Luận văn Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói: LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển dựa trên cơ sở công nghệ thông tin và đi vào nền kinh tế tri thức, nhiều quốc gia đang trên đà phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khổ cũng đang là thách thức lớn ở nhiều quốc gia. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) trở thành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam XĐGN vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. XĐGN toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức XĐGN”. Mục tiêu chiến lược XĐGN thời kỳ 2001 - 2010 do Đại hội IX đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2010 về cơ b...

pdf89 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển dựa trên cơ sở công nghệ thông tin và đi vào nền kinh tế tri thức, nhiều quốc gia đang trên đà phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khổ cũng đang là thách thức lớn ở nhiều quốc gia. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) trở thành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam XĐGN vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. XĐGN toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức XĐGN”. Mục tiêu chiến lược XĐGN thời kỳ 2001 - 2010 do Đại hội IX đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN”. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN…; phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh số hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội phồn vinh”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện XĐGN theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế… kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn… có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc XĐGN”. Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc công bố. Đồng thời theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17/10 là “Ngày vì người nghèo”, đó cũng là ngày Liên Hợp Quốc chọn là ngày thế giới chống nghèo đói. Tân Châu là huyện biên giới thuộc tỉnh An Giang, trong những năm qua huyện đã tích cực thực hiện chương trình XĐGN, từ đó đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN (giai đoạn 2001- 2005) bình quân mỗi năm 1% số hộ nghèo, thực hiện giải quyết việc làm, cho vay tín chấp hộ nghèo thông qua ký ủy thác của các cấp Hội đoàn thể với Ngân hàng Chính sách xã hội cũng góp phần rất lớn trong công tác XĐGN tại địa phương. Tính đến cuối năm 2006 hộ nghèo ở huyện Tân Châu chiếm tỷ lệ 6,87% [21]. Mặc dù tỉ lệ nghèo đói ở đây thấp hơn so với tỉ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh An Giang (tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh là 12,15%) [25], nhưng số hộ nằm sát ngưỡng nghèo, có nguy cơ tái nghèo lại rất cao. Vì vậy, XĐGN là vấn đề mà Đảng và chính quyền địa phương hết sức quan tâm, và là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, từ đó đưa ra giải pháp có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn tại địa phương là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề XĐGN ở các khía cạnh khác nhau. Nhưng đáng chú ý là một số công trình sau: - Một số chính sách quốc gia về việc làm và XĐGN, H, Lao động, năm 2002. - Đoàn Văn Thuận, Mối quan hệ giữa XĐGN với đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005. - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “XĐGN vùng dân tộc thiểu số: phương pháp tiếp cận”, năm 2001. - Trần Thị Hằng, “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thống kê, năm 2001. - Thái Văn Hoạt, “Giải pháp XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay”, năm 2006. - Trần Đình Đàn, “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm XĐGN ở tỉnh Hà Tĩnh”, năm 2002. - Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang… “Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. - Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô. Chương trình nghiên cứu Việt Nam, Hà Lan (VNRP), Đà Nẵng năm 2002. - Ngân hàng Thế giới “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam" năm 2004. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề XĐGN. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá trình viết luận văn của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện XĐGN ở huyện Tân Châu. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề chung về nghèo đói và XĐGN. - Làm rõ thực trạng và diễn biến XĐGN ở huyện Tân Châu. kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trên. - Nêu mục tiêu và đưa ra một giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện XĐGN có hiệu quả trong những năm tới ở huyện Tân Châu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu là cơ chế tác động dưới góc độ quản lý Nhà nước nhằm XĐGN ở huyện Tân Châu. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề XĐGN trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đánh giá khách quan, khoa học vấn đề XĐGN và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm XĐGN ở huyện Tân Châu, luận văn sử dụng một số phương pháp sau: - Phép biện chứng của triết học mácxít. - Các phương pháp kinh tế học như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị… - Phương pháp xã hội học như: phân tổ điều tra, điều tra sâu, điều tra theo bảng câu hỏi… - Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác. 6. Những điểm mới của luận văn - Hệ thống những vấn đề chung về nghèo đói và XĐGN. - Phân tích thực trạng nghèo đói XĐGN. - Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng XĐGN trên địa bàn huyện Tân Châu. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm XĐGN ở huyện Tân Châu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 QUAN NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO 1.1.1 Quan niệm về nghèo đói Ngay từ những ngày đầu khi cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Chính phủ cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa được thành lập, ngày đêm phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, nhưng cũng đã giành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống cho người lao động nghèo khổ. Người kêu gọi toàn dân cùng Chính Phủ tập trung lực lượng để chống ba thứ giặc là: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, trong đó giặc đói Người đặt lên hàng đầu với lý do: “Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước ta được độc lập mà dân không hưởng được tự do, hạnh phúc thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”. Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kiến quốc ngày 10/01/1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa nhấn mạnh đến bổn phận của Nhà nước phải chăm lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và việc học hành. Người nói: Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: - Làm cho dân có ăn - Làm cho dân có mặc - Làm cho dân có chỗ ở - Làm cho dân có học hành Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập, và giúp sức cho tự do độc lập [17, tr.152]. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, XĐGN đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay và về sau [15]. Thuật ngữ về nghèo đói là do người Việt Nam sử dụng để chỉ tình trạng nghèo và tình trạng đói. Vấn đề nghèo và đói là hai vấn đề khác nhau, có thể ở vào tình trạng đói mà không ở diện nghèo. Hoặc ở vào tình trạng đói lại thuộc diện nghèo hay ở nấc thấp nhất của nghèo. Ở đây luận văn xin đề cập đói ở nấc thấp của nghèo. Thông thường nói đến đói là hiểu tình trạng không đủ nhu cầu về ăn, nhu cầu sinh tồn của con người, còn nói đến nghèo là nói đến tình trạng khó khăn chung về việc không có khả năng đáp ứng các nhu cầu của con người như: nhà ở, ăn mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Trong các tài liệu quốc tế người ta thường sử dụng thuật ngữ tình trạng nghèo khổ hơn là tình trạng nghèo đói. Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 để đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la Mỹ mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”[13]. Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Apapia Sen, Người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng “nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Như vậy có thể nói sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn. Ngân hàng thế giới còn đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như: dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Tựu chung lại có hai loại khái niệm về nghèo như sau: Nghèo tuyệt đối: Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặt lượng hóa (định lượng), bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể qui định trình độ phát triển ở mỗi nơi. Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con người không được hưởng và thỏa mãn. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Theo hai khái niệm này, người nghèo là những người có nấc tận cùng bên dưới của thu nhập, tức là những người mà thu nhập thấp hơn một tỷ lệ phần trăm nào đó của thu nhập tính theo đầu người. Khái niệm nghèo tương đối gắn liền với ý niệm bất bình đẳng và hẫng hụt so với mức sống trung bình. Mức này khác nhau từ nước này sang nước khác, thậm chí từ vùng này, địa phương này sang vùng khác, địa phương khác. Nếu so sánh nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì sử dụng khái niệm nghèo tuyệt đối. Cách chọn khái niệm tùy theo mục đích mà mình theo đuổi. Tuy nhiên cả hai khái niệm trên đều không hoàn toàn đầy đủ. Khái niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Khái niệm nghèo tương đối không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế - xã hội, do đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu. Dựa vào các khái niệm trên,Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể hơn và được nghiên cứu ở các cấp độ như: Quan niệm về đói: Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là nấc thang thấp nhất của nghèo, đây vốn thuần túy là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần. Khái niệm đói cũng có hai dạng; đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt). + Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. + Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét. + Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa rách nát... Như vậy đói là khái niệm dùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Giữa đói và nghèo cũng có quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh cấp độ và mức độ khác nhau. Nếu nghèo kéo dài và không ra khỏi vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì dễ lâm vào tình trạng đói rách, cùng quẫn. Nghèo ở Việt Nam được chia làm 3 cấp độ: người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 1998-2000 của Việt Nam đã căn cứ vào các cấp độ trên để đưa ra các khái niệm: Nghèo, đói, hộ nghèo, vùng nghèo...và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể. - Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. - Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch... trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. - Vùng nghèo: Là địa bàn nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao. Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối. Tính chất và đặc trưng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố chính trị, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền, quốc gia, khu vực. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp XĐGN ở nước ta, nhất là vùng dân cư nông nghiệp và nông thôn hiện nay. 1.1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo 1.1.2.1 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo thế giới Để xác định chuẩn nghèo có nhiều tiêu chí, chuẩn mực đánh giá khác nhau. Trên thế giới người ta lấy những chỉ tiêu: chất lượng cuộc sống (PQLI), chỉ tiêu phát triển con người (HDI), chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng, chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người để làm các tiêu chí xác định chuẩn nghèo. Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống: Bao gồm ba nhân tố cơ bản, đó là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ. Chỉ tiêu phát triển con người: Do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc đưa ra bao gồm hệ thống ba thành phần: tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân đầu người trong năm. Chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một người trong một ngày. Chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: Đây là chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo. Tại Đại hội lần thứ II của ủy ban giảm nghèo khổ khu vực (ESAP) họp tại Băng Cốc (Thái Lan), tháng 9 năm 1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370 USD/người/năm [29]. Sự kết hợp chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người, chỉ tiêu phát triển con người và chỉ tiêu chất lượng cuộc sống cho phép chúng ta nhìn nhận các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển con người trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá trên, Ngân hàng thế giới (WB) còn dùng phương pháp đánh giá mới thiên về môi trường để xếp loại nước giàu, nước nghèo. Ngân hàng thế giới nhấn mạnh đến các nguồn lực thiên nhiên (bao gồm các tài sản tự nhiên như khoáng sản, đất trồng trọt và các khu vực thiên nhiên khác) việc bảo vệ môi trường, vấn đề giáo dục, sự linh hoạt, mềm dẻo về mặt xã hội và các tài sản nói chung thường ít được coi trọng nhưng là những công cụ cho sự phát triển lâu dài. Phương pháp mới này đã xếp hạng cao nhất cho những nước có lượng dân cư nhỏ, được đào tạo tương đối tốt, có các nguồn lực thiên nhiên dồi dào. Theo phương pháp này, mức giàu có trung bình toàn thế giới là 86.000 USD/người. Nước giàu nhất hiện nay là Australia với 835.000 USD/người/năm. Nước nghèo nhất là Etiôpia với mức 1.400 USD/người/năm theo bảng xếp hạng. Việt Nam xếp thứ 14 trong số 20 nước nghèo nhất với 2.600 USD/người/năm. 1.1.2.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 - 2006 - Giai đoạn 1993 - 1995: Hộ đói: bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đối với thành thị, dưới 8 kg đối với khu vực nông thôn. Hộ nghèo: bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20 kg đối với khu vực thành thị và dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn. - Giai đoạn 1995 - 1997: Hộ đói: là hộ có thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13 kg, tính cho mọi vùng. Hộ nghèo: là hộ có thu nhập như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng. + Vùng thành thị: dưới 25kg/người tháng. - Giai đoạn 1997 - 2000 (Công văn số 175/LĐTBXH): Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng). Hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng). + Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70.000 đồng). + Vùng thành thị: dưới 25kg/người /tháng (tương đương 90.000 đồng). - Giai đoạn 2001 - 2005 (Quyết định số 1143/ 2000/ QĐ-LĐTBXH): + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 150.000 đồng/người /tháng. - Giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 170/ 2005/ QĐ-TTg): + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng. + Vùng nông thôn (cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/ tháng Trước năm 2006 chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn đồng bằng cao hơn chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn miền núi, mức chênh lệch là 1,25 lần. Khi áp dụng chuẩn nghèo chung cho vùng nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi điều này sẽ có lợi hơn cho người dân khu vực nông thôn miền núi. Đây cũng là sự thể hiện quan điểm bình đẳng hơn, toàn diện hơn và bền vững hơn xét về khía cạnh xác định chuẩn nghèo. Khu vực thành thị chuẩn nghèo mới cao gấp 1,73 lần chuẩn nghèo cũ, tương đương với 2,8 đô la Mỹ một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005. Khu vực nông thôn đồng bằng chuẩn nghèo mới cao gấp 2 lần chuẩn nghèo cũ; khu vực nông thôn miền núi chuẩn nghèo mới cao gấp 2,5 lần, tương đương 2,2 đô la Mỹ một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005. Sau 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đại đa số người dân đã được cải thiện, do vậy đối tượng nghèo đói cũng có sự thay đổi. Trước đây, do nguồn lực hạn chế nên chương trình XĐGN chủ yếu tập trung cho đối tượng nghèo về lương thực, thực phẩm - nghèo tuyệt đối (nhu cầu ăn no, mặc ấm). Hiện nay do mức sống được nâng lên nên nhu cầu phi lương thực, thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, giáo dục, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội) cũng tăng thêm và nhiệm vụ của chương trình là hỗ trợ để giảm đối tượng nghèo phi lương thực, thực phẩm - nghèo tương đối. Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển cũng như sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng. Chuẩn nghèo cũng có sự thay đổi lớn. * Phương pháp xác định chuẩn nghèo Ý nghĩa của việc xác định chuẩn nghèo: chuẩn nghèo là một thước đo để xác định ai nghèo, ai không nghèo, điều đó cũng có nghĩa quan trọng cho việc xác định đối tượng cần trợ giúp phù hợp, hoạch định chính sách và các giải pháp trợ giúp, tổ chức thực hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp. Có hai phương pháp xác định chuẩn nghèo: Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu và phương pháp so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình [5].  Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu Đây là phương pháp do các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) khởi xướng và cũng là phương pháp được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế công nhận và sử dụng trong việc xác định chuẩn nghèo ở cấp quốc gia hoặc sử dụng trong các dự án lớn. Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. - Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn uống để tồn tại). Để xác định được nhu cầu này người ta xác định rổ hàng hóa để bình quân hàng ngày một người có được 2100Kcal, rổ hàng hóa khoảng 40 mặt hàng. (rổ hàng hóa tính cho Việt Nam cũng 40 mặt hàng và xếp thành 16 nhóm hàng hóa: gạo các loại; lương thực khác quy gạo; thịt các loại; mỡ, dầu ăn; tôm cá; trứng gia cầm các loại; đậu phụ; đường, mật, sữa, bánh kẹo, mứt; nước mắm, nước chấm; chè, cà phê; rượu, bia; đồ uống khác; đỗ các loại; lạc, vừng; rau các loại; quả chín); từ rổ hàng hóa này người ta xác định được số tiền cần thiết chi tiêu cho lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả rổ hàng hóa ở thành thị, nông thôn và các vùng rất khác nhau, vì vậy người ta phải lấy giá trị trung bình của rổ hàng hóa này. - Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu phi lương thực thực phẩm (7 nhu cầu cơ bản còn lại). Thông thường chi cho lương thực, thực phẩm chung của dân cư chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu, còn 40% là nhu cầu phi lương thực thực phẩm. Đối với nhóm giàu tỷ lệ tương ứng là 50% và 50%; đối với nhóm nghèo 70% chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm (LTTP), còn 30% chi tiêu cho phi lương thực thực phẩm (ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội). - Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. Tổng chi tiêu = Chi tiêu cho LTTP + Chi tiêu cho phi LTTP Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu được gọi là đường nghèo chung hay còn gọi là chuẩn nghèo cao. Giá trị bằng tiền của chi tiêu cho lương thực thực phẩm là đường nghèo lương thực thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp. Cũng bằng phương pháp trên, nhưng Tổng cục Thống kê đã chuyển từ mức chi tiêu sang mức thu nhập để mọi người dễ hiểu và thuận lợi hơn cho việc điều tra khảo sát và tính toán tỷ lệ nghèo đói. Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo chung được xếp vào nhóm người nghèo; còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm (đường nghèo LTTP) thì được xếp vào nghèo về lương thực thực phẩm. Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với thu nhập bình quân của hộ gia đình. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo, thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo. Ưu nhược điểm của phương pháp này Ưu điểm: Có cơ sở khoa học tin cậy; độ chính xác cao; phản ánh sát thực trạng cuộc sống, nhiều quốc gia công nhận và sử dụng, có cơ sở để so sánh với các quốc gia khác. Khi điều chỉnh chuẩn nghèo cho từng năm chỉ cần điều chỉnh giá cả rổ hàng hóa. Công thức tính: 1 1( ) : 70 100j j jCN CTLTTP CSG CLTTP     . Trong đó: CN: chuẩn nghèo năm thứ j CTLTTP: chi tiêu cho lương thực thực phẩm CSG: tốc độ giá gia tăng của rổ hàng hóa Chia 70 và nhân 100 là chi tiêu cho lương thực thực phẩm chiếm 70% tổng chi tiêu. Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhất là tính toán giá cả rổ hàng hóa, vì giá các mặt hàng ở các vùng, miền, khu vực thành thị và nông thôn khác nhau, phải tính toán để có giá trị trung vị hoặc trung bình hợp lý, chính điều này tạo nên sự không hợp lý của chuẩn nghèo cho một địa phương cụ thể, song nó lại có ý nghĩa chung ở cấp quốc gia hoặc cho vùng. Mặt khác, việc thu thập thông tin các mặt hàng và chỉ tiêu thực tế của khu dân cư cũng phức tạp, chỉ có số ít người làm được; chi phí điều tra tốn kém; rổ hàng hóa phải luôn thay đổi và dễ bị ý muốn chủ quan chi phối; giá cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm luôn thay đổi và có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, do vậy việc tính toán cũng dễ có sai số và bị chi phối bởi ý kiến chủ quan. Khi xác định mức độ (tỷ lệ) nghèo đói theo phương pháp này, Tổng cục Thống kê tổ chức điều tra chọn mẫu, do vậy số liệu có được chỉ đại diện cho cấp quốc gia; không đại diện cho cấp xã, huyện, còn đối với cấp tỉnh và vùng cũng có ý kiến đánh giá khác nhau về tính đại diện. Tóm lại cách điều tra này chưa chỉ ra được ai là người nghèo, họ cư trú ở đâu. Theo phương pháp trên, Ngân hàng Thế giới tính toán đưa ra kiến nghị chuẩn nghèo đói cho các quốc gia những năm cuối của thập kỷ trước như sau: - Đối với nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ ngày. - Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ ngày. - Các nước thuộc Mỹ La tinh và Caribe là 2 USD/ ngày. - Các nước Đông Âu là 4 USD/ ngày. - Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ ngày. Tuy vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường nó thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra.  Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình Phương pháp này rất khoa học và tương đối đơn giản, một số nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có thu nhập không đủ để chi phí cho lương thực thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy, người ta xác định chuẩn nghèo bằng khoảng 50% thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong cả nước. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta còn chia cụ thể cho các đối tượng khác nhau, chuẩn nghèo vào năm 2001 ở Mỹ đối với người sống một mình, không có người ăn theo dưới 65 tuổi là 8,494 USD; đối với gia đình 9 người là 39,223 USD; đối với gia đình 4 người là 7,940 USD. Tuy nhiên, có tài liệu khác do Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Châu Á phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nguồn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng “theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo có mức thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội”, theo chuẩn này thì vào năm 1993 cả thế giới có 1,1 tỷ người nghèo. Qua nghiên cứu tài liệu có liên quan đề tài cho rằng việc lấy chuẩn nghèo bằng 1/2 hay 1/3 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, song biên độ dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong 1/2 hay 1/3 mức thu nhập bình quân. Nước phát triển (nước giàu) thu nhập cao, chi phí đắt đỏ có thể lấy mức 1/2, nước chậm phát triển có thể lấy mức 1/3; nước đang phát triển có thể lấy ở khoảng giữa của 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân đầu người (Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước thông qua chỉ số HID). Việt Nam được xếp vào nhóm nước đang phát triển, năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 4.281 nghìn đồng, thì chuẩn nghèo là 1.875 nghìn đồng, tương đương với 156.250 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2005 ước tính thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là 5.183 nghìn đồng/người/năm (tính theo tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 1998-2002 là 6,58% một năm) thì chuẩn nghèo là 2.159 nghìn đồng/năm, tương đương 179.9 nghìn đồng/tháng. Công thức tính cho Việt Nam như sau: CNj = (TNj/2 + TNj/3): 2 Trong đó: CNj là chuẩn nghèo năm thứ j. TNj là thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình năm thứ j. Trong trường hợp này chuẩn nghèo được lấy ở khoảng giữa của 1/2 và 1/3 thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và nó gắn rất chặt với tốc độ tăng thu nhập của dân cư, ít tốn kém kính phí vì có thể sử dụng số liệu có sẵn, các địa phương cũng tự tính được chuẩn nghèo của mình. Nhưng nhược điểm là sự điều chỉnh chuẩn nghèo có khoảng dao động lớn (từ mức 1/2 đến 1/3 thu nhập bình quân do đó dễ bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của người tính và việc so sánh giữa các quốc gia, giữa các vùng cũng không trên một mặt bằng). * Về tiêu chí xác định xã nghèo Năm 1998, ủy ban Dân tộc và Miền núi đã ban hành quy định xã đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình 135) là xã có đủ 5 tiêu chí sau: - Các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách thành phố, thị xã, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, quốc lộ, tỉnh lộ trên 10 Km. - Không có đường ôtô vào xã; các công trình điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có. - Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí quá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 50%, bệnh tật nhiều, hủ tục lạc hậu, không có thông tin. - Điều kiện sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn; số hộ không có đất và thiếu đất sản xuất trên 20%, số hộ có người làm thuê trên 20%. - Số hộ nghèo đói trên 30%. Đời sống còn nhiều khó khăn, còn tình trạng đói giáp hạt. Năm 2002, Bộ LĐ-TB&XH có Quyết định số: 587/2002/QĐ-BLĐTBXH quy định xã nghèo (ngoài chương trình 135) là xã có đủ 2 tiêu chí sau: - Có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. - Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể như sau: + Dưới 30% số hộ được sử dụng nước sạch. + Dưới 50% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt. + Chưa có đường ôtô tới trung tâm xã, ôtô không đi lại được cả năm. + Số phòng học mới đáp ứng dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá. + Chưa có trạm y tế hoặc có nhưng nhà tạm. + Chưa có chợ hoặc chợ tạm thời. 1.1.3 Sự cần thiết xóa đói giảm nghèo ở nước ta Theo chuẩn chung của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ hộ nghèo chung (gồm cả nghèo về lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực) của Việt Nam đã giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 và còn khoảng 22% vào năm 2005. Như vậy, thông qua chương trình XĐGN, Việt Nam đã giảm hơn 62% tỉ lệ hộ nghèo và về cơ bản xóa xong hộ thiếu đói. Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (mức 200.000đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) thì tỉ lệ hộ nghèo chung của cả nước hiện có khoảng 3,6 triệu hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 21 - 22%). Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta tính theo chuẩn mới còn khá cao. Song những kết quả đạt được là rất to lớn. Sự điều chỉnh về chuẩn nghèo nó phản ánh xu thế tăng trưởng phát triển cao của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời nó thể hiện theo định hướng phát triển toàn diện hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn. Dù tính theo chuẩn nghèo quốc tế hay chuẩn nghèo mới của Việt Nam thì thành tựu XĐGN trong những năm qua là rất đáng ghi nhận. Sự thành công của chiến lược XĐGN ở Việt Nam đã hội tụ bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết là do Đảng và Nhà nước đã rất quyết tâm thực hiện các giải pháp mạnh mẽ về cuộc chiến chống đói nghèo. Một loạt các chương trình dự án đã được thực hiện; chương trình 135 hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn; chương trình 773 về tạo việc làm mới; chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc; dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng; dự án khôi phục phát triển làng nghề; chương trình đánh bắt cá xa bờ… trong khi tiến hành các biện pháp XĐGN, chủ trương giúp người nghèo về vốn và kiến thức làm ăn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với phương châm “cho cần câu hơn cho xâu cá” hướng đi này đã thật sự giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát khỏi đói nghèo một cách khá vững chắc. Giúp người nghèo thoát nghèo bằng lao động theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đang tiếp tục được thực hiện ngày một hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Sự kết hợp khéo léo giữa phát huy nội lực tại chỗ là chủ yếu với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; việc lồng ghép các chương trình quốc gia và quốc tế một cách hài hòa… là những phương pháp bài học thành công nhất, có hiệu quả nhất trong công tác XĐGN ở Việt Nam thời gian qua… Mặc dù đã đạt được những thành công to lớn, nhưng công tác XĐGN ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập so với các yêu cầu và khả năng. Đó là kết quả đạt được chưa đều và chưa bền vững; những yếu thế về mọi mặt (trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức thị trường…) đã làm hạn chế khả năng tự xóa nghèo của hộ nghèo; chúng ta đã xây dựng các mô hình XĐGN nhưng chủ yếu thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; một số chương trình, dự án do phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài nên thường “bị động” thời gian kéo dài dẫn đến hiệu quả thấp… Ngoài ra một loạt thách thức cũng đang đặt ra cho công tác XĐGN ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Đó là tình trạng tái nghèo vẫn chưa kiểm soát được (bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005, mỗi năm có khoảng 40 - 50 nghìn hộ tái nghèo); vấn đề XĐGN ở một số nhóm dân tộc khó thực hiện, tình trạng thu nhập ở khu vực sản xuất nông nghiệp thấp và tăng chậm, trong khi đó người nghèo lại chủ yếu tập trung ở khu vực này. Những điều bất cập và thách thức trên đang là lực cản lớn tác động tiêu cực đến công cuộc XĐGN ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. Nếu không có được những giải pháp tháo gỡ hữu hiệu thì chương trình XĐGN giai đoạn này khó có thể đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. 1.2 NỘI DUNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.2.1 Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử. Bởi nghèo vẫn còn tồn tại khi nền kinh tế thị trường vẫn còn chi phối và tồn tại sự khác biệt về năng lực, thể chất, địa vị xã hội… giữa các cá nhân. Do đó, chỉ có thể từng bước giảm nghèo, chưa thể tiến tới xóa được nghèo. Chỉ khi xã hội loài người đạt tới trình độ xã hội cộng sản chủ nghĩa như Mác, Ăngghen dự báo, hiện tượng nghèo không còn, thì sẽ không còn việc giảm nghèo. Do việc đánh giá và cách nhìn nguồn gốc dẫn đến nghèo khác nhau, nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về giảm nghèo: Nếu hiểu nghèo là tình trạng đình đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu song vẫn còn tồn tại thì giảm nghèo chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn (nghèo ở các nước đang phát triển). Nếu hiểu nghèo là do tình trạng phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất công đối với người lao động, do chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa thì giảm nghèo chính là quá trình xóa bỏ chế độ sở hữu và chế độ phân phối này nghèo ở các nước phát triển (quan niệm của Mác, Ăngghen và Lênin). Nếu hiểu nghèo là hậu quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm hãm sự phát triển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình các nước thuộc địa, phụ thuộc giành lấy độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội. Nếu hiểu nghèo là do sự bùng nổ gia tăng về dân số vượt quá tốc độ phát triển kinh tế thì cũng có thể dẫn đến kết luận khác nhau về giảm nghèo. Điển hình là quan điểm của MalThus cho rằng: dân số cứ tăng gấp đôi mãi, trái đất cứ nhỏ đi một nửa mãi trong khí đó qui luật thu nhập giảm dần… do đó lương thực và phương tiện sinh hoạt tụt xuống dưới mức cần thiết cho cuộc sống. Giải pháp mà MalThus đưa ra nhằm giảm nghèo là dùng chiến tranh, bệnh dịch và nạn đói. Quan điểm này đã bị thực tế bác bỏ và chứng minh sự phát triển đi lên của xã hội loài người. Sau này MalThus cũng nhận thấy sai lầm trong quan điểm của mình khi không tính đến tác động của khoa học kỹ thuật, và các giai đoạn quá độ về nhân khẩu học. Tuy nhiên quan điểm này vẫn có hạt nhân hợp lý đó là mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển. Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc xã hội rơi vào khủng hoảng kinh tế thì giảm nghèo chính là tạo ra nhiều việc làm, xã hội ổn định và phát triển. Ở nước ta hiện nay nghèo đói không phải là do sự bóc lột của giai cấp tư sản và địa chủ đối với người lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại, trong nền kinh tế này đang tồn tại và đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu bị trầm tích, lưu giữ trong nền kinh tế, trong khi đó trình độ sản xuất mới tiên tiến chưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế các trình độ sản xuất cũ và lạc hậu này. Dó đó dẫn đến có sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư. Ở góc độ nước nghèo: Giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại. Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo. Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, của phương thức sản xuất có thể coi là một cuộc cách mạng trong kinh tế diễn ra hết sức khó khăn và lâu dài. Hồ Chí Minh đã từng nói: “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều”. Do đó bên cạnh quá trình chuyển đổi phải có chính sách xã hội có tính chất hỗ trợ giúp người nghèo vươn lên vượt qua cửa ải nghèo đói. Dưới gốc độ kinh tế đây cũng là hình thức phân phối lại phần thặng dư trong xã hội cho người nghèo và cũng là một khía cạnh của giảm nghèo. Chính sách xã hội ở nước ta đã thực hiện sâu rộng trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và được tiếp tục thực hiện ngay từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế này khẳng định, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được những khiếm khuyết như nạn thất nghiệp, chênh lệch về thu nhập, phân hóa giàu nghèo, nghèo đói, tệ nạn xã hội… trong quá trình phát triển những tác động tiêu cực này nếu không được chú trọng giải quyết sẽ trở thành lực cản đối với quá trình đổi mới và phát triển, gây tổn thất lớn cho xã hội. 1.2.2 Nội dung của xóa đói giảm nghèo XĐGN là cuộc đấu tranh rất cam go, chỉ có thể thành công nếu được thực hiện theo hướng bền vững. XĐGN theo hướng bền vững được hiểu là phát triển vốn nhân lực của người nghèo, tạo môi trường và điều kiện cho người nghèo có cơ hội trong phát triển, thoát nghèo, vươn lên no ấm. Đây cũng chính là giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa XĐGN với tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế mở đường cho giảm nghèo. Tuy nhiên, XĐGN theo hướng bền vững không chỉ tạo điều kiện cho tăng trưởng, mà còn nâng cao năng lực con người, tạo môi trường chính trị, xã hội và kinh tế ổn định, giảm nguy cơ rủi ro cho con người, bảo vệ môi trường. Nói cách khác, XĐGN theo hướng bền vững là một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững, vì XĐGN chính là tháo gỡ một trong những mắt xích trọng yếu nhất của sự phát triển bền vững. Chính sách XĐGN theo hướng bền vững có nghĩa là phải gắn với phát triển và coi đầu tư cho XĐGN cũng là đầu tư cho phát triển, chăm lo đến con người, hướng vào phát triển con người, xây dựng một xã hội mà ở đó mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Có thể nói rằng, XĐGN vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững [26]. Để XĐGN bền vững theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các quốc gia cần xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng vì người nghèo. Chiến lược này phải đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng nhiều hơn so với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn qui định. Trong đó, vai trò của Chính phủ phải hướng vào hoạch định chính sách, thể chế vĩ mô, cung cấp dịch vụ công, nhất là dịch vụ xã hội cơ bản; phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong đầu tư tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội vào công cuộc XĐGN. Các chính sách và chương trình giảm nghèo phải hướng vào khuyến khích xã nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo trên cơ sở nâng cao năng lực thị trường và đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo. Một khi người nghèo tham gia tích cực vào thị trường, trở thành chủ thể, chủ động trên thị trường sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập đa dạng hơn và khắc phục tính thụ động, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Có thể mô hình hóa giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận thị trường và khuyến khích thoát nghèo như sau: XĐGN hướng tiếp cận thị trường và khuyến khích thoát nghèo phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách hướng vào nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo (tăng cường vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn tự nhiên và vốn xã hội); xóa bỏ các rào cản, mở rộng cơ hội cho người nghèo, xã nghèo tiếp cận chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tiếp cận các thị trường cơ bản (đất đai, lao động, vốn, thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra…) nhằm đa dạng hóa sinh kế, việc làm và thu nhập cho người nghèo, khuyến khích họ tự mình vươn lên thoát nghèo vững chắc. Phần đông dân số nước ta còn có mức sống thấp xấp xỉ chuẩn nghèo. Người nghèo còn ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và dễ bị tổn thương trước những rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, mất mùa, ốm đau… nên khả năng tái nghèo cao, làm cho những thành tựu XĐGN thiếu bền vững. Hiện nay Việt Nam còn trên 2.300 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, chiếm tỉ lệ khoảng 22% tổng số xã trong cả nước. Chênh lệch về mức sống của các vùng, các nhóm xã hội tuy chưa cao, nhưng có xu hướng tăng lên. Nguồn lực có thể huy động cho XĐGN so với nhu cầu còn quá hạn hẹp. Để thực hiện công tác XĐGN bền vững cần những hoạt động ưu tiên như: - Công tác XĐGN là công tác trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm XĐGN bền vững. Đồng thời hỗ trợ các xã nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. - Tập trung giúp cho các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hóa, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. - Kết hợp chặt chẽ chương trình XĐGN với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; xây dựng và quy hoạch lại các cụm dân cư; khuyến khích làm giàu chính đáng và hợp pháp, đi đôi với đẩy mạnh XĐGN, nâng nhanh mức sống nhân dân ở các xã nghèo, vùng nghèo, giảm dần khoảng cách chênh lệnh về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Trong thời gian tới, công tác XĐGN tập trung vào các địa bàn khó khăn nhất (các xã đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, vùng cao biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc) và ưu tiên đối tượng là phụ nữ và trẻ em nghèo. - Thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội, phòng chống thiên tai, giảm rủi ro các nhóm yếu thế, thông qua cơ chế xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tập trung hoàn thiện mạng lưới an ninh xã hội phù hợp để đáp ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp của các nhóm dễ bị tổn thương, những người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân của chiến tranh và thiên tai, giúp họ hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái đói kinh niên và tái nghèo. Đây cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo sự tiến bộ, công bằng, ổn định và phát triển bền vững về mặt xã hội. - Động viên cộng đồng người nghèo hãy phát huy nội lực, tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cộng đồng khác thực hiện XĐGN bền vững. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực để XĐGN, phát huy nội lực là chính, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế để đẩy nhanh XĐGN. - Có chính sách, cơ chế khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo. Ở nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện; công tác XĐGN đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cư vẫn còn sống nghèo đói. Trong đó có một số vùng cách mạng, vùng dân tộc ít người và nhiều hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại. Những giải pháp XĐGN tập trung cho đối tượng này vừa là yêu cầu cấp thiết đối với mục tiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. 1.2.3 Phương thức tác động đến xóa đói giảm nghèo 1.2.3.1 Nhà nước hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã chỉ ra sự thiếu quan tâm của các cơ quan Chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người nghèo. Năm 1992, thành phố Hồ Chí Minh đã có nỗ lực đầu tiên về XĐGN cấp tỉnh. Sáng kiến này đã nhanh chống nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Năm 1993, hàng loạt các tỉnh khác cùng tham gia nỗ lực XĐGN. Chính phủ Việt Nam cũng đã phát động hàng loạt các hoạt động liên quan đến XĐGN trong cả nước. Chương trình 120 “tạo công ăn việc làm” là một thử nghiệm của Chính phủ đối với việc giải quyết các vấn đề ưu tiên kinh tế - xã hội thông qua các chương trình mục tiêu. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã vạch ra chương trình quốc gia XĐGN bằng việc xác định các mục tiêu và các biện pháp chính sách. Từ tháng 7/1998, Chính phủ đã thành lập chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN cho giai đoạn 1998 - 2000. Nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào các xã nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa. Trong Chương trình mục tiêu cũng có những nội dung liên quan đến đô thị là: cung cấp tín dụng cho người nghèo; khuyến khích tạo công ăn việc làm; giáo dục; y tế [4]. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và các vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm tăng cường hoạt động XĐGN cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa tại 52 tỉnh. Từ năm 2001, Chương trình 135 bao gồm 5 phần: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm cụm xã, quy hoạch ổn định dân cư, khuyến nông, khuyến ngư, và đào tạo cán bộ xã/thôn bản ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa [3]. Từ năm 1992 đến năm 2002, Nhà nước đã đầu tư thông qua các Chương trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu XĐGN khoảng 21.000 tỉ đồng. Ngân hàng phục vụ người nghèo đã được thành lập nhằm cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Đến cuối năm 2000 đã có 1.798 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có các bộ phận và cán bộ chuyên trách XĐGN tại chỗ. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giải quyết việc làm, tạo cơ hội để người lao động có thể chủ động tìm hoặc tự tạo việc làm kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng. Tháng 5/2002 Chính phủ đã ban hành Chiến lược tăng trưởng và XĐGN, làm cơ sở cho công cuộc XĐGN trong tương lai. Chiến lược này thể hiện tính hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Các nhiệm vụ đặt ra không chỉ yêu cầu các biện pháp hỗ trợ có mục tiêu cho từng đối tượng cụ thể về XĐGN mà còn liên kết các chính sách, từ chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, chính sách và giải pháp phát triển ngành đến chính sách an sinh xã hội của tất cả các ngành, các cấp nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và XĐGN. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Chiến lược tăng trưởng kinh tế và XĐGN đã bao gồm một loạt các chính sách và giải pháp. XĐGN được coi không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo. Điều này nâng cao tính tự lực của người nghèo tham gia cùng Nhà nước XĐGN. Đồng thời, chiến lược này cũng nhấn mạnh một số biện pháp cụ thể như sau: - Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo: sử dụng các sản phẩm và nguyên liệu từ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tạo việc làm. Cung cấp tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tăng cường đào tạo nghề và giải quyết tốt vấn đề di dân đô thị. Phát triển và mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệp và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở đô thị trên cơ sở phát triển nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực ngành nghề truyền thống với công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có chất lượng cao, không gây ô nhiễm môi trường… - Thiết lập khuôn khổ chiến lược, chính sách tổng thể phát triển đô thị để từng bước giải quyết các khu nhà ổ chuột và tạm bợ ở thành phố và thị xã, giảm nghèo, giảm tính dễ bị tổn thương của khu vực đô thị. - Tạo môi trường xã hội để thực hiện công bằng xã hội, thực thi dân chủ cơ sở và trợ giúp pháp lý cho người nghèo: tạo điều kiện để mọi người tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng cho mọi người dân; tăng cường dân chủ cơ sở, các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương và cộng đồng người nghèo; trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Từ năm 1993 đến năm 2005 Chính phủ đã nhiều lần đều chỉnh chuẩn nghèo để làm cơ sở cho sự phấn đấu giảm nghèo của nhân dân ta. Từ năm 2006, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới (bình quân 260.000đ/người/tháng ở đô thị và 200.000đ/người/tháng ở nông thôn), với mức cao gấp hơn 2 lần so với chuẩn cũ áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005. Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được nâng lên đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo và từng bước hội nhập với khu vực. Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 - 2010) với một trong những mục tiêu chính là giảm hơn 2/3 số hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn. Nội dung chính của chương trình là hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế của cán bộ cơ sở; trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật của người dân. 1.2.3.2 Địa phương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn của các Bộ ngành. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổng thể, cấp huyện tổ chức thực hiện, công việc tới xã, phường giảm nghèo tới hộ. Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 3441/2005/QĐ-UBND ngày 23/12/2005) với quan điểm giải quyết đói nghèo đã có nhiều thay đổi mang tính toàn diện hơn. Từ chỗ chỉ giải quyết cho hộ nghèo vay vốn làm ăn chuyển sang giúp phương tiện mưu sinh, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người nghèo biết cách tự tạo việc làm. Tỉnh đã tập trung thực hiện các mục tiêu cơ bản để cho người nghèo từng bước ổn định cuộc sống như: Y tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp xã hội, miễn giảm thuế... để họ tự lực nâng dần mức thu nhập cho bản thân và gia đình. Nghị quyết số: 07-NQ/TU ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VIII, và chương trình hành động của UBND tỉnh An Giang về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 [38]. Từ những chủ trương cụ thể trên huyện Tân Châu đã chủ động xây dựng chương trình hành động của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh ở cấp huyện và triển khai đến tận cơ sở, đồng thời đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo để phấn đấu, những vấn đề bức xúc như thực hiện về y tế, giáo dục, tín dụng, dạy nghề, giải quyết việc làm… cho người nghèo được lập đến xã - ấp; xây dựng cơ chế dạy nghề gắn với cho vay vốn tạo việc làm tại chỗ và đưa lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh để tăng thu nhập cho người lao động. Huy động các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương để đầu tư các dự án thuộc chương trình giảm nghèo (dạy nghề, truyền thông, giám sát, đào tạo, trợ giúp pháp lý, khuyến nông…). Đầu tư các dự án thuộc chương trình 135 và cho vùng đồng bào dân tộc, hỗ trợ y tế cho người nghèo, vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo. Các địa phương đã huy động và phối hợp các nguồn lực của các chương trình với nhau để lồng ghép vào chương trình giảm nghèo. Cấp cơ sở chú trọng trong việc dạy nghề giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ để giảm nghèo. Đồng thời thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo về y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội… 1.2.3.3 Các đoàn thể cộng đồng xóa đói giảm nghèo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện chương trình, mỗi tổ chức trực tiếp tham gia vào một hoặc hai vấn đề cụ thể, Nhà nước có cơ chế để tổ chức, đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục thực hiện quỹ “Ngày vì người nghèo“ xây dựng mạng lưới “Tổ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ tương trợ”; quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp tỉnh, thành phố và cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả. - Tính liên kết cộng đồng trong Chương trình XĐGN ngày càng cao và chặt chẽ thông qua mô hình do các đoàn thể tổ chức như nhóm tương trợ tiết kiệm, tự nguyện góp vốn, tích luỹ nguồn quỹ để dành hỗ trợ giúp đỡ những hội viên khó khăn, những tổ nhóm giúp vốn, kỹ thuật, tự hướng dẫn nhau kinh nghiệm sản xuất. Công tác XĐGN đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội với những đóng góp công sức, tiền của cho người nghèo, xã nghèo... Nhờ sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội được duy trì và ổn định. Toàn xã hội đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, ý thức cộng đồng, nhường cơm xẻ áo, tích cực tham gia khắc phục thiên tai, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… và chăm lo cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Sự tác động của cộng đồng hướng đích bao gồm Nhà nước - doanh nghiệp - cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hòa nhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ XĐGN trong hiện tại, làm giàu bền vững trong tương lai. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và xóa đói giảm nghèo 1.2.4.1 Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Đó là những nơi xa xôi, hẻo lánh giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận được với các nguồn lực của phát triển như: tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trường... nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với việc XĐGN. - Đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có. Bởi thế người nghèo lại tiếp tục nghèo. - Địa hình: Địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi sông suối và núi đá, đất dốc... Những vùng có địa hình như vậy việc tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Đất bị xói mòn, dễ bị khô hạn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất rất thấp. - Khí hậu, thời tiết hay gặp thiên tai như: Hạn hán, lũ lụt, mưa bão, nạn cát bay, cát lấp... Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra như khu vực miền Trung, một số tỉnh miền núi phía Bắc, làm cho việc XĐGN thiếu cơ sở bền vững. 1.2.4.2 Nhân tố về kinh tế Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động nguồn lực vật chất cho XĐGN khó khăn, thị trường bị bó hẹp...; ưu tiên đầu tư nhiều vào vùng động lực phát triển kinh tế sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư các vùng nghèo, hỗ trợ người nghèo. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng tạo điều kiện tiền đề để người nghèo có cơ hội vươn lên nhờ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế mang lại. Mặt khác nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước tăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất để thực hiện tốt hơn công tác XĐGN. Vì vậy quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện XĐGN. Ngược lại nếu quy mô nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm thì khả năng tăng tích lũy cho phát triển sẽ gặp trở ngại, nguồn lực dành cho XĐGN sẽ khó khăn. Bên cạnh đó với lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trình độ canh tác lạc hậu; cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm sẽ nhỏ, khó cạnh tranh thị trường thì khả năng XĐGN là rất thấp. Thu nhập dân cư thấp và sự phân hóa thu nhập lớn là một bất lợi đối với người nghèo và công tác XĐGN. Các con số thống kê cho thấy trong giai đoạn 1996 - 2003, khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nghèo đã tăng từ 7,3 lần lên 8,7 lần. Giữa 5 nhóm người giàu và nghèo, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng, trong đó tỷ lệ chi tiêu của 80% dân số thuộc diện nghèo nhất giảm nhẹ theo thời gian, còn của nhóm người giàu nhất thì có xu hướng tăng. Giàu - nghèo thể hiện rõ nhất giữa thành thị và nông thôn ở Việt Nam. 80% dân số Việt Nam vẫn sống ở nông thôn, trong khi 20% dân số giàu nhất lại sống ở thành thị [14] . - Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu XĐGN. Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực. Nhà nước có nguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chương trình hỗ trợ như: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, đào tạo... Nguồn lực của Nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của Chính phủ, khả năng vay nợ của nước ngoài... Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự mình phấn đấu vươn lên. Nguồn lực họ có thể có được là từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân. - Vấn đề thị trường cũng là một trong những nhân tố tác động đến XĐGN theo hai hướng thuận lợi và khó khăn. Thứ nhất, thị trường phát triển không đầy đủ, đặc biệt thị trường yếu ớt hoặc không có thị trường. Những vùng, hộ gia đình rơi vào trường hợp này, thì đồng nghĩa với việc vùng, hộ gia đình đó gần như bị gạt ra khỏi vòng quay tiến trình phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vùng và hộ gia đình đó khó thoát khỏi nghèo đói. Đây là vấn đề nan giải đối với vùng nghèo ở các khu vực miền núi, xa xôi hẻo lánh. Thứ hai, là thị trường tương đối phát triển: Thị trường phát triển không chỉ tạo cơ hội cho các vùng và cá nhân có điều kiện phát triển mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với vùng nghèo và hộ nghèo vươn lên. Đó là khi thị trường phát triển cá nhân, hộ gia đình, vùng tiếp cận đầy đủ hơn đến các nguồn lực phát triển trong xã hội. Bởi trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính toán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân. Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định, phải thường xuyên tự đổi mới, phát triển. Mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trường là do chạy theo lợi nhuận vì lợi ích cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết triệt để, dẫn đến phân hóa giàu-nghèo càng thêm sâu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp và xã hội. Trong thực tế thì người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh. Họ không có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác họ là những người thiếu kinh nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, không có sức khỏe... năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xã hội càng trầm trọng hơn. Đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp hỗ trợ họ khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường là một yêu cầu trong XĐGN. 1.2.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về xã hội Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN bao gồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành. - Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư. Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu. Như vậy, phải chăng nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao. Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho một lượng dân cư lớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu XĐGN. Nếu cơ cấu dân số trẻ cao thì áp lực đầu tư cho giáo dục sẽ lớn, đầu tư cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăng trưởng chậm. Một vấn đề khác nữa là, nếu tỷ lệ dân cư phân bổ ở những vùng nghèo tiềm lực và không theo quy hoạch của Nhà nước mà cao thì nguy cơ xuống cấp môi trường và tình trạng nghèo đói sẽ lớn (do tình trạng phát nương làm rẫy, khai phá tài nguyên bừa bãi, làm xói mòn đất...) [24]. - Về lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động chính phải nuôi nhiều người ăn theo thì khả năng tăng trưởng kinh tế thấp, XĐGN sẽ khó khăn. Hoặc nếu cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ thấp, thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp cũng như tăng trưởng kinh tế và XĐGN. - Về giáo dục: Chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo ở Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn, ít được học vấn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng. - Về y tế: Người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho khám chữa bệnh. Kết quả là họ phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi nghèo đói. Trong thời kỳ 1993 - 1997 tình trạng ốm đau của người giàu giảm 30% nhưng tình trạng của người nghèo vẫn giữ nguyên và theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì năm 2002 tỷ lệ người bị ốm đau không lao động được của nhóm nghèo nhất gấp 2 lần nhóm giàu nhất; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng cao gấp 3 lần nhóm giàu nhất [16]. - Tác động của môi trường chính trị, xã hội đến nghèo đói và XĐGN: Môi trường chính trị, xã hội và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một khi môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ sẽ là điều kiện tốt để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; nhờ vậy mà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, là cơ sở để tăng nguồn lực cho XĐGN. Môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ, việc huy động nguồn lực cho phát triển không những thuận lợi mà còn có điều kiện thực hiện tốt hơn phúc lợi xã hội. Ngược lại, môi trường chính trị, xã hội không ổn định thì môi trường đầu tư sẽ bị xấu đi, rủi ro trong đầu tư sẽ cao. Do vậy, việc thu hút và khuyến khích đầu tư sẽ khó khăn, nguồn lực cho đầu tư bị giảm xuống, tăng trưởng kinh tế cũng giảm. Mặt khác, nếu tệ nạn xã hội phát sinh không hạn chế được như: trộm cắp, mại dâm gia tăng, đạo đức bị suy đồi... an ninh xã hội không được đảm bảo, xã hội rối loạn thì nghèo đói sẽ gia tăng. - Bộ máy quản lý và cán bộ: Một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến thành quả thực hiện các mục tiêu XĐGN là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý điều hành gắn với cải cách hành chính công. Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người nghèo, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) để thực thi nhiệm vụ trên. Thực tế cho thấy các mô hình làm tốt công tác XĐGN đều cho thấy vai trò quan trọng của bộ máy và cán bộ ở các cấp nhất là cấp cơ sở. Kinh nghiệm XĐGN ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các chương trình hỗ trợ thực hiện XĐGN có hiệu quả khi có sự tham gia của người dân đặc biệt vai trò dẫn dắt của người cán bộ cơ sở hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, trình độ cán bộ cơ sở xã, thôn rất thấp. Đa số cán bộ cơ sở ở các vùng này chưa học hết cấp 2, cá biệt có cán bộ cơ sở đọc viết chưa thành thạo. Lực lượng cán bộ khuyến nông, lâm của tỉnh, huyện tăng cường tham gia giúp xã thường không đủ mạnh. Bên cạnh số lượng cán bộ thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn hạn chế. Đây là nhân tố trở ngại cho công tác XĐGN. - Giải quyết hậu quả chiến tranh: một nhân tố nữa làm tăng đói nghèo, tính phức tạp cho XĐGN đó là hậu quả chiến tranh tàn khốc để lại. Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn hàng trăm nghìn người thương binh, gia đình liệt sĩ, hoặc bị ảnh hưởng chất độc gia cam, một số vùng tài nguyên, môi trường bị hủy diệt để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài như: đồng ruộng bị hoang hóa, bom mìn, môi trường bị ô nhiễm... gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt [10]. 1.2.4.4 Nhân tố thuộc đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước Trong quá trình phát triển, vùng miền núi, đồng bào dân tộc dân trí còn thấp, tập quán canh tác và tập tục lạc hậu, nhận thức còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận thông tin còn nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường làm gay gắt thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được chính sách, giải pháp trợ giúp của Nhà nước, chưa thật sự quyết tâm vươn lên, vượt qua ngưỡng nghèo đói. Giảm nghèo chưa gắn chặt với phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn. Đầu tư cho XĐGN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (cả vốn tín dụng và đầu tư từ ngân sách Nhà nước). Nguồn lực dành cho Chương trình còn rất hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu đề ra và bảo đảm tiến độ thực hiện. Một số cơ chế chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, cụ thể, một số chính sách chưa đến được một bộ phận người nghèo; việc điều hành kế hoạch và lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với giảm nghèo còn lúng túng và một số nơi còn kém hiệu quả. Ở một số địa phương, cơ sở, kết quả giảm nghèo còn có biểu hiện áp đặt từ trên xuống. Chính sách, giải pháp hỗ trợ trực tiếp người nghèo vẫn là chính nên chỉ thích hợp trong ngắn hạn, trước mắt, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu bền vững. Cơ chế hỗ trợ người nghèo chưa hướng vào nâng cao nhận thức, năng lực và tính làm chủ, người nghèo chưa thật sự tham gia được vào thị trường để phát triển kinh tế với vai trò là người làm chủ. Người dân còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động, tự lực của địa phương, cơ sở và của chính người nghèo để tự vươn lên. Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo ở một số địa phương, cơ sở còn chậm và chưa rõ, gây nên tình trạng không có cán bộ am hiểu, nhiệt huyết với công tác giảm nghèo. Đầu tư cho đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là ở cơ sở vừa thiếu vừa yếu [9]. Về nhận thức một bộ phận nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động tự vươn lên thoát nghèo. Do quá coi trọng về thành tích, ở một số địa phương đã khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so với thực tế, dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được các chính sách của chương trình XĐGN, gây ra những hiểu biết sai lệch về chính sách của Nhà nước. Chương trình chưa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo: do chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005 qui định còn thấp, vì nguồn lực của Nhà nước còn khó khăn; bên cạnh đó, việc xác định đối tượng ở một số địa phương thiếu chính xác dẫn đến một bộ phận người nghèo không tiếp cận các chính sách, dự án của chương trình, trong khi một bộ phận không nghèo lại được tiếp cận. Nguồn lực huy động cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Ở khía cạnh nào đó, một số cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với người nghèo, xã nghèo và tổ chức thực hiện chưa tốt ở cấp cơ sở cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện không đồng đều ở các địa phương cả khu vực thành thị và nông thôn, đội ngũ cán bộ XĐGN vừa thiếu về số lượng vừa yếu về năng lực. Theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế có xu huớng tiếp tục gia tăng. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống có xu hướng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; Khoảng cách chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004 [2]. Độ sâu của nghèo đói còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn theo chuẩn mới còn thiếu hụt khoảng 0,3 (chỉ số này biến động từ 0 đến 1, mức độ thiếu hụt càng lớn, mức độ nghèo càng gay gắt). Hệ số chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và đô thị từ 5- 7 lần. Thu nhập giữa thành thị và nông thôn cách nhau 5,2 lần; Chi tiêu gấp nhau 2,3 lần (2002). Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm do tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo có thể giảm với nhiều nguyên nhân khác nhau (tác động của hội nhập, thiên tai, rủi ro; các chính sách kinh tế vĩ mô; các chính sách có tác động mạnh đến giảm nghèo trong giai đoạn trước đây như chính sách khoán 100; chính sách giao đất giao rừng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ …đã phát huy tác dụng ở mức cao, giai đoạn tới sẽ khó phát huy hơn được). Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt hơn ở một số vùng địa lý (vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, vùng bãi ngang ven biển) và một số nhóm đối tượng (dân tộc thiểu số). Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao, khoảng 36% trong tổng số người nghèo. Ngoài ra, đã xuất hiện một số nhóm đối tượng nghèo mới ở vùng đô thị hóa do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; dân nhập cư, số lao động nhập cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn lao động sở tại và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập (WTO) và phát triển kinh tế thị trường; Cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều. 1.3 KINH NGHIỆM XĐGN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN TÂN CHÂU 1.3.1 Kinh nghiệm các huyện trong tỉnh An Giang 1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Chợ Mới Chợ Mới là huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm, không có diễn biến tăng giảm bất thường như một số huyện, thị khác. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ cao hơn thành phố Long Xuyên, còn lại đều thấp hơn các huyện, thị khác trong tỉnh An Giang. Qui mô nhân khẩu của các hộ nghèo giảm từ 5,3 người/hộ năm 2000 còn lại 5,1 người/ hộ ở năm 2005 chủ yếu do tách hộ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Số người trong độ tuổi lao động có việc làm tăng lên. Trình độ giáo dục các hộ nghèo được nâng lên rõ rệt. Năm 2000 số trẻ từ 6 đến 14 tuổi chưa tốt nghiệp cấp I đã nghỉ học là 3.392 em, năm 2005 chỉ còn 698 em, số người từ 15 tuổi đến 35 tuổi chưa biết chữ ở năm 2000 là 2.853 người đến năm 2005 chỉ còn 1.445 người. Điều kiện sinh hoạt ăn ở của hộ nghèo ngày càng được cải thiện, gần 80% hộ nghèo trong huyện đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thoát nghèo bằng một hay nhiều chính sách (vay vốn tôn nền, vay quỹ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội, vay quỹ XĐGN của các đoàn thể, vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm, học nghề ngắn hạn, được xét cất nhà tình nghĩa, tình thương…) bình quân một hộ nghèo được vay tôn nền 7 triệu đồng và cho vay vốn sản xuất là 3 triệu đồng. Năm 2000 có 4.809 hộ nghèo có nền và sàn nhà bị ngập trong mùa lũ thì đến năm 2006 chỉ còn 400 hộ có nền nhà bị ngập trong mùa lũ, chủ yếu ở vùng ven sông ngoài bờ bao. Năm 2000 số hộ nghèo có sử dụng điện là 46%, đến năm 2006 số hộ nghèo có sử dụng điện tăng lên là 76%... số người nghèo được chăm sóc y tế tăng lên từ chỗ chỉ có 1/3 người nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế đến năm 2006 có 100% người nghèo khi ốm đau được chữa trị miễn phí (thông qua việc mang thẻ bảo hiểm y tế đến điều trị ở cơ sở Y tế) [30]. Thông qua nhiều chính sách xã hội được triển khai thực hiện khá tốt, từ đó hỗ trợ cho người nghèo vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống (như y tế, giáo dục, tín dụng, miễn giảm thuế…) Qua kết quả điều tra được tỉnh An Giang công nhận cho thấy số hộ nghèo trên địa bàn huyện Chợ Mới hàng năm đều giảm, từ 8,81% năm 2000 đến cuối 2005 đã hạ xuống còn 3,98%. Bình quân giảm mỗi năm là 1%, hộ chính sách nghèo được địa phương chăm lo nhà tình nghĩa và các mặt trong sinh hoạt đời sống khác. Các hộ chính sách nghèo do neo đơn, không lao động được huyện chi trả trợ cấp hàng tháng nên về cơ bản không còn hộ chính sách nghèo. Ngoài số hộ nghèo theo chuẩn thì huyện còn có 2.512 hộ ở "sát ngưỡng nghèo”. Số hộ này có mức sống trung bình, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nếu không được quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng thì họ dễ rơi xuống thành hộ nghèo. Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, công tác XĐGN của huyện Chợ Mới cũng còn nhiều vướng mắc, tồn tại làm hạn chế đến kết quả thực hiện chương trình XĐGN của huyện. Cụ thể là những giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động chưa cơ bản và thiếu ổn định, chủ yếu là sản xuất nhỏ ở gia đình. Về phía hộ nghèo còn một bộ phận chưa chủ động phấn đấu tự lực vươn lên, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. 1.3.1.2 Kinh nghiệm của huyện Tịnh Biên Tịnh Biên là huyện nghèo của tỉnh An Giang, trong những năm qua đã gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo, lấy tăng trưởng kinh tế làm đòn bẩy để giảm nghèo, đồng thời phát huy mọi nguồn lực, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ góp phần giúp người nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm và hộ khá tăng lên. Với đặc thù là huyện miền núi, dân tộc, biên giới, bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhỏ bé, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân còn nhiều khó khăn. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, theo quy mô sản xuất hộ gia đình, lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn cao. những yếu tố này làm cho huyện Tịnh Biên có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh An Giang. Trước những năm 1990 số hộ nghèo có tỷ lệ hơn 30%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer trên 40%. Trước tình hình trên huyện đã tập trung các nguồn vốn, chú trọng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, đã sửa chữa và nâng cấp 76 tuyến đường giao thông nông thôn tạo điều kiện cho lưu thông và phát triển sản xuất. Đã kéo được 95.500m tuyến trung thế, 81.500m tuyến hạ thế, mạng lưới điện quốc gia được mở rộng 13/13 xã - thị trấn. Đến năm 2005 có hơn 60% tổng số hộ đã dùng điện. Huyện đã đầu tư mở rộng hệ thống nước Chi Lăng - An Hảo, Xuân Tô - Tân Lập với đường ống dài 53.300, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, Năm 2005 số hộ sử dụng nước sạch chiếm 70% số hộ toàn huyện. Từ năm 2000 đến nay thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nắm bắt xu thế hội nhập và phát triển huyện đã xác định lại cơ cấu kinh tế, thương mại dịch vụ là mũi đột phá, công nghiệp là lâu dài và nông nghiệp vẫn là nền tảng ổn định. Huyện đã huy động nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng chợ cửa khẩu biên giới Xuân Tô, Chi Lăng, Nhà Bàng, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, khu hành chính huyện Tịnh Biên và lâm viên Núi Cấm. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% nâng GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 6,53 triệu/người/năm. Tăng trưởng kinh tế của huyện đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất văn hóa cho người dân, trình độ học vấn và công tác chăm sóc sức khỏe được từng bước nâng cao. Gắn cho vay vốn ưu đãi, huyện đã mở nhiều lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, chú ý những ngành nghề truyền thống, sử dụng nguyên liệu ở địa phương như bảo quản nước thốt nốt, thêu ren, dệt thổ cẩm, may công nghiệp… Các chính sách phúc lợi xã hội cho người nghèo như chăm sóc các trẻ mồ côi, người già tàn tật được huyện giúp đỡ thường xuyên. Công tác y tế, giáo dục cho người nghèo được huyện chú ý nâng đỡ, từ năm 1998 đến năm 2004 đã khám và điều trị cho 70.000 lượt hộ nghèo, xây dựng căn nhà tình thương, 851 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 6,57 tỷ đồng, từ đó đã giảm bớt khó khăn cho hơn 2.000 hộ về nhà ở. Công tác XĐGN của huyện đã đạt được kết quả thiết thực năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 14,11 giảm 3% so với năm 2003. Tuy nhiên công tác XĐGN của huyện còn những tồn tại như công tác XĐGN chưa đồng đều và vững chắc, tốc độ giảm nghèo còn chậm, trung bình mỗi năm hơn 1% tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tịnh Biên còn cao nhất tỉnh [28]. 1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 2.322 km2, gồm 01 thị xã và 7 huyện, với 160 xã, phường và thị trấn. Dân số năm 2006 là 1.358.341 người, trong đó nữ chiếm 51,5%, tỉ suất tăng tự nhiên 0.962%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,6%. Số lao động qua đào tạo là 30%. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn năm 2001-2005 đạt 9,22%, riêng năm 2006 đạt 9,61%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 500 USD, bằng 78,4% so với bình quân của Đồng bằng Sông Cửu Long. Nền kinh tế chính phụ thuộc nhiều vào thủy sản và kinh tế vườn. Năm 2006, cả tỉnh còn 62.789 hộ nghèo, chiếm 20,02%. Cuối năm 2006, Bão số 9 - Durian ảnh hưởng nặng đến đời sống và kinh tế của người dân tỉnh Bến Tre. Trong tổng số 27.700 căn nhà sập hoàn toàn, hộ nghèo chiếm 22%, tương đương với 6.082 căn; trong tổng số 67.881 nhà bị hư hỏng, sập một phần, hộ nghèo và gia đình chính sách chiếm 30% (khoảng 20.000 căn nhà). Ngoài ra, thiệt hại về hoa màu, cây ăn trái, vườn khá lớn và có ảnh hưởng lâu dài đến nguồn thu nhập của dân cư. Dự báo tình hình nghèo đói của tỉnh Bến Tre có xu hướng tăng do một số hộ đã vượt nghèo có nguồn thu nhập từ kinh tế vườn sẽ bị giảm, dẫn đến giảm thu nhập chung cho hộ gia đình. Tổng thiệt hại do Bão Durian trên 3.000 tỉ đồng, chiếm 27% GDP của tỉnh năm 2006. Về dân tộc: Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 24 hộ gia đình dân tộc, phần lớn là người Hoa và Khmer, sống rãi rác tại 8, huyện, thị xã của tỉnh. Bến Tre xác lập mục tiêu giảm 2% số hộ nghèo mỗi năm và tỉ lệ tái nghèo không vượt quá 20% trong tổng số hộ thoát nghèo. Tỉ lệ người biết đọc, biết viết hiện nay vào khoảng 97%, thuộc loại cao nhất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006, có 88% hộ sử dụng điện và 45% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch. Tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn có sự phát triển khá toàn diện, năm 2006 chỉ còn 2 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã [39]. Qua số liệu và nhận định của đợt khảo sát nhanh về nghèo đói, có thể đánh giá rằng tình hình nghèo đói của tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây đã có bước cải thiện đáng kể; đời sống người dân được nâng cao và điều kiện về kinh tế xã hội giữa các xã, huyện được tăng cường. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo đói vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là sau bão Durian. Với tỉ lệ nghèo đói 20,02% năm 2006, nhiều huyện và xã vẫn thuộc diện địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Các huyện còn lại có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tỉ lệ hộ dân sống trên ngưỡng nghèo là rất cao nhất là người dân ở các vùng xa, vùng sâu, vùng ven biển và những hộ sống nhờ vào nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi (giá biến động). Có thể kết luận rằng, số hộ nghèo thực tế ở địa phương cao hơn số liệu có thể thống kê được do cấp xã báo cáo. Nhiều hộ có nguồn thu nhập khá bấp bênh, việc bình xét hộ nghèo chỉ được thực hiện 01 năm/lần nên khó có được tỉ lệ xét, bình chọn chính xác. Tỉ lệ tái nghèo còn ở mức cao khi hầu hết hộ dân sống bằng nông nghiệp do giá cả lên xuống bất thường. Tỉnh Bến Tre đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho người nghèo trong thời gian qua và tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần xem xét lại hình thức tiếp cận người nghèo theo phương pháp truyền thống (vay vốn và trợ cấp). Tạo ra những phương pháp mới để người dân có thể nhận biết mình muốn gì, có thể làm được gì và có lợi như thế nào trong quá trình đó. Đây là một quá trình có thể mất rất nhiều thời gian. 1.3.3 Những bài học rút ra cho công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Tân Châu Qua phân tích một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề XĐGN của một số địa phương trong và ngoài tỉnh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Châu như sau: Thứ nhất, nơi nào có sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy và chính quyền thì công tác phối hợp giữa các ngành tương đối chặt chẽ cộng với nỗ lực và quyết tâm của chính hộ nghèo thì nơi đó thực hiện giảm nghèo đạt hiệu quả khá tốt. Trong thực hiện công tác giảm nghèo cấp xã - thị trấn là trực tiếp, chủ yếu mà hộ nghèo là trung tâm. Kết quả thực hiện phần lớn phụ thuộc vào công tác phối hợp giữa các ngành cấp huyện, cấp xã - thị trấn, ý thức tự vươn lên của hộ nghèo thì kết quả giảm nghèo sẽ ổn định và bền vững. Thứ hai, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làm chuyển biến nhận thức từ nội bộ ra quần chúng về tầm quan trọng cũng như tính cấp bách trong công tác giảm nghèo để động viên toàn xã hội chăm lo cho người nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đó cần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, xây dựng ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo là chính. Tập trung tuyên truyền vận động người nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tích cực tham gia xuất khẩu lao động. Thứ ba, huyện phải có chính sách phân cấp quản lý hộ nghèo cho xã - thị trấn trong việc phân loại, rà soát hộ nghèo sát với thực tế, để nâng cao vai trò quản lý và lập kế hoạch giảm nghèo cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi đối với từng địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng (chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinh nghiệm và tay nghề thì hỗ trợ đào tạo nghề…) theo nguyên tắc “cho cần câu còn hơn cho xâu cá”. Đồng thời phải xác định cấp cơ sở tại chỗ là trực tiếp chủ yếu trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo, phân cấp phải đi đôi với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thực hiện dân chủ cơ sở và tăng cường sự tham gia giám sát của người dân. Thứ tư, huyện phải huy động nhiều nguồn lực, cần tranh thủ tối đa và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cho chương trình giảm nghèo. Đặc biệt là các nguồn đầu tư phải có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, xã nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, phụ nữ nghèo, các xã điều kiện phát triển còn khó khăn. Thứ năm, thực hiện tốt công tác nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cán bộ xã - thị trấn, kể cả cán bộ đoàn thể. Tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo… trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành như tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo… Thứ sáu, thực hiện dự án với phương pháp có sự tham gia của người nghèo và cộng đồng xã hội, từ đó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có, để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đạt kết quả cao. Đồng thời xây dựng, nhân rộng các nhân tố và mô hình giảm nghèo hiệu quả, qua đó rút kinh nghiệm từng loại hình để phổ biến, nhưng phải chú trọng đến mức độ người nghèo tham gia như thế nào để có các hướng dẫn cho phù hợp. Chương 2 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU 2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN TÂN CHÂU TÁC ĐỘNG ĐẾN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Tân Châu Tân Châu là huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang có đường biên giới giáp Campuchia dài hơn 6km. Sông Tiền từ biên giới Campuchia chảy qua các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long An đến thị trấn Tân Châu trên đoạn dài 15km, qua nhiều cồn. Lưu lượng nước sông Tiền rất lớn mang lại nguồn nước ngọt quanh năm cho Tân Châu. Cặp theo các kinh mương là hệ thống giao thông bộ, trục chính là Tỉnh lộ 953 nối liền Tân Châu - Châu Đốc và Tỉnh lộ 952 từ Tân Châu đến biên giới Campuchia. Hệ thống giao thông hình thành từ việc kết hợp đào đắp các tuyến đê bao chống lũ bảo vệ trên 10.000ha lúa hè thu được thu hoạch trọn vẹn trước khi lũ tràn vào đồng. Phù sa sông Cửu Long đã bồi đắp cho cây lúa Tân Châu đạt năng suất rất cao, ngoài ra đất cù lao ở Tân Châu còn thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là cây dâu tằm, cây mặc nưa (làm thuốc nhuộm hàng lãnh). Tân Châu nổi tiếng với hàng lãnh Mỹ A, Cẩm Tự, được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Tân Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa hay mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng từ tháng 7 đến tháng 11, lũ lớn ở Tân Châu lên đến trên 5 mét, nước ngập nhà cửa, ruộng đồng, đường sá... gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng của nhân dân; gây khó khăn cho cuộc sống và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. Nếu trước đây cứ khoảng 6 năm thì có 1 lần lũ lớn, thì những năm gần đây lũ lớn mau hơn, có khi liên tiếp 2 năm liền. Đây là khó khăn cho Tân Châu trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong XĐGN. Sông Cửu Long nối liền Biển Hồ Campuchia bởi sông Tonlé - Sáp. Biển Hồ là nơi có mật độ cá nước ngọt cao nhất thế giới, vào mùa nước nổi trứng cá tuôn theo dòng sông chảy về Việt Nam. Khi cá lớn, nước rút xuống, cá quay trở lại Biển Hồ thì đây là thời vụ thu hoạch của người dân (cá lội dày đặc, nhiều nhất là cá linh). Người dân bắt cá làm mắm, nấu dầu, làm phân bón… Như vậy có thể nói khí hậu, tài nguyên đất, nước, thủy sản, khoáng sản... vừa có mặt thuận lợi, vừa có mặt khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho XĐGN nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải vừa khai thác lợi thế sẵn có, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng để đảm bảo khai thác lâu dài, đồng thời hạn chế, khắc phục khó khăn, tìm được phương thức sống chung với lũ. 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế của Tân Châu Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước huyện Tân Châu có tốc độ tăng tưởng GDP ổn định ở mức cao, bình quân 11,5% năm (giai đoạn 2001 - 2005) [6], năm 2006 là 12,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2005 dịch vụ là 49,86%, công nghiệp là 19,48% còn nông nghiệp chiếm 30,60% trong GDP. Năm 2006 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dịch vụ là 50,16%, công nghiệp là 18,73% còn nông nghiệp chiếm 31,11%. So với năm 2000, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là 7.850.000 đồng tăng 68,16%, năm 2006 là 8.810.000 đồng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp so với năm 2000 thay đổi đáng kể, diện tích cây màu tăng 30%, cây bắp lai tăng gấp 2 lần, lúa chất lượng cao tăng 61%. Tổng sản lượng cá 15.386 tấn. Tổng giá trị sản xuất 46.240.000đ/ha đất nông nghiệp/năm. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu trồng trọt chuyển biến tích cực theo hướng chất lượng. Giống lúa chất lượng cao được thay dần giống lúa thường, đến năm 2006 giống lúa chất lượng cao chiếm 91%. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, năm 2006 đạt 106 tỷ đồng, tăng 128,54% so với năm 2002. Chương trình khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc giúp vốn các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi trang thiết bị. Từ năm 2000 - 2006 đã giải ngân được 357 dự án với số tiền 67 tỷ đồng, trong đó vốn trung hạn là 7,7 tỷ đồng. Công tác qui hoạch ngành thương mại và dịch vụ từng bước được thực hiện, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương gồm 6 xã - thị trấn đã được quy hoạch chi tiết. Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2004 chiếm 47,68%, năm 2006 chiếm tỉ trọng 50,16% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 529 tỷ đồng, tăng 46,50% so với năm 2000. Công tác qui hoạch ngành thương mại - dịch vụ từng bước được tổ chức thực hiện. Toàn huyện có 24 chợ và điểm mua bán, trong đó có một trung tâm thương mại hoạt động hiệu quả. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện: 100% số xã - thị trấn có điện thoại với số máy bình quân trên 100 hộ là 34,21 máy/100 hộ năm 2005 và tăng lên 39,49 máy/100 máy vào năm 2006; mạng lưới điện đã phủ kín 11/11 xã - thị trấn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 74%, chương trình kiên cố hóa trường lớp học được đầu tư mạnh, năm 2006 với 66 phòng học được xây dựng và đưa vào sử dụng. Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác XĐGN ở Tân Châu có kết quả tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là chưa khai thác tốt kinh tế ở cửa khẩu. Công tác quy hoạch chậm, thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu tố không thuận lợi trong phát triển kinh tế và trong XĐGN ở Tân Châu. 2.1.3 Đặc điểm về xã hội ở Tân Châu Dân số: Năm 2006 dân số của huyện Tân Châu là 162.574 người với 3 dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa. Dân số thành thị năm 2001 là 21,02% tăng lên 23,55% năm 2006; dân số nông thôn giảm từ 78,98% năm 2001 xuống 76,45% năm 2006. Đáng chú ý là dân tộc Chăm có 2.421 người chiếm 1,49% dân số, dân tộc Hoa có 1.336 người chiếm 0,82% dân số, còn lại là người Kinh. Mật độ dân số trung bình cả huyện khoảng 954 người/km2. Dân số tập trung nhiều nhất ở thị trấn Tân Châu và một số xã ráp ranh thị trấn. Mật độ dân cư ở thị trấn Tân Châu là 5.558 người/km2, còn ở xã biên giới Phú Lộc là 288 người/km2 và Tân Thạnh là 546 người/km2. Việc phân bố dân cư không đồng đều làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn tài nguyên về thủy sản và du lịch. Lao động: Lao động trong độ tuổi tính đến ngày 31/12/2006 là 96.359 người (chiếm 59,27% dân số), tham gia lao động thường xuyên trong nền kinh tế 92.986 người (chiếm 96,49% số người trong độ tuổi lao động) [31]. Hàng năm có gần 2.000 người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển, tuy nhiên vấn đề việc làm cho số lao động mới ngày càng tăng từ 4.000 đến 5.000 lao động một năm [32]. Lao động trong độ tuổi bình quân/hộ là 2,7 người, trong đó thành thị 2,9 người/hộ, nông thôn 2,6 người/hộ. Hộ nghèo ở nông thôn thì cứ một lao động trong độ tuổi phải nuôi 1,5 đến 1,8 người ăn theo. Đây lại là một cản trở trong XĐGN ở huyện Tân Châu. Trình độ dân trí: Tân Châu có số học sinh trong độ tuổi đi học là 28.606 người vào học ở các cấp học đạt 94,79%; trong đó ngành học mầm non là 4.062 học sinh (96,48%), tiểu học là 12.345 học sinh (100%), trung học sở 7.991 học sinh (85,92%), trung học phổ thông 4.208 học sinh (79,25%). Tuy nhiên tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở bậc tiểu học chiếm 2,81%, bậc trung học cơ sở chiếm 10,42%. Xu hướng học sinh bỏ học tiếp tục có bước gia tăng so với các năm học trước. Điều này sẽ cản trở rất lớn đến XĐGN mang tính bền vững. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: hiện nay có 10 xã - thị trấn có trạm y tế (có 6/10 trạm y tế có Bác sĩ), 1 phòng khám khu vực (xã Vĩnh Hòa có 3 Bác sĩ) và Bệnh viện đa khoa huyện có 44 Bác sĩ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 22,9% năm 2004 xuống còn 21,09% vào năm 2006, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng mở rộng là 99,1%, tỷ lệ sinh giảm từ 2,178% năm 2001 xuống 1,851% năm 2006, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 1,477% năm 2001 xuống 1,281% năm 2006. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, công tác phòng chống các loại dịch bệnh kết hợp với các hoạt động ra quân làm sạch vệ sinh môi trường được ngành y tế và các địa phương thực hiện khá đồng bộ, khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh trên địa bàn huyện tiếp tục tăng cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh; lũy tích từ trước đến nay toàn huyện phát hiện 1.088 trường hợp dương tính với HIV, đã có 975 trường hợp chuyển sang AIDS và có 634 trường hợp tử vong [1]. Hậu quả chiến tranh: Chiến tranh biên giới Tây Nam đã gây thiệt hại to lớn về người và tài sản cho huyện Tân Châu. Sau chiến tranh, vùng nông thôn và phụ cận biên giới trở nên xơ xác, nhà cửa, trường học, trạm xá, chợ bị phá sạch. Hơn 50.000 dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất; nạn đói đe doạ cuộc sống hàng chục ngàn người…[7]. Hậu quả chiến tranh đã để lại gánh nặng cho XĐGN của Tân Châu. Như vậy, tình hình văn hoá xã hội ở Tân Châu vừa có yếu tố thuận lợi vừa có yếu tố không thuận lợi cho XĐGN. 2.2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ XĐGN Ở HUYỆN TÂN CHÂU 2.2.1 Thực trạng nghèo đói ở huyện Tân Châu Cùng với sự đổi mới của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Châu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được nâng lên, công cuộc XĐGN đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nghèo đói vẫn còn tồn tại trên cả diện rộng lẫn chiều sâu. Năm 2001 số hộ nghèo toàn huyện là 2.985 huyện chiếm tỷ lệ 9,09%, đến năm 2004 số hộ nghèo toàn huyện là 1.094 hộ đạt tỷ lệ 3,17%, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% [20]. Căn cứ chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 - 2010, đến cuối năm 2005 số hộ nghèo là 2.874 hộ với tỷ lệ 8,46%, năm 2006 số hộ nghèo là 2.461 hộ với tỷ lệ 6,87%. Nếu xem xét nghèo đói theo địa bàn thì xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất là xã bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.pdf
Tài liệu liên quan