Một số đặc điểm dịch tễ học và xây dựng bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét bằng hệ thống thông tin địa lý GÍ tại huyện Krrông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2017

Tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học và xây dựng bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét bằng hệ thống thông tin địa lý GÍ tại huyện Krrông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 322 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ BỆNH NHÂN SỐT RÉT BẰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS TẠI HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI NĂM 2017 Đàm Văn Hào*, Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Công Trung Dũng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào quản lý ca bệnh là một biện pháp can thiệp cấp thiết, giúp cho ngành Y tế có được những can thiệp chính xác và hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và xây dựng bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét bằng kỹ thuật GIS tại địa điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp ứng dụng GIS Kết quả: Nghiên cứu tiến hành điều tra và phân tích 111 bệnh nhân sốt rét, hầu hết bệnh nhân sốt rét (BNSR) ở nhóm đối tượng >15 tuổi (chiếm 88,29%), nam mắc sốt rét cao hơn nữ với 86,49%, người Jrai mắc sốt rét là chủ yếu (chiếm 90,99%), đa số làm nương,...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học và xây dựng bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét bằng hệ thống thông tin địa lý GÍ tại huyện Krrông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 322 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ BỆNH NHÂN SỐT RÉT BẰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS TẠI HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI NĂM 2017 Đàm Văn Hào*, Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Công Trung Dũng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào quản lý ca bệnh là một biện pháp can thiệp cấp thiết, giúp cho ngành Y tế có được những can thiệp chính xác và hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và xây dựng bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét bằng kỹ thuật GIS tại địa điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp ứng dụng GIS Kết quả: Nghiên cứu tiến hành điều tra và phân tích 111 bệnh nhân sốt rét, hầu hết bệnh nhân sốt rét (BNSR) ở nhóm đối tượng >15 tuổi (chiếm 88,29%), nam mắc sốt rét cao hơn nữ với 86,49%, người Jrai mắc sốt rét là chủ yếu (chiếm 90,99%), đa số làm nương, rẫy (93,69%). BNSR thường đi lao động xa nhà (73,87%) với khoảng cách trung bình giữa 2 nơi là 30km (xa nhất 120km), 72,07% BNSR thường xuyên ngủ lại tại rẫy, trung bình từ 9-10 ngày, một số trường hợp ngủ lại 2 tháng. Vị trí nhà ở của BNSR tại Krông Pa trên bản đồ GIS được bố trí dọc theo 2 bên bờ sông Pa. Tuy nhiên hình ảnh vệ tinh nơi nghi ngờ mắc sốt rét lại cho thấy, hầu hết bệnh nhân mắc sốt rét tập trung tại 3 điểm: rừng bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, rừng đầu nguồn và khu vực thủy điện Ia Mlah. Kết luận: Phân tích một số yếu tố dịch tễ học, xây dựng được bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét tại những vùng trọng điểm sốt rét cũng như nơi có địa hình phức tạp là hết sức quan trọng, giúp nhà quản lý sốt rét đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời, đúng địa điểm nhằm hạn chế sốt rét gia tăng. Từ khóa: loại trừ sốt rét ABSTRACT SOME MALARIA EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERICSTICS AND MAPPING THE DISTRIBUTION OF MALARIA CASES BY GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM IN KRONG PA DISTRICT, GIALAI PROVINCE IN 2017 Dam Van Hao, Ho Van Hoang, Nguyen Cong Trung Dung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 322 - 328 Background: Applying GIS geographic information system on case management is a core intervention, which helps health sectors to take action accurately and effectively. Objectives: This study aims to identify epidemiological charactoristics and mapping malaria cases using GIS in targeted sites. Methods: Cross-sectional study combined with GIS mapping. Results: In total, 111 patients were involved in the research. Most of malaria cases are in age group >15 years old (accounting for 88.29%), male infected with malaria higher than female (86.49%), Jrai ethic group (90.99%), the majority of people working in terrace field (93.69%). Malaria patients usually working far from *Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: CN. Đàm Văn Hào ĐT: 0389135427 Email: hao.impeqn@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 323 their home (73.87%) with average distance 30 kilometters (maximum 120km), 72.07% patients sleep overnight in mountain areas with an average of 9-10 days (few cases stay overnight for nearly 2 months). Location on GIS of malaria patients in Krong Pa district is showed along with Pa river. However, satellite images of where patients may occured with malaria shown that most of caces distributed in 3 main areas, including Ea So Natural Reserve Forest, Ia Mlah watershed forest and Ia Mlah Hydroelectric area. Conclusion: Analyzing epidemiological factors, mapping malaria patients in targeted areas is very important, That is to contribute to appropriate interventions of health sectors, focus on targeted areas, by reducing increasing situation of malaria. Keywords: malaria elimination ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lưu hành ở Việt Nam trong thời gian dài. Hiện nay, khu vực miền Trung - Tây Nguyên là nơi lưu hành sốt rét nặng tại Việt Nam. Bệnh phổ biến ở người dân tộc thiểu số, thường xuyên có các hoạt động đi rừng/ngủ rẫy và giao lưu biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào quản lý ca bệnh là một biện pháp can thiệp cấp thiết nhằm xác định được những khu vực nghi ngờ mắc sốt rét cao, giúp cho ngành Y tế có được những can thiệp chính xác và hiệu quả, làm giảm tỷ lệ mắc sốt rét của người dân, không để dịch sốt rét xảy ra cũng như tử vong do sốt rét. Vì vậy việc xây dựng bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét bằng kỹ thuật GIS là cần thiết và được xây dựng dựa trên mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân sốt rét trên bản đồ. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của Bệnh nhân sốt rét (BNSR) tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Xác định vị trí ca bệnh sốt rét bằng kỹ thuật GIS tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân sốt rét tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai từ tháng 1/2017-tháng 10/2017. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả, kết hợp với kỹ thuật GIS nhằm mô tả các đặc điểm BNSR trên bản đồ. Cỡ mẫu nghiên cứu Hồi cứu tất cả BNSR trên địa bàn huyện Krông Pa từ năm 2016 đến thời điểm nghiên cứu. Kỹ thuật nghiên cứu và thu thập số liệu Hồi cứu số liệu BNSR dựa vào phiếu đã soạn sẵn. Phỏng vấn trực tiếp: BNSR sẽ được phỏng vấn trực tiếp các yếu tố dịch tễ liên quan thông qua biểu mẫu đã soạn sẵn. Định vị GIS: Sử dụng thiết bị di động cầm tay đã cài đặt sẵn ứng dụng định vị ODK. Phương pháp sử lý số liệu Sử dụng phần mền Excel 2010 để phân tích và sử lý số liệu. KẾT QUẢ Phân tích một số đặc điểm dịch tễ học của BNSR tại huyện Krông Pa Kết quả hồi cứu số liệu BNSR tại huyện Krông Pa Kết quả hồi cứu số liệu BNSR từ năm 2013 – 2017 cho thấy số ca mắc sốt rét giảm mạnh qua từng năm, riêng năm 2014 có số BNSR tăng cao với số bệnh nhân 2210 ca mắc. Tuy nhiên từ năm 2015 trở đi, bệnh nhân giảm rất mạnh và đến 2017 số ca mắc sốt rét ghi nhận được chỉ còn 128 ca (Bảng 1). BNSR có mặt ở 14 xã/thị trấn trên địa bàn huyện, một số xã có số mắc sốt rét ở mức cao như Chư Rcăm, Chư Gu, Ia Hreh, Đất Bằng, Ia Rmok, Ia Rsai, Ia Mláh. Những xã này có đặc điểm vị trí xã nằm xung quanh rừng đầu nguồn Ia Mláh, người dân tại các xã này thường có các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 324 hoạt động đi rừng ngủ rẫy đến khu vực rừng đầu nguồn Ia Mláh và nhiễm KSTSR ở những khu vực này. Riêng 2 xã Ia Rmok và Ia Hred là 2 xã nằm xa khu vực rừng đầu nguồn Ia Mláh, người dân thường thường đi rừng ngủ rẫy khu vực rừng bảo tồn Quốc Gia Ea Sô thuộc 2 huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk và Sông Hinh tỉnh Phú Yên (Bảng 2). Năm 2013 P.f và P.v chiếm tỷ lệ tương đương nhau (trên dưới 50%), từ năm 2015 trở đi tỷ lệ P.v có sự gia tăng so với P.f, đặc biệt trong năm 2016 tỷ lệ P.v chiếm ưu thế hơn hẳn so với P.f 76,36%/23,64%. Tuy nhiên trong năm 2017 tỷ lệ P.f lại chiếm ưu thế với 70,31% (Hình 1). Bảng 1: BNSR toàn huyện Krông Pa qua từng tháng từ năm 2013-2017 Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng 2013 165 98 60 47 53 92 118 202 376 346 227 250 2034 2014 165 98 65 49 51 68 59 81 345 328 387 514 2210 2015 299 185 110 78 59 50 41 48 69 48 98 54 1139 2016 47 36 21 7 1 8 7 11 5 5 7 6 161 2017 4 2 3 3 2 3 4 11 12 23 36 25 128 Bảng 2: BNSR tại các xã từ năm 2013 - 2017 TT Xã 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng 1 Chư Rcăm 272 260 259 30 18 839 2 Chư Gu 225 267 285 10 12 799 3 Ia Dreh 160 251 344 29 14 798 4 Đất Bằng 173 209 240 6 6 634 5 Ia Rmok 141 167 233 15 24 580 6 Ia RSai 167 173 144 12 13 509 7 Ia Mláh 194 141 123 9 4 471 8 Phú Cần 157 139 155 9 5 465 9 Uôr 102 152 176 6 3 439 10 Chư Ngọc 133 129 115 4 1 382 11 Ia Rsiêm 165 105 99 11 9 389 12 Phú Túc 65 94 104 4 3 270 13 Chư Drăng 78 62 80 4 9 233 14 KRông Năng 41 61 87 5 7 201 50.22 47.97 30.38 47.20 51.30 68.38 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 Hình 1: Cơ cấu KSTSR qua các năm 2013 – 2017 huyện Krông Pa Một số đặc điểm nhân khẩu học của nhóm bệnh nhân được điều tra BNSR tại huyện Krông Pa từ năm 2016 – tháng 10 năm 2017 có 228 ca, tuy nhiên nghiên cứu chỉ điều tra đươc 111 ca trong tổng số 228 ca. Một số nguyên nhân dẫn đến không điều tra hết số BNSR trên như: BNSR từ các huyện trong tỉnh hoặc huyện ngoài tỉnh đến cơ sở y tế huyện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 325 Krông Pa điều trị, bệnh nhân đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Trong số 111 BNSR được điều tra chủ yếu là người trên 15 tuổi chiếm 88,29% và hầu hết là nam giới, nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông. Dân tộc Jrai chiếm 90,99% trong tổng số các ca sốt rét được điều tra (Bảng 3). Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=111) TT Biến số Giá trị Số lượng Tỷ lệ % 1 Tuổi <5 0 0 5-15 13 11,71 >15 98 88,29 2 Giới Nam 96 86,49 Nữ 15 13,51 3 Dân tộc Jrai 101 90,99 Kinh 10 9,01 4 Nghề nghiệp Nông 104 93.69 Khác 7 6.31 Tổng 111 Bảng 4: Cơ sở y tế phát hiện và điều trị BNSR (n=111) TT Cơ sở phát hiện Số lượng Tỷ lệ 1 Bệnh viện huyện 34 30.63 2 Trạm y tễ xã 76 68.47 3 Y tế tư nhân 1 0.90 BNSR chủ yếu được phát hiện tại Trạm y tế xã với 68,47%. Tuy nhiên, bệnh viện huyện cũng phát hiện và điều trị cho khoảng 30,63% đến khám trực tiếp tại nơi này. Y tế tư nhân cũng có phát hiện BNSR với tỷ lệ rất thấp chiếm 0,90% (Bảng 4). Trong số BNSR được điều tra có 26,13% không đi rẫy hoặc có rẫy tại nơi sinh sống và có 73,87% số người trả lời làm rẫy cách nhà ít nhất 1km. Khoảng cách trung bình từ nhà bệnh nhân đến các rẫy xa nhà gần 30km và thời gian di chuyển của họ trung bình mất khoảng 1 giờ 15 phút. Mỗi lần đi rẫy người dân sẽ ngủ lại rẫy trung bình gần 10 ngày và có một số trường hợp đi 2 tháng về nhà 1 lần. Tỷ lệ BNSR có hoạt động liên quan đến ngủ rẫy/rừng là 72,07% (Bảng 5). Bảng 5: Đặc điểm đi rẫy của người dân (n=111) TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Đi rẫy xa nhà 82 73.87 Rẫy sát nhà hoặc không đi rẫy 29 26.13 Khoảng cách đến rẫy (mean ± SD) Min – Max 29,29 ± 18,57 (km) 1 - 120 2 Số người đi rẫy gần nhà 29 26.13 Số người đi rẫy xa nhà 82 73.87 Thời gian trung bình của người dân đến rẫy/rừng (mean ± SD) Min – Max 76,22 ±55,53 (phút) 5 – 420 3 Người không ngủ rẫy 31 27.93 Người có ngủ rẫy 80 72.07 Thời gian ngủ rẫy trung bình (mean ±SE) Min – Max 9,89 ±1,39 (ngày) 1 – 60 Bản đồ phân bố ca bệnh sốt rét tại huyện Krông Pa Nghiên cứu đã thực hiện điều tra tất cả các ca bệnh sốt rét từ năm 2016 – tháng 10 năm 2017 trên toàn địa bàn huyện Krông Pa, các ca bệnh được mô tả trên bản đồ phân bố ca bệnh như sau: Qua bản đồ phân bố và hình ảnh vệ tinh cho thấy nơi sinh sống của bệnh nhân sốt rét hầu hết tập trung dọc theo sông Pa, số còn lại sinh sống rải rác gần với khu vực rừng đầu nguồn và hồ thủy điện Ia M’lah (Hình 2, 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 326 Hình 2: Bản đồ phân bố nơi sinh sống của BNSR huyện Krông Pa Hình 3: Bản đồ phân bố BNSR theo nơi sinh sống tại huyện Krông Pa qua vệ tinh Hình 4: Bản đồ phân bố BNSR theo nơi nghi ngờ mắc tại huyện Krông Pa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 327 Hình 5: Bản đồ phân bố BNSR theo nơi nghi ngờ mắc tại huyện Krông Pa qua vệ tinh Qua bản đồ và vệ tinh về phân bố BNSR tại nơi nghi ngờ mắc cho thấy bệnh nhân sốt rét mắc nhiều tại 2 địa điểm trên địa bàn huyện như sau: Hầu hết bệnh nhân tại các xã có sốt rét cao như Ia Hdreh và Ia Rmok bệnh nhân sốt rét thường có hoạt động đi vào khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và mắc sốt rét, Tại điểm thứ 2 là khu vực rừng đầu nguồn và vùng thủy điện Ia M’lah thì bệnh nhân chủ yếu lại là xã Ia M’lah và xã Chư Rcăm thường xuyên có các hoạt động làm nưng rẫy ở khu vực này (Hình 4, 5). BÀN LUẬN Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân sốt rét tại huyện Krông Pa, Gia Lai Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học BNSR tại huyện Krông Pa cho thấy BNSR tăng cao ở những năm trước và có chiều hướng giảm dần ở những năm gần đây, tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có BNSR trong những năm qua, tuy nhiên các xã có số lượng bệnh nhân cao gồm Chư Rcăm, Chư Gu, Ia Hdreh, Đất Bằng, Ia Rmok điều này cũng hoàn toàn phù hợp với địa hình cũng như tập quán canh tác nưng/rẫy của người dân tại các xã này, đối với Ia Hdreh và Ia Rmok người dân thường xuyên đi vào Khu bảo tồn Ea Sô để khai thác lâm/thổ sản, trong khi đó các xã Chư Rcăm, Chư Gu lại giáp với rừng đầu nguồn và hồ thủy điện Ia M’lah đây là những khu vực có nguy cơ nhiễm sốt rét cao tại huyện này. Về cơ cấu KSTSR trong những 2013-2014 tỷ lệ giữa P.f và P.v là tương đương nhau, tuy nhiên trong năm 2015 đặc biệt là 2016 thì P.v chiếm ưu thế hơn hẳn với tỷ lệ 76,36%, tuy nhiên trong năm 2017 P.f lại gia tăng chiếm tỷ lệ 70,31%(2), điều này cũng phù hợp với cỏ cấu ký sinh trùng sốt rét trên toàn khu vực (3). Về đặc điểm nhân khẩu học ở đối tượng nghiên cứu cho thấy BNSR ở độ tuổi >15 chiếm tỷ lệ cao với 88,29%, nam giới cao hơn nữ giới với 86,49%, chủ yếu là người dân tộc Jrai với 90,99% và làm nông là chủ yếu chiếm 93,69%, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Hoàng (2016) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sốt rét có các hoạt động đi rừng/ngủ rẫy(1). Về một số đặc điểm của BNSR giữa nơi sinh sống và nơi ghi ngờ mắc SR, cho thấy đa số BNSR phải đi làm rẫy xa nhà chiếm tỷ lệ 73,87%, khoảng cách trung bình từ nhà đến rẫy là 30km với khoảng cách xa nhất lên đến 120km, và thời gian di chuyển của họ trung bình mất khoảng 1 giờ 15 phút. Mỗi lần đi rẫy người dân sẽ ngủ lại rẫy trung bình gần 10 ngày và có một số trường hợp đi 2 tháng về nhà 1 lần. Tỷ lệ BNSR có hoạt động liên quan đến ngủ rẫy/rừng là 72,07%. Xác định vị trí BNSR bằng hệ thống thông tin GIS Trên hình ảnh vệ tinh (GIS) cho thấy hầu hết BNSR đều sinh sống tập trung ở dọc hai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 328 bên bờ sông Pa, tuy nhiên hình ảnh biểu diễn nơi nghi ngờ mắc sốt rét của họ lại cho thấy có 3 điểm mà tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất là Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, rừng đầu nguồn và hồ thủy điện Ia M’lah(3). Việc xây dựng được bản đồ nơi sinh sống cũng như nơi nghi ngờ mắc sốt rét tại huyện Krông Pa là hết sức quan trọng, việc quản lý tốt những nơi có bệnh nhân sốt rét mắc cao sẽ góp phần không nhỏ đến việc giảm tỷ lệ mắc sốt rét tại Krông Pa trong thời gian tới. Báo cáo nhanh ca bệnh lên hệ thống GIS cũng như xác định vị trí mắc sốt rét của người bệnh một cách sớm nhất sẽ giúp cho nhà quản lý SR nắm bắt được tình hình một cách chính xác, xác định được địa bàn cũng như nơi nhiễm tốt hơn, nên khả năng tiếp cận cũng như khai thác những thông cần thiết cũng được tiến hành nhanh chóng. Trong những năm trước từ năm 2006-2007, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã triển khai phần mềm quản lý sốt rét (Malaria Management System –MMS) và sau đó Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cũng triển khai hệ thống báo cáo MIS, tạo điều kiện thuật lợi cho việc báo cáo và quản lý sốt rét được tốt hơn, tuy nhiên do các biểu mẫu sốt rét được chỉnh sữa theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tiễn do vậy các phần mềm trên phần nào đó sẽ bị cũ và không còn tương thích nữa. Ngày 28-12-2015 Bộ y tế đã ra thông tư 54/2015/TT-BYT về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, chính vì thế Cục Y tế dự phòng và Viettel đã phối hợp và xây dựng Hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm (eCDS) nhằm báo cáo 42 bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh sốt rét. Hệ thống này đã giúp cán bộ y tế ở tuyến dưới báo cáo nhanh được những trường hợp bệnh sốt rét, giúp cho các nhà quản lý tuyến trên có thể đưa ra những nhận định sớm để tránh được nguy cơ dịch sốt rét sảy ra, tuy nhiên hệ thống eCDS cũng chưa tích hợp được ứng dụng GIS điều này sẽ làm hạn chế đi những phân tích sâu về nơi nghi ngờ mắc cũng như những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa, việc xác định cụ thể địa điểm bệnh nhân mắc sốt rét ở đâu để có những tác động tích cực là rất hạn chế. Chính vì những lợi ích mà GIS mang lại, việc ứng dụng GIS để báo cáo nhanh trường hợp bệnh sốt rét là rất cần thiết khi Việt Nam đang tiến tới loại trừ sốt rét trong tương lai. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy BNSR hều ở nhóm tuổi >15 (88,29%), ở nam giới cao hơn nữ với tỷ lệ (86,49%), đa số BNSR đều ra người dân tộc Jrai với 90,99% và có nghề nghiệp làm nông là chủ yếu chiếm 93,69%, về cơ cấu KSTSR thì P.v chiếm ưu thế với 76,36% trong năm 2016. Đặc điểm đi rừng/ngủ rẫy của BNSR cho thấy đa số BNSR phải đi rẫy xa nhà chiếm tỷ lệ 73,87%, tỷ lệ BNSR có hoạt động liên quan đến ngủ rẫy/rừng là 72,07%. Phân tích một số yếu tố dịch tễ học, xây dựng được bản đồ phân bố bệnh nhân sốt rét tại những vùng trọng điểm sốt rét cũng như nơi có địa hình phức tạp là hết sức quan trọng, giúp nhà quản lý sốt rét đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời, đúng địa điểm nhằm hạn chế sốt rét gia tăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Văn Hoàng (2015). “Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp (truyền thông giáo dục sức khỏe, sử dụng kem xua muỗi) cho người ngủ rẫy huyện Krông Pa, Gia Lai năm 2015”. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. 2. Nguyễn Duy Sơn, Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Công Trung Dũng (2016). “Tỷ lệ nhiễm và hiệu quả quản lý ca bệnh sốt rét Plasmodium vivax tại huyện Krông Pa, Gia Lai năm 2016”. Tạp chí Phòng chống Bệnh sốt rét và các Bệnh ký sinh trùng, 96:73-79. 3. Trịnh Hữu Toàn, Hồ Văn Hoàng, Lê Thành Tâm và CS (2016). “Bước đầu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong giám sát bệnh nhân sốt rét tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2016”. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 96:147- 156. 4. Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn (2019). “Những thành tựu trong phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng khu vực miền Trung-Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2016-2020”. URL: qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1211&ID=11642 Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 329 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_hoc_va_xay_dung_ban_do_phan_bo_benh.pdf
Tài liệu liên quan