Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim điều trị nội trú

Tài liệu Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim điều trị nội trú: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 180 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ Nguyễn Thị Nguyên*, Nguyễn Hoàng Định**, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tim mạn tính là một vấn đề sức khỏe cộng đồng làm gia tăng tỷ lệ tử vong và tần suất nhập viện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá CLCS và các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh suy tim điều trị nội trú. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 139 người bệnh suy tim đang điều trị nội trú, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá CLCS của người bệnh suy tim MLHFQ (Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire). Kết quả: Trung vị tổng điểm CLCS của người bệnh suy tim là 68 điểm, trung vị điểm CLCS lĩnh vực thể chất và tinh thần tương ứng là 27 điểm và 17 điểm. Các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế, thời gian suy tim, ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim điều trị nội trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 180 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ Nguyễn Thị Nguyên*, Nguyễn Hoàng Định**, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tim mạn tính là một vấn đề sức khỏe cộng đồng làm gia tăng tỷ lệ tử vong và tần suất nhập viện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá CLCS và các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh suy tim điều trị nội trú. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 139 người bệnh suy tim đang điều trị nội trú, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá CLCS của người bệnh suy tim MLHFQ (Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire). Kết quả: Trung vị tổng điểm CLCS của người bệnh suy tim là 68 điểm, trung vị điểm CLCS lĩnh vực thể chất và tinh thần tương ứng là 27 điểm và 17 điểm. Các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế, thời gian suy tim, phân loại mức độ suy tim, kiến thức về suy tim có liên quan đến CLCS của người bệnh suy tim (p <0,05). Kết luận: CLCS của người bệnh suy tim thấp cả về lĩnh vực sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy trong quá trình điều trị và chăm sóc cần lưu ý đến các đối tượng trên và có biện pháp điều trị chăm sóc thích hợp giúp cải thiện CLCS cho người bệnh. Từ khóa: chất lượng cuộc sống, suy tim ABSTRACT FACTORS RELATED TO THE QUALITY OF LIFE OF HEART FAILURE PATIENTS RECEIVING INPATIENT TREATMENT Nguyen Thi Nguyen, Nguyen Hoang Đinh, Elizabeth Esterl * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 180 – 187 Background: Chronic heart failure is a public health problem that increases mortality and hospitalization rates, seriously affecting the quality of life of patients. Objectives: Assessing the quality of life and factors related to the quality of life of heart failure patients receiving inpatient treatment. Methods: Cross-sectional study of 139 heart failure patients receiving inpatient treatment, using Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire. Results: Median total score of quality of life of heart failure patients is 68 points, the median point of physical and mental state is respectively: 27 points and 17 points. Factors: age group, gender, economic status, time of heart failure, classification of heart failure, knowledge of heart failure related to the quality of life of heart failure patients (p<0.05). Conclusions: The quality of life of heart failure patients is low, both in the physical and mental state. Therefore, in the course of treatment and care, it is necessary to pay attention to these subjects and take appropriate care treatments to improve the quality of life for patients. Key words: quality of life, heart failure *Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương **Bệnh viện ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ***Đại học Northern Colorado, Mỹ Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Nguyên ĐT: 0978755341 Email: thinguyen.dd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 181 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến khoảng 26 triệu người trên thế giới và đang tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch - Đột quỵ Hoa Kỳ cập nhật năm 2017, số người trưởng thành bị suy tim tăng từ khoảng 5,7 triệu người (2009-2012) lên khoảng 6,5 triệu người (2011-2014) và dự đoán đến năm 2030 sẽ tăng 46%, dẫn đến hơn 8 triệu người bị suy tim(5). Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở người cao tuổi và gia tăng tỷ lệ tử vong. Mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 300.000 ca tử vong do suy tim. Tại Hoa Kỳ và châu Âu hàng năm có khoảng 1 triệu ca nhập viện do suy tim và tỷ lệ tái nhập viện chiếm khoảng 30% sau 60 – 90 ngày. Do đó tạo ra gánh nặng chi phí cho điều trị và chăm sóc sức khỏe lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới CLCS của người bệnh(2,20). Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh như một biện pháp cơ bản và kết quả cần cung cấp trong quá trình điều trị để ghi nhận những tác động làm thay đổi ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh, góp phần đưa ra các can thiệp phù hợp trong lâm sàng và ra các quyết định điều trị(19). Tuy nhiên hiện nay tại Việt nam, số lượng các nghiên cứu về CLCS của người bệnh suy tim còn rất hạn chế và chủ yếu nghiên cứu trên đối tượng người bệnh ngoại trú. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mong muốn tìm hiểu về CLCS của người bệnh suy tim điều trị nội trú và các yếu tố gây khó khăn, cản trở, ảnh hưởng tiêu cực tới CLCS của người bệnh. Qua đó có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá CLCS của người bệnh suy tim đang điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Xác định một số yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh suy tim. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người bệnh có chẩn đoán suy tim đang điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Tiêu chí chọn vào: người bệnh > 18 tuổi, có chẩn đoán suy tim phân loại mức độ theo hiệp hội tim mạch New York (NYHA): độ III, độ IV, đang điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch trong thời gian nghiên cứu từ 01/2019 – 6/2019. Tiêu chí loại trừ: người bệnh sa sút trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, gặp khó khăn trong giao tiếp: khó nghe, bất đồng ngôn ngữ; người bệnh trong tình trạng nặng, cấp cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Áp dụng công thức: 2 2 2/1 )1( d pp Zn n: ước lượng kích thước mẫu. Z: giá trị được tính từ phân bố chuẩn. α: ngưỡng ý nghĩa, chọn α = 95%. Z1 –α/2= 1,96. d: sai số cho phép của p, d = 0,05. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2014)(15) tỷ lệ suy tim ở người cao tuổi là 10%, chọn p = 0,1 → n = 139. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người bệnh với bộ câu hỏi trong khoảng thời gian 15 – 20 phút. Phân loại mức độ suy tim được tham khảo từ hồ sơ bệnh án. Kiến thức về suy tim: được đánh giá qua thang đo DHFKS (The Dutch Heart Failure Knowledge Scale). Hành vi tự chăm sóc (HVTCS): được đánh giá theo thang điểm EHFScBS-9 (The Revised European Heart Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 182 Failure Self-care Behavior Scale). Chất lượng cuộc sống: được đánh giá qua bộ câu hỏi MLHFQ (Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire), tổng số điểm càng cao CLCS của người bệnh càng thấp. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Epidata và SPSS 20.0. Qua phân tích kiểm định Kolmogorov Smirnov cho thấy điểm CLCS không có phân phối chuẩn, nên các số liệu được mô tả bằng trung vị (TV) và khoảng tứ vị (KTV), phép kiểm Mann- Whitney, Kruskal Wallis được sử dụng để so sánh trung bình của 2 nhóm và nhiều hơn 2 nhóm. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến CLCS của người bệnh qua mô hình hồi quy đa biến. Kết quả của một phép kiểm khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 179/ĐHYD-HĐĐD. KẾT QUẢ Đặc điểm chung, các yếu tố liên quan, điểm CLCS của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung, các yếu tố liên quan và CLCS của người bệnh Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 18 - 40 8 5,8 41- 60 46 33,1 >60 85 61,2 Giới tính Nam 56 40,3 Nữ 83 59,7 Nghề nghiệp Nông dân 17 12,2 Công nhân 14 10,1 Công viên chức 5 3,6 Kinh doanh/buôn bán 6 4,3 Già/hưu trí 93 66,9 Nghề tự do 4 2,9 Trình độ học vấn Không biết chữ 9 6,5 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Tiểu học – Trung học cơ sở 99 71,2 Trung học phổ thông 23 16,5 Trung cấp trở lên 8 5,8 Tình trạng hôn nhân Độc thân 4 2,9 Kết hôn 120 86,3 Ly dị 3 2,2 Góa 12 8,6 Tình trạng chung sống Sống một mình 7 5 Sống với gia đình 132 95 Tình trạng kinh tế Nghèo 23 16,5 Trung bình 105 75,5 Khá 11 7,9 Nơi cư trú Thành thị 59 42,4 Nông thôn 80 57,6 Thời gian suy tim < 1 năm 12 8,6 1 – 5 năm 71 51,1 > 5 năm 56 40,3 Phân độ suy tim Độ III 115 82,7 Độ IV 24 17,3 Các yếu tố liên quan và điểm CLCS Trung vị Khoảng tứ vị Kiến thức về suy tim 6 6-7 Hành vi tự chăm sóc 26 25 - 27 Điểm CLCS (MLHF) Tổng điểm (0-105) 68 65-71 Thể chất (0-40) 27 26-29 Tinh thần(0-25) 17 16-18 Tuổi trung bình của người bệnh suy tim trong mẫu nghiên cứu là 63,02 ± 13,5, nam chiếm tỷ lệ 40,3%, nghề nghiệp chủ yếu là nhóm già/hưu trí (66,9%), trình độ học vấn đa số tập trung ở cấp tiểu học – trung học (71,2%). Người bệnh đa số đã kết hôn (86,3%) và sống cùng với gia đình (95%). Tình trạng kinh tế chủ yếu là nhóm có mức kinh tế trung bình (75,5%), nghèo (16,5%), đa số người bệnh có phân loại mức độ suy tim độ III (82,7%) (Bảng 1). Trung vị tổng điểm CLCS của người bệnh trong mẫu nghiên cứu là 68 điểm, điểm lĩnh vực thể chất và tinh thần là 27 điểm và 17 điểm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 183 Mối liên quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim Kết quả nghiên cứu qua phân tích đơn biến cho thấy tổng điểm CLCS có liên quan đến các yếu tố: nhóm tuổi (p <0,001), giới tính (p=0,003), nghề nghiệp (p <0,001), trình độ học vấn (p <0,001), tình trạng kinh tế (p <0,001), thời gian suy tim (p <0,001), phân loại mức độ suy tim (NYHA) (p <0,001) và kiến thức về suy tim (p <0,001). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổng điểm CLCS với tình trạng hôn nhân (với p=0,507), tình trạng chung sống (với p=0,809) và nơi cư trú (p=0,32), HVTCS (p=0,256) (Bảng 2). Bảng 2. Mối liên quan giữa một số yếu tố và CLCS của người bệnh suy tim Đặc điểm chung và các yếu tố liên quan Chất lượng cuộc sống Tổng điểm Thể chất Tinh thần TV (KTV) TV (KTV) TV (KTV) Nhóm tuổi p<0,001 p=0,086 p<0,001 18 – 40 73,5 (71,5 - 75) 26,5 (25 – 28) 18,5 (18 - 19) 41- 60 69,5 (68 - 79) 26 (25 - 32) 17 (17 - 18) >60 66 (64 - 68) 27 (26 - 29) 16 (16 - 17) Giới tính p=0,003 p=0,442 p=0,005 Nam 69 (66 – 73,5) 26 (26 - 29) 17 (16 - 18) Nữ 67 (64 - 70) 27 (26 - 28,5) 17 (16 - 17) Nghề nghiệp p<0,001 p<0,001 p<0,001 Nông dân 73 (69 – 83) 27 (26 - 32) 18 (17 - 19) Công nhân 71 (70 - 73) 26 (25 - 27) 18 (17 - 19) Công viên chức 68 (67 - 68) 24 (24 - 25) 18 (17,5 - 18) Kinh doanh/buôn bán 69 (68 - 70) 25,5 (25 - 27) 17 (17 - 18) Già/hưu trí 66 (64 - 69) 27 (26 - 29) 16 (16 - 17) Nghề tự do 67 (64,5 – 74,5) 26 (24 – 29,5) 17 (16,5 -17,5) Trình độ học vấn p<0,001 p<0,001 p= 0,428 Không biết chữ 76 (74 - 77) 32 (29 - 33) 17 (17 - 18) Tiểu học – TH cơ sở 68 (66 - 71) 27 (26 - 29) 17 (16 - 17) Trung học phổ thông 64 (63 - 68) 26 (25 - 26) 17 (16 - 17) Trung cấp trở lên 64,5 (61,5 - 68) 24 (23 - 25) 17,5 (16,5 - 18) Tình trạng hôn nhân p=0,587 p=0,069 p= 0,363 Độc thân 68,5 (67,5 - 71) 25 (24,5 - 25,5) 17,5 (17 – 18,5) Kết hôn 68 (65 - 71) 27 (26 - 29) 17 (16 - 18) Ly dị 70 (66,5 - 73) 28 (25 – 28,5) 17 (17 – 17,5) Góa 66,5 (64 – 67,5) 27 (26,5 – 27,5) 16,5 (16 - 17,5) Tình trạng chung sống p= 0,809 p=0,094 p= 0,259 Sống một mình 70 (65 – 73,5) 26 (25 - 27) 17 (17 - 18,5) Sống với gia đình 68 (65 - 71) 27 (26 - 29) 17 (16 - 18) Tình trạng kinh tế p< 0,001 p= 0,001 p< 0,001 Nghèo 76 (70,5 - 80) 29 (27 – 32,5) 18 (17 - 19) Trung bình 67 (64 - 70) 27 (26 - 28) 17 (16 - 17) Khá 63 (62 - 65,5) 26 (25,5 - 26) 16 (16 - 16,5) Nơi cư trú p= 0,320 p= 0,159 p= 0,827 Nông thôn 68 (65 - 71) 27 (26 - 29) 17 (16 - 18) Thành thị 68 (64 - 70,5) 26 (26 - 28) 17 (16 - 17) Thời gian suy tim p< 0,001 p< 0,001 p= 0,157 < 1 năm 62 (62 - 63) 23,5 (22,5 – 25,5) 17 (16 - 17) 1 – 5 năm 66 (64 - 69) 26 (26 - 27) 17 (16 - 17) > 5 năm 71,5 (68 – 79,5) 29 (28 - 32) 17 (16 - 19) Phân độ suy tim p< 0,001 p< 0,001 p< 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 184 Đặc điểm chung và các yếu tố liên quan Chất lượng cuộc sống Tổng điểm Thể chất Tinh thần TV (KTV) TV (KTV) TV (KTV) Độ III 67 (64 - 69) 26 (26 - 27) 17 (16 - 17) Độ IV 80 (78 - 82) 32,5 (32 - 33) 19 (18 - 19) Hệ số Spearman’s rho và p hệ số Spearman’s rho và p hệ số Spearman’s rho và p Kiến thức về suy tim -0,339 p<0,001 -0,36 p<0,001 -0,001 p=0,995 HVTCS 0,097 p=0,256 -0,009 p=0,919 0,128 p=0,133 Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS lĩnh vực thể chất với yếu tố nghề nghiệp (p <0,001), trình độ học vấn (p <0,001), tình trạng kinh tế(p=0,001), thời gian bị suy tim lâu (p <0,001), phân loại mức độ suy tim (p <0,001), kiến thức về suy tim (p <0,001). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS lĩnh vực thể chất với các yếu tố nhóm tuổi (với p=0,086), giới tính (p=0,442), tình trạng hôn nhân (p=0,069), tình trạng chung sống (p=0,094) và nơi cư trú (p=0,159), HVTCS (p=0,919). Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS lĩnh vực tinh thần với yếu tố: nhóm tuổi (p <0,001), giới tính(p=0,005), nghề nghiệp (p <0,001), tình trạng kinh tế (p <0,001), phân loại mức độ suy tim (p <0,001). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS lĩnh vực tinh thần với các yếu tố trình độ học vấn (p=0,428), tình trạng hôn nhân (p=0,363), tình trạng chung sống (p=0,259) và nơi cư trú (p=0,827), thời gian bị suy tim (p=0,157), kiến thức về suy tim (p=0,995), HVTCS (p=0,133). Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến CLCS của người bệnh suy tim Sau khi khảo sát đơn biến, các biến độc lập có mối liên quan với chất lượng cuộc sống được đưa vào mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim và thu được kết quả như Bảng 3. Tổng điểm CLCS của người bệnh suy tim bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhóm tuổi (p <0,001), giới tính (p=0,027), tình trạng kinh tế (p=0,008), thời gian suy tim (p <0,001), phân loại mức độ suy tim (p <0,001), kiến thức về suy tim (p=0,002). Không có sự tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp và học vấn của người bệnh suy tim với tổng điểm CLCS tương ứng là p=0,180 và p=0,918>0,05. Bảng 3. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng điểm CLCS Các yếu tố liên quan Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta KTC (95%) p Khoảng dưới Khoảng trên Nhóm tuổi -0,354 -4,085 -2,908 <0,001 Giới tính -0,050 -1,130 -0,070 p=0,027 Nghề nghiệp -0,042 -0,407 0,077 p=0,180 Học vấn 0,004 -0,663 0,597 p=0,918 Kinh tế -0,065 -1,384 -0,207 p=0,008 Thời gian suy tim 0,335 2,679 3,699 <0,001 Phân loại suy tim 0,612 8,828 10,403 <0,001 Kiến thức -0,098 -1,178 -0,270 p=0,002 Bảng 4. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tới CLCS lĩnh vực thể chất Các yếu tố liên quan Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta KTC (95%) p Khoảng dưới Khoảng trên Kiến thức -0,123 -0,672 -0,151 p=0,002 Nghề nghiệp 0,090 0,056 0,265 p=0,003 Học vấn -0,049 -0,562 0,153 p=0,261 Kinh tế 0,003 -0,324 0,353 p=0,933 Thời gian suy tim 0,404 1,460 2,047 p<0,001 Phân loại suy tim 0,627 4,039 4,947 <0,001 Phân tích hồi quy đa biến cho thấy CLCS lĩnh vực thể chất của người bệnh suy tim bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nghề nghiệp (p=0,003), thời gian bị suy tim (p <0,001), phân loại mức độ suy tim (p <0,001), kiến thức về suy tim (p=0,002). Không có mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực thể chất của người bệnh với các yếu tố: trình độ học vấn (p=0,261>0,05), tình trạng kinh tế (p=0,933>0,05) (Bảng 4). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy điểm CLCS lĩnh vực tinh thần bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhóm tuổi (p <0,001), tình trạng kinh tế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 185 (p=0,001), phân loại mức độ suy tim (p <0,001). Không có mối tương quan giữa điểm CLCS về lĩnh vực tinh thần với yếu tố giới tính (p=0,428), nghề nghiệp (p=0,792) (Bảng 5). Bảng 5. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến CLCS lĩnh vực tinh thần Các yếu tố liên quan Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta KTC (95%) p Khoảng dưới Khoảng trên Nhóm tuổi -0,460 -1,119 -0,590 <0,001 Giới tính -0,044 -0,346 0,148 p=0,428 Nghề nghiệp -0,020 -0,127 0,097 p=0,792 Kinh tế -0,195 -0,715 0,182 p=0,001 Phân loại suy tim 0,485 1,117 1,755 <0,001 BÀN LUẬN Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CLCS của người bệnh suy tim trong nghiên cứu là thấp cả về lĩnh vực thể chất và tinh thần. Với trung vị tổng điểm CLCS, lĩnh vực thể chất và tinh thần tương ứng là 68 điểm, 27 điểm và 17 điểm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Polikandrioti (2019)(17,18), tuy nhiên cao hơn so với một số kết quả của các nghiên cứu khác(3,8). Sự khác biệt này do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người bệnh đang điều trị nội trú, và đối tượng được lựa chọn trong nghiên cứu có phân loại mức độ suy tim nặng: độ III, độ IV. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với CLCS của người bệnh suy tim Để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với CLCS của người bệnh suy tim, mô hình hồi quy đa biến đã được áp dụng. Kết quả như sau: người bệnh suy tim có CLCS thấp liên quan đến các yếu tố: nhóm tuổi (p <0,001), giới tính (p=0,027), tình trạng kinh tế (p=0,008), thời gian suy tim (p <0,001), phân loại mức độ suy tim (p<0,001), kiến thức về suy tim (p=0,002). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CLCS của người bệnh suy tim trẻ tuổi thấp hơn so với CLCS của người bệnh suy tim cao tuổi cả về tổng điểm CLCS và trạng thái tinh thần. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Baert (2018)(4) và Nesbbit (2014)(14). Sự khác biệt về CLCS giữa người bệnh suy tim trẻ tuổi và người già là kết quả của khả năng nhận thức và thay đổi kỳ vọng của họ đối với chất lượng cuộc sống(12). Khi con người già đi sự suy giảm các hoạt động chức năng là một quá trình tự nhiên và phổ biến. Khái niệm này giúp người bệnh suy tim lớn tuổi chấp nhận về sự suy giảm trong các hoạt động thể chất mà bệnh suy tim gây ra dễ dàng hơn so với người trẻ tuổi. Mặt khác nam giới có liên quan đến CLCS thấp hơn so với người bệnh suy tim là nữ giới. Kết quả này tương tự với kết quả của các nghiên cứu của Carlson(2013)(6), Nesbbit (2014)(14). Một trong những vấn đề tác động tiêu cực tới CLCS của người bệnh suy tim là vấn đề tình dục. So với phụ nữ, nam giới có xu hướng báo cáo gặp nhiều vấn đề rối loạn chức năng tình dục hơn, bị ảnh hưởng nhiều hơn và dẫn tới chất lượng cuộc sống kém hơn so với phụ nữ(9). Bên cạnh đó, đối với văn hóa người Việt Nam đặc biệt là những vùng nông thôn, người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng người đàn ông đóng vai trò là trụ cột cả về kinh tế và tinh thần trong gia đình. Vì vậy khi họ bị bệnh và phải thường xuyên nhập viện, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới CLCS và tinh thần của những người bệnh suy tim là nam giới. Tình trạng kinh tế thấp tác động tiêu cực đến tổng CLCS và trạng thái tinh thần của người bệnh. Kết quả này tương tự với kết quả của các nghiên trước đó(1,6,8). Vì tình trạng kinh tế khó khăn liên quan đến việc người bệnh suy tim không đủ khả năng mua thuốc, tuân thủ điều trị kém, theo dõi kém, dẫn đến tỷ lệ tái nhập viện và tỷ lệ tử vong cao(16). Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh có thời gian bị suy tim lâu hơn có tổng CLCS và CLCS lĩnh vực thể chất thấp hơn(1,3,8,14). Thời gian mắc bệnh suy tim có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh, theo thời gian người bệnh sẽ thường mất dần sự độc lập chức năng trong các hoạt động cá nhân hàng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 186 ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và CLCS của người bệnh(7). Phân loại mức độ suy tim có ảnh hưởng lớn nhất tới CLCS của người bệnh cả về lĩnh vực thể chất và tinh thần. Phân loại mức độ suy tim càng cao thì CLCS của người bệnh càng giảm. Kết quả này tương tự với các kết quả nghiên cứu trước đó(1,4,8,15). Phân loại mức độ suy tim phản ảnh trực tiếp mối quan hệ giữa tăng các triệu chứng của bệnh suy tim và giảm các năng lực chức năng. Người bệnh suy tim có phân loại mức độ suy tim nặng thường xuyên phải nhập viện, sử dụng nhiều loại thuốc, chi phí điều trị cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Kiến thức về suy tim: kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về suy tim của người bệnh thấp ảnh hưởng tiêu cực tới tổng CLCS và trạng thái thể chất của người bệnh. Kết quả này tương tự với kết quả trong các nghiên cứu trước đó(3,10,14). Người bệnh bị thiếu hụt kiến thức về bệnh suy tim thường đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của bệnh hoặc không tuân thủ chế độ điều trị, không biết cách theo dõi các triệu chứng và phòng các biến chứng nguy hiểm(11). Ngoài ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy CLCS lĩnh vực thể chất của người bệnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố nghề nghiệp. Điều này có thể do đặc thù tính chất của các công việc đã ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS lĩnh vực thể chất của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tình trạng hôn nhân, tình trạng chung sống, nơi cư trú và CLCS của người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một số nghiên cứu trước đó(8,14). Tuy nhiên theo Nesbitt (2014)(14) mối liên quan giữa CLCS của người bệnh suy tim với nơi cư trú cần được xem xét kỹ lưỡng hơn vì nó dường như ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh một cách gián tiếp. Hành vi tự chăm sóc (HVTCS): theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa HVTCS và CLCS của người bệnh suy tim. Kết quả này tương tự kết với kết quả của một số nghiên cứu trước đó(6,14). Nhưng khác so với kết quả nghiên cứu của tác giả Musekamp (2017)(13) khi cho rằng HVTCS có ảnh hưởng tích cực đến CLCS của người bệnh suy tim. Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có phân loại mức độ suy tim nặng, không thể tự thực hiện các hoạt động cá nhân hàng ngày mà cần sự hỗ trợ của người thân trong gia đình, vì vậy HVTCS có thể không ảnh hưởng tới CLCS của người bệnh. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và đi sâu hơn để làm rõ mối liên quan giữa HVTCS và CLCS của người bệnh suy tim. Hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập dữ liệu tại một thời điểm. Do đó chưa cho phép kết luận nhân quả mà chỉ cho phép kết luận mối liên quan. Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu này là phương pháp lấy mẫu thuận tiện, do đó hạn chế tính tổng quát của kết quả. KẾT LUẬN CLCS của người bệnh suy tim thấp cả về lĩnh vực thể chất và tinh thần, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đánh giá CLCS của người bệnh suy tim và các yếu tố liên quan giúp chúng ta dự đoán hiệu quả mức độ nghiêm trọng của bệnh, tỷ lệ tái nhập viện và tử vong, cũng như chi phí chữa trị cho người bệnh, thúc đẩy sự tham gia tích cực của người bệnh vào quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân, đồng thời có các biện pháp chăm sóc phù hợp với tình trạng của người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adebayo S, Olunuga T, Durodola A, Ogah O (2017). "Quality of life in heart failure: A review". Nigerian Journal of Cardiology, 14(1):1-8. 2. Ambrosy AP, Fonarow GC, Butler J, Chioncel O, Greene SJ, Vaduganathan M, et al (2014). "The global health and economic burden of hospitalizations for heart failure: lessons learned from hospitalized heart failure registries". Journal of the American College of Cardiology, 63(12):1123-33. 3. Audi G, Korologou A, Koutelekos I, Vasilopoulos G, Karakostas K, Makrygianaki K, et al (2017). "Factors Affecting Health Related Quality of Life in Hospitalized Patients with Heart Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 187 Failure". Cardiol Res Pract, 2017:46904-58. 4. Baert A, De Smedt D, De Sutter J, De Bacquer D, Puddu PE, Clays E, et al (2018). "Factors associated with health-related quality of life in stable ambulatory congestive heart failure patients: Systematic review". European Journal of Preventive Cardiology, 25(5):472-81. 5. Benjamin EJ, Blaha MJ, Chiuve SE, Cushman M, Das SR, Deo R, et al (2017). "Heart Disease and Stroke Statistics-2017 Update: A Report from the American Heart Association". Circulation, 135(10):146-603. 6. Carlson B, Pozehl B, Hertzog M, Zimmerman L, Riegel B (2013). "Predictors of overall perceived health in patients with heart failure". Journal of Cardiovascular Nursing, 28(3):206-15. 7. Dunlay SM, Manemann SM, Chamberlain AM, Cheville AL, Jiang R, Weston SA, et al (2015). "Activities of daily living and outcomes in heart failure". Circ Heart Fail, 8(2):261-7. 8. Erceg P, Despotovic N, Milosevic DP, Soldatovic I, Zdravkovic S, Tomic S, et al (2013). "Health-related quality of life in elderly patients hospitalized with chronic heart failure". Clinical Interventions in Aging, 8:1539-46. 9. Fischer S, Bekelman D (2017). "Gender Differences in Sexual Interest or Activity among Adults with Symptomatic Heart Failure". Journal of Palliative Medicine, 20(8):890-4. 10. Jovanić M, Zdravković M, Stanisavljević D, Jović Vraneš A (2018). "Exploring the Importance of Health Literacy for the Quality of Life in Patients with Heart Failure". International Journal of Environmental Research and Public Health, 15(8):230-4. 11. Klindtworth K, Oster P, Hager K, Krause O, Bleidorn J, Schneider N (2015). "Living with and dying from advanced heart failure: understanding the needs of older patients at the end of life". BMC Geriatrics, 15:125. 12. Moser DK, Heo S, Lee KS, Hammash M, Riegel B, Lennie TA, et al (2013). "'It could be worse ... lot's worse!' Why health-related quality of life is better in older compared with younger individuals with heart failure". Age and Ageing, 42(5):626-32. 13. Musekamp G, Schuler M, Seekatz B, Bengel J, Faller H, Meng K (2017). "Does improvement in self-management skills predict improvement in quality of life and depressive symptoms? A prospective study in patients with heart failure up to one year after self-management education". BMC cardiovascular Disorders,17(1):51. 14. Nesbitt T, Doctorvaladan S, Southard JA, Singh S, Fekete A, Marie K, et al (2014). "Correlates of Quality of Life in Rural Heart Failure Patients". Circulation Heart Failure, 7(6):882-7. 15. Nguyễn Thị Thúy Minh, Châu Ngọc Hoa (2014). "Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim". Y học TP Hồ Chí Minh, 18(S1):140 - 4. 16. Noori A, Shokoohi M, Baneshi MR, Naderi N, Bakhshandeh H, Haghdoost AA (2014). "Impact of socio-economic status on the hospital readmission of Congestive Heart Failure patients: a prospective cohort study". International Journal of Health Policy and Management, 3(5):251-7. 17. Polikandrioti M, Kalafatakis F, Koutelekos I, Kokoularis D (2019). "Fatigue in heart failure outpatients: levels, associated factors, and the impact on quality of life". Archives of Medical Sciences Atherosclerotic Diseases, 4:e103-e12. 18. Polikandrioti M, Panoutsopoulos G, Tsami A, Gerogianni G, Saroglou S, Thomai E, et al. (2019). "Assessment of quality of life and anxiety in heart failure outpatients". Archives of Medical Sciences Atherosclerotic Diseases, 4:e38-e46. 19. Rumsfeld JS (2002). "Health Status and Clinical Practice". Circulation, 106(1):5. 20. Scott MC, Winters ME (2015). "Congestive Heart Failure". Emergency Medicine clinics of North America, 33(3):553-62. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_lien_quan_den_chat_luong_cuoc_song_cua_nguoi_benh.pdf
Tài liệu liên quan