Nghiên cứu chế độ tập luyện sau phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè

Tài liệu Nghiên cứu chế độ tập luyện sau phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 196 NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRẬT XƯƠNG BÁNH CHÈ Trương Trí Hữu*, Dương Hiếu Kỳ* TÓM TẮT Mở đầu: trật xương bánh chè có nhiều phương pháp phẫu thuật. Trong đó đầu tiên kể đến là dời hướng vào trong nơi bám lồi cũ chày của gân bánh chè. Kế tiếp là phẫu thuật tái tạo cánh trong của xương bánh chè cho trường hợp mất vững bánh chè nhiều. Vấn đề nghiên cứu chế độ tập luyện thích hợp sau cuộc mổ này để có kết quả phục hồi chức năng tốt cần phải đặt ra Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè tái hồi bằng phẫu thuậtdời vào trong nơi bám u chày của gân bánh chè và tái tạo cánh trong bánh chè bằng gân Hamstring. Phương pháp nghiên cứu: từ tháng 9/2010 – 09/2016 chúng tôi đã phẩu thuật cho 36 bệnh nhân trật xương bánh chè tái hồi tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình. Tiêu chuẩn đánh giá kết...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế độ tập luyện sau phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 196 NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRẬT XƯƠNG BÁNH CHÈ Trương Trí Hữu*, Dương Hiếu Kỳ* TÓM TẮT Mở đầu: trật xương bánh chè có nhiều phương pháp phẫu thuật. Trong đó đầu tiên kể đến là dời hướng vào trong nơi bám lồi cũ chày của gân bánh chè. Kế tiếp là phẫu thuật tái tạo cánh trong của xương bánh chè cho trường hợp mất vững bánh chè nhiều. Vấn đề nghiên cứu chế độ tập luyện thích hợp sau cuộc mổ này để có kết quả phục hồi chức năng tốt cần phải đặt ra Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè tái hồi bằng phẫu thuậtdời vào trong nơi bám u chày của gân bánh chè và tái tạo cánh trong bánh chè bằng gân Hamstring. Phương pháp nghiên cứu: từ tháng 9/2010 – 09/2016 chúng tôi đã phẩu thuật cho 36 bệnh nhân trật xương bánh chè tái hồi tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả dựa vào lâm sàng như tầm vận động khớp gối, thang điểm của Mc Carroll, Lysholm; hình ảnh học của X quang xương bánh chè. Kết quả: có 36 bệnh nhân được phẩu thuật thành công dời gân bánh chè vào trong và tái tạo cánh trong bánh chè bằng gân Hamstring tự thân. Không có biến chứng trong và sau mổ. Kết quả lâm sàng cải thiện tốt tầm vận động khớp gối, nâng cao chỉ số thang điểm của Mc Carroll, Lysholm. Hình ảnh X quang khớp chè đùi tương hợp lại. chưa có trường hợp trật tái phát. Kết luận: Các nguyên tắc và mục đích tập phù hợp được nghiên cứu áp dụng sau phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè tái hồi giúp người bệnh hồi phục chức năng khớp gối. Từ khóa: trật xương bánh chè tái hồi. ABSTRACT RESEARCH IN REHABILITATION GUIDELINES FOR OPERATIVE TREATMENT OF PATELLA DISLOCATION Truong Tri Huu, Duong Hieu Ky * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 196 - 201 Introduction: Various surgical procedures are currently being used to treat symptomatic patellar instability. Firstly, tibial tuberosity anterome dialization attempt to correct malalignment by medial shifting the site of insertion of the patellar tendon. Secondly medial patellofemoral ligament reconstruction is a surgical procedure indicated in patients with more severe patellar instability Although this surgical technique has been well described in the literature and the results are generally reported to be very good, the operation requires a prolonged recovery period and little has been written specifically regarding postoperative rehabilitation. This article discusses and emphasizes the important principals and goals of rehabilitation after operations Purpose: to evaluate the functional results of the knee rehabilitation after tibial tuberosity anterome dialization and medial patellofemoral ligament reconstruction by Hamstring autograft Methods: From 9/2010 – 09/2016, we have operated 36 patients in HTO. The patients were in recurrent patellar dislocation. Criteria of evaluating results based on clinical assessment by ROM of knee, Mc Carroll * Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu Email: Truongtrihuu08@gmail.com ĐT: 0918591576 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 197 scores, Lysholm scores and radiology of knee. Results: the 36 patients were succeeding in tibial tuberosity anteromedialization and reconstruction of the medial patellofemoral ligament using Ham (string tendon autograft in recurrent patellar dislocation. There is no per and post- operation complication. After minimum 11 months follow up. The results were improved in clinical examine by ROM of knee, by Lysholm scores and Mc Carrol scores. In the radiology results, there is not any patella dislocation. Conclusion: the important principals and goals of rehabilitation after operative treatment of patella dislocation help better recovery of the knee function. Keyword: Recurrent Patellar Dislocation. MỞ ĐẦU Thực tế lâm sàng trật bánh chè tái hồi là thương tổn dễ tái phát sau phẫu thuật chỉnh hình trên thế giới cũng như tại khoa Chi Dưới BV CTCH(6). Normura nhận thấy có trên 140 phương cách điều trị đã nghiên cứu về vấn đề này(9) theo xu hướng mới cần áp dụng cân bằng cả yếu tố động và tĩnh mới giúp tái phục hồi cân bằng lại khớp chè đùi(10). Vì thế cần có một nghiên cứu khoa học về phương pháp điều trị thích hợp cho thương tổn này.Yếu tố ảnh hưởng đến độ vững xương bánh chè bao gồm: hình thái học của khớp: như chè đùi, chày đùi, trục cơ học chi dưới,trục xoay lồi cầu góc Q(4). Hoạt động của khối cơ ảnh hưởng đến chức năng khớp gối. Thành phần dây chằng giữ cân bằng khớp chè đùi. Khi tập luyện chủ động gấp duỗi gối thì xương bánh chè ít vững nhất lúc gối gập 30 độ đầu tiên, cấu trúc dây chằng lưới của hai cánh nên bánh chè có tầm quan trọng giữ vững bánh chè lúc gối từ gấp chuyển sang duỗi. Khi gối gập, độ nghiên mặt khớp chè đùi ngoài là yếu tố tại chỗ quan trọng nhất làm vững xương bánh chè khi xương bánh chè nằm trên rãnh lồi cầu(6).Vấn đề cần nghiên cứu là áp dụng chế độ tập như thế nào sau mổ cân bằng lại trục xương tức là chỉnh sửa yếu tố ảnh hưởng góc Q như dời nơi bám gân bánh chè ở u chày, và tái lập dây chằng cách trong bánh chè bằng gân cơ chân ngỗng. Cần có chế độ theo dõi đánh giá hiệu quả lâm sàng và phác đồ tập vận động thích hợp để tránh cứng gối và rối loạn dinh dưỡng sau mổ Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả tập phục hồi phục hồi chức năng khớp gối sau mổ tái tạo cánh trong kèm dời vào trong nơi bám chày gân bánh chè. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân trên 16 tuổi đến Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình để điều trị trật xương bánh chè tái hồi sau chấn thương. Nguyên nhân chấn thương: tai nạn thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt. Số liệu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: 2 1 / 2 2 Z P 1 P n d α: Xác suất sai lầm loại 1; d: sai số. Z: Trị số ngưỡng trong phân phối chuẩn tương ứng với giá trị α P: Trị số mong muốn của tỉ lệ. Nếu lấy α =5%, Z =1,96, p=0,98, d=0,05 → n=30.1 Dự trù mẫu nghiên cứu >31 ca PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiền cứu, mô tả.- Số liệu được thu thập, phân tích kết quả và kiểm định bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.- Thời điểm nghiên cứu: 9/2010 – 09/2016, thời gian theo dõi ngắn nhất 11 tháng. Chương trình tập luyện khớp gối sau phẫu thuật theo Salari(10) Giai đoạn 1: 6 tuần đầu Tuần 1-3: bó bột ống gối duỗi 0o; Tập các bài Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 198 tập gồng cơ tứ đầu; Đi chịu sức nặng chân mổ sớm với 2 nạng.Tập gập các khớp còn lại gấp, duỗi, xoay cổ chân.Tập gập, dạng, khép háng. Tuần 3-8: Cắt bỏ bột, tập tầm vận đông gối trong khoảng 0-60o. Tập các bài tập cơ tứ đầu. Đị 2 nạng chịu sức nặng chân mổ.Tập gập, dạng, khép háng.Tập vận động cổ bàn chân. Giai đoạn 2: từ 8-12 tuần sau phẫu thuật Tập tăng dần biên độ khớp gối từ 60 độ đến 130 độ Đi chịu nặng chân mổ: cho phép chịu lực 100% Tập bài tập cơ tứ đầu. Tập vận động thụ động: gối gập 0-60o bệnh nhân nằm sấp. Tập chuỗi vận động mở duỗi: 60-0o Tập chuyển động xương bánh chè Giai đoạn 3: Tuần 12-16 tập tăng sức cơ Cần đạt tầm vận động khớp 0-120o Tập sức cơ tứ đầu 60% bên lành: tập co cơ đẳng trường 60o gập. Tiếp tục các bài tập ở giai đoạn 2 Mục tiêu: Kiểm soát các lực trong suốt quá trình vận động Khởi động bơi. Bắt đầu tập bước bậc thang: bắt đầu chỉ tập 2 bậc sau đó tăng dần Tăng chuỗi vận động kín và tăng tập luyện cảm thụ thể: Các bài tập bàn chân bò tường, lăn banh nỉ, ván bập bênh, đi bộ, có tải lực nhẹ trên hồ bơi, ngồi xổm 60o, đạp xe tại chỗ... Giai đoạn 4: Tuần 16-20: Tăng sức cơ Những điều cần thiết của giai đoạn 4 + Tập vận động khớp chủ động 0-130o + Tập đạp xe trong tầm độ khớp gối. + Tiếp tục chuỗi vận động kín: lên cầu thang, ngồi xổm, ấn chân... + Tiếp tục chuỗi vận động mở duỗi 90-40o + Tập đi trong hồ bơi. + Tập đi cầu thang có kiểm soát. Giai đoạn 5: Tuần 20-24 giai đoạn trở lại hoạt dộng lao động và thể thao Những điều cần thiết của giai đoạn 5 + Tập vận động khớp chủ động 0-130o + Tập sức mạnh cơ từ đầu 80% so với bên lành. + Tiếp tục tập nhảy tại chỗ. + Tập chạy và sự nhanh nhẹn. Nội dung đánh giá So sánh đối chiếu giá trị lâm sàng các nghiệm pháp chẩn đoán: nghiệm pháp trượt bánh chè, nghiệm pháp nghiêng, dấu hiệu J gợi đánh giá mất vững khớp chè đùi. Đo góc Q trước và sau phẫu thuật. Đánh giá sự vững khớp chè đùi trên X quang tiếp tuyến. Sử dụng phép kiểm T bắt cặp. Đánh giá sự phục hồi chức năng khớp gối, dựa vào thang điểm Lysholm(5), Mc Carroll(8). Đánh giá các biến chứng. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân Qua nghiên cứu tiến cứu tại Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 09 năm 2016, có 36 bệnh nhân được chẩn đoán trật xương bánh chè tái hồi và điều trị bằng kỹ thuật tái tạo dây chằng cánh trong bằng gân Hamstring, giải phóng cánh ngoài, có kèm dời u chày vào trong nếu góc Q>15 độ. Tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 61 tuổi, trung bình 34 tuổi, Có 14 bệnh nhân nam (38.9%) và 22 bệnh nhân nữ (61,1%). Số bệnh nhân bị chấn thương là do tai nạn giao thông 12 trường hợp (chiếm 33,3%), số bệnh nhân bị chấn thương là do tai nạn sinh hoạt 19 trường hợp (chiếm 52,8%), có 5 bệnh nhân chấn thương do chơi thể thao (chiếm 13,9%). chân trái bị tổn thương nhiều hơn (55,6%), có 1 trường hợp bị tổn thương hai chân (2,7%). Bệnh nhân đến sớm nhất là từ sau khi bị chấn thương cho đến lúc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 199 được phẫu thuật vào khoảng 1 tháng, còn bệnh nhân đến trễ nhất là sau chấn thương khoảng 20 năm (240 tháng), trung bình là 58 tháng. Bệnh nhân có thời gian theo dõi ngắn nhất là 11 tháng, dài nhất là 20 tháng, trung bình là 14 tháng. Kết quả phục hồi vận động khớp sau mổ Các bệnh nhân sau mổ được bó bột đùi – cẳng chân, cắt bột sau 3 tuần, lúc đó bệnh nhân bớt đau, gối bớt sưng. Lúc này bắt đầu áp dụng phác đồ tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật như phác đồ nghiên cứu áp dụng. Đánh giá tầm vận động khớp được thực hiện khoảng tháng thứ 6 sau phẫu thuật, kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả phục hồi tầm vận động khớp sau mổ Tầm vận động Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Vận động tốt 33 91,6 Hạn chế gập 3 8,4 Hạn chế duỗi 0 0 Giới hạn gập và duỗi gối 0 0 Tổng 36 100% Bệnh nhân phục hồi tầm vận động khớp tốt 33 trường hợp (chiếm 91,6%), 3 bệnh nhân bị giới hạn gập gối sau 6 tháng (chiếm 8,4%), không có bệnh nhân bị giới hạn cả gập và duỗi gối. Kết quả phục hồi chức năng khớp chè đùi theo thang điểm Mc Carroll sau mổ Bảng 2. Kết quả lâm sàng được phân loại theo bảng Mc Caroll Bảng Mc Caroll Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Rất tốt 24 67 Tốt 8 22 Trung bình 4 11 Xấu 0 0 Tổng cộng 36 100 Đánh giá theo bảng điểm Mc Caroll cho thấy đa số các bệnh nhân sau mổ đạt được kết quả phục hồi chức năng vận động khớp gối rất tốt (67%) và tốt (22%), có 4 trường hợp (11%) đạt được ở mức trung bình. Không có trường hợp kết quả xấu- trật XBC tái phát. Kết quả phục hồi chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm sau mổ Đánh giá chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm được thực hiện trung bình vào khoảng tháng thứ 6 sau phẫu thuật, lúc đó bệnh nhân đã hồi phục và đã trở lại với sinh hoạt hàng ngày. Bảng 3. Kết quả phục hồi chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm Bảng Lysholm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 98 – 100: Rất tốt 14 38.9 93 – 97 : Tốt 20 55.6 82 – 92 : Khá 2 5.5 66 – 81 : Trung bình 0 0 ≤ 65 : Xấu 0 0 Tổng cộng 36 100% Kết quả điểm Lysholm sau mổ thấp nhất là 82 điểm, cao nhất là 99 điểm, trung bình là 95,75 điểm (Tốt) với độ lệch chuẩn bằng 2,43 điểm. Đa số bệnh nhân có điểm Lysholm lớn hơn 90 điểm cho thấy sự phục hồi chức năng khớp gối sau mổ đạt kết quả tốt. Biến chứng nhiễm trùng vết mổ không có trường hợp nào (tỉ lệ 0%); hạn chế tầm vận động chỉ hạn chế gấp gối 3 ca chiếm khoảng 8,4%; không có trường hợp nào bị trật tái hồi sau mổ. Có 1 trường hợp (2,7%) chậm liền xương nơi dời u chày vào trong sau 9 tháng theo dõi. BÀN LUẬN Đánh giá phục hồi tầm vận động khớp sau mổ Theo Elmslie–Trillat(7) về cơ sinh học khơp chè đùi trong khi tập khớp gối từ 0- 60 độ ít tải lực nặng trên khớp chè đùi vì thế khi tuần thứ 3 sau khi bỏ bột, bệnh nhân được hướng dẫn tập trong tầm này nhầm bảo vệ tránh tải lực mạnh lên cánh bánh chè, cũng như u chày. Trong khi phẫu thuật bệnh nhân đều được thử lương giá gấp duỗi gối từ 0- 60 độ quan sát độ vững khớp chè đùi đều đạt kết quả tốt. Vì thế khuyến cáo tập sớm này phù hợp với kết quả theo dõi. Sự phục hồi tầm vận động khớp sau mổ phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ điều trị và tập vật lý trị liệu của bệnh nhân. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được hướng dẫn tập vật lý theo và đánh giá hồi phục tầm vận động khớp vào mội tháng khi tái khám. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 200 Hạn chế tầm vận động khớp Có 3 trường hợp bị hạn chế gập và không có trường hợp bị hạn chế cả gập và duỗi gối. 3 trường hợp hạn chế gập gối là do bệnh nhân ở xa, không tái khám đúng hẹn nên không được hướng dẫn tập vật lý trị liệu theo đúng phác đồ. Các bệnh nhân này đều chỉ đạt chỉ số Mc Carroll trung bình. Cả 3 trường hợp này chúng tôi phải tập gấp gối dưới sự trợ giúp của mê toàn thân.Theo tác giả Fithian(3) khi gối gập ít hơn 90 độ sau phẫu thuật 6 tuần thì nên tăng cường độ tập vật lý trị liệu.Nắn dưới gây mê thì cần thiết giữa 9 và 12 tuần nếu cứng gối vẫn chưa được giải quyết. Tác giả Christiansen(1) báo cáo nghiên cứu 44 trường hợp tái tạo cánh trong bánh chè có 1 trường hợp phải tập gập gối dưới gây mê do gối gập ít hơn 90 độ. Đánh giá phục hồi chức năng theo thang diểm Mc Carroll Bảng thang điểm triệu chứng Mc Carroll(8) dùng để đánh giá những bệnh nhân trật xương bánh chè tái hồi sau mổ. Thầy thuốc hỏi bệnh nhân khi hoạt động hàng ngày có các triệu chứng về khớp gối như: đau, sưng, tầm vận động khớp, ảnh hưởng sinh hoạt. Từ đó đánh giá sự trở lại sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau mổ. Thang diểm Mc Carroll trước mổ của các bệnh nhân đa số trung bình, bệnh nhân luôn luôn bị đau và yếu khớp gối khi sinh hoạt hàng ngày, không thể tham gia các hoạt động mạnh như chơi thể thao, khiêng nặng v.v.... Tuy nhiên sau mổ đánh giá lại thì được cải thiện tốt, hầu hết bệnh nhân đạt đánh giá theo bảng điểm Mc Caroll cho thấy đa số các bệnh nhân sau mổ đạt được kết quả phục hồi chức năng vận động khớp gối rất tốt (67%) và tốt (22%), trung bình (11%) chứng tỏ các bệnh nhân sau mổ hoạt động bình thường hoặc vận động mạnh tốt, không có dấu hiệu đau hay trật xương bánh chè tái phát khi sinh hoạt hàng ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng ghi nhận kết quả tương tự như tác giả Nomura và Inoue(9) báo cáo kết quả điều trị trật xương bánh chè tái hồi bằng tái tạo cánh trong có 83% trường hợp rất tốt và tốt, không có trường hợp trật tái phát. Tác giả Christiansen(1) báo cáo 44 bệnh nhân điều trị trật tái hồi bằng tái tạo cánh trong sử dụng nhiều nguồn mảnh ghép khác nhau có 91,1% trường hợp rất tốt và tốt, không có trường hợp trật tái phát. Tác giả Fithian(3) báo cáo 86% rất tốt và tốt sau điều trị trật bánh chè tái hồi bằng tái tạo cánh trong sử dụng gân cơ bán gân, có 1 ca trật tái phát. Tác giả Drez và cộng sự(2) báo cáo 93% rất tốt và tốt sau điều trị trật tái hồi bằng tái tạo cánh trong sử dụng gân cơ bán gân. Đánh giá phục hồi chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm Thang điểm Lysholm được hai tác giả là Lysholm J(5) năm 1982 đề ra nhằm mục đích đánh giá chức năng của các vận động viên sau khi bị chấn thương khớp gối, và cho đến hiện nay được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Điểm Lysholm của các bệnh nhân trước mổ đều kém (< 65 điểm) do bệnh nhân đau và viêm khớp chè đùi, mất vững khớp chè đùi làm mất vững chức năng trụ đi lại khó khăn, có khi phải dùng nạng, lên xuống cầu thang không được. Tuy nhiên đánh giá lại điểm Lysholm sau khoảng 9 tháng sau mổ chúng tôi nhận thấy điểm Lysholm cải thiện rất nhiều, hầu hết các bệnh nhân đều đạt điểm Lysholm >92 điểm.Từ đó cho thấy phương pháp phẫu thuật có phác đồ tập luyện đúng dẫn đến sự hồi phục chức năng khớp gối tốt. Các biến chứng ảnh hưởng đến tập luyện Nhiễm trùng vết mổ: Không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ, chỉ có 5 trường hợp sưng nề nhẹ khớp gối sau mổ. Bệnh nhân được sử dụng thêm kháng viêm, kháng sinh, kê cao chân, chườm lạnh chống sưng nề sau mổ. Khớp gối hết sưng nề sau 2-3 tuần. So sánh với nghiên cứu của tác giả Christiansen(1) với 44 trường hợp tái tạo DCCTBC có 3 trường hợp phải tháo bỏ ốc tự tiêu ở lồi cầu trong do nhiễm trùng tại chỗ Chậm liền xương: có 1 trường hợp khi chụp X.Quang sau 9 tháng vẫn thấy khe gãy, ổ gãy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 201 không liền xương nơi dời u chày. Trường hợp này chúng tôi có chỉ định chụp CT-scan khớp gối cho kết quả ổ gãy chưa liền. Tuy nhiên khi thăm khám bằng các nghiệm pháp thì thấy khớp chè đùi vững, XBC không trật, không bị hạn chế vận động, chỉ số Lysholm và Mc Carroll đạt kết quả tốt, do đó cần thời gian theo dõi thêm. Trật tái hồi: theo dõi 36 bệnh nhân bị trật bánh chè tái hồi được điều trị bằng phương pháp tái tạo DCCTBC bằng gân cơ chân ngỗng và dời u chày, không có trường hợp trật tái phát lại sau mổ. Kết quả này tương tự với các tác giả nước ngoài.Tác giả Nomura(9) nghiên cứu tái tạo DCCTBC bằng gân cơ bán gân, không có trường hợp nào trật tái hồi.Tác giả Christiansen(0) báo cáo nghiên cứu 44 trường hợp tái tạo DCCTBC có 1 trường hợp trật tái hồi. Gãy xương bánh chè: Trong lô nghiên cứu này chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào gãy XBC. So sánh với nghiên cứu khác chúng tôi thấy tác giả Christiansen(4) báo cáo nghiên cứu 44 trường hợp có 1 trường hợp gãy xương bánh chè. Kỹ thuật mổ của tác giả này thực hiện khoan 2 đường hầm song song ngang xương bánh chè bằng mũi khoan 4,5 mm, hướng khoan ra trước vỏ trước dễ làm gãy xương bánh chè. Kỹ thuật mổ của chúng tôi khoan 1 đường hầm ở vị trí 1/3 trên cũng hạn chế đươc nguy cơ gãy xương so với khoan 2 đường hầm ngang. KẾT LUẬN Tái tạo cánh trong bánh chè trong kèm dời u chày nơi bám gân bánh chè đem lại sự vững khớp chè đùi giúp tập phục hồi sớm chức năng khớp gối và không bị trật chè đùi tái phát sau mổ. Khi thực hiện đúng phác đồ tập luyện được nghiên cứu áp dụng thì sự phục hồi tầm độ khớp gối sau mổ tốt, hầu hết bệnh nhân đều phục hồi tầm vận động khớp tốt, chỉ số Lysholm trung bình đạt 95,75 điểm, điểm triệu chứng theo thang điểm Mc Carroll tốt và rất tốt đạt 89%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Christiansen SE, Jacobsen BW, et al. (2008),”Reconstruction of the Medial Patellofemoral Ligament WithGracilis Tendon Autograft in Transverse Patellar Drill Holes”. The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 24, Issue 1: pp 82-87. 2. Drez D, et al (2008),”Result of Medial Patellofemoral Ligament in the Treatment of the Patella Dislocation: A Prospective Randomized Study”Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 24, No 8: pp 881-887. 3. Fithian DC, et al (2010),”Rehabilitation of kneeafter Medial Patellofemoral Ligament reconstruction”. Clin Sports Med;Vol 29: pp 283-290. 4. Insall J (1971),”Patella position in the normal knee joint”. Radiology 101, pp. 101-104. 5. Lysholm J, Tegner Y, Rodkey WG, Kocher MS, Steadman JR(2009)The reliability, validity, and responsiveness of the Lysholm score and Tegner activity scale for anterior cruciate ligament injuries of the knee: 25 years later.Am J Sports Med.;37(5): pp 890-897. 6. Maenpaa H, Huhtala H, Lehto MU.”Recurrence after patellar dislocation. Redislocation in 37/75 patients followed for 6-24 years”,.Acta Orthop Scand; 68:pp 424-426. 7. Marcacci M, Zaffagnini S, Lo Presti M, Vascellari A, Iacono F, Russo A(2004).Treatment of chronic patellar dislocation with a modified Elmslie-Trillat procedure. Arch Orthop Trauma Surg. Vol 124(4):pp250-257. 8. Mc Carroll H R, Schwartzmann J R (1945) Lateral dislocation of patella. Correction by simultaneous transplantation of the tibial tubercle and semitendinosus tendon. J Bone Joint Surg. 27. Pp 446-542. 9. Nomura E and Inoue M (2006),”Hybrid Medial Patellofemoral Ligament Reconstruction Usingthe Semitendinous Tendon for Recurrent Patellar Dislocation: Minimum 3 Years’ Follow- up”,Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 22, No 7: pp 787-793. 10. Salari N, Horsmon GA, Cosgarea AJ (2010). Rehabilitation after anteromedialization of the tibial tuberosity.Clin Sports Med.Vol 29(2):pp 303-311. Ngày nhận bài báo: 07/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_che_do_tap_luyen_sau_phau_thuat_dieu_tri_trat_xuo.pdf
Tài liệu liên quan