Tình hình đề kháng colistin ở một số vi khuẩn gram âm thường gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Tình hình đề kháng colistin ở một số vi khuẩn gram âm thường gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 13 TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG COLISTIN Ở MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI TP. HCM Trần Khánh Linh , Cao Thị Bảo Vân Đại học Y Dược TP. HCM Viện Pasteur TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS. Cao Thị Bảo Vân ĐT: 0903761753 Email: vancao.pasteur@gmail.com TỔNG QUAN Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và sự đề kháng kháng sinh (KS) là vấn đề thời sự ở tất cả các nước trên thế giới do làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong cũng như làm tăng sự trỗi dậy của các vi khuẩn (VK) đề kháng KS(27), đặc biệt là nhóm VK thường gặp trong NKBV và cộng đồng được đặt tên là “ESKAPE” (Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumonia, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp)(27). Vi khuẩn kháng nhiều loại KS mới nhất kể cả carbapenem đã làm colistin trở ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình đề kháng colistin ở một số vi khuẩn gram âm thường gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 13 TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG COLISTIN Ở MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI TP. HCM Trần Khánh Linh , Cao Thị Bảo Vân Đại học Y Dược TP. HCM Viện Pasteur TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS. Cao Thị Bảo Vân ĐT: 0903761753 Email: vancao.pasteur@gmail.com TỔNG QUAN Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và sự đề kháng kháng sinh (KS) là vấn đề thời sự ở tất cả các nước trên thế giới do làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong cũng như làm tăng sự trỗi dậy của các vi khuẩn (VK) đề kháng KS(27), đặc biệt là nhóm VK thường gặp trong NKBV và cộng đồng được đặt tên là “ESKAPE” (Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumonia, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp)(27). Vi khuẩn kháng nhiều loại KS mới nhất kể cả carbapenem đã làm colistin trở thành lựa chọn điều trị quan trọng(1). Colistin là KS sinh thuộc nhóm polymycin được dùng nhiều trong thập niên 50 nhưng bị hạn chế sử dụng từ thập niên 70 vì các báo cáo về độc tính đối với thận và thần kinh(1). Tuy nhiên, gần đây đã có nghiên cứu cho thấy tác dụng độc thận của colistin có thể phục hồi được và tác dụng độc thần kinh thì rất hiếm(1). Sự thiếu hụt nguồn KS mới cho điều trị bệnh nhiễm khuẩn đã làm colistin được tái sử dụng, kéo theo sự xuất hiện chủng kháng colistin ở nhiều nước trên thế giới(1). Tỉ lệ VK kháng colistin có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia và phần lớn thường dưới 10% (Bảng 1). Sự phát triển và gia tăng tình trạng kháng KS kết hợp với tỉ lệ bệnh truyền nhiễm cao đã làm Việt Nam trở thành điểm nóng về kháng KS ở Châu Á(13). Tại TP. HCM, từ năm 2007 đến nay đã phát hiện VK Gram âm kháng colistin (ColR) với tỉ lệ thấp, phố biến dưới 10% (5,7,8,24,33,34,35,36). Dù tỉ lệ kháng colistin ghi nhận tại TP. HCM thấp nhưng sự xuất hiện chủng VK gram âm kháng hầu hết các loại KS kể cả colistin mới chính là điều đáng lo ngại(31). Đặc biệt, khi những VK đa kháng này lại lây lan rộng rãi trong môi trường bệnh viện(18). Từ năm 2009 đến nay, một số gen kháng colistin nằm trên chromosome của một số VK gram âm đã được xác định gồm pmrCAB, phoPQ, lpxACD và mgrB(1). Năm 2015, lần đầu tiên tác giả Liu Yi-Yun công bố gene kháng colistin mcr-1 nằm trên plasmid của E. coli, đây là cơ chế kháng cực kỳ nguy hiểm vì khả năng lan truyền ngang gen kháng nhanh hơn(29). Chỉ trong vòng ba tháng sau công bố đầu tiên của Liu, gen kháng colistin mcr-1 đã được phát hiện thêm ở các châu lục khác(29). Và điều đáng báo động là gene mcr-1 đã được phát hiện ở E. coli phân lập từ động vật và người tại Việt Nam(23). Từ thực tế trên, chuyên đề tổng quan này được thực hiện với mục đích giới thiệu chung về cơ chế kháng colistin phổ biến của VK gram âm, đồng thời đánh giá tình hình kháng colistin ở các chủng VK gram âm thường gặp trong NKBV tại Tp. HCM nhằm cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ lâm sàng trong thực tế điều trị, góp phần giảm thiểu sự kháng thuốc của VK. TÓM TẮT VỀ CƠ CHẾ KHÁNG COLISTIN VK gram âm thực hiện nhiều cách để ngăn cản sự tác động của colistin như biến đổi vỏ capsule, kênh porin, hệ thống bơm đẩy thuốc và biến đổi lipopolysaccharide (LPS)(1). LPS ở màng ngoài tế bào vi khuẩn là thành phần chủ yếu chịu sự tác động của KS colistin. Màng ngoài gồm lớp đôi lipid và các ion hóa trị hai như Ca2+ và Mg2+ vai trò giữ ổn định màng(16). KS colistin Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 14 tích điện dương nên có xu hướng cạnh tranh và thay thế vị trí ion Ca2+ và Mg2+, làm mất ổn định LPS và cuối cùng làm tế bào VK chết(16) (Hình 1). Hình 1. Cơ chế tác động của colistin lên màng tế bào VK gram âm(16). Khi chịu áp lực tác động của colistin, VK sẽ biến đổi LPS bằng hai hình thức: 1. Biến đổi LPS bằng cách thêm phosphoethanolamine (PEtN) vào lipid A, thay thế Ca2+ và Mg2+, hạn chế sự gắn kết của colistin lên màng tế bào, giảm tác động diệt khuẩn của colistin(1). 2. Biến đổi LPS bằng cách bổ sung 4-amino- 4-deoxy-L-arabinose (L-Ara4N) vào lipid A, thay thế các cation hóa trị 2 của nhóm phosphate ở màng ngoài tế bào, kéo điện tích âm ở màng về 0, hạn chế sự gắn kết của colistin lên màng tế bào giúp VK đề kháng colistin(1). Ở mô hình nghiên cứu kháng colistin sử dụng chủng Salmonella typhimurium, cơ chế kháng colistin liên quan đột biến ở hai nhóm protein là PmrA/PmrB và PhoP/PhoQ do gene pmrAB và phoPQ quy định(26). Protein PmrA/PmrB hoạt hóa trực tiếp operon eptA và operon arnT làm tăng sự tổng hợp PEtN và L- Ara4N gắn vào lipid A, làm biến đổi LPS(Error! Reference source not found.). Protein PhoP/PhoQ có vai trò gián tiếp trong việc hình thành tính kháng với colistin bằng cách kích hoạt PmrA/PmrB thông qua PmrD (Hình 2)(26). Hình 2. Sự biến đổi lipid A ở Salmonella typhimurium(Error! Reference source not found.) Ngoài ra còn một số gene kháng colistin như lpxACD, mgrB(1). A. baumannii có thể tăng tính kháng colistin bằng cách mất hoàn toàn thành phần lipid A ở LPS do đột biến gene lpxACD sinh tổng hợp lipid A(1). Sự gián đoạn gene mgrB ở K. pneumoniae điều hòa tăng operon arnT dẫn đến gắn thêm L-Ara4N vào lipid A hình thành tính kháng colistin(1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 15 Tóm lại, sự đề kháng colistin ở VK gram âm chủ yếu liên quan nhiều gene tham gia vào quá trình biến đổi thành phần LPS ở màng tế bào(1). TÌNH HÌNH KHÁNG COLISTIN Ở MỘT SỐ VK GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TRONG NKBV TRÊN THẾ GIỚI VK gram âm đa kháng sinh men β – lactamase phổ rộng (Extended Spectrum β – lactamase: ESBL) đã xuất hiện và lây lan khắp khu vực Đông Nam Á(12) (Biểu đồ 1). Việc sinh men β –lactamase phổ rộng là một trong những cơ chế giúp VK gram âm chống lại các kháng sinh penicilin, cephalosporin thế hệ 3, 4 và monobactam. Tỉ lệ VK E. coli và K. pneumonia sinh men ESBL của Việt Nam nằm trong nhóm cao nhất ở vùng Đông Nam Á (Biểu đồ 1)(12). Biểu đồ 1. Tỉ lệ E. coli và K. pneumonia sinh men ESBL ở vùng Đông Nam Á(12). Thống kê dữ liệu từ 49 nước Châu Á từ 2000- 2012, thực tế ghi nhận tỉ lệ VK đường ruột kháng carbapenem đã tăng lên trong thập kỷ qua(37). Ba quốc gia có tỉ lệ kháng cao nhất với imipenem (thuộc nhóm carbapenem) là Indonesia (5,8%), Philippines (3,7%) và Việt Nam (3,0%)(37). Năm 2009, chương trình giám sát tình trạng nhiễm khuẩn toàn cầu (SENTRY) thu thập 30 chủng Acinetobacter baumannii từ Úc (1), Thái Lan (2), Indonesia (4), Ấn Độ (5), Philippines (3), Trung Quốc (4), Đài Loan (3), Singapore (3), Nam Phi (3) và Hàn Quốc (2). Hầu hết chủng A. baumannii này đều là chủng đa kháng và còn nhạy colistin (MIC 0.5–2 mg/L), chỉ trừ một chủng kháng colistin với MIC=128 mg/L(38). Các nghiên cứu từ Châu Á cho thấy tính kháng colistin phổ biến ở VK thuộc nhóm đường ruột Enterobacteriaceae(2). Bảng 1: Tỉ lệ kháng colistin ở VK gram âm thường gặp trong NKBV trên thế giới. VK (số chủng Col R /tổng số, %Col R , năm) Nước Năm TLTK K. pneumoniae (7/88, 8%) Israel 2009 (11) A. baumannii (n=30, 3,3%) SENTRY 2009 (38) A. baumannii (n=185, 1%) Đài Loan 2009 (14) Salmonella spp. (17/37, 46%) Ấn Độ 2011 (28) Acinetobacter spp.(4686, 0,9%); Klebsiella spp. (9774, 1,5%);P. aeruginosa (9130, 0,4%); E. coli (17035, 0,2%) SENTRY 2011 (9) A. baumannii (14/134, 10,4% ) Đài Loan 2011 (6) C.freundii (4/769, 0.5%); C.koseri (3/476, 0.6%); E. aerogenes (4/989, 0.4%); E.asburiae (84/215, 39.1%); E.cloacae (46/1,543, 3.0%); E.kobei (6/61, 9.8%); E. ludwigii (3/22, 13.6%); E.coli (24/8,452, 0.3%); K.oxytoca (2/1,377, 0.1%); K.pneumoniae (133/5,613, 2.4%) Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi 2012- 2013 (2) Năm 2008-2009, Ấn Độ nghiên cứu trên 37 chủng Salmonella phân lập từ người, động vật và thịt cho thấy 46% Salmonella spp. kháng colistin(28). Năm 2009, Israel ghi nhận tỉ lệ K. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 16 pneumoniae kháng colistin là 8% từ 88 chủng K. pneumoniae kháng carbapenem(11). Năm 2009, nghiên cứu trên 185 chủng A. baumannii kháng imipenem tại Đài Loan ghi nhận tỉ lệ A. baumannii kháng colistin là 1%. Đến năm 2011, tỉ lệ A. baumannii kháng colistin đã gia tăng nhanh chóng tại Đài Loan, cụ thể tăng lên đến 10,4%(6,14) (Bảng 1). TÌNH HÌNH KHÁNG COLISTIN Ở MỘT SỐ VK GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TRONG NKBV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm 2008, một nghiên cứu điều tra tại 36 bệnh viện ở 14 tỉnh thành khắp Việt Nam đã cho thấy NKBV phổ biến tại các BV Việt Nam(30). Tác nhân gây NKBV phổ biến là P. aeruginosa và A. baumannii(30). Năm 2009, Bộ Y tế công bố lần đầu về thực trạng sử dụng KS và tình hình kháng thuốc tại 15 BV lớn tại Việt Nam(17). Dữ liệu thống kê từ công bố của Bộ Y Tế cho thấy tỉ lệ kháng carbapenem cao được tìm thấy ở Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây NKBV (Biểu đồ 2)(17). Biểu đồ 2. Tỉ lệ kháng một số KS của 4 loại VK Gram âm tại 15 BV của Việt Nam(17). Nghiên cứu của Viện Pasteur trên 26 chủng VK Enterobacteriaceae kháng carbapenem thu thập tại 4 bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Bình Dân và Nhân Dân Gia Định ở TP.HCM từ tháng 12/2010 đến tháng 02/2013 ghi nhận 27% chủng (7/26) kháng colistin (MIC từ 0,5->32 μg/ml), 42% chủng (11/26) kháng tigecyclin (MIC từ 0,25->16μg/ml), đặc biệt có một chủng Enterobacter spp. kháng tất cả kháng sinh thử nghiệm(15). Năm 2016, một điều tra trên 1143 trẻ em tại 3 BV là BV Nhi Đồng 1 Tp. HCM, BV Nhiệt Đới và BV Nhi Trung ương Hà Nội ghi nhận tình trạng báo động về VK gram âm kháng thuốc, đặc biệt là kháng carbapenem(13). Colistin thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn do VK Gram âm đa kháng (MDR) kháng carbapenem(1). Cho đến nay tỉ lệ kháng colistin trên VK Gram âm đã được ghi nhận trong một số khảo sát tại TP.HCM(3,4,5,7,8,15,18,19,22,24,32,33,34,35,36). Acinetobacter spp và Acinetobacter baumannii Ở Việt Nam, A. baumannii là tác nhân gây viêm phổi thở máy thường gặp nhất tại đơn vị Hồi sức tích cực (ICU)(21). Cụ thể tỉ lệ viêm phổi thở máy do tác nhân A. baumannii tại khoa ICU BV. Phạm Ngọc Thạch là 41,6%, ICU BV. Chợ Rẫy là 61% và tại ICU BV. Nhân dân Gia Định là 69%(22,32). Sự trỗi dậy của A. baumannii gây lo ngại không những vì tỉ lệ hiện hành tăng đột biến, mà còn do khả năng kháng hầu hết các KS hiện có (β-lactam, Fluoroquinolone, Tetracycline, Aminoglycosides, Carbapenem, Polymycin)(19,20,21). Năm 2010, trong nghiên cứu trên 491 mẫu cấy dương tính với Acinetobacter spp tại BV Chợ Rẫy ghi nhận Acinetobacter baumannii đề kháng với hầu hết các kháng sinh. Cụ thể tỷ lệ A. baumannii đề kháng hơn 70% đối với KS nhóm β- lactam, Aminoglycoside, Fluoroquinolone, Sulfamide, chỉ có tỷ lệ đề kháng với colistin là thấp nhất 0,41%(7). Năm 2011, ICU BV Nhân Dân Gia Định nghiên cứu trên 26 chủng VK gram âm phân lập từ bệnh nhân thở máy qua nội khí quản ghi nhận phần lớn VPTM là do Acinetobacter baumannii 69% (18/26 chủng)(32). Trong đó 78% chủng A. baumannii kháng carbapenem, 85% kháng quinolol và 90% kháng aminoglycoside(32). Năm 2014, một nghiên cứu tại BV Thống Nhất trên 98 bệnh nhân được chẩn đoán viêm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 17 phổi BV ghi nhận tỉ lệ A. baumannii đa kháng là 74,5% và tỉ lệ kháng colistin là 16,3%(20) (Bảng 2). Số liệu thống kê ở trên cho thấy A.baumannii là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất tại đơn vị ICU các bệnh viện. Sự gia tăng đáng kể số lượng chủng A. baumannii có khả năng đề kháng cao với các loại KS mạnh trong giai đoạn hiện tại là thách thức lớn cho thực tế điều trị lâm sàng. Klebsiella spp, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter và Escherichia coli VK đường ruột kháng carbapenem là tác nhân gây nhiễm khuẩn thường gặp ở Khoa ICU, phổ biến nhất là E.coli và K. pneumonia(33). Một nghiên cứu trên 3229 chủng VK gram âm tại BV Chợ Rẫy từ năm 2007-2011 đã cho thấy các VK thường gặp trong nhiễm trùng tiểu chiếm tỉ lệ cao là E. coli, Klebsiella spp, Enterococcus spp,... (33). Đồng thời ghi nhận mức độ đề kháng KS của các tác nhân gây nhiễm trùng ngày càng gia tăng với các KS đang sử dụng(33). Nghiên cứu này đã cho thấy E. coli đề kháng cao với quinolone, cephalosporin thế hệ 3, 4 nhưng còn nhạy cảm với carbapenem(33). Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010, một nghiên cứu sử dụng bệnh án mẫu, thu thập số liệu từ các bảng theo dõi bệnh nhân, các xét nghiệm có trong bệnh án trên 56 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi thở máy (VPTM) tại ICU BV Đa khoa Bình Dương đã phát hiện một chủng Enterobacter kháng colistin(25). Nghiên cứu của tác giả Cao Minh Nga tại BV ĐHYD TP. HCM ghi nhận tỉ lệ E. coli kháng colistin năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 8% và 3,4%(3,4). Nghiên cứu tiến hành năm 2011trên 87 bệnh nhân VPTM tại ICU BV Nhân dân Gia Định, phát hiện hai chủng Klebsiella pneumonia kháng colistin(32). Năm 2012, nghiên cứu trên 85 vi khuẩn gây viêm phổi BV tại ICU BV 115 đã phát hiện chủng kháng colistin là Klebsiella pneumonia (3 chủng), Stenotrophomonas maltophilia (1 chủng) và Staphylococcus aureus (4 chủng)(18). Tại BV ĐHYD TP. HCM, tỉ lệ Klebsiella spp. kháng colistin được phát hiện trong năm 2012 và 2013 lần lượt là 7% và 3%(3,4). Như vậy, có thể thấy các tác nhân gây bệnh Klebsiella spp. và E. coli còn nhạy cảm cao với colistin. Pseudomonas aeruginosa P. aeruginosa gây nên những bệnh lí với nhiều mức độ khác nhau như viêm phổi, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn huyết nặng với tỉ lệ tử vong khá cao(8). Từ 06/2009 – 06/2010, nghiên cứu 108 trường hợp viêm phổi BV tại khoa hồi sức cấp cứu, khoa hồi sức ngoại thần kinh và khoa hô hấp BV Chợ Rẫy ghi nhận tác nhân P. aeruginosa đa kháng có tỉ lệ kháng colistin là 5,6%(8). Năm 2010-2011, nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga và cộng sự trên 1.537 chủng VK gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại BV Chợ Rẫy xác định tỉ lệ P. aeruginosa kháng colistin là 3,5%(34). Ngoài ra, chủng P. aeruginosa còn được ghi nhận đề kháng với các kháng sinh họ cephalosporin 3 & 4, aminoglycosides, quinolone(8,34). Năm 2013-2014, nghiên cứu trên 28 chủng P. aeruginosa phân lập tại Viện Pasteur TP. HCM ghi nhận tỉ lệ kháng colistin là 10,7%(10). Đặc biệt có 3 chủng có khả năng sản xuất enzym carbapenemase, khi đó việc điều trị bằng các KS thuộc nhóm carbapenem sẽ không còn tác dụng. Như vậy bên cạnh sự gia tăng về tỉ lệ kháng colistin ở P. aeruginosa qua các năm thì sự xuất hiện chủng P. aeruginosa đa kháng vừa có khả năng sinh carbapenemase vừa kháng colistin là cảnh báo đối với các bác sĩ trong việc sử dụng colistin điều trị bệnh nhiễm khuẩn do P. aeruginosa. Stenotrophomonas maltophilia và Staphylococcus aureus Năm 2014, trong nghiên cứu khảo sát đặc điểm đề kháng KS của VK gây viêm phổi BV ở bệnh nhân thở máy tại Khoa ICU BV 115, ghi nhận một chủng Stenotrophomonas maltophilia và bốn chủng Staphylococcus aureus kháng 100% với Colistin và Imipenem(18). Kết quả này chưa từng có trong các nghiên cứu trước đây. Như vậy, tình Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 18 hình kháng KS của các chủng VK gây viêm phổi BV đã có nhiều thay đổi. Điều này cho thấy việc điều trị viêm phổi BV khi chưa có kết quả KSĐ cần được sử dụng phác đồ phối hợp(18). Trong kết quả nghiên cứu của các bệnh viện, đa phần chủng được định danh bằng kit định danh thương mại như API (Biomerieux) và xét nghiệm tính nhạy cảm KS bằng kháng sinh đồ sử dụng tiêu chuẩn CLSI. Nhưng sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, hệ thống kiểm soát chất lượng hiện hành có thể là một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ kháng colistin ở VK gram âm giữa các bệnh viện trong Tp. HCM rất khác nhau (Bảng 2). Nhìn chung tỉ lệ kháng colistin thường thấp hơn 10%. Ngoại trừ tỉ lệ A. baumannii kháng colistin > 50% của BV Nhân dân Gia Định (Bảng 2) cần được kiểm tra khẳng định lại bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bảng 2. Tỉ lệ VK gram âm kháng colistin từ nhiều nghiên cứu khác nhau tại Việt Nam VK Mẫu (n) % ColR Thời gian Nơi nghiên cứu TLTK Acinetobacter baumannii 143 1,4% 01-06/2008 BV. Chợ Rẫy (5) 491 0,4% 09-12/2010 BV. Chợ Rẫy (7) 35 2,9% 01-12/2013 BV. Chợ Rẫy (36) 27 37 40 37 0,94% 0,23% 1,0% 0% 2007 2008 2010 2011 BV. Chợ Rẫy (33) 102 84 97 129 132 2,0% 2,5% 3,1% 1,2% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 BV. Chợ Rẫy (35) 60 >50% 01‐09/2011 BV. Nhân dân Gia Định (32) 98 16,3% 02/2011-05/2013 BV. Thống Nhất (19) Klebsiella spp 4 50% 01‐09/2011 BV. Nhân dân Gia Định (32) 170 182 7% 3% 01-06/2012 01-06/2013 BV. ĐHYD TP. HCM (3,4) 4 75% 01-12/ 2012 ICU – BV. 115 (18) 35 2,86% 01-06/2014 Viện Pasteur TP. HCM (24) Escherichia coli 363 1% 2010 BV. Chợ Rẫy (33) 265 304 8% 3,4% 01-06/2012 01-06/2013 BV. ĐHYD TP. HCM (3,4) 4 33,3% 01-12/2010 BVĐK Bình Dương (25) Pseudomonas aeruginosa 108 5,6% 6/2009 –6/2010 BV. Chợ Rẫy (8) 129 3,5% 01/2010-12/2011 BV. Chợ Rẫy (34) 28 10,7% 8/2013 – 4/2014 Viện Pasteur TP. HCM (10) 32 51 62 0,68% 0,21% 6,5% 2007 2008 2010 BV. Chợ Rẫy (33) 16 33,3% 01-12/2010 BVĐK Bình Dương (25) - 37 47% 11% 01-06/2011 01-06/2012 BV. ĐHYD TP. HCM (3,4) Stenotrophomonas maltophilia 1 100% 01-12/ 2012 ICU – BV. 115 (18) Staphylococcus aureus 4 100% 01-12/ 2012 ICU – BV. 115 (18) KẾT LUẬN Sự gia tăng về tỉ lệ kháng colistin ở một số VK gram âm thường gặp trong NKBV được ghi nhận tại TP. HCM qua các năm. Việc xuất hiện chủng VK gram âm kháng hầu hết KS và sự gia tăng tỉ lệ kháng colistin đặt ra nhiều thách thức do colistin là “lựa chọn điều trị cuối cùng” đối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 19 với những tác nhân gây bệnh này. Việc sử dụng KS colistin cần hết sức thận trọng và được kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm sự kháng thuốc của VK. Các nghiên cứu xác định đặc điểm cơ chế kháng cũng như tăng cường giám sát thường xuyên mức độ kháng colistin ở các VK gây bệnh là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thực tế điều trị lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bialvaei AZ, Kafil HS (2015). Colistin, mechanisms and prevalence of resistance. Current medical research and opinion; 31(4):707-721. 2. Bradford PA, et al. (2016). Correlation of β-Lactamase Production and Colistin Resistance among Enterobacteriaceae Isolates from a Global Surveillance Program. Antimicrobial Agents and Chemotherapy; 60(3):1385-1392. 3. Cao Minh Nga, Lê Thị Ánh Phúc Nhi, Nguyễn Ngọc Lân và cs (2014). Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Đại học Y Dược 6 tháng đầu năm 2011-2012-2013. Y học TP. HCM, Tập 18, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Khoa, tr.304-311. 4. Cao Minh Nga, Lê Thị Ánh Phúc Nhi, Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Thanh Bảo (2013). Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM trong 6 tháng đầu năm 2012. Y học TP. HCM, Tập 17, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Khoa I, tr.272-278. 5. Cao Xuân Minh, Cao Xuân Thục, Trần Văn Ngọc & cs (2010). Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa kiểu gen và tính kháng thuốc của vi khuẩn Acinetobacter baumannii trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP. HCM, Tập 14, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Tổng Quát, tr.128-134. 6. Chang KC, et al. (2012). Clonal spread of multidrug-resistant Acinetobacter baumannii in eastern Taiwan. J Microbiol Immunol Infect; 45(1):37-42. 7. Dương Hoàng Lân, Trần Thị Thanh Nga, Mai Nguyệt Thu Hồng & cs (2012). Tình hình nhiễm Acinetobacter spp trên bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/09/2010 – 31/12/2010. Y học TP. HCM, Tập 16, Phụ bản số 1, Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tr.104-109. 8. Đoàn Ngọc Duy, Trần Văn Ngọc (2012 ). Đặc điểm viêm phổi bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 6/2009-6/1010. Y học TP. HCM, Tập 16, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Khoa II, tr.87-90. 9. Gales AC, Jones RN and Sader HS (2011). Contemporary activity of colistin and polymyxin B against a worldwide collection of Gram-negative pathogens: results from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (2006–09). Journal of Antimicrobial Chemotherapy; 66(9):2070-2074. 10. Hoàng Doãn Cảnh, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh & cs (2014). Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại Viện Pasteur, Tp. HCM. Tạp chí Khoa học Đại Học Sư Phạm TP. HCM, Số 61, tr.156-163. 11. Hussein K, et al. (2009). Carbapenem resistance among Klebsiella pneumoniae isolates: risk factors, molecular characteristics, and susceptibility patterns. Infect Control Hosp Epidemiol;30(7):666-671. 12. Kang CI and Song JH (2013). Antimicrobial Resistance in Asia: Current Epidemiology and Clinical Implications. Infection & Chemotherapy; 45(1):22-31. 13. Le NK, et al. (2016). High prevalence of hospital-acquired infections caused by gram-negative carbapenem resistant strains in Vietnamese pediatric ICUs: A multi-centre point prevalence survey. Medicine (Baltimore);95(27):4099. 14. Lee YT, et al. (2009). Differences in phenotypic and genotypic characteristics among imipenem-non-susceptible Acinetobacter isolates belonging to different genomic species in Taiwan. Int J Antimicrob Agents; 34(6):580-584. 15. Lê Thị Liên, Lê Hà Tầm Dương, Cao Thị Bảo Vân và cs (2014). Phát hiện gen blaNDM-1 và blaNDM-4 trên vi khuẩn Enterobacteriaceae kháng carbapenem phân lập tại Bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Dự Phòng, Tập XXIV, Số 1 (149), tr.9-17. 16. Loho T and Dharmayanti A (2015). Colistin: an antibiotic and its role in multiresistant Gram-negative infections. Acta Med Indones;47(2):157-168. 17. Nguyen Van Kinh, Luong Ngoc Khue, Cao Hung Thai, et al. (2009). First report on antibiotic use and resistance in Viet Nam in 2008-2009. Ministry of Health of the Socialist Republic of Vietnam:1-34. 18. Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Đình Thắng (2014). HSCC khảo sát đặc điểm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân thở máy điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhân Dân 115. Y học TP. HCM, Tập 18, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Khoa, tr. 324-329. 19. Nguyễn Xuân Vinh, Lê Bảo Huy, Phạm Hòa Bình và cs (2014). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn Acinetobacter baumannii ở người cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất. Y học TP. HCM, Tập 18, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Khoa, tr. 312-317. 20. Nguyễn Xuân Vinh, Lê Thị Kim Nhung (2014 ). Các yếu tố tiên lượng viêm phổi bệnh viện do Acinetobacter baumannii ở người cao tuổi. Y học TP. HCM, Tập 18, Phụ bản số 3, Hội nghị Khoa học Nội Khoa Toàn quốc, tr.158-162. 21. Nhu NT, et al. (2014). Emergence of carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii as the major cause of ventilator- associated pneumonia in intensive care unit patients at an infectious disease hospital in southern Vietnam. J Med Microbiol;63(10):1386-1394. 22. Phạm Lực (2013). Khảo sát in vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức-cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2010-2011. Y học TP. HCM, Tập 17, Phụ bản số 1, Chuyên đề Nội Khoa I, tr. 97-104. 23. Pham TD, et al. (2016). Inducible colistin resistance via a disrupted plasmid-borne mcr-1 gene in a 2008 Vietnamese Shigella sonnei isolate. J Antimicrob Chemother;71(8): 2314-2317. 24. Phạm Thị Hoài An, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh và cs (2014). Khảo sát sự kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập được tại Viện Pasteur, Tp HCM. Tạp chí Khoa học Đại Học Sư Phạm TP. HCM, Số 61, tr.146-155. 25. Phan Văn Tiếng, Ngô Thế Hoàng, Trần Văn Ngọc (2013). Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Bình Dương. Y học TP. HCM, Tập 17, Phụ bản số 3, Hội nghị Khoa học Nội Khoa Toàn quốc, tr.275-281. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 20 26. Rubin EJ, et al. (2015). PmrD is required for modifications to Escherichia coli endotoxin that promote antimicrobial resistance. Antimicrobial Agents and Chemotherapy; 59(4):2051- 2061. 27. Santajit S and Indrawattana N (2016). Mechanisms of antimicrobial resistance in ESKAPE pathogens. BioMed Research International Volume 2016:2475067. 28. Singh S, et al. (2012). Antibiotic resistance pattern among the Salmonella isolated from human, animal and meat in India. Trop Anim Health Prod;44(3):665-674. 29. Skov RL and Monnet DL (2016). Plasmid-mediated colistin resistance (mcr-1 gene): three months later, the story unfolds. Euro Surveill;21(9):1-6. 30. Thu TA, et al. (2011). A point-prevalence study on healthcare- associated infections in Vietnam: public health implications. Infect Control Hosp Epidemiol;32(10):1039-1041. 31. Trần Khánh Linh, Lê Thị Liên, Trần Thị Bích Phượng, Lê Hà Tầm Dương, Cao Thị Bảo Vân (2016). Phát hiện vi khuẩn kháng hầu hết kháng sinh kể cả carbapenem và colistin tại một số Bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 7 (180), tr.34-40. 32. Trần Minh Giang, Trần Văn Ngọc (2013). Viêm phổi thở máy và đề kháng kháng sinh tại ICU Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Y học TP. HCM, Tập 17, Phụ bản số 6, Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tr.134-139. 33. Trần Quang Bính, Trần Thị Thanh Nga (2013). Nhiễm trùng tiểu: Vi sinh học và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2007 – 2011. Y học TP. HCM, Tập 17, Phụ bản số 2, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Chợ Rẫy, tr.122- 127. 34. Trần Thị Thanh Nga (2013). Các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 – 2011. Y học TP. HCM, Tập 17, Phụ bản số 1, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Chợ Rẫy, tr.578-581. 35. Trần Thị Thanh Nga (2014). Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết và khuynh hướng đề kháng sinh 5 năm từ 2008 – 2012 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP. HCM. Tập 18, Phụ bản số 2, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Chợ Rẫy, tr.485-490. 36. Trần Thị Thanh Nga (2014). Tác nhân gây nhiễm trùng tiểu và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2013. Y học TP. HCM, Tập 18, Phụ bản số 4, Chuyên đề Thận Niệu, tr.119-122. 37. Xu Y, et al. (2015). Epidemiology of carbapenem resistant Enterobacteriaceae (CRE) during 2000-2012 in Asia. Journal of Thoracic Disease; 7(3):376-385. 38. Yau W, et al. (2009). Colistin hetero-resistance in multidrug- resistant Acinetobacter baumannii clinical isolates from the Western Pacific region in the SENTRY antimicrobial surveillance programme. Journal of Infection; 58(2):138-144. Ngày nhận bài báo: 20/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_de_khang_colistin_o_mot_so_vi_khuan_gram_am_thuong.pdf
Tài liệu liên quan