Luận văn Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghi...

pdf146 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là đúng sự thật và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mội sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn, thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Thu Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội” tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hƣớng dẫn luận văn PGS.TS. Đỗ Thị Bắc và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Sóc Sơn, Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ nông dân các xã thuộc huyện Sóc Sơn trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Thu Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu vii Danh mục các hình ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Đóng góp mới của luận văn 3 5. Bố cục của luận văn 4 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5 1.1.1. Khuyến nông và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp nông thôn 5 1.1.2. Ý nghĩa và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả 14 1.1.3. Tình hình phát triển khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả trên thế giới 18 1.1.4. Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 19 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 25 1.2.1. chọn điểm nghiên cứu 25 1.2.2. Thu thập số liệu 26 1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 31 Chƣơng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 35 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 35 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Sóc Sơn 46 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 49 2.2. THỰC TRẠNG KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 52 2.2.1. Thực trạng mô hình sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 52 2.2.2. Thực trạng các hoạt động khuyến nông đối với sản xuất cây ăn quả ở huyện Sóc Sơn 58 2.2.3. Kết quả và hiệu quả khuyến nông trong phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 77 2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG KHÁC 85 2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 86 2.5. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 91 2.6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRONG SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở HUYỆN SÓC SƠN 94 2.6.1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc 94 2.6.2. Những tồn tại 94 2.6.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại 95 Chƣơng III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NÔNG NHẮM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 96 3.1. Những định hƣớng, quan điểm, mục tiêu phát triển sản xuất cây ăn quả tại huyện Sóc Sơn 96 3.2. Một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 98 3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức khuyến nông và đào tạo cán bộ khuyến nông 98 3.2.2. Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông, chú trọng hoạt động khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả, tín dụng khuyến nông, khuyến nông với bảo vệ môi trƣờng sinh thái 104 3.2.3. Phƣơng pháp khuyến nông sản xuất cây ăn quả và làm tốt công tác tuyên truyền sản xuất cây ăn quả 105 3.2.4. Lịch gieo trồng và mức đầu tƣ sản xuất CAQ khuyến nông đƣa ra khuyến 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 cáo ngƣời dân huyện Sóc Sơn năm 2011 3.2.5. Lập kế hoạch và đánh giá các chƣơng trình khuyến nông sản xuất cây ăn quả 110 3.2.6. Khuyến nông sản xuất cây ăn qủa và kinh tế thị trƣờng, khuyến nông với công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn 113 3.2.7. Khuyến nông với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả 114 3.2.8. Vận dụng tốt các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong hoạt động khuyến nông phát triển sản xuất CAQ ở huyện Sóc Sơn 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 118 2. Kiến nghị 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký tự viết tắt Nghĩa 1 PTNT Phát triển nông thôn 2 TT Trung tâm 3 ĐHNN Đại học Nông nghiệp 4 PT Phát thanh 5 TH Truyền hình 6 CP Chính phủ 7 KN Khuyến nông 8 CAQ Cây ăn quả 9 DTGT Diện tích gieo trồng 10 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 11 NLN Nông lâm nghiệp 12 CN Công nghiệp 13 KTCB Kiến thiết cơ bản 14 KD Kinh doanh 15 BVTV Bảo vệ thực vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Tên bảng Trang 1.1 Yêu cầu nhiệt độ, lƣợng mƣa của một số loại cây ăn quả 16 1.2 Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả 17 1.3 Diện tích, sản lƣợng một số cây ăn quả trên Thế giới 19 1.4 Diện tích, sản lƣợng một số loại cây ăn quả của Việt Nam 22 2.1 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn huyện Sóc Sơn 37 2.2 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Sóc Sơn năm 2006- 2008 40 2.3 Tình hình dân số và lao động huyện Sóc Sơn (2006-2008) 43 2.4 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Sóc Sơn (06-08) 47 2.5 Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số mô hình cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2006-2008 53 2.6 Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha mô hình vải 54 2.7 Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha mô hình nhãn 55 2.8 Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha mô hình bƣởi diễn 56 2.9 Các hoạt động khuyến nông trong sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 63 2.10 Lịch gieo trồng, định mức đầu tƣ khuyến nông hƣớng dẫn ngƣời dân sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2008 71 2.11 Diện tích, cơ cấu cây ăn quả của huyện Sóc Sơn năm 2008 78 2.12 Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây ăn quả chính phát triển 2006- 2008 của huyện Sóc Sơn 80 2.13 Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha một số cây ăn quả từng loại năm 2008 huyện Sóc Sơn 82 2.14 Hiệu quả kinh tế 1ha của một số cây ăn quả chính trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2008 84 2.15 Thu nhập từ các cây trồng xen trên 1 ha canh tác CAQ trong thời kỳ KTCB 87 2.16 Hiệu quả kinh tế của 1 ha mô hình CAQ thời kỳ kinh doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2008 89 2.17 So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất 1 ha cây ăn quả 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 so với 1 ha một số cây trồng khác 2.18 Kết quả hàm sản xuất CD 92 3.1 Dự kiến các hoạt động khuyến nông trong sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2009-2011 102 3.2 Lịch gieo trồng, định mức đầu tƣ khuyến nông hƣớng dẫn ngƣời dân sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2011 109 3.3 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây ăn quả chính năm 2009-2011 của huyện Sóc Sơn 111 3.4 Dự kiến định mức chi phí sản xuất CAQ khuyến nông hƣớng dẫn ngƣời sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 21 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2006 47 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2007 47 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2008 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất không thể thiếu đƣợc của nền kinh tế quốc dân. Ở nƣớc ta hiện nay nông nghiệp đóng góp trên 40 % tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu các hàng hoá nông sản. Trong đó mặt hàng quả tƣơi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng. Phát triển sản xuất CAQ không những đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc nói chung, của nhân dân Thủ đô nói riêng mà còn tạo ra nguồn hoa quả hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Theo các kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế trồng CAQ thì trồng CAQ mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân; góp phần tăng giàu, giảm nghèo; thu hút đƣợc lao động, góp phần giải quyết việc làm, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn. Phát triển sản xuất CAQ là một trong những phƣơng hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội, của huyện Sóc Sơn trong những năm gần đây và những năm tiếp theo để phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, nông nghiệp dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái phục vụ cho nội thành, các khu đô thị, các khu công nghiệp và dịch vụ du lịch. Khuyến nông là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân và các chủ trƣơng chính sách về nông - lâm nghiệp nhằm giúp cho nông dân nắm đƣợc chủ trƣơng chính sách về nông nghiệp đặc biệt là CAQ, những kiến thức về kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin về thị trƣờng để nông dân có đủ khả năng giải quyết đƣợc các vấn đề của gia đình và cộng đồng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Huyện Sóc Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất CAQ, tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chƣa cao, bên cạnh đó còn có sự lạc hậu và nhiều vấn đề cần giải quyết. Vậy thực trạng khuyến nông phát triển sản xuất CAQ của huyện nhƣ thế nào? Vị trí, vai trò của nó? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem xét cái gì đã đạt đƣợc, cái gì chƣa đạt đƣợc, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho phát triển CAQ huyện Sóc Sơn phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn nhằm triển khai chiến lƣợc phát triển sản xuất CAQ, phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng khuyến nông về tình hình sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Từ đó đề ra giải pháp khuyến nông phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện giúp huyện thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề khuyến nông phát triển sản xuất CAQ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Đánh giá thực trạng của khuyến nông trong sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. - Đề ra định hƣớng và một số giải pháp khuyến nông nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là các vấn đề khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ, các nông hộ, trang trại sản xuất cây ăn quả ở huyện Sóc Sơn, cộng đồng và các vùng nông thôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ ở huyện Sóc Sơn. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Sóc Sơn. - Về thời gian: Từ năm 2006-2008. 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn, có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ huyện Sóc Sơn và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 03 chƣơng chính: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động khuyến nông đối với phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Chƣơng 3: Một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khuyến nông và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm và một số định nghĩa về khuyến nông a. Khái niệm về khuyến nông ở các nước Từ “Extension” đƣợc sử dụng đầu tiên ở nƣớc Anh năm 1866, có nghĩa là “mở rộng - triển khai”. Nếu ghép với các từ “Agriculture” thành “Agricultural Extension” có nghĩa là “Mở rộng nông nghiệp - Triển khai nông nghiệp” và dịch gọn là “Khuyến nông”. Do vậy, “Khuyến nông” là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng đƣợc tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích có quy mô khác nhau. [11] Nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngƣ, các trung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phƣơng pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu đƣợc nhiều nông sản hơn. Với khái niệm này thì khuyến nông chỉ là chuyển giao kỹ thuật đơn thuần. [11] Để giúp ngƣời nông dân thực hiện việc trên, một mặt khuyến nông phải giải quyết giống cây, con, kỹ thuật chăm bón, nuôi dƣỡng, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản…Mặt khác cần phải mở các lớp tập huấn, xây dựng mô hình về các mặt trên ở các địa phƣơng khác nhau… Trong thực tiễn sản xuất nông thôn, ngƣời nông dân không phải chỉ có yêu cầu nhƣ vậy, mà sản phẩm của họ làm ra còn phải tiêu thụ ở đâu? Giá cả nhƣ thế nào để họ có lời nhất. Cho nên, ở nhiều nơi, nhiều nuớc định nghĩa hẹp của Khuyến nông đã đƣợc thay thế bằng một nghĩa rộng. Nghĩa rộng: Khuyến nông theo nghĩa rộng là ngoài việc hƣớng dẫn cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nƣớc, giúp ngƣời nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội nhƣ thế nào cho ngày càng tốt hơn. [11] Ngƣời Pháp trƣớc kia hiểu Khuyến nông theo hẹp là “Phổ cập nông nghiệp”. Nay họ cũng đã chuyển sang theo nghĩa rộng là: “Phát triển nông nghiệp”. Ngƣời Anh đã từ lâu hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là: “Triển khai, mở rộng nông nghiệp” (Agricultural Extension). [11] Mauder 1973 đã định nghĩa khuyến nông nhƣ “một dịch vụ hoặc hệ thống giúp nông dân hiểu biết những phƣơng pháp canh tác và kĩ thuật cải tiến. tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáo dục của cuộc sống nông thôn”. [11] B.E. Swanson và J.B. Claar định nghĩa Khuyến nông là “một phƣơng pháp động” nhận thông tin có lợi tới ngƣời nông dân và giúp họ thu đƣợc những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin kỹ thuật này”. [11] Chu-Yuan-Wu định nghĩa khuyến nông theo nghĩa rộng là “một hoạt động có tính cách giáo giục bao gồm việc tổ chức nông dân đến việc thực hiện chính sách nông nghiệp”. [11] Ở Indonesia quan niệm khuyến nông là “giúp nông dân có đƣợc tay nghề và kiến thức tốt hơn nữa những nhận thức đúng đắn để hƣớng tới đổi mới và tạo niềm tin cho họ trong sản xuất và trong cuộc sống. Quan điểm cơ bản là giúp ngƣời nông dân tự lo cho bản thân minh để họ có thể giải quyết những vấn đề của chính họ bằng áp dụng tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp và những hoạt động kinh doanh”. [11] b. Định nghĩa và triết lý về khuyến nông Việt Nam * Định nghĩa tổng quát và định nghĩa chung về khuyến nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới. Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO - Food and Agriculture Organization) đã đúc kết và trên cơ sở hoạt động khuyến nông của Việt Nam có thể định nghĩa về Khuyến nông: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu đƣợc những chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trƣờng, để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Nhƣ vậy, Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đƣờng cho nông dân. Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo kéo dài… cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, chứ không đƣợc áp đặt, mệnh lệnh. Nó là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. - Nghĩa rộng: Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn. [11] - Nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tƣợng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. [11] Tiến trình khuyến nông bao gồm bốn yếu tố: Kiến thức và kĩ năng; Những khuyến cáo kỹ thuật; Tổ chức của nông dân; Động cơ và lòng tin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Kiến thức và kĩ năng: Khuyến nông cung cấp kiến thức kĩ thuật và huấn luyện những kĩ năng khác cho nông dân. Muốn phát triển sản xuất có hiệu quả, nông dân cần có kiến thức mới và những kĩ năng mới. Nhƣ: Cách sử dụng và quản lý trang trại kể cả việc theo dõi ghi chép đầy đủ những khoản thu chi, cách sử dụng những loại công cụ mới, hoặc khả năng phân tích khía cạnh kinh tế của thông tin và những lời khuyên. Những khuyến cáo kĩ thuật: Khuyến nông cung cấp thông tin và những khuyến cáo kĩ thuật giúp nông dân tự mình đƣa ra quyết định và hành động. Thông tin bao gồm giá cả và thị trƣợng của những mặt hàng họ có thể sản xuất hoặc quan tâm, hoặc ở đâu có những loài cây/con giống họ đang cần. Khuyến cáo kĩ thuật, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, thƣờng tập trung vào những hoạt động canh tác và những tác động cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tất nhiên, nhiều nông dân cũng có những kiến thức và kinh nghiệm sản xuất rất có ích mà khuyến nông có thể tiếp thu và phổ biến lại cho những nông dân khác. Tổ chức của nông dân: Nông dân có một tổ chức để đại diện cho quyền lợi của mình và thực hiện những công việc mang tính cộng đồng. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần giúp họ tổ chức thành những tổ, nhóm khác trên cơ sở mục đích chung hoặc lợi ích chung của họ. Những tổ, nhóm nhƣ vậy thƣờng đóng vai trò kênh đƣa thông tin đến nông dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác khuyến nông. Động cơ và lòng tin: Một trong những khó khăn của tiến trình phát triển nông thôn hiện nay là nhiều hộ nông dân phải “đơn thƣơng độc mã” đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn và cảm thấy khó có thể làm gì đƣợc gì thay đổi cuộc sống của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Họ thiếu sự hỗ trợ và động viên từ bên ngoài. Có ngƣời đã phải vật lộn cả đời mà cũng không làm cho cuộc sống khá lên đƣợc bao nhiêu. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chƣơng trình khuyến nông. Nhƣng điều quan trọng hơn cả cần phải thuyết phục và động viên để họ tin tƣởng rằng họ hoàn toàn có thể tự quyết định và hành động để cải thiện cuộc sống của chính mình. * Triết lý của khuyến nông Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những ngƣời thông minh, có năng lực rất mong muốn nhận đƣợc thông tin và kiến thức mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại hạnh phúc ấm no cho gia đình, cho cá nhân và cho cộng đồng và trong lớp học…) cùng với nông dân hay thông qua các nhóm hộ, xuất phát từ chính nhu cầu của họ. 1.1.1.2. Vai trò, mục tiêu, nội dung của khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp nông thôn a. Vai trò của khuyến nông - Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: Nhà nƣớc; nghiên cứu; môi trƣờng; thị trƣờng; nông dân giỏi; các doanh nghiệp; các đoàn thể; các ngành có liên quan và quốc tế. - Trong chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết, trong nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ: Khuyến nông có nhiệm vụ hƣớng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, xây dựng nông thôn mới… cho các hộ nông dân. - Khuyến nông giúp hộ nông dân “xoá đói, giảm nghèo tiến lên khá và làm giàu hợp pháp”. Khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho nông dân phát huy tính tự lực, tự chủ, hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình phát triển của chính họ. Nâng cao năng lực của ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 nông dân trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển cộng đồng. Sự tham gia của nông dân xuyên suốt các hoạt động khuyến nông nhƣ xác định nhu cầu, lập kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá… nông dân tham gia chƣơng trình khuyến nông qua các tổ chức và hoạt động nhƣ nhóm sở thích, làng khuyến nông tự quản, xây dựng mô hình trình diễn, khuyến nông viên cơ sở, hội thảo đầu bờ, tham quan, tủ sách khuyến nông… - Huy động các lực lƣợng cán bộ khoa học - kỹ thuật từ trung ƣơng đến cơ sở nhất là số cán bộ kỹ thuật đã đƣợc đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp chƣa có việc làm hoặc đã nghỉ hƣu… - Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông dân với nhau trong việc “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”. b. Mục tiêu của khuyến nông Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân trƣớc những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, khuyến nông còn hƣớng tới sự phát triển toàn diện của bản thân ngƣời nông dân và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ở nông thôn. Muốn đạt đƣợc những mục tiêu đó, ngƣời cán bộ khuyến nông phải thoả thuận với nông dân, giúp họ có cách nhìn thực tế và lạc quan về mọi vấn đề. c. Nội dung của công tác khuyến nông - Hệ thống tổ chức khuyến nông. - Phát triển mạng lƣới khuyến nông tại địa phƣơng. - Tổ chức mạng lƣới khuyến nông cơ sở nhƣ cụm khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông. - Khuyến nông với các nhóm đối tƣợng đặc biệt: Khuyến nông và phụ nữ, khuyến nông và những hộ nghèo, khuyến nông và thanh niên. - Phƣơng pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 - Truyền thông và công tác khuyến nông, kỹ năng truyền thông trong khuyến nông, xây dựng nội dung tài liệu và chƣơng trình truyền thông khuyến nông. - Lập kế hoạch và đánh giá các chƣơng trình khuyến nông. - Khuyến nông và kinh tế thị trƣờng, khuyến nông với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Khuyến nông với việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Khuyến nông trong việc sử dụng vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp nông thôn. - Khuyến nông với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. - Đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến nông và giáo dục khuyến nông. 1.1.1.3. Các nguyên tắc, phương pháp, các loại khuyến nông a. Các nguyên tắc khuyến nông - Không áp đặt mệnh lệnh. - Không bao cấp. - Khuyến nông làm cùng với dân không làm thay cho dân. - Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm. - Khuyến nông làm việc với những nhóm đối tƣợng khác nhau. - Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều. - Nguyên tắc “Vết dầu loang”. - Khuyến nông hoạt động độc lập và phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nông thôn khác. b. Các phương pháp khuyến nông * Các loại hình phương pháp khuyến nông - Phƣơng pháp khuyến nông chung. - Phƣơng pháp khuyến nông chuyên ngành. - Phƣơng pháp khuyến nông đào tạo và tham quan. - Phƣơng pháp khuyến nông có nông dân tham gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Phƣơng pháp khuyến nông lập dự án. - Phƣơng pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp. - Phƣơng pháp khuyến nông cùng chịu phí tổn. - Phƣơng pháp khuyến nông tổ chức giáo dục. * Phương pháp khuyến nông tiếp cận với nông dân Phƣơng pháp cá nhân, phƣơng pháp khuyến nông theo nhóm: Hội họp, trình diễn, hội thảo đầu bờ. * Phương pháp chuyển giao tiến bộ cho nông dân Tiến bộ kỹ thuật là một quan điểm, phƣơng pháp hay vật thể đƣợc coi là mới có tác dụng với sản xuất. Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến bộ kỹ thuật là những kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, giống cây trồng, con gia súc… góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con ngƣời. Tiến bộ kỹ thuật có thể góp phần làm cho con ngƣời thay đổi quan điểm, tập quán suy nghĩ để từ đó có cách làm mới, tƣ duy mới và làm việc hiệu quả cao hơn. c. Các loại khuyến nông - Khuyến nông nông nghiệp (Nông - lâm - ngƣ nghiệp) Số cán bộ làm khuyến nông bao giờ cũng đông nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống nông thôn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu lƣơng thực của mỗi hộ gia đình và của cả nƣớc có tầm quan trọng đặc biệt cho nên nông nghiệp đã đƣợc đặt lên vị trí hàng đầu. Có những dịch vụ khuyến nông dựa vào những chƣơng trình độc lập, nhƣng cũng có những dịch vụ khuyến nông dựa vào các chƣơng trình mang tính chất tổng hợp. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện ở từng địa phƣơng. Dịch vụ khuyến nông không những cung cấp kiến thức kĩ thuật về sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 xuất nông nghiệp cho nông dân mà còn cung cấp cả những đầu vào cần thiết khác nhƣ phân bón, hạt giống và thuốc trừ sâu. Khuyến nông đem đến cho nông dân những thông tin khoa học kĩ thuật nói chung và những sáng kiến mới của các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp nói riêng. Khuyến nông bao trùm một lĩnh vực rộng trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp nhƣ nâng cao năng suất các loại cây trồng, bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, chăn nuôi gia súc, thả cá, phòng chống dịch bệnh, quản lý nguồn nƣớc, trồng và bảo vệ rừng…. Ở một số địa phƣơng, khuyến nông còn giúp xây dựng và củng cố hoạt động của các tổ chức quần chúng nhƣ Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội những ngƣời làm vƣờn, Hội cựu chiến binh. Nói tóm lại, khuyến nông cung cấp cho nông dân tất cả những gì cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp. - Khuyến nông ngoài nông nghiệp Quan niệm này dùng để chỉ tất cả các chƣơng trình hỗ trợ nông thôn khác. Đó là những chƣơng trình không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp nhƣng rất quan trọng đối với đời sống nông thôn nhƣ: Chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn, chƣơng trình sức khoẻ và dinh dƣỡng cho bà mẹ và trẻ em, chƣơng trình truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình, chƣơng trình tín dụng…. Những chƣơng trình đó cũng có những yếu tố và những nguyên tắc chính về kiến thức, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực của ngƣời nông dân. Điều đó có nghĩa là những cán bộ của các chƣơng trình ngoài nông nghiệp khi đến với nông dân cũng phải thực hiện các chƣơng trình của mình bằng những phƣơng pháp nhƣ khuyến nông… Tất nhiên, họ chỉ làm trong lĩnh vực của họ. Trong thực tế, ngƣời ta càng ngày càng nhận thức rõ khi nói đến phát triển nông thôn là nói đến tất cả các chƣơng trình trong hai loại khuyến nông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Chúng đều có một đặc điểm chung, đó là đến với nông dân để giúp họ giải quyết những vấn đề trong môi trƣờng nông thôn. Mục tiêu của chúng cũng giống nhau. Đó là phát triển nông thôn và cải thiện cuộc sống của ngƣời dân. Tuy nhiên đã nói, trong một đất nƣớc mà nông nghiệp có vai trò hàng đầu nhƣ nƣớc ta, khuyến nông vẫn đƣợc phần nào ƣu tiên hơn. 1.1.2. Ý nghĩa và đặc điểm phát triển sản xuất cây ăn quả 1.1.2.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây ăn quả Trồng cây ăn quả cung cấp sản phẩm hoa quả tƣơi cho con ngƣời. Các nguồn quả tƣơi là nguồn dinh dƣỡng quý giá đối với con ngƣời mà các sản phẩm khác khó có thể thay thế đƣợc; là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản, giá trị ngoại tệ thu về từ xuất khẩu quả tƣơi rất lớn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Việc phát triển cây ăn quả cũng đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp chế biến phát triển, các nhà mày đồ hộp, sản xuất nƣớc hoa quả, bia rƣợu mọc lên và các ngành khác nhƣ bao bì, thuỷ tinh, sành sứ cũng đƣợc phát triển theo, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động; Bên cạnh đó nguồn hoa từ CAQ là tiềm năng, tiền đề cho ngành nuôi ong phát triển. Phát triển CAQ góp phần phá vỡ thế độc canh, tăng hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời làm vƣờn, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống, tinh thần cho ngƣời nông dân; ý nghĩa về phƣơng diện y học, mỹ học. Phát triển CAQ có ý nghĩa với môi trƣờng sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có tác dụng trong việc hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, cải thiện chế độ nhiệt, ẩm độ, mực nƣớc ngầm, làm tăng độ mùn và dinh dƣỡng trong đất, bên cạnh đó việc kết hợp các mô hình và chế độ thâm canh hợp lý có tác dụng cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất. Vì vậy, phát triển CAQ giữ vai trò quan trọng, không thể tách rời trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 phát triển nông nghiệp. Huyện Sóc Sơn đang rất quan tâm đến việc phát triển CAQ, đặc biệt là những cây thế mạnh của địa phƣơng, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc góp phần công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn. Đồng thời tham gia tích cực vào chƣơng trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ đất, cải thiện và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật một số CAQ CAQ phải trải qua thời kỳ KTCB kéo dài từ 2-3 năm tuỳ theo từng loại CAQ, sau đó mới cho thu hoạch nhƣng năng suất không cao mà dần dần tăng lên trong những năm tiếp theo năng suất mới ổn định. Thời kỳ này, về kỹ thuật canh tác nên trồng xen các loại cây họ đậu ngắn ngày nhƣ đỗ, lạc... vừa có tác dụng chống trừ cỏ dại, chống xói mòn, tăng độ phì nhiêu cho đất, vừa có thu nhập để thực hiện “ lấy ngắn nuôi dài”. Do vậy, khi đƣa một loại cây trồng vào sản xuất phải tìm hiểu, khảo nghiệm nếu thích hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai... thì đƣa vào sản xuất theo đúng yêu cầu và quy trình kỹ thuật đối với từng loại CAQ nhƣ nhiệt độ phải thích hợp; tình hình sinh trƣởng và phát triển của cây bị ảnh hƣởng nhiều do điều kiện tự nhiên nhƣ thời kỳ gió nóng, gió lạnh là giai đoạn ra hoa kết quả. Hầu hết CAQ là loại cây trồng cạn, có tính chịu hạn, không kén đất, do điều kiện khí hậu nƣớc ta rất phù hợp cho sinh trƣởng của CAQ nhiệt đới nên CAQ phân bố tƣơng đối rộng, thƣờng là cây lâu năm. Sau thời kỳ KTCB đến thời kỳ kinh doanh, thời kỳ kinh doanh kéo dài hàng chục năm; một số CAQ có hiện tƣợng ra quả cách năm nhƣ vải thiều, nhãn... Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tạo điều kiện cho cây hạn chế hiện tƣợng này. Năng suất CAQ có quan hệ mật thiết đến tuổi cây, mật độ cây/ha. CAQ có thể trồng phân tán trong các vƣờn nhà hoặc trồng ở các trang trại; từ đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 điểm này dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả CAQ thƣờng gặp phải những trở ngại nhất định. CAQ là cây trồng có tính mùa vụ rất cao, ra quả tập trung và thu hoạch trong thời gian ngắn; sản phẩm CAQ có khối lƣợng lớn, thuỷ phần cao, thời gian thu hoạch lớn; vấn đề này đặt ra các giải pháp liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý. Trồng CAQ cần vốn đầu tƣ ban đầu lớn hơn so với các loại cây trồng khác nhƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động. Hiệu quả kinh tế CAQ bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất CAQ * Các nhân tố về điều kiện tự nhiên - Nhiệt độ, lƣợng mƣa, ẩm độ. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để quyết định chọn cây gì, con gì cho vùng sinh thái đó, vì các loài khác nhau có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ẩm độ nhƣ: Bảng 1.1: Yêu cầu nhiệt độ, lƣợng mƣa của một số loại CAQ Cây trồng Nhiệt độ trung bình (0 c ) Lƣợng mƣa thích hợp (mm) Thích hợp Trung bình tối cao Trung bình tối thấp Nhãn 21-22 27 10 >1200 Vải 24-29 29 10 1250-1700 Bƣởi 22-30 30 16 1240-1600 Na 22-30 39 10 1000-1500 Nguồn: [21] - Đất đai và địa hình: Nguồn gốc của đất đai của vùng, thuộc loại đá mẹ, đất gì? có bao nhiêu khu vực khác nhau trong vùng, độ dày tầng đất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 thành phần cấu trúc đất, mực nƣớc ngầm về địa hình độ cao, độ dốc của các khu vực trong vùng. Để từ đó đƣa loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của vùng, nhƣ: Bảng 1.2: Yêu cầu về đất đai để trồng một số loại cây ăn quả Cây trồng Yêu cầu về đất để trồng một số loại cây ăn quả Nhãn Vải Bƣởi Na Trồng đƣợc trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất đồi, đất có tầng dầy trên 70 cm, tỷ lệ mùn 2%, độ pH từ 5,5-6,5. Có tính thích ứng rộng không kén đất, chịu hạn, độ pH từ 5,5-6,5. Sƣờn đồi có tầng đất dày trên 70 cm, độ dốc dƣới 250. Đất nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm và thoát nƣớc, tầng đất dày, mực nƣớc ngầm thấp. Không kén đất, tốt nhất trên đất có tầng dầy >= 70 cm, đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất ven đồi núi, ƣa đất chua pH =5-5,5. Nguồn: [21] - Thực bì: Thành phần cây trồng phân bố tự nhiên ở trong vùng đặc biệt là các loại CAQ, các cây hoang dại và bán hoang dại có thể sử dụng trong cơ cấu cây làm gốc ghép, làm đai rừng phòng hộ, làm cây thụ phấn... * Các nhân tố kinh tế - xã hội Các nhân tố về kinh tế - xã hội nhƣ tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của vùng, tỷ trọng sản lƣợng và giá trị sản lƣợng CAQ trong sản xuất nông nghiệp; tình hình tiêu thụ sản phẩm CAQ của vùng, khả năng tiêu thụ quả tƣơi, xuất khẩu, chế biến; sự phát triển về dân số của vùng, khả năng cung cấp sức lao động hàng năm, bình quân đất đai cho một lao động; giao thông trong vùng có thể vận chuyển vật tƣ và sản phẩm quả tƣơi; quỹ đất cho phát triển CAQ... Từ đó có quyết định chọn cây gì là chính, cây gì là phụ trợ cho vùng. * Các nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ Để phát triển sản xuất CAQ có định hƣớng, chiến lƣợc hệ thống, quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 hoạch nhất định đòi hỏi phải có sự phối hợp dồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành trong xã hội. Các vấn đề hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho sản xuất với lãi suất thấp, đặc biệt là các hộ nghèo là cần thiết và cấp bách. Vấn đề khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển sản xuất CAQ của ngƣời dân còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật ở các vùng nông thôn chƣa phổ biến kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật trong khâu trồng và chăm sóc, do vậy năng suất và chất lƣợng quả không cao. Hiện nay sản xuất CAQ phần lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, giá cả thị trƣờng không ổn định, sản phẩm CAQ là sản phẩm tƣơi sống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào bảo quản chế biến chƣa phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Các vùng sản xuất CAQ tập trung, theo hƣớng sản xuất hàng hoá cần phải xây dựng các nhà máy chế biến tại vùng đó, làm đa dạng hoá các sản phẩm của CAQ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. 1.1.3.Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả trên Thế giới Khuyến nông trên thế giới đƣợc hình thành từ 4 tổ chức cơ bản: Các hiệp hội nông dân, các tổ chức khác ở nông thôn, các trƣờng học, các tổ chức nông nghiệp của Chính phủ. Phát triển khuyến nông các quốc gia trên thế giới (theo TS Tyzama Nhật Bản - chuyên gia khuyến nông của FAO): Đến năm 1993 có thêm Việt Nam tổng cộng là 200 nƣớc chính thức có tổ chức khuyến nông quốc gia. Nông nghiệp trên thế giới phát triển nhanh nhờ có sự chuyển hƣớng trong giáo dục, đào tạo kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành từ các Trƣờng, các Viện nghiên cứu, các Hiệp hội… đặt cơ sở cho việc ra đời của tổ chức khuyến nông sau này. * Khuyến nông đối với phát triển sản xuất CAQ CAQ là những cây cung cấp quả tƣơi cho con ngƣời, cho đến nay và mãi mãi về sau này con ngƣời có phát triển đến đâu, khoa học kỹ thuật có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 phát triển đến thế nào thì chắc chắn hoa quả vẫn không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống của con ngƣời. Phát triển sản xuất CAQ góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của ngƣời dân, của một quốc gia. Vì vậy, vai trò của khuyến nông trong phát triển sản xuất CAQ rất quan trọng, tổ chức khuyến nông trên thế giới đƣợc thành lập đã góp phần làm diện tích và sản lƣợng hoa quả trên thế giới tăng dần qua các năm. Diện tích của một số loại CAQ trên thế giới tăng dần qua các năm. Diện tích CAQ năm 2007 tăng 4,2 % so với năm 2004; sản lƣợng hoa quả năm 2007 tăng 7,4% so với năm 2004 (bảng 1.1). Bảng 1.3: Diện tích, Sản lƣợng một số cây ăn quả trên Thế giới Năm Loại CAQ 2004 2005 2006 2007 I. Diện tích (ha) 24,306,988 24,509,223 25,021,551 25,344,678 Táo 4,761,005 4,802,133 4,786,350 4,921,767 Chuối 4,183,665 4,185,507 4,376,730 4,410,509 Nho 7,341,354 7,340,758 7,520,595 7,501,872 Cam 3,797,363 3,836,286 3,854,513 3,905,780 Xoài 4,223,601 4,344,539 4,483,363 4,604,750 II. Sản lƣợng (kg) 287,487,403 292,424,155 304,871,314 308,761,701 Táo 58,377,08 6 62,775,65 6 62,123,06 9 63,875,32 4 Chuối 67,953,25 1 69,644,923 80,029,627 81,263,358 Nho 67,562,001 67,237,092 66,738,828 66,271,676 Cam 64,777,537 62,875,967 63,618,15 1 63,906,064 Xoài 28,817,528 29,890,517 32,361,639 33,445,279 Nguồn: Theo thống kê của FAO 1.1.4.Tình hình khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam Với cách tổ chức hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trong một thời gian dài nông nghiệp và đời sống nông dân chậm đƣợc cải thiện. Bộ Chính trị (khoáV) đã ra Nghị quyết 10 về tổ chức đổi mới quản lý trong nông nghiệp, giao ruộng đất cho từng hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh. Nông dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 đòi hỏi cần đƣợc giúp đỡ về kỹ thuật và quản lý để sản xuất có hiệu quả. Trƣớc tình hình đó, các Viện, các Trƣờng chuyển hƣớng phục vụ. Đặc biệt, địa phƣơng tổ chức khuyến nông đầu tiên của Việt Nam là tỉnh An Giang năm 1988 và sau đó là tỉnh Bắc Thái năm 1991. Đến tháng 7 năm 1992 Bộ Nông nghiệp lập ban điều phối khuyến nông và chính thức ngày 31/3/1993 tổ chức Khuyến nông đƣợc chính thức thành lập sau khi có Nghị định 13/CP. Ngày 3/1/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thuỷ sản. Tại Nghị định này Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia. Ngày 28/01/2008, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai Trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia. * Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam Ngày 02/3/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP kèm theo quyết định về công tác khuyến nông. Thông tƣ liên bộ số 01/LB/TT ngày 02/8/1993 cũng đã có những hƣớng dẫn cụ thể về việc thi hành Nghị định số 13/CP. Tổ chức mạng lƣới khuyến nông - lâm - ngƣ, điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phƣơng. * Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức khuyến nông - Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những cán bộ khuyến nông làm việc và tiếp xúc trực tiếp với dân. - Tuyển lựa những cán bộ khuyến nông không những có năng lực mà còn phải có thái độ, tƣ cách thích hợp với công việc khuyến nông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Các Cục, Vụ liên quan Tài chính, ngân hàng Đài PT, TH, TT xã Các Hội, Đoàn thể TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƢ QUỐC GIA Các Viện, TT khoa học Các Trƣờng ĐHNN Các doanh nghiệp, dịch vụ Khuyến nông tự nguyện Các tổ chức quốc tế phi CP Các Ban, ngành liên quan Tài chính, ngân hàng Báo, PT, TH Các Hội, Đoàn thể SỞ NÔNG NGHIỆP VÀPTNT TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG Các Trƣờng ĐHNN Các doanh nghiệp... Khuyến nông tự nguyện Các tổ chức quốc tế phi CP Các Viện, TT khoa học Tỉnh, Thành phố Các phòng, ban Tài chính, NH, tín dụng Phát thanh, TH Các Hội, Đoàn thể TRẠM KHUYẾN NÔNG Các Cty, doanh nghiệp Khuyến nông tự nguyện Các tổ chức quốc tế phi CP Các Trƣờng Huyện, Thị Hội - Đoàn Ngân hàng, tín dụng KHUYẾN NÔNG CƠ SỎ Các Đại lý, dịch vụ Khuyến nông tự nguyện Các tổ chức quốc tế phi CP Các Trƣờng Phổ thông Xã CLB KHUYẾN NÔNG LÀNG KHUYẾN NÔNG TỰ QUẢN Thôn, Bản NHÓM SỞ THÍCH NHÓM SỞ THÍCH NÔNG DÂN GIỎI NHÓM SỞ THÍCH NÔNG DÂN GIỎI NÔNG DÂN NHÓM SỞ THÍCH NÔNG DÂN GIỎI Trung ƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 - Phát triển mạng lƣới khuyến nông cơ sở bằng cách tuyển lựa và đào tạo cộng tác viên là những nông dân nhiệt tình, có năng lực tại địa phƣơng. - Cần có đội ngũ chuyên gia thành thạo về kỹ thuật và phƣơng pháp để luôn hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông. - Tổ chức bộ máy khuyến nông phải hết sức gọn nhẹ và năng động. * Đặc điểm của khuyến nông Việt Nam Là một tổ chức mạnh từ Trung ƣơng xuống huyện, xã, cấu tạo theo hình tháp, lực lƣợng khuyến nông cơ sở ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Công tác khuyến nông đƣợc xã hội hoá. Ngoài lực lƣợng khuyến nông Nhà nƣớc còn có các tổ chức khuyến nông tự nguyện, viện trƣờng, các đoàn thể, các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ cũng tích cực tham gia (sơ đồ 1.1). * Khuyến nông trong phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam Khuyến nông trong phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam đƣợc chú trọng, quan tâm. Tổ chức khuyến nông Việt Nam đã góp phần làm diện tích và sản lƣợng hoa quả dần qua các năm. Bảng 1.4: Diện tích, Sản lƣợng một số cây ăn quả chính Việt Nam Năm Loại CAQ 2004 2005 2006 2007 I. Diện tích (ha) 203,200 206,400 207,100 208,100 Chuối 92,500 93,900 94,000 95,000 Nho 1,700 1,800 2,000 2,000 Cam 55,500 59,100 59,100 59,100 Xoài 53,500 51,600 52,000 52,000 II. Sản lƣợng (kg) 2,232,600 2,341,900 2,350,000 2,355,000 Chuối 1,329,400 1,344,200 1,350,000 1,355,00 0 Nho 25,000 28,600 29,000 29,000 Cam 540,500 601,300 601,000 601,000 Xoài 337,700 367,800 370,000 370,000 Nguồn: Theo thống kê của FAO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Diện tích của một số loại CAQ trên thế giới tăng dần qua các năm. Diện tích CAQ năm 2007 tăng 2,4 % so với năm 2004; sản lƣợng hoa quả năm 2007 tăng 5,48% so với năm 2004 (bảng 1.2). 1.1.5. Khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả ở Thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn Trong những năm gần đây công tác khuyến nông đã đƣợc quan tâm nhiều hơn, Thành phố, huyện Sóc Sơn đã đầu tƣ hỗ trợ sản xuất, thông qua các chƣơng trình hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất cây ăn quả... Chƣơng trình khuyến nông phát triển CAQ theo hƣớng tập trung, đa dạng, thích hợp với từng vùng sinh thái, tăng thu nhập cho nông dân, sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Các mô hình khuyến nông tiếp thu, chuyển giao những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học và giống tốt để tổ chức trình diễn và nhân rộng ra sản xuất. Chƣơng trình khuyến nông CAQ trồng thâm canh, cải tạo vƣờn tạp, ghép cải tạo trên nhãn, vải... có tỷ lệ sống cao, chất lƣợng quả tăng lên rõ rệt. Áp dụng các biện pháp ghép cải tạo mỗi năm giúp nông dân tiết kiệm đƣợc chi phí cho việc trồng và thay thế giống. Với cách làm này rút ngắn thời gian cho quả 2-3 năm so với trồng mới. Kết quả các chƣơng trình khuyến nông mang lại những kết quả cụ thể song vẫn còn biểu hiện những mặt yếu, kém nhƣ: - Đã có tình trạng trong cùng vụ, diện tích trồng hoa quá lớn dẫn đến cung vƣợt cầu, giá rẻ, ngƣời làm vƣờn thua thiệt. - Trình độ công nghệ trong trồng hoa, CAQ còn nhiều mặt bất cập. Nhất là công nghệ đáp ứng cho nền sản xuất mang tính sản xuất hàng hóa lớn, chất lƣợng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng còn thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Trình độ công nghệ thấp thể hiện ở các mặt: những giống mới, giống quý hiếm, chất lƣợng cao còn thiếu; kỹ thuật sản xuất, thu hái, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch còn yếu kém... - Có tới 3/4 diện tích CAQ hiện có trên địa bàn Hà Nội là vƣờn tạp, manh mún, hiệu quả kinh tế thấp. Tình trạng sản xuất và cung ứng giống CAQ với giống xấu, giống rởm còn khá phổ biến... Mặc dù còn một số tồn tại, yếu kém, song với lợi ích về kinh tế xã hội, lợi ích về cảnh quan môi trƣờng và du lịch; phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh, CAQ vẫn là giải pháp lớn trong thực hiện chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành. - Công tác tập huấn kỹ thuật chƣa đi sâu thực tiễn, còn mang nặng lý thuyết. - Đối với tập huấn chƣa đƣợc phân loại theo trình độ nhận thức của ngƣời đƣợc tập huấn gây cản trở cho việc tập huấn. - Thời gian tập huấn chƣa bám sát thời vụ của cây trồng, nên nhiều kiến thức truyền đạt cho nông dân bị rơi vãi. - Nhiều ngƣời nông dân còn mang nặng tính ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Trình độ công nghệ (những giống mới, giống quý hiếm, chất lƣợng cao còn thiếu; kỹ thuật sản xuất, thu hái, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch...) trong trồng CAQ còn yếu kém, nhiều bất cập. Nhất là công nghệ đáp ứng cho nền sản xuất mang tính sản xuất hàng hóa lớn, chất lƣợng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng còn thấp. - Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán nên tổ chức sản xuất theo hƣớng hàng hoá gặp khó khăn, giá thành sản phẩm hoa quả cao, sức cạnh tranh sản phẩm hoa quả kém. Việc mở rộng diện tích cũng nhƣ phát triển nghề trồng CAQ còn mang nặng tính tự phát, chƣa theo một định hƣớng mang tính chiến lƣợc cho sản xuất hàng hóa và chƣa có quy hoạch cho định hƣớng phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 - Thị trƣờng đầu ra của sản phẩm hoa quả gặp khó khăn. Đã có tình trạng trong cùng vụ, diện tích trồng quá lớn dẫn đến cung vƣợt cầu, giá rẻ, ngƣời làm vƣờn thua thiệt. 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Sóc Sơn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện. Chọn 3 xã, mỗi xã chọn 30 hộ làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện đó là: Xã Minh Trí ở vùng 1 là vùng gò đồi, có 2560 hộ, số dân 11430 ngƣời, xã có 309 hộ nghèo với 1082 khẩu nghèo chiếm 12,1% (theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010); 544 hộ cận nghèo với 1946 khẩu cận nghèo; với 2352 hộ sản xuất nông nghiệp, 156 hộ sản xuất CAQ. Xã Minh Trí tiếp giáp với xã Nam Sơn (phía Bắc), Minh Phú (phía Đông), Tỉnh Vĩnh Phúc (phía Tây), xã Tân Dân (phía Nam), có diện tích 24,35km 2 , tỷ lệ tăng tự nhiên là 21,43%, có địa hình đồi thấp, thoải, lƣợn sóng, bậc thang, có độ cao trung bình so với mặt biển từ 8-27m. Xã Hiền Ninh ở vùng 2 là vùng đất giữa, có 2123 hộ, số dân 10248 ngƣời, xã có 382 hộ nghèo với 1603 khẩu nghèo chiếm 18% (theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010); 402 hộ cận nghèo với 1784 khẩu cận nghèo; với 1826 hộ sản xuất nông nghiệp, 219 hộ sản xuất CAQ. Xã Hiền Ninh tiếp giáp với xã Minh Phú, Nam Sơn (phía Bắc), Quang Tiến (phía Đông), Tân Dân (phía Tây), xã Thanh Xuân (phía Nam), có diện tích 10,79 km 2 , tỷ lệ tăng tự nhiên là 15,23%, có địa hình đồi thấp, bậc thang, có độ cao trung bình so với mặt biển từ 10-15m. Xã Phú Cƣờng ở vùng 3 là vùng trũng, có 2175 hộ, số dân 9933 ngƣời, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 xã có 190 hộ nghèo với 728 khẩu nghèo chiếm 8,7% (theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010); 209 hộ cận nghèo với 909 khẩu cận nghèo; với 1522 hộ sản xuất nông nghiệp, 108 hộ sản xuất CAQ. Xã Phú Cƣờng tiếp giáp với xã Thanh Xuân (phía Bắc), Mai Đình (phía Đông), huyện Mê Linh (phía Tây), xã Phú Minh (phía Nam), có diện tích 9 km 2 , tỷ lệ tăng tự nhiên là 13,88%, có địa hình thấp, có độ cao trung bình so với mặt biển từ 3-6m. 1.2.2. Thu thập số liệu 1.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Thu thập các số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ sách, báo, tạp chí, các Nghị định, Chỉ thị, chính sách của Nhà nƣớc đã đƣợc công bố có liên quan đến khuyến nông phát triển sản xuất CAQ, các trang Website, các số liệu và báo cáo đánh giá tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông Hà Nội, của huyện. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc, tình hình khuyến nông phát triển CAQ của Thành phố Hà Nội trong những năm 2006- 2008. 1.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp Số liệu đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ các hộ sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Để thu thập đƣợc số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra đƣợc lập sẵn dựa trên phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn và phƣơng pháp điều tra hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 * Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát: Đến địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ trồng CAQ để biết đƣợc tình hình trồng CAQ và tình hình địa phƣơng, vai trò sản xuất CAQ đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm đƣợc một cách tƣơng đối thông tin về tình hình cơ bản nhƣ thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất... của hộ, những thuận lợi và khó khăn, những dự định trong tƣơng lai của hộ đối với sản xuất CAQ. * Phương pháp điều tra hộ - Việc thu thập tài liệu mới chủ yếu dựa trên cơ sở điều tra hộ nông dân hiện đang trồng CAQ để biết tình hình sản xuất CAQ từng loại trong hộ nông dân, trang trại. - Chọn mẫu điều tra: Chọn 90 hộ điều tra, dựa vào phân vùng kinh tế của huyện Sóc Sơn mỗi vùng chọn 30 hộ. Dựa vào thu nhập của hộ phân ra làm 3 nhóm hộ khác nhau: hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo (sử dụng mức phân loại hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo theo Quyết định số 66/QĐ-UB ngày 8/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010). Việc chọn hộ điều tra theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm. - Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ. Các nguồn lực của hộ sản xuất CAQ nhƣ: đất đai, tƣ liệu sản xuất, vốn. Chi phí sản xuất CAQ; thu nhập sản xuất CAQ. Tìm hiểu thực trạng về phát triển CAQ của huyện Sóc Sơn Diện tích, năng suất, sản lƣợng, một số loại CAQ chính. Điều tra về mức chi phí đầu tƣ thâm canh cho 1ha một số CAQ. Điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm CAQ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Điều tra và tìm hiểu về kinh nghiệm, phƣơng thức trồng trọt của hộ gia đình có các mô hình trồng CAQ điển hình tiên tiến. Điều tra những nhân tố ảnh hƣởng đến việc trồng CAQ. Những giải pháp khuyến nông để phát triển CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn: Qua điều tra thực trạng về sản xuất CAQ; với vai trò của khuyến nông phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Những kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất CAQ: vốn đất đai, tƣ liệu sản xuất, tập huấn phát triển sản xuất CAQ… những thông tin này đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ (phụ lục). - Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ sản xuất CAQ, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi: Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? tại sao? Nhƣ thế nào? Bao nhiêu? phỏng vấn số hộ sản xuất CAQ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp vƣờn CAQ của hộ. - Chọn hộ nghiên cứu: Các xã chọn ra đã lấy tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp và hộ kiêm sản xuất nông nghiệp theo tỷ lệ chung của xã và huyện. Các hộ chọn và đƣợc phân làm 3 loại hộ giàu, hộ trung bình, hộ nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bƣớc đầu chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung trong toàn xã. 1.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp số liệu Các số liệu điều tra thu thập đƣợc sẽ đƣợc cập nhật và xử lý bằng chƣơng trình Excel của Microsoft Windows trên máy vi tính. Kết quả của việc xử lý và tổng hợp số liệu ta đƣợc các bảng số liệu và đồ thị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 1.2.2.4. Phương pháp phân tích a. Phương pháp so sánh Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phƣơng pháp này xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, các nhân tố tác động đến tình hình sản xuất CAQ trên địa bàn huyện Sóc Sơn. b. Phương pháp dự báo thống kê Dự báo là việc xác định các thông tin chƣa biết có thể xảy ra trong tƣơng lai của hiện tƣợng nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các nguồn lực về đất đai, lao động. Khả năng đầu tƣ phát triển sản xuất CAQ. Dự báo xu hƣớng phát triển sản xuất cây ăn qủa của huyện Sóc Sơn căn cứ vào chiến lƣợc phát triển sản xuất CAQ của huyện Sóc Sơn, của Thành phố, dựa vào số liệu đã thu thập đƣợc trong thời gian qua. Mô hình dự báo: Ŷn+h = yn ( t ) h Với t = 1 1 n Y Yn Với Y1: Mức độ đầu tiên của dãy thời gian Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian t : Tốc độ phát triển bình quân h: Tầm xa của dự báo c. Phương pháp toán kinh tế, tiếp cận hàm sản xuất Coob Douglas Phƣơng pháp phân tích những mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ sản xuất CAQ. Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của sản xuất CAQ. Hàm sản xuất nói chung có dạng Y = f( X1,X2,…,Xn ) Trong đó: Y là kết quả sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 X1, X2,…, Xn là mức đầu tƣ các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động,…) cho sản xuất. Hàm sản xuất Coobb – Douglass có dạng: Y = AX1 a1 X2 a2 X3 a3 X4 a4 ...Xn an e C1D1 e C2D2.... e CmDm Trong đó: Y: Thu nhập của hộ A: Hệ số tự do X1 a1 , X2 a2 , X3 a3 , X4 a4 là các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ Hàm sản xuất Coobb Douglas có những ƣu điểm: - Phù hợp với lý thuyết kinh tế về quy luật đầu tƣ thâm canh. - Tính toán đơn giản vì có thể chuyển về dạng tuyến tính đơn bằng cách Logarit hoá hai vế của (1) LnY = LnA + a1LnX1 + a2LnX2 + …+ anLnXn LnY = a0 + a1LnX1 + a2LnX2 +…+ abnLnXn Phân tích các tham số của Coobb – Douglass + Hiệu suất của một đơn vị yếu tố i:  Y/  Xi = bi * Y/ Xi ( i = 1,2,…,n ) Ý nghĩa: đầu tƣ thêm 1 đơn vị của yếu tố sản xuất i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm, với giả thiết là mức đầu tƣ các yếu tố khác không đổi. + Độ co giãn của sản lƣợng theo yếu tố i  YXi = ( Y/Y ) / ( Xi /Xi ) = bi ( i = 1, 2,…,n) Ý nghĩa: sản lƣợng tăng thêm bao nhiêu % khi yếu tố sản xuất i tăng thêm 1%, với giả thiết là mức đầu tƣ các yếu tố khác không đổi. Giải thích các thông số trong mô hình: Multiple R: Hệ số tƣơng quan bội (0 < R < 1) cho thấy trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tƣơng quan bội, R đƣợc kiểm định khi Fkđ > F  . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 R Square: Hệ số xác định, cho biết trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc thì có bao nhiêu % sự biến động là do độc lập ảnh hƣởng còn lại là do sai số ngẫu nhiên. Observation: Số đơn vị mẫu đƣợc đƣa vào nghiên cứu. F-Stat: Tiêu chuẩn F dùng để làm căn cứ kiểm định độ tin cậy về mặt khoa học (Thống kê ) của toàn bộ phƣơng trình hồi quy. Bài toán có đủ ý nghĩa thống kê khi F > F  . Regression Coeffcients (bi): Các hệ số hồi quy bi ( i = 1,2,…,n) nói lên % thay đổi của Y khi Xi tăng thêm 1%, khi giả thiết các yếu tố khác không đổi. Đó chính là độ co giãn của sản lƣợng theo yếu tố thứ i. t-Stat: Tiêu chuẩn T dùng để làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt khoa học (Thống kê) của độ co giãn bi (i = 1,2,...,n ) tức là mối liên hệ giữa Xi và Y. P-Value: Xác xuất để t > t –Stat, dùng để kiểm định độ tin cậy về mặt khoa học (thống kê) của độ co giãn bi ( i = 1,2,...,n) tức là mối liên hệ giữa Xi và Y. 1.2.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Đƣợc sử dụng nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến của các nhà khoa học, các trƣờng đại học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, những cán bộ nghiên cứu hoặc công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khuyến nông và những hộ có kinh nghiệm trồng CAQ điển hình. 1.2.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.2.3.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất - Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). Đối với hộ sản xuất CAQ là toàn bộ sản phẩm (chính + phụ) thu đƣợc trong một năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Công thức: GO =   n i PiQi 1 Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất Qi: Là sản lƣợng cây trồng thứ i Pi: Giá cả sản phẩm cây trồng thứ i - Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ nhất định. Trong sản xuất CAQ nó là tổng chi phí đầu vào nhƣ đạm, lân, kali, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật.... không tính công lao động. Công thức: IC =   n i Ci 1 Ci: Là các khoản chi phí vật chất hoặc dịch vụ thứ i trong sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp IC là chi phí về giống, phân bón, công làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, …. - Giá trị gia tăng (VA – Value Added): là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích. Công thức: VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI – Mixed Income): Là phần thu nhập thuần tuý của ngƣời sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơn vị diện tích. MI = VA – (A+T + lao động đi thuê) VA: là giá trị gia tăng T: Các khoản thuế phải nộp A: Là phần khấu hao TSCĐ và các chi phí phân bổ - Lợi nhuận: TPr = GO –TC Trong đó: GO Là giá trị sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 TC: Là tổng chi phí - Chỉ tiêu diện tích gieo trồng (DTGT): Diện tích gieo trồng là diện tích trên đó có gieo cấy một loại cây trồng nào đó trong một vụ hoặc một năm đối với cây hàng năm; đối với CAQ đƣợc trồng một lần và thu hoạch nhiều năm, vì thế diện tích trồng CAQ bằng diện tích canh tác. - Chỉ tiêu sản lƣợng cây trồng: Là toàn bộ khối lƣợng sản phẩm chính thu đƣợc của một loại cây trồng trên toàn bộ diện tích gieo trồng loại cây đó. Đơn vị tính: Kg, tạ, tấn. - Chỉ tiêu năng suất: là sản lƣợng sản phâm chính của một loại cây trồng thu hoạch đƣợc trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một năm. Năng suất cây trồng = - Dân số, lao động nông nghiệp: là ngƣời tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất nông nghiệp. 1.2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ - Hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất đƣợc tính bằng giá trị sản phẩm làm ra tính bình quân trên một nghìn đồng vốn sản xuất. Công thức: H = Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là giá trị sản phẩm C là giá trị tài sản cố định hoặc vốn sản xuất - Hiệu quả sử dụng đất: Là giá trị sản phẩm đƣợc sản xuất ra trên một đơn vị diện tích trong một năm. Tổng sản lƣợng Diện tích gieo trồng Q C Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Q HQSD = DT - Hệ số sử dụng đất: Là số lần gieo trồng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong một năm. - Hiệu quả lao động: Hiệu quả sử dụng lao động đƣợc tính bằng giá trị sản phẩm làm ra tính bình quân trên lao động. Q HQLD = L - Chỉ tiêu giá trị sản xuất/tổng chi phí: GO/TC - Chỉ tiêu giá trị sản xuất/chi phí trung gian: GO/IC - Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian: MI/IC - Chỉ tiêu thu nhập hỗn/lao động bình quân: MI/LĐ - Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/diện tích gieo trồng: MI/DT - Giá trị gia tăng/chi phí trung gian: VA/IC - Giá trị gia tăng/lao động bình quân: VA/LĐ - Giá trị gia tăng/diện tích gieo trồng: VA/DT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Sóc sơn là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, bao gồm 26 đơn vị hành chính, có trung tâm huyện là Thị trấn Sóc Sơn, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 35 km theo quốc lộ 3: Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng, với tổng diện tích đất tự nhiên là: 30.651,24 ha. Địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng Sông Hồng, là một huyện trung du, đồi núi, địa hình đa dạng, phức tạp, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Phía Đông giáp 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội - Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Huyện Sóc Sơn là đầu mối giao thông nối liền thủ đô Hà Nội với các khu công nghiệp, các trung tâm, dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía Bắc, các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nƣớc ta nhƣ quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18, các tuyến đƣờng sắt đi các tỉnh phía bắc, đƣờng thuỷ…. Do đó huyện Sóc Sơn có rất nhiều lợi thế cho giao lƣu và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. 2.1.1.2. Địa hình Huyện Sóc Sơn là huyện trung du với 3/4 diện tích đất đồng bằng và ruộng bậc thang, 1/4 đất đồi núi có lợi thế và tiềm năng phát triển cây lâm nghiệp và CAQ. Đất có độ dốc cao và bậc thang, thoải dần theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Đất canh tác có cốt từ 3,5 – 13 m, đất núi cao trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 100 m, đỉnh cao nhất là núi Hàm Lợn 462,7m. Căn cứ vào đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên thích nghi của cây trồng mà Sóc Sơn đƣợc chia thành 3 vùng chủ yếu với những đặc trƣng khác nhau về địa hình và thổ nhƣỡng, toàn huyện có 25 xã và 1 thị trấn. -Vùng đồi gò bao gồm 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng kỳ, Minh Trí, Minh Phú, là vùng có địa hình 15-200m, sƣờn núi có độ dốc 5-200, không trồng đƣợc cây ngắn ngày, thế mạnh của vùng là trồng chè, CAQ theo mô hình Nông – Lâm kết hợp đại gia súc, có tỷ lệ vƣờn tạp cao có thể bố trí CAQ từ 1000 – 15000 ha, chủ lực là vải, nhãn, xoài, na. Trong những năm gần đây, vùng phát triển mạnh du lịch sinh thái kết hợp với kinh tế trang trại. - Vùng đất giữa bao gồm 07 xã: Tân Minh, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Mai Đình, Tiên Dƣợc và Thị trấn, là vùng có độ cao địa hình từ 10 - 15m, là vùng đất ruộng bậc thang, thiếu nguồn nƣớc tƣới, có tầng canh tác mỏng, bị rửa trôi, nghèo dinh dƣỡng, sản xuất lƣơng thực gặp khó khăn và kém hiệu quả. Chủ yếu thích hợp với cây màu, cây công nghiệp chịu hạn, CAQ các loại có thể trồng từ 300 - 400 ha: Vải, nhãn, na... - Vùng trũng ven sông bao gồm các 14 xã ven Sông Cầu, sông Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hƣng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, Phú Cƣờng, Phú Minh, Tân Dân, Thanh Xuân Có độ cao địa hình từ 8 - 9 m, có gần 1000 ha đất trũng, thế mạnh đƣợc phát huy khi áp dụng mô hình sản xuất lúa - cá - vịt và trên là CAQ. Thế mạnh của vùng là trồng cây màu: ngô, đậu, đỗ, có thể bố trí ở các khu đất cao trồng CAQ, chủ lực là: Nhãn, vải, bƣởi. Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt, tạo điều kiện cho việc định hƣớng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn . 2.1.1.3. Thời tiết, sông ngòi thuỷ văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 *Điều kiện khí hậu thời tiết Sóc Sơn nằm ở vị trí mang đặc trƣng của khí hậu vùng đồng bằng nên khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của vùng Đồng Bằng Sông Hồng, chịu ảnh hƣởng của chế độ nhiệt đới ẩm, gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo nên khí hậu 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông cho phép phát triển nhiều loại nông sản hàng hoá (cây trồng, vật nuôi) nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Bảng 2.1: Điều kiện khí hậu, thuỷ văn huyện Sóc Sơn Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ TB (0 0 c) Số giờ nắng TB ( Giờ) Lƣợng mƣa TB (mm) Độ ẩm TB (%) 1 16,9 67,9 3,0 69 2 21,9 71,8 25,0 81 3 20,0 23,9 29,4 88 4 23,4 87,2 97,5 79 5 27,3 145,8 118,1 75 6 30,2 217,7 210,9 77 7 30,4 203,2 286,3 78 8 29,2 156,0 330,4 81 9 27,2 128,7 388,3 81 10 25,8 106,1 145,0 77 11 21,4 178,9 4,8 67 12 20,4 57,5 20,6 77 Cả năm 24,5 1444,7 1659,3 77 Nguồn số liệu: Trạm Láng Hà Nội Nhiệt độ không khí trung bình năm : 24,50 C Nhiệt độ không khí ngày cao nhất trong năm : 42 0 C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm : 5 0 C Lƣợng mƣa trung bình năm : 1659,3 mm Lƣợng mƣa năm cao nhất (tần suất 20 %) : 1925 mm Lƣợng mƣa năm thấp nhất : 915mm Hàng năm lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78 % lƣợng mƣa cả năm. Độ ẩm cao nhất trong năm vào các tháng 4, 9, 10, thấp nhất vào các tháng 11,12. Các yếu tố khí hậu khác trong năm: mƣa phùn khoảng 40 giờ trên / năm, số giờ nắng trung bình 1.444,7 giờ/ năm…. Nhìn trung khí hậu tƣơng đối thuận lợi, phù hợp với sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Mùa đông với khí hậu khô lạnh tạo điều kiện đƣa sản xuất vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, gieo trồng đƣợc nhiều loại rau màu thực phẩm cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao. * Sông ngòi – Thuỷ văn Toàn huyện có 3 tuyến sông chính chảy qua: Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam huyện với chiều dài 56 km cao độ mực nƣớc taị Phú Cƣờng; Hmax= 8,99m. Sông Công chảy qua phía Bắc huyện với chiều dài 11 km là sông nhánh nhập với sông Cầu tại Trung Giã. Cao độ mực nƣớc: Hmax= 9,3m. Ngoài ra, huyện còn có nhiều hồ, các vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn nhƣ hồ Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi…. Hệ thống sông ngòi này tạo điều kiện cho huyện Sóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ, đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu tƣới nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, huyện còn có nhiều hồ giữ nƣớc ở các vùng đồi gò trong đó có một số hồ lớn nhƣ: Hàm Lơn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi, Hoa Sơn.... Nhìn chung huyện Sóc Sơn có nguồn nƣớc khá phong phú, đáp ứng đƣợc tƣơng đối đủ nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 lƣợng nuớc đáng kêt cho vùng gò đồi và tạo điều kiện cho phát triển nuôi truồng thuỷ sản. Tuy nhiên là huyện có diện tích đồi gò lớn nhất thành phố Hà Nội (cũ), nên hiện trạng cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Sóc Sơn Đất đai là tƣ liệu sản xuất vô cùng quan trọng với sản suất cây ăn quă ở Sóc Sơn, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Khác với các tƣ kiệu sản xuất khác là nếu sử dụng đầy đủ và hợp lý thì độ phì nhiêu của đất không bị hao mòn mà còn tăng thêm, tốt hơn lên. Đối với huyện Sóc Sơn việc sử dụng tài nguyên đất đang là sự kiện nổi bật cần quan tâm, việc sử dụng đất và xác lập mô hình kinh tế đã và đang góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.651,3 ha, bằng 1/3 diện tích đất tự nhiên của Hà Nội (cũ), trong đó diện tích đất nông nghiệp toàn huyện năm 2006 là: 13.583 ha, bằng 44,17% tổng diện tích đất tự nhiên (bảng 2.2) và giảm dần do đất đai đƣợc chuyển dần sang xây dựng sân bay, khu công nghiệp Nội Bài, khu chôn lấp xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, đƣờng quốc lộ 18.... Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2006 là 11.116,3 ha diện tích đất nông nghiệp, năm 2007 là 10.753,8 ha, năm 2008 là 10.495,4 ha. Nhƣ vậy diện tích đất nông nghiệp qua các năm có tốc độ giảm bình quân là 2,83% (bảng 2.2). . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 2.2: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Sóc Sơn năm 2006- 2008 Loại đất ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 2007/ 2006 2008/ 2007 BQ 2006- 2008 Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 30,651.3 100.00 30,651.3 100.00 30,651.3 100.00 100.00 100.00 100.00 I.Tổng diện tích ĐNN Ha 13,538.3 44.17 13,523.4 44.12 13,511.1 44.08 99.89 99.91 99.90 1. Đất trồng cây hàng năm Ha 11,116.3 82.11 10,753.8 79.52 10,495.4 77.68 96.74 97.60 97.17 - Cây lƣơng thực Ha 8,377.2 75.36 8,108.3 75.40 7,905.1 75.32 96.79 97.49 97.14 - Đất màu và cây CN ngắn ngày Ha 1,361.7 12.25 1,345.3 12.51 1,335.0 12.72 98.79 99.24 99.01 - Cây thực phẩm Ha 1,162.8 10.46 1,109.8 10.32 1,078.9 10.28 95.44 97.22 96.33 - Đất trồng cây hàng năm khác Ha 211.2 1.90 190.3 1.77 176.3 1.68 90.12 92.63 91.38 2. Đất cây lâu năm Ha 1,900.8 14.04 1,950.1 14.42 1,999.6 14.80 102.59 102.54 102.57 - Cây chè Ha 600.0 31.57 600.0 30.77 600.0 30.01 100.01 99.99 100.00 - CAQ Ha 1,300.7 68.43 1,350.0 69.23 1,399.5 69.99 103.79 103.67 103.73 3. Đất vƣờn tạp Ha 21.7 0.16 18.9 0.14 16.2 0.12 87.40 85.64 86.52 4. Đất nuôi trồng thuỷ sản Ha 499.6 3.69 800.6 5.92 999.8 7.40 160.26 124.89 142.57 II. Đất lâm nghiệp Ha 6,315.0 20.60 6,283.5 20.50 6,182.4 20.17 99.50 98.39 98.95 1. Đất có rừng sản xuất Ha 1,389.3 22.00 1,391.8 22.15 1,409.6 22.80 100.18 101.28 100.73 2. Đất có rừng phòng hộ Ha 3,347.0 53.00 3,273.7 52.10 3,190.1 51.60 97.81 97.45 97.63 3. Đất có rừng đặc dụng Ha 1,578.8 25.00 1,618.0 25.75 1,582.7 25.60 102.49 97.82 100.15 III. Đất chuyên dùng Ha 6,130.3 20.00 6,179.3 20.16 6,305.0 20.57 100.80 102.03 101.42 IV. Đất khu dân cƣ Ha 3,678.2 12.00 3,898.8 12.72 3,935.6 12.84 106.00 100.94 103.47 V. Đất chƣa sử dụng Ha 990.0 3.23 766.3 2.50 717.2 2.34 77.40 93.60 85.50 Một số chỉ tiêu phản ánh -Diện tích đất NN/hộ NN Ha/hộ 0.2671 0.2677 0.2636 Diện tích đất NN/lao động NN Ha/lđ 0.1323 0.1282 0.1266 Hệ số sử dụng ruộng đất Lần 2.1628 2.1518 2.1538 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Diện tích đất vƣờn tạp năm 2006 là 21,7 ha, năm 2007 là 18,9 ha và năm 2008 là 16,2 ha. Nhƣ vậy diện tích đất vƣờn tạp giảm dần và có tốc độ giảm dần qua 3 năm là 3,48%, là do diện tích đất vƣờn tạp đƣợc chuyển dẩn sang đất ở, đất chuyên dùng. Diện tích cây lâu năm tăng dần năm 2006 - 2008, đạt tốc độ phát triển trung bình là 102,57 %. Đồng thời diện tích đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng dần năm 2006 - 2008, đạt tốc độ tăng bình quân là 42,57 %. Sóc Sơn là huyện tập trung diện tích rừng lớn nhất của thành phố Hà Nội (cũ). Năm 2006 diện tích đất lâm nghiệp là 6.315 ha, chiếm 20,6 % diện tích đất tự nhiên; năm 2007 có diện tích rừng giảm còn là 6238,5 ha, chiếm 20,15 %; năm 2008 diện tích rừng giảm còn 6182,4 ha, chiếm 20,17%; có tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 1,05 %, tức giảm 132,6 ha. Trong tổng số 6182,4 ha đất lâm nghiệp thì có khoảng 1.500 ha CAQ các loại, chủ yếu là vải thiều, nhãn, hồng nhân hậu và xoài. Diện tích đất chuyên dùng ngày càng tăng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Năm 2006 là 6.130,3 ha, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên; năm 2008 là 6.305 ha, chiếm 20,57 % diện tích đất tự nhiên. Đạt tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 1,42 %, tƣơng ứng 174,7 ha. Diện tích đất ở tăng dần, đạt tốc độ tăng bình quân năm 2006 – 2008 là 3,47%, tƣơng ứng 257,4 ha do dân số của huyện qua các năm có xu hƣớng tăng dần vì vậy nhu cầu về đất ở cũng tăng dần. Diện tích đất chƣa sử dụng giảm dần qua các năm là 272,8 ha, có tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là: 14,5%, do các địa phƣơng đã mạnh dạn cho các hộ dân đấu thầu phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên toàn huyện vẫn còn diện tích đất hoang hoá, thùng đào, thùng đấu lớn. Vì vậy, chính quyền và nhân dân toàn huyện phải có kế hoạch đầu tƣ, khai thác diện tích trên đƣa vào sử dụng thúc đẩy kinh tế toàn huyện ngày càng phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Qua một số chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp/khẩu và bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Đây là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng nhƣng cũng là một cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế, văn hoá, dịch vụ, du lịch. 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Sóc Sơn Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất nói chung và trong sản xuất CAQ nói riêng ở huyện Sóc Sơn, không có lao động thì không có hoạt động sản xuất CAQ. Nhìn vào trình độ của ngƣời lao động trong sản xuất CAQ có thể đánh giá đƣợc trình độ phát triển của ngành sản xuất CAQ, mức độ chuyên môn hoá trong sản xuất CAQ, và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất CAQ ở huyện Sóc Sơn …. Dân số toàn huyện có 270.300 nhân khẩu, năm 2008 có 281.053 khẩu, đạt tốc độ tăng bình quân 2006-2008 là 101,97%. Trong đó nhân khẩu nông nghiệp chiếm khoảng 84,56%, năm 2006 - 2008 bình quân tăng 1,69%, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm khoảng 15,44%, đạt tốc độ tăng bình quân năm 2006-2008 là 3,48% (bảng 2.3) Tổng số hộ của huyện năm năm 2008 là 60.966 hộ, năm 2006 - 2008 tăng bình quân 1,53 %, trong đó hộ nông nghiệp tăng bình quân năm 2006 - 2008 là 0,58 %; hộ phi nông nghiệp năm 2006 - 2008 tăng bình quân 7,13 %. Toàn huyện năm 2008 có 139.612 lao động, có tốc độ tăng bình quân năm 2006 - 2008 là 2,2 %, trong đó lao động nông nghiệp năm 2008 có 106.691 lao động, đạt tốc độ tăng bình quân năm 2006 - 2008 là 2,1 %; lao động phi nông nghiệp tăng dần năm 2006 - 2008 là 2,55 % tƣơng ứng là 1615 lao đông phi nông nghiệp. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn có đặc điểm là lao động trong những lúc nông nhàn thƣờng phải đi làm thuê; trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện vẫn phải sử dụng một số công nhân không có địa chỉ thƣờng trú tại huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động huyện Sóc Sơn năm 2006-2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 2007/ 2006 2008/ 2007 BQ 06-08 1. Tổng số hộ Hộ 59,147 100.00 59,930 100.00 60,966 100.00 101.32 101.73 101.53 - Hộ Nông nghiệp Hộ 50,677 85.68 50,509 84.28 51,260 84.08 99.67 101.49 100.58 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 8,470 14.32 9,421 15.72 9,706 15.92 111.23 103.02 107.13 2. Tổng số nhân khẩu Ngƣời 270,300 100.00 275,678 100.00 281,053 100.00 101.99 101.95 101.97 - Nông nghiệp Ngƣời 228,566 84.56 232,672 84.40 236,366 84.10 101.80 101.59 101.69 - Phi nông nghiệp Ngƣời 41,734 15.44 43,006 15.60 44,687 15.90 103.05 103.91 103.48 3. Tổng số lao động LĐ 133,671 100.00 137,839 100.00 139,612 100.00 103.12 101.29 102.20 - Lao động nông nghiệp LĐ 102,366 76.58 105,447 76.50 106,691 76.42 103.01 101.18 102.10 - Phi nông nghiệp LĐ 31,306 23.42 32,392 23.50 32,921 23.58 103.47 101.63 102.55 4. Số hộ nghèo đói Hộ 7,748 5,993 4,268 77.35 71.21 74.28 Một số chỉ tiêu - Tỉ lệ tăng dân số % 1.83 1.99 1.95 - Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4.57 4.60 4.61 - BQ nhân khẩu NN/hộ Khẩu/hộ 3.86 3.88 3.88 - BQ lao động NN/hộ LĐ/hộ 1.73 1.76 1.75 - BQ lao động NN/hộ NN LĐ/hộ 2.02 2.09 2.08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp, huyện phải có kế hoạch đào tạo công nhân, thợ lành nghề đáp ứng kịp thời công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho ngƣời dân. Qua các chỉ tiêu bình quân cho thấy, số khẩu bình quân/hộ và bình quân lao động/hộ khá cao và tăng dần qua các năm. Đây cũng là lợi thế của vùng song trƣớc mắt nó là khó khăn để giải quyết việc làm và phát triển kinh tế của toàn huyện. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Sóc Sơn Cơ sở hạ tầng có thể nói là nền tảng để phát tiển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng của huyện Sóc Sơn. Cơ sơ hạ tầng của huyện phát triển sẽ là động lực thúc đẩy tiềm năng và những thế mạnh của vùng đƣợc phát huy. Trong những năm gần đây hệ thống điện, đƣờng, trạm của huyện đã đƣợc thành phố và UBND huyện quan tâm đầu tƣ: * Hệ thống đường giao thông Do vị trí của huyện nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội nên Sóc Sơn có nhiều đƣờng giao thông chạy qua (đƣờng bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ số 2, số 3, đƣờng 16 sang Bắc Ninh, đƣờng 131, đƣờng 35), quốc lộ 18 từ Nội Bài đi cửa khẩu Bắc Luân- Quảng Ninh, ngoài ra Sóc Sơn còn có Sân bay quốc tế Nội Bài. Toàn huyện có 104 km đƣờng liên xã, 306 km đƣờng liên thôn, 39km đƣờng sông. Các tuyến liên thôn, liên xã đƣợc bê tông hoá 12,5 km và trải cấp phối 100%. Năm 2007 huyện chi từ ngân sách cho xây dựng và sửa chữa hết 16,5 tỷ đồng. Hệ thống đƣờng giao thông đƣợc xây dựng và kiện toàn sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của huyện nói chung và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp theo cơ chế thị trƣờng nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 * Hệ thống điện Hiện nay 100% số xã của huyện đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, toàn huyện có 46 trạm biến áp với tổng công suất 8.320 KVA. Về cơ bản hệ thống điện nông thôn đã đƣợc bàn giao cho ngành Điện lực Sóc Sơn quản lý, không còn tình trạng nông dân phải mua điện qua cai thầu, giá bán đảm bảo đúng quy định. * Y tế, Văn hoá Sóc Sơn có 26 trạm y tế, mỗi trạm y tế có 1 bác sỹ, 7 y tá, và y sỹ, ngoài ra còn có một trung tâm y tế và 2 phòng khám đa khoa ở Trung Giã và Kim Anh, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ kịp thời cho nhân dân, trung bình có 2,5 bác sỹ / vạn dân. Đến năm 2008 huyện đã nâng cấp, xây mới 642 phòng học, cơ bản xoá xong phòng học cấp 4 ở tiểu học và trung học cơ sở với tổng chi phí đầu tƣ là 203 tỷ đồng. Ngoài ra huyện còn còn dành thêm gần 32 ha đất để xây dựng và mở rộng trƣờng mới góp phần nâng cao cơ sở vật chất cho việc dạy và học. * Hệ thống thuỷ lợi Do đặc điểm địa hình phức tạp cho nên Sóc Sơn đang cố gắng xây dựng và cải tạo hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn chỉnh. Nguồn nƣớc của huyện đƣợc cung cấp từ sông Cà Lồ, sông Công, sông Cầu và 26 hồ, đập lớn nhƣ : Hồ Đồng Quan, Cầu Bãi… sẵn sàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây huyện đã làm đƣợc 63,3 km kênh mƣơng bê tông, đang hoàn thiện và đƣa vào sử dụng hồ chứa nƣớc Đồng Đò có dung tích lớn đảm bảo nƣớc tƣới cho các xã vùng gò đồi và vùng tây Bắc của huyện. Đây là sự khởi đầu cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của địa phƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Sóc Sơn Huyện Sóc Sơn là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, tuy có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế song cũng gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, thuỷ lợi, điện và hạ tầng xã hội nhƣ: Hệ thống trƣờng học, trạm y tế, các công trình văn hoá lạc hậu chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi cho nhu cầu phát triển sản xuất, dân trí chƣa cao, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán chƣa mang tính hàng hoá cao. Mặc dù vậy Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã chỉ đạo xây dựng và triển khai hàng loạt các chƣơng trình, đề án để giải quyết các vấn đề bức xúc trên đi đôi với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nên kinh tế của huyện có sự tăng trƣởng liên tục trong các năm qua. Kết qủa sản xuất kinh doanh của huyện tăng dần qua các năm: Năm 2006 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 1.159,664 tỷ đồng, năm 2008 tổng giá trị sản xuất đạt 1.586,674 tỷ đồng tức tăng 427,01 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 17 % so với năm 2006. Trong đó tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngƣ nghiệp chiếm khoảng 27,6% tổng giá trị sản xuất, năm 2006 là 319,597 tỷ đồng, năm 2008 đạt 340,705 tỷ đồng, năm 2006 - 2008 có tốc độ tăng bình quân là 3,2 %, tƣơng ứng tăng 21,108 tỷ đồng (bảng 2.4). Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tốc độ phát triển bình quân là 125%, tƣơng ứng tăng 42,954 tỷ đồng qua 3 năm. Năm 2006 là 194,364 tỷ đồng, năm 2008 đạt 237,318 tỷ đồng. Ngành thƣơng mại dịch vụ qua 3 năm có tốc độ phát triển bình quân là 137,24 %, tƣơng ứng tăng 194,78 tỷ đồng. Năm 2002 là 220,48 tỷ đồng, năm 2004 đạt 415,259 tỷ đồng (bảng 2.4) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Bảng 2.4: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Sóc Sơn năm 2006-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) Số lƣợng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (Tr.đ ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (Tr.đ) Cơ cấu (%) 2007/ 2006 2008/ 2007 BQ 2006- 2008 Tổng giá trị sản xuất 1,159,664 100.0 1,338,796 100.0 1,586,674 100.0 115.4 118.5 117.0 1. Ngành NLN 319,597 27.6 330,782 19.0 340,705 21.5 103.5 103.0 103.2 2. Ngành CN, xây dựng 645,703 55.7 794,214 48.0 1,008,651 63.5 123.0 127.0 125.0 3. Ngành dịch vụ 194,364 16.8 213,800 33.0 237,318 15.0 110.0 111.0 110.5 Một số chỉ tiêu tính toán GT SX bình quân/ khẩu 4.2902849 4.856376 5.645462 113.2 116.2 114.7 GTSX bình quân/lđ 8.6754875 9.7127518 11.364882 112.0 117.0 114.5 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2006 27.5 55.7 16.8 Biểu 2. : Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2007 19.0 48.0 33.0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Biểu 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2008 21.5 63.5 15.0 1. Ngành Nông lâm nghiệp 2. Ngành công nghiệp, xây dựng 3. Ngành dịch vụ Năm 2006-2008, huyện Sóc Sơn đã đạt đƣợc kết quả đáng kể trong tất cả các ngành nông nghiệp - công nghiệp - thƣơng mại - dịch vụ song vẫn còn nhiều tồn tại nhƣ tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa mạnh so với yêu cầu và mặt bằng chung của thành phố, nhất là cơ cấu giá trị nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Tăng trƣởng nông nghiệp chƣa vững chắc, diện tích gieo trồng vụ đông có xu hƣớng giảm, đầu tƣ cho nông nghiệp còn hạn chế, tốc độ tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện. Công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp - thƣơng mại dịch vụ còn manh mún, đơn điệu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm chƣa có sức cạnh tranh cao. Vì vậy, huyện cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chú trọng cơ cấu cây trồng, mùa vụ…. Qua các chỉ tiêu cho thấy giá trị sản xuất bình quân/khẩu, giá trị sản xuất bình quân/lao động đều tăng dần qua các năm. Để có đƣợc kết quả trên huyện Sóc Sơn đã có kế hoạch, chính sách phát triển đúng đắn, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội - trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 thôn Hà Nội đƣa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác…(Trồng trọt đã đƣa nhiều giống mới có năng suất cao vào trong sản xuất nhƣ: C70, C71, X123, khang dân, Bioseed… công nghệ che phủ nilon, hạt giữ ẩm, nhà lƣới, tƣới phun ….Trong chăn nuôi đã thực hiện Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, nuôi trồng thuỷ sản…). Chăm lo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tạo mọi điều kiện và khuyến khích dồn điền đổi thửa để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh; Phát triển kinh tế trang trại, theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. 2.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong khuyến nông phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2.1.4.1. Thuận lợi phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện - Huyện có nguồn nhân lực lớn có thể đáp ứng đƣợc cho các chƣơng trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng; Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo huyện, phòng kinh tế, cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm hình thành một mạng lƣới thống nhất từ huyện đến các cụm khuyến nông các xã trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả. Nông dân cần cù, thông minh, chịu khó luôn nghĩ cách tăng thu nhập cho gia đình và đóng góp cho sự phát triển kinh tế nói chung của huyện. - Kế thừa các thành tựu khoa học của thế giới trong công tác nhân giống, tạo giống không hạt, tỷ lệ đậu quả, các kỹ thuật canh tác và kỹ thuật tƣới nƣớc, trừ cỏ…. - Sản xuất vùng ngoại thành Hà Nội: Phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành, có nhiều lợi thế với các vùng khác, đặc biệt về thị trƣờng và tiến bộ kỹ thuật; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 - Hệ thống cơ sở vật chất khá tốt; Có đầu mối giao thông thuận tiện nối liền thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía Bắc, các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc, có điều kiện để tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển; Về giáo dục, đào tạo, ytế, thông tin liên lạc và các mặt kinh tế xã hội khác đang phát triển, đời sống ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Đồng thời, có thị trƣờng tiêu thụ nông sản hàng hoá thuận lợi. - Sóc Sơn có đặc điểm về đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu, thuỷ văn tƣơng đối phù hợp cho sự sinh trƣởng, phát triển CAQ: Đặc điểm khí hậu của vùng Hà Nội chịu ảnh hƣởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa; Đất đai của huyện Sóc Sơn tƣơng đối đa dạng thuận lợi cho phát triển CAQ, diện tích đất chƣa sử dụng còn khá lớn có thể mở rộng để phát triển sản xuất CAQ. Đã có mô hình sản xuất CAQ có hiệu quả, phù hợp với vùng sinh thái ngoại thành; - Trình độ hiểu biết kỹ thuật canh tác của ngƣời dân vùng ngoại thành khá cap, dễ tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Đã có tập đoàn CAQ đa dạng, phù hợp với vùng sinh thái của Hà Nội; Đã hình thành các vùng sản xuất CAQ khá tập trung và hiệu quả; 2.1.4.2. Khó khăn, hạn chế phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Việc mở rộng diện tích cũng nhƣ phát triển sản xuất cây ăn quả còn mang tính tự phát, chƣa theo một định hƣớng mang tính chiến lƣợc cho sản xuất hàng hoá và chƣa có quy hoạch định hƣớng phát triển; Trình độ công nghệ (kỹ thuật sản xuất, thu hái, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch còn yếu kém...) trong sản xuất CAQ còn nhiều bất cập, nhất là công nghệ đáp ứng cho nền sản xuất hàng hoá lớn, chất lƣợng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng còn thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 - Hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, vốn đầu tƣ cho sản xuất CAQ; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm; - Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán; chất lƣợng các sản phẩm còn nhiều hạn chế. - Cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn ở quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, chƣa hình thành các cơ sở chế biến và bảo quản sau thu hoạch; - Đất trồng CAQ của huyện Sóc Sơn có độ pH thấp, nghèo dinh dƣỡng nên đòi hỏi chế độ chăm sóc tốt hơn; - Huyện Sóc Sơn thuộc tiểu vùng cao trên đất đỏ vàng, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá phiến thạch và đất đỏ vàng trên đất phù sa cổ; có diện tích gò đồi lớn nhất thành phố Hà Nội (cũ), nên việc cung cấp nƣớc tƣới vào mùa khô gặp nhiều khó khăn; - Diện tích đất trồng CAQ phần lớn tập trung ở vùng gò đồi, đất dốc, cho nên nếu không có biện pháp kỹ thuật canh tác tốt sẽ gây xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng, môi trƣờng bị phá huỷ, tuổi thọ của cây ngắn, công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn; - Sâu bệnh nhiều do điều kiện khí hậu nóng ẩm, cây trái quanh năm xanh tốt nên sâu bệnh của CAQ cũng rất phức tạp, đa dạng và rất khó phòng trừ; - Công tác tiếp thị đầu ra của CAQ còn tồn tại hạn chế. Trong một vài năm qua, khi dân trồng CAQ có sản phẩm nhƣng không bán ra đƣợc. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để trồng CAQ diến ra chậm chạp. - Việc nhân tạo giống CAQ ở các cơ sở quốc doanh còn bị hạn chế, nên việc cung cấp giống CAQ còn chủ yếu do tƣ nhân đảm nhận và cung cấp nên chất lƣợng cây giống không đảm bảo; Cơ sở, dịch vụ sản xuất cây giống có chất lƣợng cao, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ cho việc sản xuất CAQ chƣa có; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 - Nhận thức của ngƣời lao động còn mang tập quán canh tác tự cung, tự cấp, chƣa theo kịp thời với cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần kinh tế. Lao động chủ yếu chƣa qua đào tạo do đó hạn chế việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thâm canh CAQ. 2.2. THỰC TRẠNG KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2.2.1. Thực trạng mô hình sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2.2.1.1. Tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả của huyện Sóc Sơn Trong những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Sóc Sơn đã phối hợp các ban ngành có liên quan mở rộng diện tích cây ăn quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện của hộ. Diện tích mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn tăng qua các năm. Diện tích năm 2007 tăng 62,5% so với năm 2006, tức tăng 15 ha; năm 2008 tăng 63% so với năm 2007, tức tăng 25 ha. Trong đó, diện tích cây bƣởi diễn tăng cao nhất, bình quân qua năm 2006-2008 là tăng 100%, nhãn lồng tăng bình quân năm 75%, sau là vải thiều tăng bình quân qua năm 2006-2008 là 44,2% (bảng 2.5). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số mô hình cây ăn quả trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2006-2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) 2007/ 2006 2008/ 2007 BQ 06-08 I. Diện tích 1. Vải thiều Ha 14.0 19.0 29.0 135.7 152.6 144.2 2. Nhãn lồng Ha 5.0 10.0 15.0 200.0 150.0 175.0 3. Bƣởi diễn Ha 5.0 10.0 20.0 200.0 200.0 200.0 II. Năng suất 1. Vải thiều Tạ/ha 64.0 69.0 78.9 107.8 114.3 111.1 2. Nhãn lồng Tạ/ha 105.0 110.0 120.0 104.8 109.1 106.9 3. Bƣởi diễn Tạ/ha 179.5 189.5 205.4 105.6 108.4 107.0 III. Sản lƣợng 1. Vải thiều Tấn 896.0 1,311.0 2,288.1 146.3 174.5 160.4 2. Nhãn lồng Tấn 525.0 1,100.0 1,800.0 209.5 163.6 186.6 3. Bƣởi diễn Tấn 897.5 1,895.0 4,108.0 211.1 216.8 214.0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Năng suất các loại CAQ trong mô hình tăng qua các năm, cây vải tăng bình quân qua năm 2006-2008 là 11,1 %, cây nhãn tăng bình quân qua năm 2006-2008 là 6,9 % cây bƣởi tăng bình quân qua năm 2006-2008 là 7 % (bảng 2.5). 2.2.1.2. Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha một số mô hình cây ăn quả ở huyện Sóc Sơn Để đạt đƣợc kết quả tốt trong quá trình sản xuất thì phải đầu tƣ, những khoản chi phí đó là: chi phí về lao động, chi phí vật chất... Đất trồng cây ăn quả của huyện Sóc Sơn đa phần có độ pH thấp, nghèo dinh dƣỡng nhƣng cây ăn quả vẫn sinh trƣởng và phát triển tốt, đặc biệt cây vải. Mức đầu tƣ bình quân cho 1ha cây ăn quả mô hình thời kỳ kinh doanh là 41.735.000 triệu đồng/ha. Yếu tố biến động, sai khác giữa các mức đầu tƣ chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 yếu do giá cây giống và mức đầu tƣ các loại phân bón, thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trƣởng. Bảng 2.6: Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha mô hình vải ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu ĐVT Thời kỳ KTCB Thời kỳ KD Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Chi phí vật tƣ 11.365 12.384 1. Giống Cây 333 15 4.995 2. Phân bón 6.370 8.784 - Phân hữu cơ kg 10.000 0,5 5.000 10.000 0,5 5.000 - Phân vô cơ: + Đạm kg 60 7 420 132 7 924 +Lân kg 100 3,5 350 200 3,5 700 + Kali kg 60 10 600 216 10 2.160 3. Thuốc BVTV lần 6 400 2.400 4. Thuốc kích thích lần 3 400 1.200 II. Công lao động công 33 50 1.665 554 50 27.700 III. Khấu hao 677 IV. Chi phí khác 500 500 Tổng chi phí 13.530 41.261 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Trong đó đầu tƣ chi phí cho 01 ha vải ở thời kỳ KTCB là 13.530.000 đồng, tập trung chủ yếu là chi phí vật tƣ là 11.365.000 đồng (phân bón và giống) (bảng 2.6). Tổng mức đầu tƣ cho 1 ha CAQ thời kỳ kinh doanh của cây vải là: 41.261.000 đồng, chủ yếu tập trung vào các khâu: Phân bón (8.784.000 đồng), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 công lao động (27.700.000 đồng), và một phần cho BVTV, thuốc kích thích sinh trƣởng (bảng 2.6). Bảng 2.7: Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha mô hình nhãn ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu ĐVT Thời kỳ KTCB Thời kỳ KD Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Chi phí vật tƣ 11.365 9.450 1. Giống Cây 333 15 4.995 2. Phân bón 6.370 5.450 - Phân hữu cơ kg 10.000 0,5 5.000 4.680 0,5 2.340 - Phân vô cơ: + Đạm kg 60 7 420 234 7 1.638 Lân kg 100 3,5 350 109 3,5 382 + Kali kg 60 10 600 109 10 1.090 3. Thuốc BVTV lần 6 400 2.400 4. Thuốc kích thích lần 4 400 1.600 II. Công lao động công 33 50 1.665 554 50 27.700 III. Khấu hao 677 IV. Chi phí khác 500 500 Tổng chi phí 13.530 38.326 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tổng mức đầu tƣ chi phí cho 01 ha nhãn ở thời kỳ KTCB là 13.530.000 đồng, tập trung chủ yếu là chi phí vật tƣ là 11.365.000 đồng (phân bón và giống) (bảng 2.7). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Tổng mức đầu tƣ cho 1 ha CAQ thời kỳ kinh doanh của cây nhãn là: 38.326.000 đồng, chủ yếu tập trung vào các khâu: Phân bón (5.450.000 đồng), công lao động (27.700.000 đồng), và một phần cho BVTV, thuốc kích thích sinh trƣởng (bảng 2.7). Bảng 2.8: Tình hình đầu tƣ chi phí cho 1 ha mô hình bƣởi diễn ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu ĐVT Thời kỳ KTCB Thời kỳ KD Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Chi phí vật tƣ 18.865 16.166 1. Giống Cây 833 15 12.495 2. Phân bón 6.370 12.166 - Phân hữu cơ kg 10.00 0 0,5 5.000 13.850 0,5 6.925 - Phân vô cơ: + Đạm kg 60 7 420 183 7 1.281 +Lân kg 100 3,5 350 277 3,5 970 + Kali kg 60 10 600 299 10 2.990 3. Thuốc BVTV lần 6 400 2.400 4. Thuốc kích thích lần 4 400 1.600 II. Công lao động công 83 50 4.165 554 50 27.700 III. Khấu hao 1.177 IV. Chi phí khác 500 500 Tổng chi phí 23.530 45.542 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Tổng mức đầu tƣ chi phí cho 01 ha bƣởi ở thời kỳ KTCB là 23.530.000 đồng, tập trung chủ yếu là chi phí vật tƣ là 18.865.000 đồng (phân bón và giống) (bảng 2.8). Tổng mức đầu tƣ cho 1 ha CAQ thời kỳ kinh doanh của cây bƣởi là: 45.542.000 đồng, chủ yếu tập trung vào các khâu: Phân bón (12.166.000 đồng), công lao động (27.700.000 đồng), và một phần cho BVTV, thuốc kích thích sinh trƣởng (bảng 2.8). Tóm lại, mức đầu tƣ chi phí cho mô hình sản xuất CAQ tƣơng đối l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10LV_09_KTampQTKD_KTNN_NGUYEN THI THU PHUONG.pdf
Tài liệu liên quan