Mô tả đặc điểm mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017

Tài liệu Mô tả đặc điểm mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 424 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010-2017 Bùi Thị Minh Hiền*, Nguyễn Thanh Thủy**, Trần Thị Ngọc Vân***, Trần Ngọc Nhân*, Trần Thị Thanh Tuyền*, Đoàn Thị Cẩm Tú**, Cù Thanh Tuyền**, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Trong xã hội hiện nay, do phải chịu nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống, việc con người mắc các bệnh về tâm thần ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa về tâm thần sẽ cung cấp những thông tin về tình hình sức khỏe tinh thần của người dân tại khu vực liên quan, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và điều chỉnh cơ cấu danh mục thuốc, đồng thời đưa ra chính sách nhân sự phù hợp để đáp ứng tốt nhất công tác khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả đặc điểm mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 424 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010-2017 Bùi Thị Minh Hiền*, Nguyễn Thanh Thủy**, Trần Thị Ngọc Vân***, Trần Ngọc Nhân*, Trần Thị Thanh Tuyền*, Đoàn Thị Cẩm Tú**, Cù Thanh Tuyền**, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Trong xã hội hiện nay, do phải chịu nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống, việc con người mắc các bệnh về tâm thần ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa về tâm thần sẽ cung cấp những thông tin về tình hình sức khỏe tinh thần của người dân tại khu vực liên quan, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và điều chỉnh cơ cấu danh mục thuốc, đồng thời đưa ra chính sách nhân sự phù hợp để đáp ứng tốt nhất công tác khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu về tổng số lượt điều trị bệnh hàng năm tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2010-2017. Đặc điểm mô hình bệnh tật sẽ được mô tả theo chế độ điều trị, theo độ tuổi và theo giới tính. Xu hướng của bệnh tật được mô tả thông qua số người bệnh điều trị mỗi quý và mỗi năm. Kết quả: Trong giai đoạn 2010-2017, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre có 255.619 lượt điều trị, với trung bình 31.952 lượt điều trị/năm. Số lượt điều trị ngoại trú chiếm 96,0%; số lượt điều trị cho người lớn chiếm 95,1%. Bệnh thường gặp ở người lớn là bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng. Bệnh thường gặp ở trẻ em là động kinh (75,2%) và chậm phát triển tâm thần (15,4%). Trong 4,0% lượt điều trị nội trú, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới ở hầu hết các bệnh, trong đó, bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần có hơn 90% là nam. Hầu hết các bệnh thường gặp trong mô hình bệnh tật của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010- 2017 đều gia tăng số lượt điều trị theo thời gian. Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những thông tin tổng quan về đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre trong 8 năm từ khi bắt đầu hoạt động khám chữa bệnh năm 2010. Kết quả này giúp Bệnh viện có căn cứ khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời có chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp nhất với yêu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực. Từ khóa: Mô hình bệnh tật, bệnh tâm thần, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre. *Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre **Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh *** Khoa Dược, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 425 ABSTRACT PATTERNS OF PSYCHIATRIC DISEASES: A STUDY AT THE BEN TRE PSYCHIATRIC HOSPITAL IN THE PERIOD OF 2010-2017 Bui Thi Minh Hien, Nguyen Thanh Thuy, Tran Thi Ngoc Van, Tran Ngoc Nhan, Tran Thi Thanh Tuyen, Doan Thi Cam Tu, Cu Thanh Tuyen, Hoang Thy Nhac Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 423 – 429 Background: With the unhealthy cycle of high stress and the pressured pace of modern life, humans become more vulnerable to mental or neurological illness. In order to understand a mental health situation of a population, it is reasonable to investigate disease patterns of patients admitted to a psychiatric hospital. The information gained will aid the hospital to adjust medicines structures and make proper personnel policies to offer better healthcare services. Objectives: The study aimed to determine the characteristics of disease patterns of patients admitted to the Ben Tre Psychiatric Hospital from 2010-2017. Method: The descriptive cross-sectional study was conducted on the retrospective data of all visits at Ben Tre Psychiatric Hospital in the period of 2010-2017. Characteristics of disease pattern were described by regimen, age, and sex variables. Trends in diseases were described by the number of visits in each quarter of each individual year. Results: During the period 2010-2017, Ben Tre psychiatric hospital received a total of 255,619 visits, with the average number of annual visits at 31,952. 96.0% were outpatients and 95.1% were at least 16 years old at recruitment. Schizophrenia, schizotypal and delusional disorders were common in adults, whereas epilepsy and mental retardation were common in children. Among inpatients visits (4.0%), the percentages of men were higher in most diseases. Particularly in cases of mental and behavioral disorders caused by psychoactive substances use, men accounted for 90%. There were upward trends in the number of visits in most of the common diseases during this period. Conclusion: This is the first study providing general information about the characteristics of disease patterns at Ben Tre Psychiatric Hospital. These findings will be the base for future in-depth studies, as well as be scientific evidence for better training and recruiting personnel at the hospital. Key words: disease pattern, trend in diseases, Ben Tre Psychiatric Hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tâm thần là bệnh xuất hiện nhiều ở các nước phát triển, cứ bốn người trưởng thành thì sẽ có một người mắc bệnh và gần một nửa trong số những người mắc bệnh sẽ phải chung sống với căn bệnh đó suốt cuộc đời về sau(8). Bệnh tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến bản thân người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và tác động đến sự phát triển của xã hội. Do đó, việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người dân là một trong những mối quan tâm của ngành y tế. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre là bệnh viện chuyên khoa, bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010 với quy mô 220 giường. Để có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ y tế phù hợp về chuyên môn và đầy đủ về số lượng nhằm đáp ứng công tác khám chữa bệnh hàng năm tại Bệnh viện, những thông tin về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 426 là cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre (TTBT) trong giai đoạn 2010-2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu về toàn bộ lượt khám chữa bệnh tại Bệnh viện TTBT trong giai đoạn 2010-2017. Tiêu chí nghiên cứu Nghiên cứu dựa vào phân loại bệnh tật ICD-10 của Tổ chức Y tế Thế giới(9) để mô tả đặc điểm của mô hình bệnh tật theo đối tượng điều trị (nội trú và ngoại trú) và theo độ tuổi (≥16 tuổi và <16 tuổi). Đặc điểm mô hình bệnh tật điều trị nội trú theo phân loại giới tính người bệnh cũng được mô tả trong nghiên cứu. Tổng hợp và xử lí dữ liệu Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê cơ bản, thông qua tần số, tỉ lệ phần trăm và giá trị trung bình của số lượt điều trị bệnh mỗi quý và mỗi năm. KẾT QUẢ Trong giai đoạn 2010-2017, Bệnh viện TTBT đã tiếp nhận tổng cộng 255.619 lượt điều trị, với trung bình 31.952 lượt điều trị/năm. Số lượt điều trị ngoại trú chiếm 96,0% và số lượt điều trị cho người bệnh ≥ 16 tuổi chiếm 95,1%. Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai nhóm nội trú và ngoại trú với tỉ lệ lần lượt là 59,3% và 32,8%. Bệnh thường gặp ở đối tượng ≥16 tuổi là bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng (35,5%), bệnh thường gặp ở đối tượng <16 tuổi là động kinh (75,2%) và chậm phát triển tâm thần (15,4%) (Bảng 1). Trong các lượt điều trị nội trú, đa số các bệnh có số lượt điều trị ở nam cao hơn nữ; riêng bệnh Rối loạn tâm thần và hành vi do rượu chỉ gặp ở người bệnh nam. Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần khác rượu có hơn 90% người bệnh nam. Các bệnh rối loạn tâm căn có liên quan Stress gặp ở nữ nhiều hơn nam (63,0% so với 38,0%), và bệnh rối loạn cảm xúc có tỉ lệ người bệnh nam và nữ cân bằng (Hình 1). Số ngày giường trung bình của 10 bệnh thường gặp thay đổi từ 25,7 đến 73,8 ngày. Trong đó, bệnh nhiễm sắc thể bất thường chưa được phân loại có số ngày giường trung bình cao nhất (73,8 ngày). Hai bệnh có số ngày giường trung bình thấp nhất là bệnh sa sút tâm thần và bệnh loạn thần kinh, rối loạn liên quan Stress (26 ngày) (Hình 2). Hầu hết các bệnh điều trị ngoại trú thường gặp đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2017, trong đó, những bệnh có xu hướng tăng nhiều qua mỗi năm là tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng (từ 9268 tăng lên 13645 người bệnh), bệnh rối loạn tâm thần và hành vi không do dùng chất tác động tâm thần (từ 623 tăng lên 13066 người bệnh) và bệnh loạn thần kinh, rối loạn liên quan Stress (từ 281 tăng lên 9999 người bệnh) (Hình 3). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 427 Bảng 1: Mô tả đặc điểm của 10 bệnh có số lượt điều trị cao nhất tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2010-2017. S T T Phân loại nhóm bệnh Chế độ điều trị Độ tuổi người bệnh Giai đoạn 2010-2017 Lượt điều trị trung bình mỗi năm Ngoại trú Nội trú <16 tuổi ≥16 tuổi n=245339 (%) n=10280 (%) n=12422 (%) n=255776 (%) n=255619 (%) n=31952 1 Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng (F20-F29) 80409 (32,8) 6097 (59,3) 60 (0,5) 86446 (35,5) 86506 (33,8) 11213 2 Rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần không do dùng chất tác động tâm thần (F11-F19) 46930 (19,1) 337 (3,3) 928 (7,5) 46339 (19,1) 47267 (18,5) 6193 3 Động kinh (G40-G41) 40734 (16,6) 414 (4,0) 9339 (75,2) 31809 (13,1) 41148 (16,1) 5144 4 Loạn thần kinh, rối loạn liên quan Stress (F40-F48) 27523 (11,2) 240 (2,3) 80 (0,6) 27683 (11,4) 27763 (10,9) 3470 5 Rối loạn cảm xúc (F30- F39) 17872 (7,3) 751 (7,3) 47 (0,4) 18576 (7,6) 18623 (7,3) 2328 6 Chậm phát triển tâm thần (F70-F79) 14835 (6,0) 426 (4,1) 1912 (15,4) 13349 (5,5) 15261 (6,0) 1908 7 Rối loạn tâm thần và hành vi do rượu (F10) 5738 (2,3) 1531 (14,9) 1 (0,0) 7268 (3,0) 7269 (2,8) 909 8 Sa sút tâm thần (F00-F03) 5930 (2,4) 138 (1,3) 0 (0,0) 6068 (2,5) 6068 (2,4) 759 9 Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và hội chứng liên quan (G45) 2973 (1,2) 0 (0,0) 21 (0,2) 2952 (1,2) 2973 (1,2) 372 10 Rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần khác rượu (F11- F19) 230 (0,1) 289 (2,8) 1 (0,0) 519 (0,2) 519 (0,2) 65 Rối loạn tâm thần và hành vi do rượu (F10) Rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần khác rượu (F11-F19) Rối loạn tâm thần và hành vi không do dùng chất tác động tâm thần (F50-F69, F80-F99) Động kinh (G40-G41) Chậm phát triển tâm thần (F70-F79) Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng (F20-F29) Sa sút tâm thần (F00-F03) Rối loạn cảm xúc (F30-F39) Loạn thần kinh, rối loạn liên quan Stress (F40-F48) Hình 1: Mô tả đặc điểm 9 bệnh có số lượt điều trị nội trú cao nhất theo giới tính tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 428 Hình 2: Mô tả số ngày giường trung bình của 10 bệnh có số lượt điều trị cao nhất tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017 Hình 3: Mô tả xu hướng 10 bệnh có số lượt điều trị ngoại trú cao nhất tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 429 BÀN LUẬN Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin về đặc điểm mô hình bệnh tật và xu hướng thay đổi về số lượng người bệnh của một số bệnh thường gặp tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2017. Kết quả thu được trong nghiên cứu có sự tương đồng với đặc điểm mô hình bệnh tật tại các bệnh viện tâm thần khác ở Việt Nam(2,7) và trên thế giới(1). Đặc điểm phân bố của mô hình bệnh tật có sự khác nhau giữa các đối tượng theo chế độ điều trị (nội trú và ngoại trú), theo giới tính (nam và nữ) và theo độ tuổi (≥ 16 tuổi và <16 tuổi). Các bệnh thường gặp đều có tỉ lệ điều trị ngoại trú nhiều hơn nội trú. Trong các rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng chiếm tỉ lệ cao nhất (35,1%) - điều này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây(2,7). Các bệnh thường gặp ở các độ tuổi khác nhau là không giống nhau. Các đối tượng ≥ 16 tuổi có mức độ tiếp xúc với rượu và các chất tác động tâm thần khác nhiều nên trong mô hình bệnh tật, số lượt điều trị của bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do rượu và bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần khác ở các đối tượng này cao hơn rất nhiều so với nhóm tuổi còn lại. Ở các đối tượng <16 tuổi, đa số bệnh thường gặp là động kinh, là bệnh về tâm thần chủ yếu được tìm thấy ở các nước đang phát triển(5,6,9) Đối với hầu hết các bệnh điều trị nội trú, số lượt điều trị ở người bệnh nam đều cao hơn người bệnh nữ, đặc biệt là bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do rượu và bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do dùng chất tác động tâm thần khác. Nhiều nghiên cứu khác được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới cũng cho kết quả tương tự(1,4). Với đặc điểm văn hóa xã hội ở Việt Nam, tỉ lệ sử dụng rượu và các chất gây ức chế tâm thần ở nam cao hơn nhiều hơn so với nữ. Ngược lại, ở bệnh loạn thần kinh, rối loạn liên quan Stress và rối loạn cảm xúc, số lượt điều trị ở nữ lại cao hơn so với nam. Số ngày giường trung bình mỗi bệnh khác nhau cho thấy thời gian điều trị khác nhau. Những thông tin này góp phần làm giảm sự lo lắng của người bệnh khi cho rằng tất cả các bệnh tâm thần cần phải điều trị dài ngày, đồng thời tạo căn cứ cho cán bộ y tế động viên, tư vấn cho gia đình người bệnh trong việc điều trị bệnh. Nghiên cứu cũng ghi nhận số lượt điều trị của các bệnh điều trị ngoại trú thường gặp có xu hướng tăng qua các năm. Điều này có thể do ngày nay với cuộc sống hiện đại, con người có nhiều vấn đề lo âu, căng thẳng nhưng lại không đủ thời gian hồi phục dẫn đến những tổn thương liên quan đến tâm thần tăng nhanh. Bệnh viện nên có chính sách và nhân lực để đáp ứng kịp thời và phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân. KẾT LUẬN Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre khảo sát về đặc điểm mô hình bệnh tật trong một giai đoạn dài. Nhờ vào dữ liệu lưu trữ tại Bệnh viện chi tiết và đầy đủ, đặc điểm mô hình bệnh tật được phân tích theo nhiều đối tượng, nghiên cứu cung cấp những thông tin tổng quan về đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 8 năm từ khi bắt đầu hoạt động khám chữa bệnh vào năm 2010. Kết quả này giúp Bệnh viện có căn cứ khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời có chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp nhất với yêu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 430 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baumeister AA, Hawkins MF, Lee Pow J and Cohen AS (2012). Prevalence and incidence of severe mental illness in the United States: an historical overview. Harv Rev Psychiatry, 20: pp.247-258. 2. Dương Quang Minh, Tôn Thất Hưng và Nguyễn Thị Thanh Nở (2008). Điều tra dịch tễ các rối loạn tâm thần thường gặp tại xã Hương Xuân-Hương Trà. Y học thực hành, 596: tr.523-530. 3. Goldstein RB, Smith SM, Dawson DA and Grant BF (2015). Sociodemographic and Psychiatric Diagnostic Predictors of 3-Year Incidence of DSM-IV Substance Use Disorders among Men and Women in the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions. Psychology of addictive behaviors: journal of the Society of Psychologists in Addictive Behaviors, 29: pp.924-932. 4. Merikangas KR, Nakamura EF and Kessler RC (2009). Epidemiology of mental disorders in children and adolescents. Dialogues Clin Neurosci, 11: pp.7-20. 5. Nordli DR, Pellock JM, Sankar R and Wheless JW (2016). In: Nordli D R, Pellock J M, Sankar R and Wheless J W. Pellock's Pediatric Epilepsy: Diagnosis and Therapy, 4th edition, Demos Medical Publishing, New York, New York. 6. Trần Viết Nghị (2002). Tình hình trầm cảm tại một phường Thành phố Thái Nguyên. Nội san Tâm thần học, Hội Tâm thần học, 4: pp.53-57. 7. World Health Organization (2001). The world health report 2001 - Mental Health: New Understanding, New Hope - World health report 2001 press kit. Available at en/. 8. World Health Organization (2018). Epilepsy. Available at 9. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 3870/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 ban hành Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 431 KHẢO SÁT HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ DƯỢC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008-2018 Hoàng Thy Nhạc Vũ*, Phan Thị Thanh Nhàn*, Phạm Đình Luyến* TÓM TẮT Mở đầu: Để nhà trường có những định hướng phù hợp, đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Dược đạt hiệu quả cao nhất, những thông tin tổng quan về hoạt động này của sinh viên Dược là thật sự cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2018. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua hồi cứu dữ liệu liên quan đến tất cả đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên Dược thuộc đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2018. Tiêu chí nghiên cứu bao gồm bậc đào tạo, năm thực hiện, nơi thực hiện, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu. Các tiêu chí nghiên cứu được mô tả thông qua số lượng và tỉ lệ phần trăm các đề tài đã thực hiện. Kết quả: Trong giai đoạn 2008-2018, có 531 đề tài tốt nghiệp đã được sinh viên Dược thực hiện trong lĩnh vực Quản lý Dược, với số lượng đề tài trung bình mỗi năm là 48 đề tài. Trong đó, 36,2% là đề tài tốt nghiệp Dược sĩ đại học và 63,8% là đề tài tốt nghiệp của Dược sĩ chuyên khoa. Nội dung nghiên cứu nhiều nhất là Dược bệnh viện và Kinh tế Dược, chiếm tỉ lệ lần lượt là 33,1% và 26,9%. Đề tài được thực hiện tại nhiều đơn vị Dược khác nhau, trong đó 59,1% đề tài được thực hiện tại cơ sở y tế, 14,7% đề tài thực hiện tại công ty Dược. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin tổng quan về các đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược mà sinh viên đã thực hiện trong giai đoạn 11 năm. Đây là cơ sở khoa học giúp cho Bộ môn Quản lý Dược nói riêng và Khoa Dược nói chung có những đánh giá chính xác về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Dược. Từ khóa: Quản lý Dược, đề tài tốt nghiệp, sinh viên, khoa Dược. ABSTRACT A SURVEY ON SCIENTIFIC RESEARCH ACTIVITIES IN THE FIELD OF DRUG ADMINISTRATION AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY FOR THE PERIOD OF 2008-2018 Hoang Thy Nhac Vu, Phan Thi Thanh Nhan, Pham Dinh Luyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 430 – 435 Background: In order to aid the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City (UPHCM) in providing better training orientation, an overview information about scientific research activities is necessary. Objectives: To investigate the scientific research situation of Pharmacy students in the field of Drug Administration at UPHCM from 2008 to 2018. *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_ta_dac_diem_mo_hinh_benh_tat_tai_benh_vien_tam_than_tinh.pdf
Tài liệu liên quan