Luận văn Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay

Tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay: LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quán triệt quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay và để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của đất nước, tỉnh Thái Bình đã không ngừng xây dựng và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Từ xa xưa, Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông không những có truyền thống thâm canh giỏi mà còn là một trong những tỉnh có nền văn hiến cao, có truyền thống “hiếu học”. Hơn nửa thế kỷ qua, tuy còn là một tỉnh rất khó khăn về kinh tế, nhưng Thái Bình vẫn không ngừng đầu tư cho sự nghiệp “trồng người”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày hoà bì...

pdf101 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quán triệt quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay và để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của đất nước, tỉnh Thái Bình đã không ngừng xây dựng và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Từ xa xưa, Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông không những có truyền thống thâm canh giỏi mà còn là một trong những tỉnh có nền văn hiến cao, có truyền thống “hiếu học”. Hơn nửa thế kỷ qua, tuy còn là một tỉnh rất khó khăn về kinh tế, nhưng Thái Bình vẫn không ngừng đầu tư cho sự nghiệp “trồng người”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày hoà bình lập lại, bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình được đặc biệt coi trọng, được coi là “chìa khoá” để mở cửa vào lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật. Gắn liền với phong trào sản xuất, với khẩu hiệu “lúa xanh tươi, người biết chữ” Thái Bình đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhì. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt nhưng sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình vẫn được duy trì và phát triển. Hiện nay trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và bùng nổ về khoa học công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống các trường chuyên nghiệp, kinh tế kỹ thuật, trường chính trị, trường dạy nghề đã phát huy tác dụng và góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng như nguồn nhân lực cho tỉnh Thái Bình. Nhiều năm qua, Thái Bình “được mùa” về sự nghiệp “trồng người”. “Đất học” Thái Bình có nhiều tài năng nở rộ, hàng năm số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đạt từ 20% đến 30%. Các làng quê và đô thị của Thái Bình đã nuôi dưỡng nên biết bao cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư… Họ đã và đang làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhiều người con của Thái Bình đã và đang giữ những cương vị chủ chốt ở các địa phương và Trung ương [2]. Những năm gần đây, Thái Bình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của Thái Bình. Quê lúa đã dần đổi màu, những nhà máy, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá, của sự mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới… một mặt, đã tạo nhiều cơ hội học tập và việc làm cho mọi thành viên trong xã hội. Mặt khác, cũng đem lại những nguy cơ và thách thức cho mỗi cá nhân và cả xã hội, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Truyền thống “đất học” Thái Bình đang có nguy cơ bị đe doạ bởi các hiện tượng chán học, lười học, bỏ giờ, học đối phó, quay cóp trong thi cử. Thêm vào đó là nạn rượu chè, cờ bạc, ma tuý… đã và đang xâm nhập vào nhà trường ở Thái Bình gây ảnh hưởng xấu đến một bộ phận học sinh, sinh viên. Tất cả những hiện trạng tiêu cực đó đã ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập của học sinh, sinh viên Thái Bình, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh. Những hiện tượng trên có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa biết phát huy và nâng cao những mặt mạnh và tích cực của những sinh viên, và bản thân mỗi sinh viên chưa thực sự cố gắng phát huy hết nội lực của mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Trước thực trạng như vậy, cùng với yêu cầu đổi mới ở tỉnh Thái Bình và phát huy truyền thống của quê hương, đất nước, chúng tôi thực sự thấy bức xúc và muốn góp phần nhỏ bé để có thể giúp các em sinh viên Thái Bình có thể nâng cao vai trò nhận thức của họ trong quá trình học tập. Chỉ có như vậy thì Thái Bình mới thực sự góp sức mình vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Nhận thức được vấn đề cần phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở Thái Bình trong thời kỳ đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của tỉnh, của đất nước, là cần có một đội ngũ lao động có thể lực, trí lực, có tâm huyết, trung thành với lý tưởng và nhiệt tình cách mạng. Vì lẽ đó tác giả đã chọn đề tài này với mong muốn có thể góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề liên quan đến chủ thể nhận thức, khách thể nhận thức đã được một số tác giả nghiên cứu như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tiến Thủ “Quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Hà Nội 2001. Luận án tập trung nhiều vào lý luận về chủ thể và khách thể nhận thức. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đức Hoàn “Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng ở Việt Nam hiện nay” (Qua thực thế một số trường cao đẳng ở tỉnh Hải Dương), Hà Nội 2001. Luận văn tập trung vào đối tượng là sinh viên cao đẳng khối Kinh tế kỹ thuật ở tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ của Phùng Minh Hải “Vấn đề phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ hiện nay”, Hà Nội 2003. Luận văn tập trung vào nghiên cứu đối tượng là học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ. Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng đề cập tới vai trò chủ thể và khách thể cũng như mối quan hệ biện chứng giưã chủ thể và khách thể như: “Hệ tự tưởng Đức”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “Bút ký triết học”… Tác phẩm “Phát huy tinh thần học tập cầu học, cầu tiến bộ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh dã nhấn mạnh tới vai trò chủ thể nhận thức trong học tập. Trong các Nghị quyết của Đảng ta, đặc biệt là các nghị quyết từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX luôn đề cập đến vấn đề phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao tinh thần tự học… Vấn đề “Nõng cao vai trũ chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viờn ở tỉnh Thỏi Bỡnh hiện nay”, với đối tượng sinh viên đại học Y khoa, sinh viên cao đẳng Sư phạm và sinh viên trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật ở một tỉnh thuần nông nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một miền quê có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội rất đặc trưng vẫn là mảng đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Mục đích Trên cơ sở phân tích thực trạng nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình, đề xuất một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay. - Nhiệm vụ + Phân tích tính tất yếu khách quan của việc nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay. + Khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay. + Đề xuất những phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn + Khảo sát sinh viên của Đại học Y khoa Thái Bình, sinh viên Cao đẳng Sư phạm và sinh viên Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật. + Phạm vi nghiên cứu tập trung và trực tiếp của luận văn là vấn đề “Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay”. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn - Cơ sở lý luận + Luận văn được viết dựa trên những quan điểm triết học Mác - Lê nin về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức, về lý luận nhận thức. Luận văn cũng dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng và sử dụng kết quả nghiên cứu lý luận của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. + Luận văn được viết dựa trên những nghị quyết, quyết định và thông tri về giáo dục và đào tạo có liên quan của tỉnh Thái Bình, của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của Bộ Y tế. - Phương pháp nghiên cứu + Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa DVBC và CNDVLS. + Kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, phối hợp với các phương pháp so sánh, thống kê… để làm rõ vấn đề mà luận văn đề cập. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Góp phần luận chứng cho vấn đề vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Qua điều tra thực tế, tổng kết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhằm nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt thực tiễn, luận văn là sự vận dụng, cụ thể hoá một số vấn đề lý luận của Triết học Mác - Lê nin vào thực tiễn giáo dục, đào tạo ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Vì lẽ đó, những vấn đề mà luận văn đề cập và giải quyết sẽ góp phần thiết thực về cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng ở Thái Bình hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Tính tất yếu của việc nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay 1.1. vai trò Chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên hiện nay 1.1.1. Vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên * Đặc điểm tâm - sinh lý, xã hội của sinh viên Sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù trong tầng lớp thanh niên, họ tồn tại đan xen trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, dân tộc, đoàn thể. Sinh viên đang học tập và sinh sống ở tỉnh Thái Bình thường có độ tuổi 17-18 đến 24-25, một số ít sinh viên ở độ tuổi 25-30. - Về sinh lý: ở độ tuổi 17-25 hình thể đã đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng. Thời kỳ đầu của giai đoạn này, con người đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể trưởng thành. Bộ não đã đạt được trọng lượng tối đa (khoảng 14.000gram), số tế bào thần kinh phát triển tương đối đầy đủ. Lứa tuổi này hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức trưởng thành. Đang trong giai đoạn “dạy thì” các chức năng sinh sản bắt đầu quá trình hoàn thiện. Giới tính phân biệt rõ và phát triển đầy đủ ở mỗi giới cả về hình thể đến biểu hiện nội tiết tố. - Về tâm lý: 17-25 tuổi là thời kỳ phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất ở khả năng tư duy sâu sắc và mở rộng, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, cũng như có tiến bộ rõ rệt trong lập luận lô gích, trong lĩnh hội tri thức, trí tưởng tượng, sự chú ý và nghi ngờ. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập cao. ở độ tuổi này sinh viên có tính nhạy bén cao, khả năng giải thích và gắn ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và tri thức có trước đây. Sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội tối ưu tri thức và đó chính là cơ sở vững chắc cho toàn bộ quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của mỗi một sinh viên. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Tự ý thức có chức năng điều chỉnh nhận thức và có thái độ với bản thân, là sự đánh giá toàn diện về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo các yêu cầu mà xã hội đòi hỏi. - Về mặt xã hội: Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt là họ có vai trò xã hội của người lớn. Người sinh viên đã có kế hoạch cho lao động của riêng mình, độc lập trong phán đoán và hành vi, bắt đầu thể nghiệm mình trong cuộc sống. Vì ở độ tuổi sau trẻ em và bắt đầu thành người lớn, nên thế giới nội tâm của họ là vô cùng phức tạp, phát triển nhân cách của sinh viên là một quá trình chuyển từ các yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu của bản thân sinh viên và là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản thân họ. Những mâu thuẫn chính là: + Mâu thuẫn giữa ước mơ của người sinh viên với khả năng điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ước mơ đó. + Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập chuyên sâu những môn ưa thích và yêu cầu thực hiện toàn bộ chương trình học tập do nhà trường quy định. + Mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin vô cùng phong phú với khả năng điều kiện để xử lý thông tin. Về thái độ học tập của sinh viên thì có rất nhiều kiểu khác nhau. Có sinh viên học chỉ vì nghề nghiệp mà không hề quan tâm đến các lĩnh vực trí thức cũng như hoạt động xã hội khác. Họ luôn thực hiện bài tập theo yêu cầu và chỉ cần đạt điểm trung bình. Ngoài sách bắt buộc phải đọc thì họ chỉ đọc theo ý thích, không liên quan gì đến sự phát triển nghề nghiệp. Có sinh viên lại thích các môn học mà họ coi là tri thức về cuộc sống nói chung trên cơ sở lựa chọn riêng của mình. Họ quan tâm nhiều đến thế giới tư tưởng và sách. Ngoài giờ học bắt buộc, họ tự nguyện tham gia vào các chuyên đề tự chọn, những giờ phụ đạo, các buổi hoà nhạc… Họ muốn hiểu biết các lĩnh vực mà họ quan tâm, họ luôn tham gia vào các tổ chức khoa học và né tránh các tổ chức tập thể, các công việc xã hội không liên quan trực tiếp đến việc học tập. Với những sinh viên này thì học tập thực sự là những khát khao tri thức và kinh nghiệm sống. Cũng có những sinh viên vừa ham thích sách vở và học tập, nhưng vẫn tham gia các hình thức hoạt động và đời sống tập thể, họ cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ thi, coi hoạt động tập thể, có ảnh hưởng tích cực đến bản thân. Có những sinh viên luôn chú ý đến các hoạt động xã hội của nhà trường hơn là bản thân các khoa học. Họ gắn bó với trường và tham gia tích cực vào các hoạt động bề nổi. Với họ thời sinh viên không có nghĩa chỉ là giảng đường, mà còn có các câu lạc bộ, các tổ chức sinh viên… Họ cũng cố gắng để có "mảnh bằng", nhưng ít khi vượt quá ngưỡng tối thiểu. Ngoài những đặc điểm trên, ở vào tuổi của mình sinh viên còn ít từng trải, thiếu kinh nghiệm và vốn sống hạn chế cho nên bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì sinh viên còn bộc lộ những hạn chế không tránh khỏi do khí chất của mình như: hấp tấp, vội vàng do muốn sớm khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống. Tính tự phụ, bồng bột, chủ quan vì muốn nhập cuộc để tự khẳng định mình nên thiếu kiềm chế, nhẹ dạ, cả tin, gặp khó khăn là dễ hoang mang, dao động, dễ bị kích thích, thiếu tự chủ do hệ tim mạch và hệ thần kinh chưa ổn định. Khí chất của thanh niên chưa cân bằng nên dễ bốc đồng và thường bị lợi dụng. Do đặc điểm về tuổi tác của mình nên sinh viên thường tiếp thu thông tin ít chọn lọc, hướng tới các giá trị mới hiện đại nhưng lại nhanh quên quá khứ. Vì lẽ đó mà trong quá trình giảng dạy cho sinh viên, bên cạnh việc giáo dục chuyên môn nghiệp vụ thì phải giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị và giá trị truyền thống cho sinh viên. Hiểu được đặc điểm tâm lý, xã hội của sinh viên, bản chất tốt đẹp, khả năng cách mạng của tuổi trẻ cũng như những hạn chế của họ là một vấn đề rất quan trọng để có nhận thức đúng, có thái độ đánh giá đúng và có quan điểm giáo dục, vận động, phát triển họ một cách khoa học, hiệu quả và như vậy sẽ tạo ra những thành quả lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực mới góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Sau 20 năm đổi mới, do những biến đổi trong chính sách kinh tế - xã hội và ngoại giao, kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách ngoại giao từ chỗ chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa là chủ yếu sang đa phương hoá, đa dạng hoá dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong thang giá trị và định hướng xã hội của thanh niên - sinh viên. Nhiều đề tài cấp Nhà nước như đề tài KX-04-09 “Những luận cứ khoa học của việc đổi mới chính sách thanh niên hiện nay”. Đề tài KX- 07-10 “ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam”… đều nhận định rằng thang giá trị và sự lựa chọn giá trị trong thanh niên, sinh viên hiện nay đã có sự thay đổi trên cả 2 khía cạnh. Thứ nhất: Sự biến đổi của chính các giá trị. Hiện nay, một số các giá trị truyền thống đã được thay đổi về nội dung như, những giá trị đề cao tinh thần hy sinh , xả thân vì nước, vì dân trong thời kỳ chiến tranh đã được thay thế bằng nội dung mới là phải làm tất cả những gì để dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các giá trị về ý thức cộng đồng, về truyền thống đoàn kết không chỉ được quan niệm là hy sinh lợi ích của cá nhân mà còn là sự kết hợp giữa các lợi ích xã hội tập thể và cá nhân, coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp để phát triển kinh tế - xã hội. Trong lao động sản xuất không chỉ là cần cù, chịu khó mà cần phải lao động có tri thức khoa học, có lương tâm trách nhiệm, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Trong cơ chế hiện nay, đòi hỏi con người phải không chỉ dám nghĩ, dám làm mà còn dám chịu trách nhiệm, chấp nhận cạnh tranh, liên doanh liên kết với các cá nhân, các tổ chức kinh tế dịch vụ trong nước và quốc tế. Thứ 2: Sự thay đổi trật tự ưu tiên trong hệ thống giá trị. Qua điều tra 3.000 sinh viên ở 3 trường đại học Y khoa Thái Bình, cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình và trường cao đẳng Sư phạm Thái Bình chúng tôi thấy các giá trị sinh viên Thái Bình quan tâm nhất là: Bảng 1.1: Sự biến đổi một số giá trị cơ bản của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay STT Các giá trị Tỷ lệ (%) 1 Có việc làm và lập nghiệp 99 2 Có học vấn rộng và tư duy sáng tạo 70 3 Có cuộc sống gia đình hạnh phúc 90 4 Có nhu cầu mới, nếp sống văn minh 70 5 Có bản lĩnh, nhân cách công nhân 51 Nguồn: Qua điều tra khảo sát 3.000 snh viên của các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Thái Bình từ tháng 4 - tháng 5/2005. So với kết quả điều tra của đề tài: “Sinh viên - nhu cầu, nguyện vọng” do hội thanh niên thực hiện thì các chỉ số tương ứng là: 83%, 64%, 56,2%, 52,4% và 51,5%. Như vậy quan niệm của sinh viên ở tỉnh Thái Bình về trật tự ưu tiên các giá trị có những điểm khác biệt so với sinh viên của cả nước. Qua điều tra xã hội học, của tác giả Trần Xuân Vinh (1995) “Sự biến đổi một số giá trị cơ bản và thanh niên hiện nay” [103, tr.40 - 43] thì chỉ có 12,1% sinh viên mong muốn được tham gia quản lý xã hội, 26,7% xây dựng Đảng, đoàn, 12,9% lựa chọn nghề nghiệp để được đóng góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong khi đó 81,2% sinh viên lựa chọn cho mình nghề nghiệp có thu nhập cao là quan trọng hàng đầu. Như trên đã trình bày thì giá trị không hoàn toàn là cái bất biến, mà nó luôn biến đổi để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Sự biến đổi ở đây không chỉ về nội dung mà còn về trật tự ưu tiên và xuất hiện thêm những giá trị mới. Có sự biến đổi đó của các giá trị là do sự biến đổi của thực tiễn xã hội và nhận thức của con người. Nền kinh tế - xã hội của chúng ta đang có sự chuyển mình ghê gớm, tất yếu dẫn đến sự thay đổi của thang giá trị. Từ đó dẫn đến việc chúng ta cần phải nhận thức, đánh giá và định hướng cho sinh viên biết kết hợp một cách hài hoà giữa các giá trị, nhằm giảm thiểu những lệch lạc, cực đoan trong việc lựa chọn của các em. Qua kết quả điều tra xã hội học ở 3 trường đại học Y Thái Bình, cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình, cao đẳng Sư phạm Thái Bình và qua một số đề tài nghiên cứu về thanh niên, sinh viên Việt Nam, chúng tôi thấy thanh niên - sinh viên là những con người về thể chất đã đạt đến độ hoàn chỉnh, là thời kỳ phát triển đầy đủ các tố chất của con người Việt Nam hiện đại. Và như vậy thì sinh viên Thái Bình cũng không nằm ngoài xu hướng chung của sinh viên cả nước trong quan niệm về trật tự ưu tiên các hệ thống giá trị cho dù họ có một số những quan điểm riêng. Từ những điểm đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rất rõ sinh viên với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập là những người trẻ, với độ tuổi 18-25 là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, đầy ước mơ và khát vọng, tuổi của tương lai, với nghị lực tiềm tàng, tính năng động trong cuộc sống, là một thế hệ hội đủ các tố chất: Yêu nước, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có nghị lực, ham học lập để có việc làm và lập nghiệp. * Tính đặc thù của sinh viên với tư cách chủ thể nhận thức trong học tập Chúng ta muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng thì không thể không nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên chính ở đây là một bộ phận quan trọng của quá trình dạy - học. Trước hết chúng ta phải hiểu quá trình dạy - học là gì ? Từ đó tìm hiểu tính đặc thù của sinh viên với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập. Học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh, sinh viên là chủ thể, tri thức khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Học là quá trình tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Chiếm lĩnh tri thức khoa học là mục đích của việc học, quá trình này được thực hiện từng bước như sau: Trước hết học sinh, sinh viên phải nắm vững nghĩa, đào sâu ý chứa đựng trong các khái niệm, các tri thức khoa học. Sau đó tái tạo các khái niệm, các tri thức khoa học đó trong bản thân, và phải thao tác với nó, sử dụng nó giống như một công cụ, một phương pháp để chiếm lĩnh thêm các khái niệm và tri thức khoa học khác hoặc để mở rộng, đào sâu, nâng cao thêm chính các khái niệm, tri thức đó ở trình độ lý thuyết cao hơn. Khi đã chiếm lĩnh được các khái niệm, các tri thức khoa học thì người học sẽ biến chúng từ trong kho tàng tri thức xã hội thành học vấn của riêng mình. Từ đó hình thành cho mình một thái độ mới trong việc đánh giá các giá trị tinh thần và vật chất của thế giới khách quan. Như vậy, khi thực hiện thành công quá trình chiếm lĩnh khái niệm, tri thức khoa học thì người học sẽ thực hiện được 3 mục đích: Nắm vững khái niệm, tri thức, phát triển tư duy lý luận và giáo dục đạo đức. Ba mục đích này không tách biệt nhau mà chúng gắn bó, thâm nhập, tác động, quy định lẫn nhau. Về cấu trúc của việc học có 2 chức năng thống nhất với nhau. Ngoài việc lĩnh hội, tiếp thu thông tin dạy của thầy thì quá trình tự điều khiển để chiếm lĩnh khái niệm, tri thức khoa học của người học sinh, sinh viên (tự giác, tích cực, tự lực) là rất quan trọng. Nội dung của học chính là nội dung của việc chiếm lĩnh các khái niệm, các tri thức khoa học. Điều quan trọng của việc chiếm lĩnh nội dung của khoa học, của các tri thức khoa học là lĩnh hội phương pháp kiến tạo nên các khái niệm từ đó rút ra phương pháp nhận thức khoa học nói chung. Ngoài ra việc chiếm lĩnh khái niệm, tri thức khoa học, người học còn phải nắm vững quá trình phát triển lô gích của khái niệm, của tri thức khoa học. Bởi vì khái niệm khoa học luôn vận động, biến đổi và phát triển cùng sự vận động, phát triển của thực tiễn. Tóm lại, nội dung của học là một nguyên lý khái niệm của môn học, cấu trúc lô gích của môn học đó, các phương pháp đặc trưng của khoa học, ngôn ngữ của khoa học đó và biết ứng dụng những hiểu biết đã có vào việc học tập và lao động của mình. Từ đó hình thành khái niệm mới, tri thức mới nhưng là đổi mới đối với bản thân học sinh, sinh viên đó là phương pháp chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Như vậy, sinh viên học có nghĩa là nhận thức. Phương pháp học cũng là những phương pháp nhận thức. Muốn học tốt thì cần phải thống nhất giữa mục đích, nội dung và phương pháp học. Đó là sự điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh khoa học trên cơ sở sự tự điều khiển và hướng dẫn của người dạy. Dạy - là quá trình điều khiển, tối ưu hoá quá trình học sinh, sinh viên chiếm lĩnh khái niệm khoa học, tri thức khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Dạy học có mục đích là điều khiển sự học tập của học sinh, sinh viên. Dạy có 2 chức năng tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau, đó là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học của người học. Sơ đồ 1.1: Quá trình dạy học Quá trình học tập của sinh viên thực chất là quá trình nhận thức, tức là đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, chỉ có điều quá trình đó luôn có sự giúp đỡ, định hướng, hướng dẫn của giáo viên. Đây chính là nét đặc thù của quá trình nhận thức trong học tập của sinh viên. Trong quan hệ với người dạy thì sinh viên là khách thể của quá trình giáo dục và đào tạo, nhưng trong quan hệ với tri thức khoa học và thực tiễn xã hội thì sinh viên lại tồn tại với tư cách là chủ thể của các quá trình nhận thức và ở góc độ này thì tri thức khoa Khái niệm khoa học, tri thức khoa học Dạy Truyền đạt Điều khiển tác cộng Học Lĩnh hội Tự điều khiển học và một phần thực tiễn xã hội lại trở thành khách thể nhận thức của sinh viên - chủ thể nhận thức. Như vậy sinh viên luôn tồn tại trong mối quan hệ “kép” vừa là khách thể lại vừa là chủ thể của quá trình dạy - học. Trong quan hệ với nhà trường, với giáo viên thì họ là khách thể, đối tượng của quá trình giáo dục nhà trường, với giáo viên thì họ là khách thể, đối tượng của quá trình giáo dục và đào tạo. Nhưng trong quá trình học tập nghiên cứu khoa học thì họ là chủ thể nhận thức. * Vai trò của sinh viên với tư cách chủ thể nhận thức trong học tập Như trên chúng ta đã rõ, trong quá trình học tập thì sinh viên là chủ thể nhận thức còn các tri thức khoa học và một phần thực tiễn xã hội chính là khách thể nhận thức của sinh viên. Quá trình sinh viên học tập chính là quá trình nhận thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhưng vai trò của sinh viên với tư cách chủ thể nhận thức là hết sức quan trọng. Điều này thể hiện ở điểm cơ bản sau: - Sinh viên đóng vai trò quyết định trong quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học và một phần thực tiễn xã hội. - Sinh viên - chủ thể nhận thức đóng vai trò quyết định trong quá trình biến học tập thành tự học tập. - Sinh viên - chủ thể nhận thức đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tri thức mới từ những tri thức đã lĩnh hội. - Sinh viên - chủ thể nhận thức đóng vai trò quyết định trong quá trình vận dụng các tri thức đã lĩnh hội vào học tập và nghiên cứu khoa học. 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên - Chủ thể nhận thức trong học tập Chất lượng giáo dục, đào tạo có liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn cho giáo dục, đào tạo của chúng ta đạt kết quả cao đáp ứng được những đổi thay to lớn của thời đại (xu thế quốc tế hoá, tin học hoá - hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức) Đảng ta cần phải tích cực chuyển nền giáo dục, đào tạo sang hệ thống học tập suốt đời, tăng cường phát triển các chương trình phù hợp với nền kinh tế - xã hội và yêu cầu của mỗi cá nhân. Chuyển giáo dục, đào tạo từ một hệ thống đồng nhất sang một hệ thống giáo dục đa dạng và mềm dẻo, hiện đại hoá các phương pháp dạy học. Để có thể thực hiện được những yêu cầu trên thì cần phải có một môi trường giáo dục tốt, phải có một đội ngũ các thầy giáo, cô giáo giỏi cùng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, sách giáo khoa, thư viện… phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Từ một hệ điều kiện có liên quan và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo thì có thể nói có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sinh viên - chủ thể nhận thức trong học tập như: - Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo - Những vấn đề về quản lý, các quy chế, cách kiểm tra, đánh giá chất lượng. - Đội ngũ giáo viên và chất lượng, động lực của đội ngũ này. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính. - Chế độ sử dụng và đãi ngộ với người có trình độ đại học, sau đại học. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ xin được trình bày một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên - chủ thể nhận thức trong học tập. * Mục tiêu, cấu trúc và nội dung của chương trình Mục tiêu của giáo dục đại học, cao đẳng là đào tạo nhân lực có trình độ cao, các chuyên gia cho tất cả các lĩnh vực phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta chưa có điều kiện để giáo dục đại học, cao đẳng thực hiện được mục tiêu dân trí, mà trước tiên là phải tập trung vào việc đào tạo nhân lực, trong đó nhân tài là nhân lực có năng lực đặc biệt, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có thể phù hợp ở thực tế Việt Nam giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như định hướng đổi mới mục tiêu đào tạo đại học, cao đẳng từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), hình thức đào tạo ở bậc đại học được cấu trúc lại bao gồm 2 bộ phận. + Kiến thức giáo dục đại cương Bao gồm các học phần gồm 6 lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Toán học, Ngoại ngữ, giáo dục Quốc phòng và giáo dục Thể chất. Giúp cho người học có tầm nhìn rộng, có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và bản thân con người, nắm vững những tư duy khoa học, biết tôn trọng các di sản văn hoá của dân tộc, nhân loại có đạo đức, nhận thức trách nhiệm công dân, biết yêu Tổ quốc và có năng lực bảo vệ Tổ quốc, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Các học phần về giáo dục đại cương có thể tồn tại dưới những môn học thích hợp từ một số ngành khoa học. + Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Bao gồm 3 nhóm học phần: Cốt lõi (Kiến thức cơ sở và ngành học chuyên ngành, bao gồm các học phần khoa học cơ bản phục vụ cho chuyên môn, Ngoại ngữ chuyên ngành và khoa học quân sự chuyên ngành). Nhóm học chuyên môn chính và nhóm học phần chuyên môn phụ nhằm củng cố cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu. Chương trình đào tạo cao đẳng cấu trúc có thể khác ở cấp này, có 2 loại hình chính là: cao đẳng thực hành như: (cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, cao đẳng Nông nghiệp, cao đẳng Y tế…) và cao đẳng cơ bản như: (cao đẳng Sư phạm và một số cao đẳng Nghiệp vụ…). Chương trình cao đẳng thực hành chủ định cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp là chủ yếu, do đó trong chương trình đào tạo khối lượng giáo dục đại cương giới hạn ở mức vừa đủ cho người học tiếp thu được các kiến thức nghề nghiệp, một bộ phận kiến thức về nghề nghiệp được bố trí dưới dạng các học phần thực hành (có thể đến 50% hoặc hơn). Ngược lại, chương trình của các dạng cao đẳng cơ bản có thể xem như một bộ phận cấu thành của chương trình đại học thuộc ngành tương ứng. Do vậy chương trình của các dạng cao đẳng này có thể chứa trọn vẹn hoặc chứa một phần khối lượng kiến thức giáo dục đại cương ở chương trình đại học. Nội dung giáo dục đại học, cao đẳng phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiện đại và phát triển, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc, hội nhập với trình độ chung trên thế giới. Nội dung cụ thể và mỗi lĩnh vực đào tạo đã được xác định theo Điều 36, Luật giáo dục, chú ý sát hợp với yêu cầu của đất nước, và cập nhật trình độ Quốc tế. Mỗi một khoá học cao đẳng 3 năm, đại học: 4-5 năm, riêng trường đại học Y khoa là 6 năm. Như vậy, chính mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình giáo dục và đào tạo sẽ quy định sinh viên - chủ thể nhận thức phải lĩnh hội đủ lượng tri thức đại cương, tri thức chuyên nghiệp ở từng cấp học, ngành học như thế nào. * Hệ thống giáo trình Để việc học tập của sinh viên đạt kết quả cao và chất lượng tốt thì ngoài các tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu, hệ thống giáo trình có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi giáo trình của một môn học phải đạt được mục tiêu là trang bị một lượng tri thức khoa học cơ sở của chuyên ngành và chuyên sâu có tính chất chuyên biệt nhưng không có nghĩa là hoàn toàn độc lập, tách rời với các môn khoa học khác. Mỗi giáo trình của môn học là một hệ thống cấu trúc toàn vẹn được tạo bởi 2 khối tri thức. + Khối tri thức nền tảng: Là một hệ thống tri thức thuộc về cơ sở của khoa học tạo nên môn đó. Khối nền tảng được xây dựng, thiết kế như một hệ thống toàn vẹn theo lô gíc chặt chẽ và khoa học, đồng thời phải kết hợp với lô gíc của sư phạm phù hợp với những đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi. Khối tri thức nền tảng giữ vai trò quy định, chủ đạo của môn học. + Khối tri thức hỗ trợ: Là những kỹ năng của khoa học khác mà ta cần huy động để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức nền tảng. Hai khối kiến thức trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, tạo sự liên thông môn học như là một chỉnh thể thống nhất. Trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay có rất nhiều giáo trình cho các môn học, về cơ bản đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trên thực tế trong những năm qua cho thấy phần lớn các giáo trình đại học, cao đẳng ở nước ta còn nặng về lý thuyết, coi trọng tri thức hàn lâm, nhẹ về ứng dụng thực hành, chất lượng giáo trình còn thấp… Vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa bằng nhiều biện pháp như: Tăng nguồn kinh phí, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các tác giả nhằm biên soạn, đổi mới nội dung, chương trình các giáo trình, sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh Thái Bình và của đất nước. Trên cơ sở hệ thống giáo trình có chất lượng mới có thể phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên trong học tập. * Hệ thống các phương pháp Hệ thống các phương pháp trong quá trình dạy - học là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh viên - chủ thể nhận thức trong học tập. Thực chất của phương pháp giáo dục ở đại học, cao đẳng là khuyến khích sự chủ động học tập, nghiên cứu khoa học của người học kết hợp với việc giảng dạy, hướng dẫn của người dạy. Phương pháp phải thể hiện được nguyên lý giáo dục: Lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Chấm dứt tình trạng dạy chạy, không có thực hành, thực tập. Đặc biệt cần sớm chấm dứt tình trạng xa rời cuộc sống và đề phòng khuynh hướng “phi chính trị” trong các trường. Cụ thể như sau: + Người giảng viên phải sử dụng một loạt các phương pháp để có thể bồi dưỡng năng lực, định hướng trong hoạt động khoa học và đời sống cho sinh viên. Quá trình này không phải đến giai đoạn này mới bắt đầu, mà thực tế đã được hình thành từ trong các trường phổ thông. Chẳng hạn ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, tuỳ theo năng khiếu và sở thích của mình mà mỗi học sinh đã xác định hướng đi và nghề nghiệp cho bản thân bằng cách lựa chọn ngành nghề và các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Tuy đã được định hình một cách cơ bản từ khi còn là học sinh phổ thông. Song vẫn là cần thiết khi các trường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ giúp sinh viên của mình định hướng và xác định lại, giúp họ tự tin và quyết tâm học tập hơn nữa để có một cơ sở tốt cho tương lai, nghề nghiệp sau này. + Phát triển tư duy trừu tượng, tư duy lý luận Lượng kiến thức mà mỗi sinh viên cần phải lĩnh hội khi học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng là rất lớn. Vì lẽ đó người giảng viên chỉ có truyền đạt một số lượng kiến thức cơ bản nhất, việc còn lại là phải dạy cách học cho sinh viên. Bởi có tới 1/3 các khái niệm, phạm trù là sinh viên phải tự học để hiểu. Do đó, dạy phương pháp cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng chính là rèn luyện tư duy lý luận, tư duy trừu tượng, rèn luyện ngôn ngữ để nắm được các thuật ngữ mới, sử dụng để diễn đạt, làm bài kiểm tra, bài thi chuẩn xác và lô gíc. + Rèn luyện năng lực vận dụng các tri thức và giải pháp hoạt động trí tuệ để nắm được các đối tượng và các quá trình mới. Bồi dưỡng năng lực dự báo khoa học. Đây là một năng lực cần thiết của mỗi sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Từ những tri thức cơ bản và chuyên ngành đã có, sinh viên có thể dự báo được những tiến bộ của nó trong tương lai và những ứng dụng của nó trong đời sống xã hội. + Bồi dưỡng năng lực tổ chức lao động một cách khoa học. Trong những năm gần đây ngành giáo dục, đào tạo đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhưng do rất nhiều nguyên nhân mà việc đổi mới phương pháp còn rất nhiều hạn chế làm cho sinh viên chưa thể chủ động trong học tập và chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. * Đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng: Giảng viên là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, đào tạo, là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập và nghiên cứu của sinh viên. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đánh giá cao công lao của các thầy giáo, cô giáo, của nhà trường đối với việc giảng dạy thế hệ trẻ. Trong những năm đổi mới, truyền thống tôn sư trọng đạo (hoặc như dân gian nói: Không thầy đố mày làm nên) đã được giữ gìn. Từ năm 1984, Chính phủ quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam” trở thành ngày hội của toàn dân. Nhà nước cũng đã có các danh hiệu cao quý do Chủ tịch nước ký tặng các nhà giáo như danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký tặng các nhà giáo có nhiều thành tích đóng góp nhiều năm cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Huy hiệu “Vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Hiện nay đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục chiếm phần lớn trong đội ngũ những người ăn lương của Nhà nước. Trong khi số cán bộ hành chính sự nghiệp của Nhà nước có vài trăm nghìn người, số cán bộ trong các Viện và cơ sở nghiên cứu có hơn 50.000 người thì tổng số đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục tới trên dưới 800.000 người, riêng cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng 34.117 trong số 34.117 cán bộ giảng dạy có 221 giáo sư, 1.024 phó giáo sư, trên 3.000 tiến sỹ, 1.459 thạc sỹ. Gần đây (14/10/2004) theo báo cáo của Chính phủ thì tổng số đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đó lên tới trên 1.000.000 người, riêng cán bộ giảng dạy đạt trình độ thạc sỹ trở lên chiếm 45%. So với yêu cầu thực tiễn của giáo dục, đào tạo thì trình độ giảng viên có học vị từ thạc sỹ trở lên còn chiếm tỷ lệ thấp, trình độ ngoại ngữ, tin học yếu kém, sự hẫng hụt cán bộ có trình độ cao trong đội ngũ giáo viên, giảng viên vẫn chưa khắc phục được [19]. Hàng năm các trường đều tổ chức hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên qua thực tế đã được khảo sát chúng tôi thấy phần lớn giảng viên chưa tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vấn là cách dạy áp đặt , “giảng viên là trung tâm”, “thầy đọc trò ghi”, giảng viên mỗi người dạy theo 1 cách vì chưa có giáo trình chuẩn. Đông đảo đội ngũ giảng viên không có cơ hội để được đào tạo và bồi dưỡng thêm kiến thức nên chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại. Số cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học - một biện pháp để nâng cao trình độ cũng còn hạn chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích giảng viên đi học nâng cao trình độ chưa hấp dẫn. Vì vậy mà tỷ lệ giảng viên đi học thêm để nâng cao trình độ chưa nhiều. Những hạn chế về trình độ, năng lực sư phạm, những bất cập về chính sách đãi ngộ đối với độ ngũ giảng viên, giảng viên… đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, đến học tập và nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của các sinh viên đại học, cao đẳng. * Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đại học, cao đẳng. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đại học, cao đẳng cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới việc học tập và nghiên cứu của sinh viên - chủ thể nhận thức trong học tập. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng cán bộ quản lý và chuyên gia vững vàng trong giáo dục, đào tạo là hết sức quan trọng. Đội ngũ này phải nắm vững được mục tiêu và quan điểm giáo dục của Đảng, đồng thời phải quan tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục đại học, cao đẳng. Tổng kết những kinh nghiệm đã có để có thể làm tốt công việc của mình. * Cơ sở vật chất, điều kiện sống và chính sách đối với sinh viên. - Cơ sở vật chất. Quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên dù được tiến hành dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều được diễn ra trong những điều kiện vật chất nhất định. Vì lẽ đó, cơ sở vật chất của nhà trường sẽ ảnh hưởng nhất định đến quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Trong những năm qua chất lượng của sinh viên đại học, cao đẳng còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường về làm việc ở các cơ quan, trường học kiến thức thực hành còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ sở vật chất dành cho quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. Sau 20 năm đổi mới, Nhà nước liên tục gia tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo, vì vậy cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng có sự biến đổi đáng kể. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã được xây mới, được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp rất nhiều: giảng đường, ký xá, khu vui chơi giải trí, trang thiết bị để phục vụ cho giảng dạy và học tập đều được quan tâm. Tuy vậy, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy - học tại các trường vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn và chưa đồng bộ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên, làm cho họ không đủ điều kiện để phát huy và nâng cao tính chủ động, tích cực trong học tập. Muốn có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao vai trò chủ động tích cực của sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu thì các cấp chính quyền, địa phương và từng trường phải có sự quan tâm đặc biệt hơn, tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng. Nếu cơ sở vật chất tốt, đạt chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chắc chắn giáo dục đại học, cao đẳng của chúng ta được nâng cao hơn. Đồng thời sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên. Để phát huy và nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên thì cần tạo môi trường, điều kiện vật chất tốt nhất cho sinh viên thực tập và nghiên cứu khoa học. - Điều kiện sống và chính sách đối với sinh viên. Điều kiện sống và những chính sách đối với sinh viên sẽ là vật cản hoặc động lực thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. Nếu điều kiện sống tốt với chính sách ưu đãi thì sinh viên sẽ có động lực để tích cực hơn trong quá trình học tập. Ngược lại điều kiện sống còn khó khăn, thiếu thốn thì sinh viên sẽ bị chi phối thời gian và tâm trí cho việc kiếm sống, kiếm tiền chi phí cho học tập. Như vậy thời gian học tập sẽ bị rút ngắn và chất lượng học tập giảm sút. Để sinh viên có động lực, tích cực trong học tập thì cần phải tiếp tục đổi mới chính sách đối với sinh viên. Đảng, Nhà nước, địa phương và các trường cần phải có đủ chính sách ưu đãi hơn nữa, tăng học bổng đối với sinh viên học giỏi, có chính sách ưu đãi giúp đỡ những sinh viên nghèo để họ an tâm học tập, phát triển tài năng. Phải có chế độ ưu đãi đối với sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi, đặc biệt là các đối tượng chính sách… Sự quan tâm, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần thiết thực như vậy sẽ động viên sinh viên tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập. 1.2. Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên - yêu cầu tất yếu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo 1.2.1. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đối với giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực Có thể khẳng định Việt Nam là một nước rất chú ý phát triển giáo dục, đào tạo và thu được những thành quả tốt đẹp trong việc thiết lập hệ thống giáo dục quốc gia. Quy mô giáo dục không ngừng mở rộng, hệ thống giáo dục đa dạng và phong phú các loại hình. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, giáo dục Việt Nam vẫn được UNESCO đánh giá cao so với nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên thành tích đó không lâu bền và hiện nay giáo dục Việt Nam đang nổi cộm nhiều vấn đề cần giải quyết. Mặt khác, trong bối cảnh Quốc tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì yêu câù của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam càng trở nên cấp thiết nhằm đào tạo nguồn nhân lực mới đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính điều này đòi hỏi phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên [43]. Giáo dục nhằm vào định hướng phát triển, trước hết là cung cấp cho xã hội đội ngũ lao động mới, có trình độ chuyên môn cao năng động và sáng tạo có đội ngũ công nhân lành nghề để thích nghi với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó cần phải có những quan điểm mới về vai trò của giáo dục, đào tạo từ đó huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo. Sau đây là những quan điểm có tính chiến lược đã được chỉ ra trong Nghị quyết 4/BCH TWĐCSVN khoá VII và Nghị quyết 2/ BCHTWĐCSVN khoá VIII, Luật Giáo dục. Thứ nhất: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần được các ngành, các cấp nhận thức một cách đúng đắn và sáng tạo. Trước hết giáo dục phải mang tính xã hội hoá, là sự nghiệp của toàn dân của các giáo dục, các tổ chức và cá nhân. Mỗi người phải góp sức phát triển giáo dục đi và quan tâm đến sự nghiệp đó. Từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho giáo dục, đào tạo. Thứ hai: Đầu tư cho giáo dục phải được hiểu là đầu tư cho phát triển. Nhà nước cấp ngân sách cho giáo dục, đào tạo là chủ yếu, ngoài ra cần tạo môi trường thuận lợi hơn để giáo dục có thể vay vốn từ bên ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nhưng không vì thế mà giáo dục được bao cấp hoàn toàn, có nghĩa là người đi học, cơ quan sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp kinh phí cho giáo dục, đào tạo. Thứ hai: Mọi người dân đều có mong muốn được hưởng cơ hội giáo dục cho nên Nhà nước phải tạo quyền bình đẳng trước các cơ hội được giáo dục và họ để làm giảm tình trạng bất bình đẳng về mức độ phát triển giữa các vùng. Cần phải ưu tiên phát triển giáo dục tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… đặc biệt chú ý đến những đối tượng chính sách. Từ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, giáo dục, đào tạo Việt Nam đã thu được một số thành quả đáng kể. So với các nước châu á - Thái Bình Dương, mặt bằng dân trí của Việt Nam khá cao. Số lượng sinh viên ở tất cả các loại hình đào tạo là 1.032.440 tăng so với năm 1998 - 1999 là 35,9% [19]. Như vậy là số sinh viên đại học, cao đẳng tăng rất nhanh chỉ trong một thời gian không dài. Giáo dục đại học, cao đẳng cả nước có 214 trường (2003 - 2004) tăng so với năm 1998, 1999 là 75 trường. Từ ngày 12/2/2001 Thủ tướng Chính phủ cho ban hành 2 quyết định mới được xem như một cuộc “cách mạng trong tổ chức đại học Quốc gia”. Những quy định mới này trên thực tế tạo cho đại học Quốc gia quyền chủ động, quyền tự quyết rất cao. Theo cách nói của các nhà khoa học đó là quyết định “Trả lại” cho đại học Quốc gia đúng thực quyền của nó trong thời kỳ mà thế giới đang đề cập nhiều đến nền kinh tế tri thức. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu học tập đại học, cao đẳng của các tầng lớp dân cư Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ cho phép mở nhiều trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập với sự quy định khung giá hợp lý phù hợp với mức sống của người dân. Ngân sách giáo dục, đào tạo được chia ra làm 2 cấp Trung ương và địa phương. Ngân sách Trung ương chịu hầu hết các khoản chi phí cho các trường học chuyên nghiệp dạy nghề, cao đẳng và đại học. Địa phương chịu ngân sách cho giáo dục phổ thông. Phần ngân sách Trung ương chủ yếu là để trả lương cho giáo viên, một phần nữa để cấp học bổng cho sinh viên. Do đó các khoản chi phí cho xây dựng cơ sở vật chất là rất hạn chế. Kể từ năm 1990 trở đi, ngân sách dành cho ngành giáo dục khoảng 10% tổng ngân sách tiêu dùng hàng năm. Theo yêu cầu cân đối của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ngân sách đó chỉ đáp ứng được 50%. Như vậy ngân sách giáo dục phải ở mức 20% tổng ngân sách hàng năm của của Nhà nước mới ngang bằng tỷ lệ của các nước trong khu vực những năm đầu thập kỷ 90. Cho đến năm 2004 ngân sách cho giáo dục Việt Nam đã đạt 17,1% tổng ngân sách tiêu dùng đây là một dấu hiệu đáng mừng về sự quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy nguồn lực tài chính dành cho giáo dục chưa đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên nhất là đối với các tỉnh còn khó khăn thì cơ câú chi ngân sách giáo dục còn chưa hợp lý. Để có thể đáp ứng được và đáp ứng ngày một tốt hơn đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng bên cạnh việc tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo thì cần phải gắn chất lượng giáo dục, đào tạo với yêu cầu thực tế. Việc đầu tiên là phải nâng cao chất lượng giáo dục của đội ngũ giảng viên. Người giảng viên không những đạt chuẩn quy định khi tuyển dụng mà còn phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, được đào tạo lại, được vận dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại vào điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương và đối tượng sinh viên của mình, được cung cấp những trang thiết bị dạy học tiên tiến. Nội dung giảng dạy phảm đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực hành, cần phải cập nhật kịp thời tri thức hiện đại của thế giới và những vấn đề bức xúc của đất nước, cần chú ý đến yếu tố kỹ năng, kỹ thuật công nghệ và thực nghiệm… để có thể cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng cao, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu khắt khe của thời đại mới. Cần phải khắc phục phương pháp “dạy chay”, “dạy áp đặt” trò trung thành với những gì thầy cho ghi, khích lệ, khơi gợi để sinh viên chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức, để họ thực sự là “trung tâm của hoạt động dạy - học”. Cần phải thay thế quan niệm “Đào tạo theo nhu cầu của người học” bằng “Đào tạo theo yêu cầu của xã hội”. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo sinh viên cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng khắc phục tình trạng mất cân đối trong các ngành nghề. Trong thời gian qua sự mất cân đối trong các ngành nghề đào tạo diễn ra rất nghiêm trọng. Trước hết thể hiện ở chỗ: Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng mở rộng trong khi chuyên nghiệp và học nghề bị thu hẹp. Tiếp đến là sự khác biệt giữa số lượng sinh viên tham gia các ngành học, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành kinh tế và luật chiếm tỷ lệ 42,78% số sinh viên, khoa học cơ bản chiếm tới 15,5%, khoa học kỹ thuật và công nghệ 15,2%. Nông lâm ngư nghiệp chỉ 3,13%. Tính chất thực dụng của người học thể hiện rất rõ trong các ngành học. Hiện tượng thừa cử nhân luật và kinh tế, thiếu kỹ sư các ngành khoa học công nghệ sẽ là vật cản trong quá trình tiếp nhập FDI và tiếp thu công nghệ mới trong quá trình công nghiệp hoá. Bài học đó đã thấy rất rõ qua thực tế các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia nếu thiếu kỹ sư, công nhân lành nghề thì các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ rút vốn. Do thực tế ấy mà một số các quốc gia đã phải nhập kỹ sư ngành dệt, điện tử, năng lượng từ Trung Quốc, ấn Độ và Philíp pin. Việt Nam đã từng tự hào là một trung tâm toán học của thế giới và khu vực. Thế mà hơn 20 năm qua rất ít sinh viên theo học toán, do vậy mà sang thế kỷ XXI theo F.Phạm một nhà toán học Pháp gốc Việt cho là số nhà toán học Việt Nam sẽ là không, thật đau đớn [98]. Trước tình cảnh đó giáo dục, đào tạo phải ăn nhịp với yêu cầu mới của xã hội, cần phải đào tạo có quy mô để hình thành một đội ngũ nhân lực có cơ cấu phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường lao động. Nghĩa là giáo dục không chỉ trang bị tri thức lý thuyết suông mà phải chuẩn bị trước những kỹ năng cho người lao động. Muốn vậy thì phải rút ngắn thời gian và tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ các nhà doanh nghiệp. Kế hoạch hoá giáo dục và đào tạo gắn liền với chiến lược sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng. Muốn vậy phải đổi mới giáo dục, đào tạo toàn diện. Một trong những hướng đó là phải đổi mới cách dạy, cách học, nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 1.2.2. Yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Trong báo cáo tổng kết với đầu đề “Học tập của cải nội sinh”, ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO đã đưa ra các nguyên tắc để xác định nội dung giáo dục, đào tạo trong thế kỷ. Thế kỷ XXI là xã hội học tập, một nền văn minh dựa vào quyền lực của tri thức, giáo dục vừa phải cung cấp tri thức, vừa phải dạy công nghệ (cách làm) làm sao trong dòng thông tin ngày càng đầy ắp mà mỗi người, từng cộng đồng vẫn phát triển, đủ sức định hướng được trong đó. Báo cáo viết: giáo dục như trước đây phải thường xuyên cung cấp những bản đồ của toàn cục thế giới luôn náo động và phải cung cấp la bàn tìm đường đi trong thế giới đó. Dạy và học ở trường cả tri thức, kỹ năng và thái độ để sao cho ra đời vừa làm việc, vừa tiếp tục học suốt đời mới có thể thích nghi với thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau, tinh thần cơ bản ở đây là học tập ứng dụng vào cuộc đời biết và làm, như nguyên lý giáo dục của chúng ta đã khẳng định: Giáo dục giúp mỗi người phát hiện ra và làm giàu tiềm năng sáng tạo của bản thân, năng lực nội sinh của mỗi người, đó là vốn liếng làm cho mỗi người trở lên giàu có. Đó là quá trình phát triển mỗi con người, mỗi nhân cách, cũng là quá trình con người tự khẳng định mình, tự thể hiện mình trong các hoạt động, trong cộng đồng, trong xã hội. Học để biết. Ngoài thu nhập thông tin, tiếp thu tri thức, phải nhấn mạnh việc tạo lập và sử dụng thành thạo tri thức như các công cụ nhận thức. Việc học tập vừa là phương tiện, vừa là mục đích. Là phương tiện, học tập giúp con người hiểu được môi trường sống và làm việc của mình để mà sống trong nhân phẩm, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và giao tiếp. Là mục đích học tập đem lại sự thoả mãn hiểu được, biết được và phát minh, phát hiện, có tư duy độc lập, có khả năng phê phán và có ý kiến riêng của mình. ở bậc đại học, cao đẳng thì phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa học rất quan trọng: Biết đọc tài liệu, biết sử dụng đồ dùng thực nghiệm, có quan điểm khoa học. Tất nhiên, phải trên cơ sở có các tri thức khoa học cơ bản và văn hoá chung. Nói như vậy không có nghĩa là giáo dục trong thời đại này không chú ý đến khả năng tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ và tư duy của người học. Tất cả những cái đó là các phương pháp rất cơ bản để học tập, lao động, sáng tạo. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, thông tin vô tuyến truyền hình đã có trong mọi gia đình. Ngày nay cần phải nhấn mạnh quan niệm rằng, việc giáo dục, đào tạo trong nhà trường được coi là kết quả, khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập, rèn luyện suốt đời. Học để làm. Vấn đề này thường được giải quyết dưới góc độ của việc học gắn với làm, gắn lý thuyết với thực hành. Giáo dục thế kỷ này phải thích nghi với đặc điểm: Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang hình thành một trình độ chuyên môn cao. Trình độ chuyên môn bao gồm: tri thức, công nghệ (biết cách làm) và kỹ năng sống theo nghĩa rộng, nhất là khả năng giao tiếp, hợp tác điều hành, từ đó đi vào thị trường lao động, thị trường việc làm, thích nghi và sáng tạo cuộc sống, phát triển bản thân, phát triển kinh tế - xã hội. Bớt công việc chân tay (lao động phi vật hoá) và tăng cường ngành dịch vụ. Dịch vụ ở đây là các loại chuyên gia, tư vấn, dịch vụ tài chính, thống kê, quản trị, dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế… Đặc trưng của ngành dịch vụ là không sản xuất ra sản phẩm. Dịch vụ cơ bản là quan hệ giữa người với người. Quan trọng nhất trong dịch vụ là thông tin và giao tiếp, năng lực nắm bắt của từng người trong dịch vụ quan hệ giữa người với người, giữa người cung cấp và người tiêu dùng là thứ nhất, thứ hai mới đến quan hệ giữa vật liệu và công nghệ. Từ đây rút ra kết luận rằng: giáo dục đại học, cao đẳng phải đặc biệt chú trọng đến các phẩm chất người, rồi mới cần chú ý đào tạo các loại hình kỹ năng là kỹ năng hành vi giao tiếp, sau đó mới đến các kỹ năng thuần tuý trí tuệ. Giáo dục đại học, cao đẳng phải tạo cơ hội cho mọi người được một vài nghề, vấn đề đặt ra là trường nào có thể làm việc đó, và cái chính là phải làm bằng cách nào ? Nội dung, chương trình giảng dạy phải tính toán ra sao ? Để nhà trường tạo cho người học một số vốn liếng thích nghi với chuyển đổi nghề. Học cách chung sống cùng người khác. Đây là một vấn đề gây cấn của giáo dục hiện nay. Thế giới ngày nay có quá nhiều bạo lực, nhiều mâu thuẫn kéo dài và huỷ hoại nhân loại. Cho đến nay, giáo dục chưa tham gia nhiều vào giải quyết các vấn đề này. Bây giờ ở vào thế kỷ XXI, vấn đề là làm sao tìm được loại hình giáo dục tránh được, hoặc giải quyết được một cách hoà bình các mẫu thuẫn bằng cách giáo dục thái độ tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá, các giá trị tinh thần của họ. Phải nói thêm rằng: giáo dục giữ vai trò to lớn đối với tiến bộ xã hội, với cách mạng khoa học kỹ thuật, nhưng giáo dục không thay thế cho cách mạng xã hội được. Học để phát hiện ra người khác. Phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ tính đa dạng của loài người, đồng thời loài người lại có tính thống nhất, cái riêng của các dân tộc đi đôi với cái chung của loài người, cần hiểu rõ người ta sống phải dựa vào nhau. Mỗi người, mỗi dân tộc phải biết rõ mình, đồng thời phải hiểu người khác, phải biết phát hiện ra người khác, biết mình, biết người. Tức là phải giáo dục cho người học có thái độ thiện cảm, thông cảm với người khác, dân tộc khác, tôn giáo khác. Cùng làm việc vì các mục đích chung là một nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng của giáo dục và đào tạo vì khi cùng hoạt động văn hoá chung, xã hội chung, các thế hệ sẽ quan tâm đến nhau, xây dựng quan hệ tốt giữa thầy và trò trong dạy - học… Học để tự khẳng định mình. Giáo dục phải đóng vào sự nghiệp phát triển toàn diện của mỗi cá thể. Mọi tồn tại người phải được giúp đỡ để phát triển độc lập, có đầu óc phê phán và có ý kiến riêng của mình, tự mình quyết định sự suy nghĩ và hành động, thực hiện suy nghĩ của mình trong các hoàn cảnh sống khác nhau. Làm thế nào để trong thế giới đang có nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhất là thông tin tiến nhanh kỳ diệu mà tránh được xu thế phi nhân văn, đề cao từng con người tự có trách nhiệm quyết định và giải quyết các vấn đề của mình. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thế kỷ XXI là mang lại cho mọi người tự do suy nghĩ, phán đoán, tình cảm và trí tưởng tượng để có thể phát triển tài năng của mình và tự kiểm tra cuộc sống của mình. Hãy giáo dục các nhân cách hết sức đa dạng, độc lập và có sáng kiến, hết sức tránh giáo dục cào bằng hành vi cá thể, tất cả những đặc điểm đó là cơ sở để có khả năng sáng tạo, canh tân xã hội và kinh tế - động lực chính để đưa nhân loại tiến vào thế kỷ mới - Thế kỷ XXI là thế kỷ của tài năng và nhân cách đa dạng, các cá thể biệt tài tạo ra một nền văn minh mới bao gồm đạo đức, nghệ thuật, thể thao, khoa học - kỹ thuật, văn hoá xã hội [43]. Học để tự khẳng định mình là tạo sự phát triển toàn diện con người với toàn bộ sự phong phú của nhân cách từng người, toàn bộ các hình thái thể hiện mình và các cam kết khác nhau của bản thân với tư cách là một cơ thể người một thành viên của gia đình và cộng đồng, một người lao động, một người sản xuất, một người sáng chế kỹ thuật và một người có ước mơ sáng tạo. Chống lại sự tha hoá của con người, khẳng định sự phát triển cá thể, bắt đầu từ một cơ thể dần dần có sự chín muồi nhân cách gắn liền với tác động của giáo dục đi theo cả cuộc đời con người. Điều này đòi hỏi phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Trong những năm qua đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có những thay đổi quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trên con đường phát triển chỉ tiêu tăng trưởng luôn được duy trì, trung bình năm khoảng 7% - 8%. Các chỉ báo xã hội: như xoá đói, giảm nghèo, phát triển con người, bình đẳng giới… tương đối khả quan trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động không thuận lợi. Những thành tựu do đường lối đổi mới đã được Đảng và Nhà nước ta nhận định và đánh giá trong các Văn kiện từ Đại hội VI đến đại hội IX và được thế giới ghi nhận. Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần phải nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận, chúng ta có nhận thức về tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản, có hệ thống kiến thức lý thuyết về kinh tế kế hoạch tập trung, có các tài liệu về kinh tế thị trường trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên phương diện thực tiễn, chúng ta có các bài học kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, của Trung Quốc, Cu Ba và đặc biệt là thực tế của thời kỳ đổi mới 20 năm ở nước ta. Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, từ phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) cho đến. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đều khẳng định việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường ngoài việc nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách của xã hội. Hiệu quả của việc sử dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển xã hội. Giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng trong những năm qua còn nhiều bất cập chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của thị trường lao động. Mặc dù đa số sinh viên có ý thức chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như “phong trào thanh niên tình nguyện” “an toàn giao thông”… Số sinh viên được kết nạp vào Đảng ngày càng nhiều, ở một số ngành nghề trong một số trường trọng điểm có truyền thống như 2 trường Đại học Quốc gia, trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh… trình độ của sinh viên tốt nghiệp đã tiếp cận trình độ của nhiều trường đại học trong khu vực. Nhưng một thực tế đáng lo ngại hiện nay là tình trạng còn những sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử, một bộ phận chưa có hoài bão, lý tưởng, một số vi phạm nội quy, quy chế có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi. Tệ nạn xã hội nhất là ma tuý, cờ bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong sinh viên, tuy ít nhưng chưa được ngăn chặn gây nhiều bất an cho xã hội. Việc tuyển sinh tuy chặt chẽ nhưng đánh giá quá trình học tập lại lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên chưa chăm chỉ học tập. Sinh viên ít có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và hợp tác trong công việc còn yếu. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Việc xây dựng chương trình khung và công tác biên soạn chương trình, giáo trình của các trường đại học, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Giáo trình đại học còn thiếu, nội dung còn lạc hậu, tài liệu tham khảo còn nghèo nàn. Chương trình chưa được thiết kế liên thông giữa các cấp, bậc trình độ đào tạo. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều thiếu giảng viên. Đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng mới có 45% đạt trình độ thạc sĩ trở lên [19]. Phần đông giảng viên nòng cốt, chuyên gia đầu ngành đã cao tuổi, sự hẫng hụt đội ngũ vẫn chưa khắc phục được. Trong khi đó chưa có chính sách thích hợp thu hút đội ngũ cán bộ khoa học của các cơ quan nghiên cứu, tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức, đa số giảng viên chỉ tập trung vào giảng dạy, ít tham gia nghiên cứu khoa học. Bằng những nguồn vốn (đầu tư từ ngân sách, từ học phí và tranh thủ viện trợ) các trường đã cố gắng nâng cấp thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, mua sắm thiết bị hiện đại và nối mạng Internet. Tuy vậy tình trạng chung là cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường chỉ mới đáp ứng khoảng 1/3 chuẩn quy định, đây là bất cập lớn của giáo dục đại học, cao đẳng nước ta. Tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, hiện tượng “học giả, bằng thật”, không trung thực trong học tập và thi cử, sao chép luận văn, luận án có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng giáo dục, đào tạo; đến đạo đức của thế hệ trẻ và lòng tin của xã hội. Bệnh thành tích đã tác động đến quá trình dạy - học, đánh giá học sinh, sinh viên, cũng như công tác quản lý giáo dục, và đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng, chưa phản ánh đúng thực chất. Từ những thành tựu cũng như yếu kém, bất cập nêu trên của giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam thì yêu cầu đặt ra cho giáo dục, đào tạo nói chung, trong đó có giáo dục đại học, cao đẳng là phải đổi mới mạnh mẽ để góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa là thách thức to lớn đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng. Trong bối cảnh đó thì không còn cách nào khác là giáo dục, đào tạo phải được đổi mới mạnh mẽ mà trước hết là phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó chú ý nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Cần phải nhận thức sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục đại học, cao đẳng trong thời kỳ này là phát triển con người Việt Nam với đầy đủ bản lĩnh, phẩm chất tốt và có tri thức để đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế. Thế hệ trẻ của các trường đại học, cao đẳng phải có tri thức, phải trung thực, năng động và sáng tạo, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, có hoài bão, có ý chí vươn lên, tự lập và góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Giáo dục Việt Nam phải hướng tới xã hội học tập, muốn vậy Nhà nước cần phải tạo cơ chế, mạnh dạn huy động nguồn lực và trí tụê từ nhiều trường công lập và trường ngoài công lập - gắn chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Yêu cầu của hội nhập đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải tăng cường hợp tác Quốc tế mới có thể nâng cáo khả năng hợp tác và cạnh tranh của đất nước. Khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển nhảy vọt, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng lớn, đòi hỏi giáo dục phải thường xuyên cập nhật các thành tựu mới, đồng thời phải chuyển dần từ việc học để tiếp nhận tri thức sang học để biết cách tìm kiếm và tích luỹ tri thức. Trong bối cảnh trên, để tạo ra một sự chuyển biến cơ bản và vững chắc, rút ngắn khoảng cách so với các nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục đại học, cao đẳng nước ta cần phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cụ thể: Cần phải tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý. Đặc biệt không chỉ phát huy mà cần phải nâng cao tích chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học để thực sự trở thành những trí thức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn giỏi, có đạo đức, có thể lực tốt nhằm đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. 1.2.3. Vai trò ngày càng tăng của giáo dục nói chung, của tự giáo dục, tự đào tạo của sinh viên nói riêng Có thể khẳng định rằng giáo dục đồng nghĩa với phát triển không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Nhờ có giáo dục mà các di sản tư tưởng và kỹ thuật của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Các di sản này được tích luỹ ngày càng nhiều, càng phong phú làm cho xã hội ngày càng phát triển. Trước đây giáo dục đã bị pha loãng theo thời gian và chia cắt theo không gian thì ngày nay tác động của giáo dục tới phát triển cá nhân, phát triển kinh tế - xã hội ngày càng trở nên “đậm đặc” và có thể tìm thấy kết quả sự tác động này trong mọi “tế bào” của đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Người ta không tìm thấy dấu ấn trực tiếp của giáo dục trên những sản phẩm, di sản hữu hình, nhưng đều nhận thức được sự hiện hữu của giáo dục ở bất cứ ai, những gì do con người sáng tạo ra thông qua hàm lượng trí tuệ cần thiết làm ra sản phẩm đó. Giáo dục là hiện tượng phổ biến trong đời sống, là nhân tố cốt lõi không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển xã hội. Con người sau nhu cầu sinh học, có nhu cầu nhận thức và nhu cầu giao lưu, nhu cầu cải tạo thực tiễn, nhu cầu phát triển, giáo dục giúp con người thực hiện các nhu cầu này. Con người sẽ không tồn tại càng không thể tồn tại nếu không được học. Quyền được học, quyền được phát triển tài năng trở thành quyền cơ bản của con người. Trong phạm vi một đất nước, giáo dục là nền tảng văn hoá của dân tộc, đồng thời là mục tiêu và là động lực của kinh tế. Giáo dục là một trong những thành phần chủ yếu rất quan trọng tạo nên kết cấu hạ tầng kinh tế văn hoá cuả đời sống xã hội. Giáo dục hình thành nhân cách của mỗi cá thể và bản sắc dân tộc góp phần nâng cao dân trí đào taọ nhân lực kỹ thuật bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Giáo dục làm cho con người không những không dốt nát mà còn không lãnh đạm với cuộc sống chung của mái nhà toàn cầu. Giáo dục giúp xã hội vận động và phát triển theo tiến trình từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nét đặc trưng chủ yếu của nó là cái lạc hậu cũ kỹ diệt vọng đi và cái mới ra đời, tạo nên sự rộng mở tiến hoá với sự biến đổi về chất trong quan hệ của con người với sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ con người với công cụ sản xuất, quan hệ con người với chính con người trong cuộc sống hợp tác cộng đồng, quan hệ con người với môi sinh… Giáo dục rèn luyện cho con người biết thích nghi, biết chủ động phát triển trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp này. Sự phát triển xã hội trong đời sống hiện đại đặt ra mục tiêu “Phát triển bền vững” điều kiện cần của nó là kinh tế phải tăng trưởng, song điều kiện đủ là sự tăng trưởng này phải có chất lượng. Giáo dục là nhân tố thúc đẩy và duy trì phát triển bền vững đối với mỗi đất nước, giáo dục tạo ra sự tăng trưởng có chất lượng. Giáo dục ngay từ khi mới hình thành đã có chức năng là xã hội hoá giáo dục làm cho con người gắn kết lại với nhau để cùng tái tạo, sáng tạo, đổi mới điều kiện sinh tồn của mình. Nếu không có giáo dục, con người không có điều kiện gắn bó với nhau một cách hiệu quả bởi vì hành động của bất kỳ cá nhân nào cũng bị hạn chế do khả năng và kinh nghiệm của riêng người đó. Nhờ có giáo dục mà con người giao lưu được với nhau. Những cố gắng của mỗi thế hệ được truyền lại cho thế hệ sau rồi cứ thế tích luỹ lại và ngày càng phong phú làm cho xã hội tiến lên. Emile Durkheim (1858 - 1917) nhà xã hội học Pháp và thế giới rất có lý khi cho rằng:“cá nhân và lợi ích của cá nhân chưa phải là đối tượng duy nhất hoặc đối tượng chủ yếu của giáo dục. Giáo dục trước hết là phương tiện mà xã hội dùng để đổi mới mãi điều kiện snh tồn của chính bản thân xã hội” [5, tr.10]. Ngoài chức năng xã hội thì giáo dục còn có chức năng phân hoá giáo dục chuẩn bị cho mỗi cá nhân có chỗ đứng trong cộng đồng có khả năng tham gia vào sự phát triển cộng đồng mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng đã chuẩn bị cho sinh viên vào đời có vị trí xã hội, vị trí nghề nghiệp riêng của mình. Đó là nhiệm vụ phân hoá của giáo dục nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng. Nếu giáo dục đại học không làm tốt công việc này thì năng suất lao động xã hội sẽ không cao, sự phát triển xã hội sẽ diễn ra chậm chạp và rốt cuộc lại ảnh hưởng xấu cho chính sự phát triển của giáo dục. Chuẩn bị cho sinh viên có nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của mình và phù hợp với yêu cầu xã hội không phải là công việc dễ dàng nhiều hệ thống giáo dục, hệ thống nhà trường đã tỏ ra bất cập khi phải tham gia vào việc kế hoạch hoá nguồn nhân lực theo các mục tiêu phát triển xã hội. Thường có sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực: “lúc thì thừa thợ, thiếu thầy”, “lúc thì thừa thầy thiếu thợ”, lúc thì đào tạo nhiều nhân lực cho khu vực kinh tế sản xuất mà ít nhân công cho dịch vụ, lúc lại nhiều nhân công cho khu vực kinh tế dịch vụ mà ít nhân công cho khu vực sản xuất hoặc nhân lực khu vực nghiên cứu cơ bản, nhân lực phụ vụ bảo vệ an ninh của đất nước. Thông điệp “Học tập là kho báu tiềm ẩn với bốn trụ cột của việc học: Học để biết cách nhận thức, học để biết cách hành động, học để biết cách tồn tại, học để biết cách sống chung với người khác” [5, tr.59], rất có ý nghĩa đối với việc giáo dục thực hiện chức năng xã hội hoá. Vấn đề xã hội hoá cá nhân mang tính chất hết sức gay gắt khi xã hội truyền thống chuyển sang xã hội hiện đại trên hai lĩnh vực: Cơ cấu xã hội mới và những phương thức liên hệ xã hội mới. Gia đình chuyển từ gia đình gia trưởng sang gia đình bình đẳng, nhiều người từ địa bàn nông thôn ra sống ở địa bàn đô thị, sinh hoạt từ thời biểu nông nghiệp sang thời biểu công nghiệp. Những thay đổi này đòi hỏi một quá trình xã hội hoá tích cực, đồng thời đòi hỏi sự cố gắng, sức sáng tạo, tích cực, năng động của mỗi cá nhân là rất lớn đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi phải phát huy và nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Hiện nay giáo dục ở một số trường đại học, cao đẳng diễn ra một sự lệch pha nhất định giữa yêu cầu của xã hội và phương thức đào tạo của nhà trường. Nhìn chung nhà trường chủ yếu vẫn truyền thụ những tri thức khoa học hơn là truyền thụ kỹ năng sống. Những tri thức cũng như những kỹ năng mà người học nhận được ở trường có khi không ăn khớp thậm chí xa lại với những yêu cầu cuộc sống khi họ bước vào đời sống. Cũng phải kể đến một hiện tượng là trong những nhà trường sự giao tiếp thầy - trò diễn ra chưa phải là lối sư phạm hợp tác dân chủ. Người thầy ở nhà trường chưa đóng được vai trò người hướng dẫn các giá trị xã hội nên tác động của nhà trường, của người thầy đối với người học còn những hạn chế nhất định. Phát triển nhà trường, phát triển nền giáo dục phải dựa trên nguyên lý "Học đi đôi với hành… Lý luận gắn với thực tiễn…” [57]. Đồng thời củng cố mối liên hệ tam giác "Nhà trường - Giáo dục - xã hội" là điều không thể thiếu được trong điều kiện hiện nay. Điều 2 Luật giáo dục của nước CHXHCNVN đã ghi: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [57, tr.8]. Để phấn đấu cho mục tiêu đó của giáo dục và đào tạo chúng ta cần phải đào tạo những con người năng động, tích cực và có nhân cách, trong đó tố chất để phân biệt con người năng động, sáng tạo hay không chính là năng lực tự học, tự nghiên cứu của họ. Bởi lẽ quá trình tự học sẽ giúp cho người học giải quyết được những mâu thuẫn giữa sự gia tăng vô hạn của tri thức với khả năng có hạn của thời gian, tuổi tác, khát vọng vươn tới đỉnh cao tri thức trong điều kiện sống thực tế của họ. Thời đại ngày nay là thời đại mà tri thức không ngừng gia tăng thì việc học tập suốt đời qua con đường tự học ở mỗi sinh viên không chỉ là cần thiết mà còn đặc biệt quan trọng, việc nâng cao vai trò tự học trong học tập của sinh viên cũng chính là quá trình tự giáo dục và tự đào tạo chính bản thân họ. Chúng ta đều biết mỗi người học nói chung và sinh viên nói riêng mục đích của việc học và tự học của họ đều nhằm để cho mình có thêm nhiều tri thức, kỹ năng, năng lực hoạt động trí óc cũng như lao động chân tay trong sự hoà quyện năng lực này với nhân cách con người. Như vậy muốn học tốt mỗi sinh viên phải huy động hết mọi nguồn lực của bản thân trước khi có sự hỗ trợ cũng như tác động từ bên ngoài. Sự hướng dẫn, gợi mở, giúp đỡ của người thầy có thể sẽ giúp cho người học tiếp cận nhanh với tri thức hơn, song có thể gặp một số hạn chế nhất định như không chủ động về thời gian, ỷ lại vào thầy, vào bạn, chưa phát huy hết nội lực, tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập. Còn khi người học tự học, có nghĩa là họ đã chủ động đi tìm tri thức, bằng mọi cách họ nắm bắt và hiểu được nó và như vậy người học đã tự rèn luyện năng lực cho bản thân, điều đó rất cần thiết cho họ trong suốt cuộc đời. Tự học có ưu điểm là không bị phụ thuộc vào thời khoá biểu chung nên người học có thể chủ động được thời gian, họ học bất kỳ khi nào có thể, vì là tự học, học không có sự giúp đỡ, định hướng, gợi mở của người thầy nên người học phải tự mò mẫm, bước từng bước nên có thể kết quả thu được chưa cao và chưa nhanh. Nhưng cách học như vậy không chỉ có tác dụng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá mà dần dần cách đặt vấn đề và các ngóc ngách, khía cạnh của vấn đề cũng được hình dung rõ nét hơn. Có như vậy mới làm cho người tự học có hào hứng, háo hức đi tìm người giỏi hơn mình để hỏi, để được giúp đỡ và sự tiếp thu của họ thực sự chủ động và có hiệu quả hơn. Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để phát huy được quà trình tự học, tự giáo dục, tự đào tạo. Phát huy được hiệu quả của quá trình này. Đây là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản mà trên thực tế nó rất phức tạp. Tự học là một quá trình loay hoay tự "mò mẫm" không có người dẫn dắt cũng như không bị buộc vào khuôn khổ cho nên nếu không có quyết tâm cao, không có phương pháp tốt thì sẽ không thu được kết quả. Học trong quan hệ dạy - học của thầy và trò thì người học không những được hướng dẫn, gợi mở để tiếp thu tri thức, hiểu được tri thức mà ở đây người học còn có thầy và bạn giúp mình kiểm tra lĩnh hội việc kiến thức đã đúng và đủ chưa, đã hiểu chưa, còn người tự học thì phải tự kiểm tra bằng cách tự hỏi, tự trả lời để biết mình đã hiểu, hiểu đúng và chính xác chưa. Tự hỏi, tự trả lời là một phương pháp giúp người tự học có thể tự phát hiện ra những điều mình chưa hiểu, chưa thông suốt và rồi cũng chính họ sẽ tìm ra cách giải quyết những điều còn thắc mắc đó. Quá trình này đặc biệt quan trọng đối với người tự học, giúp họ rèn luyện phương pháp tư duy, nâng cao năng lực tìm tòi để giải đáp những câu hỏi do mình đặt ra, qua đó nắm vững hơn những vấn đề cần phải có thể vận dụng. Trong quá trình này nếu tự mình không thấy thoả mãn ở điểm nào đó thì họ sẽ tìm người khác để hỏi và hiểu rõ vấn đề. Hỏi người khác ở đây có thể là những tài liệu, phương tiện mới về công nghệ thông tin trong nước và quốc tế... Như vậy, tiềm năng bên ngoài rất mạnh có thể giúp người tự học, tự đọc, học, hiểu và thực hành một cách chủ động. Quá trình tự học của sinh viên là quá trình kết hợp giữa sự nỗ lực của bản thân người học với sự chủ động tận dụng, khai thác những vấn đề có liên quan từ mọi nguồn lực bên ngoài. Việc tự học của sinh viên phải là một quá trình đọc, học, hiểu và nghiền ngẫm điều mình học, mình biết lật đi lật lại vấn đề, tự xây dựng những thắc mắc, câu hỏi, kết hợp với việc cố gắng tự trả lời, tự giải quyết từng khâu trong những thắc mắc đó. Trong quá trình này trong tình huống thích đáng có thể tìm thầy, tìm bạn, tài liệu, máy vi tinh... để giải quyết thoả đáng những chỗ khúc mắc. Ngoài vấn đề tự lĩnh hội tri thức thì cốt lõi của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là rèn luyện tư duy của mình, rèn luyện phương pháp tư duy, tư duy độc lập, tư duy phân tích, phê phán, tổng hợp và sáng tạo. Việc chiếm lĩnh được tri thức, sinh viên từng bước định hướng được, tự nhận thức được vai trò chủ thể nhận thức của mình. Đây là cơ sở của quá trình chuyển biến từ hoạt động tự phát sang hoạt động tự giác. Tri thức khoa học khi trở thành niềm tin, ý chí sẽ giúp sinh viên chuyển hoá tri thức khoa học vào trong hoạt động thực tiễn, thực nghiệm sản xuất. Đó chính là quá trình biến đào tạo thành tự đào tạo. Tự đào tạo, tự giáo dục là một hình thức đào tạo tích cực nhằm biến đổi chủ thể nhận thức - sinh viên từ tự phát sang tự giác, từ tình thế bị động sang chủ động hình thành trong họ phương pháp học tập tích cực, học tập suốt đời. Chính quá trình này đòi hỏi phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Chương 2 Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra 2.1. Biểu hiện đặc thù của sinh viên ở tỉnh Thái Bình với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập 2.1.1. Khái lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình Thái Bình là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một hành lang cận kề với tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là cửa ngõ giao thương giữa Hải Phòng - Quảng Ninh, nối dài tới các tỉnh duyên hải suốt dọc đất nước. Nói đến Thái Bình là nói đến một trong những miền quê có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội rất đặc trưng với diện tích 1.545,84 km2 đất tự nhiên, chiếm 0,5% diện tích đất của cả nước. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố; một phía là biển Đông có bờ biển dài 54 km, còn 3 phía là sông Luộc, Sông Hoá, Sông Hồng với 3 cồn cát lớn là cồn Đen, cồn Vành và cồn Thủ. Nét riêng ở đây là một dải đất đồng bằng, một vùng quê lúa bát ngát màu xanh. Thái Bình có gần 2 triệu dân, là một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, khoa bảng, có truyền thống lao động sản xuất giỏi và truyền thống chống giặc ngoại xâm. Nơi đây không chỉ là chiếc nôi của các làn điệu chèo, múa rối nước mà còn là đất của những anh hùng hào kiệt làm rạng danh quê hương đất Việt, Từ Lý Bí - đuổi Giặc Lương, dựng lên nước Vạn Xuân đến Trần Thủ Độ cùng các vua đầu triều sáng lập ra triều Trần, hay chiến sĩ cộng sản trung kiên Nguyễn Đức Cảnh. Mảnh đất này dù cách xa kinh thành Thăng Long hàng trăm cây số, sông nứoc bao bọc bốn bề, song đã có tới 130 người con đỗ Tiến sĩ Đại khoa trong hơn tám trăm năm khoa cử thời phong kiến. Đặc biệt có Bảng nhãn Lê Quý Đôn, như đồng chí Trường Chinh đã viết: "là ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang giống nòi" [trích theo 2, tr.12]. Trong lịch sử hình thành của phương thức sản xuất Châu á và nền văn minh lâu đời của cây lúa nước Thái Bình là xứ sở in đậm bóng hình của làng quê, dân dã "Cây đa, giếng nước, sân đình" với cánh cò rợp bay trong câu hát, trong lời ru, tiếng mẹ đưa nôi. Trên một địa bàn bằng phẳng có dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên phổ biến từ 1 -2m so với mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống đông Nam. Thái Bình có đường giao thông thuỷ bộ thuận tiện, quốc lộ 10 nối hai Thành phố lớn Nam Định - Hải Phòng, cầu Tân Đệ qua sông Hồng và cầu Triều Dương rộng dài đã nối đường 39 liền mạch giữa Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Thái Bình có trên 100 công trình kiến trúc lịch sử được Nhà nước và tỉnh xếp hạng. Bốn hình thức lễ hội truyền thống phản ánh văn hoá mang nét riêng của vùng quê lúa là lễ hội tái hiện cuộc sống nhà nông; lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc; lễ hội tái hiện phong tục tín ngưỡng và lễ hội thi tài, vui chơi giải trí. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đặc biệt là những năm gần đây, kinh tế Thái Bình đã có những chuyển biến tích cực đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao dần mức sống của người dân, đưa Thái Bình trở thành một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình đã đồng lòng, ra sức thi đua, nỗ lực để phát triển kinh tế. Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI tỉnh Thái Bình đã vạch ra 5 trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đó là: Hướng thứ nhất Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lấy chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phù hợp với nền kinh tế thị trường làm trung tâm. Thái Bình đã bố trí cơ cấu chuyển đổi thích hợp xây dựng các chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, chú trọng tăng nhanh diện tích cấy lúa lai để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời chuyển 10 - 15% diện tích cây lúa đạt năng suất thấp sang trồng cây nuôi con có giá trị kinh tế cao như: Salat, dưa chuột, khoai tây, đậu tương... Nuôi trồng thuỷ sản... các mô hình chuyển đổi sang cây trồng công nghiệp, nuôi thuỷ hải sản luân canh tăng vụ hay mô hình cấy lúa, nuôi cá... đã cho thu nhập cao hơn 2 - 5 lần so với cây lúa đã giảm do chuyển đổi, song toàn tỉnh vẫn đạt 1.124.895 tấn thóc, năng suất lúa bình quân đạt 12,8 tấn/ha. Thái Bình đã triển khai xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất đạt giá trị 50 triệu đồng/ha và tiến tới là 100 triệu đồng/ha. Hướng thứ hai Phát triển kinh tế biển: Mục tiêu này là ưu tiên phát triển mạnh mẽ và toàn diện kinh tế biển, bao gồm cả nuôi trồng, khai thác đánh bắt, chế biến và du lịch, vận tải. Vì có bờ biển dài nên có điều kiện tốt để phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Thái Bình đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về kho tàng bến bãi, thuỷ lợi, tạo điều kiện để những ngư dân đầu tư cho lao động của mình. Chú trọng khai thác, sử dụng diện tích đầm, bãi bồi, chuyển 1 phần đất nhiễm mặn, đất làm muối sang làm đầm nuôi các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Đến nay tổng sản lượng khai thác thuỷ hải sản nuôi trồng biển đạt 55.014 tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản đã giúp người dân Thái Bình vươn lên xoá đói giảm nghèo làm giàu chính đáng. Hướng thứ 3 Phát triển mạnh nghề và làng nghề ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, làm tăng giá trị về nông sản, tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Thái Bình là nơi có các nghề truyền thống: Thêu ren, dệt lụa, mây tre đan, chiếu cói, cơ khí, trồng dâu nuôi tằm, chế biến nông sản... Nay tiếp tục được phát huy và mở rộng, đồng thời khôi phục một số nghề đã bị mai một và du nhập một số ngành nghề mới. Trong phong trào nghề và làng nghề, Thái Bình thường xuyên quan tâm đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường đi đôi với chủ động phân bố lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý, giảm số thuần nông, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Với cố gắng đó, Thái Bình đến nay đã có 132 làng nghề [96]. Các làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Hướng thứ tư Phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Thái Bình có các điều kiện tốt để phát triển công nghiệp như: Hệ thống giao thông khá thuận lợi, có cảng biển Diêm Điền, có lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyên khí mỏ... đồng thời các doanh nghiệp Thái Bình đã có nhiều mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, có nhiều bạn hàng truyền thống. Để ngành công nghiệp có thêm sức mạnh trong sản xuất và cạnh tranh, chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu GDP, Thái Bình tập trung quy hoạch chi tiết phát triển 6 khu công nghiệp tập trung, trong đó tổng số vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Thái Bình là 2.800 tỷ đồng. Thu hút và giải quyết việc làm cho trên 22 nghìn lao động. Hướng thứ năm Xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng, thu hút đầu tư, coi trọng nhân tài. Bên cạnh chính sách ưu đãi chung của Nhà nước, Thái Bình đã ban hành rất nhiều quy định riêng để thu hút các nhà đầu tư như hỗ trợ 100% kinh phí, đền bù giải phóng mặt bằng, san bằng lấp trũng đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian từ năm 2002 - 2003 và hỗ trợ 50% đến sau năm 2003 trở đi. Mặt khác tỉnh còn hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng về điện, đường, cấp thoát nước tới tận chân hàng rào khu công nghiệp và miễn giảm thuế đất. Những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp thường xuyên được thông tin, tháo gỡ kịp thời thông qua 1 cửa là ban quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh. Cùng với việc xây dựng các cơ chế chính sách thu hút vốn, vốn đầu tư. Thái Bình rất coi trọng việc đào tạo nhân lực có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Thái Bình đã xây dựng cơ chế chính sách khuyến học, đào tạo cán bộ, hỗ trợ 750.000đồng/tháng cho đào tạo 1 tiến sĩ; 550.000đ/tháng cho đào tạo 1 thạc sĩ. Phấn đấu đến năm 2010 ba chức danh cán bộ chủ chốt là Chủ tịch, Bí thư và Chủ nhiệm của tất cả các xã, phường, phải có trình độ cao đẳng, đại học. Tỉnh Thái Bình cũng kêu gọi những người con Thái Bình làm ăn thành đạt ở mọi nơi về đầu tư tại quê hương. Những năm qua với những cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế Thái Bình đã có nhiều khởi sắc, 5 trọng tâm tạo bước đột phá kinh tế của tỉnh được triển khai thực hiện toàn diện đạt kết quả khả quan, góp phần đưa GDP tăng nhanh từ 4,75% năm 2000 lên 7,5% năm 2002 và đến năm 2004 tăng 10,25% [96]. Trong đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ đã tăng đáng kể trong cơ cấu GDP. Đời sống nhân dân Thái Bình từng bước đựoc cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như truyền thống hiếu học của Thái Bình đã ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến sinh viên đang học tập và sinh sống ở tỉnh Thái Bình. 2.1.2. Biểu hiện đặc thù của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay - chủ thể nhận thức trong học tập Thái Bình, theo sử sách thì chẳng những có truyền thống thâm canh lúa giỏi mà còn là một trong những vùng có nền văn hiến cao. Từ thời Lý đến thời Nguyễn đã có 111 vị đỗ đạt trong làng khoa bảng toàn quốc. Trạng nguyên có 2; bảng nhãn 2, thám hoa 3, hoàng giáp 26, phó bảng 6, còn lại là tiến sĩ. Các làng xã khoa bảng như An Mỹ, An Bài (Quỳnh Phụ) Liên Hiệp (Hưng Hà), Song Lãng (Vũ Thư). Một dòng họ tộc, một gia đình khoa bảng như họ Đỗ (An Bài - Vũ Thư) họ Nguyễn (An Mỹ - Đông Linh) họ Lê (Hưng Hà), họ Đặng (Vũ Thư), họ Quách (Thái Thụy) là những điển hình tiêu biểu. Truyền thống học và thi đã đưa người Thái Bình vươn tới những đỉnh cao của tri thức đương thời [2]. Tuy vậy, văn hiến mới chỉ tập trung ở một số nơi thuộc dòng họ có truyền thống nho giáo, nhà giàu. Còn tới 95% dân số trong tỉnh mù chữ, gần nửa thế kỷ thực dân Pháp cũng chỉ mới mở một số ít trường học, năm 1930 cả tỉnh mới có 11.000 học sinh. Sau cách mạng tháng 8/1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hồ Chủ tịch đã lo ngay đến việc nâng cao dân trí, trước hết là “diệt giặc dốt”, thanh toán nạn mù chữ, đó là một đường lối giáo dục vì dân, làm cho đất văn hiến Thái Bình có được cơ hội nảy mầm và ngày càng khai hoa kết trái. Năm 1947 xã Duyên Trang, Đông Hưng là một xã đầu tiên trong tỉnh thanh toán nạn mù chữ được Bác Hồ gửi thư khen. Năm 1948 Quỳnh Côi là huyện đầu tiên trong cả nước thanh toán nạn mù chữ nên vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen. Năm 1949 Thái Bình là tỉnh thứ hai sau Hà Tĩnh căn bản xoá xong nạn mù chữ, được Hồ Chủ tịch tặng “Sổ vàng”, Chính Phủ tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất… [2]. 60 năm qua Thái Bình không ngừng đầu tư cho sự nghiệp trồng người góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đến nay Thái Bình đã có 904 trường học các cấp với 12.371 lớp học, số giáo viên hơn 15 vạn, số học sinh hơn 450.000 người [99]. Năm 1997 - 1998 Thái Bình được mùa lớn về giáo dục... là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn phổ cập Trung học cơ sở. Toàn tỉnh, có 111 em đạt giỏi Quốc gia, 3 em đạt giải Quốc tế và khu vực. Trong đó có 1 em đạt giỏi nhì Toán Quốc tế, 203 em được tuyển thẳng vào các trường Đại học. Thái Bình cũng là một trong 5 tỉnh có truyền thống về học sinh giỏi cấp THPT trong cả nước [99]. Trường THPT Lê Quý Đôn tiền thân là trường cấp 3 Thái Bình thành lập từ năm 1957 có bề dày truyền thống xứng đáng là trường "anh cả" trong các trường THPT của tỉnh. Hơn 40 năm đã đào tạo tốt nghiệp 13.500 học trò, đã có 5.400 em đỗ vào đại học, trong số này có gần 300 đại học vị tiến sĩ. Ngày nay Thái Bình đã có 30 trường THPT sánh vai trường THPT Lê Quý Đôn. Thành phố vốn là nơi các cấp học giáo dục đạt chất lượng cao, song ở mỗi huyện đều có thế mạnh, những điển hình tiên tiến, tiêu biểu dạy tốt học tốt như những vườn hoa muôn màu, ngàn sắc. Từ những mái trường làng đã xuất hiện nhiều tài năng là là con em nông dân. Đó là Bùi Văn Diệp xã Đông Hải- Huyện Quỳnh Phụ 2 lần thi Quốc tế giành huy chương Đồng, Tô Huy Quỳnh 14 tuổi giải nhì Toán Quốc tế năm 1994. Nhiều thế hệ học sinh Thái Bình đã trở thành những cán bộ Trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, họ đã làm vẻ vang truyền thống quê hương. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Minh Hiển là một trong hàng trăm, hàng ngàn học sinh trưởng thành từ mái trường quê lúa [99]. Cùng với việc đầu tư đảm bảo dạy tốt, học tốt ở các cấp học, tỉnh Thái Bình đặc biệt coi trọng tuyển chọn, bồi dưỡng những “hạt giống tốt". Qua 10 năm dự thi học sinh giỏi Quốc gia, trường THPT Chuyên đã đạt 253 giải trong đó 3 giải nhất, 30 giải nhì, 100 giải ba, 120 giải khuyến khích, đặc biệt có 42 lượt các học sinh giỏi được đi dự tuyển chọn đội tuyển dự thi Quốc tế và đạt 4 giải Quốc tế [99]. Có được nhiều thành quả đó là do việc đầu tư có hiệu quả hệ thống các trường Sư phạm, 45 năm (1959 - 2004) trường cao đẳng Sư phạm Thái Bình đã đào tạo hàng chục nghìn giáo viên, 37 năm (1967 - 2004) trường THSP Mầm non đã đào tạo 13.920 giáo viên. Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ giáo viên trình độ chuyên môn cao đạt chuẩn và trên chuẩn so với nhiều tỉnh khác. Những thành đạt đó đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình. Không chỉ "thâm canh" lúa giỏi, Thái Bình còn "thâm canh" giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW2/ Khoá VIII nên mảnh đất văn hiến truyền thống này sẽ ngày càng được mùa hơn. Sinh ra và lớn lên rồi sống và học tập trên một mảnh đất "địa linh, nhân kiệt" giàu truyền thống văn hiến, khoa bảng, có truyền thống lao động, sản xuất giỏi và truyền thống chống giặc ngoại xâm. Sinh viên ở tỉnh Thái Bình ngoài những đặc điểm chung của sinh viên cả nước thì có những nét riêng nhất định. Thứ nhất, qua khảo sát cho thấy gần 90% trong số sinh viên ở Thái Bình là con em nông dân, đời sống còn rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Trình độ dân trí của cha mẹ họ chưa cao, thậm chí có người chỉ vừa thoát được nạn mù chữ, tâm lý, nhận thức, tình cảm nhu cầu, tâm trạng… ở mức độ thấp. Trước tình cảnh đó mà những người con của họ đã cố gắng, tự lực và chủ động rất nhiều để có thể trở thành sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Nội lực gì thúc đẩy họ tiến lên vượt qua số phận, vượt qua hoàn cảnh ? Phải chăng là ý chí, nghị lực, sự nỗ lực của bản thân và truyền thống hiếu học của quê hương. Như vậy, nếu sinh viên ở một số đô thị lớn có nguồn gốc xuất thân rất đa dạng, từ gia đình công nhân, trí thức, bộ đội, nông dân thì đa số sinh viên ở tỉnh Thái Bình xuất thân thuần nhất từ nông dân. Bản chất thật thà, cần cù, chịu thương chịu khó, chăm chỉ của người nông dân - cha mẹ họ đã in đậm trong cốt cách của những sinh viên này. Do đó, sinh viên ở Thái Bình ít bị các tệ nạn xã hội tác động hơn, bản thân họ giản dị, ít đua đòi… những đức tính này rất quý nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Vốn sinh ra trong những gia đình nông dân kinh tế yếu, kém phát triển, lao động sản xuất còn giản đơn ít tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, chưa tiếp cận nhiều với các hoạt động tập thể nên sinh viên Thái Bình còn có phần rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa thật sự mạnh dạn và khả năng tìm tòi khám phá còn hạn chế. Thêm nữa cha mẹ họ là nông dân, cả đời lam lũ vất vả nên họ luôn mong muốn và định hướng cho con cháu mình về nghề nghiệp là phải trở thành trí thức, viên chức Nhà nước, cụ thể là phải trở thành thầy thuốc, thầy giáo hay những nhà kinh tế. Dự định này cao hơn rất nhiều so với các dự định nghề nghiệp khác. Điều này cho thấy khao khát của nhiều bà con nông dân là mong cho con mình thoát khỏi lũy tre làng, có biên chế trong cơ quan Nhà nước, được học hành đỗ đạt. Nhiều người cho rằng sự thành đạt của con cháu là niềm vinh dự của gia đình và dòng họ. Vậy là mỗi người sinh viên Thái Bình lại phải chịu thêm một sức ép vô lý nữa, sức ép của gia đình muốn con thành đạt nhưng lại không có khả năng kinh tế để nuôi con đi học ở tỉnh ngoài. Thái Bình chỉ có trường đại học Y khoa, trường cao đẳng Sư phạm, trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật là quá ít cho việc thực hiện mơ ước của tuổi trẻ.Vì vậy nên rất tiếc cho nhiều em, khao khát học tập, mong muốn được đi tới mọi miền của đất nước để học tập, nghiên cứu và cống hiến tài năng nhưng không thể thực hiện được bởi vì cha mẹ các em không thể chu cấp được các khoản như học phí, tiền ăn, ở, mua sách vở và các chi phí khác khi gửi con ra các thành phố lớn để học. Sinh viên Thái Bình chịu thiệt thòi hơn so với sinh viên các tỉnh khác. Điều kiện sinh sống, hoàn cảnh gia đình đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới con người, tới ý chí, nghị lực của các em. Tuy vậy, để trở thành sinh viên ngay trên quê hương mình hay những sinh viên nghèo của tỉnh khác đến Thái Bình học tập cũng đã là một sự cố gắng, một sự nỗ lực, một sự vươn lên rất đáng trân trọng và tự hào của các em đang học tập và nghiên cứu trên quê lúa Thái Bình. Tất cả những điểm sáng cũng như những hạn chế của các em đã tạo thành một nét rất riêng của sinh viên ở tỉnh Thái Bình. Thứ hai, ở tỉnh Thái Bình có hiện tượng học sinh học rất giỏi đỗ nhiều trường đại học ở Hà Nội, nhưng không thể đi học bởi lẽ gia đình họ không thể chu cấp kinh phí cho họ khi học xa nhà, nên họ chấp nhận học ở trường đại học, cao đẳng tại tỉnh nhà. Vì vậy mà chất lượng đầu vào của sinh viên ở tỉnh Thái Bình là rất cao. Theo danh sách sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở Thái Bình chúng tôi thấy bằng tốt nghiệp THPT của họ xếp loại khá trở lên chiếm tới 86,5% và điểm tuyển vào trường ở một số khoa lên tới 24,5 điểm. Có những năm như năm 2000 - 2001, 2001 - 2002 nhiều em thi đậu trường đại học Quốc gia Hà Nội nhưng lại không đủ điểm để vào trường đại học, cao đẳng tại tỉnh nhà. Tuy còn khó khăn về vật chất nhưng truyền thống hiếu học của ông cha để lại cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp những người học sinh Thái Bình thoát ra khỏi luỹ tre làng để đến với giảng đường đại học. ở đây vai trò chủ thể của họ đã được sử dụng và phát huy. Họ đã chủ động tìm đường đi cho chính bản thân mình, chủ động thực hiện ước mơ của mình, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Với chất lượng đầu vào cao như vậy nên sinh viê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan