Luận văn Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Luận văn Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá: LUẬN VĂN: Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, cùng với môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh, GDP hàng năm tăng từ 7,5-8%. Một trong những yếu tố góp phần đạt được những thành tựu đó là tăng đầu tư xây dựng (ĐTXD). Tuy nhiên, cùng với những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế thì ĐTXD ở nước ta, nhất là ĐTXD từ vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải, trong đó có tình trạng thất thoát, lãng phí (TTLP). Thực tế những năm vừa qua đã cho thấy, nhiều nơi, nhiều lúc tình trạng thất thoát, đặc biệt tình trạng lãng phí trong ĐTXD đã xảy ra rất trầm trọng. Các cơ quan pháp luật, Chính phủ cũng đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý, nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, nhưng vẫn còn nhiều vụ việc, nhiều công trình lãng phí tiền bạc của NSNN nhiều tỷ đồng chưa được giải...

pdf95 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, cùng với môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế nước ta phát triển khá mạnh, GDP hàng năm tăng từ 7,5-8%. Một trong những yếu tố góp phần đạt được những thành tựu đó là tăng đầu tư xây dựng (ĐTXD). Tuy nhiên, cùng với những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế thì ĐTXD ở nước ta, nhất là ĐTXD từ vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải, trong đó có tình trạng thất thoát, lãng phí (TTLP). Thực tế những năm vừa qua đã cho thấy, nhiều nơi, nhiều lúc tình trạng thất thoát, đặc biệt tình trạng lãng phí trong ĐTXD đã xảy ra rất trầm trọng. Các cơ quan pháp luật, Chính phủ cũng đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý, nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, nhưng vẫn còn nhiều vụ việc, nhiều công trình lãng phí tiền bạc của NSNN nhiều tỷ đồng chưa được giải quyết một cách kịp thời, đúng pháp luật. Vẫn còn một số công trình thiết kế không đảm bảo, thi công chưa xong thì phải sửa đổi thiết kế, đến khi hoàn thành thì cũng chẳng có thể sử dụng như dự kiến. Có công trình xây dựng (CTXD) chỉ vài năm sau đã không đáp ứng được nhu cầu phải cải tạo, nâng cấp rất tốn kém... Giáo sư David Dapice của Đại học Harvard cho rằng, với tốc độ đầu tư cao như báo cáo của Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng lẽ ra phải đạt mức 9-10%. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng thực tế đạt được, số vốn TTLP trong đầu tư hàng năm lên đến 1 tỷ USD [11]. Là một địa phương đang trong quá trình phát triển, vốn ĐTXD từ NSNN hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, Thanh Hoá cũng nằm trong tình trạng TTLP như thế. Với mong muốn tìm ra các giải pháp giảm thiểu hơn nữa TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh, đề tài “Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ năm 2003 đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có nhiều bài nói, bài viết đăng tải trên các Báo và Tạp chí, đồng thời có cả những cuộc hội thảo khoa học, công trình nghiên cứu về tình hình và giải pháp chống TTLP trong ĐTXD. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu, bài báo và bài viết trên tạp chí như: Đề án chống TTLP trong ĐTXD của Bộ Xây dựng thực hiện tháng 9/2004; Hội thảo khoa học về “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong XDCB – Thực trạng và giải pháp” do Bộ Công an tổ chức ngày 10/11/2005 tại Hà Nội; luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý “Một số giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Đak Lak” của tác giả Phan Xuân Lĩnh, năm 2006; luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý “Phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước ở nước ta hiện nay” của tác giả Ngô Văn Quý; bài “Thất thoát vốn đầu tư XDCB và giải pháp ngăn chặn” của tác giả Trần Lưu Dung, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2004; bài “Tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư XDCB, tiền thất thoát đủ trả lương cho bộ máy hành chính, sự nghiệp cả nước” của tác giả Trần Công Hùng, đăng trên Báo Tiền phong số 225 ngày 11/11/2005; bài “Tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB” của tác giả Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, đăng trên Tạp chí Thời báo Kinh tế số 1/2005; bài “Phát triển kinh tế – xã hội và cuộc đấu tranh chống TTLP” của tác giả Trương Giang Long, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22 tháng 11/2005; bài “Những nguyên nhân chủ yếu và biện pháp nhằm giảm thiểu TTLP trong đầu tư và xây dựng” của tác giả Hoàng Xuân Hoà, Ban Kinh tế Trung ương, đăng trên Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 9/2005; .... Ngoài ra còn còn có một số công trình khác đã công bố cũng liên quan đến TTLP, quản lý kiểm tra, kiểm soát hoạt động ĐTXD. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài này dưới dạng luận văn, luận án khoa học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhằm giúp cho địa phương chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN có hiệu quả hơn. Thực hiện đề tài, luận văn sẽ tham khảo, lựa chọn, kế thừa những ý tưởng của các công trình đã nghiên cứu và công bố, đồng thời đi sâu nghiên cứu lý luận để đề ra những giải pháp chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là nhận dạng và phân tích thực trạng TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và đề xuất các giải pháp chống TTLP hiệu quả hơn Phù hợp với mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở khoa học của việc chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN. - Phân tích thực trạng TTLP và thực trạng chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn NSNN ở Thanh Hoá. Đề xuất các phương hướng và giải pháp tăng cường chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu trong luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình trạng TTLP và giải pháp chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Phạm vi nghiên cứu trong luận văn bao gồm khảo sát thực trạng các dạng TTLP và các giải pháp chống TTLP ở các công trình xây dựng từ vốn NSNN do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hoá quản lý, không nghiên cứu các dự án ĐTXD bằng nguồn vốn khác. Thời gian khảo sát đánh giá từ năm 2003 đến nay và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trong luận văn Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước, các thành tựu khoa học kinh tế, kỹ thuật hiện đại. Trong khi giải quyết các vấn đề cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp duy vận biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp dựa trên nghiên cứu các tài liệu, các văn bản, báo cáo, kết luận của các ngành liên quan ở cấp tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương về TTLP và chống TTLP trong ĐTXD trong thời gian qua gắn với thực tiễn ở Thanh Hoá. Trong phạm vi hẹp có sử dụng ý kiến của các chuyên gia. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTLP và phương thức chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN. - Phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn vốn NSNN ở Thanh Hoá từ năm 2003 đến nay. - Đề xuất giải pháp chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn vốn NSNN ở Thanh Hoá trong thời gian tới để có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc xây dựng chương trình công tác trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, TTLP trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương ba (khoá X) của Đảng 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Một số vấn đề chung về thất thoát, lãng phí và chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.1. một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.1.1. Đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng Đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm thu được kết quả lớn hơn trong tương lai. Nếu xét về tính mục đích, thì đầu tư là hoạt động không chỉ nhằm bảo toàn giá trị đầu tư, mà còn phải sinh lời. Mức độ sinh lời càng cao thì càng khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, với nhà đầu tư là các cơ quan nhà nước thì, ngoài các dự án đầu tư buộc phải sinh lời, nhiều dự án đầu tư hướng tới phúc lợi xã hội hơn là lợi nhuận cá biệt của dự án. Nếu xét về phương diện hoạt động thực tiễn, đầu tư là một quá trình lâu dài từ khâu chuẩn bị đầu tư, khâu thực hiện đầu tư đến khâu khai thác kết quả đầu tư. Nhưng trong thực tiễn kinh tế, nhiều khi người ta chỉ chú trọng quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư, tách rời khâu khai thác kết quả đầu tư ra khỏi quá trình đầu tư. Có rất nhiều loại đầu tư. Tuỳ theo các góc độ xem xét khác nhau, người ta có thể phân ra đầu tư phát triển và đầu tư chuyển dịch; đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; ĐTXD và đầu tư không xây dựng; đầu tư mới và đầu tư mở rộng, đầu tư hiện đại hoá… Đầu tư xây dựng (ĐTXD) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các tài sản cố định cho các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị và hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh (QPAN) và nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Đây là dạng đầu tư rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia. Bản thân quá trình ĐTXD luôn là một phức hợp hoạt động trong đó nổi lên vai trò của chủ bỏ vốn đầu tư, chủ sử dụng kết quả đầu tư, tổ chức đấu thầu xây dựng, nhóm dân cư thụ hưởng kết quả đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐTXD. Trong ĐTXD hoạt động xây dựng giữ vị trí quan trọng, quyết định kết quả đầu tư. - Hoạt động xây dựng là là quá trình bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án ĐTXD công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình... Hoạt động xây dựng kết tinh thành công trình xây dựng [16, tr.16]. - Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác... [16, tr.16]. 1.1.1.2. Đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước a. Phân loại vốn đầu tư xây dựng Có nhiều cách phân loại vốn ĐTXD * Nếu căn cứ vào quan hệ của chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư thì người ta phân thành vốn chủ sở hữu (vốn góp thêm, vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, vốn hình thành từ lợi nhuận không chia, từ các quỹ của doanh nghiệp…) và vốn vay (vay các tổ chức tín dụng, vay nước ngoài, vay chính phủ, vay thông qua phát hành trái phiếu …) * Nếu căn cứ vào tiêu chí ai tài trợ vốn cho đầu tư thì người ta chia vốn đầu tư thành: + Vốn ĐTXD do khu vực tư nhân trong nước tài trợ. Đây là nguồn vốn đầu tư hình thành từ vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tài chính trong nước, vốn huy động trong dân cư… + Vốn ĐTXD do tư nhân nước ngoài tài trợ gồm vốn của tư nhân, của doanh nghiệp và của các tổ chức tài chính nước ngoài. + Vốn ĐTXD do Chính phủ và các tổ chức tài chính nước ngoài tài trợ trực tiếp không qua NSNN bao gồm các khoản vốn hỗ trợ trực tiếp các tổ chức và cá nhân trong nước đầu tư. + Vốn ĐTXD do Nhà nước tài trợ gồm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn ĐTXD được cấp trực tiếp từ NSNN (từ đây gọi là vốn ĐTXD từ NSNN). ở nước ta, vốn ĐTXD từ NSNN có tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, thường chiếm tỷ trọng từ 40-50% tổng đầu tư xã hội. Xét trên tổng thể nền kinh tế, vốn ĐTXD từ NSNN được hình thành từ 2 kênh (i) từ khoản tích luỹ của NSNN: là phần còn lại của tổng thu NSNN sau khi trừ chi phí thường xuyên, chi trả nợ, chi lập quỹ dự trữ tài chính và một số khoản chi đầu tư phát triển khác; (ii) là khoản vay trong nước (tín phiếu, công trái, trái phiếu Chính phủ) và vay nước ngoài thông qua các dự án ODA được đưa vào cân đối NSNN. Theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước, vốn ĐTXD từ NSNN bao gồm (i) vốn ĐTXD do trung ương quản lý và (ii) vốn ĐTXD do địa phương quản lý. - Vốn ĐTXD do trung ương quản lý là số vốn đầu tư từ ngân sách trung ương được cân đối cho các chương trình, dự án đầu tư của các Bộ, ngành trung ương theo kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm, nằm trong quy hoạch và kế hoạch 5 năm do Quốc hội thông qua. - Vốn ĐTXD do địa phương quản lý bao gồm vốn đầu tư được cân đối từ tổng chi ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển, vốn được hỗ trợ, bổ sung từ nguồn vốn ĐTXD tập trung của ngân sách trung ương và vốn ĐTXD từ nguồn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội. b. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước Vốn ĐTXD từ NSNN thường tập trung cho các dự án xây dựng có vốn lớn, các dự án thuộc lĩnh vực công cộng, lĩnh vực quốc phòng, an ninh, vào các lĩnh vực có thời gian xây dựng kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu hoặc không thu hồi vốn mà chỉ tính lợi ích và hiệu quả xã hội như các công trình giao thông, điện nước, trường học, trạm y tế, bệnh viện công, công sở, các công trình văn hoá, công trình phục vụ quốc phòng và an ninh. Vì không thể phân tích được hiệu quả kinh tế tài chính cá biệt của các dự án đầu tư này, nên khi xây dựng dự án dễ có xu hướng xuê xoa trong xem xét các yêu cầu và chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư, hệ quả là có thể tạo cơ hội TTLP vốn đầu tư của Nhà nước. ở nước ta, vốn ĐTXD từ NSNN, về nguyên tắc, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý nên khó tìm ra cá nhận chịu trách nhiệm đích thực về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Để thực hiện ĐTXD, Nhà nước uỷ thác vốn đó cho nhiều cơ quan nhà nước với cơ chế quản lý nhiều khâu, nhiều cấp phức tạp và một chế độ trách nhiệm chung. Chính vì thế, khó tìm thấy trách nhiệm và động lực cá nhân trong bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn ĐTXD từ NSNN. Hơn nữa, chế dộ, cơ cấu phân quyên quản lý và cơ chế vận hành của các cơ quan nhà nước thường lạc hậu so với yêu cầu của thực tế nên dễ dẫn đến hiện tượng quan liêu trong quản lý quá trình sử dụng vốn ĐTXD từ NSNN. Những đặc điểm này làm cho vốn ĐTXD từ NSNN được coi như "của chùa", tiềm ẩn nhiêu cơ hội để các phần tử tiêu cực trong bộ máy quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan lợi dụng tham nhũng, làm thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Ngoài ra, không loại trừ những đề án, kế hoạch, chương trình được đầu tư theo phong trào, theo mục tiêu chính trị, xã hội thuần tuý, khó hoặc không quan tâm đến hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư… Bên cạnh đó, quá trình đầu tư các công trình hình thành bằng vốn ĐTXD từ NSNN, từ khâu kế hoạch, thiết kế, thi công, giám sát thi công, đấu thầu, mua sắm thiết bị đến nghiệm thu công trình, thường được thực hiện theo một dây chuyền kép kín trong nội bộ các cơ quan nhà nước, do đó thường xảy ra tình trạng các chủ đầu tư và các nhà thầu chia chác nhau tiền của Nhà nước. Một đặc điểm nữa của vốn ĐTXD từ NSNN là quy mô vốn lớn nên vừa đòi hỏi quá trình chuẩn bị đầu tư phức tạp, kéo dài (thậm chí còn bị thói quan liêu của cán bộ nhà nước làm cho dài hơn), đòi hỏi sự phê chuẩn của nhiều cơ quan nhà nước nên càng tạo cơ hội cho nạn tham ô, tham nhũng. Ngoài ra, quy chế và kỷ luật đấu thầu các công trình xây dựng bằng tiền NSNN thường chịu sức ép của các cơ quan, tổ chức có thế lực trong lĩnh vực quyết định đầu tư của Nhà nước. c. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ĐTXD từ vốn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến các quá trình kinh tế xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Bằng việc cung cấp những dịch vụ công cộng như hạ tầng kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng... mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không được đầu tư, các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhằm đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ĐTXD từ vốn NSNN được coi là một công cụ để Nhà nước chủ động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớn của nền kinh tế như điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ thông qua các chương trình, dự án đầu tư lớn như chương trình 135, dự án xây dựng các tuyến đường ô tô vào trung tâm các xã, dự án xây dựng các hồ đập thuỷ lợi lớn như Hồ Cửa Đạt, chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình kiên cố hoá lớp học... Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc. ĐTXD từ vốn NSNN là “vốn mồi” để thu hút, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho phát triển kinh tế. Có đủ vốn đầu tư trong nước mới góp phần giải ngân, hấp thụ được các nguồn vốn ODA, có hạ tầng kinh tế – xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI; có vốn đầu tư "mồi" của Nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức BT, BOT... ĐTXD từ vốn NSNN có vai trò mở đường cho sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên rất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN, như dự án đầu tư các phòng thí nghiệm, các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng, các trạm trại nghiên cứu giống mới, các trường đại học... sẽ cung cấp các dịch vụ công, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế – xã hội. 1.1.2. Trình tự trong hoạt động đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và đặc điểm của sản xuất xây dựng chi phối, nên hoạt động ĐTXD (đặc biệt là hoạt động ĐTXD từ vốn NSNN) đòi hỏi phải tuân thủ trình tự các bước theo quy định. Vi phạm trình tự ĐTXD sẽ gây ra TTLP và tạo sơ hở cho tham nhũng trong hoạt động ĐTXD. Theo Luật Xây dựng, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm các bước sau: Bước 1: Lập quy hoạch chi tiết Bước 2: Lập hồ sơ xin chủ trương đầu tư Bước 3: Lập dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật Bước 4: Thẩm định và phê duyệt dự án Bước 5: Chuẩn bị mặt bằng Bước 6: Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình Bước 7: Thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán Bước 8: Tổ chức đấu thầu Bước 9: Ký kết hợp đồng, tổ chức thi công xây dựng Bước 10: Nghiệm thu, quyết toán và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng Theo tuần tự, bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà một vài bước có thể gộp vào nhau như: Đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước lập quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ xin chủ trương đầu tư mà lập luôn báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện các bước tiếp theo phải kiểm tra để đánh giá đầy đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm đã quy định (nếu có) cho bước đó được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự theo các bước phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nghiêm túc. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về trình tự nêu trên là cơ sở để khắc phục những khó khăn, tồn tại do đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của sản xuất xây dựng gây ra. Vì vậy, những quy định về trình tự ĐTXD có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng công trình, chi phí xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng, tác động của công trình sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng đối với nền kinh tế của vùng, của khu vực cũng như đối với cả nước. Do đó, việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định không những đối với chất lượng công trình, dự án đầu tư mà còn ảnh hưởng rất lớn đến TTLP, có hay không tạo sơ hở cho tham nhũng về vốn và tài sản trong hoạt động ĐTXD... Như vậy, việc thực hiện nghiêm túc trình tự ĐTXD là một đặc trưng cơ bản trong hoạt động đầu tư, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tình trạng TTLP, tham nhũng trong hoạt động ĐTXD. Vì vậy, quá trình ĐTXD phải có giải pháp quản lý thích hợp để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực làm cho TTLP, tham nhũng có thể xảy ra. 1.2. thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.2.1. Nhận diện thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng Hiện nay chưa có tài liệu, văn bản quy phạm nào đưa ra một định nghĩa hay một khái niệm cụ thể nào về thất thoát, nhưng qua thực tế hoạt động kinh tế – xã hội nói chung và trong ĐTXD nói riêng thì có thể hiểu thất thoát là tổn thất, mất vốn đầu tư do các hành động chủ quan của những người liên quan nhằm chuyển nguồn vốn đó thành tài sản của những người và tổ chức có liên quan mà không phải chủ đầu tư. Như vậy khái niệm thất thoát hàm ý là gian lận, trộm cắp, tức là những người liên quan đến quá trình thực hiện ĐTXD đã tự ý lấy ra từ tổng vốn đầu tư một khoản giá trị nào đó và biến chúng thành sở hữu của mình. Thất thoát là hành vi mang tính đạo đức, cố ý làm sai, trái các quy định của pháp luật, là hành động đáng bị xã hội lên án và nhà đầu tư phải tìm mọi cách loại trừ chúng ra khỏi dự án đầu tư của mình. ở một khía cạnh khác thì thất thoát là phần giá trị vốn bị mất đi, không sử dụng vào công trình do bị rút bớt như một số công trình đáng ra phải dùng thép fi.20 nhưng chỉ dùng thép fi.18; do bị thay đổi chủng loại, chất lượng vật tư để lấy chênh lệch giá, như thay gạch thủ công cho gạch tuy nen; thay gỗ nhóm 2 bằng gỗ nhóm 3, hoặc do khai man, khai khống để trục lợi như thực tế không phải vét bùn nhưng khai khống khối lượng vét bùn. Điểm đặc trưng của thất thoát là nguồn giá trị to lớn lấy ra từ tổng vốn đầu tư, được hạch toán vào chi phí xây dựng công trình, nhưng thực tế không được đưa vào công trình. Đó là hành vi của những kẻ xấu lợi dụng công trình xây dựng để rút tiền của Nhà nước biến thành tài sản riêng. Hành vi này không những để lại hậu quả chất lượng công trình không đảm bảo, làm giảm hiệu quả ĐTXD công trình, mà còn gây bất bình trong xã hội. Khác với thất thoát, lãng phí trong ĐTXD cơ bản là việc chi phí tiền vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên cho công trình nhiều hơn mức cần thiết hoặc công trình xây dựng không được sử dụng hiệu quả cho phép do quy hoạch, chất lượng, thời gian xây dựng công trình không hợp lý. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản nhà nước, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục đích đã định [19, tr.62]. Lãng phí biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: lãng phí sức lao động, thời gian, tiền của. Song việc đo lường mức độ lãng phí lại rất khó khăn, khó định lượng chính xác. Cùng một sự vật, một hiện tượng ở góc độ này là lãng phí, nhưng ở góc độ khác lại không lãng phí. Việc sử dụng nguồn lực đúng định mức, đúng tiêu chuẩn, chế độ và đạt được mục tiêu trước mắt nhưng không đạt được mục tiêu lâu dài, không phù hợp với tổng thể, không sử dụng được phải phá đi, hoặc phải cải tạo, sửa đổi bổ sung mới sử dụng được, thực chất là lãng phí rất lớn, nhưng trong chỉ đạo thực tiễn có khi lại quan niệm rằng không lãng phí. Hơn nữa, mức độ lãng phí nhiều khi chỉ thể hiện rõ sau khi công trình đã được xây dựng, thậm chí sau khi đã được sử dụng. Chính vì thế xác định xem ai là người có trách nhiệm trong việc để xảy ra lãng phí khi xây dựng công trình thường là công việc rất khó khăn. ở nước ta hiện nay các ngành chức năng chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng phương pháp xác định, đánh giá lãng phí, trong khi có lúc, có sự việc lãng phí còn lớn hơn, tác hại nghiêm trọng hơn cả thất thoát. Nguyên nhân dẫn đến lãng phí trong lĩnh vực ĐTXD, một phần, có thể do yếu kém năng lực nên thiết kế và luận chứng kém, ví dụ như yếu kém về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý dẫn đến việc sử dụng vốn ĐTXD không đạt được mục đích, dẫn đến công trình hoàn thành không sử dụng được hoặc phải cải tạo mới sử dụng được, công trình không mang lại hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp do chi phí xây dựng cao hơn chi phí đầu tư cần thiết cho dự án. Phần khác, lãng phí còn do cơ chế chính sách quản lý ĐTXD chưa hợp lý, chưa hiệu quả…Nếu thất thoát có động cơ cá nhân trục lợi, thì lãng phí ít khi xuất phát từ sự trục lợi cá nhân. Từ khái niệm trên cho ta thấy TTLP đều cùng phản ánh một hiện tượng giống nhau, đó là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội tăng thêm năng lực cơ sở vật chất cho xã hội. Thất thoát, lãng phí có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Nhiều dự án đầu tư lãng phí là do động cơ thất thoát thúc đẩy. Cũng có khi khó phân biệt đâu là là thất thoát, đâu là lãng phí, ví dụ như định mức xây dựng quá cao tạo điều kiện cho tổ chức thi công rút ruột công trình… Do vậy trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trong diễn đàn Quốc hội, diễn đàn hội thảo khoa học và trong các văn bản của Chính phủ, của các bộ, UBND tỉnh Thanh Hoá cụm từ thất thoát luôn đi liền với cụm từ lãng phí. Trong luận văn này chúng tôi cũng sử dụng cách xem xét chung đó mà không tách bạch rõ ràng đâu là thất thoát, đâu là lãng phí. 1.2.1.2. Các dạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước Từ thực tiễn phát hiện các sai phạm trong quản lý ĐTXD từ vốn NSNN được khái quát thành các dạng TTLP trong đầu tư xây dựng cơ bản. Dưới đây chúng tôi trình bày một số dạng điển hình. - TTLP vốn đầu tư do công trình xây dựng không theo quy hoạch hoặc hiệu quả sử dụng công trình thấp do tuân thủ quy hoạch có chất klượng không cao, chủ trương đầu tư không theo chiến lược lâu dài. ở nước ta, rất phổ biến hiện trạng nhiều dự án phải bỏ dở như Nhà máy lọc dầu Tuy Hạ, hoặc sau khi hoàn thành, do nhiều lý do, không thể đưa vào vận hành sản xuất như ở Công ty Dệt Nam Định, nhà sàng than Nam Cầu Trắng – Hòn Gai hoặc sản xuất không có hiệu quả như hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng mua của Trung Quốc...Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó là do quy hoạch phát triển chưa được lập đầy đủ, không đồng bộ, tính dự báo còn hạn chế, chưa quy định được sự tuân thủ lẫn nhau giữa các loại quy hoạch phát triển.. . - TTLP do khâu khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán và tổng mức đầu tư của dự án không chính xác. Nếu việc khảo sát, lập dự án đầu tư thiếu chính xác, lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán không chính xác, sẽ dẫn tới hậu quả là các dự án khi thực hiện đều phát sinh khối lượng làm tăng vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Đối với công trình xây dựng thì vai trò của tư vấn thiết kế hết sức quan trọng. Họ không chỉ đóng vai trò làm cho công trình trở nên đẹp, tiện lợi mà còn ảnh hưởng đến giá thành của công trình. Đây là những công việc sáng tạo thuần tuý khoa học, nhưng trong lĩnh vực này không hiếm những nhà thiết kế, do năng lực yếu, đã làm loang lổ bộ mặt kiến trúc đương đại của nước nhà. Hiện còn tồn tại nhiều công trình xấu, kém do lỗi của các nhà thiết kế về các phương diện thiết kế không chính xác, không chi tiết, dẫn đến tình trạng thi công đến đâu, hoàn chỉnh thiết kế và nghiệm thu quyết toán đến đó. Thiết kế kém là nguyên nhân quan trọng gây TTLP lớn trong xây dựng cơ bản. Thậm chí không ít nhà thiết kế đã thông đồng với chủ đầu tư và đơn vị thi công quyết toán khống khối lượng, xác nhận các phần việc phát sinh để lấy thêm tiền. Thủ đoạn cổ điển nhưng phổ thông hiện nay là nhà thiết kế thường thiết kế dư ra (về kết cấu, vật liệu, khối lượng). Khi thi công, các nhà thi công biết ý cứ rút định mức, thay đổi kết cấu vật liệu, nhưng khi quyết toán lại theo thiết kế. - TTLP trong việc thực hiện công tác đấu thầu. Dạng TTLP này xuất hiện do lập và duyệt giá gói thầu (giá trần xét thầu) vượt chế độ; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời thầu không đầy đủ, không rõ ràng; tiêu chí chấm thầu không cụ thể; thực hiện ký kết hợp đồng giao thầu chậm so với kế hoạch đấu thầu; áp dụng sai hình thức đấu thầu, chỉ định thầu cho các công trình phải đấu thầu; chọn thầu đơn vị không đủ năng lực dẫn đến thi công chất lượng công trình không đảm bảo, phải phá đi làm lại gây thiệt hại tiền của của Nhà nước. Ngoài ra còn phải kể đến dạng TTLP do tham nhũng trong quá trình tổ chức đấu thầu như chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu để gửi giá, nâng giá công trình, sau đó chia nhau. Cụ thể là họ tiết lộ những thông tin quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí còn hướng dẫn cách lập hồ sơ đấu thầu có những lợi thế cần thiết cho việc chọn đơn vị trúng thầu. Hoặc khi lập hồ sơ đấu thầu và tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư đã cố ý đưa ra những điều kiện để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác có giá thấp hơn; hoặc thống nhất giá bỏ thầu thấp để trúng thầu, khi thi công sẽ cho phép phát sinh và quyết toán cao hơn giá trúng thầu... Cũng còn phải kể đến các nhà thầu tham gia đấu thầu thống nhất trước với nhau làm quân xanh, quân đỏ để một đơn vị trúng thầu với điều kiện ưu đãi. - TTLP do các dự án chậm tiến độ phải kéo dài thời gian. ở nước ta khâu chuẩn bị đầu tư và đền bù, giải phóng mặt bằng còn rất yếu kém, không kịp thời, thi công không đảm bảo tiến độ, làm tăng lãi vay trong quá trình đầu tư, tăng tiền thuê tư vấn, kéo dài thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng... Tất cả các yếu kém đó gây lãng phí rất lớn vốn đầu tư. - TTLP trong khâu nghiệm thu, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành thể hiện dưới dạng nghiệm thu sai về khối lượng thực hiện, thực tế thi công ít nhưng nghiệm thu nhiều, quyết toán tăng khống nhiều lần, áp dụng không đúng đơn giá, định mức, chấp nhận cho đơn vị xây dựng thay đổi chủng loại vật tư, dùng các loại vật tư rẻ tiền, chất lượng kém vào công trình, ăn bớt vật tư, rút ruột công trình, cố tình nghiệm thu thanh quyết toán những hệ số ưu đãi ngoài chế độ quy định... - TTLP trong khâu thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án. Dạng TTLP này chủ yếu là thanh toán vốn đầu tư chậm làm chậm tiến độ công trình; tạm ứng vốn vượt định mức quy định, khó thu hồi; ứng khối lượng, thanh toán chưa đủ thủ tục; khi thi công phải thay đổi, bổ sung chi phí phát sinh do thiết kế, dự toán không chính xác nên khi thanh toán chỉ căn cứ vào báo cáo quyết toán của đơn vị thi công, không có giám sát, kiểm tra cụ thể “thực thanh, thực chi” nên dễ thanh toán khống. - TTLP do chi tiêu bừa bãi vượt định mức, lập khống chứng từ để rút tiền nhà nước chia nhau dưới các hình thức phổ biến như chi vượt mức nhưng không báo cáo hoặc không được cấp có thẩm quyền cho phép; lập khống chứng từ bằng cách lập khống các bảng lương, bảng khoán, mua hoá đơn đỏ (liên 2) để khai khống các chi phí; gửi giá đơn vị bán vật tư, cung cấp dịch vụ không được thể hiện qua hợp đồng và hoá đơn bán hàng, đơn vị bán hàng trích chi trả lại cho bên mua dưới các hình thức chiết khấu bán hàng và hoa hồng không đúng với nội dung và quy định của chính sách tài chính kế toán. Trúng thầu hoặc được giao thầu công trình, sau đó không thực hiện mà bán thầu hoặc giao cho một số người núp bóng đơn vị để thực hiện, hợp thức hoá chứng từ rút tiền chênh lệch chia nhau… 1.2.2. Nguyên nhân thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.2.2.1. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách pháp luật quản lý đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước Nhà nước có hai tư cách trong quản lý các dự án ĐTXD từ vốn NSNN, đó là tư cách của cơ quan công quyền và tư cách của chủ đầu tư. Với tư cách cơ quan công quyền, những quy định của nhà nước về điều kiện để ĐTXD cũng có thể gây TTLP cho các dự án đầu tư. Chẳng hạn, nếu các quy định về quản lý đầu tư và quản lý xây dựng không minh bạch, khó thực hiện, khó tiếp cận cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép, giải phóng mặt bằng, quản lý môi trường, lao động...quá phức tạp, không công khai...thì buộc các chủ đầu tư và người tham gia xây dựng, thi công dự án phải gian dối hoặc “quan hệ ngầm” với công chức nhà nước nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, thậm chí để có được dự án theo ý tưởng của họ. Tất cả các chi phí không cần thiết cho dự án như chi phí quan hệ, chi phí tạo đối thủ cạnh tranh giả, chi phí móc ngoặc với bên thiết kế... là tiền thân của TTLP. Trong thực tế, nguyên nhân này rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong các nguyên nhân dẫn đến sự tham ô, tham nhũng, anh em của TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN. Chính vì thế, để giảm thiểu TTLP trong hoạt động nhà nước nói chung, trong đầu tư nhà nước nói riêng, các nhà nước hiện đại đang có xu hướng tiến tới một nhà nước công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình cao. Với tư cách chủ đầu tư, Nhà nước phải quản lý dự án của mình như các chủ đầu tư khác. Nhưng do Nhà nước là một bộ máy quyền lực thực thi trách nhiệm do xã hội giao nên các quyết định của nó phải được quy dịnh thành luật, công chức và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý dự án đầu tư của nhà nước theo cơ chế đại diện. Cách thức quản lý này tiềm ẩn các cơ hội để công chức và cơ quan nhà nước lợi dụng quyền hạn trục lợi từ vốn đầu tư nhà nước. Ví dụ, nếu như là vốn đầu tư cá nhân thì chủ đầu tư có động cơ thuê tư vấn thiết kế và thẩm định đúng yêu cầu nhằm tiết kiệm tiền của của chính họ. Vì rằng họ đầu tư để kiếm lời, do đó giảm thiểu chi chi phí đầu tư là mục tiêu của họ. Nhưng đối với công chức nhà nước thì sự việc khác hẳn. Nếu tiết kiệm chi phí đầu tư thì NSNN được lợi, cá nhân họ không được gì cả. Còn nếu rút ruột công trình thì NSNN chịu thiệt, còn cá nhân họ lại có tiền để chia nhau. Trong điều kiện còn thiếu thốn thì sự cám dỗ này là rất lớn. Vì thế, công chức thiết kế, công chức thẩm định, công chức phê duyệt, công chức quản lý đấu thầu... có thể móc ngoặc với nhau để tư lợi riêng. Hơn nữa, các cơ quan thanh tra của Nhà nước, hoặc có thể tham gia vào đường dây móc ngoặc đó, hoặc thiếu thông tin, thiếu năng lực nên khó kiểm soát được quá trình từ chuẩn bị đến thực hiện đầu tư. Đặc biệt là ở các nước mà số dự án đầu tư từ vốn NSNN lớn như nước ta thì Nhà nước càng khó kiểm soát quá trình đầu tư. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta vẫn chưa hoàn thành bước chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hệ thống thể chế của Nhà nước mới đang từng bước hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế mới. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các Luật, Nghị định quy định về quản lý liên quan đến đầu tư nói chung, ĐTXD nói riêng, nhưng các vấn đề vướng mắc trong các văn bản đó cũng không ít. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách pháp luật trở nên thiếu đồng bộ với các cơ chế, luật khác. Ngoài ra, tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu chặt chẽ, không đầy đủ, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn cho những trường hợp cụ thể; tính không đồng bộ giữa văn bản luật và văn bản của Chính phủ, giữa văn bản của Chính phủ và văn bản của các bộ đã tạo nhiều kẽ hở, tạo cơ chế chạy chọt, xin cho làm lãng phí vốn nhà nước. Tình trạng trách nhiệm không rõ ràng của các cá nhân và tổ chức liên quan đến quản lý ĐTXD từ vốn NSNN cũng tạo cơ hội cho TTLP. Cơ chế điều hành của quản lý nhà nước còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kiểm tra giám sát hình thức...đã dẫn đến các chi phí tiêu cực phát sinh dưới nhiều hình thức như “chi hoa hồng” cho việc “làm ngơ, bỏ qua”, công chức “vòi vĩnh” khi có cơ hội làm ăn... 1.2.2.2. Nguyên nhân từ chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước Bản thân công việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, kế hoạch ở tầm quốc gia, vùng, địa phương là một công việc khó khăn, không khi nào đảm bảo độ chính xác 100%. Tuy nhiên, để có thể sử dụng nguồn lực NSNN và tài nguyên quốc gia một cách hiệu quả cần phải có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đúng dắn và được điều chỉnh, bổ xung kịp thời, có cơ sở và luận cứ khoa học. Nếu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có chất lượng thấp, thông tin không đầy đủ, không dựa trên các quy luật khách quan thì toàn bộ các dự án đầu tư của Nhà nước theo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó có nguy cơ gây lãng phí rất lớn. Đáng tiếc là từ khi chuyển sang quản lý theo cơ chế mới, thừa nhận kinh tế thị trường và giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, chất lượng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cả cấp quốc gia lẫn địa phương đều chưa đáp ứng yêu cầu. Chiến lược đầu tư của Nhà nước còn tham quá nhiều mục tiêu, dàn trải theo địa bàn, theo lĩnh vực và kém hiệu quả. Điển hình là chiến lược đầu tư cho ngành giấy, ngành đánh cá xa bờ, ngành đường, ngành xi măng…Các địa phương còn theo đuổi chiến lược kéo vốn nhà nước về địa phương càng nhiều càng tốt mà chưa chú trọng đến điều kiện vận hành kết quả đầu tư. Thực trạng lâu nay thường xảy ra ở các cấp, các ngành là kế hoạch vốn từ ngân sách Nhà nước thường bị động, kéo dài vì phải qua nhiều cấp, nhiều ngành rà soát, tổng hợp, chờ Trung ương phê duyệt, sau đó phải thông qua hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mới thông báo vốn về cho các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, lúc này thường vào cuối quý một trong năm. Cách làm này làm chậm triển khai xây dựng công trình. Trong quá trình xây dựng, vì các lý do khác nhau như thủ tục thiết kế, thẩm tra, thẩm định thiết kế, thủ tục đấu thầu, thủ tục nghiệm thu, quyết toán công trình đều cần có thời gian nhất định và phải thực hiện đầy đủ theo quy trình, kết quả là thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, giải ngân chậm, cuối năm kế hoạch giải ngân không kịp, đơn vị thi công phải biến báo để giữ lại vốn đầu tư. Trên thực tế, co quan nhà nước cứ ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho nhiều dự án mà thực tế chưa đủ điều kiện vẫn bố trí kế hoạch. Theo quy chế thì việc ghi kế hoạch vốn phải cân đối với khả năng, khối lượng thực hiện, trong khi đó điều kiện thực tế chưa có làm cho việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, việc giải ngân chậm, kéo dài thời gian thi công, chậm nghiệm thu, chậm thanh quyết toán công trình, gây ra hiện tượng đầu tư dàn trải, khi thì “công trình chờ vốn”, khi lại “vốn chờ công trình”. Một vấn đề khác là kế hoạch chưa kiểm soát được rủi ro, nhất là rủi ro do thời tiết gây ra, nên nhiều khi cấp vốn cho công trình rồi, nhưng công trình không thực hiện thi công được, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu vốn giả tạo ở các dự án. Ngoài ra, chất lượng thấp của quy hoạch ngành, vùng và địa phương là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lãng phí trong ĐTXD nói chung, ĐTXD từ vốn NSNN nói riêng. Trong nhiều năm nay quy hoạch ngành, vùng của nước ta vẫn ở trong tình trạng chưa hoàn chỉnh. Công tác quy hoạch chưa được Nhà nước chú trọng đầu tư đi trước một bước, tầm nhìn quy hoạch ngắn, thiếu tính chiến lược, chưa đánh giá hết các yếu tố khách quan và chưa phù hợp với quy luật thị trường nên tính định hướng của quy hoạch còn yếu, thiếu tính kế thừa nên quy hoạch phải điều chỉnh thường xuyên, tính thực tế không cao, quy hoạch không mang tính tổng thể, thiếu lộ trình thực hiện….Chất lượng thấp của quy hoạch đã dẫn đến hậu quả nhiều công trình đầu tư từ vốn NSNN không vận hành được sau khi hoàn thành buộc phải tháo dỡ hoặc có sử dụng cũng không hiệu quả. Đây là khoản lãng phí lớn của nước ta trong những năm qua. 1.2.2.3. Nguyên nhân từ yếu kém trong công tác chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách Nhà nước Công tác điều tra, khảo sát quá sơ sài, không bao quát được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, không tính được ảnh hưởng của công trình xây dựng đến môi trường, chưa chú ý đến điều tra thị trường tiêu thụ và các yếu tố sản xuất…sẽ dẫn đến sự lãng phí do phải sửa chữa, thậm chí dỡ bỏ công trình xây dựng, gây tác động bất lợi cho các công trình xung quanh. Hiện tượng làm cầu, xây nhà cao tầng gây nứt, lún, sập nhà dân xung quanh không phải hiếm gặp ở các dự án đầu tư của Nhà nước. Đôi khi chủ trương đầu tư xuất phát từ ý muốn áp đặt chủ quan, động cơ cá nhân thành tích của lãnh đạo, thấy nơi khác làm mình cũng làm cũng rất đến sự lãng phí rất lớn. Chẳng hạn, nhiều chủ đầu tư là cơ quan nhà nước đã không cân nhắc, tính toán đầy đủ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật khi lập dự án xây dựng nên khi triển khai thực hiện phát sinh những yếu tố bất lợi làm chậm tiến độ thi công, làm phát sinh kinh phí khắc phục mới đưa vào sử dụng được, hoặc phải điều chỉnh dự án đầu tư, có khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả, đến lúc đó thì chủ đầu tư mới nhận thấy đựơc những hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng dự án của mình, nhưng mọi việc đều đã muộn, không thể khắc phục được. Điển hình ở nước ta là việc bố trí địa điểm xây dựng nhà máy đường, nhà máy giấy không gắn với vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, thị trường lao động ... làm cho chi phí sản xuất tăng cao, khi nhà máy đi vào hoạt động, càng sản xuất càng lỗ. Để khắc phục chủ đầu tư phải di chuyển nhà máy hoặc phải dỡ bỏ nhà máy ... dẫn đến TTLP càng nghiêm trọng hơn. Hoặc khi xây dựng một công trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở một địa điểm nào đó, do không khảo sát kỹ địa chất, thủy văn nên dẫn đến phát sinh thêm chi phí gia cố xử lý nền móng, mà nếu khảo sát kỹ thì nên xây dựng ở vị trí khác có thể tiết kiệm rất nhiều tiền chi phí sử lý nền móng này… Cũng có khi đầu tư xây dựng một nhà máy không chú ý đến xử lý nước thải như nhà máy hoá chất, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy sản xuất phân bón..., xử lý khói bụi như nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện ... dẫn đến ô nhiểm môi trường của một vùng, một khu vực, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, sức khoẻ của dân cư trong vùng. Để khắc phục Nhà nước phải đầu tư hệ thống xử lý rất tốn kém, có khi phải di chuyển nhà máy hoặc dỡ bỏ gây nên sự TTLP vốn đầu tư…. Như vậy, công việc chuẩn bị dự án đầu tư không tôt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, đời sống kinh tế xã hội của vùng, của khu vực và cả nước. Thông thường, những sai lầm trong chuẩn bị đầu tư gây ra 60%-70% tổng số TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN. 1.2.2.4. Nguyên nhân từ buông lỏng kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện dự án đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước Quản lý trong ĐTXD, trách nhiệm lớn nhất thuộc về chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, công trình. Nếu không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (Ban quản lý dự án hoặc đơn vị được thuê tư vấn giám sát) và giám sát của đơn vị thiết kế thì bên thi công dễ vì lợi nhuận mà tìm mọi cách để “rút ruột” công trình như bớt xén vật tư, tráo đổi chủng loại vật tư, thi công không đúng kỹ thuật, khai khống khối lượng hoàn thành... ở nước ta, hoạt động giám sát của cộng đồng, của công dân chưa được coi trọng tương xứng với yêu cầu đặt ra cho công tác ĐTXD, chưa phát huy được tính tích cực tự giác của quần chúng nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong ĐTXD cũng là một nguyên nhân làm cho tổ chức thi công gian dối, tìm cách lấy tiền của Nhà nước trong ĐTXD từ vốn NSNN. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 09/5/2005 về quy chế giám sát đầu tư cộng đồng, tuy nhiên hệ thống luật định, chế tài còn thiếu, chưa đồng bộ, không cho phép mỗi công dân và các tổ chức công dân tham gia giám sát xã hội có hiệu quả. Đặc biệt không có những chế tài, điều kiện đảm bảo thực thi việc giám sát một cách thuận lợi, có hiệu quả, bảo vệ danh dự, lợi ích và nhiều khi cả tính mạng của người phát hiện, tố cáo những hành vi tham nhũng, lãng phí. Chính vì thế, thất thoát trong ĐTXD từ vốn NSNN ở nước ta mới ở tình trạng nghiêm trọng. Thanh tra là biện pháp cần thiết để chống TTLP trong ĐTXD. Tuy vậy, nếu không dành đủ thời gian, không bố trí người tài giỏi và không trao cho họ đủ quyền và phương tiện thì số vụ tham nhũng, tiêu cực được các cơ quan thanh tra phát hiện chưa phản ảnh đầy đủ thực trạng tình hình tiêu cực, tham nhũng hiện nay, do đó kẻ tham nhũng còn chưa sợ. Năng lực ngành thanh tra, nhất là thanh tra xây dựng nếu còn hạn chế, cả về mặt thể chế cũng như chất lượng cán bộ, phương tiện, điều kiện làm việc, thì khó phát hiện ra các hành vi làm thất thoát vốn Nhà nước. Mặc dù Quốc hội nước đã ban hành Luật Thanh tra năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng, nhưng nếu thiếu cán bộ đáp ứng yêu cầu thì chất lượng thanh tra không đảm bảo. Mặt khác, khi thanh tra phát hiện cán bộ có sai phạm, tiêu cực thì việc đề xuất cách xử lý đối với những cá nhân vi phạm mà kết quả thanh tra đã khẳng định nếu chưa thực sự nghiêm khắc và thích đáng, còn tình trạng né tránh đối với cá nhân, tập thể vi phạm thì vô hình chung càng khuyến khích những kẻ liều lĩnh vi phạm hơn nữa. Điều này thể hiện rõ ở nước ta thời gian qua, do công tác thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều bất cập trong việc thanh tra các vụ việc tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, công tác thanh tra chưa làm đầy đủ, chu đáo chức năng, nhiệm vụ của mình, thiếu tích cực, kiên quyết trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm, cơ quan thanh tra thiếu một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ được giao, không ít trường hợp những cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng thiếu bản lĩnh, bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, dẫn đến phạm tội, vi phạm pháp luật...nên hầu như các hiện tượng làm thất thoát vốn Nhà nước chưa được xử lý thích đáng. 1.3. chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.3.1. Sự cần thiết đẩy mạnh chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước ở nước ta 1.3.1.1. Tác hại của thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước TTLP nói chung và trong ĐTXD từ vốn NSNN nói riêng gây hậu quả không tốt, thậm chí là nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân làm nghèo đất nước, kìm hãm sự phát triển và làm giảm uy tín quốc gia. Sự nguy hại của TTLP đã được nhiều nước và tổ chức quan tâm nghiên cứu và tìm cách ngăn chặn. Trước hết, TTLP làm tăng chi phí phát triển. Như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói tại hội nghị triển khai các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch và ngân sách năm 2005 diễn ra ngày 30/12/2004: “Lẽ ra tăng trưởng năm 2004 tăng không chỉ là 7,7% và năm 2005 tăng trưởng hoàn toàn có thể đạt 8,5% nếu bộ máy hành chính không yếu kém, trì trệ và tiêu cực”. ở nước ta, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2004, để tăng thêm 1 đồng GDP cần đầu tư 4,7 đồng. Trong khi đó, nước láng giềng Trung Quốc chỉ cần bỏ ra 3,5 đồng thì tăng thêm được 1 đồng GDP. Thứ hai, TTLP trong đầu tư xây dựng từ vốn NSNN lớn làm ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ trong huy động ODA nói riêng, vay nước ngoài nói chung. Trong khi đó, vốn vay đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của nước ta chủ yếu dựa vào nguồn vay ưu đãi ODA. Trong 5 năm 2001-2005, nước ta đã thu hút khoảng 11,2 tỷ USD ODA. TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN làm giảm uy tín của Chính phủ khi vay nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường tài chính thế giới do các tổ chức định mức tín nhiệm đánh giá thấp hiệu quả đầu tư của Nhà nước, từ đó lo ngại khả năng trả nợ đúng hạn của Chính phủ. Hơn nữa, mức tín nhiệm thấp do ảnh hưởng của TTLP trong đầu tư còn buộc chính phủ phải chấp nhận vay với lãi suất cao làm cho chi phí đầu tư càng tăng cao, dẫn đến mức lãng phí lớn hơn. Thứ ba, TTLP trong dầu tư xây dựng từ vốn NSNN gây bức xúc và bất bình lớn trong xã hội. Vì xét cho cùng, tiền của NSNN là do dân cư đóng góp. Việc đầu tư dẫn đến lãng phí làm thu hẹp nguồn lực có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong các lĩnh vực có lợi cho dân cư. Hơn nữa, thất thoát làm cho một bộ phận dân cư có thu nhập không chính đáng, giúp họ giàu lên nhanh chóng, cho phép họ ăn chơi phè phỡn gây phản cảm rất lớn đối với đa số dân cư còn lao động nhọc nhằn kiếm miếng ăn. Nếu tình trạng thất thoát vốn nhà nước từ các công trình ĐTXD có tính phổ biến và kéo dài quá lâu có thể gây nên các bất ổn trong xã hội và trong lòng tin của dân cư vào Nhà nước. Thứ tư, TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN, nếu không được ngăn chặn hiệu quả, sẽ làm thoái hoá, biến chất đội ngũ công chức nhà nước liên quan đến vốn NSNN và quản lý ĐTXD từ vốn NSNN. Trên thực tế, công chức nước ta có thu nhập thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Ngay cả trong điều kiện nước ta, thu nhập của công chức cũng ở mức trung bình, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cơ bản của gia đình. Vì thế, động cơ và mức độ thúc bách tìm kiếm thu nhập của họ rất lớn. Nếu tình trạng TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN không bị kiểm soát chặt chẽ, nếu cơ hội có thể tăng thu nhập từ TTLP đó khá nhiều, thì số cán bộ sa ngã tất yếu sẽ tăng lên. Như vậy TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN đã góp phần làm tha hoá đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế của nước ta, đặc biệt là công chức quản lý kinh tế. Thứ năm, TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN để lại hậu quả không dễ khắc phục cho đất nước và cho các thế hệ tương lai. Các công trình xây dựng kém chất lượng, không sử dụng được hoặc có sử dụng được cũng không hiệu quả không chỉ làm tiêu tan nguồn của cải mà đất nước rất khó nhọc mới kiếm được, mà còn đòi hỏi chi phí lớn để sửa chữa, hoàn thiện, thậm chí tháo dỡ chúng. Trong khi đó chúng ta đang phải thắt lưng buộc bụng dồn tiền để CNH, HĐH đất nước, tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Sự lãng phí nguồn của cải do TTLP đem lại không chỉ làm chúng ta khó khăn trong hiện tại, mà còn chồng chất thêm khó khăn cho con cháu trong tương lai, nhất là khi nguồn tài nguyên quý giá đã bị chính các công trình xây dựng kém chất lượng và không hợp lý đó bào mòn. 1.3.1.2. Tình hình thất thoát, lãng phí nghiêm trọng trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước ở nước ta Dư luận xã hội nước ta cho rằng vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng bị TTLP rất lớn, có thể lên tới 20-30% tổng mức đầu tư. Những năm qua, trung bình mỗi năm nước ta chi khoảng 150.000 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống hạ tầng. Nếu 20- 30% tổng vốn bị TTLP, thì có nghĩa hàng năm chúng ta mất khoảng 30.000-45.000 tỷ đồng. Đây là khoản mất mát quá lớn trong khi năng lực tài chính của Nhà nước còn mỏng, nhu cầu vốn cho tăng trưởng còn vượt quá khả năng tài trợ của đất nước. TTLP vốn nhà nước làm cho đại biểu quốc hội bức xúc, làm nản lòng các cử tri và gây nên sự hoài nghi về năng lực điều hành của Nhà nước. Kết quả thanh tra một số DAĐT của Nhà nước cho thấy số tiền bị TTLP chiếm tỷ lệ không nhỏ. Ví dụ ở dự án khách sạn Bàn Cờ thành phố Hà Nội, ở dự án hầm chui cầu Văn Thánh 2 thành phố Hồ Chí Minh tổng giá trị bị TTLP lớn hơn 30% giá trị công trình. ở nhiều dự án khác đã và đang bị thanh tra cũng cho thấy số vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng bị TTLP là rất lớn. Đây là tình trạng gây bức xúc nhiều năm qua mà Nhà nước ta chưa có giải pháp giải quyết thoả đáng. Tình hình TTLP vốn trong đầu tư xây dựng ở nước ta không chỉ biểu hiện ở những con số thống kê số tiền thất thoát mà còn ở rất nhiều công trình xây dựng từ vốn NSNN bị bỏ dở, không sử dụng được hoặc có sử dụng cũng không hiệu quả. Không có số liệu thống kê chính thức về các công trình loại này, nhưng đâu đó ở các địa phương đều hiện diện các công trình như vậy. Ví dụ Nhà máy đường ở Đồng Nai, một số chợ ở các tỉnh… Tình trạng TTLP diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư dự án Nhà nước. Theo đánh giá của Thanh tra nhà nước tại Hội nghị thanh tra toàn quốc tháng 2/2003, trong lĩnh vực xây dựng các hiện tượng vi phạm chế độ của Nhà nước diễn ra ở tất cả các khâu, cụ thể là 35% số dự án công trình vi phạm về trình tự, thủ tục và pháp luật về đầu tư xây dựng; 19% vi phạm về quy chế đấu thầu; 25,7% vi phạm về thiết kế; 45,75% vi phạm về nghiệm thu; 39,65% vi phạm về thanh quyết toán công trình... Những TTLP kể trên đã đến lúc phải được ngăn chặn hiệu quả. Để có thể làm được điều đó, cần phải biết rõ chống TTLP như thế nào. 1.3.2. Nguyên tắc, nội dung chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước 1.3.2.1. Nguyên tắc chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước Xác định đúng các nguyên tắc hành động là điều kiện cần thiết để đấu tranh chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN một cách thành công. Do ĐTXD là một hoạt động thực tiễn nên thay đổi theo thời gian, theo công trình, hành vi trục lợi gây TTLP cũng biến đổi theo thời cuộc nên khó có thể tìm ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc chống TTLP. Dựa vào tổng kết thực tiễn, căn cứ vào thực chất và nguyên nhân của TTLP trong ĐTXD từ NSNN, có thể thấy, các nhà quản lý, để chống TTLP thành công, thường tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, phải có quyết tâm chống TTLP đến cùng và phải tập hợp được những người ủng hộ tham gia. Bởi vì chống TTLP là công việc nội bộ trong bộ máy nhà nước là chính. Rất nhiều khi người ta lầm tưởng rằng, đấu tranh chống TTLP trong sử dụng vốn nhà nước là công việc thanh trừng nội bộ. Bản thân người chống thất thoát và người làm thất thoát hoặc gián tiếp góp phần gây thất thoát đều có thể làm trong cùng một cơ quan, một hệ thống bộ máy quản lý nhà nước. Do đó, khi đấu tranh chống TTLP thường gặp tình huống vì nể, che đỡ cho nhau, vừa khó phát hiện sai phạm, vừa khó thi hành các biện pháp kỷ luật. Hơn nữa, để có thể rút tiền nhà nước chuyển thành tiền cá nhân các cán bộ gây thất thoát, chúng thường phải tổ chức thành “dây”, thành “cầu”, thành ê kíp che đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Nếu những người chống TTLP không quyết tâm, không có lực lượng ủng hộ thì khó phát hiện được sai phạm của họ, đôi khi còn bị phản công, bị kỷ luật oan. Do đó, nguyên tắc hàng đầu của chống TTLP là Nhà nước phải thể hiện rõ quyết tâm chính trị của mình và có đủ lực lượng để thực hiện. Nguyên tắc thứ hai là phải chống TTLP một cách liên tục, chống có hệ thống, bài bản. Bởi vì, mỗi cá nhân, tổ chức bị kỷ luật vì làm TTLP vốn đầu tư của Nhà nước thì lại có những cá nhân, tổ chức mới bổ sung. Khi nguồn vốn nhà nước còn rất lớn, khi cơ hội trục lợi vẫn còn, khi còn có thể dùng quyền hạn để mưu lợi cá nhân thì còn có người sa ngã, tham lam sử dụng tổ chức để bòn rút vốn nhà nước. Muốn chống TTLP một cách liên tục và hệ thống thì Nhà nước phải thiết lập được cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN một cách hiệu quả, nhất là chú trọng thanh tra, kiểm soát và đào tạo cán bộ, công chức. Nguyên tắc thứ ba là phát huy vai trò giám sát của xã hội, nhất là các cơ quan báo chí, cộng đồng dân cư liên quan đến công trình đầu tư, đối với các dự án đầu tư sử dụng NSNN. Bởi lẽ, không thể hy vọng cơ chế kiểm soát của Nhà nước có thể làm chủ hết mọi thông tin về dự án đầu tư sử dụng NSNN. Thậm chí, cả các dự án được xây dựng một cách công tâm nhất cũng không tránh khỏi sai sót. Do đó cần phát huy vai trò cung cấp thông tin và giám sát trực tiếp của xã hội nhằm giảm thiểu cơ hội gây TTLP. Nguyên tắc thứ tư nhằm quán triệt mục tiêu của chống TTLP trong đầu tư xây dựng từ vốn NSNN là tiết kiệm và hướng tới sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước. Hiệu quả vốn đầu tư nhà nước phải được xem xét trên bình diện quốc gia, có tính dài hạn. Tránh biến chống TTLP thành công cụ phục vụ lợi ích bản vị, địa phương, tổ chức. Hơn nữa, cần phân định các TTLP do cố ý và do yếu kém năng lực để có hướng xử lý phù hợp nhằm vừa đạt được mục tiêu chống TTLP, vừa bảo toàn sức mạnh của bộ máy nhà nước. 1.3.2.2. Nội dung chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước * Xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng công trình Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng công trình bao gồm hai bộ phận: Quản lý chi NSNN và quản lý ĐTXD từ vốn NSNN. Trên thực tế, cả hai bộ phận này đều rất phức tạp và chịu sức ép từ nhiều phía khác nhau. Tuy nhiên, để chống TTLP vốn nhà nước, cần thiết lập cơ chế phân bổ vốn đầu tư hiệu quả. Tính hiệu quả của cơ chế này phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Quản lý chặt chẽ các khoản chi đầu tư theo hệ thống định mức tiên tiến; - Đảm bảo thứ tự ưu tiên trong sử dụng vốn nhà nước đã được chiến lược đầu tư chung xác định; - Cho phép việc giải ngân nhanh chóng, giảm phiền hà, nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức đối với việc sử dụng hiệu quả vốn nhà nước. Cơ chế quản lý ĐTXD từ vốn NSNN phải đảm bảo tính hiệu lực, khách quan, giảm chi phí liên quan đến thủ tục đầu tư. Đồng thời cơ chế này phải đáp ứng yêu cầu chung đối với ĐTXD như bảo vệ môi trường, cảnh quan, an toàn, quy hoạch không gian…, cũng như yêu cầu giám sát của tổ chức hưởng thụ kết quả đầu tư. Do chủ đầu tư vốn nhà nước thường là một cơ quan nhà nước nên luật pháp phải quy định rõ quyền hạn của cơ quan này với tư cách chủ đầu tư để họ có khả năng giám sát chặt chẽ quá trình đầu tư. Nếu không quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư vốn nhà nước sẽ có xu hướng buông lỏng quá trình giám sát đầu tư. Ngoài ra, các dự án đầu tư bằng vốn NSNN phải tuân thủ một quy trình quản lý đầu tư chặt chẽ, trong đó trách nhiệm, quyền hạn của các bên tư vấn lập dự án, chủ đầu tư, thẩm định phải được quy định rõ theo một quy trình khoa học. Nếu quy trình và chế độ quản lý các dự án đầu tư từ NSNN được xây dựng tốt, các tổ chức và cá nhân liên quan có năng lực, công tâm và chấp hành kỷ luật quản lý tốt thì cơ hội cho TTLP sẽ giảm thiểu rất nhiều. * Nâng cao chất lượng chiến lược, kế hoạch và quy hoạch đầu tư của Nhà nước. Việc xác định đúng đắn chiến lược, kế hoạch và quy hoạch đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chống TTLP. Xác định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đầu tư sai không những dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, hoặc không có hiệu quả mà còn dẫn đến hậu quả kìm hảm, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một khu vực hay một địa phương. Chiến lược , kế hoạch, quy hoạch đầu tư đúng không chỉ giảm lãng phí do nâng cao hiệu quả đầu tư trước mắt mà còn tạo điều kiện phát triển hiệu quả lâu dài, mang lại nhiều lợi ích cho dân cư của vùng, của khu vực và cả nước trên cơ sở nguồn lực như nhau. Vì vậy, xác định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đầu tư đúng sẽ hạn chế lãng phí trước khi đầu tư. Chiến lược, kế hoạch quy hoạch đầu tư đúng thể hiện ở việc luận chứng đầu tư có đầy đủ cơ sở khoa học, phương thức xây dựng được chấp nhận rộng rãi, hạn chế các chỉ tiêu mơ hồ, không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động. Kế hoạch đầu tư đúng phải thể hiện ở sự lựa chọn đúng địa điểm đầu tư, đúng quy mô dự án, dự tính trước vùng nguyên liệu, lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp, dự báo được khả năng bao tiêu sản phẩm, lực lượng xây dựng, nguồn vốn cho ĐTXD, phân tích thị trường, hiệu quả kinh tế… Kế hoạch đầu tư đúng phải bao hàm các phương án đầu tư xây dựng tối ưu, chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp an toàn trong quá trình thi công và quá trình khai thác sản xuất để khi dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng không dẫn đến những sự cố kỹ thuật gây hậu quả làm TTLP về vốn, tài sản và nhân lực. Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đầu tư đúng còn phải bao hàm được các dự báo về triển vọng phát triển kinh tế xã hội, vị thế của địa phương, quốc gia trong môi trường chung và đánh giá được các biến đổi có thể xảy ra để có biện pháp đối phó dự phòng… *Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức khảo sát, thiết kế, dự toán, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN Trên thực tế, TTLP do chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán không đảm bảo theo đúng yêu cầu về quy phạm, quy chuẩn của Nhà nước là rất lớn. Chính vì vậy, nếu chúng ta phòng ngừa tốt từ khâu này thì kết quả chống TTLP sẽ rất tốt. Để nâng cao chất lượng và trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức khảo sát, thiết kế, dự toán, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN thường người ta áp dụng các phương cách sau: - Quy định chặt chẽ về chất lượng hồ sơ dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN như trong hồ sơ phải cung cấp các số liệu khảo sát đúng với tình hình thực tế về địa chất, địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên, về đặc điểm về tài nguyên, nguồn nhân lực, về đặc điểm về nguyên liệu... tránh tối đa những sai sót gây hậu quả, dẫn đến TTLP trong quá trình thi công xây dựng công trình. Hơn nữa, hồ sơ thiết kế không những phải tuân thủ tiêu chuẩn định mức, quy phạm, quy chuẩn nhà nước, phải đánh giá được tính hợp lý giữa quy mô thiết kế so với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, thống kê trung thực khối lượng thiết kế .... mà còn phải đưa ra dự toán tính toán đúng đơn giá, chế độ chính sách của Nhà nước, áp dụng đúng giá cả theo từng loại vật tư, thiết bị có tính đến thời điểm tính toán, thời điểm nghiệm thu thanh toán, tính toán khối lượng chính xác so với bản vẽ thiết kế, áp dụng quản trị rủi ro để tính toán trước sự biến động của giá cả, tiền lương… nhằm đối phó với tình trạng nống giá của bên thi công vượt quá giá trị thực của công trình, với sức ép của tổ chức thi công khi buộc phải phải điều chỉnh, sửa đổi thiết kế, tránh hiện tượng phải phá bỏ khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh, bổ sung. - Nâng cao trách nhiệm của đơn vị thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN, buộc họ phải chịu kỷ luật hành chính và đền bù vật chất nếu không phát hiện ra những sai sót trong hồ sơ khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán công trình, kể cả do năng lực yếu kém trong chuyên môn. Hình phạt sẽ tăng cấp nếu tổ chức thẩm định thông đồng cùng nhà thầu để thẩm định sai lệch. - Đề cao trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN. Nếu xảy ra sai sót hoặc phát hiện có TTLP trong thực thi dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN thì cơ quan và cá nhân phê duyệt không chỉ chịu trách nhiệm về mặt hành chính mà còn phải bồi thường vật chất nhằm nâng cao tránh nhiệm giám sát của họ. Muốn vậy, phải phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong cơ quan phê duyệt để có cơ sở truy cứu trách nhiệm. Không nên để một dự án sai mà không có cá nhân và cơ quan phê duyệt chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cần yêu cầu các cá nhân và cơ quan phê duyệt phải có đủ trình độ và thông tin cần thiết để phê duyệt dự án. Làm được như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ phê duyệt dễ dãi, hạn chế nguy cơ TTLP khi chưa sử dụng vốn đầu tư. * Chống TTLP trong đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN trong khâu đấu thầu Đấu thầu là hoạt động cần thiết nhằm giao công trình xây dựng cho nhà thầu có năng lực, uy tín và chi phí thấp nhất. Để chống TTLP trong đấu thầu công trình xây dựng từ vốn NSNN, cần hoàn thiện quy chế đấu thầu, nhất là các quy định về sự trung thực của hồ sơ, bí mật thông tin, tiêu chí lựa chọn, hình thức đầu thầu… Ngoài ra, cần thiết lập kỷ luật thực thi đấu thầu nghiêm minh bằng cách đưa ra các chế tài đủ mạnh nhằm trừng phạt các cá nhân, tổ chức thông thầu, làm lộ thông tin hoặc cố tình tổ chức đấu thầu giả… * Chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn NSNN trong khâu thanh tra, giám sát thi công Để chống TTLP, cần lựa chọn và đào tạo thanh tra viên trong lĩnh vực ĐTXD một cách chuẩn mực sao cho họ thành thạo các kỹ năng kiểm tra, giám sát cả việc thi công lẫn việc sử dụng vốn và đánh giá chất lượng công trình. Ngoài ra, cần phải trang bị cho họ các phương tiện đo, đếm, thẩm định chất lượng cần thiết nhằm đưa công việc thanh tra, giám sát đi vào chuẩn tắc. Đồng thời, cần đặt ra yêu cầu cao về đạo đức, kỷ luật hành nghề cho các thanh tra viên đi đôi với việc bảo vệ họ một cách hiệu quả trước sự tấn công của các cá nhân tha hoá. Một vấn đề quan trọng nữa là phải có chế độ lương bổng thoả đáng để ràng buộc trách nhiệm của thanh tra viên vào quá trình ĐTXD cũng như thu hút được người tài bổ xung vào đội ngũ của họ. Tránh bố trí cán bộ yếu kém, do không làm được ở bộ phận khác vào thanh tra. * Chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn NSNN trong khâu nghiệm thu công trình Để chống TTLP trong khâu nghiệm thu công trình, người ta thường áp dụng các phương thức giám định chất lượng công trình tiên tiến, trong đó công nghệ giám định và phương tiện kỹ thuật phải bảo đảm yêu cầu. Tuy nhiên, biện pháp nghiệm thu hiệu quả là sử dụng các phương pháp quản lý chất lượng theo quá trình, ví dụ tiêu chuẩn ISO, và sự trung thực của cán bộ nghiệm thu. Để chống hiện tượng thông đồng, móc ngoặc trong nghiệm thu công trình, cần đặt yêu cầu bảo hành chất lượng nghiệm thu theo thời gian và chế độ gắn trách nhiệm của bên thi công với quá trình sử dụng sau này của công trình. Nên đưa các yêu cầu này vào hợp đồng thuê thi công xây dựng. Ngoài ra, chủ đầu tư cần chú trọng tìm cơ quan tư vấn hoặc cá nhân cán bộ kỹ thuật có uy tín, có trình độ trong lĩnh vực nghiệm thu công trình xây dựng. * Chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn NSNN trong khâu thanh quyết toán vốn đầu tư Vốn ĐTXD chỉ được thanh toán cho cho giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành, đủ thủ tục pháp lý theo quy định như có quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế, dự toán thi công, phê duyệt đơn vị trúng thầu, phê duyệt kế hoạch vốn...có đủ điều kiện thanh toán như hợp đồng giữa chủ đầu tư (Bên A) và nhà thầu (Bên B), có nghiệm thu khối lượng thực hiện, bên A chấp nhận và đề nghị thanh toán... Khi dự án đầu tư đã hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư xây dựng dự án hoàn thành để bàn giao lại cho đơn vị sử dụng quản lý và khai thác. Toàn bộ vốn ĐTXD dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành dự án đều được nghiệm thu đầy đủ và báo cáo quyết toán sẽ được thẩm tra để phê duyệt. Khâu thẩm tra quyết toán chính xác giúp ngăn chặn tình trạng quyết toán khống bằng thủ đoạn thay đổi chủng loại vật liệu, tự ý thay đổi thiết kế, ăn bớt khối lượng...góp phần ngăn chặn TTLP vốn đầu tư. Ngoài ra, cần đề ra các chế tài có khả năng xử lý kỷ luật các sai phạm trong khi thanh quyết toán nếu được phát hiện về sau này. Chương 2 thực trạng thất thoát, lãng phí và chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá 2.1. Thực trạng đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.1.1. Khái quát về tình hình đầu tư và kết quả đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.1.1.1. Khái quát về đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Do có điểm xuất phát về kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung là yếu kém, nhất là miền núi, lại là nơi thường chịu nhiều tác động của thiên tai, nên tỉnh Thanh Hoá rất ưu tiên khuyến khích đầu tư phát triển, coi đó là một trong những yếu tố quyết định của tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ổn định chính trị – xã hội. Số liệu thống kê cho thấy, đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua đã có sự tiến bộ. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 5 năm (2000-2005) đạt 21,3 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 11% và tăng 45% so với thời kỳ 1996-2000, trong đó vốn NSNN 25%, vốn tín dụng 15%, vốn doanh nghiệp nhà nước 5%, vốn đầu tư nước ngoài 8%, vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác 47,0% [4, tr.21]. Nếu xét riêng năm 2006 thì tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là 7,7 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn NSNN 3,69 ngàn tỷ đồng. Năm 2007 tổng vốn đầu tư tăng lên 10,8 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn NSNN là 5,09 ngàn tỷ đồng. Năm 2008 tổng vốn đầu tư ước đạt 14,5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn NSNN là 6,757 ngàn tỷ đồng (bảng 2.1). Bảng 2.1: Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003-2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (dự kiến) Tổng số 4.200 4.645 5.810 7.700 10.800 14.500 Vốn nhà nước 1.930 2.245 2.655 3.690 5.090 6.757 Tỷ trọng 46% 49% 46% 48% 47% 47% Tăng trưởng 16% 18% 39% 38% 33% Vốn dân cư và các thành phần KT khác 2.270 2.400 3.155 4.010 5.710 7.743 Tỷ trọng 54% 51% 54% 52% 53% 53% Tăng trưởng 6% 31% 27% 42% 36% Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hoá Ngoài sự tăng trưởng về tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, thì phương thức đầu tư cũng có sự chuyển hoá rất cơ bản. Trước đây, đầu tư chủ yếu được tài trợ từ cấp phát NSNN, nay đã xuất hiện nhiều hình thức đầu tư đa dạng như chính sách góp vốn hoặc cổ phần nhà nước, đầu tư của tư nhân trong nước vào thành lập doanh nghiệp mới, tham gia xây dựng các công trình cùng Nhà nước. Cho đến nay đã hình thành và phát triển cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hai loại chính đó là: vốn nhà nước, vốn của dân cư và các thành phần kinh tế khác (trong đó có vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài). Tuy nhiên, trong tổng đầu tư trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn nhà nước (vốn NSNN, vốn tín dụng nhà nước, vốn doanh nghiệp nhà nước) vẫn giữ vai trò quyết định và là động lực thúc đẩy các nguồn vốn khác phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của tỉnh (bình quân 46-50%). Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cũng giữ mức tăng trưởng cao, bình quân hàng năm tăng 29%. Nếu như năm 2003 vốn đầu tư nhà nước ở mức 4.200 tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên mức 10.800 tỷ đồng (gấp 2,6 lần), Có được kết quả đầu tư tăng trưởng và tiến bộ đó là do Thanh Hoá đã vận dụng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, huy động các nguồn lực, đặc biệt từ khu vực kinh tế tư nhân và dân doanh. 2.1.1.2. Tình hình thực hiện đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hoá Như phần trên đã phân tích, trong tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thì vốn đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Đến lượt mình, trong nguồn vốn đầu tư nhà nước (bao gồm vốn đầu tư từ NSNN, vốn đầu tư từ tín dụng nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) vốn đầu tư từ NSNN (bao gồm vốn do địa phương quản lý, vốn do trung ương quản lý) cũng chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh, trong đó vốn đầu tư từ NSNN do tỉnh quản lý có tốc độ tăng rõ rệt. Nếu năm 2003 nguồn vốn đầu tư từ NSNN do tỉnh quản lý mới đạt 546,6 tỷ đồng, thì đến năm 2007 đã tăng lên đến 1.897,7 tỷ đồng (bảng 2.2). Bảng 2.2: Vốn đầu tư từ ngân sách do tỉnh Thanh Hoá quản lý Đơn vị tính: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (dự kiến) Vốn nhà nước 1.930,0 2.245,0 2.655,0 3.690,0 5.090,0 6.757,0 Vốn địa phương quản lý 546,6 907,1 842,4 1.062,2 1.897,7 2.045,6 Tỷ trọng 28% 40% 32% 29% 37% 30% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá Nguồn vốn do địa phương quản lý bao gồm: vốn cân đối ngân sách của tỉnh, vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, vốn nước ngoài (vốn viện trợ, vay ưu đãi của nước ngoài), vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi (vốn kích cầu) (bảng 2.3). Vốn ngân sách tỉnh (bao gồm vốn cân đối ngân sách tập trung và vốn khai thác từ quỹ đất) đã được tập trung đầu tư ưu tiên cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, giáo dục - đào tạo, phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, xây dựng các trụ sở cơ quan hành chính... và giải quyết những yêu cầu bức xúc của địa bàn. Tỉnh đã sử dụng sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách tập trung để thực hiện một số chương trình, dự án kích cầu và để đạt được mục tiêu huy động được lượng vốn đáng kể từ khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển. Một số nguồn vốn Trung ương được sử dụng hỗ trợ theo mục tiêu như chương trình 134, 135, dự án trung tâm cụm xã , hạ tầng làng nghề, hạ tầng kinh tế cửa khẩu, đầu tư âu trú bão, khu di tích lịch sử Lam Kinh, hạ tầng thương mại – du lịch, các dự án trọng điểm như trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, các dự án hạ tầng thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Bỉm Sơn, hệ thống đê kè biển, và các dự án hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, đường vành đai biên giới....Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh, đặc biệt là góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Vốn nước ngoài được đầu tư cho các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, cải thiện môi trường đô thị, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trang thiết bị cho các bệnh viện, khắc phục hậu quả bảo lụt, xoá đói, giảm nghèo... Vốn trái phiếu Chính phủ được sử dụng đầu tư các dự án đường liên xã, đường nối các huyện phía Tây, đường đến trung tâm xã chưa có đường ô tô, các công trình thuỷ lợi miền núi, kiên cố hoá trường học.... Vốn vay kích cầu được bố trí cho các dự án hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn Bảng 2.3: Phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do tỉnh Thanh Hoá quản lý Đơn vị tính: Tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (dự kiến) Cân đối ngân sách tỉnh 75,05 256,26 256,82 389,34 702,59 526,72 Hỗ trợ của Trung ương 413,31 527,31 451,80 531,37 666,70 795,70 Vốn nước ngoài 40,76 45,98 44,75 121,50 108,00 110,00 Trái phiếu Chính phủ 50,00 20,00 420,41 613,20 Tín dụng ưu đãi 17,50 60,00 30,00 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá Tổng nguồn vốn đầu tư do tỉnh quản lý được phân bổ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông; thương mại – du lịch; quản lý nhà nước; giáo dục - đào tạo; khoa học – công nghệ; y tế; xã hội – môi trường; văn hoá - thể dục thể thao; hạ tầng đô thị; hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; an ninh quốc phòng; và các ngành khác... Trong các lĩnh vực đó tỉnh chú trọng tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (chú trọng nhất là vào các công trình thuỷ lợi, thường chiếm 3/4 số vốn trong lĩnh vực này), và lĩnh vực phát triển giao thông. Từ năm 2006 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã dành tỷ lệ vốn lớn (khoảng gần 10%) đầu tư phát triển hạ tầng, kích cầu cho các nguồn vốn khác phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tỉnh cũng đã tạo điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, kiên cố hoá trường lớp học đảm bảo để các trường đạt chuẩn quốc gia... (bảng 2.4), Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do tỉnh Thanh Hoá quản lý Đơn vị tính: Tỷ lệ % 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (dự kiến) Nông, lâm, ngư nghiệp 25,1 18,3 25,7 24,0 17,5 14,6 Giao thông 17,9 42,2 28,8 13,5 27,4 37,5 Thương mại - Du lịch 1,4 2,0 2,9 2,8 2,8 1,8 Quản lý nhà nước 5,0 4,6 4,4 4,6 5,6 4,4 Giáo dục - Đào tạo 17,9 8,9 12,7 13,8 10,1 8,4 Khoa học – Công nghệ 2,6 1,3 1,3 Y tế 5,9 6,5 12,5 9,7 7,3 5,5 Xã hội – Môi trường 4,4 5,4 7,4 Văn hoá - TDTT 6,9 7,3 4,8 6,2 3,6 1,5 Hạ tầng đô thị 15,1 5,5 2,7 3,7 2,6 3,6 Hạ tầng khu KT Nghi sơn và các KCN 9,9 11,8 9,9 An ninh quốc phòng 1,7 1,7 1,3 2,3 2,2 1,9 Khác 3.1 3,0 3,2 2,3 2,5 2,2 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá 2.1.1.3. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hoá Trong thời gian qua, công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có nhiều chuyển chuyển biến tích cực trên các mặt, từ khâu quản lý nhà nước về đấu thầu đến khâu tổ chức đấu thầu và thực hiện gói thầu của các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các nhà thầu. Từ sau khi có Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/502000, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu; Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ, đặc biệt từ sau ngày 29/11/2005, ngày Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/6/2006, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 15/5/2008 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, trách nhiệm của các chủ đầu tư được nâng cao cả trong khâu tuyển chọn các nhà thầu lẫn trong khâu chọn tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu. Công tác tổ chức đấu thầu, công tác quản lý thực hiện gói thầu được thực hiện một cách nghiêm túc và đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu được hạn chế tối đa (những gói thầu áp dụng hình thức này đều nằm trong phạm vi cho phép của pháp luật về đấu thầu), hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng nhiều hơn, đấu thầu đã thể hiện được tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và đem lại hiệu quả kinh tế. Tình trạng thông thầu, dàn xếp thầu hoặc bán thầu đã cơ bản được khắc phục. Các nhà thầu được lựa chọn thực sự có kinh nghiệm và năng lực để thực hiện các gói thầu, vì vậy chất lượng và tiến độ các công trình xây dựng cơ bản đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Từ năm 2004 -2005 thực hiện quy định của Nhà nước về đấu thầu trong ĐTXD, tỉnh Thanh Hoá đã đưa vào đấu thầu 1.277 gói thầu, trong đó số gói thầu đấu thầu rộng rãi là 553 gói, số gói thầu đấu thầu hạn chế là 280 gói, số gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện là 431 gói, số gói thầu chào hàng cạnh tranh là 13 gói. Với tổng giá gói thầu được duyệt là 4.045,8 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu là 3.827,7 tỷ đồng, giảm thầu so với giá gói thầu được duyệt là 218,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ bình quân 3,37%. (bảng 2.5) Bảng 2.5: Kết quả đấu thầu giai đoạn 2004-2007 từ nguồn ngân sách do tỉnh Thanh Hoá quản lý Đơn vị tính: Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 Cộng Số gói thầu 239 325 369 344 1.277 Tổng dự toán các gói thầu 627,1 549,7 733,5 Tổng giá gói thầu được duyệt 606,2 538,2 730,8 2.170,6 4.045,8 Tổng giá trị trúng thầu 604,9 534,9 700,0 1.987,9 3.827,7 Giảm thầu so với dự toán 33,2 14,8 33,5 Tỷ lệ giảm thầu so với dự toán (%) 3,54 2,7 4,57 Giảm thầu so với giá gói thầu 1,4 3,3 30,8 182,7 218,2 Tỷ lệ giảm thầu so với giá gói thầu (%) 0,23 0,62 4,22 8,42 BQ: 3,37 Số gói thầu đấu rộng rãi 73 89 83 308 553 Số gói thầu đấu hạn chế 74 43 147 16 280 Số gói thầu chỉ định 91 191 135 14 431 Số gói thầu chào hàng cạnh tranh 01 02 04 06 13 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá 2.1.1.4. Tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hoá Thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao tại Thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 15/3/2003, Sở Tài chính đã thẩm tra và UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành từ năm 2004-2007 với tổng giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư là 2.179,6 tỷ đồng, thẩm tra, trình UBND tỉnh phê duyệt là 2.120,5 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách là 59,1 tỷ đồng (bảng 2.6). Bảng 2.6: Tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng từ NSNN do địa phương tỉnh Thanh Hóa quản lý Đơn vị tính: Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 Cộng Số công trình được quyết toán 225 138 178 234 775 Giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư 585,2 459,2 401,5 733,7 2.179,6 Giá trị quyết toán qua thẩm tra 570,6 444,9 387,2 717,8 2.120,5 Giá trị giảm qua thẩm tra 14,6 14,3 14,3 15,9 59,1 Tỷ lệ giảm (%) 2,5 3,1 3,6 2,2 3,0 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá 2.1.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.1.2.1. Thành công trong quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Trong những năm vừa qua, công tác quản lý ĐTXD đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, HĐND tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội tăng cường kiểm tra giám sát, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng cải tiến chất lượng nên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư đã được quan tâm và giao kế hoạch ngay từ đầu năm nên các chủ đầu tư đã chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầu tư. Sở Xây dựng đã thông báo rộng rãi năng lực của các đơn vị tư vấn đến các chủ đầu tư và trên các phương tiên thông tin đại chúng để các chủ đầu tư có cơ sở xem xét việc lựa chọn nhà thầu tư vấn nên tiến độ và chất lượng chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế và dự toán từng bước được nâng lên. Cải cách thủ tục hành chính trong ĐTXD bước đầu đã có hiệu quả, các cơ quan đơn vị đã thực hiện khá tốt việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, thời gian xử lý hồ sơ rút ngắn so với quy định của nhà nước, sự phối kết hợp giữa các ngành trong lĩnh vực ĐTXD có những chuyển biến tích cực hơn, tránh được những hiện tượng phiền hà trong giải quyết thủ tục đầu tư. Chất lượng và thời gian thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư, thiết kế và dự toán đã được các ngành quan tâm chỉ đạo nên từng bước có tiến bộ. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cho các công trình cấp huyện, quyết định về phân cấp và uỷ quyền cho cấp huyện quyết định đầu tư, vì vậy các huyện được chủ động hơn và chịu trách nhiệm cao hơn nên các công trình được đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công trình được nâng cao. Công tác phân bổ kế hoạch vốn cho công trình, dự án được thực hiện sớm và tương đối tập trung, hạn chế việc phân bổ vốn cho các dự án khởi công mới vào cuối năm. Trong quá trình thực hiện tỉnh đã chủ động điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý, linh hoạt. Ưu tiên bố trí thanh toán cho các dự án hoàn thành đã có quyết toán được phê duyệt, vì vậy đến nay cơ bản không còn nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các dự án đã được phê duyệt quyết toán. Các dự án được giao kế hoạch đều phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đảm bảo đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định. Công tác tổ chức đấu thầu có nhiều đổi mới, chú trọng nhiều hơn hình thức đấu thầu rộng rãi. Tiến độ và chất lượng thực hiện các dự án có chuyển biến khá hơn. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, kiểm tra các dự án sau đấu thầu đã được các ngành, các cấp quan tâm. Công tác quyết toán dự án hoàn thành đã được đẩy nhanh tiến độ. Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh được ĐTXD với tốc độ khá nhanh. Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng mới như: Cảng Nghi Sơn, đường ra cảng, đường Mục Sơn – Cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh, đường nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, đường Lang Chánh – Yên Khương, đường Hồi Xuân – Tén Tần, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt, khách sạn Sao Mai, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga thành phố Thanh Hoá, trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Trung tâm truyền hình kỹ thuật số, hạ tầng các khu du lịch, khu di tích, nhà tưởng niệm, tượng đài...Các trục giao thông chính được nâng cấp, hầu hết các cầu qua sông lớn được xây dựng nối liền các vùng miền. Nhiều tuyến đường giao thông liên huyện được làm mới. Đường giao thông nông thôn ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng, ven biển được bê tông hoá hoặc cấp phối. Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới. Các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố, bảo đảm tưới chủ động cho hầu hết diện tích lúa nước và một phần diện tích mầu ở các huyện đồng bằng. Cơ sở vật chất trường học, y tế được tăng cường; đã có hơn 56,5% số phòng học được kiên cố hoá [4, tr.21-22]. 2.1.2.2. Một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Công tác kế hoạch vốn đầu tư đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên hàng năm kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn phải giao thành nhiều đợt do không đáp ứng yêu cầu về hồ sơ, thủ tục. Nguyên nhân của việc này một phần do quy định về thủ tục trong quản lý ĐTXD còn phức tạp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐTXD được ban hành và sửa đổi, thay đổi liên tục, có một số nội dung cần phải xử lý trong giai đoạn chuyển tiếp nên các ngành, các chủ đầu tư còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, giá vật liệu, nguyên, nhiên liệu, giá nhân công liên tục thay đổi nên phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán nhiều lần cũng gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân một phần nữa là do năng lực và trách nhiệm của nhiều chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực của các ban quản lý dự án nhìn chung còn yếu nên còn lúng túng trong quá trình làm việc và chưa thực sự giúp được các chủ đầu tư quản lý dự án. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết chưa được quan tâm đúng mức. Một số ngành đề xuất những dự án quy hoạch chưa thực sự mang tính chiến lược và chưa thực sự cần thiết, dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng công tác quy hoạch chưa có những chuyển biến đáng kể. Công tác chuẩn bị đầu tư đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm, nhiều dự án được giao kế hoạch chuẩn bị từ đầu năm hoặc từ những năm trước vẫn chưa phê duyệt được. Thời gian, chất lượng lập và thẩm định hồ sơ dự án, thiết kế, dự toán vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung, thiết kế vẫn còn sai sót nhiều, nên gây chậm trễ trong quá trình triển khai thi công. Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai và ĐTXD năng lực còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao, nên việc xử lý hồ sơ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, dẫn đến chậm trễ, gây khó khăn cho các chủ đầu tư. Tuy Sở Xây dựng đã có thông báo rộng rãi về năng lực của các đơn vị tư vấn, nhưng thực tế, một số chủ đầu tư vẫn hợp đồng với những đơn vị tư vấn thiếu năng lực, thời gian lập hồ sơ còn kéo dài và chất lượng chưa cao. Năng lực của lực lượng làm công tác thẩm định ở các ngành, các huyện còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc Công tác đấu thầu tuy có nhiều chuyển biến nhưng đối với một số dự án việc đấu thầu chưa thực sự cạnh tranh, không lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ. Tiến độ thực hiện và giải ngân của một số dự án vẫn chậm so với yêu cầu, một số dự án không có đủ hồ sơ để giao kế hoạch phải điều chuyển vốn cho các dự án khác. Nguyên nhân một phần do việc chỉ đạo thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng chưa thực sự quyết liệt. Cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể chính trị các huyện, xã có dự án đầu tư trên địa bàn chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn đến có nhiều vướng mắc trong lĩnh vực này. 2.2. Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trong thời gian qua ở tỉnh Thanh Hoá Thực hiện chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống TTLP trong ĐTXD, trong những năm qua UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra, rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy tình hình TTLP trên địa bàn tỉnh diễn ra còn nhiều, thể hiện ở một số dạng TTLP do sai phạm của tư vấn thiết kế và thẩm định; nhà thầu và tư vấn giám sát thi công không đúng khối lượng, chủng loại vật liệu gây ra và một số TTLP do các sai phạm khác. Cụ thể, theo báo cáo thanh tra ĐTXD trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tình hình TTLP như sau: - Năm 2002: Thanh tra 4 dự án gồm 14 công trình thuộc các ngành Giao thông vận tải, Nông nghiệp & PTNT, đã phát hiện sai phạm trong các giai đoạn đầu tư ở 14 công trình với số tiền là 8.579.542.488 đồng/153.245.755.808 đồng, chiếm 5,6%. Trong đó, số sai phạm do tư vấn thiết kế dự toán và thẩm định gây nên là 5.892.967.744 đồng, chiếm 68,69% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 1.493.691.795 đồng, chiếm 17,41% tổng sai phạm; sai phạm khác: 1.193.082.816 đồng, chiếm 13,91% tổng sai phạm. Trong số các vụ trên, điển hình là 3 dự án (8 công trình) tại ngành giao thông, do Công ty tư vấn xây dựng giao thông thiết kế lập dự toán, Sở Giao thông Vận tải thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: Công ty xây dựng công trình giao thông I, II; Công ty Tân Thành (TNHH); Công ty xây dựng giao thông thuỷ lợi Thanh Hoá (TNHH); Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá; Công ty cầu Thanh Hoá; Công ty 492 Bộ Quốc phòng; Xí nghiệp xây dựng đường sắt Thanh Hoá; Công ty cầu I Thăng Long. Đã phát hiện sai phạm là 6.575.995.355 đồng/122.998.151.808 đồng, chiếm 5,35% (riêng công trình đường Hồi Xuân – Tén Tần, do tư vấn thiết kế tự ý thay đổi vị trí khai thác đá, làm cho giá trị dự toán sai tăng 4.717.043.907 đồng trên tổng số sai phạm 4.947.585.427 đồng, chiếm 95,34%), trong đó tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 5.820.671.744 đồng, chiếm 88,51%; sai do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên: 705.521.816 đồng, chiếm 10,73%; sai phạm khác 49.761.816 đồng, chiếm 0,76% [40, tr.2-3]. - Năm 2003: Thanh tra 8 dự án gồm 34 công trình thuộc các ngành Y tế, Giáo dục đào tạo và tại 2 huyện Thạch Thành, Quảng Xương. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm ở 34 công trình với số tiền là 2.722.995.984 đồng/32.418.948.236 đồng, chiếm 8,4%, trong đó số sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là 1.076.810.685 đồng, chiếm 39,55% tổng sai phạm; Sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 1.090.659.561 đồng, chiếm 40,05% tổng sai phạm; sai phạm khác: 555.525.738 đồng, chiếm 20,4% tổng sai phạm. Một trong các TTLP điển hình là tại ngành Y tế, thanh tra 4 dự án (11 công trình), do Công ty HAAI Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Công ty Kiến trúc Thanh Hoá (TNHH) thiết kế, Sở Xây dựng thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là Công ty Xây dựng I, II, III Thanh Hoá, Công ty Sơn Trang (TNHH), Công ty Đường sắt I Thanh Hoá, Công ty đầu tư XD phát triển đô thị số 4 thuộc Tổng công ty Đầu tư PT nhà và Đô thị, Công ty XD công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá. Thanh tra đã phát hiện sai phạm là 607.060.565 đồng/15.268.129.368 đồng, chiếm 3,98%, trong đó sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 174.599.217 đồng, chiếm 28,76% tổng sai phạm; sai do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên 388.228.110 đồng, chiếm 63,95% tổng sai phạm; sai phạm khác: 44.233.238 đồng, chiếm 7,29% tổng sai phạm. Thanh tra tại ngành Giáo dục đào tạo 2 dự án (11 công trình), do Viện Thiết kế trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế, lập dự toán; Công ty Tư vấn và Đầu tư Bộ Xây dựng thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là Công ty Xây dựng số I, II Thanh Hoá, Công ty Xây dựng K2, Công ty Xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hoá, đã phát hiện sai phạm là 1.583.654.215 đồng/13.441.323.000 đồng, chiếm 11,78%, trong đó sai do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 865.815.715 đồng, chiếm 54,67% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên 206.546.000 đồng, chiếm 13,04% tổng sai phạm; sai phạm khác: 511.242.500 đồng, chiếm 32,29% tổng sai phạm [40, tr.3]. - Năm 2004: Thanh tra 18 dự án gồm 140 công trình thuộc các đơn vị: Chi cục định canh định cư kinh tế mới Thanh Hoá, Sở Giao thông vận tải, Công ty thuỷ nông Bắc Sông Mã, Sở Thuỷ sản, thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Thiệu Hoá. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm với số tiền là 31.000.776.555 đồng/290.556.305.901 đồng, chiếm 10,67%, trong đó sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là 11.844.031.911 đồng, chiếm 38,21% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 15.104.449.715 đồng, chiếm 48,72% tổng sai phạm; sai phạm khác: 4.050.438.329đồng, chiếm 13,07% tổng sai phạm. Trong các sai phạm trên, điển hình thanh tra tại thành phố Thanh Hoá 6 dự án (gồm 7 công trình) do Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Thanh Hoá, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Công ty Kiến trúc Việt Nam thiết kế, Sở Xây dựng Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Thanh Hoá, Công ty Sông Đà 25, Công ty xây dựng Hưng Thịnh (TNHH), Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Long (TNHH), đã phát hiện phạm 7.427.420.538 đồng/69.253.320.691 đồng, chiếm 10,73%, trong đó sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là 5.118.649.170 đồng, chiếm 68,92% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 2.308.771.624 đồng, chiếm 31,08%. Tại Ban quản lý các công trình giáo dục huyện Ngọc Lặc, thanh tra 3 công trình trường học do Viện thiết kế trường học Bộ Giáo dục đào tạo thiết kế, lập dự toán, Sở Xây dựng Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: Công ty Xây dựng số I, III Thanh Hoá, Công ty Xây dựng K2, đã phát hiện sai phạm 196.078.711 đồng/1.487.444.000 đồng, chiếm 13,18%, trong đó sai do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên 97.630.270 đồng, chiếm 49,79% tổng sai phạm; sai do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là 56.826.923 đồng, chiếm 28,98% tổng sai phạm; sai phạm khác: 41.622.292 đồng, chiếm 21,23% tổng sai phạm. Tại ngành Thuỷ sản, thanh tra dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt hải sản xa bờ (108 vỏ tàu) do Công tyTư vấn thiết kế Bộ Thuỷ sản thiết kế, lập dự toán, Sở Thuỷ sản Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị đóng tàu là: Xí nghiệp tàu thuyền Tân Châu Thanh Hoá, Xí nghiệp cơ khí tàu thuyền Đà Nẵng, HTX Châu Hưng và Tổ hợp Hải Châu TP Vinh – Nghệ An, đã phát hiện sai phạm 16.710.882.000 đồng /111.461.000.000 đồng, chiếm 14,99%, trong đó sai phạm do tư vấn và thẩm định gây nên là 4.203.306.000 đồng, chiếm 25,15% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu thi công và chủ đầu tư quyết toán khống là 10.255.273.000 đồng, chiếm 61,37% tổng sai phạm; sai phạm khác: 2.252.303.000 đồng, chiếm 13,48% tổng sai phạm. Sai phạm nghiêm trọng ở đây là cả 4 cơ sở đóng tàu nêu trên đều thiết lập 2 bản hợp đồng có giá trị khác nhau: 1 bản theo giá dự toán được duyệt, nộp cho Cục đầu tư để làm cơ sở vay vốn, 1 bản có giá trị thấp hơn để A-B thanh toán với nhau; Các cơ sở đóng tàu và Chủ dự án đã thoả thuận trên hợp đồng rút bớt kích thước tàu (cả chiều dài lẫn chiều cao). Từ việc làm trên, các đơn vị đóng tàu đã chi lại cho Chủ dự án 6.866.578.000 đồng, chiếm 14,82% giá trị vỏ tàu. Tại thị xã Sầm Sơn, thanh tra 8 công trình do Công ty Tư vấn giao thông Thanh Hoá và Viện Quy hoạch Thanh Hoá thiết kế, lập dự toán, Sở Xây dựng Thanh Hoá thẩm định. Các đơn vị trúng thầu và thi công là: HTX xây dựng Tân Hưng Sầm Sơn, Công ty Xây dựng Sơn Trang (TNHH), Công ty Xây dựng Hợp Lực (TNHH), Công ty Xây dựng Khánh Hưng (TNHH), Công ty Xây dựng Thành Công (TNHH), Công ty Xây dựng Vũ Phong (TNHH), đã phát hiện sai phạm 1.912.860.000 đồng /22.301.392.000 đồng, chiếm 8,58%, trong đó số sai phạm do tư vấn thiết kế và thẩm định gây nên là: 488.405.000 đồng, chiếm 25,53% tổng sai phạm; sai phạm do nhà thầu và tư vấn giám sát gây nên là: 1.146.977.000 đồng, chiếm 59,96% tổng sai phạm; sai phạm khác: 277.478.000 đồng, chiếm 14,51% tổng sai phạm. Sai phạm có tính điển hình ở đây là các nhà thầu đã xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình; nhà thầu trực tiếp nộp tiền thiết kế phí cho đơn vị tư vấn. Thực chất việc ra quyết định chỉ định thầu, đấu thầu chỉ là hình thức [41, tr.3-5]. - Năm 2005: Thanh tra 19 dự án, công trình thuộc các lĩnh vực: Xây dựng, giao thông tại một số đơn vị, địa phương. Qua thanh tra phát hiện 18 dự án, công trình có khuyết điểm, sai phạm ở mức độ khác nhau trong hầu hết các giai đoạn ĐTXD làm thiệt hại ngân sách nhà nước 11.874,2 triệu đồng, trong đó điển hình một số dự án có sai phạm như: Việc ĐTXD tại thành phố Thanh Hoá, thanh tra 6 dự án với 7 hạng mục công trình, đã phát hiện các khuyết điểm, sai phạm trong các khâu đầu tư, xây dựng với số tiền sai phạm là 7.427,4 triệu đồng, chiếm 10,73% giá trị xây lắp được duyệt, trong đó sai phạm về đơn giá, biện pháp thi công do lỗi của tư vấn và cơ quan thẩm định chiếm 69% bằng 5.118,6 triệu đồng, sai về khối lượng, thuế: 2.308,8 triệu đồng. Thanh tra ĐTXD tại thị xã Bỉm Sơn 6 dự án ĐTXD, đã phát hiện sai phạm trong các khâu thiết kế, lập dự toán, thẩm định trình duyệt, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán với số tiền 390,03 triệu đồng, chiếm 5,15% giá trị xây lắp, trong đó sai phạm do nhà thầu thi công 260,25 triệu đồng, chiếm 66,7% sai phạm; sai phạm do đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự toán, cơ quan thẩm định, cơ quan quyết toán gây nên là 129,78 triệu đồng, chiếm 33,3% sai phạm [44, tr.3-4]. - Năm 2006, thanh tra 56 dự án, công trình thuộc các lĩnh vực: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi tại một số địa phương, qua thanh tra phát hiện 56/56 dự án, công trình có khuyết điểm, sai phạm ở mức độ khác nhau trong hầu hết các khâu của quy trình ĐTXD, với tổng số tiền sai phạm là 5.090.150.963 đồng, kiến nghị thu hồi và giảm trừ quyết toán 923.599.895 đồng, số tiền đề nghị thu 265.067.000 đồng, đã thu 154.698.352 đồng. Trong đó điển hình một số dự án sai phạm như công trình gói thầu CT02 thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đã phát hiện sai phạm ở tất cả các khâu trong quy trình đầu tư xây dựng, với số tiền 1.621.073.748 đồng/27.265.699.255 đồng, chiếm 5,95%, trong đó sai do đại diện chủ đầu tư gây nên: 1.498.295.733 đồng/1.621.073.748 đồng, chiếm 92,43% số sai phạm; sai do nhà thầu thi công gây nên: 122.778.015 đồng/1.621.073.748 đồng, chiếm 7,57% số sai phạm. Thanh tra dự án xây dựng hệ thống kênh tiêu Đa Bút và dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi tưới nước vùng nguyên liệu mía Sao Vàng do Ban quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hoá làm chủ đầu tư đã phát hiện các sai phạm, khuyết điểm, với tổng số tiền 572.101.000 đồng, gồm thi công thiếu khối lượng, nhưng vẫn nghiệm thu thanh toán: 366.820.000đồng, sai sót trong khảo sát, thiết kế và thi công gây lãng phí: 264.446.500 đồng, sai do thẩm định dự toán: 29.091.000 đồng, sai do thiết kế và thẩm định: 176.190.000 đồng. Thanh tra tại huyện Ngọc Lặc, đoàn thanh tra đã phát hiện các sai phạm trong công tác giám sát thi công chưa chặt chẽ, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc các nhà thầu thi công không đúng thiết kế, không đúng chủng loại vật liệu, làm giảm chất lượng công trình; phê duyệt sai dự toán 2 công trình trường mầm non. Thanh tra tỉnh đã kiến nghị các chủ đầu tư không quyết toán với tổng số tiền: 1.188.728.401đồng [45, tr.4-5]. - Năm 2007, thanh tra dự án sửa chữa, nâng cấp đoạn K9+949 - K22+204 Trạm bơm xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hoá phát hiện lập dự toán thiết kế có nhiều sai sót trong việc áp dụng định mức, làm tăng giá trị dự toán 1.726.576.000 đồng, nghiệm thu thanh toán sai 200.140.000 đồng. Thanh tra một số công trình xây dựng trường học thuộc trương trình kiên cố hoá trường lớp học (chương trình 159/CP) tại huyện Bá Thước, phát hiện sai phạm 782.990.000 đồng; đã kiến nghị giảm trừ quyết toán 67.347.000 đồng, ra quyết định thu hồi về tài khoản chờ xử lý 105.802.000 đồng, đã thu 49.000.000 đồng. Thanh tra dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hoá (xây dựng hệ thống nước sạch cho miền núi) do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hoá làm chủ đầu tư, phát hiện thanh toán sai khối lượng với giá trị 334.345.000 đồng; đã kiến nghị giảm trừ quyết toán 67.347.000 đồng, ra quyết định thu hồi 203.679.000 đồng, đã thu 203.000.000 đồng. Thanh tra dự án đầu tư điều chỉnh, bổ sun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.pdf
Tài liệu liên quan