
phổ biến và gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ
quan trong cơ thể, bao gồm cả da. Một loạt các
biểu hiện ngoài da đã được chứng minh là có
liên quan đến ĐTĐ. Những biểu hiện da này có
thể là dấu hiệu đầu tiên của sự rối loạn chuyển
hóa trao đổi chất ở những bệnh nhân chưa được
chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ, nhưng chủ yếu các
biểu hiện da là biến chứng của ĐTĐ tồn tại trước
đó. Các bệnh lý da này cũng có những đặc điểm
chung của bệnh da cộng đồng nhưng cũng có
những khác biệt là đặc thù riêng ở người bệnh
ĐTĐ. Những thay đổi trên da cũng gợi ý đến
vấn đề về kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân
ĐTĐ và góp phần định hướng chẩn đoán ĐTĐ ở
những bệnh nhân chưa được chẩn đoán. Các
bệnh lý về da trên người ĐTĐ đã được nghiên
cứu nhiều trên thế giới(3,5,8,10). Tuy nhiên, tại Việt
Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này
nhằm xác định tỉ lệ biểu hiện da và tìm mối liên
quan đến đến một số đặc điểm của bệnh nhân
ĐTĐ như: tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian
bệnh, loại ĐTĐ, mức độ kiểm soát đường huyết.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn
mẫu thuận tiện, trên 384 bệnh nhân bị ĐTĐ đến
khám và điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Trãi Tp.
Hồ Chí Minh từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2018.
Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội
đồng Y đức Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch. Chuẩn đoán và phân loại ĐTĐ theo ADA
2014(1), đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết
tốt hay không dựa vào Hội Nội tiết Châu Á Thái
Bình Dương (APEC), kiểm soát đường huyết tốt
khi HbA1c ≤ 7, kiểm soát đường huyết không
tôn khi HbA1c > 7. Số liệu được thu thập, kiểm
tra, mã hóa và xử lý bằng phần mềm STATA
2012. Dùng tần số (n) và tỉ lệ phần trăm (%) để
thống kê các biến định tính của mẫu nghiên cứu.
Dung phép kiểm chi bình phương (χ2), tỉ số
chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% (CI 95%) để
tìm mối liên quan giữa biểu hiện da và một số
đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ. Các kiểm định có
giá trị P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình trong mẫu khảo sát là 62,5 ±
12,7, nhỏ nhất là 23, lớn nhất là 90. Tỉ lệ nhóm ≥
60 tuổi chiếm 63,3%. Tỉ lệ nữ chiếm 52,1%. Nghề
nghiệp công nhân viên chiếm 23,4%, các nghề
nghiệp khác chiếm 76,6%. Thời gian trung bình
mắc bệnh ĐTĐ là 7,8 ± 4,1 năm, ngắn nhất là 1
năm và dài nhất là 20 năm. Tỉ lệ bệnh nhân có
thời gian bệnh > 5 năm chiếm 62,8%. Tỉ lệ bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 là 98,2%. Tỉ lệ bệnh nhân kiểm
soát đường huyết tốt chiếm 41,1% và kiểm soát
đường huyết không tốt là 58,9%. HbA1c trung
bình là 7,5 ± 1,2, HbA1c nhỏ nhất là 4,7 và
HbA1c lớn nhất là 13,3.
Biểu hiện da ở bệnh nhân ĐTĐ
Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có biểu hiện da là
68,2%. Trong đó, mắc một biểu hiện da là 67,7%
và mắc cùng lúc hai biểu hiện da là 0,5%. Loại
biểu hiện da thường gặp nhất là u da có cuống
(9,6%), nhiễm trùng da (9,1%), gai đen ( 8,6% ),
da và móng vàng (7,6 %), da dày (7,0%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 243
Bảng 1. Tỉ lệ (%) từng loại biểu hiện da trong mẫu
nghiên cứu
Biểu hiện da
Tỉ lệ (%)/Tổng số
bệnh nhân có biểu
hiện da (n = 262)
Tỉ lệ (%) /Mẫu
nghiên cứu
(n = 384)
U da có cuống 14,1 9,6
Nhiễm trùng da 13,4 9,1
Gai đen 12,6 8,6
Ngứa (không kèm sang
thương)
12,2 8,3
Da và móng vàng 11,1 7,6
Da dày 10,3 7,0
Phản ứng da do thuốc
điều trị
5,3 3,6
Hoại tử mỡ 2,7 1,9
Phản ứng da do dùng
insulin
1,9 1,3
Bóng nước 0,4 0,3
U vàng 0,4 0,3
Loét chân 0,4 0,3
Khác 15,1 11
Mối liên quan giữa biểu hiện da chung và một
số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ
Bảng 2. Mối liên quan giữa biểu hiện da và một số
đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ
Yếu tố
liên quan
Biểu hiện da/bệnh nhân ĐTĐ
P Có
n = 262
Không
n = 122
Nhóm tuổi
≥ 60 tuổi 188 (77,4) 55 (22,6) p = 0,004
(OR=2,36; CI
95%: 1,31- 4,24)
< 60 tuổi 74 (52,5) 67 (47,5)
Giới
Nữ 144 (72,0) 56 (28,0)
p = 0,098
Nam 118 (64,1) 66 (35,9)
Nghề nghiệp
Lao động
chân tay
214 (72,8) 80 (27,2) p = 0,002
(OR=1,15; CI
95%: 1,05-1,25)
Công nhân
viên
48 (53,3) 42 (46,7)
Thời gian bệnh
> 5 năm 193 (80,1) 48 (19,9) p < 0,001
(OR=2,91; CI
95%: 1,65-5,11)
≤ 5 năm 69 (48,3) 74 (51,7)
Loại bệnh ĐTĐ
Typ 1 6 (85,7) 1 (14,3)
p =0,316
Typ 2 256 (67,9) 121 (32,1)
Mức độ kiểm soát đường huyết
Không tốt:
HbA1c > 7
198 (87,6) 28 (12,4) p < 0,001
(OR=9,58; CI
95%: 5,55-16,55)
Tốt:
HbA1c ≤ 7
64 (40,5) 94 (59,5)
Có 4 yếu tố liên quan đến biểu hiện da trên
bệnh nhân ĐTĐ là: tuổi, nghề nghiệp, thời
gian bệnh, mức độ kiểm soát đường huyết
(HbA1c) (p< 0,05).
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là
62,5 ± 12,7. Tỉ lệ nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 63,3%.
Nghiên cứu của Galdeano(6) cho thấy trong 125
người ĐTĐ tham gia nghiên cứu, nhóm ≥ 60
tuổi chiếm 55%, tuổi trung bình 58,9 ± 15,43,
khá tương đồng với nghiên cứu của chúng
tôi.Tỉ lệ nam (47,9%) gần tương đương với tỉ lệ
nữ (52,1%). Nghiên cứu của chúng tôi cũng
khá tương đồng với nghiên cứu của Goyal(6)
với tỉ lệ nam là 54%, nữ là 46%. Bệnh nhân có
nghề nghiệp là lao động tay chân như: công
nhân, buôn bán, nội trợ, làm nông... chiếm tỉ lệ
76,6%, gấp 3 lần nhóm bệnh nhân có nghề
nghiệp là công nhân viên (23,4%). Điều này có
thể lý giải là do điều kiện sinh hoạt, làm việc
và chế độ ăn uống khác nhau ảnh hưởng đến
khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỉ lệ bệnh nhân có
thời gian bệnh > 5 năm chiếm 62,8%. Thời gian
mắc bệnh ngắn nhất là 1 năm và dài nhất là 20
năm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng khá
tương đồng với nghiên cứu của Sanad(10) với
nhóm bệnh ĐTĐ > 5 năm chiếm tỉ lệ 65%. Đa
số bệnh nhân mắc ĐTĐ typ II (98,2%), còn lại
là nhóm mắc ĐTĐ typ I (1,8%). Tỉ lệ mắc ĐTĐ
typ I này thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 5% đến
10% ĐTĐ typ I trong y văn(2). Tỉ lệ bệnh nhân
kiểm soát đường huyết tốt chiếm 41,1% và
kiểm soát đường huyết không tốt là 58,9%. Tỉ
lệ kiểm soát đường huyết không tốt khá cao,
đường huyết không được kiểm soát tốt lâu dài
sẽ có thể gây biến chứng cho nhiều cơ quan
như: mạch máu, thần kinh, thận, tim mạch,
da
Đặc điểm biểu hiện da ở bệnh nhân ĐTĐ (mẫu
nghiên cứu)
Tỉ lệ bệnh nhân mắc các biểu hiện da là
68,2%. Tỉ lệ này khá cao và phù hợp với nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 244
cứu của Chatterjee ở Ấn Độ, tỉ lệ mắc bệnh da ở
người ĐTĐ là 73,9%(3). Biểu hiện da thường gặp
nhất là u da có cuống (9,6%); nhiễm trùng da
(9,1%); gai đen (8,6%); da và móng vàng (7,6 %);
da dày (7,0%). Nghiên cứu của tác giả Furquana
Niaz và cộng sự thực hiện tại khoa Da liễu, bệnh
viện Y khoa Syed, Karachi, Pakistan(5) cho thấy
một số biểu hiện da chiếm tỉ lệ cao như: nhiễm
trùng da chiếm 36%; gai đen chiếm 20%; u da có
cuống chiếm 10%; loét chân do ĐTĐ chiếm 16%;
hoại tử mỡ ĐTĐ 9%; da dày 5%; ngứa không
kèm sang thương 8%. Kết quả nghiên cứu này
khác biệt so với kết quả nghiên cứu của chúng
tôi nhưng sự khác biệt không đáng kể. Nhược
điểm của nghiên cứu này là không so sánh được
tỉ lệ các bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ với tỉ lệ các
bệnh da trên trong cộng đồng vi chúng tôi chưa
có số liệu đầy đủ về tỉ lệ các bệnh da trên trong
cộng đồng người Việt Nam.
Mối liên quan giữa biểu hiện da và một số đặc
điểm của mẫu nghiên cứu.
Sau khi phân tích chúng tôi ghi nhận được 4
yếu tố liên quan đến biểu hiện da trên bệnh
nhân ĐTĐ là: tuổi, nghề nghiệp, thời gian bệnh,
mức độ kiểm soát đường huyết (HbA1c), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh
nhân ĐTĐ ≥ 60 tuổi có nguy cơ mắc biểu hiện da
cao hơn so với bệnh nhân ĐTĐ < 60 tuổi. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Safaa Salih
Alwaash và Khalid Al-Shibly(9). Tỉ lệ mắc biểu
hiện da giữa các nhóm nghề nghiệp khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p = 0,001), bệnh nhân ĐTĐ có
nghề nghiệp công nhân viên ít có nguy cơ mắc
biểu hiện da hơn so với bệnh nhân ĐTĐ làm
nghề nghiệp khác. Phần lớn các đối tượng ĐTĐ
mắc biểu hiện da chủ yếu thuộc nhóm nghề
nghiệp như: công nhân, buôn bán, nội trợ, làm
nông... nói chung là lao động tay chân, điều này
có thể giải thích là do điều kiện làm việc, sinh
hoạt khác nhau sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và
chăm sóc sức khỏe làn da của người bệnh. Bệnh
nhân mắc ĐTĐ > 5 năm có nguy cơ mắc biểu
hiện da cao hơn so với người mắc ĐTĐ ≤ 5 năm,
trong những người ĐTĐ có biểu hiện da, tỉ lệ
nhóm mắc bệnh ĐTĐ ≤ 5 năm chiếm tỉ lệ thấp là
26,34%, nhóm mắc bệnh ĐTĐ > 5 năm có tỉ lệ
mắc biểu hiện da là 73,66 %, kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của tác giả Yoganand J.
Phulari và Vidisha Kaushik(11), thời gian mắc
bệnh ĐTĐ càng lâu thì tỉ lệ các biểu hiện da càng
cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, liên quan
giữa biểu hiện da với mức độ kiểm soát đường
huyết (HbA1c) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001), những bệnh nhân ĐTĐ có mức kiểm soát
đường huyết không tốt có nguy cơ mắc biểu
hiện da cao hơn so với người ĐTĐ kiểm soát
đường huyết tốt. Ở những người ĐTĐ có biểu
hiện da, nhóm có mức kiểm soát đường huyết
không tốt chiếm 75,6%, nhóm kiểm soát đường
huyết tốt chỉ chiếm 24,4%, kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Furquana Niaz và cộng
sự(5), kiểm soát đường huyết tốt có ý nghĩa rất
quan trọng trong phòng ngừa các biến chứng do
ĐTĐ trong đó có các bệnh lý ngoài da.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ mắc biểu hiện da ở người bị ĐTĐ rất
cao. Bệnh nhân > 60 tuổi, bệnh nhân có nghề
nghiệp lao động tay chân (công nhân, buôn bán,
nội trợ, làm nông), bệnh nhân bị ĐTĐ > 5 năm,
bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt
(HbA1c > 7) có nguy cơ mắc các biểu hiện da cao
hơn so với nhóm bệnh nhân ĐTĐ còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADA (2014). “American diabetes association standards of
medical care in diabetes”. ADA.
2. American Diabetes Association (2017), “Standards of medical
care in diabetes – 2017”. Diabetes Care 2017, pp.40.
3. Chatterjee N (2014). “An observational study of cutaneous
manifestations in diabetes mellitus in a tertiary care hospital of
Eastern India”. Indian J Endocrinol Metab, 8(2):pp.217–220.
4. David R. Whiting, Leonor Guariguata, Clara Weil et al (2011).
“IDF Diabetes Atlas: Global estimates of the prevalence of
diabetes for 2011 and 2030”. Diabetes Res Clin Pract, 94(3):pp.311-
321.
5. Furquana Niaz, Farhat Bashir, Nadia Shams, et al (2016).
“Cutaneous manifestations of diabetes mellitus type 2:
prevalence and association with glycemic control”. Journal of
Pakistan Association of Dermatologists, 26(1):pp.4-11.
6. Galdeano F, Zaccaria S, Parra V et al (2010). “Cutaneous
manifestations of diabetes mellitus: clinical meaning”. Dermatol
Argent, 16(2):pp.117-21.
7. IDF (2017). “Tóm tắt Atlas về đái tháo đường thế giới”. Bộ y tế
Việt Nam.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 245
8. Lima AL, Illing T, Schliemann S, et al (2017). “Cutaneous
Manifestations of Diabetes Mellitus: A Review”. American
Journal of Clinical Dermatology, 18(4):pp.541-553.
9. Safaa Salih Alwaash, Khalid Al-Shibly (2017). “Dermatological
Manifestations of Diabetes Mellitus in Hilla City”. Medical
Journal of Babylon, 14(3):pp.495 – 500.
10. Sanad E.M, El Fangary M.M, Sorour N.E et al (2013). “Skin
manifestations in Egyptian diabetic patients: a case series
study”. Egypt J Dermatol Venerol, 33(2):pp.56-62.
11. Yoganand J. Phulari, Vidisha Kaushik (2018). “Study of
cutaneous manifestations of type 2 diabetes mellitus”. Int J Res
Dermatol, 4(1):pp.8-13.
Ngày nhận bài báo: 31/01/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bieu_hien_da_tren_benh_nhan_dai_thao_duong_tai_be.pdf