Luận văn Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Luận văn Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá: LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận, còn DNNN hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ hàng hoá công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Doanh nghiệp khai thác CTTL (Gọi tắt là DNTN) là loại hình doanh nghiệp đặc thù khác biệt so với loại hình doanh nghiệp khác như: về sản phẩm, hình thái vật chất, giá trị và giá cả của nó. Khi nền kinh tế nước ta...

pdf87 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận, còn DNNN hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ hàng hoá công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Doanh nghiệp khai thác CTTL (Gọi tắt là DNTN) là loại hình doanh nghiệp đặc thù khác biệt so với loại hình doanh nghiệp khác như: về sản phẩm, hình thái vật chất, giá trị và giá cả của nó. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động của loại doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do các hệ thống chính sách quản lý được hình thành từ thời bao cấp. Gần đây Nhà nước đã ban hành một số chính sách và cơ chế hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này và xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích tuy đã giảm bớt phần khó khăn song vẫn chưa thoát khỏi cơ chế "xin cho", phần lớn vẫn còn lung túng, mất cân đối về mặt tài chính, thu không đủ chi (do thu thủy lợi phí thấp ) gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đe doạ đến an toàn CTTL. Để hoạt động thủy nông cùng với công tác thủy lợi nói chung góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện được mục tiêu của chương trình an ninh lương thực quốc gia v.v... Các DNTN cần phải được củng cố và tiếp tục đổi mới hoàn thiện. Thanh hoá là một Tỉnh đất rộng người đông, có điều kiện địa lý tự nhiên phức tạp, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các DNTN trong tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nền kinh tế đó, để ổn định phát triển kinh tế xã hội được bền vững dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh hoá đã và đang quan tâm nhiều đến công tác thủy lợi nói chung và công tác thủy nông nói riêng, kết quả những năm gần đây tuy đã mang lại hiệu quả rõ rệt phục vụ tốt cho mặt trận nông nghiệp, công nghiệp đời sống dân sinh và môi trường sinh thái trên địa bàn song so với nhu cầu phát triển còn đòi hỏi cao hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các DNTN trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá cũng nằm trong tình trạng chung của các DNTN nói chung là vẫn gặp khó khăn vướng mắc từ khâu tổ chức quản lý đến cơ chế chính sách tài chính, vấn đề tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý thủy nông là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài : "Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá" làm đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực thủy nông ở tỉnh Thanh hoá. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Cho đến nay, trên lĩnh vực quản lý khai thác CTTL ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành với nhiều nội dung và cách tiếp cận khác nhau. Riêng ở Thanh Hóa, chưa có một công trình nào nghiên cứu mang tính hệ thống dưới dạng luận án khoa học về quản lý thủy nông. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tham khảo, kế thừa có chọn lọc những ý tưởng của các công trình đã được công bố, kết hợp với quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ đó đề xuất ý kiến riêng của mình trên lĩnh vực quản lý thủy nông nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục tiêu: Nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thủy nông, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất, hệ thống chính sách và cơ chế hoạt động nhằm khắc phục các tồn tại vướng mắc hiện nay để nâng cao hiệu quả quản lý thủy nông góp phần đắc lực vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Thanh hoá. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích vai trò, đặc điểm của các DNTN chỉ ra những nét đặc thù của loại hình doanh nghiệp này. + Phân tích đánh giá hiện trạng, rút ra được những kết quả đạt được, những tồn tại còn vướng mắc và các nguyên nhân của nó. + Đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các DNTN trên địa bàn Thanh hoá. - Số liệu nghiên cứu được lấy trong 3 năm gần đây: 1997, 1998, 1999. - Có tham khảo một số tài liệu khác trong nước và nước ngoài. 5. Phương pháp nghiên cứu: Từ phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn rút ra những vấn đề có tính lý luận và quan điểm chung, gắn lý luận với thực tiễn, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp thống kê so sánh với hệ thống báo biểu phục vụ cho mục đích kinh tế. 6. Những đóng góp của luận án: - Góp phần vào việc bổ xung hoàn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của các DNTN. - Làm tài liệu nghiên cứu và giúp cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực thủy nông một số cơ sở lý luận và nhận biến để nâng cao năng lực tổ chức quản lý và điều hành trong doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương 9 tiết. - Chương 1: Yêu cầu khách quan tiếp tục yêu cầu quản lý doanh nghiệp thủy nông ở nước ta hiện nay. - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn tỉnh Thanh hoá. - Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý các doanh nghiệp thủy nông Chương 1 Yêu cầu khách quan tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp thủy nông ở nước ta. 1.1. Doanh nghiệp thủy nông - một doanh nghiệp Nhà nước đặc thù. Doanh nghiệp thủy nông ở nước ta chủ yếu là DNNN, nó có vai trò và đặc điểm của DNNN nói chung và có tính đặc thù riêng, là một loại hình doanh nghiệp công ích, vừa phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là nông nghiệp, vừa phục vụ mục tiêu xã hội, dân sinh và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó để nghiên cứu đổi mới quản lý DNTN cần phải nghiên cứu vấn đề DNNN nói chung, từ đó làm cơ sở cho lý luận nghiên cứu vai trò, đặc điểm, yêu cầu và nội dung quản lý DNTN. 1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân nước ta. DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để phân biện DNNN với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế và trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm soát trong một chừng mực nào đó của Chính phủ bao gồm cả sự lãnh đạo, chỉ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DNNN. * Vai trò của DNNN trong nền kinh tế. Sự ra đời của khu vực DNNN ở các nước trên thế giới từ những lý do khác nhau, song đều bắt nguồn từ nhu cầu tự nhiên của nền kinh tế với những mục đích khác nhau như khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, bù đắp những thiếu hụt của khu vực kinh tế tư nhân... Nói cách khác khu vực DNNN có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các chức năng như: điều chỉnh thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội. Có thể khái quát khu vực DNNN có các vai trò sau: + Vai trò kinh tế: - ở các nước phát triển, DNNN được sử dụng như là một phương tiện để Chính phủ tác động và thực hiện những mục tiêu kinh tế mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn thực hiện, hoặc DNNN như là một cách để ngăn ngừa sự độc quyền của khu vực tư nhân đối với những lĩnh vực dễ ảnh hưởng chung đến lợi ích xã hội. Mặt khác, các DNNN ở những nước phát triển cũng được lập ra để kiểm soát những khu vực có tầm quan trọng chiến lược như các ngành công nghiệp quốc phòng, khai thác mỏ hoặc một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), ở các quốc gia phát triển, DNNN thường chiếm khoảng 10% GDP. - ở các nước đang phát triển, Chính phủ thành lập các DNNN để tạo lập kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, khác với các quốc gia phát triển, vì đi sau muốn tiến nhanh, đuổi kịp các nước tiên tiến, Chính phủ các nước đang phát triển thường dựa nhiều hơn vào các DNNN, xem chúng như là những công cụ chủ yếu để tăng trưởng nền kinh tế. - Đối với các nước quá độ lên CNXH. Để thực hiện chiến lược tăng tốc rút ngắn và tạo dựng cơ sở kinh tế của Nhà nước XHCN, Nhà nước đã lựa chọn giải pháp xây dựng và phát triển các DNNN và được coi như điều kiện tiên quyết của sự phát triển đất nước. Sự lựa chọn này không phải mang tính chủ quan, mà có đòi hỏi sự tất yếu của bản thân nền kinh tế.Điều đó được quy định bởi hai ưu thế tuyệt đối của các DNNN ở thời kỳ quá độ của sự phát triển: Thứ nhất là: ưu thế về quy mô tập trung sản xuất, nhờ đó có ưu thế về khả năng huy động vốn và khả năng tham gia vào thị trường thế giới. Thứ hai là: Với sức mạnh dựa vào quy mô tập trung sản xuất kinh doanh các DNNN có ưu thế trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại. Điều này đồng thời làm cho các doanh nghiệp trở thành đối t ác chính với các nhà đầu tư nước ngoài. Các ưu thế của DNNN có thể quy về những điểm chính: tập trung vốn, tập trung sản xuất, chuyển giao công nghệ và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định con đường phát triển với chiến lược tăng tốc và rút ngắn khoảng thời gian quá độ lên CNXH. Mặt khác, trong quan hệ với cơ chế điều tiết của Nhà nước, DNNN có một vai trò đặc biệt. Đối với những nền kinh tế đang trong bước chuyển sang nền kinh tế phát triển, hệ thống doanh nghiệp nói chung còn kém phát triển, đặc biệt là khu vực tư nhân còn bé nhỏ thì DNNN với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao... là một công cụ trực tiếp có tính quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Do đó các DNNN có vai trò đặc biệt trong việc làm thay đổi cơ cấu sản xuất xã hội và định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế. Khu vực DNNN ở các nước này trở thành công cụ trực tiếp để Chính phủ tham gia quyết định những vấn đề trong nền kinh tế thị trường. Đó là việc DNNN có thể tham gia khắc phục trạng thái độc quyền tự nhiên, những tác động hướng ngoại tiêu cực phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời DNNN là một công cụ quan trọng lấp vào những chỗ trống mà doanh nghiệp tư nhân không muốn làm bởi lợi nhuận thấp hoặc không có khả năng làm. Đó là những trường hợp cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đầu tư vào những lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, thời gian thu hồi vốn dài, và hiệu quả thấp nhưng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế. Có thể nói, DNNN có vai trò đặc biệt trong việc đầu tư vào những ngành quyết định cho sự phát triển dài hạn và hiệu quả chung của nền kinh tế. + Vai trò chính trị. Đối với các nước quá độ lên CNXH, DNNN có ý nghĩa chính trị đặc biệt. Nó là bộ phận định hướng về mặt kinh tế và là công cụ thực hiện chính sách theo định hướng XHCN. Thực vậy ở nước ta hệ thống DNNN cung cấp cho Nhà nước một cơ sở kinh tế để Nhà nước trở thành một lực lượng chi phối trực tiếp đối với bộ phận kinh tế tư nhân. Thêm vào đó, ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển, DNNN là bộ phận tạo thành nền tảng của nền kinh tế. Nó cung cấp nguồn lực chính, chủ yếu cho hoạt động của Nhà nước, như đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời là công cụ trực tiếp hữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế theo định hướng XHCN và thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội do Đảng Cộng sản và Chính phủ đề ra. Đối với an ninh quốc gia, các DNNN ngoài việc tham gia trong việc tăng cường bố phòng ở các vùng chiến lược, trong việc gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, DNNN đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt trong việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động quốc phòng, mà trong điều kiện một nước chậm phát triển, tư nhân không thể làm được hoặc không được phép làm, hoặc không muốn làm vì không có mức lợi nhuận hấp dẫn. + Vai trò xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, đã là doanh nghiệp dù của Chính phủ hay của tư nhân, đều chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo ra được lợi nhuận. Nhưng hoạt động của kinh tế thị trường có những khuyết tật gây hiệu ứng xã hội. Đó là, trong giai đoạn khủng hoảng, lợi nhuận giảm đáng kể, nhiều doanh nghiệp rút khỏi kinh doanh, tạo ra thất nghiệp lớn. Để điều tiết nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, những chính sách kinh tế vĩ mô chiếm vị trí quyết định. Tuy nhiên, ở đây DNNN với tính cách là một công cụ trực tiếp cũng có vai trò xã hội nhất định. Một mặt nó góp phần đẩy kinh tế qua thời kỳ khủng hoảng nhưng mặt khác, mặt quan trọng là mặt xã hội, nó tạo ra công ăn việc làm giúp cho xã hội giữ được trạng thái ổn định. - Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giầu nghèo là không tránh khỏi. Một trong những nguồn gốc của quá trình này là tập trung hoá, hiện đại hoá và kết quả là giải phóng lao động, gây nên nạn thất nghiệp. Nhưng tập trung hoá, mở rộng quy mô, thúc đẩy công nghệ kỹ thuật tiến bộ là tất yếu của quá trình theo đuổi tăng lợi nhuận, vì thế không thể cản trở được quá trình này. Để tạo ra nhiều việc làm thì phải tạo ra những doanh nghiệp sử dụng những lao động. Đây là chỗ Nhà nước cần can thiệp, bằng DNNN sử dụng nhiều lao động, Nhà nước có thể giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, do đó giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. - Trong một quốc gia, có những vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ phát triển thấp, dân cư ở những vùng này phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự phát triển mất cân đối. Để cải thiện những vùng này, vấn đề là phải có chính sách đầu tư và những cơ sở việc làm ở đây. Cũng nhờ có những DNNN mới đủ điều kiện để thực hiện những chương trình dự án cải thiện những vùng kém phát triển của đất nước. - Xã hội phát triển, hàng hoá và dịch vụ công cộng cũng tăng. Nhưng hàng hoá và dịch vụ công cộng này sẽ tăng phúc lợi lên đáng kể. ở đây, phúc lợi công cộng cũng tức là tăng mức độ công bằng. Đối với những nước chậm phát triển doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ, phân tán, thì DNNN có vai trò quyết định đối với việc sản xuất hàng công cộng. Tuy nhiên các DNNN sẽ thực hiện sự phát huy mạnh hơn vai trò của chúng khi hiệu quả SXKD ngày càng được nâng cao, nhất là trong môi trường kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động và yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Thứ nhất: DNNN phải hướng tới rất nhiều mục tiêu thiếu rõ ràng, đôi khi mâu thuẫn nhau, chẳng hạn mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội. Chủ sở hữu muốn các DNNN phải đạt được hiệu quả kinh doanh cao, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, song phải chịu áp lực lớn về lực lượng lao động quá đông. Thứ hai: Những người quản lý DNNN bị hạn chế tính chủ động, tính linh hoạt trong đối phó với những điều kiện thayđổi của thị trường so với những đồng nghiệp của họ trong các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Thứ ba: thiếu động lực kích thích, cả với người quản lý lẫn với người lao động. Cụ thể là thu nhập, thưởng đối với nhà quản lý và người lao động được khống chế ở mức thấp so với các doanh nghiệp cùng loại thuộc thành phần kinh tế khác. Thứ tư: hoạt động theo kế hoạch Nhà nước, DNNN buộc phải thoả mãn những yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do Chính phủ yêu cầu. Các DNNN cũng có thể bị yêu cầu chỉ được vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó, hoặc từ những nguồn cung cấp trong nước nào đó. Các DNNN cũng có thể phải đầu tư phù hợp với kế hoạch quốc gia, phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội. Mặt khác có thể nói DNNN được sử dụng như một công cụ điều tiết của Chính phủ, vừa làm chức năng chính trị và xã hội, vừa đảm bảo cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, xã hội phát triển công bằng và ổn định. Thứ năm: hầu hết các DNNN hoạt động trên một "sân chơi" thiếu bình đẳng, sòng phẳng. Điều đó được thể hiện trên các mặt: được Nhà nước bảo hộ nhiều hơn, các kênh vốn, tín dụng thuận lợi hơn và "mềm" hơn, hầu như DNNN rất ít bị phá sản thực sự. Thứ sáu: các DNNN thuộc các lĩnh vực thiết yếu, quan trọng nhất của nền kinh tế. Đó là lĩnh vực sau: - Những ngành thuộc kết cấu hạ tầng, cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng như giao thông vận tải, đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông... là những ngành rất cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế. - Những ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi vốn lớn, tỷ lệ sinh lời thấp như: luyện thép, năng lượng, chế tạo, hoá chất, đóng tàu, khai thác tài nguyên thiên nhiên... là những ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mọi quốc gia. - Những ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi vốn lớn, trình độ công nghệ cao như: năng lượng, nguyên tử, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử... là những ngành có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quốc gia. Thứ bảy: ở một số quốc gia nhất là các nước XHCN, DNNN cung cấp các hàng hoá dịch vụ thiết yếu nhất cho đời sống xã hội dân sinh, như y tế, giáo dục, các dịch vụ công cộng khác. Thứ tám: DNNN thường kinh doanh kém hiệu quả. Đặc điểm chung của khu vực DNNN trên thế giới thường là kinh doanh kém hiệu quả hơn doanh nghiệp của khu vực tư nhân. Nhất là từ cuối những năm 70, đầu những năm 80, hoạt động kém hiệu quả của các DNNN nổi lên là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia. * Yêu cầu khách quan nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN ở nước ta. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VIII đề ra mục tiêu phát triển là "giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau" [14]. Để thực hiện mục tiêu trên, trong điều kiện một nền kinh tế thị trường còn kém phát triển như ở nước ta, khi mà khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ bé và yếu kém, khu vực DNNN hiện nay đang chiếm tỷ lệ rất lớn về vốn cố định, về giá trị sản lượng và số lượng các doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều đó thể hiện trên các mặt sau đây: Một là: DNNN có hiệu quả cao là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển mở rộng SXKD của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng với hiệu quả thấp thì hậu quả trước hết là sự đe doạ đối với chính doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp không có khả năng tích luỹ, khả năng tái sản xuất mở rộng, khả năng nâng cao trình độ công nghệ, nói cách khác, không nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Các DNNN thuộc lĩnh vực và ngành trên đây nâng cao được hiệu quả sẽ trực tiếp góp phần tăng hiệu quả nền kinh tế, nhờ đó tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân. Ba là: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DNNN để làm đòi bẩy, giá đỡ cho nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN là công cụ của Nhà nước huy động tập trung vốn vào những lĩnh vực mang tính chiến lược của nền kinh tế, thực hiện việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ hiện đại, tiếp nhận trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo cơ sở cho các ngành kinh tế khác phát triển. Bốn là: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện để các DNNN mở rộng liên doanh, liên kết với nước ngoài. Đặc biệt trong điều kiện nước ta, đầu tư của nước ngoài là một tác nhân quan trọng cho phát triển kinh tế. Do đó đòi hỏi các DNNN phải hoạt động có hiệu quả để trở thành đối tác chính thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới. Năm là: Hệ thống DNNN hoạt động có hiệu quả và có sức mạnh giúp Nhà nước chủ động trực tiếp tác động vào các quá trình kinh tế xã hội, nhanh chóng tạo ra sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sáu là: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN tạo điều kiện tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để giải quyết các vấn đề chính sách xã hội. Bẩy là: Nhờ có khu vực DNNN đủ mạnh và có hiệu quả, Nhà nước có thể tăng cường được khả năng phản ứng nhanh trước các biến đổi và biến động của nền kinh tế quốc gia cũng như tác động không thuận chiều của nền kinh tế thế giới. 1.2. Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp thủy nông 1.2.1. Vai trò của doanh nghiệp thủy nông: DNTN thuộc hệ thống DNNN hoạt động công ích cung ứng dịch vụ hàng hoá công cộng, khai thác cơ sở kinh tế kỹ thuật hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội dân sinh, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, được Nhà nước hỗ trợ về mặt tài chính, có nhiệm vụ điều hoà, phân phối nước bảo đảm yêu cầu sản xuất, giữ gìn nguồn nước trong lành, bảo vệ môi trường sinh thái. Vai trò của DNTN được thể hiện ở một số nội dung sau đây: 1.2.1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp: Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm đại đa số lao động xã hội (80% dân số sống ở nông thôn). Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung ứng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung ứng nông sản hàng hoá xuất khẩu tạo tích luỹ vốn để công nghiệp hoá và phát triển nhiều ngành kinh tế khác. Nông nghiệp là thị trường hết sức quan trọng đối với cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, có rất nhiều tiềm năng trên cả phương diện cung và cầu. Nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: "Phát triển nông, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội "[25,15] Tiềm năng nông nghiệp nước ta là rất lớn. Để khai thác hết tiềm năng đó cần phải giải quyết nhiều vấn đề như: ruộng đất, thủy lợi, cung ứng vật tư... trong đó thủy lợi chiếm vị trí hết sức quan trọng vì: - Nền nông nghiệp nước ta là nông nghiệp lúa nước, cây lúa là chủ yếu trong trồng trọt, cây lúa rất cần nước nhưng lại không chịu được ngập úng, chua mặn: như úng từ 3 -5 ngày sẽ làm giảm sản lượng hoặc mất trắng, hạn 5-7 ngày sẽ làm giảm sản lượng. Yếu tố nước là yếu tố sống còn thiết yếu đối với cây trồng. Tổng kết lao động trong sản xuất nông nghiệp ông cha ta đã đúc kết: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Nước là biện pháp kỹ thuật hàng đầu, có sử dụng nước một cách khoa học thì mới phát huy được các biện pháp khác. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã tính toán xác định phần đóng góp của các yếu tố: nước, phân, giống và các yếu tố khác làm tăng sản lượng từ 1965 - 1980 ở các nước Đông á như sau: Bảng số 1 : Tác động của các yếu tố sản xuất đối với nông nghiệp một số nước Châu á [22] Tên nước Sản lượng Phần đóng góp của các yếu tố (%) 1.000 tấn % Nước Phân Giống Khác Trung Quốc ấn Độ In đô nê sia Thái Lan Băng la đét Phi líp pin Miến Điện Sri lan ca 50.500 30.152 13.613 6.400 5.554 3.274 1.820 1.034 2,8 3,4 4,7 2,9 2,3 4,4 3,3 5,6 32,0 31,8 20,4 13,5 19,6 24,5 37,0 25,3 22,8 30,6 19,7 10,6 23,1 30,8 19,1 20,8 25,2 22,7 23,2 12,8 7,6 25,9 34,9 23,3 19,0 14,2 36,7 63,0 49,7 18,8 9,0 30,6 Bình quân 25,5 22,2 22,1 30,1 Kết quả nghiên cứu cho thấy nước là yếu tố hàng đầu (25,5%) làm tăng sản lượng lúa. Chủ động được nước sẽ mở rộng diện tích canh tác. Trước đây một số vùng ở đồng bằng Sông Hồng và nhiều nơi ở đồng bằng Sông Cửu Long do chưa tiêu thoát nước nên hàng năm để ngập trắng, nhiều vùng do thiếu nước nên chưa canh tác được như vùng Tây Nguyên, đồi núi phía bắc. Sau khi làm công tác thủy lợi giải quyết được nước thì diện tích canh tác trong cả nước tăng dần theo các mốc thời gian 1975, 1980, 1986, 1990 tổng diện tích tăng dần: 4.105.000 ha, 4.850.000 ha, 5.220.000 ha, 5.560.000 ha. [19] Chủ động được nước sẽ làm tăng vụ kèm theo là làm tăng diện tích cây trồng trong năm, nhiều vùng trước đây chỉ gieo cấy được 1 vụ/năm thì nay đã gieo cấy được 2-3 vụ/năm, đưa hệ số sử dụng đất từ 1,3 lần năm 1955 lên 2 lần năm 1992. Chủ động nước sẽ tạo điều kiện thay đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân và hè thu, các vùng ven biển đã dùng nước để thau chua, rửa mặn, hầu hết các vùng đồng bằng trung du diện tích lấy nước phù sa được tăng lên. Đây là một biện pháp hiệu quả đối với cải tạo đất. Đề cập đến vai trò đầu tiên của nước, nhân tố quyết định đầu tiên của quá trình canh tác, Chủ tịch Hồ Chí MInh đã nêu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đất và nước: " Việt Nam có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước, có đất và có nước thì mới hình thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh. Nước cũng có thể làm lợi, nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất và nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng CNXH" [11, 723]. - Trong điều kiện thiên nhiên Việt nam khá khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân từ bao đời nay. Để phát triển nông nghiệp, nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta là phải thường xuyên làm thủy lợi, coi đó là quy luật gắn liền với sự tồn tại và phát triển. Từ xa xưa chăm lo xây dựng công trình, quản lý điều hành công tác thủy lợi được coi như một chức năng của Nhà nước. Công tác thủy lợi ở nước ta tiến hành với 2 nội dung cơ bản: một là công tác đắp đê, làm đập trị thủy phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai; hai là đào sông, khơi ngòi và các hệ thống kênh mương để tưới tiêu nước phục vụ nhu cầu sinh trưởng của cây trồng. Thủy lợi có vai trò hết sức to lớn đối với sản xuất nông nghiệp và gắn liền với sản xuất nông nghiệp, chúng ta đã bắt tay vào thực hiện cuộc cách mạng về cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống tạo ra một bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp. Cuộc cách mạng xanh ở Miền Bắc trước đây được mở ra bằng vụ lúa xuân, vụ đông thành vụ sản xuất chính, phong trào thâm canh tăng năng suất với nhiều điển hình trước hết là do yếu tố thủy lợi được coi trọng và giải quyết tốt. Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 công tác thủy lợi nói chung, thủy nông nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng và được xác định: " thủylợi là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp". Ngay sau khi Miền Bắc được giải phóng, chúng ta đã tiếp quản các CTTL do chính quyền cũ quản lý và tiến hành đầu tư để khôi phục tất cả các công trình đó, trước yêu cầu nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, đặc biệt là đốivới sản xuất nông nghiệp, Nhà nước đã đầu tư và xây dựng nhiều công trình mới như: hệ thống đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải, Trịnh Xá, Đan Hoài (Hà Tây), Nam-Bắc Sông Mã (Thanh hoá), Đô Lương ( Nghệ An)... với chủ trương hoàn chỉnh thủy nông. Từ năm 1975 các hệ thống thủy nông được phát triển đều khắp ỏ cả miền núi và đồng bằng gồm nhiều công trình vừa và nhỏ. Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình thủy nông, Nhà nước đã chú ý đến việc đầu tư theo chiều sâu nhằm khai thác các công trình đã có để phục vụ và phát triển theo hướng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên CNXH, hoạt động thủy nông được mở rộng ra cả nước, hàng loạt công trình lớn và vừa được Nhà nước đầu tư xây dựng, trong đó có các công trình lớn như: hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Trà Lĩnh (Thái Bình), Núi Cốc (Bắc Thái), Phú Ninh (Quảng Nam - Đà Nẵng), Dầu Tiếng (Tây Ninh)... Tính đến nay cả nước có 75 hệ thống CTTL vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thủy lợi nhỏ, gần 600 hồ chứa vừa và lớn có dung tích 1 triệu m3 trở lên, trên 10.000 hồ đập nhỏ, khoảng 2000 trạm bơm điện lớn và nhỏ với tổng giá trị khoảng 60.000 tỷ đồng (tính theo giá 1998). Cơ sở vật chất kỹ thuật này đã tạo năng lực tưới cho 3 triệu ha canh tác, ngăn mặn 70 vạn ha, nhờ vậy đã khắc phục tình trạng úng, hạn, mở rộng diện tích gieo trồng, cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ tăng năng, suất góp phần đưa tổng sản lượng lương thực lên 31,8 triệu tấn năm 1999 1.2.1.2. Đối với công nghiệp giao thông, du lịch - Đối với sản xuất công nghiệp: Tất cả các cơ sở sản xuất nói chung đều cần phải có một khối lượng nước nhất định để phục vụ sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp yêu cầu nước không lớn như trong nông nghiệp nhưng đòi hỏi chất lượng và mức độ bảo đảm cao hơn, khi sự nghiệp công nghiệp hoá càng được đẩy mạnh thì càng phải phát triển thủy lợi tương ứng để khai thác tài nguyên nước phục vụ cho các ngành kinh tế bảo đảm đời sống nhân dân ở các khu công nghiệp và thành thị. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, ngoài việc cung cấp nước cho nông nghiệp, các DNTN còn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp với khối lượng rất lớn như: Nhà máy đường Lam Sơn, Giấy Mục Sơn, đường Nông Cống, điện Bàn Thạch, Nhà máy nước Thanh hoá, Bia Thanh hoá và tới đây sẽ cung cấp nước cho nhà máy xi măng Nghi Sơn và khu công nghiệp Nam Thanh hoá. - Đối với giao thông vận tải, du lịch: ở nước ta giao thông vận tải thủy sớm được khai thác từ xa xưa cho đến nay vẫn là một trong những phương tiện giao thông vận tải có hiệu quả kinh tế nhất. Cả nước có nhiều sông ngòi, kênh rạch thuận lợi cho giao thông phát triển, các CTTL (hồ, kênh, mương) ngoài nhiệm vụ chứa nước, dẫn nước tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp đã cùngvới sông ngòi tự nhiên tạo nên mạng lưới giao thông thủy phong phú và thuận lợi hơn. Trên kênh của hệ thống Bái Thượng mỗi ngày có hàng trăm bè, nứa, luồng được chuyển về xuôi. Âu thuyền Bến Ngự mỗi ngày cũng có hơn 100 thuyền bè ra vào vận chuyển vật liệu xây dựng từ Sông Mã vào Thành phố Thanh hoá. Ngoài ra các CTTL còn tạo nên các khu du lịch như: công trình Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Sông Mực (Thanh hoá), hồ Suối Hai (Hà Tây)... các công trình này gắn với cảnh quan thiên nhiên tạo thêm thẩm mỹ và đã trở thành các khu du lịch, tham quan, nghỉ mát, góp phần phát triển kinh tế du lịch cho một số địa phương. 1.2.1.3. Đối với đời sống dân sinh, cải tạo môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai. Nước là nguồn tài nguyên quý và quan trọng vô cùng cần thiết cho sức khoẻ và đời sống con người. Tình hình thiếu nước và cung cấpnước sạch cho nhu cầu sống của con người hiện nay thật đáng lo ngại, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt Châu Phi và Châu á có khoảng 1/3 dân số đang thiếu nước nghiêm trọng. Cũng chính vì vai trò quan trọng của nước sạch, sau Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển tại Rio de Jane rio (Bra xin 1992) với sự tham gia của 172 nước trên thế giới, trong đó có 108 vị đứng đầu Nhà nước, tháng 11 năm 1992 Đại hôị đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 23/3 hàng năm là ngày nước thế giới để thẩm định vai trò của nước đối với đời sống con người, xác định trách nhiệm của nhân loại đối với việc bảo vệ, quản lý và phát triển tài nguyên nước, chống cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước. [3] So với các quốc gia trên thế giới có thể nói nước ta có tài nguyên nước rất phong phú vì chúng ta có nhiều sông, suối với lượng mưa rất dồi dào, trung bình từ 1.200 - 2.000 mm/ năm. Nhưng Việt Nam cũng chịu sự tàn phá nặng nề của thiên nhiên, năm nào cũng có bão lụt, như chúng ta đã biết trong những tháng đầu năm 1999 thời tiết biến đổi, hạn hán kéo dài trên diện rộng không những gây khó khăn cho sản xuất mà còn làm cho khoảng 4 triệu người "đói nước và khát nước" trong đó có khoảng 1 triệu người thiếu nước nghiêm trọng tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam... đặc biệt là tỉnh Bến Tre và các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng quan tâm đến việc giải quyết nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân. CTTL có một ý nghĩa hết sức quan trọng để cải thiện điều kiện khí hậu trong vùng lân cận, mực nước ngầm được dâng cao, tạo thuận lợi cho việc trồng cây gây rừng, duy trì dòng chảy trong mùa khô, hạn chế nước mặn xâm nhập quá sâu vào đất liền, duy trì các điều kiện bình thường, từng bước hình thành sự cân bằng mới về môi sinh. Từ chỗ tích nước, trữ nước của các CTTL đã hạn chế được lũ lớn của các dòng sông, mặt khác cũng thông qua công trình thủy lợi để cắt lũ và xả lũ khi có lũ lớn xảy ra, hạn chế thấp nhất mức thiệt hại. Thông qua việc cung cấp nước cho nông nghiệp đồng thời cũng tạo lượng nước ngầm ổn định thường xuyên cho các vùng dân cư ở nông thôn. Có thể nói nước trong đời sống con người hầu hết đều có liên quan đến CTTL. Từ nay đến năm 2010 công tác phát triển thủy lợi và thủy nông còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng thúc đẩy quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh, nhu cầu nước cho dân sinh và công nghiệp ở các vùng tập trung sẽ tăng nhanh chóng đòi hỏi các CTTL phải phát triển theo để cung ứng và xử lý nguồn nước. Kinh tế càng phát triển thì vấn đề bảo vệ thành quả kinh tế - xã hội càng cần thiết, trong điều kiện thiên tai có chiều hướng phức tạp, hệ thống đê điều, các công trình điều tiết lũ bảo vệ vùng dân cư, vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phải được bổ sung để đảm bảo an toàn hạn chế thiệt hại, giữ được nhịp độ phát triển bền vững. Trước những biến đổi về khí hậu có tính toàn cầu và những thay đổi về môi trường sinh thái ở nước ta do tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề, thiên tai diễn ra trên diện rộng cộng với sự gia tăng của chất thải do phát triển công nghiệp vùng đô thị làm ô nhiễm môi trường nước đòi hỏi nhiệm vụ phát triển thủy lợi phải dựa trên một chiến lược quản lý và khai thác tài nguyên nước toàn diện, phục vụ đa mục tiêu. 1.2.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp thủy nông Mỗi doanh nghiệp có vị trí, vai trò khác nhau trong nền kinh tế xã hội và có những đặc điểm riêng có của nó, tính chất đặc điểm đó chi phối đến mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quy mô, hình thức tổ chức bộ máy đến nội dung hoạt động. Hệ thống DNNN hiện nay được phân làm 2 loại hình: DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích, mỗi loại hình được hoạt động dựa trên cơ chế tài chính khác nhau. DNTN được xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích có những đặc điểm sau đây: 1.2.2.1- Hoạt động thủy nông mang tính hệ thống cao Hoạt động thủy nông là quản lý khai thác công trình thủy lợi diễn ra trong phạm vi rộng do công trình mang tính hệ thống, nó bao gồm nhiều loại công trình có liên hệ mật thiết với nhau và yêu cầu đồng bộ. Một hệ thống công trình phải bao gồm: công trình đầu mối (hồ, đập, trạm bơm điện), kênh dẫn cấp I, cấp II, cấp III và kênh nội đồng, trên các tuyến kênh có các cống lấy nước cửa đóng mở... tuỳ khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối mà quy định phạm vi phục vụ, có thể phục vụ cho 1 xã, 1 huyện hoặc liên huyện, liên tỉnh. Một yêu cầu có tính chất bắt buộc là không đươc chia cắt hệ thống, một công trình không thể do nhiều nơi quản lý khai thác vì nếu chia cắt như vậy sẽ không thể điều hành được nên một doanh nghiệp độc lập quản lý ít nhất là một hệ thống công trình. Tính hệ thống này chi phối đến việc tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp trong một địa phương, một vùng lãnh thổ, có thể thành lập công ty thủy nông huyện, liên huyện hoặc công ty thủy nông tỉnh, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể về trình độ quản lý của cán bộ, đặc điểm công trình, tính hoàn chỉnh của công trình để chọn mô hình tổ chức cho phù hợp song luôn luôn phải đảm bảo tính hệ thống. Trong mỗi hệ thống vừa có đơn vị (bộ phận) đảm nhận sản xuất theo dạng khai thác nguồn nước, đó là công trình đầu mối, vừa có đơn vị chuyển tải sản phẩm đến nơi tiêu thụ theo hệ thống kênh, vừa có đơn vị đảm nhận tiêu thụ sản phẩm. Đây chính là các khâu trong tổ chức điều hành quản lý khai thác của một DNTN. Muốn đạt hiệu quả cao nhất phải chỉ đạo thực hiện tốt ở các khâu, muốn thu tốt thủy lợi phí phải tưới tiêu tốt hoặc tưới tiêu tốt để thu tốt. Do tính hệ thống cao nên trong khi xây dựng công trình mới phải được hoàn thiện đồng bộ mới phát huy tối đa năng lực thiết kế của công trình, trong quản lý khai thác phải có kế hoạch tu sửa thường xuyên và sửa chữa lớn kịp thời để duy trì năng lực đồng bộ. Trong thực tế hiện nay một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công trình thấp là do khi xây dựng chưa hoàn chỉnh đồng bộ và trong quá trình khai thác chưa được tu bổ khôi phục kịp thời. 1.2.2.2- Hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên không hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất và đời sống của con người. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, vận dụng các quy luật tự nhiên để phục vụ cho đời sống con người. Hoạt động khai thác CTTL là một trong những hoạt động vận dụng các quy luật tự nhiên, cải tạo tự nhiên, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra, do đó chịu sự chi phối ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Trước hết ta thấy từ khi bắt đầu xây dựng CTTL đã phải căn cứ vào điều kiện: khí hậu, địa hình, thủy văn ở từng vùng, từng địa phương để có các giải pháp công trình thích hợp, vùng miền núi lợi dụng độ cao để xây dựng hồ chứa nước đập dâng, ở miền xuôi xây dựng các trạm bơm điện. Các CTTL đa số nằm ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mưa nắng, luôn bị phá huỷ, xói mòn, hệ thống kênh mương đa số bằng đất. Do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng cải tạo công trình là rất cần thiết, việc tiến hành kiên cố hoá kênh mương (bằng bê tông hoặc gạch xây) và lần lượt hiện đại hoá các máy móc thiết bị là nhằm nâng cao năng lực và kéo dài tuổi thọ của công trình. Mặt khác điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, chi phối đến chi phí và thu nhập hàng năm của doanh nghiệp. Tuy hiện nay các DNTN đang hoạt động dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật nhưng do diễn biến thời tiết khá phức tạp, nhất là những năm gần đây nắng hạn kéo dài mưa, lũ lớn vượt mức lịch sử, năm 1999 những trận mưa lớn chưa từng có trên tất cả các vùng từ ngày 1 đến 6/11/1999 lượng mưa ở Huế là 2.280mm trong đó 1 ngày lên đến 1.384 ma tuý, là lượng mưa chưa từng thấy trong chuỗi số liệu có hơn 100 năm nay ở nước ta. Đợt mưa đầu tháng 12 năm 1999 ở Quảng Ngãi phổ biến từ 1.500-2.000 mm đặc biệt trong 3 ngày hồ Phú Ninh lên 2.000mm trong khi lượng mưa thiết kế là 1.100mm. Vào những năm thời tiết như vậy thì chi phí bỏ ra của các doanh nghiệp rất lớn, tài sản máy móc thiết bị công trình bị huỷ liệt. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong lúc lập kế hoạch sản xuất tài chính hàng năm cần phải được đề cập đến và phải có chủ trương chính sách dự phòng. 1.2.2.3- Hoạt động thủy nông mang tính xã hội hoá cao. Do đặc điểm của điều kiện tự nhiện, địa hình nguồn nước mà từ việc quy hoạch thiết kế đến xây dựng CTTL phải đảm bảo tính hệ thống, tính hệ thống đó nhiều khi vượt khỏi ranh giới một vùng, một địa phương, một đơn vị hành chính, đòi hỏi sự đóng góp xây dựng của một tập thể khá lớn, trên thực tế hầu hết các CTTL đã đưa vào sử dụng ở nước ta đều có sự đóng góp của nhân dân được thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tính xã hội hoá còn thể hiện trong việc sử dụng các hệ thống công trình, tuỳ theo điều kiện kinh tế từng vùng mà mỗi hệ thống có thể đảm nhận từng phần hay toàn bộ nhiệm vụ: phục vụ sản xuất nông nghiệp thủy điện, thủy sản, giao thông thủy, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, cấp nước cho dân cư, chống lũ lụt và bảo vệ nguồn nước khỏi nhiễm khuẩn. Vì vậy mỗi hệ thống đảm nhận một lúc nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ phục vụ cho một ngành kinh tế nhất định, do đó hoạt động thủy nông thường phục vụ cho nhiều mục tiêu, nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra không chỉ đảm bảo tưới tiêu cho diện tích canh tác mà còn phục vụ cho cả diện tích phi canh tác mà diện tích phi canh tác thường mang tính chất xã hội. Tính xã hội còn thể hiện trong công tác bảo vệ công trình, vì CTTL đa số nằm ngoài trời rải rác trong phạm vi rộng trong khi đó lực lượng công nhân của doanh nghiệp chỉ ở mức độ nhất định nên phải có sự tham gia của toàn dân, ở đâu nhân dân có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện tốt pháp lệnh bảo vệ công trình thì ở đó CTTL được an toàn, chi phí trông coi bảo vệ của các doanh nghiệp thấp và ngược lại. Từ đó một trong những nội dung hoạt động của các doanh nghiệp là phải tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân, phối kết hợp với chính quyền địa phương, phổ biến sâu rộng và chấp hành tốt pháp lệnh bảo vệ CTTL, trong quản lý tiến hành xã hội hoá một số khâu, một số công việc để nhân dân địa phương đảm nhận, một mặt gắn trách nhiệm của địa phương mặt khác tiết kiệm được chi phí. 1.2.2.4- Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thủy nông là dịch vụ đặc biệt gắn liền với kết quả sản xuất nông nghiệp. Đối tượng phục vụ chủ yếu của các DNTN là nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt, việc cung ứng đủ nước cho cây trồng phát triển theo thời vụ từng thời kỳ sinh trưởng (bao gồm cả tưới và tiêu). Sản phẩm "dịch vụ nước" cũng là hàng hoá vì nó có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Về giá trị bao gồm 3 bộ phận: một là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí (c), hai là giá trị quỹ lương để trả cho công nhân trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp (v), ba là giá trị thặng dư (m). Về giá trị sử dụng nó cũng thoả mãn nhu cầu cho người dùng nước vào sản xuất và sinh hoạt. "Dịch vụ nước" là hàng hoá nhưng nó là hàng hoá đặc biệt: Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy không tiêu thụ là bỏ phí vì loại dịch vụ này không lưu kho tích trữ như các hàng hoá khác được. "Dịch vụ nước" của các DNTN là duy nhất không thể nhập ngoại và không có hàng thay thế, là hàng hoá nhưng đơn vị đo đếm đến nay chưa được xác định thống nhất và chuẩn xác, hiệnnay đang dùng đơn vị là ha đất gieo trồng diện tích tưới tiêu, tưới cho 1 ha thì có thể tính được nhưng tiêu thì rất khó xác định vì lượng mưa hàng năm rất khác nhau, đây là một khó khăn lớn trong việc xác định chi phí để xác định giá bán của doanh nghiệp. Tuy có hạch toán kinh tế nhưng ở đây chưa hạch toán đầy đủ, trong phần chi phí giá trị tư liệu sản xuất chưa tính đủ. Từ năm 1984 theo Nghị định 112/ HĐBT và đến nay khi trích khấu hao cơ bản tài sản cố định các doanh nghiệp chỉ tính phần máy móc thiết bị, không trích phần tài sản thuộc công trình đất xây đúc và các loại máy bơm có công suất 8.000 m3/h trở lên. Giá bán sản phẩm dịch vụ nước do Nhà nước quy định, quan hệ giữa người mua và người bán bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như tính độc quyền của sản phẩm, tính xã hội của sản phẩm, quan hệ cung cầu và giá cả ở đây không phản ánh đúng bản chất vận động của nó, người nông dân không có quyền lựa chọn sản phẩm, người bán cũng không có quyền lựa chọn người mua, quan hệ mua bán thiếu sòng phẳng, người mua không nộp thủy lợi phí người bán vẫn phải phục vụ. Sản phẩm thu được của các DNTN gắn liền và chịu ảnh hưởng lớn của sản xuất nông nghiệp. Thủy lợi phí là nguồn thu chủ yếu được tính bằng % so với sản lượng thu hoạch của nông dân, những năm thời tiết bình thường nông dân được mùa thì doanh thu tương đối ổn định, nhưng những năm hạn hán năng suất cây trồng giảm hoặc mất mùa Nhà nước miễn giảm cho nông dân làm giảm doanh thu của doanh nghiệp vì vậy tính toán hiệu quả rất khó khăn không phản ánh đúng thực trạng nội tại của nó, các doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại do thiên tai gây ra do đó hoạt động thường mang tính rủi ro, trong điều kiện đó chi phí bỏ ra thường không có khả năng thu hồi. 1.2.2.5- Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân, nông nghiệp Vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn là đối tượng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đánh giá ở vị trí vô cùng quan trọng trong moị thời kỳ cách mạng, đến nay đã có bước phát triển lớn song nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn yếu kém, công nghệ lạc hậu, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, giá trị sản lượng hàng hoá không cao, đời sống cho nông dân ở một số nơi còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, giữa nông thôn và thành thị còn có khoảng cách xa. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xác định: "Đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu".[13] Nông dân là người có đời sống thu nhập thấp, trình độ thâm canh, tập quán canh tác mang tính chất sản xuất nhỏ, tư tưởng bảo thủ, chưa có điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tính nhạy bén với cơ chế thị trường còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng bao cấp ỷ lại Nhà nước nên ý thức sử dụng nước chưa tiết kiệm, trách nhiệm thanh toán chưa cao. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vào lúc thời vụ chính mọi khách hàng đều có nhu cầu được phục vụ, do đó doanh nghiệp phải huy động hết công suất máy móc và nhân lực nhưng qua thời điểm đó nhân lực lại rất ít, người lao động phải chờ việc làm vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động ngoài nhiệm vụ chính để thu hút lao động nhàn rỗi trong doanh nghiệp, có thể thành lập các đội tu sửa công trình hoặc tổ chức thiết kế để làm nhiệm vụ kinh doanh (ngoài hoạt động công ích), các tổ chức này được hạch toán riêng theo cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh tự trang trải kinh phí đảm bảo có lãi, thông qua hình thức này để rút bớt lao động trong tổng biên chế từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động. 1.2.2.6- Về hoạt động tài chính của doanh nghiệp thủy nông Đặc điểm nổi bật trong hoạt động tài chính của DNTN là mất cân đối thu - chi, chi thường lớn hơn thu, số thu ít (chủ yếu là thủy lợi phí) gần như được ổn định, thời gian thu chậm, thu theo vụ mỗi năm 2 kỳ vào cuối vụ thu hoạch của sản xuất nông nghiệp. Những khoản chi lại nhiều, lượng của mỗi khoản chi lớn lại mang tính chất tức khắc như: chi trả tiền điện, mua sắm thiết bị phụ tùng, chi lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản chi này chiếm tỷ trọng 60-65% tổng số phải chi. Nguyên nhân của chi lớn hơn thu là do ngoài chi phí cho việc cung ứng dịch vụ nước cho các ngành có địa chỉ, các doanh nghiệp còn phải chi phí đảm nhận chức năng xã hội không có địa chỉ, đó là chi cho công việc tiêu úng ở các vùng dân cư, vùng phi canh tác. Mặt khác còn một số điểm bất hợp lý là: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như máy móc, phụ tùng nguyên liệu, năng lượng, lương công nhân... đều do cơ chế thị trường chi phối và theo chiều hướng tăng nhiều lần, trong khi đó giá đầu ra (mức thu thủy lợi phí) vẫn thực hiện theo quy định đến nay đã lạc hậu vừa thấp vừa gặp phải thất thu, nợ tồn đọng thủy lợi phí quá lớn do đó tình hình chung hiện nay mất cân đối thu chi ở các DNTN xảy ra là phổ biến. 1.3. Yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 1.3.1. Nhận thức về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. Hiệu quả của hoạt động DNTN với tư cách là một doanh nghiệp công ích, bao gồm cả hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. * Hiệu quả sản xuất: hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một doanh nghiệp thoả mãn được tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội về hàng hoá, dịch vụ trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được lợi nhuận nhiều nhất, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Đây là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, vốn, tài sản và trình độ quản lý của doanh nghiệp... chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức: Hiệu quả sản xuất = Error! Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu kết quả đầu ra. Với một khối lượng chi phí đầu vào nhất định, chỉ tiêu hiệu quả tỷ lệ thuận với lượng đầu ra, tỷ lệ nghịch với chi phí đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Kết quả đầu ra có thể được tính bằng chỉ tiêu giá trị sản lượng, doanh thu,lợi tức chi phí đầu vào có thể được tính bằng chỉ tiêu giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, chỉ tiêu lao động, vốn cố định. * Một số chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận: Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi - lợi nhuận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Ta có: TP = DT - TCP. Trong đó: TP: Tổng lãi của doanh nghiệp. DT: Là tổng doanh thu; TCP: Tổng chi phí. Trước kia cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta quy định cách xác định lợi nhuận theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, đối với mỗi doanh nghiệp phân biệt lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ ... và lợi nhuận của doanh nghiệp được hạch toán và báo cáo riêng, theo tính chất chính, phụ của sự phân loại (điều này được Bộ tài chính quy định tại mẫu biểu báo cáo số 02/BCKT ban hành tại quyết định số 224-TC/CĐKT ngày 18/9/1990. Theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính áp dụng từ 01/01/1996 của hệ thống chế độ kế toán mới, đối với doanh nghiệp lợi nhuận được báo cáo dưới một cách chung nhất không phân biệt loại hình kinh doanh. Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Cách nhìn nhận chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp theo quyết định số 1141 trên đây của Bộ tài chính lần này gần gũi với cách nhìn nhận phổ biến về lợi nhuận trong hệ thống kế toán Quốc tế. Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp khá đa dạng. Chúng có thể bao gồm hoạt động sản xuất, hoạt động mua bán hàng hoá, vật tư, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt động môi giới, hoạt động dịch vụ... Đối với mỗi doanh nghiệp, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không còn các giới hạn nghiêm ngặt. Mỗi doanh nghiệp phải tự lo nguồn hàng, nguồn vật tư cũng như tự lo khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Mặc dù doanh nghiệp thủy nông là doanh nghiệp hoạt động công ích nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, trong chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng nước và sử dụng nước có hiệu quả đối với cây trồng vật nuôi. * Hiệu quả xã hội. - Cung cấp nước cho đời sống dân sinh, bảo đảm nguồn nước và chống ô nhiễm: nước được dùng để ăn, uống, tắm giặt... trong đời sống con người. Nước dưới đất lâu nay là nguồn cung cấp chủ yếu, song nếu không có nước bề mặt thì nguồn nước ngầm sẽ bị hạn chế. Thông qua các hoạt động cung cấp nước cho nông nghiệp, công trình thủy lợi đã góp phần tạo tăng nguồn nước ngầm và ổn định nguồn nước ngầm, ngoài ra còn cung cấp trực tiếp cho nhiều vùng dân cư về nước sinh hoạt cũng như nước cho vật nuôi khác. - Các CTTL phát triển, kết hợp tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi trong làng xã, góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới. * Hiệu quả môi trường: Thông qua hoạt động của các CTTL bảo vệ được môi trường sinh thái: cải tạo đất, làm thay đổi khí hậu ở một số tiểu vùng, tạo thêm các vùng nước lợ, nước ngọt, khắc phục được tình trạng nước mặn. Ngoài hiệu quả kinh tế xã hội hoạt động thủy nông còn có hiệu quả về môi trường đó là cải tạo đất, tạo thêm các vùng nước lợ, thay đổi khí hậu ở một số vùng. Hạn chế được lũ lụt và tham gia cắt lũ, khi có lũ lớn xảy ra trên các sông ngòi tự nhiên. Góp phần bảo vệ tài sản và đời sống nhân dân trong toàn bộ xã hội. Cả ba loại hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường có liên quan mật thiết với nhau không thể xem nhẹ một loại hiệu quả nào. Trong điều kiện thời tiết diễn biến bình thường thì hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế có vị trí hàng đầu, trái lại khi gặp thiên tai thì việc cấp nước, tiêu thoát nước cho dân sinh phải được coi trọng, ưu tiên, nhưng không vì thế mà xem nhẹ hiệu quả kinh tế. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 1.3.2.1. Các nhân tố về tự nhiên: - Thời tiết, khí hậu: Hoạt động thủy nông là hoạt động vận dụng các quy luật tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ đời sống con người. Yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến cả đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu vào trong đó chi phí điện năng tiêu thụ cho việc bơm nước tưới tiêu là chịu ảnh hưởng rõ nhất và nhiều nhất. Có thể nói toàn bộ hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu: Năm thuận lợi lượng điện tiêu hao ít, năm hạn hán, bão lụt, lượng điện tiêu hao nhiều. Ngoài lượng điện tiêu thụ còn các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tăng theo. Sản lượng thu hoạch trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết khí hậu, những năm nông nghiệp giảm sản lượng hoặc mất mùa thì doanh thu của các DNTN cũng bị ảnh hưởng theo. Như vậy hiệu quả của doanh nghiệp cao hay thấp là chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, khí hậu. Vì thế hoạt động thủy nông thường mang tính rủi ro cao. - Đồng ruộng, sông ngòi: ở các vùng, địa phương có ruộng đồng sông ngòi khác nhau thì hiệu quả hoạt động thủy nông cũng khác nhau. Cũng tưới tiêu cho một ha đất gieo trồng, ở vùng đồng bằng chi phí sẽ thấp hơn so với vùng miền núi, tưới bằng công trình tự chảy chi phí sẽ thấp hơn so với tưới bằng bơm điện... Chính vì ảnh hưởng này nên hiện nay doanh nghiệp tưới bằng hồ đập hiệu quả hơn doanh nghiệp tưới bằng hệ thống bơm điện. 1.3.2.2. Các nhân tố về kỹ thuật - công nghệ. - Yếu tố kỹ thuật công nghệ nói chung quyết định năng suất hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Kỹ thuật công nghệ hiện đại thì có năng suất cao, chất lượng tốt dẫn đến hiệu quả cao. Đối với hoạt động thủy nông công trình đầu mối quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp: hồ chứa, trạm bơm có công suất lớn hay nhỏ quy định phạm vi hoạt động của công trình. Song để hiệu quả cao hay thấp, có phát huy tối đa năng lực thiết kế hay không, lại phụ thuộc vào hệ thống kênh dẫn. Nếu kênh mương được bê tông hoá sẽ chống được thất thoát nước, phát huy hết năng lực tưới của công trình đầu mối thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. - Tưới tiêu khoa học: Vừa tiết kiệm được nước, vừa đảm bảo có lợi cho cây trồng và cũng góp phần tăng hiệu quả. Một trong những biện pháp tưới tiêu khoa học hiện nay là "tưới luân phiên" thay cho tưới đại trà trước đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Mặt khác trong điều hoà phân phối nước khoa học, sẽ giảm được lao động của công nhân và cũng dẫn đến giảm chi phí. 1.3.2.3. Nhân tố xã hội, dân trí. Hoạt động thủy nông diễn ra trên thị trường giữa doanh nghiệp và các hộ dùng nước. Việc cung cấp nước hiện nay chưa có thiết bị đo đếm, chưa xác định đúng lượng nước đã cung cấp. ở đâu các thủy nông cơ sở, hộ dùng nước có ý thức tự giác cao về tiết kiệm nước và bảo vệ công trình, không có tình trạng nước chảy tràn lan xuống kênh tiêu, thì ở đó mức nước cung cấp không bị lãng phí, công trình được bảo vệ từ đó làm cho chi phí giảm và nâng cao hiệu quả. 1.3.2.4. Nhân tố về tổ chức quản lý. - Trước hết là quản lý doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp bộ máy gọn nhẹ, đủ mạnh để điều hành quản lý, thì trước tiên giảm được chi phí quản lý, sau đó quản lý có khoa học, tưới tiêu khoa học thì mới tiết kiệm được nước. Năng lực đội ngũ công nhân lành nghề, hoạt động có năng suất, giảm bớt được lao động chuyển sang các hoạt động khác để tăng thu nhập cho doanh nghiệp, cũng dẫn đến giảm chi phí, tăng thu nhập từ đó hiệu quả cũng được tăng lên. - Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương: Hoạt động thủy nông mang tính xã hội cao, gắn liền với địa bàn nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Từ lúc tưới, tiêu đến lúc thu thủy lợi phí không thể tách rời sự lãnh đạo của chính quyền địa phương. Nơi nào chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ công tác thủy lợi, thì nơi đó công tác thu thủy lợi phí tốt hơn, nông dân sử dụng nước tiết kiệm hơn, tham gia làm công tác thủy lợi và bảo vệ công trình cũng tốt hơn, từ đó cũng góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động thủy nông, cần phải nhận thức đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng trên. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, từng thời kỳ để có những tác động tích cực. 1.3.3. Phương hướng đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. - Thành tựu và sự đóng góp của DNTN đối với nông nghiệp và nền kinh tế: Trong mấy chục năm qua công tác thủy lợi nói chung, thủy nông nói riêng đã có bước phát triển mạnh. Thủy nông đã phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp đa dạng, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra công ăn việc làm trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp. Hàng năm Nhà nước đã đầu tư 10% ngân sách và huy động sức dân rất lớn để xây dựng nhiều CTTL. Cơ sở vật chất này đã tạo ra năng lực tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, năng lực tiêu nước vụ mùa ở các tỉnh Bắc bộ 1,4 triệu ha đất tự nhiên, găn mặn 70.000 ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, khắc phục tình trạng úng hạn, mở rộng được diện tích gieo trồng, cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, góp phân đưa sản lượng lương thực 31,8 triệu tấn năm 1998 lên 34,2 triệu tấn năm 1999. Ngoài ra mỗi năm còn cung cấp gần 5 tỷ m3 nước cho công nghiệp và dân sinh, tiêu nước cho hầu hết các khu vực đô thị, dân cư ở các vùng đồng bằng. - Những hạn chế khó khăn của DNTN trong thời gian qua: + Hệ thống CTTL thuộc các DNTN đang quản lý, khai thác, tuy đã được chú ý quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp song vẫn còn nhiều tồn tại: công trình không đồng bộ, nhiều công trình thủy công và cơ điện đã hết tuổi thọ, chưa được đại tu thay thế, nhiều hồ chứa nước chưa được nâng cấp, hệ thống kênh mương đa số vẫn là kênh đất qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống máy bơm điện đã quá lâu, trang thiết bị khác phục vụ công tác quản lý điều hành còn thiếu và lạc hậu. + Tổ chức bộ máy quản lý thủy nông còn cồng kềnh, manh mún. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân còn chưa đồng đều, năng lực còn hạn chế chưa thích ứng kịp với điều kiện chuyển đội cơ chế hiện nay. + Hệ thống chính sách: Một số được hình thành từ thời bao cấp đến nay chưa được sửa đổi và thay thế. Một số mới ra đời vẫn còn bộc lộ những bất cập chưa phù hợp với hoạt động thực tế của các doanh nghiệp. + Tâm lý chung của nhân dân nhất là nông dân còn nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại Nhà nước thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ CTTL và thu nộp thủy lợi phí. + Diễn biến thời tiết khí hậu những năm gần đây có xu hướng ngày càng phức tạp vượt quá khả năng phục vụ của doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu thủy nông phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, căn cứ vào thực trạng quản lý thủy nông hiện nay đặt ra yêu cầu khách quan và cấp thiết phải đổi mới quản lý DNTN trên những phương hướng chính sau đây: + Sắp xếp lại doanh nghiệp: Từng địa phương cần đánh giá hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp, phân tích rõ nguyên nhân, căn cứ vào chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Nhà nước hiện nay để tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp một cách hợp lý, trên cơ sở tính hệ thống của CTTL, nhằm phát huy tối đa năng lực của công trình, tập trung được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và mọi thành phần kinh tế. + Đổi mới cơ chế chính sách tài chính: Tiến hành rà soát lại các văn bản chính sách hiện nay, khẩn trương ban hành những chính sách mới, tiếp tục hoàn thiện bổ sung các chính sách còn khiếm khuyết. Tạo dựng hành lang pháp lý nâng cao tính tự chủ cho các doanh nghiệp. + Đổi mới tổ chức quản lý: Phân công phân cấp cụ thể về quản lý khai thác CTTL, tiến hành xã hội hoá công tác quản lý thủy nông, tăng cường tổ chức thủy nông cơ sở. Chuyển dần hoạt động thủy nông sang hoạt động kinh doanh và đa dạng hoá công tác thủy nông. Chương 2 thực trạng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thanh hoá có liên quan đến quản lý thủy nông. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: Thanh hoá là một tỉnh nằm ở vị trí địa lý 19023' đến 20030' vĩ độ Bắc, 104023' đến 106030' kinh độ Đông, phía bắc giáp Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La với đường biên giới dài 175 km, phía nam giáp tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 160km, phía đông có đường biển dài 102km, phía tây giáp Lào có đường biên dài 192 km. Trung tâm là thành phố Thanh hoá. Toàn tỉnh có diện tích là 11.168,33 km2 được phân bố trên địa bàn 27 đơn vị hành chính huyện và đơn vị tương đương, mật độ dân số bình quân 320 người/km2 . Về địa hình: + Độ dốc có 278.444 ha < 30 59.395 ha 3-80 77.038 ha 8-150 223.852 ha 15-200 191.443 ha 20-250 286.661 ha > 250 + Đặc điểm địa hình: Vùng biển có địa hình sống trâu lượn sóng theo hướng Bắc Nam, xen giữa các vùng khô cạn và các vùng trũng khó thoát nước. Vùng đồng bằng khá bằng phẳng, rải rác trong đồng bằng là các núi đơn lẻ hoặc các dãy núi nhỏ nhiều nơi đâm sát ra biển. Vùng trung du miền núi có độ dốc cao và địa hình chia cắt hiểm trở dần từ Đông sang Tây. + Đặc điểm khí hậu: Thanh hoá thuộc diện khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa đông lạnh có sương giá, sương mù, ít mưa. Mùa hè nóng có gió tây khô, nhiều mưa, chịu ảnh hưởng mưa của Miền Bắc (mưa sớm) và cũng chịu ảnh hưởng mưa của Miền Trung (kết thúc chậm), giông bão thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo lũ lụt. + Về nhiệt độ: Vùng đồng bằng ven biển có nhiệt độ trung bình năm 23-240C, vùng đồi núi trung du nhiệt độ trung bình năm từ 19-200C. Nhiệt độ giữa hai mùa chênh lệch nhau quá xa, lượng bốc hơi trung bình là 800mm. Lượng mưa khá phong phú nhưng không đồng đều, nơi thấp chỉ đạt 1.400mm/năm, nơi nhiều nhất lên đến 2.300mm/năm. Trung bình cả tỉnh đạt 1.600-2.200mm/năm. Lượng mưa có xu hướng tăng dần từ Bắc-Đông Bắc xuống Nam-Đông Nam, mùa mưa bắt đầuvào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8, tháng 9. + Gió: thịnh hành là gió Đông và Đông Nam, tốc độ gió trung bình khoảng 1,3 đến 2,0m/giây, gió mạnh trong bão là 40m/giây. + Độ ẩm khá lớn, tương đương trung bình năm từ 85-87%. Vùng trung du miền núi rét đậm kéo dài, có sương muối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống. Thanh hoá có 3 vùng thủy văn chính: + Vùng thủy văn Sông Mã: Phía Bắc giáp Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, phía Nam là đường phân thủy của sông Chu, sông Cầu Chày, phía tây giáp Lào. Diện tích vùng này là 5.600km2, ít mưa, lượng mưa trung bình là 1.600mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, ở Quan Hoá mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lũ lớn nhất vào tháng 8 hoặc tháng 9, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. + Vùng thủy văn sông Chu: gồm lưu vực sông Cầu Chày, sông Chu (ở địa phận Thanh hoá), sông Yên, sông Bạng, diện tích khoảng 4.400km2, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11, chậm 1 tháng so với vùng sông Mã. Mưa lớn nhiều và tập trung, lượng mưa trung bình 1.600-2.000mm. + Vùng thủy văn có ảnh hưởng của nước thủy triều: gồm các huyện ven biển và một phần của Nông Cống, Đông Sơn. Vùng này có diện tích 1.200km2. Từ Bắc vào Nam có 6 cửa sông chính, trung bình cứ 18-20 km bờ biển có 1 cửa sông. Độ rộng trung bình của vùng thủy văn này là 14km, nơi rộng nhất là 20km và hẹp nhất là 4-5 km. Sự hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới vừa chịu gió mạnh và chịu mưa lớn, các tháng có mưa lớn là tháng 8, 9. Lượng mưa trung bình hàng năm phiá Bắc 1.650-1.750mm, phía Nam 1.800-2.000mm. Là vùng chịu ảnh hưởng của nước thủy triều trừ các trường hợp bất thường, còn bình quân 1 ngày thủy triều lên xuống 1 lần. Vào mùa lũ sự xâm nhập của dòng triều vào đất liền giảm. Biên độ thuộc loại yếu, bình quân từ 120-150cm. Độ mặn của các cửa sông giảm dần từ ngoài vào trong. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội: Những năm vừa qua, mặc dù liên tiếp chịu những tổn thất do bão lụt xảy ra, trong khi những cơ sở sản xuất mới đang trong giai đoạn xây dựng và chưa đi vào vận hành, các cơ sở sản xuất hiện có vẫn trong tình trạng công nghệlạc hậu, thiếu vốn, sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Song với tinh thần nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, kinh tế Thanh hoá tiếp tục ổn định, duy trì được nhịp điệu tăng tưởng, một số mặt có bước phát triển khá. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện. Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 1998 tổng sản phẩm xã hôi (GDP) trên địa bàn tăng 99,9%, GDP bình quân đầu người đạt 236 USD, giá trị nông - lâm - ngư nghiệp tăng 10,1%, giá trị công nghiệp tăng 10,6%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 9,5%. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP là 43% - 22,5% - 34,4%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 519,31 tỷ đồng. Sản lượng quy thóc đạt 1,14 triệu tấn. Mức tăng dân số tự nhiên 1,78% [27]. Về sản xuất nông nghiệp: diện tích cây lương thực hàng năm là 391.800 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 258.000 ha/năm, năng suất lúa chiêm đạt 48 tạ/ha, năng suất lúa mùa đạt 36 tạ/ha (năm 1998). Sản xuất nông nghiệp liên tục có bước tiến bộ về cả diện tích gieo trồng và năng suất, cơ cấu cây trồng, song cơ sở để phát triển nông nghiệp có tiềm năng lớn nhưng còn bị hạn chế nhiều mặt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ thâm canh giữa các vùng chưa đồng đều, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ. Chăn nuôi tiếp tục phát triển nhưng tốc độ còn chậm. Nghề rừng đã phát triển theo hướng lâm nghiệp hoá xã hội đã có bước phát triển khá nhưng còn khó khăn trong tổ chức quản lý giao đất, giao rừng và ngăn chặn đốt phá rừng. Nuôi trồng và khai thác thủy sản có phát triển nhưng còn chậm so với phát triển đầu tư. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: có tăng trưởng nhưng còn chậm chưa thực sự ổn định. Sản phẩm mới trên thị trường còn quá ít, sự chỉ đạo phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa đủ sức vượt qua những khó khăn để phát triển. Hoạt động thương mại: tiếp tục được đổi mới, đáp ứng được giao lưu hàng hoá và dịch vụ sản xuất, tiêu dùng. Tuy nhiên thương mại Nhà nước chưa có chuyển biến, đang trong tình trạng khó khăn. Về an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: chủ động đấu tranh phòng ngừa, giải quyết kịp thời các vụ việc nảy sinh phức tạp từ cơ sở. Phối hợp tốt với các ngành các cấp trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo ra chuyển biến tích cực, góp phần ổn định để phát triển kinh tế. Dự kiến năm 2000-2010 phát triển kinh tế trong tỉnh sẽ là: Bảng số 2: Dự kiến phát triển kinh tế Thanh hoá đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2010 Nhịp độ tăng trưởng %/năm 1- Dân số trung bình 2- GDP (theo giá 1989) + Công nghiệp - Xây dựng + Nông lâm-Thủy sản + Dịch vụ- Khác triệu người tỷ đồng - - - 3,790 2.880,5 903,0 784,2 1.193,3 4,400 12.653,7 4.957 1.296,5 6.400,2 1,5 16,6 20,0 6 19 3- Bình quân USD đầu người 4- Kim ngạch xuất khẩu USD triệu USD 400 200 1.500 350 Nguồn: Tài liệu phục vụ Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XIV. Sản lượng lương thực ổn định 1,2 đến 1,4 triệu tấn (riêng thóc trên 1 triệu tấn), ổn định diện tích trồng lúa trên 100.000 ha, xây dựng vùng thâm canh lúa cao sản 91.672 ha, đưa diện gieo trồng ngô lên 35.000 ha năm 2000 và 40.000 ha năm 2010, xây dựng vùng chuyên canh ngô, mở rộng diện tích mía năm 2000 là 2.000 ha, năm 2010 lên 4.000 ha [27]. 2.1.3. Tình hình dân số, xã hội: Theo số liệu tổng điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999 của Cục thống kê Thanh hoá toàn tỉnh có 3.467.609 người. Thành thị 318.380 người, chiếm 9,2%, nông thôn 3.149.229 người, chiếm 90,8%, số hộ nông dân là 707.271 hộ. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thường 40-50% GDP do nông nghiệp mang lại. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác bình quân đầu người lại giảm dần: năm 1990 bình quân đầu người là 690m2/người, đến năm 1997 là 528m2/người, trong khi dân số ngày càng tăng bình quân mỗi năm (từ 1990 đến 1997) trên 70.000 người gần bằng dân số của huyện. Công nghiệp và các ngành nghề khác phát triển chậm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên Tỉnh uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh không ngừng quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có vai trò thủy lợi nói chung và thủy nông nói riêng. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, cả nước có 13 hệ thống thủy nông, trong đó Thanh Hoá có hệ thống Bái Thượng được xây dựng từ năm 1928, không có hệ thống tiêu. Công trình này thuộc quyền sở hữu và chi phối của Thực dân Pháp và bọn tư sản mại bản. Về tổ chức hình thành các ban thủy nông trực thuộc Nha thủy nông Đông dương, dưới ban thủy nông là các ty thủy nông, mỗi ty phụ trách từng vùng nhất định. Sau cách mạng tháng 8 công tác thủy lợi được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Thanh Hoá tiếp quản hệ thống Bái Thượng và được đầu tư xây dựng hai hệ thống lớn là Nam, Bắc sông Mã. Từ năm 1965 đến 1975 hàng loạt các công trình thủy nông khác ra đời, trong đó đã chú ý đến các hệ thống tiêu như: hệ thống tiêu Quảng Châu, Trường Lệ, Ngọc Giáp... tiếp đó là đầu tư xây dựng các hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ. Trong thời gian đó các tổ chức thủy nông được hình thành và được gọi với các tên "Công ty thủy nông" hoặc "Xí nghiệp thủy nông" Từ năm 1990 trở về trước toàn tỉnh Thanh Hoá có 11 xí nghiệp thủy nông: sông Chu, Bắc sông Mã, Nam sông Mã, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Tả Thọ Xuân và Tĩnh Gia. Trong đó có 3 xí nghiệp thủy nông liên huyện, trực thuộc ngành thủy lợi quản lý là: sông Chu, Bắc sông Mã và Nam sông Mã. Số còn lại là xí nghiệp thủy nông huyện, trực thuộc các huyện quản lý. Đến năm 1992 thực hiện Nghị định 388-ĐHBT ngày 11/9/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) các xí nghiệp thủy nông trong tỉnh được sắp xếp lại thành 9 công ty xí nghiệp, đó là sáp nhập xí nghiệp thủy nông Tĩnh Gia, Như Xuân vào xí nghiệp thủy nông sông Chu và đổi tên thành Công ty sông Chu. Chuyển toàn bộ các xí nghiệp thủy nông trực thuộc các huyện về ngành thủy lợi quản lý và giữ nguyên mô hình tổ chức đó cho đến nay. Trước năm 1962 Nhà nước chưa thu thủy lợi phí, các xí nghiệp thủy nông hoạt động như một đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện theo chế độ "thực thanh, thực chi". Khi có Nghị định 66-CP ngày 5/6/1962 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định mức thu và điều lệ thu thủy lợi phí. Thủy lợi phí được thu thông qua cơ quan tài chính, các xí nghiệp thủy nông vẫn hoạt động theo cơ chế thực thanh, thực chi. Đến ngày 25/8/1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ban hành Nghị định 112- HĐBT thay thế cho quyết định 66-CP, quy định mức thu thủy lợi phí mới theo tỷ lệ % năng suất lúa bình quân 3 năm 1981 -1983. Quy định các công ty, xí nghiệp thủy nông chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế "lấy thu bù chi". Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, các luật thuế ra đời, các xí nghiệp thủy nông bắt đầu gặp khó khăn và lúng túng. Năm 1998 sau khi có luật DNNN ra đời các xí nghiệp thủy nông được xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích. Hoạt động theo cơ chế tài chính được quy định tại Thông tư liên tịch số 90-1997/TTLT/TC-NN và duy trì cho đến nay. Như vậy ta thấy xuất phát điểm của DNTN được tách ra từ hoạt động "thực thanh, thực chi" đến "gán thu bù chi" đến hạch toán kinh tế. Các chính sách tài chính đa số được hình thành từ thời kỳ bao cấp nên đến nay nhiều chính sách không còn phù hợp. Tổ chức bộ máy cũ để lại còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Hệ thống công trình đa số được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ bao cấp nên cũng có nhiều khuyết tật như: chất lượng không cao, không đồng bộ. Đó là một trong những tồn tại lớn cho đến hiện nay, do vậy việc tiếp tục đổi mới hoàn thiện quản lý thủy nông là hoàn toàn cần thiết và khách quan. 2.3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá 2.3.1. Tình hình cơ sở vật chất - kỹ thuật Các hệ thống CTTL do chính doanh nghiệp quản lý hiện nay nằm rải rác từ đồng bằng lên miền núi, độc lập với nhau bằng các sông ngòi tự nhiên hoặc ranh giới lãnh thổ hành chính. Diện tích phục vụ tưới theo thiết kế của doanh nghiệp nhỏ nhất là 2.100 ha/vụ, lớn nhất là 40.500 ha/vụ (Xí nghiệp thủy nông Cẩm Thủy - Công ty thủy nông Sông Chu), có doanh nghiệp tưới chủ yếu bằng trọng lực, có doanh nghiệp tưới bằng hồ chứa hoặc bằng trạm bơm điện. - Hệ thống tưới: toàn tỉnh có 5 hệ thống lớn: hệ thống Sông Chu, Nam Sông Mã, Bắc Sông Mã, Sông Mực, Yên Mỹ. Hai hệ thống loại vừa: Xa Loan (Nga Sơn), Yên Tôn (Vĩnh Lộc) và 1.383 hồ đập loại vừa và nhỏ. Hệ thống tưới lớn nhất là hệ thống tưới Bái Thượng thuộc Công ty thủy nông Sông Chu, có diện tích thiết kế là 40.000ha/vụ, được xây dựng từ năm 1918, năm 1928 bắt đầu đưa vào sử dụng. Hệ thống này bao gồm công trình đầu mối (đập, cống lấy nước, cống xả lũ, âu thuyền), 225 km kênh cấp I, 1.352 km kênh cấp II và cấp III. Hồ Sông Mực có dung tích hữu ích 161 triệu m3 nước, năng lực thiết kế 11.500 ha/vụ. Hồ Yên Mỹ có dung tích hữu ích là 62,5 triệu m3 nước, năng lực thiết kế là 5.500 ha/vụ. Hồ chứa loại vừa và nhỏ được xây dựng trong những năm gần đây có 10 hồ: Đồng Ngư, Đồng Múc, Đồng Bể.... tập trung ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy. Hệ thống tưới bằng trọng lực có 480 trạm bơm với tổng số máy bơm là 1.112 máy, trong đó loại công suất nhỏ hơn 1.000 m3/h là 699 máy, từ 1.000-4.000 m3/h có 395 máy, lớn hơn 4.000 m3/h có 18 máy. Cùng với các hồ đập, trạm bơm có gần 5.000 km kênh mương từ cấp I đến cấp III. Hệ thống tiêu: Toàn tỉnh được phân chia thành 5 vùng tiêu lớn theo lưu vực sông và một số hệ thống tiêu nhỏ gồm: vùng Nam Sông Chu, Bắc Sông Chu, Nam Sông Mã, Bắc Sông Lèn, Bắc Sông Mã và Vĩnh Lộc. Hệ thống tiêu tự chảy có năng lực 500ha đến 1.200 ha có 7 hệ thống tiêu cho 80.000 ha. Hệ thống tiêu động lực có 53 trạm bơm điện với 316 máy trong đó loại 1.000 - 4.000 m3/h có 289 máy, 4.000 - 8.000 m3/h có 27 máy. Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp rất lớn (271,5 tỷ đồng) các công trình được xây dựng từ năm 1970 về trước, riêng hệ thống Bái Thượng được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hệ thống kênh mương bằng đất qua những năm sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng. Khi xây dựng các hệ thống công trình không hoàn chỉnh đồng bộ cộng với sự xuống cấp nên hiện nay năng lực tưới đều bị giảm, bình quân chỉ đạt 75% năng lực thiết kế, có hệ thống chỉ đạt 41% (hệ thống Yên Mỹ). Bảng số 3: Năng lực thực tế của các hệ thống thủy nông Thanh hoá [2] ĐVT: Ha TT Hệ thống tưới Năng lực thiết kế Thực tưới % 1 2 3 4 5 6 7 Sông Chu Yên Mỹ Sông Mực Bắc Sông Mã Nam Sông Mã Nga Sơn Yên Tôn 50.000 5.500 11.500 16.800 12.590 6.000 2.800 38.358 2.260 6.400 12.934 12.579 4.287 2.220 76,7 41,0 55,6 76,9 99,9 71,4 79,2 Cộng 105.190 79.038 75 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của các CTTL: - Các công trình đầu tư xây dựng chưa hoàn chỉnh. Nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ đầu tư phần đầu mối, hệ thống kênh chính và một số công trình có quy mô nhỏ được đầu tư đến hệ thống kênh cấp I. Phần kênh tưới đưa nước vào đồng ruộng chủ yếu dựa vào huy động sức dân, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Song phần đóng góp của địa phương chưa đáp ứng khiến công trình chưa đồng bộ. Bên cạnh đó suất đầu tư lại thấp, dẫn đến tình trạng công trình xuống cấp nhanh chóng. - Chưa phát huy cao độ sức dân làm thủy lợi. Từ sau khi hoàn chỉnh thủy nông, phong trào vận động nhân dân làm thủy lợi ngày càng giảm sút, nhất là từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết việc này đã bị coi nhẹ. Nhiều dự án thủy lợi được thực hiện nhưng các hạng mục công trình giao cho địa phương đầu tư đều bị bỏ dở. Đây là nguyên nhân chính làm cho CTTL không đồng bộ, hiệu quả phục vụ thấp. Về mặt kỹ thuật hệ thống kênh đất trong đồng ruộng rất khó đảm bảo quy chuẩn nên hệ thống công trình xuống cấp nhanh. - Do tác động của những yếu tố khách quan: đất nước ta đang trên đà phát triển toàn diện, đô thị, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư đang hình thành sẽ phát sinh những nhu cầu mới về cấp nước. Nhu cầu dùng nước đối với các ngành được tăng lên về mặt số lượng, chất lượng, sản xuất nông nghiệp phát triển tăng vụ, thâm canh cao, đa dạng hoá cây trồng đòi hỏi các CTTL phải phục vụ ở mức độ cao hơn trước. Sự xuống cấp trong trường hợp này bộc lộ mâu thuẫn: năng lực thiết kế của công trình giảm xuống, tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống công trình không đảm bảo trong khi đó nhu cầu phục vụ lại tăng lên. Từ thực trạng và nguyên nhân trên ta thấy, muốn đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống đòi hỏi hệ thống CTTL phải an toàn đồng bộ, thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng và đạt tiêu chuẩn cao hơn trước, trong đó đi đôi với việc kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hiện đại hoá CTTL, cần phải tăng cường, đổi mới cơ chế quản lý thủy nông. 2.3.2. Tình hình quản lý tu sửa công trình trong các doanh nghiệp. - Về công tác duy tu bảo dưỡng công trình: Hệ thống CTTL được bố trí trên địa bàn rộng lớn, đa số công trình nằm ngoài trời, thường xuyên chịu tác động của tự nhiên, dễ bị hư hỏng, khó bảo quản, nhất là công trình thuộc vùng biển. - Những năm trước đây trong cơ chế quan liêu bao cấp, công tác tổ chức quản lý công trình còn lỏng lẻo, chưa chú ý đến duy tu bảo dưỡng, cùng với khó khăn về nguồn thu, chi phí cho sửa chữa thường xuyên ít nên nhiều nơi để xảy ra tình trạng hư hỏng tài sản, chưa thực hiện đúng quy trình quy phạm dẫn đến phục vụ kém. Những năm gần đây đã được quan tâm chú ý, trước hết trong quản lý vận hành đã đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành, đã tiến hành nhiều lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, trang bị dần thiết bị, dụng cụ cho công nhân vận hành và đã chú ý đến công tác bảo dưỡng duy tu thường xuyên, trong sửa chữa đã sử dụng các nguyên vật liệu mới để thay thế dần, đảm bảo an toàn công trình. - Về công tác bảo vệ công trình: đã một thời gian khá dài ý thức bảo vệ CTTL có phần xem nhẹ, một mặt do trách nhiệm quản lý của các doanh nghiệp chưa cao, một mặt do ý thức của một số nhân dân ở các địa phương còn hạn chế, việc lấn chiếm đất của CTTL xảy ra khá phổ biến, nhất là những năm gần đây khi Nhà nước giao ruộng đất lâu dài cho nhân dân thì tình trạng lấn chiếm tăng, các hành lang bảo vệ công trình bị thu hẹp hoặc không còn, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ và tu sửa. Mặc dù hiện nay đã có pháp lệnh bảo vệ CTTL, song việc triển khai thực hiện chưa được tốt nên tình trạng vi phạm công trình vẫn còn xảy ra, số lượng vi phạm công trình ở các cấp độ khác nhau có thể nói đã đến mức báo động, kết quả thống kê kiểm tra các vi phạm CTTL ở một số các hệ thống thủy nông tỉnh như sau: Bảng số 4: Thống kê các vi phạm Pháp lệnh bảo vệ - khai thác công trình thủy lợi trên một số hệ thống thủy nông lớn ở tỉnh Thanh hoá (Theo báo năm 1997 của các hệ thống thủy nông) S TT Tên hệ thống TN Tổng số Trong đó Nhà Cống Vật kiến trúc khác Các vi phạm khác 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 Hệ thống Sông Chu Hệ thống Sông Mực Hệ thống Yên Mỹ Hệ thống Quảng Châu Hệ thống Nam Sông Mã Hệ thống Bắc Sông Mã 1.329 91 740 1.212 176 300 521 10 155 763 50 100 34 15 23 20 25 472 30 325 143 43 100 292 46 217 306 63 75 Tổng 3.848 1.639 117 1.123 969 Ghi chú: Cột 4: làm nhà trái phép thuộc phạm vi bảo vệ CTTL Cột 5: làm cống trái phép. Cột 6: vật kiến thiết khác như nhà tắm, tường rào. Cột 7: các vi phạm khác như trồng cây, làm ao trong phạm vi bảo vệ CTTL. Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp đã phối kết hợp với chính quyền địa phương (huyện, xã) tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân cùng chấp hành pháp lệnh bảo vệ công trình, tổ chức các phong trào, chiến dịch nhằm giải phóng các hành lang công trình đang bị lấn chiếm, đồng thời cắm mốc chỉ giới, riêng giá trị cột mốc đến nay các doanh nghiệp đã phải chi phí hàng tỷ đồng. - Kết quả tu sửa và nâng cấp công trình: Thực trạng CTTL đang bị xuống cấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó đã được phân tích ở phần trên. Quá trình quản lý khai thác đã khẳng định: Công trình đầu mối và trục chính quyết định sự tồn tại của hệ thống, mạng lưới công trình kênh mương quyết định hiệu quả sản xuất ở mức độ cao hay thấp. Như vậy trước hết kiên cố hoá kênh mương nhằm duy trì nâng cấp công trình đầu mối và trục chính để bảo tồn hệ thống. Một trong những giải pháp về công trình thì kiên cố hoá kênh mương cần được ưu tiên vì có những ưu điểm và ý nghĩa rất quan trọng: - Kênh mương được kiên cố sẽ tiết kiệm được nước, nâng cao hiệu quả dùng nước. Tài nguyên nước của Việt Nam phong phú nhưng lâu dài nếu không biết tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý thì sẽ thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước. Sau khi thực hiện kiên cố hoá kênh mương có thể tiết kiệm được trên 30% lượng nước, từ đó mở rộng thêm diện tích tưới cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt phục vụ dân sinh. Tiết kiệm đất canh tác trong nông nghiệp 30 - 50%, nếu thực hiện hệ thống kênh ngầm chôn dưới đất thì sẽ tiết kiệm được trên 70% (cứ 100 ha tiết kiệm dôi ra từ 8 - 10ha). - Từ chỗ tiết kiệm nước dẫn đến tiết kiệm điện năng tiêu thụ do các hệ thống bơm điện khoảng 30%, từ đó làm hạ giá thành sản xuất đáng kể. - Tiết kiệm công lao động hàng năm phải tu bổ nạo vét kênh mương như kênh làm bằng đất trước đây từ 33 - 60%. Thời gian tưới nước cũng giảm đáng kể, phục vụ kịp thời gieo trồng (tốc độ dòng chảy trên kênh xây lát tăng từ 1,5 - 2 lần so với kênh đất). - Kiên cố hoá kênh mương tạo điều kiện cho việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp như việc áp dụng tự động hoá, cơ giới hoá khâu tưới tiêu và canh tác nông nghiệp. - Việc kiên cố hoá kênh mương đòi hỏi phải tập trung đầu tư nhiều so với kênh đất, phải huy động các nguồn mới có thể phát triển được. Sau một thời gian dài lúng túng, trăn trở suy nghĩ tìm hướng đi đúng, Thanh Hoá là một tỉnh đã dẫn đầu toàn diện: tiến hành sớm nhất, phát triển rộng nhất. Hàng năm căn cứ vào mức chi phí cho tu sửa công trình ( mục sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) các DNTN được sử dụng 15 - 25% tổng chi phí trực tiếp. Trước đây dùng để duy tu, đại tu phần đất (chưa có ý thức kiên cố hoá kênh mương). Với số kinh phí tương đối lớn mà hàng năm vẫn phải lập lại công việc đó vì công trình bằng đất nên cứ phải nạo vét, cứ phải bồi đắp. Từ năm 1990 với sự chỉ đạo thống nhất của ngành thủy lợi, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, các DNTN đã tiến hành kiên cố hoá kênh mương, trước hết bằng nguồn vốn thủy lợi phí, lấy từ khoản mục 15 - 25%. Mỗi năm chỉ sử dụng một phần nhỏ để duy tu phần đất, nạo vét thông dòng chảy ở một số kênh, số lớn còn lại tập trung cho kiên cố hoá kênh mương bằng gạch xây hoặc bê tông. Đối với kênh mương nội đồng do các hợp tác xã quản lý thì Thanh Hoá có chính sách hỗ trợ cho địa phương theo hình thức các DNTN hỗ trợ phần xi măng, sắt thép, các phần còn lại do hợp tác xã đảm nhận. Sau một vài năm thực hiện đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt và đã trở thành phong trào rộng khắp ra toàn quốc. Tính đến năm 1999 các doanh nghiệp đã kiên cố được 253 km kênh với tổng giá trị 148,7 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2000 sẽ kiên cố tiếp 204,7 km giá trị 71.726,6 triệu đồng, năm 2001 kiên cố 187 km giá trị 60.703,6 triệu đồng [2]. Đối với kênh nội đồng do hợp tác xã quản lý, tính đến năm 1999 các hợp tác xã trong toàn tỉnh đã kiên cố được 586 km kênh với tổng giá trị 77 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 16,5 tỷ, số còn lại địa phương đóng góp. Hiện nay Thanh Hoá đang thực hiện chính sách hỗ trợ cho các địa phương là 40triệu đồng/1km kênh xây lát. Phong trào đã phát triển mạnh và phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành 100% kiên cố hoá kênh nội đồng. 2.3.3. Kết quả hoạt động tưới tiêu của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ khai thác CTTL với mục tiêu là phát huy tối đa hiệu quả, sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo cân bằng nước phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống, giữ gìn nguồn nước trong lành và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp cần giải quyết hai vấn đề cơ bản là: quản lý khai thác nguồn nước gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước trong hệ thống, thực hiện có hiệu quả việc phân phối nước đến các đối tượng dùng nước trong địa bàn. Giải quyết hai vấn đề này chính là thực hiện chức năng phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng sao cho việc sử dụng nước có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau. (Bảng 5): + Tổng diện tích nghiệm thu bình quân 3 năm (1997-1999) tương đối ổn định là 130.127 ha/năm so với kế hoạch đặt ra 133.961 ha/năm, đạt 91%. + Đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, góp phần làm tăng sản lượng lương thực từ 1 triệu tấn/năm (1997) lên 1,2 triệu tấn/năm (1999) và phấn đấu năm 2000 sẽ đạt 1,365 triệu tấn/năm. Năng suất lúa mỗi năm được tăng lên rõ rệt. Theo số liệu của Cục thống kê Thanh hoá năng suất lúađược tăng như sau: Bảng 6 : Kết quả năng suất lúa của Thanh hoá thời kỳ 1996-1999 [2] ĐVT: Tạ/ha Năm Tổng Chia ra cả năm Vụ chiêm Vụ mùa 1996 1997 1998 1999 33,9 28,2 38,6 38,3 38,6 40,1 47,9 45,3 30,0 18,2 30,6 32,3 Ngoài việc phục vụ cho sản xuất trên địa bàn, các doanh nghiệp còn cung cấp nước cho: + Nhà máy nước Thanh hoá với công suất 6 triệu m3nước/năm. + Nhà máy bia, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Nông Cống 4 triệu m3 nước/năm. Về công tác tiêu úng: diện tích tiêu úng thường tập trung vào 16 huyện, thị, đồng bằng, trung du với diện tích tự nhiên là 308.884 ha, diện tích canh tác là 134.121 ha, các hệ thống tiêu đã phát huy khá tốt, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong tỉnh. Theo số liệu thống kê hàng năm của ngành nông nghiệp thì những năm mưa lũ bình thườngvới lượng mưa 200-300mm trong ngày thì diện ngập úng sẽ xảy ra ở các huyện đồng bằng ven biển, diện tích gần 38.000 ha trong đó mất trằng vụ mùa 18.600 ha, vụ đông 10.000 đến 15.000 ha. Trong những năm gần đây tuy ngập úng nhưng hiệu quả về tiêu đạt 73% diện tích canh tác. Bảng 7: Kết quả tiêu của các hệ thống thủy nông Thanh hoá năm 1999 [2] ĐVT: Ha STT Hệ thống Diện tích canh tác được tiêu Diện tích bị ngập úng Tổng Chia ra Tự chảy Bơm điện 1 2 3 4 5 6 Nam Sông Chu Nam Sông Mã Bắc Sông Mã Bắc Sông Lèn Vĩnh Lộc Tĩnh Gia 51.246 6.500 14.950 15.050 4.760 6.180 40.740 6.200 11.490 7.550 2.770 6.000 10.506 300 3.460 7.500 1.990 180 18.826 5.700 4.730 5.344 1.900 1.200 Cộng 98.686 72.900 25.786 37.700 2.3.4. Thực trạng về hoạt động tài chính: Quản lý tài chính là một trong ba nội dung cơ bản của các DNTN, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho việc quản lý công trình, quản lý nước thực hiện tốt nhiệm vụ. Từ năm 1984 đến 1997 cơ chế hoạt động tài chính của các DNTN được thực hiện theo nghị định 112 HĐBT (nay là Chính phủ) năm 1984, thông tư liên bộ số 47-TT/LB của Bộ tài chính và Bộ thủy lợi năm 1984, thông tư 43-TT/LB năm 1985 về " hướng dẫn hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp thủy nông"... hoạt động thủy nông được thực hiện theo phương thức hạch toán kinh tế " gán thu bù chi". Nếu số thu lớn hơn số chi thì được trích lập vào phần thủy nông, quỹ thủy nông này do UBND tỉnh và ngành thủy lợi quản lý. Nếu thu nhỏ hơn chi thì được bù đắp bằng quỹ thủy nông, sau khi bù còn thiếu thì được ngân sách tỉnh cấp bù. Trong chi phí chưa trích khấu hao của các tài sản thuộc công trình xây đúc, đất và các loại máy bơm có công suất 8.000m3/h trở lên. Lợi nhuận của các xí nghiệp được hưởng theo lợi nhuận định mức bằng 18% quỹ lương thực tế để hình thành hai quỹ khen thưởng và phúc lợi (không trích lập quỹ phát triển sản xuất). Từ năm 1998 trở lại đây DNTN được xếp vào loại hình DNNN hoạt động công ích, cơ chế tài chính hoạt động theo thông tư liên tịch số 90-1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997 của Bộ tài chính và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Về hạch toán kinh tế vẫn hạch toán chưa đầy đủ, phân phối kết quả tài chính có sự thay đổi so với trước đây, nếu thu lớn hơn chi thì được phân phối theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thu nhỏ hơn chi được ngân sách Nhà nước cấp bù cả phần chi phí thiếu và hai quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế. So với trước đây tuy có rõ ràng hơn song chưa thoát khỏi cơ chế bao cấp, chưa nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, còn một số khó khăn bất cập nhất định. Thực trạngvà hoạt động tài chính của các DNTN Thanh hoá trong 3 năm 1997-1999 như sau: - Về vốn và công nợ: (Bảng 8 - trang 55): + Tổng vốn kinh doanh của 9 doanh nghiệp đến thời điểm 31 tháng 12 năm 1999 là 148.272 triệu đồng, trong đó vốn cố định 141.077 triệu đồng, vốn lưu động 7.195 triệu đồng. Tổng vốn giá tài sản cố định 271.528 triệu đồng, giá trị còn lại là 141.077 triệu đồng. Do một số tài sản thuộc công trình xây đúc, đất và máy bơm 8.000 m3/h trở lên không phải trích khấu hao nên số liệu phản ánh ở đây không có ý nghĩa kinh tế, do không khấu hao nên không có nguồn để cải tạo nâng cấp, tái tạo tài sản, mà hàng năm phụ thuộc váo cấp phát của ngân sách Nhà nước. + Vốn lưu động có 7.195 triệu đồng trong khi đó yêu cầuv ốn cho một doanh nghiệp là gần 20 tỷ đồng, như vậy ta thấy thiếu vốn nghiêm trọng, hàng năm các doanh nghiệp phải vay ngân hàng quá lớn nên dẫn đến chi phí tăng và công nợ dây dưa thường xuyên xảy ra. + Về công nợ: Số dư công nợ đến 31 tháng 12 năm 1999 cho thấy cả nợ phải thu và nợ phải trả của các doanh nghiệp đều khá lớn, tổng nợ phải thu lớn gấp 2 lần tổng nợ phải trả mà trong đó chủ yếu là thủy lợi phí, như vậy vốn lưu động đã ít lại bị chiếm dụng quá nhiều nên càng khó khăn hơn về vốn (xem bảng 9 - trang 57) - Về kết quả sản xuất kinh doanh: theo số liệu về kết quả hoạt động tài chính trong 3 năm 1997-1999 của các doanh nghiệp cho thấy tổng doanh thu dao động từ 35 tỷ đến 38 tỷ đồng nhưng thực thu chỉ đạt 31 - 34,3 tỷ đồng (xem bảng 10 - trang 58). Hầu hết các doanh nghiệp đều ở tình trạng thu nhỏ hơn chi. Trong thực tế yêu cầu chi phí còn cao hơn nhưng các doanh nghiệp đều dựa vào khả năng thực thu của mình để bố trí chi phí cho phù hợp, phần lớn mới tập trung chi trả tiền lương, tiền điện, chi phí quản lý vận hành và các chi phí tối thiểu khác, riêng chi phí tu sửa công trình gần như bị cắt giảm so với yêu cầu, đặc biệt một số doanh nghiệp chi phí tiền lương cũng bị cắt giảm (chỉ áp dụng được mức lương tối thiểu). Nguồn thu chủ yếu của các DNTN là thủy lợi phí, mỗi năm ghi thu được 25.000 tấn thóc so với kế hoạch giao, đạt 98% nhưng số thực thu chỉ đạt 85-90% số ghi thu, do đó nguồn thu hầu như không được đảm bảo. Vào những năm thời tiết diễn biến phức tạp dẫn đến mất mùa trong nông nghiệp, Nhà nước miễn giảm cho dân, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp nhưng chưa có chính sách cấp bù phần chi phí. Trong khi đó vào những năm này chi phí ở các doanh nghiệp tăng nhiều so với kế hoạch. Như vậy càng làm cho mất cân đối thu chi. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến doanh thu của DNTN là giá cả lương thực hàng năm. Theo nghị định 112 HĐBT ngày 25 tháng 8 năm 1984 và quyết định số 1054 NN/UBTH ngày 12 tháng 9 năm 1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, thủy lợi phí được tính bằng thóc thu bằng tiền, giá thóc được UBND tỉnh thông báo hàng vụ trong năm. Giá thóc này phụ thuộc vào tình hình cung cầu, xuất nhập khẩu gạo của Nhà nước nên không ổn định. Khi có thay đổi giá thấp hơn so với giá khi cân đối kế hoạch thì Nhà nước chưa có chính sách giải quyết số chênh lệch này mà các doanh nghiệp phải tự cân đối để chi phí cho phù hợp với nguồn thu. Ngoài nguồn thu chủ yếu là thủy lợi phí, DNTN còn có các nguồn thu khác: thu vận tải phí, thu phục vụ môi trường thủy sản, thu cung cấp nước cho khu công nghiệp. Đây là số thu ít và được cân đối theo cơ chế tài chính của các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh. - Về chi phí: Hiện nay các khoản chi phí được thực hiện theo các khoản mục trong thông tư 90 bao gồm: + Chi phí tiền lương và phụ cấp lương + Các khoản phải nộp tính theo lương như: BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. + Khấu hao cơ bản tài sản cố định (những tài sản phải tính khấu hao). + Nguyên vật liệu chính để vận hành bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị. + Sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. + Chi phí tiền điện bơm nước tưới tiêu. + Chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại,vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước). + Chi phí phòng chống bão lụt. + Chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật. + Chi phí cho công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ CTTL. + Chi phí cho công tác thu thủy lợi phí. + Chi khác + Hàng năm chi phí được xây dựng trong kế hoạch tài chính năm, mục tiêu đặt ra là phấn đấu giảm chi phí ở mức thấp nhất, song thực tế các yếu tố đầu vào này chịu ảnh hưởng lớn của cơ chế thị trường, giá cả vật tư, hàng hoá những năm gần đây có biến động tăng, tiền lương cũng tăng làm cho tổng chi phí có xu hướng ngày một tăng, mặt khác chi phí còn tăng do những năm thời tiết khó khăn các doanh nghiệp phải khắc phục hậu quả bão lụt ,chống hạn. 2.3.5. Thực trạng về tổ chức bộ máy, biên chế các doanh nghiệp. Hiện nay toàn tỉnh có 9 DNTN gồm 1 công ty và 8 xí nghiệp, quản lý các hệ thống công trình độc lập phục vụ tưới tiêu trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố. Có 3 doanh nghiệp liên huyện là: Công ty thủy nông sông Chu, Xí nghiệp thủy nông Bắc sông Mã, Xí nghiệp thủy nông Nam sông Mã. Bộ máy tổ chức của 3 doanh nghiệp này có các phòng ban giúp việc cho giám đốc. Sáu xí nghiệp còn lại là xí nghiệp thủy nông huyện. Bộ máy tổ chức chỉ thành lập các tổ giúp việc cho giám đốc xí nghiệp. Biên chế chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên: tổng số cán bộ công nhân viên của 9 doanh nghiệp hiện có là 1.396 người, trong đó nữ 461 người, chiếm 31,6%, doanh nghiệp lớn nhất là Công ty thủy nông sông Chu 645 người, nhỏ nhất là Xí nghiệp thủy nông Cẩm thủy 28 người. Trình độ đại học, cao đẳng 148 người, chiếm 10%, trung học 233 người, chiếm 15%, công nhân viên 1.015 người ,chiếm 75%.Tổng số lao động gián tiếp là 176 người, chiếm 13%. Bình quân 1 lao động tổng hợp phụ trách tưới cho 45,84ha/vụ, bình quân 1 công nhân thủy nông phụ trách tưới 176,2ha/vụ, bình quân 2,5 công nhân phụ trách 1 trạm bơm. Với mô hình tổ chức như hiện nay có những thuận lợi nhất định trong quản lý nhưng nhìn chung còn manh mún, một số doanh nghiệp không có điều kiện để chuyên môn hoá nên khai thác công trình theo chiều sâu gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác khảo sát, thiết kế và quản lý dự án, không có điều kiện tập trung tích tụ vốn để sửa chữa công trình nên ở các doanh nghiệp nhỏ này công trình ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động giữa các doanh nghiệp chưa được đồng đều và công bằng: nơi có điều kiện sản xuất khó khăn thì nguồn thu nhập lại thấp, ngược lại nơi có điều kiện thuận lợi thì thu nhập lại cao. Do nhiều doanh nghiệp quá nhỏ, phân tán, nhiều đầu mối nên công tác quản lý của các ngành kinh tế tổng hợp không điều hoà được về mặt tài chính nên việc cấp phát ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Với thực trạng bộ máy tổ chức như trên, để tạo ra sự đồng đều giữa các vùng, giữa các doanh nghiệp trong tỉnh cần phải được tiến hành sắp xếp lại các tổ chức doanh nghiệp theo hướng thành lập các công ty liên huyện để tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát huy tối đa năng lực 2.3.6. Những tồn tại và vướng mắc lớn trong quản lý ở các doanh nghiệp hiện nay. Cùng với sự chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế, do yêu cầu thực tế sản xuất đòi hỏi luôn luôn nảy sinh mâu thuẫn cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để phù hợp trong quá trình vận độngvà phát triển. Gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quy định cho các doanh nghiệp hoạt động như về cơ chế quản lý tài chính, từ năm 1998 trên cơ sở luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995, pháp lệnh bảo vệ CTTL ngày 31 tháng 8 năm 1994, nghị định 56/CP ngày 22 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về DNNN hoạt động công ích, thông tư số 06 TC/DN ngày 24 tháng 2 năm 1997 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà ước hoạt động công ích. Ngày 19 tháng 12 năm 1997 liên bộ tài chính - NN&PTNT đã ra thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN " Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với DNNN hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác CTTL". Trong quá trình thực hiện bước đầu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song vẫn bộc lộ một số vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ và hoàn thiện: - Việc xác định kết quả hoạt động tài chính: Cũng như mọi doanh nghiệp được xác định theo công thức: Kết quả SXKD = Doanh thu - Chi phí + Nếu có lãi được phân phối theo thứ tự: Nộp thuế lợi tức theo luật định Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi tức trước thuế. Phần còn lại được trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, mức tối thiểu 50%, quỹ dự phòng tài chính 10% (số dư củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá 2.pdf
Tài liệu liên quan