Luận văn Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Tài liệu Luận văn Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: LUẬN VĂN: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chưa bao giờ vấn đề văn hóa lại thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế như thời gian gần đây. Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa và vai trò ngày càng tăng của nó trong thế giới hiện đại đang đặt ra hàng loạt vấn đề cấp bách cho nghiên cứu khoa học về văn hóa. Mặt khác, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về văn hóa đã đem lại những khả năng to lớn cho con người trong việc nhận thức sâu sắc và toàn diện về văn hóa. Một nhà khoa học Mỹ - P. Smith đã từng nói: Khả năng hiểu biết văn hóa trở nên một phần thiết yếu của bổn phận làm một công dân tốt. Và chính lý thuyết văn hóa đã cung cấp cho chúng ta một nguồn quan trọng giúp ta thực hiện được điều này. Lý thuyết văn hóa cung cấp cho chúng ta những mẫu hình cơ bản, các khái niệm có thể áp dụng được trong đời sống cá nhân, đời sống tập thể và trí tuệ chúng ta [52, tr.3]. Đối với nước ta...

pdf93 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chưa bao giờ vấn đề văn hóa lại thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế như thời gian gần đây. Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa và vai trò ngày càng tăng của nó trong thế giới hiện đại đang đặt ra hàng loạt vấn đề cấp bách cho nghiên cứu khoa học về văn hóa. Mặt khác, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về văn hóa đã đem lại những khả năng to lớn cho con người trong việc nhận thức sâu sắc và toàn diện về văn hóa. Một nhà khoa học Mỹ - P. Smith đã từng nói: Khả năng hiểu biết văn hóa trở nên một phần thiết yếu của bổn phận làm một công dân tốt. Và chính lý thuyết văn hóa đã cung cấp cho chúng ta một nguồn quan trọng giúp ta thực hiện được điều này. Lý thuyết văn hóa cung cấp cho chúng ta những mẫu hình cơ bản, các khái niệm có thể áp dụng được trong đời sống cá nhân, đời sống tập thể và trí tuệ chúng ta [52, tr.3]. Đối với nước ta, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, rất nhiều vấn đề bức xúc trên lĩnh vực văn hóa đang đặt ra đòi hỏi lực lượng nghiên cứu văn hóa phải có trách nhiệm giải đáp. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ năm khoá VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã mở ra một bước mới cho công tác nghiên cứu văn hóa. Đồng thời, nhiệm vụ đặt trên vai đội ngũ nghiên cứu văn hóa càng nặng hơn. Đó là: vừa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, vừa định hướng phát triển và dự báo tương lai, góp phần thực hiện mục tiêu văn hóa mà Đảng ta đã khẳng định. Nhiệm vụ to lớn đó không chỉ tác động đến tình hình văn hóa của những năm đổi mới mà còn ảnh hưởng của cả tiến trình vận động lâu dài của văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết của Đảng cũng đã chỉ ra những hạn chế trên phương diện nghiên cứu lý luận văn hóa: Công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong quá trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế... [18, tr.23]. Do đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận văn hóa để đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển đất nước là vấn đề đang đặt ra hiện nay. Bên cạnh việc tiếp thu các thành tựu các lý thuyết văn hóa của thế giới đương đại thì việc khai thác những kết quả nghiên cứu văn hóa trong nước từ trước đến nay rất có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu hiện nay. Những kết quả này gắn liền với thế kỷ XX - thế kỷ đánh dấu những bước chuyển to lớn của văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nửa thế kỷ nghiên cứu văn hóa với nhiều giai đoạn khác nhau đã tạo nên một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu. Cho đến nay, các kết quả này được đề cập đến chủ yếu thông qua những phương diện sau: Thứ nhất là các công trình sưu tập, biên soạn tác phẩm, các bài viết về văn hóa theo những chủ đề nhất định. Có thể kể đến cuốn sách Luận về Quốc học (nghiên cứu và cảo luận) do Trung tâm Quốc học biên soạn, tập hợp những bài viết từ đầu thế kỷ cho đến năm 1945 về văn hóa dân tộc. Trên cơ sở nghiên cứu các bài viết đăng trên tạp chí Nam Phong từ năm 1917 đến năm 1934, tác giả Phạm Thị Ngoạn trong cuốn sách Tìm hiểu về Nam Phong tạp chí dành một chương Nền văn hóa Quốc gia để tổng luận những vấn đề liên quan đến văn hóa. Mới đây, nhà xuất bản Lao động đã cho ra cuốn sách “Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX” gồm 2 tập, tập hợp những bài viết xung quanh các cuộc tranh luận lớn đầu thế kỷ XX về văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều bài viết trực tiếp đề cập đến văn hóa. Thứ hai là những công trình đề cập đến một xu hướng lý luận văn hóa cụ thể. Đó là các cuốn sách nghiên cứu về “Đề cương văn hóa Việt Nam” như: 50 năm Đề cương văn hóa Việt Nam - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1995 60 năm Đề cương văn hóa với văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay- Đỗ Thị Minh Thúy - Nxb Văn hóa thông tin, 2003 Thứ ba là các công trình khái quát những thành tựu nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam. Trong “Hành trình vào văn hóa học”, tác giả Bùi Quang Thắng đã tổng quan về tình hình nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam. Theo tác giả, những thành tựu trong nghiên cứu văn hóa ở nước ta được thể hiện ở các lĩnh vực sau: - Lý luận và lịch sử văn hóa - Các nghiên cứu Dân tộc chí, Dân tộc học, Nhân học - Các nghiên cứu văn hóa dân gian - Các nghiên cứu tâm lý học - Các nghiên cứu xã hội học Tác giả Nguyễn Chí Bền, trong bài “Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, trước thềm thế kỷ XXI, mấy suy nghĩ”, đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam. Đó là sự ra đời công trình nghiên cứu văn hóa đầu tiên của Việt Nam theo hướng văn hóa học - Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên. Theo tác giả, đây là các công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Tác giả cũng đã đề cập đến sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam như một sự kiện quan trọng mở ra những hướng mới trong công tác nghiên cứu văn hóa các giai đoạn sau này. Như vậy, những công trình trên đây hoặc là tập hợp tư liệu, hoặc là có điểm qua những kết quả nghiên cứu lý luận văn hóa (theo nghĩa rộng) ở nước ta đầu thế kỷ XX một cách khái quát, sơ lược. Mặc dù đã có nhiều tác giả đưa ra những nhận xét về tình hình nghiên cứu lý luận văn hoá ở các giai đoạn khác nhau, nhưng đến nay chưa có công trình nào đi vào tổng kết, hệ thống hoá và đánh giá sự phát triển nhận thức lý luận văn hoá ở nửa đầu thế kỷ XX. Kế thừa những thành tựu này, luận văn sẽ tiếp tục khảo sát, phân tích đánh giá về vấn đề trên cùng với mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn cảnh sự phát triển nhận thức này, tạo tiền đề để chúng ta suy nghĩ tiếp về tình hình văn hoá ở thế kỷ XXI. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài  Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm về văn hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945, luận văn khẳng định sự vận động, phát triển trong nhận thức về văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu văn hóa hiện nay.  Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về lý luận văn hóa ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với các xu hướng nghiên cứu lý luận văn hóa. - Chỉ ra tính quy luật của sự vận động trong nhận thức về văn hóa ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Bước đầu rút ra ý nghĩa của những kết quả này đối vớí công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay.  Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu những quan điểm về lý luận văn hóa trong các sách, báo, tạp chí của các tác giả Việt Nam và trong các công trình dịch thuật ở Việt Nam từ đầu thế kỷ đến năm 1945. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, luận văn không khảo cứu các lý thuyết văn hóa trong các công trình dân tộc học, lịch sử văn hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử và kết hợp phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê tư liệu và so sánh, phương pháp chuyên gia… để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn. 5. Đóng góp mới về khoa học Lần đầu tiên, luận văn tập trung hệ thống hóa những quan điểm về văn hóa ở nư- ớc ta trong nửa đầu thế kỷ XX, trên cơ sở đó khái quát xu hướng vận động của những quan điểm này, đồng thời rút ra ý nghĩa đối với việc phát triển nghiên cứu lý luận văn hóa ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chư- ơng 8 tiết. Chương 1 Cơ sở hình thành những nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ đến năm 1945 1.1. Lý luận văn hóa - bộ môn chính của khoa học nghiên cứu văn hóa 1.1.1. Văn hóa và các khoa học nghiên cứu văn hóa Trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc, văn hóa là một trong những từ phức tạp nhất, có nhiều nghĩa nhất. Thuật ngữ “văn hóa” về mặt từ vựng được dịch từ thuật ngữ “culture” của Anh - Pháp. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng La-tinh “colere” sau chuyển thành “cultura” có nghĩa là cày cấy, vun trồng. Về sau từ "cultura" chuyển từ nghĩa trồng trọt cây cối sang thành vun trồng tinh thần, trí tuệ. ở Trung Hoa nghĩa gốc Hán học của từ “văn” là cái đẹp, vẻ đẹp do màu sắc tạo ra, “Văn hóa” là làm cho trở nên đẹp, trở nên sáng. Cùng với thời gian, số lượng các định nghĩa về văn hóa không ngừng tăng. Ngay từ năm 1952, C. Kluckholn và A. Kroeber, hai nhà văn hóa học Mỹ đã thống kê “có 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa” [70, tr.10], ngày nay con số đó vượt xa rất nhiều. Thực tế cho thấy, không thể tìm ra được một định nghĩa duy nhất, tuyệt đối chính xác, là chuẩn mực chung cho văn hóa, bởi tính phức tạp của nó. Cho nên, các định nghĩa khác nhau về văn hóa ra đời với tính chất là hệ quả tất yếu của tính phức tạp nói trên. Khi thấy cần phải giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, trong một hoàn cảnh nhận thức mới xuất hiện, các nhà nghiên cứu văn hóa lại đưa ra các quan niệm mới làm cho các định nghĩa ngày càng nhiều thêm. Nhưng cho dù các định nghĩa đó phong phú thế nào đi chăng nữa thì tựu trung lại, văn hóa có thể được hiểu ở các khía cạnh sau: Văn hóa là cái phân biệt giữa con người với động vật, chỉ có văn hóa ở con người mà không có văn hóa ở động vật. Như vậy, văn hóa là phạm trù chỉ thuộc tính của loài người. Văn hóa là dấu hiệu đặc trưng cho xã hội loài người (dấu hiệu để phân biệt xã hội này với xã hội khác, dân tộc này với dân tộc khác) Văn hóa là cái không thể kế thừa theo con đường sinh học mà phải do học tập mà có. Văn hóa thường gắn với các ý niệm (thế giới tinh thần) Văn hóa được truyền đạt dưới dạng biểu tượng. Trong luận văn này, văn hóa được hiểu là lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Thuộc về lĩnh vực tinh thần, văn hóa ra đời từ khi con người xuất hiện trên trái đất này. Tuy nhiên cũng như nhiều hiện tượng khác, mãi đến sau này nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu riêng biệt của khoa học, khi có hàng loạt những tiền đề cho sự ra đời của các khoa học văn hóa. Một là, sự biến chuyển sâu sắc của đời sống chính trị - xã hội và tinh thần ở châu Âu thế kỷ XVIII, XIX gắn liền với việc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và phát triển. Những quan hệ kinh tế tư bản đã quy định những yếu tố cơ bản của văn hóa thời kỳ này. Hàng loạt các vấn đề văn hóa mới nảy sinh, niềm tin, hệ giá trị, đạo đức trong xã hội trung cổ tan rã nhanh chóng bởi quá trình công nghiệp hóa và kinh tế thị trường, làm cho đời sống văn hóa xã hội có những xáo động, bất ổn. Các khoa học văn hóa ra đời để nghiên cứu những biến chuyển trong lĩnh vực văn hóa nhằm phục vụ cho sự ổn định xã hội, giữ gìn truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, tránh sự nghèo nàn về văn hóa của các dân tộc. Hai là, với các phát kiến địa lý vĩ đại, châu Âu đã phát hiện ra nhiều vùng đất mới, “như vừa thức tỉnh từ giấc mơ trung cổ cả một thế giới mới được mở ra chứa đầy sự đa dạng của các hình thức văn hóa và những đặc biệt của lối sống” [7, tr.10]. Sau đó là công cuộc chinh phục các nước thuộc địa được mở rộng từ châu á sang châu Phi đã đem lại kho tư liệu dân tộc học hết sức phong phú. Đồng thời, quá trình đó đã sản sinh ra nhu cầu nghiên cứu văn hóa của các dân tộc này nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác thuộc địa. Ba là, hàng loạt những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học lịch sử, khảo cổ, địa lý…ra đời trong giai đoạn này đã tác động mạnh mẽ đến những nhận thức, quan niệm về văn hóa, là cơ sở cho sự ra đời của nhiều lý thuyết văn hóa nổi tiếng. Tiêu biểu là học thuyết tiến hóa của Ch. Đácuyn, học thuyết đã xóa đi ranh giới giữa các giống loài mà coi đó là kết quả sự phát triển liên tục của tự nhiên. Tư tưởng này đã được các nhà nghiên cứu văn hóa xem xét trong quá trình phát triển của văn hóa và xã hội loài người. Đó là cội nguồn cho sự ra đời của các lý thuyết tiến hóa luận về văn hóa với các tên tuổi như L.M.Morgan, E.B.Taylor… Những điều kiện trên đây đã đưa đến kết quả là sau hàng nghìn năm tồn tại của văn hóa, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các khoa học về văn hóa mới “phát triển nở rộ”. Văn hóa trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như: khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn hóa học…Dưới đây là những nét khái quát của một số ngành khoa học nghiên cứu văn hóa. Dân tộc học, hiểu theo nghĩa gốc do tiếng ethous - tộc và grapho miêu tả, ghi chép ghép lại, trở thành một khoa học độc lập ở giữa thế kỷ XIX dựa trên những thành tựu của tri thức tự nhiên với sự phát triển của học thuyết Tiến hóa do J. B. Lamac, Ch. Đácuyn sáng lập. Học thuyết này đã đặt cơ sở lý luận cho dân tộc học. Sử dụng các quy tắc của thuyết Tiến hóa, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu xã hội nguyên thủy và văn hóa nhân loại, trong số đó phải kể đến vai trò hàng đầu của các nhà sáng lập ra dân tộc học là L.G Moocgan, I. Bacophen, E. Tylor. EB.Tylor gọi ngành khoa học này là tộc người học với đối tượng là văn hóa các dân tộc sơ khai. Trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”, ông đã chỉ ra nhiệm vụ của dân tộc học là: Từ những hiện tượng văn hóa ở những xã hội con người khác nhau “nghiên cứu những yếu tố chung làm cơ sở cho chúng, là đối tượng thuận tiện để nghiên cứu các quy luật tư duy và hoạt động của con người” [57, tr.84], trong đó ông đặc biệt chú ý tới sự so sánh các bộ lạc còn trong trạng thái dã man, lạc hậu với văn hóa của các dân tộc tiên tiến. Nghiên cứu văn hóa các dân tộc phải chia nó thành những bộ phận hợp thành và xếp loại những bộ phận đó nhằm mục đích phân bố chúng về mặt địa lý hay lịch sử và vạch ra những quan hệ của chúng với nhau. Nghiên cứu những nguyên nhân đẻ ra các hiện tượng văn hóa và các quy luật chi phối chúng - trước hết cần phải xây dựng càng có hệ thống càng tốt một sơ đồ phát triển văn hóa theo những hướng khác nhau. Bằng cách so sánh các giai đoạn văn hóa khác nhau ở những xã hội nào đó trong lịch sử, đối chiếu chúng với những tài liệu khảo cổ học nằm trong các di tích văn hóa của những bộ lạc tiền sử. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX xuất hiện các trường phái dân tộc học phê phán thuyết tiến hóa, chống lại nguyên lý của phương pháp lịch sử trong dân tộc học, tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng dân tộc học. Các nhà khoa học thuộc trường phái này thừa nhận khuếch tán như là yếu tố cơ bản trong sự phát triển văn hóa. Văn hóa được coi là một tổng thể các hiện tượng không lặp lại, đơn nhất. Trường phái dân tộc học Xôviết quan niệm dân tộc học là “bộ môn khoa học lịch sử, chủ yếu dùng phương pháp trực tiếp quan sát để nghiên cứu sinh hoạt và phong tục tập quán, sự phân bố và quan hệ văn hóa và lịch sử của các dân tộc trên thế giới” [13, tr.3]. Đối tượng của nó là nghiên cứu nguồn gốc dân tộc, nghiên cứu lịch sử hình thành các đặc điểm văn hóa và sinh hoạt dân tộc, lịch sử phân bố và di cư các dân tộc. Ngày nay, dân tộc học đã có những bước phát triển mới, tuy còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nhiều nhà dân tộc học trên thế giới đã đi đến nhận thức chung về đối tượng của dân tộc học là “tất cả các dân tộc, dù ở thang bậc phát triển thấp hay cao, thiểu số hay đa số, đã tồn tại trong quá khứ hay là đang tồn tại hiện nay” [23, tr.8]. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và với các nội dung nghiên cứu phong phú và đa dạng nhất được các nhà dân tộc học đặc biệt quan tâm là nghiên cứu các đặc trưng sinh hoạt - văn hóa truyền thống và hiện đại, vạch ra cho được diện mạo của tộc người, không phải chỉ có các đặc trưng phân biệt nó, mà cả các đặc điểm chung với các tộc người khác. Đó là hàng loạt những đặc trưng thuộc lĩnh vực văn hóa: nếp sống cổ truyền như nhà cửa truyền thống, thành phần thức ăn, tập quán của đời sống gia đình, hôn nhân và các phong tục, trong các hành vi hàng ngày của các thành viên. Đối với đặc thù tộc người của các dân tộc hiện đại là sự xuất hiện của những truyền thống mới trong khuôn khổ của đời sống văn hóa hàng ngày như văn hóa tinh thần nghề nghiệp. Như vậy, dân tộc học đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu một trong những khía cạnh cơ bản của toàn bộ lịch sử văn hóa nhân loại, nó đóng vai trò quan trọng trong sự tái tạo lại lịch sử văn hóa của các giai đoạn phát triển sớm của xã hội. Cho nên có thể nói rằng, dân tộc học là một bộ môn khoa học về nghiên cứu văn hóa. Trong nghiên cứu các vấn đề hiện đại, công việc của các nhà dân tộc học có liên hệ chặt chẽ tới xã hội học, cả hai bộ môn này đều quan tâm đến một số hay nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu về những con người trong mối tương quan với những con người khác. Nó đã tiếp nhận từ dân tộc học nhiều khái niệm như thể chế, các hệ thống xã hội - cơ cấu xã hội, chuẩn mực, giá trị, biểu tượng… để hoàn thiện bộ khung khái niệm của mình. Ngay từ khi mới ra đời, những người sáng lập ra nó đã hết sức chú trọng đến văn hóa. A. Comte - cha đẻ của khoa học này đã nhấn mạnh rằng: quan niệm đời sống xã hội như một quá trình phát triển tự nhiên và hợp quy luật khách quan nhưng đồng thời cũng là thể thống nhất về tinh thần và văn hóa. Ông đã xác định nhiệm vụ của xã hội học trước hết phải tập trung phân tích các quy luật vận động và phát triển của văn hóa. Một nhà xã hội học nổi tiếng là Max Weber cũng đã có nhiều công sức để xây dựng môn xã hội học văn hóa. Trong các tác phẩm của mình, Max Weber đã phân tích một cách sâu sắc sự thâm nhập lẫn nhau giữa các yếu tố văn hóa và xã hội, qua đó chỉ ra ảnh hưởng to lớn của tư tưởng đến sự biến đổi và phát triển của xã hội. Max Weber quan niệm rằng xã hội học chính là khoa học về văn hóa. Đóng góp cho sự ra đời của xã hội học văn hóa còn có người sáng lập ra chủ nghĩa Mác. Các Mác xem các phương diện tinh thần và văn hóa như tôn giáo, luật pháp, triết học, nghệ thuật… với tư cách là kiến trúc thượng tầng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng - những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Đồng thời, kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối, có vai trò tích cực trong quá trình kinh tế - xã hội, tác động đến mọi mặt của quá trình đó. Tư tưởng về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Mác có ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên cứu xã hội học văn hóa, nó giúp cho việc “đặt ra và giải quyết một cách khoa học các vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội” [24, tr.36]. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn còn tranh luận về sự tồn tại của xã hội học văn hóa, ngành khoa học này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên con đường xác lập cho mình một vị trí bình đẳng với các bộ môn khác của xã hội học. Nhưng có một thực tế là không có một cuốn sách xã hội học nào lại không có những chương, những mục, những phần bàn về văn hóa. Kể từ khi xã hội học mới ra đời, văn hóa đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nó. Với nhiệm vụ “xem xét cấu trúc và hoạt động của văn hóa trong mối liên hệ với các cơ cấu, thiết chế xã hội và được áp dụng đối với các tình huống lịch sử cụ thể” [48, tr.80], xã hội học văn hóa đã tự khẳng định là một chuyên ngành của xã hội học. Những kết quả nghiên cứu mà nó đem lại ngày càng có ý nghĩa và đóng góp quan trọng cho các khoa học xã hội và nhân văn. Dựa trên những thành tựu của các môn khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, xã hội học và tâm lý học so sánh, một bộ môn khoa học về “sự phát triển của con người dưới hình thức những nền văn hóa của các nhóm dân tộc khác nhau” ra đời, đó chính là nhân học văn hóa. Nhân học văn hóa ra đời khi mà các nhà khoa học nhận ra rằng không thể dùng những yếu tố như chủng tộc hay sinh học để giải thích nguyên nhân khác nhau về trang phục, ngôn ngữ, tín ngưỡng… của con người trên thế giới. Phải có một cái gì tạo nên những sự khác biệt này, đó chính là văn hóa - những hành vi và quan niệm con người học hỏi với tư cách là thành viên của xã hội. Nhân học văn hóa tiếp thu những tài liệu do dân tộc học đem lại về: hoàn cảnh địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, đặc điểm nhân chủng, phương thức sản xuất, cái ăn, cái mặc, cái ở, cách cư trú, tín ngưỡng, lễ nghi tập tục những biểu hiện có tính nghệ thuật, mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, những chuẩn mực trong hành vi, cung cách ứng xử… Trên cơ sở đó, các nhà nhân học văn hóa so sánh phân tích các thiết chế xã hội chủ yếu (chính trị và kinh tế, tín ngưỡng, pháp lý, hôn nhân, sinh đẻ), tiến hành tổng hợp xã hội học, giải thích nguyên nhân giống nhau và khác nhau, mức độ ổn định trong sự phát triển văn hóa của các nhóm dân tộc. Như vậy, nhân học văn hóa là kết quả của sự giao thoa giữa dân tộc học và xã hội học. Nếu như xã hội học đã tiếp nhận những khái niệm của dân tộc học thì đến nhân học văn hóa lại kế thừa những khái niệm của xã hội học làm công cụ cho quá trình khái quát hóa, tổng hợp của mình. Điều này giúp cho các nhà nhân học văn hóa đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu bước khởi đầu quá trình biến đổi, phát triển của văn hóa, sự khác biệt về mặt văn hóa giữa các dân tộc, khu vực, quốc gia và các loại hình văn hóa khác nhau. Những hoạt động mà các nhà nhân học văn hóa đã tiến hành đóng góp quan trọng đối với việc xây dựng cơ sở lý thuyết của sự hình thành bộ môn văn hóa học. Trước yêu cầu phải có cách nhìn toàn diện đối với một đối tượng phức tạp như văn hóa, phải có “kiến thức đồng bộ, tư duy tổng hợp và phương pháp tiếp cận liên ngành trên cơ sở tích hợp các dữ liệu của nhiều khoa học”[61, tr.5], văn hóa học đã ra đời. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1909 do W. Ostwld đề xướng. Xuất phát từ quan niệm cho rằng văn hóa là những gì phân biệt con người với động vật, hoạt động văn hóa là hoạt động chỉ con người mới có, nhà triết học Đức đưa ra khái niệm văn hóa học là “khoa học về các hoạt động văn hóa, tức là hoạt động đặc biệt của con người”[70, tr.9]. Nhưng phải đến L.A. White (1900 - 1975) nhà nhân học người Mỹ, văn hóa học mới thực sự có bước phát triển với những tác phẩm nghiên cứu về văn hóa như “Khoa học về văn hóa”, “Sự tiến hóa của văn hóa”, “Khái niệm văn hóa”. Với những công trình lý luận này, ông đã “đặt cơ sở cho văn hóa học với tính cách là một khoa học độc lập, lý giải văn hóa như một hệ thống toàn vẹn, làm rõ phạm vi, nguyên tắc và đối tượng nghiên cứu của văn hóa học” [70, tr.10]. Văn hóa học, theo L.A. White, là một “chuyên ngành của nhân học trong đó xử lý văn hóa (các thiết chế, các công nghệ, các hệ tư tưởng) với tính cách một lớp riêng biệt các hiện tượng được tổ chức theo các nguyên tắc riêng biệt và ứng xử theo các quy luật riêng biệt của nó” [70, tr.19]. Tuy nhiên, cũng như khái niệm văn hóa, xung quanh văn hóa học vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện tính chất không thuần nhất của bộ môn khoa học này. V.M. Megiuep, nhà khoa học Nga đã phủ định tư cách khoa học của văn hóa học: Có lẽ sẽ sai lầm nếu hiểu văn hóa học là một khoa học nào đó đã dứt khoát hình thành cùng với ranh giới đã được tách biệt rõ ràng của một bộ môn khoa học với một hệ thống tri thức đã hoàn toàn hình thành. Văn hóa học thực ra là một tên gọi chung để chỉ cả một tổ hợp các khoa học khác nhau, nghiên cứu hành vi văn hóa của con người và của cộng đồng người ở các giai đoạn tồn tại lịch sử khác nhau của họ [48, tr.78]. Trong khi đó, V.M. Rôđin lại quan niệm “Văn hóa học là một bộ môn khoa học tương đối mới, nó nghiên cứu, thứ nhất văn hóa nói chung, thứ hai các hiện tượng văn hóa riêng biệt (văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, lối sống, nghệ thuật, tôn giáo, gia đình” [48, tr.66]. Xuất phát từ ba định hướng nhận thức cơ bản về văn hóa: triết hoc, lịch sử, lý luận, ông đã chia văn hóa học thành các bộ phận là triết học, lịch sử văn hóa và khoa học về văn hóa. Cũng một nhà nghiên cứu văn hóa Nga khác, A.A. Radughin cho rằng: Văn hóa học - môn khoa học nghiên cứu sự ra đời và phát triển của văn hóa nói chung, có tham vọng nghiên cứu văn hóa trong bản chất cũng như trong toàn bộ các biểu hiện của nó, bao gồm cả lý thuyết và lịch sử văn hóa. Văn hóa học khái quát các nỗ lực của nhiều ngành khác nhau nhằm tạo nên cơ sở lý thuyết chung, tìm ra những quy luật tổng quát sự hình thành, phát triển và vận hành của văn hóa [45, tr. 570]. Trên cơ sở coi văn hóa là tất cả những gì nhân tạo, đồng nhất với hoạt động con người, với tồn tại, V.A. Kutyrev cho rằng: văn hóa học là học thuyết chung về thế giới. Nó bao gồm văn hóa học lý luận và lịch sử (văn hóa học lý thuyết) và văn hóa học ứng dụng. ở Việt Nam, mặc dù văn hóa học mới được đề cập đến nhưng nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn hóa. Trong cuốn sách “Từ văn hóa đến văn hóa học” GS Phạm Đức Dương xác định đối tượng của văn hóa học là thế giới biểu tượng. GS Trần Ngọc Thêm với các góc độ khác nhau chia văn hóa học thành các phân môn: Lịch sử văn hóa, Địa văn hóa, Văn hóa học đại cương, Cơ sở văn hóa. GS Đặng Đức Siêu quan niệm văn hóa học tương ứng với các phân môn: Văn hóa học lý thuyết, Văn hóa học lịch sử và Văn hóa học ứng dụng. Như vậy, có thể nói rằng đang tồn tại nhiều lý luận về văn hóa và quan niệm về văn hóa học là không thuần nhất. Đúng như một nhà văn hóa học đã từng nhận định “Không có một văn hóa học, có bao nhiêu nhà văn hóa học lớn thì cũng có bấy nhiêu lý luận văn hóa, mỗi khuynh hướng văn hóa học độc đáo đều quy định cách tiếp cận và đối tượng của mình” [45, tr.66]. Trong điều kiện đó, chúng tôi lựa chọn quan niệm chia văn hóa học thành một số ngành là văn hóa học lý thuyết (lý luận văn hóa), văn hóa học lịch sử và văn hóa học ứng dụng. Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, chúng tôi sử dụng lý luận văn hóa làm khái niệm công cụ để tiếp cận với những nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945. 1.1.2. Lý luận văn hóa và đối tượng nghiên cứu của nó Lý luận, có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp theoria có nghĩa là quan sát, nghiên cứu. Theo Từ điển triết học do M.Rôđentan và P.Iuđin chủ biên thì lý luận được hiểu theo 3 nghĩa: Thứ nhất: hệ thống tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tri thức. Thứ hai: kinh nghiệm của loài người đã được khái quát. Thứ ba: sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy được trong quá trình lịch sử [47, tr.526] GS. TS Tô Duy Hợp dưới góc độ lôgic học đã nêu lên kết cấu của lý luận:  Kết cấu giản đơn của lý luận : lý luận được cấu tạo từ hai bộ phận chủ yếu là cơ sở lý luận bao gồm các nguyên lý và các khái niệm cơ bản; cơ thể lý luận bao gồm các hệ quả, định lý, quy luật rút ra một cách trực tiếp hay gián tiếp nhờ suy lý hợp lôgic từ cơ sở lý luận nói trên.  Kết cấu phức tạp, hoàn chỉnh của lý luận bao gồm: Lịch sử của lý luận, tức là lịch sử hình thành và phát triển của lý luận ấy. Logic của lý luận phản ánh lịch sử và logic đối tượng gồm có hai thành phần chủ yếu: Lý luận tổng quát, tổng hợp về đối tượng, tái hiện lịch sử và logíc chung của đối tượng bằng tư duy lý luận khái quát nhất. Các lý thuyết chuyên biệt về đối tượng, tái hiện lịch sử và logic các khía cạnh, bộ phận khác nhau của đối tượng ấy. Trên cơ sở những nhận thức chung này, GS Tô Duy Hợp đã vận dụng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, coi lý luận văn hóa như một ngành khoa học độc lập theo kết cấu lôgic chung của khoa học và của lý luận khoa học như trên. Tác giả đã đưa ra 4 cấp độ sau đây trong lý luận văn hóa : Khái niệm sơ bộ về văn hóa. Tiếp cận đa bộ môn nhằm làm sáng tỏ từng khía cạnh bản chất của văn hóa. Đi từ trừu tượng đến cụ thể nhằm xây dựng lý thuyết khoa học tổng quát, tổng hợp, tái hiện toàn bộ biện chứng đối tượng (tái hiện toàn bộ mâu thuẫn, bản chất, hệ thống quy luật của văn hóa ) Tiếp cận liên ngành khoa học, mở rộng việc tái hiện toàn bộ bản chất văn hóa như nó vốn có, như cái nó khác và như cái khác của nó, nhờ đó mà đi sâu hơn bản chất của nó [69, tr.114]. Trong cuốn sách lý luận văn hóa đầu tiên của Liên Xô “Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin”, các nhà khoa học Xôviết đã xác định: lý luận văn hóa nghiên cứu những quy luật của quá trình phát triển văn hóa tinh thần nhờ các khái niệm và phạm trù khoa học đặc trưng cho các khía cạnh và yếu tố khác nhau của nó [5, tr.14]. GS Hoàng Vinh quan niệm lý luận văn hóa là môn học nghiên cứu những vấn đề mang tính quy luật trong sự nghiệp xây dựng văn hóa. Đó là quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa - những yếu tố chức năng tạo nên đời sống văn hóa của một cộng đồng xã hội. Cũng theo GS Hoàng Vinh “Lý luận văn hóa là một tập hợp khái niệm, đặt trong một cấu trúc xác định, nhờ hệ khái niệm đó con người có thể nắm bắt hiện thực văn hóa - xã hội, gần đúng với sự tồn tại khách quan của nó” [71, tr.24]. Trong các cuốn sách về văn hóa đã xuất bản ở nước ta có đề cập đến lý luận văn hóa như: Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay… các tác giả ít đề cập đến khái niệm lý luận văn hóa. Nhưng thông qua việc trình bày nội dung phần lý luận văn hóa, có thể khái quát những vấn đề mà lý luận văn hóa đề cập đến là: Khái niệm văn hóa, mối quan hệ của khái niệm này với một số khái niệm liên quan. Nguồn gốc của văn hóa Cấu trúc và chức năng của văn hóa Các quy luật vận động của văn hóa Trên cơ sở những nghiên cứu trên đây, có thể hiểu lý luận văn hóa theo hai nghĩa: Nghĩa rộng, lý luận văn hóa bao gồm toàn bộ những tri thức về văn hóa được khái quát thông qua quá trình nghiên cứu văn hóa. Nói một cách khác, đó là thành quả của các khoa học nghiên cứu văn hóa như dân tộc học, xã hội học văn hóa, nhân học văn hóa, văn hóa học… Nghĩa hẹp, lý luận văn hóa là một phân môn của văn hóa học đi sâu vào bản thể của văn hóa, tìm hiểu bản chất của văn hóa thông qua hệ thống các khái niệm, quy luật vận động, phát triển của văn hóa. Như vậy, đối tượng của lý luận văn hóa (luận văn đề cập đến) là văn hóa ở khía cạnh bản chất và sự vận động của nó. Do đó, nhiệm vụ của lý luận văn hóa là nghiên cứu bản chất văn hóa thông qua việc làm rõ: Khái niệm văn hóa Nguồn gốc của văn hóa Các quy luật vận động, phát triển của văn hóa Từ những đặc điểm của lý luận văn hóa, có thể thấy mối quan hệ của lý luận văn hóa với các bộ môn khoa học văn hóa khác. Điểm chung của các khoa học này là đều lấy văn hóa làm đối tượng nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, ở mỗi bộ môn tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà có cách tiếp cận văn hóa khác nhau. Dân tộc học và nhân học văn hóa dựa trên việc thu thập và phân tích tư liệu, so sánh một cách hệ thống về văn hóa của các xã hội và các thời đại khác nhau. Xã hội học văn hóa xem xét cấu trúc và hoạt động văn hóa trong mối liên hệ với các cơ cấu, thiết chế xã hội và được áp dụng đối với những tình huống lịch sử cụ thể. Ngay cả đối với các phân môn của văn hóa học, lý luận văn hóa cũng có những điểm khác. Lịch sử văn hóa khảo sát tiến trình văn hóa của một dân tộc theo thời gian, theo từng giai đoạn lịch sử với các tình tiết và sự kiện, mở rộng sự hiểu biết văn hóa theo chiều dọc. Văn hóa học ứng dụng tập trung xem xét hoạt động của các thiết chế văn hóa, tức là những vấn đề của quá trình thiết chế xã hội của nó; nghiên cứu những vấn đề di sản văn hóa; thực hiện các dự báo kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa… Còn nhiệm vụ quan trọng nhất của lý luận văn hóa là hiểu bản chất của văn hóa và tìm những quy luật cũng như cơ chế vận hành của những hình thức và phương diện cụ thể của văn hóa. Có thể nói, lý luận văn hóa hạt nhân của hệ thống các khoa học nghiên cứu văn hóa. Nó cung cấp cho các khoa học văn hóa những khái niệm mang tính công cụ, cơ sở lý luận chung nhất để các bộ môn này nghiên cứu các hiện tượng văn hóa của các dân tộc, nhóm xã hội trong những giai đoạn cụ thể. 1.2. Bối cảnh ra đời của những nhận thức lý luận văn hóa ở nước ta 1.2.1. Bối cảnh thế giới Bước vào thế kỷ XX, thế giới đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của khoa học kĩ thuật dường như thu hẹp khoảng cách về địa lý giữa các dân tộc. Những sự kiện xảy ra trên thế giới đã nhanh chóng tác động đến từng dân tộc, kể cả nhiều dân tộc phương Đông vốn lâu nay thực hiện bế quan tỏa cảng, không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài, trong đó có Việt Nam. ở đây, luận văn chỉ đề cập đến những tác động trực tiếp của thế giới, cả ở châu Âu và châu á đối với việc xuất hiện những nhận thức lý luận về văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XX. Trước hết là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các khoa học nghiên cứu văn hóa ở các nước phương Tây. Mặc dù trong buổi đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây nhưng qua các con đường khác nhau những lý thuyết văn hóa của thế giới ít nhiều đã thâm nhập vào Việt Nam mà biểu hiện rõ nhất là thuyết Tiến hóa văn hóa và thuyết Truyền bá văn hóa. Như đã trình bày, những thành tựu của khoa học tự nhiên thời kỳ này là cơ sở cho sự ra đời của nhiều ngành khoa học văn hóa, trong đó có Tiến hóa luận văn hóa. Xuất phát từ quan niệm cho rằng học thuyết tiến hóa cũng chi phối quá trình phát triển của văn hóa và xã hội loài người, cả L.H. Morgan và E.B. Taylor đều cho rằng “Văn hóa là phương thức riêng biệt của nhân loại nhằm thích ứng với hoàn cảnh, văn hóa là một dạng thức tâm lý của tộc người, tâm lý này và xã hội mà nó gắn bó đều phát triển tiến hóa theo các giai đoạn từ thấp đến cao” [57, tr.18]. Khảo sát bước tiến hóa nhân loại, Morgan đã xác định những nấc thang phổ biến trong quá trình phát triển văn hóa và xã hội của loài người là “Mông muội” - “Dã man” - “Văn minh”. Tylor cũng quan niệm rằng “Dã man” và “Văn minh” là giai đoạn thấp và giai đoạn cao của quá trình tiến hóa, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tuần tự trước sau nối tiếp nhau. Trong tác phẩm “Những nghiên cứu trong lĩnh vực cổ đại của loài người” công bố năm 1865, Tylor đã đưa ra những kết luận về sự tiến hóa của văn hóa: Lịch sử văn hóa cho thấy sự tiến bộ không ngừng từ trạng thái hoang dã nguyên thủy đến văn minh hiện đại. Những sự khác nhau về sinh hoạt của các dân tộc trên trái đất không phải là do nguồn gốc chủng tộc, mà là do sự khác nhau về những nấc văn hóa đạt được của các xã hội khác nhau. Tất cả các yếu tố văn hóa là sản phẩm của sự phát minh độc lập, hoặc là của sự thừa kế từ tổ tiên. Trong các tác phẩm ra đời sau này như “Văn hóa nguyên thủy” năm 1871, “Nhân học” năm 1881… Tylor luôn luôn khẳng định sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền văn hóa là xu hướng chính trong lịch sử loài người. Quan niệm tiến hóa trong văn hóa của Tylor đã có ảnh hưởng to lớn trong sự nghiên cứu văn hóa. Sự ra đời của “Văn hóa nguyên thủy” đã đánh một dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu văn hóa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên thế giới. Trường phái Truyền bá luận văn hóa ra đời cuối thế kỷ XIX. Đối lập với Tiến hóa luận văn hóa, các nhà khoa học thuộc trường phái này phủ nhận sự tự phát triển của văn hóa. Dựa trên những kết quả về sự di chuyển văn hóa theo không gian của các ngành khoa học khảo cổ, dân tộc học, địa lý… họ cho rằng hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên là một trong những nguyên nhân tạo ra những nét đặc trưng riêng của các nền văn hóa, các hiện tượng văn hóa được truyền bá thông qua các cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc bằng buôn bán, xâm lược, di dân. Nói một cách khác, “Các dân tộc không đi theo một con đường tiến hóa đồng nhất, các nền văn hóa nảy sinh trong những hoàn cảnh địa lý khác nhau đều có riêng quá trình lịch sử, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng lan tỏa của các nền văn hóa khác ở bên ngoài” [57, tr.20]. Trường phái này được tạo nên từ những tên tuổi như R.F. Graebner (1887 - 1934) F.Boas (1858 - 1942), O.Spengler (1880 - 1936), A.J. Tonynbee (1889 -1975)… Với cách nhìn văn hóa như một quá trình động, không ngừng di chuyển, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trường phái Truyền bá luận văn hóa đã có những bước tiến trên con đường tiếp cận nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, nghiên cứu thực chất của văn hóa. Những trường phái nghiên cứu văn hóa này đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tầng lớp trí thức dân tộc Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. ảnh hưởng trực tiếp là lực lượng trí thức Tây học, đã từng du học ở các nước phương Tây mà chủ yếu là ở Pháp. ảnh hưởng gián tiếp là qua phong trào Tân thư, từ Trung Quốc, Nhật Bản đã truyền vào nước ta nhiều sách khoa học dịch từ phương Tây. Thứ hai, phong trào Tân thư, Tân học ở các nước châu á. Sau đêm dài trung cổ, châu Âu bừng tỉnh trong thời kỳ Phục hưng với những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực, đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp từ thời trung đại sang thời cận đại, từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư sản. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật là động lực, là căn nguyên vượt trội của phương Tây. Trong khi đó, phương Đông tự ru ngủ mình trong vòng hào quang của quá khứ trở thành trì trệ, bảo thủ, bị phương Tây vượt qua rất nhanh, buộc chấp nhận là người đi trước về sau. Đứng trước nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, phương Đông phải đi tìm câu trả lời cho con đường độc lập và phát triển của mình. Phong trào Tân thư - hiện tượng chung của các nước châu á ra đời trong bối cảnh đó. Theo nghĩa gốc tiếng Hán, Tân thư là sách mới, Tân học là nội dung học và cách học mới. Nhưng về bản chất lịch sử, đó là “hiện tượng tư tưởng, văn hóa, lịch sử, khảo cứu và trên tất cả là chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội” [15, tr.234]. Nội dung Tân thư phản ánh sự giao lưu văn hóa, đổi mới tư tưởng, chuẩn bị cho những cuộc cải cách xã hội theo con đường văn minh. Phong trào này đặc biệt phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và đã có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Nhật Bản là quốc gia châu á sớm hướng tới phương Tây. Ngay từ thời Minh Trị đã tiến hành nhiều cải cách theo mô hình phương Tây, tiếp thu khoa học kĩ thuật của phương Tây với tinh thần Hòa hồn, Dương tài (tinh thần Nhật Bản cùng với khoa học kỹ thuật của phương Tây). Các nhà cải cách chủ trương tách Nhật Bản ra khỏi vòng ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, thực hiện “thoát á nhập Âu”. Họ cho dịch rất nhiều sách, phổ biến là sách khoa học - kỹ thuật, sách tư tưởng, triết học, thể chế xã hội, văn hóa nghệ thuật từ phương Tây (chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp) sang tiếng Nhật, tính đến năm 1890 số sách đó lên đến hàng nghìn cuốn. Với việc phiên dịch này, Nhật Bản đã xây dựng được một hệ thống các thuật ngữ khoa học trên khắp các lĩnh vực, trong đó có thuật ngữ chúng ta đang sử dụng: văn hóa. Sự chủ động tiếp thu văn hóa, khoa học kỹ thuật của phương Tây đã đưa Nhật Bản tránh khỏi thân phận nô lệ, trở thành một cường quốc mới, vượt xa các nước có chung văn hóa gốc Hán. Tấm gương Nhật Bản đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ với nhiều quốc gia châu á, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, con đường Tân thư bắt đầu từ Nhật Bản, sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam. Một nhân vật nổi tiếng trong phong trào Tân thư của Nhật Bản là Phúc Trạch Dụ Cát (1831 - 1901), ông đã viết hàng trăm cuốn sách giới thiệu về văn minh phương Tây, trong đó có tác phẩm “Văn minh luận chi khái lược”. Cuốn sách này cùng với mô hình trường Khánh ưng nghĩa thục do Phúc Trạch Dụ Cát lập ra đã có tác động mạnh mẽ đối với trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trung Quốc là một nước lớn ở phương Đông, nền văn hóa và sức mạnh của quốc gia này đã từng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với dân tộc khác ở châu á. Trong một thời gian dài, tư tưởng tôn sùng Trung Quốc là Thiên quốc, nước trung tâm, nước có văn hóa, còn các nước xung quanh chỉ là Man Di luôn ngự trị trong đầu óc người Trung Quốc. Từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện, những trí thức Trung Quốc mới tỉnh ngộ ra và một phong trào tìm hiểu, nghiên cứu phương Tây bắt đầu. Cuốn sách Hải đồ quốc chí gồm 50 cuốn có 57 vạn chữ, đến 1852 thành 100 cuốn do Ngụy Nguyên biên soạn là cuốn sách Tân thư đầu tiên của Trung Quốc. Hải đồ quốc chí ra đời đã xóa đi lý thuyết “Trung Quốc trung tâm”, “Thiên triều thượng quốc”, coi Trung Quốc chỉ là một thành viên của thế giới, một thành viên yếu kém, lạc hậu cần phải học tập các quốc gia khác, cuốn sách cũng đề ra tư tưởng tôn người châu Âu làm thầy, học họ để chống lại họ. Tân thư đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai và thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái Bình thiên quốc. Những nhà tư tưởng tiến bộ tiêu biểu của Trung Quốc lúc đó là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu muốn thông qua Tân thư, Tân học để thổi vào dân tộc Trung Hoa “luồng gió thức tỉnh” của những tư tưởng mới. Họ đã tiến hành khảo cứu những sách cổ, luận giải cho tính đúng đắn của tư tưởng duy tân, dịch và giới thiệu những tiến bộ của phương Tây, nghiên cứu Trung Quốc, nghiên cứu phương Tây để rút ra những nội dung mà Trung Quốc cần tiếp thu, học hỏi phương Tây. Điều này đã mở ra một xu hướng mới “Đông học vi thể, Tây học vi dụng” duy trì những giá trị của văn hóa phương Đông trong khi tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây. Nói một cách khái quát, Tân thư có một vị trí lịch sử mang tính thời đại rõ nét, mang nội dung đòi hỏi đổi mới, dám phê phán cách nhìn bảo thủ, phê phán những nguyên tắc đạo lý khuôn phép của thánh hiền để “tạo nên một xung lực mới” cho xã hội phát triển. Tân thư còn mang nội dung mở cửa với phương Tây thông qua việc dịch hàng loạt sách phương Tây. Tân thư có nội dung trình bày kiến thức hiện đại tổng hợp, đề ra cách nghĩ những kế sách học tập thay đổi, phát triển tự cường. Trong bối cảnh Việt Nam rơi vào tay Pháp, các phong trào yêu nước đều thất bại, các bậc sĩ phu, trí thức Việt Nam đã tỉnh dậy khỏi “giấc mơ giáo điều phương Đông”, tiếp nhận phong trào Tân thư ở Nhật Bản, Trung Quốc để tìm hướng đi mới cho dân tộc. Nhu cầu muốn thức tỉnh dân tộc, tự phê phán mình đã dẫn đến kết quả là các thế hệ trí thức Việt nam, từ những sĩ phu tiến bộ ở cuối thế kỷ XIX cho đến những sĩ phu tư sản hóa ở đầu thế kỉ XX và thế hệ trí thức Tây học đều chịu ảnh hưởng của Tân thư. Họ đã tiếp nhận một cách nồng nhiệt những tư tưởng mới từ những sách báo của các nhà cải cách Nhật Bản, Trung Quốc với những tên tuổi rất hấp dẫn thời bấy giờ như Phúc Trạch Dụ Cát, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu… Không chỉ thế, qua Tân thư, trí thức Việt Nam đã tiếp cận với những tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp (J.J. Rutxô, Mongtetxkiơ…) và các nhà triết học châu Âu, Mỹ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là các tác giả đề xướng thuyết Tiến hóa. Đây là điều kiện thuận lợi cho trí thức dân tộc tiếp xúc với khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn, điều chưa từng xảy ra trong hàng ngàn năm phong kiến. Tinh thần say mê học tập tư tưởng mới trong một bộ phận giới sĩ phu, trí thức Việt Nam giúp họ nhanh chóng từ bỏ tư tưởng cũ một cách thuận lợi. Nếu như thế hệ trí thức thời Lê Quý Đôn mong muốn khẳng định văn hóa Việt Nam bằng cách làm cho nó trở nên giống văn hóa Trung Hoa thì bây giờ những trí thức đầu thế kỷ muốn nâng văn hóa Việt Nam ngang bằng với thế giới, giống thế giới và dĩ nhiên thế giới đó không chỉ là Trung Hoa. Một cuộc phong trào vận động văn hóa do các sĩ phu với mục đích duy tân đã diễn ra rầm rộ ở đầu thế kỷ XX và nhanh chóng có sức lan tỏa trong xã hội được định hướng bởi một tác phẩm có tính chất cương lĩnh của phong trào, đó là “Văn minh tân học sách”. Nếu qua Tân thư, trí thức Việt Nam được tiếp cận với những lý thuyết khoa học phương Tây thì phong trào Duy tân đã tạo cơ sở xã hội, môi trường cho những lý thuyết đó thâm nhập sâu rộng trong đời sống xã hội. Đây là tiền đề quan trọng để những nhận thức lý luận về văn hóa sau này xuất hiện. 1.2.2. Bối cảnh trong nước Thứ nhất, cuộc giao lưu văn hóa Việt Pháp và nhu cầu tìm hiểu lý luận về văn hóa. Như đã trình bày ở trên, giống như nhiều quốc gia châu á khác, cuối thế kỷ XIX, dân tộc ta phải đối diện với văn minh phương Tây theo gót chân xâm lược của thực dân Pháp. Một cuộc giao lưu mới mà chính nó là cuộc biến thiên lớn nhất lịch sử Việt Nam trong mấy mươi thế kỷ đã diễn ra. ở những lần giao lưu trước, văn hóa Việt Nam gặp gỡ các nền văn hóa vốn sẵn đã có những quan hệ hết sức gần gũi với mình như Trung Hoa, ấn Độ. Cho nên, “Văn hóa dẫu rằng có biến nhưng cái cốt tủy thì vẫn không lung lay bởi vì xã hội nông nghiệp vẫn ở trong hoàn cảnh bế quan tự thủ, chưa từng tiếp xúc với thế giới mà chỉ giao thiệp với Trung Quốc là nước đồng văn mà lại cùng một tình thế” [2, tr.23]. Trong cuộc giao lưu này, đối diện với văn hóa truyền thống của dân tộc là nền văn minh phương Tây đang ở thế thưọng phong với sự phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật, đất nước rơi vào tình thế không chỉ mất độc lập mà nguy cơ mất cả văn hóa dân tộc. Một xã hội nông nghiệp phương Đông suốt mấy ngàn năm kéo dài cuộc sống gần như không thay đổi về hình thức cũng như tinh thần khi tiếp xúc với “mưa Âu, gió Mỹ” “bị rung động đến tận nền móng, khác nào một cây cổ thụ bị con gió bão lay chuyển đến tận gốc rễ” [63, tr.15]. Tình thế của dân tộc lúc này được phản ánh rất rõ trong tình cảm của các tầng lớp xã hội: Lòng còn phân vân, trí còn bối rối, chửa hay nên đối phó với phong trào ra sao… ai ai cũng như bỡ ngỡ, bơ thờ, thẩn thơ, ngơ ngác, như người lỡ bước lạc đường, bơ vơ không biết nương tựa vào đâu. Cái bi kịch về tinh thần đó, ông cha ta ngày xưa không từng biết, vì đương đời bế quan tỏa cảng, các cụ chỉ biết có một cái văn minh học thuật Trung Hoa mà thôi, di truyền tự thượng cổ, tích lũy từ lâu đời, thành như một nền văn hóa riêng của nước mình, thành thực phụng thờ, lòng được chuyên nhất, không phải chia sẻ lắm đường, nên giữ được cái vẻ thái nhiên yên ổn [43, tr.636]. Trước cái bi kịch này, mỗi con dân đất Việt không thể không xúc động và như một lẽ tự nhiên “Quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”, cho dù có những cách đi khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở những trăn trở, những khát vọng cho dân tộc mình được độc lập, mở mang và phát triển. Có những bậc anh hùng cứu quốc, tiếp tục sự nghiệp theo truyền thống dân tộc, đứng lên tập hợp lực lượng để cứu nước. Cũng có những bậc học giả suốt đời đeo đuổi sự nghiệp tinh thần, không thỏa mãn với những “chủ nghĩa đi mượn, những tư tưởng chưa được Việt Nam hóa”. Họ cố gắng gây dựng cho dân tộc Việt Nam có được “một bản ngã tinh thần rõ rệt” trong bước đường tiến hóa của thế giới hiện đại mà “không đến nỗi lạc hậu nhưng cũng không bị lôi cuốn một cách lu mờ, nô lệ hóa” [63, tr.56]. Đó là một công việc hết sức khó khăn đối với xã hội Việt Nam truyền thống. Trong vòng ảnh hưởng của Nho giáo, nội dung học chỉ gói gọn trong Tứ thư, Ngũ kinh cùng với chế độ khoa cử phong kiến mà trải qua bao thế kỷ nghiền ngẫm, các nhà nho Việt Nam vẫn không khởi xướng được một học thuyết nào của người Việt Nam, hay không ghi được một dấu ấn sắc nét hay một trào lưu tư tưởng mạnh mẽ nào khác Trung Quốc. Những sĩ phu đầu thế kỷ XX đã bắt đầu nhận ra điều đó, và việc đầu tiên là phải ý thức rõ về mình, ý thức rõ người, ý thức được sứ mệnh lịch sử của Việt Nam trong tương quan về tinh thần cũng như thực tế của thế giới hiện đại. Yêu cầu đó đặt ra vấn đề phải tìm hiểu về văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa của nhân loại… Đúng như học giả Đào Duy Anh đã từng nhận định: Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương. Cuộc xung đột ấy sẽ giải quyết thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy. Nhưng muốn giải quyết thì phải nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy, tức là một mặt phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu cho biết chân giá trị của văn hóa mới [2, tr.7]. Rõ ràng là, với cái vốn tích lũy qua hàng ngàn năm phong kiến không thể giúp gì nhiều cho những trí thức của dân tộc lúc đó. Như một lẽ đương nhiên, họ phải tìm đến khoa học, tiếp thu những thành tựu lý luận của thế giới để góp phần giải đáp những câu hỏi của dân tộc mình. Những đóng góp của khoa học phương Tây cho trí thức Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong việc hình thành tư duy khoa học. Phương pháp khoa học đã đem lại những thành tựu trong buổi ban đầu của giới nghiên cứu Việt Nam, quan trọng hơn là một cách nhìn mới đối với thế giới, xã hội và con người. Trong xã hội mau chóng hình thành một thái độ đề cao khoa học, thậm chí sùng bái khoa học. Nhiều trí thức lúc đó đã nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học đối với sự phát triển của đất nước. Họ cho rằng điều cần thiết có thể học được từ phương Tây chính là phương pháp khoa học vì “Phương pháp khoa học là cái mà người Việt Nam chúng ta không có và chưa có” [30, tr.14]. Những nhận thức lý luận về văn hóa bắt đầu manh nha và có môi trường nảy nở - một điều chưa xảy ra trong các giai đoạn trước. Có thể nói, trí thức Việt Nam thời kỳ này đến với khoa học do yếu tố khách quan nhưng đồng thời xuất phát từ chính nhu cầu, đòi hỏi của dân tộc để giành được độc lập, xây dựng đất nước phú cường. ở một phương diện khác, chính thông qua cuộc giao lưu văn hóa Việt Pháp mà một hình thức thông tin đại chúng mới mẻ là báo chí cùng với hệ thống nhà in, nhà xuất bản đã ra đời. Chữ Quốc ngữ ngày càng chiếm ưu thế đã làm cho báo chí phát triển nhanh chóng trong một xã hội mà trước đó không lâu thông tin chẳng mấy quan trọng trong đời sống. Từ Đông Dương tạp chí, Nam phong Tạp chí, An Nam tạp chí, Tiếng Dân, Tao Đàn… cho đến những nhà xuất bản tiêu biểu nhất như Tân Dân, Minh Đức, Nam Ký…là cơ sở vật chất quan trọng cho những tác phẩm, những bài viết về văn hóa, văn học được đăng tải, là diễn đàn để các học giả có thể tranh luận học thuật, quan điểm tư tưởng với nhau. Các cuộc tranh luận lớn trình bày dưới đây là nơi “trường văn trận bút” lôi cuốn sự tham gia của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả và thu hút sự chú ý của người đọc đều thông qua các diễn đàn của báo chí đương thời bằng chữ quốc ngữ. Thứ hai, lần đầu tiên trong một xã hội vốn êm đềm trong trật tự của những lễ giáo phong kiến, một không khí sôi động về học thuật, tư tưởng ở giai đoạn này xuất hiện với hàng loạt các cuộc tranh luận văn nghệ lôi cuốn nhiều học giả, nhà văn, nhà báo tham gia thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Đó là các cuộc tranh luận về Quốc học, về Truyện Kiều, về duy vật hay duy tâm, về nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, về thơ cũ và thơ mới… Cuộc tranh luận vể Quốc học diễn ra ở thập kỷ 20, 30 xung quanh chủ đề Quốc học: Quốc học là gì? Thực chất của nó ra sao? Nước ta có Quốc học không? Để giữ gìn và phát huy Quốc học phải làm như thế nào?...Trên thực tế, đó là cuộc tranh luận nhằm đạt tới mục tiêu giữ được tinh thần bản sắc văn hóa dân tộc đứng trước sự tiếp biến văn hóa phương Tây trong điều kiện nước ta là thuộc địa của Pháp. Người mở đâù cho cuộc tranh luận là Lê Dư khi ông xây dựng bộ sách “Quốc học tùng san”. Sau đó, nhiều học giả, trí thức có tài năng, tâm huyết đã góp tiếng nói của mình, đặt ra những vấn đề khác nhau của Quốc học làm cho cuộc tranh luận gây một tiếng vang lớn trong xã hội lúc bấy giờ. Những người tham gia tranh luận đều có chung một nỗi trăn trở, lòng khát khao muốn gây dựng, bồi đắp, giải quyết những vấn đề bức thiết của văn hóa dân tộc đang đặt ra cho thời đại mình. Nhận định về ý nghĩa của cuộc tranh luận này, Thiếu Sơn đưa ra ý kiến: Mới đây có cuộc tranh luận về Quốc học của mấy nhà trí thức trong nước, nghe ra thú vị quá. Thực là một triệu cái hay, mà giữa xã hội Việt Nam này, ta đã thấy phát sinh ra được những vấn đề có tính cao trọng như thế. Dầu nhận là nước ta có Quốc học, hoặc cho là nước ta không có Quốc học, thì những nhà đã dự vào cuộc tranh luận đó, cũng đều đã vì Quốc học mà phát ngôn, có quan tâm đến sự tiến hóa của quốc gia xã hội vậy [51, tr.87]. Đây là một sự tổng kết, đánh giá rất xác đáng về tranh luận Quốc học. Với cuộc tranh luận này, nhiều nhận thức lý luận mới về văn hóa, văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc… đã nảy nở, những ý kiến hết sức sâu sắc của các học giả lúc đó vẫn còn ý nghĩa thực tiễn, để chúng ta suy ngẫm trong bối cảnh hội nhập với thế giới hiện nay. Thứ ba, thông qua hoạt động của Nguyễn ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam, từ những năm 20 của thế kỷ XX, một học thuyết mới - chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào nước ta. Đối với con đường cứu nước của dân tộc, đây là bước ngoặt quan trọng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng vẫn chưa tìm được lối thoát. Đối với lĩnh vực văn hóa, một cuộc vận động văn hóa mới theo khuynh hướng mácxit đã diễn ra với chủ xướng là những người cộng sản. Mặc dù chủ nghĩa Mác - Lênin không đặt ra lý luận văn hóa như một lý thuyết văn hóa nhưng đã trang bị cho những người mác xít Việt Nam một thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong các cuộc tranh luận, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nghệ thuật. Cuộc tranh luận về duy tâm và duy vật giữa Hải Triều và Phan Khôi, cuộc tranh luận về nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ thuật giữa Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng với Lê Tràng Kiều, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư diễn ra trong những năm 30, 40 của thế kỷ trước đã thẩm định những quan điểm lý luận mácxít. Các cuộc tranh luận này không chỉ dừng lại ở khái niệm, nhận thức, trong phạm vi văn học, mà là cuộc tranh luận tư tưởng, lý luận có ý nghĩa xã hội là dấu hiệu cho những khuynh hướng tư tưởng mới nảy sinh và phát triển. Kết qủa của các cuộc tranh luận là ưu thế thuộc về những người mácxít, những quan điểm duy tâm, mơ hồ bị đẩy lùi, mở đường cho tư tưỏng tiến bộ trong nhiều tầng lớp xã hội, nhất là trí thức. Nhiều người đã chuyển sang lập trường mácxít, có nhiều đóng góp cho văn hóa dân tộc nói chung và công tác nghiên cứu lý luận văn hóa nói riêng trong các giai đoạn sau này. Năm 1943, Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời như một sự nối tiếp và khẳng định sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trên lĩnh vực văn hóa. Tác phẩm đã đề cập khái quát nhiều nội dung rộng lớn về lý luận và thực tiễn văn hóa Việt Nam. Mặc dù đây mới chỉ là những nét đại cương nhưng chính những nội dung này lại là định hướng lớn, đúng đắn để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng. Như vậy, cùng với việc khẳng định vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, các ngành khoa học nghiên cứu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều và có sự phát triển mạnh mẽ. ở mỗi góc độ khác nhau, với mục tiêu khác nhau, các ngành khoa học này nghiên cứu văn hóa ở những khía cạnh khác nhau nhưng có một điểm chung là đều xuất phát từ những khái niệm cơ bản của lý luận văn hóa. Chính vì thế, lý luận văn hóa trở thành một bộ môn chính trong các khoa học nghiên cứu văn hóa. Đến đầu thế kỷ XX, những nhận thức lý luận về văn hóa đã xuất hiện tuy trình độ có khác nhau nhưng phong phú và đa dạng. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những nhận thức đó bắt nguồn từ cuộc giao lưu văn hóa Việt Pháp, phong trào Tân thư ở các nước châu á và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Những nhân tố này đã đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của những trí thức dân tộc trong nửa đầu thế kỷ XX muốn tìm câu trả lời về lý luận cho cuộc vận động văn hóa mới, làm cho đất nước được độc lập, giàu mạnh và giữ gìn được bản sắc riêng của mình trong hội nhập với thế giới. Sự gặp gỡ giữa yếu tố khách quan và nhu cầu nội tại của dân tộc là môi trường thuận lợi nảy nở những nhận thức lý luận về văn hóa mà chủ nhân của nó là những trí thức tâm huyết, giàu tài năng của dân tộc ở nửa đầu thế kỷ XX. Chương 2 Những nội dung cơ bản trong nhận thức lý luận về văn hóa 2.1. Quan niệm về văn hóa 2.1.1. Khái niệm văn hóa ở Việt Nam, thuật ngữ văn hoá xuất hiện khi nào? Trong di sản của lịch sử tư tư- ởng dân tộc, chúng ta khó có thể tìm thấy một hệ thống lý thuyết văn hóa cũng như những tác phẩm chuyên bàn về văn hóa, tuy nhiên không vì thế mà ngày nay chúng ta không tìm được những quan niệm về văn hóa của người xưa. Nhìn chung các quan niệm về văn hóa thường nằm trong các quan điểm chính trị, xã hội và chúng được thể hiện qua hàng loạt các khái niệm như văn hiến, phong tục, hào kiệt… Với quan niệm “Văn” nghĩa là sách vở, “Hiến” là đầy đủ, trọn vẹn, Nguyễn Trãi đã khẳng định nước Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời, có phong tục riêng trải qua các triều đại và cùng tồn tại song song với các triều đại Trung Quốc. Lê Quý Đôn cũng cho rằng “Nước ta được gọi là nước văn hiến, trên từ vua chúa, dưới đến các quan cùng nhân dân đều có biên soạn sách vở” [28, tr.101], còn Phan Huy Chú đánh giá “Đến đời nhà Lê, văn hóa lại càng thịnh dần…Văn hiến đứng đầu trung châu, điển chương rộng cả thời đại” [28, tr.103]. Ngoài sách vở, văn chương và lễ nhạc, văn hóa của dân tộc còn thể hiện ở những hào kiệt, nhân tài của dân tộc mà “đời nào cũng có”, “Quốc gia quí người hiền tài, dù có hạt châu minh nguyệt, hòn ngọc chiêu thặng cũng không đáng quí” [28, tr.104]. Sách vở, văn chương, lễ nhạc, người hiền tài để làm gì? Trong một thời gian dài, cha ông ta quan niệm những cái đó nhằm “Bồi dưỡng việc văn và để ý đến đạo đức tốt đẹp” [28, tr.105] để cho đất nước muôn thuở vui cảnh thái bình. Như vậy, điều cốt lõi trong các quan niệm này là gắn văn hóa với văn trị giáo hóa, dùng sách vở, điển chương, lễ nhạc như là một phương tiện để hướng đạo cái “văn” đến với mọi tầng lớp trong xã hội thông qua gương sáng của những bậc hào kiệt, nhân tài để giáo hóa, để xây dựng xã hội thái bình, có văn hiến, có lễ nghĩa. Rõ ràng, những quan niệm về văn hóa đó đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo Trung Hoa. Với một quan niệm như thế, văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động xã hội, tạo nên lối sống coi trọng tình cảm, tạo nên một “khung cảnh sinh hoạt êm ấm”, “cái đẹp thanh nhã trong các quan hệ xã hội”... [72, tr.344]. Coi trọng tu thân, xem tu thân là chủ đạo của văn hóa, quan niệm văn hóa là văn trị giáo hóa “mang màu sắc hướng nội về văn hóa” [72, tr.349], chú trọng ở khả năng giúp con người rèn luyện nhân cách và thích ứng với hoàn cảnh xung quanh. Và đương nhiên, nó khác biệt với quan niệm của phương Tây về văn hóa - quan niệm nhấn mạnh đến sự cố gắng của con người trong việc chinh phục tự nhiên, con người là chủ nhân ông của thế giới, là chủ thể của hoạt động văn hóa. Cuộc đụng độ với văn hóa phương Tây ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã buộc các học giả từng bước thừa nhận và tiếp thu quan niệm văn hóa này. Văn hóa với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã bắt đầu xuất hiện trong không khí sôi nổi của các cuộc tranh luận học thuật, tư tưởng ở nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên chúng vẫn không nằm tập trung ở một tác phẩm cụ thể mà rải rác trong các bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí và có thể khái quát theo ba xu hướng sau: Thứ nhất, xem xét văn hoá như là các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thứ hai, xem xét văn hoá như là đời sống tinh thần của con người. Thứ ba, đồng nhất văn hóa với chính các thành tố của nó (ngôn ngữ, khoa học, văn chương…). Tiêu biểu cho xu hướng thứ nhất là một tên tuổi lớn trong nền văn hóa Việt Nam, người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn hóa ở nước ta - học giả Đào Duy Anh. Trong cuốn sách “Việt Nam văn hóa sử cương” ở thiên Tự luận, Đào Duy Anh đặt vấn đề: tại sao văn hóa của các dân tộc lại khác nhau? Theo ông, đó không phải là do sự khác nhau về học thuật, tư tưởng mà là do cách sinh hoạt của các dân tộc không giống nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của một cuốn sách thuộc chương trình ban Cao đẳng tiểu học, Đào Duy Anh không có điều kiện đi sâu vào những vấn đề học thuật, trình bày sâu sắc khái niệm văn hóa. Mặc dù tiêu đề của phần tự luận có tên “Văn hóa là gì?” nhưng ông mới chỉ “giải thích qua loa” thuật ngữ này. Công việc đó chỉ được thực hiện trong cuốn sách cũng có tên “Văn hóa là gì?” viết vào năm 1945, Đào Duy Anh nhắc lại mối quan hệ giữa văn hóa và sinh hoạt, đồng thời ông phân tích sâu sắc mối quan hệ này để từ đó đi đến một quan niệm “Văn hóa tức là phương thức sinh hoạt” [3, tr.8]. Với cách tiếp cận này, ông đã đề cập đến một phạm vi rất rộng của văn hóa, bao hàm tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, từ sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần cho đến sinh hoạt xã hội. Cách sinh hoạt của mỗi dân tộc quy định bởi trình độ phân công hợp tác trong lao động, các dân tộc sơ khai ở giai đoạn du mục, nông nghiệp khác với các dân tộc văn minh ở chế độ công nghiệp, tương ứng với sự khác nhau đó là sự khác nhau về văn hóa. Mặc dù coi văn hóa và sinh hoạt có mối quan hệ mật thiết với nhau song theo ông văn hóa và sinh hoạt là hai cái khác nhau, chúng không đồng nhất với nhau. Chẳng hạn, người nông dân cày ruộng đó là sinh hoạt chứ không phải hoạt động văn hóa nhưng người xưa nhờ kinh nghiệm và thiên tài mà làm ra lưỡi cày đồng, l- ưỡi cày sắt thay cho lưỡi cuốc đá, biết dùng trâu bò thay cho sức người là đã sản sinh ra giá trị văn hóa, làm cho văn hóa tiến bộ. Hoặc một ví dụ khác, người mất trộm vác đơn đi kiện, ông quan tòa ngồi xử kiện, đó là sinh hoạt còn tất cả những người đã tham dự vào sự tạo thành tục lệ hay pháp luật là hoạt động về văn hóa. Như vậy, cái “sinh hoạt” mà Đào Duy Anh dùng để chỉ văn hóa không phải là những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hàng ngày, theo ông chỉ những sinh hoạt sáng tạo ra những giá trị mới được gọi là văn hóa. Đương nhiên, những giá trị đó chỉ được nảy nở trong hoạt động, trong sinh hoạt của con người, cho nên văn hóa không thể “lìa sinh hoạt” mà phát triển được, nó chỉ có thể phát triển ở trên “đám đất sinh hoạt” mà thôi. Khi phương thức sinh hoạt thay đổi, văn hóa cũng không thể nào đứng yên được. Nếu con người nhận thức đúng đắn những điều kiện thay đổi của sự sinh hoạt mà hoạt động theo chiều thay đổi ấy thì sự hoạt động có thể giúp cho văn hóa biến đổi dễ dàng mau chóng, ngược lại có thể cản trở sự phát triển của văn hóa. Những phát minh của loài người như lửa, quần áo, nhà cửa đến những phương tiện hiện đại như máy phát điện, tàu hỏa, máy bay hay từ cái ma thuật, thần thoại của người cổ đại cho đến nghệ thuật, triết học và khoa học đời nay là “biểu hiện những trạng thái sinh hoạt của loài người”. Đào Duy Anh cho rằng tất cả những biểu hiện đó kết tinh thành những hình thức tương đương mà ta gọi là giá trị văn hóa. Từ đó, ông đi đến một định nghĩa “Văn hóa là những giá trị biểu hiện cuộc sinh hoạt mạnh mẽ của loài người trong cả phương diện vật chất, tinh thần và xã hội” [3; tr.9]. Nó bao gồm: hình thái kinh tế, hình thái chính trị, pháp luật, binh chế, giáo dục, ngôn ngữ, văn tự, văn học, nghệ thuật, triết học, phong tục, lễ nghi, tôn giáo… Tồn tại song song với xu hướng tiếp cận trên, một số học giả khác lại tiếp cận văn hóa như là đời sống tinh thần của con người. Họ là những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Pháp. Xuất phát từ cách hiểu culture như là sự vun xới tinh thần, Phạm Quỳnh đưa ra định nghĩa “Văn hóa là cái cách đào luyện tinh thần” [43; tr.630]. Nếu so sánh con người với cái cây thì văn hóa là cách trồng cây, bón cây, tưới cây, cho nở ngành xanh ngọn, “nảy nở được hết cái tinh hoa”, “cây có trồng mới tốt, người có hóa người mới hay” [43, tr.635]. Từ đó, học giả này đi đến xem xét cách trồng người của dân tộc ta từ xưa đến nay. Con người Việt Nam là con Lạc cháu Hồng vốn dĩ không phải là “giống cỏ ươn hèn của Tạo vật” mà hôm nay “khô héo mà úa tàn”, theo Phạm Quỳnh, nguyên nhân là do chưa biết cách “vun xới”. Trồng theo lối cũ, tức là theo Nho giáo chỉ gây được giống cây non bộ “nhỏ nhen lí tí, thấp hẹp bần cùng, đặt trong chậu sành, chậu sứ, bể cạn tường hoa thì được, chứ đem ra nắng cả gió to được mấy nả” [43, tr.631]. Đó là kết quả của lối giáo dục thời phong kiến, còn thời nay, tức là trong buổi hội nhập với văn hóa phương Tây thì tình hình cũng chẳng tốt đẹp hơn. Trồng theo lối mới cũng chỉ mọc ra những cây tầm gửi dây leo “quấn vào chung quanh cây lớn thời sống được, chứ thả ra mềm oặt sống đứng sao” [43; tr.631]. Cho nên, đối với một dân tộc có văn hóa là phải “vun trồng tự nơi căn bản mà đi. Nêú bỏ căn bản của mình mà chuyên phóng chép của người, thời là công cái dã tràng xe cát bể Đông” [43, tr. 634]. Rõ ràng, cách hiêủ này của ông đã thể hiện sự dung hòa quan niệm về văn hóa của phương Tây với quan niệm coi văn hóa là “văn trị giáo hóa” của phương Đông. Điều này nhất quán với con người của Phạm Quỳnh, một người luôn đeo đuổi sự nghiệp dung hòa hai nền văn hóa vốn có nhiều điểm khác biệt này. Cũng quan niệm văn hóa trên phương diện tinh thần, nhà văn Lan Khai cho rằng, dân tộc này với dân tộc kia khác nhau ở chỗ mỗi dân tộc có một tinh thần riêng. Điều đó tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa nhân loại, như một “bức thảm trăm màu. Không ai nhẫn tâm phá bức thảm quý giá ấy hoặc cho nó trở nên lèm nhèm, đen không hẳn đen, vàng không hẳn vàng, mà đỏ cũng không thành đỏ” [33, tr.248]. ở đây đã thấp thoáng tư tưởng mà ngày nay chúng ta gọi là sự tôn trọng tính đa dạng văn hóa của các dân tộc. Vậy tinh thần hay nói cách khác, văn hóa của dân tộc là gì? Lan Khai quan niệm: là kết quả của “sự gom góp tất cả những nết hay mà dân tộc ấy có” [33, tr.250]. Nết hay ở đây được hiểu chính là những giá trị văn hóa tinh thần của một dân tộc được bồi đắp qua bao thế hệ, suốt chiều dài lịch sử của dân tộc đó. Dân tộc nào không có một tinh thần riêng mạnh mẽ, tất phải tiêu diệt. Cho nên bước đi đầu tiên để gây dựng nền văn hóa của một dân tộc là phải tạo ra một cuộc sống “độc lập về tinh thần”. Học giả Trần Trọng Kim cũng quan niệm mỗi một dân tộc có một tinh thần riêng, ông ví như cái cây có cội rễ ăn sâu xuống đất, cây nào rễ tốt hút được nhiều khí chất thì cây tốt tươi còn cây nào không đủ khí chất thì lá cành còi cọc. Cái tinh thần của một dân tộc cũng vậy, được gây dựng trải qua bao nhiêu đời “lưu truyền mãi mãi mới thành ra kết qủa ngày nay” [33, tr.346], cho nên dân tộc nào “cường thịnh” là biết “giữ cái tinh thần của mình được tươi tốt luôn” còn dân tộc nào “suy nhược’ là vì để cho tinh thần “hư hỏng đi, không biết tìm cách mà nuôi nó lên” [33, tr.346]. Như vậy, quan niệm văn hóa là đời sống tinh thần mà các học giả trên đây đưa ra hoàn toàn mang tính thế tục chứ không theo cách hiểu về tinh thần của tôn giáo. Đời sống tinh thần hay văn hóa ở đây hướng tới các lý tưởng cao cả về cái đẹp, cái tốt, cái đúng và niềm tin vào con người. Trong giai đoạn này, nhiều học giả cũng đã nghiên cứu văn hóa ở các yếu tố của nó. Từ việc phân tích nguồn gốc ra đời và vai trò của ngôn ngữ văn tự đối với một dân tộc, Ngô Đức Kế cho rằng từ khi có chữ thì “mới tiềm tiệm có văn hóa” và mỗi dân tộc đều có một thứ ngôn ngữ văn tự riêng, nói một cách khác, ngôn ngữ văn tự là văn hóa, khác nhau về ngôn ngữ văn tự là khác nhau về văn hóa. Sự khác nhau này dẫn đến sự khác nhau về tính tình, phong tục, học thuật, tôn giáo…Dân tộc nào còn thì ngôn ngữ văn tự còn, dân tộc nào tiêu diệt thì ngôn ngữ văn tự cũng bị tiêu diệt. Mỗi một dân tộc có một cách “vận chuyển, phô diễn tư tưởng riêng”. Cách vận chuyển phô diễn ấy là “tinh túy riêng của một ngữ ngôn, một dân tộc. Mất cái ấy là mất Quốc hồn đó” [33, tr.235] Ngô Đức Kế lấy ví dụ, trước kia người Việt trọng chữ Hán cho nên trong văn hóa dân tộc từ học thuật cho đến chế độ điển chương đều có cội nguồn từ Hán học. Từ khi Pháp sang đô hộ, chúng ta bỏ chữ Hán để chuyển sang Pháp văn, Ngô Đức Kế m- ượn câu của người Pháp “Tiếng và chữ của dân tộc nào là cái gươm cùng cái thuẫn của dân tộc ấy” [33, tr.224] để cảnh báo nguy cơ mất ngôn ngữ văn tự là mất văn hóa: gươm cùng thuẫn của dân tộc đã mất thì lấy gì để “giữ mình” tức là giữ được văn hóa của dân tộc. Cũng tiếp cận văn hóa ở các thành tố, Nguyễn Triệu Luật quan niệm cấu trúc của văn hóa bao gồm ba phần: khoa học, tư tưởng - học thuật và văn chương. Trong đó, khoa học là những gì liên quan đến kỹ xảo cơ khí, khoa học tự nhiên; tư tưởng - học thuật gồm những tác phẩm triết học còn văn chương là các áng văn hay của một dân tộc. Trong ba phần đó, theo ông chỉ có phần thứ nhất, thứ hai là có thể thu nhận từ phương Tây mà không hại cho văn hóa dân tộc. Bởi lẽ, những tư tưởng thuộc khoa học, triết học, học thuật có tính chất phổ thông, đọc những sách đó “tư tưởng của ta giàu thêm mà không có hại”. Trái lại, những sách thuộc về văn chương là cách vận dụng tư tưởng riêng của từng nước nếu đọc loại sách này của dân tộc khác chỉ “tiêu dần hồn An Nam”. Trên cơ sở hiểu về văn hóa như vậy, trong giai đoạn này các học giả cũng đã đề cập đến mối quan hệ của văn hóa với một số khái niệm có liên quan như văn minh, giáo hóa, sáng hóa, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần… Trước hết là mối quan hệ của văn hóa với văn minh. Khái niệm văn minh theo cách hiểu của phương Tây đầu tiên được nhắc đến trong “Văn minh tân học sách” do những nhà sáng lập ra Đông Kinh nghĩa thục viết năm 1904, trong đó các học giả chủ yếu tập trung vào so sánh “văn minh tĩnh” của nước ta với “văn minh động” của châu Âu để tìm ra nguyên nhân sự trì trệ của dân tộc và tìm kế mở mang cho dân tộc phát triển. Học giả Phạm Quỳnh trong cuốn “Văn minh luận” biên dịch năm 1927 đã đưa ra định nghĩa về văn minh “Văn minh là gồm những nguyên chất đã gây thành ra xã hội có trật tự, và khiến cho người ta thắng đoạt được vạn vật, làm chủ được địa cầu” [44, tr.8]. Phạm Quỳnh cho rằng văn minh là kết quả của những nguyên nhân thuộc về tinh thần, về tri thức, ông không đề cập đến mối quan hệ văn minh và văn hóa nhưng qua quan niệm này cho thấy văn hóa chính là cơ sở cho văn minh, văn minh cốt ở tri thức, tri thức được khai thông thì mới có văn minh tiến hóa được. Đề cập chi tiết hơn mối quan hệ giữa văn hóa và văn minh là Đào Duy Anh, ông quan niệm: văn hóa không phải là văn minh mà văn minh chỉ là giai đoạn khá cao của văn hóa. Tán thành với quan điểm của L.H. Morgan chia lịch sử loài người làm ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh, Đào Duy Anh cho rằng văn minh chỉ dùng để chỉ giai đoạn tiến bộ khá cao, khai hóa khá rộng của loài người, là một giai đoạn tưong đối còn mới mẻ và ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử của nhân loại, có nghĩa là trong bao nhiêu vạn năm, loài người sống trong giai đoạn nguyên thủy và dã man chưa biết gì đến văn minh. Nhưng trong hai giai đoạn đó, con người đã có văn hóa bởi vì ngay từ khi con người thoát khỏi thế giới động vật, sống trong những cộng đồng có tổ chức thì đã có văn hóa “văn hóa là cái thành tích của sự gắng sức của loài người để từ thân phận con vật mà tiến lên thân phận con người” [3, tr.38]. Theo cách hiểu đó thì hễ là loài người thì có văn hóa, ở thời đại mông muội có “văn hóa mông muội”, ở thời đại dã man có “văn hóa dã man”, ở thời đại văn minh có “văn hóa văn minh”, ở Đông phương có “văn hóa Đông phương”, ở Tây phương có “văn hóa Tây phương”, chỉ khác nhau là “văn hóa ở thời này, chỗ này thì thấp, ở thời khác, chỗ khác thì cao. ở trình độ văn hóa thấp thì người ta còn là mông muội hay dã man, đến khi văn hóa đạt được trình độ khá cao thì người ta mới có thể là văn minh được” [3, tr.38]. Như vậy, trong tiến trình của văn hóa mãi đến sáu, bảy nghìn năm gần đây mới có một số dân tộc vượt lên trình độ thấp mà đến trình độ văn minh, còn trong bao nhiêu vạn năm về trước, loài người vẫn ở trình độ văn hóa thấp gọi là mông muội và dã man. Bàn về mối quan hệ văn hóa và văn minh, học giả Nguyễn Bách Khoa đã viết một cuốn sách có tên Nguồn gốc văn minh xuất bản năm 1943. Trong đó, ông đã trình bày các quan niệm về văn minh qua các thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất, khái niệm văn minh gồm những yếu tố lễ độ, trang nhã và pháp trị. Thời kỳ thứ hai, văn minh là sự toàn thắng của lý trí, sự tiến hóa vô cùng tận của nhân loại. Thời kỳ thứ ba, văn minh là trạng thái sinh hoạt của một đàn người sống chung với nhau và mọi đặc tính của trạng thái ấy ở một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Thời kỳ thứ tư, văn minh là cuộc tiến triển không ngừng của tất cả những bộ quan năng chính: kỹ thuật, tri thức, nghệ thuật…những quan năng này trong tiến triển không tuần tự cùng nhau nhưng vẫn có quan hệ giao hỗ với nhau. Văn minh là trạng thái tiến bộ của những quan năng ấy ở một thời gian nhất định và tất cả những đặc tính ấy mà quan năng ấy tạo ra [30, tr.104]. Nguyễn Bách Khoa cho rằng văn hóa chỉ là một bộ phận của toàn thể xã hội gồm có “các tâm lý, tư tưởng, tình cảm được xếp đặt thành các hệ thống triết học, tôn giáo, luân lý, giáo dục, khoa học với mục đích là bảo vệ hiện trạng của xã hội” [30, tr.104]. Nói theo cách khác, văn hóa thuộc về lĩnh vực tinh thần. Do đó, nếu văn minh là biểu thị của tất cả mọi trạng thái và quá trình “dịch hóa” của xã hội trong một thời gian nhất định thì văn hóa là một bộ phận trong cái toàn thể ấy. Từ đó, Nguyễn Bách Khoa đi đến khẳng định: văn hóa không thể dùng thay cho chữ văn minh, văn hóa là một bộ phận của văn minh, trong văn minh có văn hóa, vì thế văn hóa không phải là văn minh. Thứ hai, mối quan hệ giữa văn hóa và sáng hóa, giáo hóa Văn hóa là một khái niệm rất rộng, theo Đào Duy Anh, nó thể hiện ra trên hai phương diện: “lịch trình sáng tạo” ra những giá trị mới và “lịch trình tiêu thụ” những giá trị sẵn có, chúng không phải là sự kế tiếp của nhau mà cùng tồn tại với nhau. Trong đó, lịch trình sáng tạo ra những giá trị mới chính là sáng hóa, do những trí thức thiên tài sáng tạo ra làm cho loài người phát triển không ngừng. Lịch trình tiêu thụ những giá trị sẵn có do những trí thức chuyên tái tạo những giá trị cũ để cho văn hóa được liên tục, khiến nó trở thành phương thức sinh hoạt cố định. Như vậy, theo nghĩa rộng, văn hóa chỉ tất cả trạng thái sinh hoạt chung của xã hội, còn theo nghĩa hẹp, nó là quá trình sáng tạo ra những giá trị mới - sáng hóa. Sáng hóa không phải là tất cả văn hóa mà nó chỉ là một phương diện của văn hóa. Cũng như sáng hóa, giáo hóa chỉ là một bộ phận của văn hóa biểu hiện sự tu dưỡng về tinh thần. Hiểu theo nghĩa này, Đào Duy Anh cho rằng người có văn hóa nghĩa là có giáo hóa, tinh thần được đào luyện nên “không cục xúc, hẹp hòi, thô kệch” mà “ưu nhã, khoát đạt, sáng suốt, tinh vi”, có đủ năng lực để hiểu biết, giải thích những gì mà loài người đã tạo ra từ đó có thể sáng tạo ra những giá trị mới. Cách hiểu này gần gũi với quan niệm “văn trị giáo hóa” của Trung Hoa, đã từng ảnh hưởng trong một thời gian dài ở các nước theo Nho giáo nhưng ở đây có nhấn mạnh đến sự sáng tạo của con người được giáo hóa và như vậy ít nhiều có dấu ấn của quan niệm phương Tây về văn hóa, coi văn hóa như là sự vun xới tinh thần; đào luyện tinh thần của con người. Thứ ba, mối quan hệ giữa văn hóa với văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đào Duy Anh cho rằng văn hóa là một “tổng thể gồm những thành phần rất phức tạp” và ông chia thành hai thành tố chính là “văn hóa vật chất” và “văn hóa tinh thần”. Văn hóa vật chất được thể hiện trên hai phương diện: sản phẩm vật chất do con người tạo ra và những hình thái kinh tế, hình thái kỹ thuật của xã hội. ở phương diện thứ nhất, Đào Duy Anh đã phân tích quá trình một vật phẩm tự nhiên trở thành một sản phẩm văn hóa như thế nào. Các vật phẩm đó khởi đầu chỉ là những dạng vật chất sẵn có trong tự nhiên như khúc gỗ, cục đá…do nhu cầu của mình, trí não con người nghĩ đến việc lợi dụng chúng, cục đá có thể để ghè, để đập, như vậy, trí não con người đã sáng tạo ra công dụng của hòn đá. Nhưng không dừng lại ở đó, con người còn nghĩ ra cách đẽo hòn đá thành những hình tiện lợi, có kiểu dáng nhẹ nhàng thanh thoát để nhìn cho đẹp mắt. Từ những vật phẩm của tự nhiên nhờ cái kiểu, cách làm và công dụng do con người sáng tạo ra biến thành những dụng cụ có ích và hàm chứa cả những giá trị nghệ thuật, Đào Duy Anh đi đến kết luận “ tự thân các vật phẩm không phải là văn hóa mà chỉ cái kiểu, cái cách làm, và cái công dụng của nó, tức là những giá trị được sáng tạo, mới là văn hóa” [3, tr.39]. ở phương diện thứ hai, trong quá trình chinh phục tự nhiên để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, cũng chỉ có từng ấy những vật chất nhưng con người đã tạo ra kỹ thuật để biến hóa chúng thành nhiều công cụ khác nhau, lúc đầu chỉ là cái búa, cái rìu và đến sau này là đến máy móc. Con người lại tạo ra những phương pháp để sử dụng những công cụ, máy móc đó tác động vào những vật phẩm thành những cái cần cho sinh hoạt vật chất, từ hình thái săn bắt, hái lượm con người biết trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi, buôn bán, sản xuất công nghiệp… Những hình thái kỹ thuật và những hình thái kinh tế ấy, Đào Duy Anh gọi đó là những giá trị vật chất, gọi chung là “văn hóa vật chất” Văn hóa tinh thần cũng được con người sáng tạo ra trong quá trình chinh phục tự nhiên. Lúc đầu, nó chỉ là những thần thoại, ma thuật, tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện dùng để giải thích nhiều “hiện tượng lạ lùng khó hiểu” của tự nhiên. Khi trí tuệ của con người phát triển hơn, con người có thể tìm hiểu các sự vật một cách chắc chắn hơn, khám phá ra nhiều điều bí mật của tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho mình cũng là lúc triết học, khoa học ra đời. Trong quá trình hoạt động kinh tế và sinh hoạt xã hội, để đảm bảo cho xã hội có trật tự, có quy củ, có tổ chức không rơi vào trạng thái hỗn loạn để đi tới tiêu vong, con người phải tạo ra những tục lệ, pháp luật, lễ nghi, đạo đức… Đào Duy Anh quan niệm những giá trị về nghệ thuật, tôn giáo, triết học, khoa học, văn học, tục lệ, pháp luật, lễ nghi, đạo đức là những giá trị tinh thần, gọi chung là “văn hóa tinh thần”. Phân chia văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần nhưng Đào Duy Anh vẫn cho rằng sự phân biệt đó là “miễn cưỡng”, bởi lẽ “văn hóa là những giá trị do tinh thần loài người nhờ sự làm việc trong xã hội mà sáng tạo ra” [3, tr.42]. Hơn nữa, giới hạn giữa những giá trị vật chất và tinh thần là “rất lờ mờ”. Có những giá trị văn hóa nhưng chúng ta không thể quy nó thuộc văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần được, chẳng hạn như ngôn ngữ văn tự vì trong ngôn ngữ có phần thanh âm thuộc về vật chất còn ngữ pháp lại thuộc về tinh thần. Đào Duy Anh đã đưa ra một tiêu chuẩn để phân biệt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, đó là “mục đích” của những giá trị văn hóa ấy. Những giá trị người ta tạo ra là để nhằm vào một cái mục đích vật chất, ví như các thứ kỹ thuật, các phương thức hoạt động kinh tế là cốt để thỏa mãn những nhu yếu vật chất trước đã, dẫu cũng có khi nó có thể thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhưng đó chỉ là kết quả gián tiếp. Những giá trị ấy chúng ta gọi chung nó là giá trị vật chất, gồm thành phần văn hóa vật chất [3, tr.42]. Những giá trị như nghệ thuật, văn chương, tôn giáo, triết học, khoa học, tục lệ, pháp luật…là những cái mà con người tạo ra chủ yếu để “thỏa mãn những nhu yếu tình cảm, tri thức hoặc xã hội, dẫu cũng có khi nó có thể thỏa mãn được những yêu cầu vật chất nhưng đó cũng chỉ là kết quả gián tiếp” gọi là “giá trị tinh thần” hay “văn hóa tinh thần” [3, tr.42]. Với việc đưa ra mối quan hệ giữa văn hóa với văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần thực chất Đào Duy Anh đã xác định cấu trúc của văn hóa, một cách phân chia còn đơn giản nhưng thể hiện trình độ khái quát cao trong thời điểm bấy giờ. 2.1.2. Về nguồn gốc văn hóa và chủ thể của văn hóa Văn hóa xuất hiện khi nào? Có phải chỉ đến khi có chữ viết mới “tiềm tiệm có văn hóa” như quan niệm của Ngô Đức Kế không? Về vấn đề này, Đào Duy Anh cho rằng văn hóa được hình thành trong quá trình đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội của con người. Trong buổi đầu thoát ra khỏi thế giới động vật, loài người phải sống trong những điều kiện sinh hoạt cực kỳ khó khăn, tự nhiên vẫn mênh mông, bí ẩn chứa đựng đầy bất trắc với loài người vốn còn yếu đuối trong buổi sơ khai. Dần dần, tay chân tách ra, não phát triển, con người có suy nghĩ bắt đầu hợp lực với nhau để cùng chống chọi với tự nhiên “biết cầm hòn đá rắn để đập một trái cây vỏ cứng hay biết dùng cái cành cây nhọn để đào một củ khoai là văn hóa đã xuất hiện”[3, tr.14] Như vậy, hoạt động văn hóa đầu tiên của con người là việc sáng tạo ra những công cụ lao động đơn giản nhất. Sau đó, hàng loạt các công cụ phức tạp hơn cũng được con người tạo ra: búa, dùi, cung tên, chài lưới, quần áo, làm nhà, đặc biệt là phát minh ra lửa đánh dấu bước tiến của con người trên con đường chinh phục tự nhiên, và lúc đó, “văn hóa con người đã tiến bộ một bước dài lắm” [3, tr.14]. Có thể nói, khởi điểm của văn hóa là “sự phản ứng sinh hoạt” của con người đối với hoàn cảnh, nghĩa là để vượt qua “sự đau khổ” vì phải sống trong những điều kiện khó khăn của tự nhiên, con người đã cố gắng thoát ra khỏi tình trạng đó bằng cách sáng tạo ra công cụ sản xuất, nối dài sức mạnh của mình làm chủ tự nhiên. Đào Duy Anh đi đến kết luận “Văn hóa chính là lợi khí cho tinh thần của người nhờ cần lao và hợp tác mà sáng tạo ra để tranh đấu với hoàn cảnh tự nhiên tức là tranh đấu với đất là nơi loài người phải sống, mà giải quyết những nhu yếu và yêu cầu do hoàn cảnh ấy gây ra” [3, tr.15]. Văn hóa là “lợi khí tranh đấu” của con người đối với tự nhiên, nhưng chính con người là một bộ phận của tự nhiên cho nên trong sự đấu tranh với tự nhiên đã chứa đựng sẵn sự tranh đấu của người với người. Nói một cách khác, văn hóa còn hình thành trong đấu tranh xã hội. Sự phát triển của sản xuất dẫn đến sự tan rã của thị tộc, các bộ tộc, dân tộc ra đời, từ trạng thái bình đẳng chuyển sang có sự phân hóa trong xã hội. Xã hội Trung Hoa đảo lộn vì sự tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ với các cuộc chiến tranh khốc liệt liên miên, xã hội ấn Độ ngột ngạt trong một công xã nông thôn lớn với sự hà khắc của phân chia đẳng cấp. Hiện thực xã hội đè nặng lên đời sống của dân chúng và để duy trì hiện thực đó, củng cố địa vị, bảo vệ quyền lợi của mình, giai cấp thống trị tạo ra những “giá trị văn hóa mới”. Đó là quan niệm nam tôn nữ ty, quan niệm luân thường đạo lý, quan niệm quân tử, tiểu nhân trong xã hội Trung Hoa phong kiến. Đó là những quan niệm về sự tồn tại của các đẳng cấp trong xã hội ấn Độ cổ đại. Đa số dân chúng, chịu cảnh sống nô lệ phản kháng lại bằng cách cũng tạo ra những quan niệm về một cuộc sống mới, khác với hiện tại, họ khát khao muốn giải thoát khỏi cuộc “sinh hoạt đau đớn khổ sở” không phải do tự nhiên mà chính là do đồng loại của mình gây nên. Do đó, Phật giáo đã ra đời ở ấn Độ với “mộng tưởng niết bàn”, ở Trung Hoa có thuyết đại đồng, kiêm ái và ước mơ về một thiên đường của dân Do Thái. Thích ca, Khổng tử, Mặc tử, Giêsu là những người đã phản ánh khát vọng của dân chúng sáng tạo ra những học thuyết này để tìm con đường giải thoát cho nỗi khổ đau của con người, tư tưởng của họ “biểu hiện những hy vọng và mộng tưởng của đại đa số dân chúng”, họ chính là những người “phát ngôn trung thành của thời đại”. Những thuyết đó chính là giá trị văn hóa mà “dân chúng khổ sở đương đợi chờ mong mỏi để thoát khỏi sự áp bức bóc lột của giai cấp quý tộc thống trị” [3, tr.17]. Văn hóa xuất hiện cùng với loài người, trong quá trình con người chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội cho nên chủ thể của văn hóa không có gì khác chính là con người. Đào Duy Anh khẳng định “văn hóa là cái sở hữu riêng của người, chỉ có người mới có văn hóa” [3, tr.14]. Tại sao chỉ có con người mới có văn hóa? Nếu coi văn hóa là phương diện sinh hoạt của xã hội thì nhiều loài vật cũng sống thành tổ chức trật tự và cũng sinh hoạt, thích ứng với tự nhiên để tồn tại lại không có văn hóa? Câu trả lời là động vật thích ứng với tự nhiên thụ động theo bản năng của chúng, còn con người biết quan sát, có tư duy, có học tập, biết tích lũy những kinh nghiệm đã qua, có khả năng sáng tạo và họ luôn luôn đem trí thông minh, nghị lực của mình chủ động thích ứng với tự nhiên, văn hóa là sản phẩm, tài sản chung của loài người. Không thừa nhận quan niệm của châu Âu lúc đó coi văn hóa là một cái gì cao quý, tốt đẹp, dành riêng cho những kẻ thượng lưu trí thức, người bình dân thì “không mon men đến gần”, Đào Duy Anh cho rằng văn hóa là “kết quả của sự hợp tác của toàn thể nhân loại trên thế giới trải qua các thế hệ, chứ không phải là của riêng giai cấp nào”, “hạng người nào cũng có thể tham dự vào cuộc cấu tạo văn hóa” [3, tr.24]. Sáng tạo ra văn hóa buổi đầu là công việc của dân chúng, không ai biết tên tuổi của người đã phát minh ra lửa, quần áo, nhà cửa… Dần dần cùng với sự phân công trong xã hội, có một loại người chuyên môn hoạt động về văn hóa mà ta gọi là trí thức. Đào Duy Anh đã phân biệt hai loại trí thức: số đông chỉ chuyên hoạt động về tái tạo văn hóa, đảm bảo tính liên tục của văn hóa trong xã hội, lịch sử và một số ít gồm những người sáng tạo văn hóa, tức là những thiên tài lỗi lạc như Khổng tử, Phật Thích ca, Giêsu, C.Mác… đã tạo ra những giá trị văn hóa mới, gây ra những biến đổi lớn cho nhân loại. 2.1.3. Về vai trò của văn hóa Văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng đối với con người. Trong nhận thức của thế giới hiện đại, văn hóa là động lực cho sự phát triển của xã hội. ở Việt Nam, văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của đất nước. Những nhận thức này đã xuất hiện ở nước ta ngay trong nửa đầu thế kỷ XX, tuy nó chưa thể diễn đạt được như cách nói của chúng ta ngày nay. Thứ nhất, văn hóa là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người. Với việc trình bày về khái niệm văn hóa, nguồn gốc, vai trò và các quan hệ của văn hóa như trên, Đào Duy Anh cho chúng ta thấy mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên đời sống xã hội: con người, đời sống sinh hoạt và văn hóa. Con người là chủ thể của văn hóa, là lực lượng sáng tạo nên các giá trị văn hóa thông qua đời sống sinh hoạt tức là các hoạt động sản xuất kiếm sống, hoạt động nhận thức, hoạt động nghệ thuật… Văn hóa là “lợi khí” cho con ngưòi trong đấu tranh với tự nhiên trong cuộc đấu tranh xã hội, “công dụng và mục đích của văn hóa là khiến người chinh phục được tự nhiên để nâng cao trình độ sinh hoạt vật chất và tinh thần” [3; tr.15]. Con người càng nhận thức sâu sắc hơn tự nhiên và trở thành chủ nhân ông của thế giới. Chính nhờ có văn hóa mà con người khác với động vật, không phải là động vật. Sự tiến bộ của văn hóa đánh dấu sự trưởng thành của con người trên bước đường tiến hóa “Văn hóa đã nâng người lên cao hơn động vật xa lắm” [3; tr.15]. Khi loài ngưòi phát triển vượt qua chế độ thị tộc, trong xã hội bắt đầu có sự phân hóa và đấu tranh giữa các lực lượng, để tránh cho xã hội rơi vào hỗn loạn, con người đã tạo ra tục lệ, pháp luật, lễ nghi, đạo đức. Ngày nay chúng ta gọi những cái đó là thể chế xã hội, phản ánh hệ giá trị của cộng đồng, được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và quy định việc ứng xử của họ. Như vậy, thông qua mối quan hệ giữa con người, đời sống sinh hoạt và văn hóa, Đào Duy Anh làm nổi bật lên vai trò của văn hóa đối với con người. Văn hóa làm cho con người thoát khỏi thế giới động vật, phát triển sản xuất và hình thành nên các cộng đồng người trong lịch sử. Văn hóa cũng đóng vai trò điều tiết cho các cộng đồng đó tồn tại, để cho các hoạt động xã hội vận hành, thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Quan niệm văn hóa là động lực của xã hội, Nguyễn Đăng Thục xem văn hóa là một trong ba “động cơ nguyên nhân” (kinh tế, chính trị, văn hóa ) để xã hội loài người “bảo tồn và tiến hóa”. Trong đó, nhân tố kinh tế làm thay đổi nhân tố văn hóa và chính trị, ngược lại nhân tố văn hóa cũng làm thay đổi nhân tố kinh tế, trên con đường phát triển của nhân loại có khi kinh tế chiếm địa vị quan trọng, nhưng cũng có khi văn hóa và chính trị lại ảnh hưởng mạnh hơn. Nguyễn Đăng Thục cho rằng, nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế chỉ là nhận thức của xã hội học vì nó rất cụ thể và dễ nhận ra còn văn hóa là một “lực vô hình” nên không dễ nhận ra ngay vai trò của nó nhưng nhân tố kinh tế “chưa chắc đằng nào và lúc nào đã mạnh hơn và sâu hơn” [63, tr.7]. Mượn lời của C.Mác “Những tập tục thành kiến của tất cả thế hệ đã chết còn đè một sức nặng trên đầu người sống” [63, tr.7], Nguyễn Đăng Thục khẳng định văn hóa “có mãnh lực ghê gớm”. Cái mãnh lực ghê gớm đó đã thể hiện rõ trong lịch sử nhân loại: cuộc chiến tranh Hồng Thập Tự với niềm tin vào Chúa đã xô đẩy cả châu Âu vào cuộc thập tự chinh để bảo tồn đất thánh, sự chia rẽ quốc gia ấn Độ trong nhiều thế kỷ bởi cuộc xung đột giữa công giáo và tân giáo và hàng loạt những sự tử vì đạo, chết vì danh dự đã xảy ra…Trong lịch sử nhân loại đã từng diễn ra nhiều cuộc đại cải cách xã hội nhờ vào sức mạnh của đại phong trào quần chúng, sử dụng được sức mạnh đó là những người khởi xướng đã biết được “sức mạnh ghê gớm” của văn hóa, phá bỏ những thành kiến cũ, trước khi đưa xã hội vào con đường mới. Từ đó, Nguyễn Đăng Thục đi đến kết luận “bao giờ văn hóa cũng phải là một động lực tiên phong cho xã hội” [63; tr.8]. Như vậy, ở đây Nguyễn Đăng Thục đã đề cập đến vai trò của văn hóa như một năng lượng tinh thần, một xung lực tinh thần, là cái có ý thức làm mục đích, làm lý tưởng để con người dấn thân vào những hoạt động, kể cả phải hy sinh tính mạng của mình, văn hóa mở đường cho những cuộc biến chuyển lớn trong đời sống nhân loại. Trên thực tế, qua phong trào Phục Hưng thế kỷ XVI, cải cách Minh Trị ở Nhật Bản thế kỷ XIX, phong trào Duy Tân ở nước ta đầu thế kỷ XX cũng cho thấy rằng mỗi lần cần có một sự thay đổi trong xã hội phải có sự tích lũy, đóng góp của văn hóa. Nói một cách khác, không thể thiếu vai trò hàng đầu của văn hóa trong mỗi bước tiến của nhân loại nói chung và các dân tộc nói riêng. Học giả Kim Định trong cuốn sách “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” cũng đã chỉ ra vai trò của văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế “Muốn phát triển kinh tế thì phải có văn hóa đi kèm. Không thể phát triển kinh tế trước rồi văn hóa sau” [19; tr.73]. Nhấn mạnh vai trò của văn hóa, ở đây Kim Định muốn đề cập đến nhân tố con người, phải có “văn hóa đúng mức”, “văn hóa chủ đạo” mới “đào luyện” ra được những con người tạo nên tinh thần sống động của xã hội, đưa xã hội đi lên chứ không phải “lăn mạnh trên đà đưa tới hố diệt vong” [19, tr.73] nếu không có văn hóa. Thứ hai, văn hóa là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người đồng thời cũng có vai trò quan trọng đối với mỗi dân tộc “văn hóa là một sự cần, một dân một nước không thể khuyết được. Nước ta xưa nay vẫn xưng văn hiến chi bang nghĩa là đời nào cũng có văn hóa, nên người thuần, tục tốt, xã hội chỉnh đốn, lịch sử vẻ vang” [43, tr.635]. Đưa ra hiện trạng văn hóa Việt Nam đương thời trong buổi gặp gỡ giữa phương Đông và phương Tây, Phạm Quỳnh đã quy tất cả vào nguyên nhân văn hóa. Bởi dân tộc ta chưa giải quyết xong vấn đề văn hóa “cái nguyên nhân của mọi sự chênh lệch trong xã hội, mọi nỗi bất bình trong lòng người không phải là thuộc về luân lý, không phải thuộc về chính trị, chính là một cái vấn đề văn hóa ấy vậy” [43, tr.630] cho nên, vấn đề văn hóa đối với nước ta rất quan trọng, mọi sự hạnh phúc ở đời của con người, vận mệnh của cả quốc gia đều ở văn hóa cả và có giải quyết cho được vấn đề này cho đúng thì “nước ta mới có được nhân tài xứng đáng; nước ta có nhân tài xứng đáng, thì mới mong sinh tồn tự lập ở đời” [43, tr.631]. Từ chỗ đề cao vai trò của văn hóa, Phạm Quỳnh đi đến tuyệt đối hóa vai trò của nó khi cho rằng con đường giải phóng cho dân tộc hiện nay không có gì phù hợp hơn là văn hóa “trong tình thế nước ta ngày nay, vận động về đường chính trị không bằng vận động về đường văn hóa. Vấn đề văn hóa còn quan hệ hơn vấn đề chính trị vậy” [43, tr.636]. Quan niệm này mâu thuẫn với chính ông và xa rời thực tế đất nước, trước đó ông đã khẳng định đất nước phải giữ được độc lập thì mới có độc lập về tinh thần, tức là văn hóa. Hơn nữa, văn hóa có mối quan hệ mật thiết với chính trị, trong điều kiện nước ta lúc đó, chỉ có giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của nước ngoài mới có thể gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc. 2.2. Quan niệm về văn hóa dân tộc 2.2.1. Về bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa là những yếu tố độc đáo, yếu tố đặc sắc của một nền văn hóa. Nó được hình thành, tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Cùng với sự vận động của văn hóa dân tộc, việc nhận thức về bản sắc văn hóa cũng có sự thay đổi. Ngày nay, đọc lại bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt trong cuộc chiến chống quân Tống, chúng ta thấy quan niệm của cha ông ta về cái khác, cái riêng của dân tộc so với Trung Hoa ban đầu chỉ là “sông núi” và nó đã được ông trời định sẵn. Đến Nguyễn Trãi, trong bản Bình Ngô đại cáo bất hủ, ngoài núi sông bờ cõi còn có thêm sự khác nhau về phong tục. Như vậy, trước dân tộc Trung Hoa, một dân tộc mà trong tâm thức của người Việt nhiều đời nay là đồng văn đồng chủng với mình thì mối quan tâm hàng đầu của cha ông ta ở quan hệ với anh láng giềng khổng lồ “chỉ lăm le nuốt chửng mình” là vấn đề lãnh thổ, chủ quyền. Cho nên, sau khi giành được độc lập, người Việt vẫn sử dụng những nguyên lý Hán học trong tổ chức hành chính, trong nền nếp luân lý, giáo dục, thi cử, văn nghệ…Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo - những nhà văn hóa của dân tộc vẫn sử dụng chữ Hán cho những sáng tác của mình. Chỉ đến đầu thế kỷ XX, trong cuộc giao lưu văn hóa với phương Tây - một nền văn hóa dựa trên sức mạnh của khoa học kỹ thuật, không phải đồng văn đồng chủng, cùng tình thế như Trung Hoa, cũng không phải phải giao lưu với những nước văn hóa “đương suy hoặc còn kém” như Chiêm Thành, Phù Nam, Ai Lao thì sự sống còn của văn hóa dân tộc mới bức thiết hơn bao giờ hết. Bản sắc văn hóa đã được đặt ra như là mối quan tâm chính của nhiều học giả nặng lòng với dân tộc, tuy nhiên ở mỗi người lại có cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến các xu hướng sau: coi bản sắc dân tộc là Quốc học; là đặc tính của văn hóa Việt Nam; là những đặc điểm khác so với văn hóa Trung Hoa. Trước hết là cách tiếp cận coi bản sắc dân tộc là Quốc học. Thuật ngữ Quốc học xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc thời Tây Chu, nghĩa gốc của nó là trường học ở kinh đô mà sau này gọi là Quốc tử giám. Người Nhật Bản dùng Quốc học để chỉ văn hóa nghệ thuật của nước mình, phân biệt với văn hóa nghệ thuật của các nước khác. ở nước ta, người đầu tiên đề cập đến nghĩa Quốc học là Nguyễn Trãi. Trong các tác phẩm như Bình Ngô đại cáo, Dư địa chí, ông đã đặt nền móng cho việc xây dựng nền Quốc học của dân tộc. Công việc này tiếp tục được thực hiện trong những giai đoạn tiếp theo. Cho đến đầu thế kỷ XX, một cuộc tranh luận về Quốc học đã diễn ra hết sức sôi động xung quanh chủ đề Quốc học là gì? Nước ta có Quốc học hay không? Khởi đầu là việc Lê Dư đưa ra thuật ngữ Quốc học trong bộ sách Quốc học tùng thư năm 1931. Quan niệm của Lê Dư đã gây ra sự tranh cãi với nhiều cách hiểu khác nhau về Quốc học của các học giả Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Nguyễn Trọng Thuật…Thông qua cuộc tranh luận này, kho tàng trí tuệ, các giá trị tinh thần của các thế hệ trước để lại được đem ra kiểm kê, đánh giá lại, chuẩn bị hành trang cho dân tộc trong cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Lê Dư là một người đã từng du học ở Nhật Bản, sau về làm việc tại Viễn đông Bác cổ. Trong mười năm, ông đã sưu tập những tài liệu về quốc văn, quốc sử biên tập thành bộ Quốc học tùng san để chứng minh cho nền Quốc học Việt Nam. Theo cách hiểu của người Nhật Bản coi Quốc học gồm tất cả các môn học được xem là quan trọng đối với quốc dân như lịch sử, địa dư, chính trị, luật lệ trong nước, còn các môn học các nước khác có thể coi là thứ yếu, Lê Dư đã định nghĩa Quốc học “là học vấn, kỹ thuật của một nước: học vấn, kỹ thuật ấy là cái cố hữu của mình hay là cái mình học của ngưòi, nhưng đã thay đổi nhiều lắm, nay trở thành cái cố hữu của mình mà người ta không ai có nữa” [67, tr.204]. Với cách tiếp cận như vậy, theo ông nội dung của Quốc học bao gồm ba phần là quốc văn, quốc sử, quốc túy. Trong đó: - Quốc văn là văn học gồm các học thuyết, lý thuyết những sách vở của người xưa để lại và những quốc ca, quốc ngữ(chữ nôm và chữ quốc ngữ) - Quốc sử là cách tổ chức, cách hành động về chính trị và những pháp luật, chế độ, phong tục tập quán, kỹ thuật. - Quốc túy là tinh thần của dân tộc, tính cố hữu của dân tộc do điều kiện địa lý và nguyên nhân lịch sử tạo nên trong mấy mươi thế kỷ nay. Mặc dù đưa ra định nghĩa và miêu tả nội dung Quốc học như vậy nhưng thực tế, ông luôn coi Quốc học là văn học. Cho nên, ông muốn lấy “sức mọn vun bồi cái cơ sở nên Quốc học” bằng việc phát huy áng văn chương riêng của nước ta, ra công sưu tập văn chương và lịch sử của các nhà học giả xưa để biên soạn thành bộ Quốc học tùng san. Trong bộ sách này hầu như chỉ đề cập đến văn chương: Văn đàn bảo giám, Bạch Vân Am thi tập, Bằng Quân thi văn tập, Ôn Như Hầu thi văn tập, Vị Xuyên thi văn tập, Việt văn dẫn giảng… Ông còn định viết một bộ Việt Nam văn học sử để chứng minh cho sự phong phú của nền Quốc học Việt Nam. Từ chỗ đó, ông đã đẩy văn học lên vị trí cao hơn khi cho văn học là quốc hồn của dân tộc “Quốc hồn ở đâu? ở tại tư tưởng, tư tưởng phát ra làm văn chương, văn chương của các nhà học giả nước ta từ xưa đến nay chính là quốc hồn ở đấy, nên Quốc học cũng ở đấy” [67, tr.166]. ở đây phải quay trở lại quan niệm của cha ông ta về văn hóa. Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán mà rõ nhất là Nho giáo và chữ Hán cho nên trong văn hóa của dân tộc, văn học chiếm vị trí đầu bảng. Khác với các quốc gia Đông Nam á, mọi nguồn lực của dân tộc đều tập trung cho các công trình kiến trúc như đền đài, lăng mộ, ở nước ta chỉ có văn học là yếu tố quan trọng nhất, phát triển nhất trong văn hóa dân tộc. Vì vậy, quan niệm văn hóa của cha ông ta rất chật hẹp: văn hóa nghĩa là văn học. Rõ ràng, với việc tuyệt đối hóa văn học, coi nó là Quốc học, quan niệm của Lê Dư về văn hóa vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng của các nhà nho thời phong kiến xưa. Quan niệm của Lê Dư đã không nhận được sự đồng tình của đa số các học giả lúc đó, các học giả này không quan niệm Quốc học là văn học mà là học thuật riêng của một nước. Trong bài báo “Luận về Quốc học” đăng trên Phụ nữ Tân văn ngày 6 tháng 8 năm 1931, Phan Khôi đã viết: Quốc học là một danh từ cũ và mới có nghĩa khác nhau. Hồi trước ta nói Quốc học tức là cái trường học cho cả nước; như trường Quốc học ở Huế là lấy nghĩa ấy. Còn chữ Quốc học ngày nay thường dùng là chỉ về cái học riêng của một nước, có vẻ đặc biệt, có chỗ khác với nước ngoài. Vậy khi nói Quốc học cũng gần giống nhau như quốc phục là đồ y phục riêng của một nước, nói quốc kỳ là hiệu cờ riêng của một nước [67, tr.167]. Còn Phạm Quỳnh thì quan niệm “Quốc học là gồm những phong trào về tư tưởng học thuật trong một nước, có đặc sắc khác với nước khác, và có kết tinh thành những sự nghiệp trước tác lưu truyền trong nước ấy và ảnh hưởng đến các học giả trong nước ấy” [33, tr.504]. Như vậy, theo Phạm Quỳnh, Quốc học là nền học thuật, là nền tư tưỏng, nền triết học riêng của một nước đã thực sự ảnh hưởng, chi phối đời sống của một dân tộc, làm cho dân tộc ấy khác b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 2.pdf
Tài liệu liên quan