Kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của phụ nữ đã kết hôn với phương pháp cấy que ngừa thai dưới da tại bệnh viện Từ Dũ

Tài liệu Kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của phụ nữ đã kết hôn với phương pháp cấy que ngừa thai dưới da tại bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 9 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN VỚI PHƯƠNG PHÁP CẤY QUE NGỪA THAI DƯỚI DA TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Phan Thùy Linh*, Trần Thị Tuyết Nga**, Nguyễn Hữu Trung*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Biện pháp tránh thai (BPTT) bằng que cấy dưới da là một trong những BPTT hiện đại với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng có những tác dụng ngoại ý khiến cho một số phụ nữ rút que sớm trước thời hạn đã được nêu lên ở một số nghiên cứu gần đây. Việc phải rút que cấy tránh thai sớm để chuyển sang một BPTT khác gây lãng phí thời gian và tài chính cho người sử dụng. Một trong những nguyên nhân đó là người phụ nữ không được cung cấp đầy đủ thông tin về BPTT mới này. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của phụ nữ đã kết hôn với phương pháp cấy que ngừa thai dưới da. Từ đó đề xuất những biện pháp giúp phụ nữ hiểu đúng và lựa chọn...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của phụ nữ đã kết hôn với phương pháp cấy que ngừa thai dưới da tại bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 9 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN VỚI PHƯƠNG PHÁP CẤY QUE NGỪA THAI DƯỚI DA TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Phan Thùy Linh*, Trần Thị Tuyết Nga**, Nguyễn Hữu Trung*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Biện pháp tránh thai (BPTT) bằng que cấy dưới da là một trong những BPTT hiện đại với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng có những tác dụng ngoại ý khiến cho một số phụ nữ rút que sớm trước thời hạn đã được nêu lên ở một số nghiên cứu gần đây. Việc phải rút que cấy tránh thai sớm để chuyển sang một BPTT khác gây lãng phí thời gian và tài chính cho người sử dụng. Một trong những nguyên nhân đó là người phụ nữ không được cung cấp đầy đủ thông tin về BPTT mới này. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của phụ nữ đã kết hôn với phương pháp cấy que ngừa thai dưới da. Từ đó đề xuất những biện pháp giúp phụ nữ hiểu đúng và lựa chọn BPTT phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng, thái độ tích cực và các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng và thái độ tích cực của phụ nữ về phương pháp cấy que dưới da tại Bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 196 phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 18-49 tại phòng tư vấn khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình Bệnh viện Từ Dũ, được tiến hành từ tháng 04/2018 đến 05//2018. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm xã hội, đặc điểm chu kỳ kinh, những hiểu biết về que cấy và thái độ về BPTT bằng que cấy dưới da. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ từng nghe về BPTT bằng que cấy dưới da là 71,9%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu trả lời gần đúng hai câu hỏi về kiến thức. Tỷ lệ người có thái độ tích cực về BPTT bằng que cấy dưới da là 49,0%. Tỷ lệ người đồng ý tham gia chương trình truyền thông về BPTT bằng que cấy dưới da là 60,7%. Kết luận: Cần tư vấn kỹ các tác dụng phụ, cũng như thời gian có thể có thai lại sau khi cấy que cũng như lợi ích của BPTT. Từ khóa: kiến thức, thái độ, que cấy ngừa thai, dưới da, kiểm soát sinh, phụ nữ đã kết hôn, Bệnh viện Từ Dũ ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE AND UTILIZATION OF SUBDERMAL BIRTH CONTROL IMPLANTS AMONG MARRIED WOMEN IN TU DU HOSPITAL Phan Thuy Linh, Tran Thi Tuyet Nga, Nguyen Huu Trung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 09-15 Background: Implanon is a single-rod hormonal implant that contains etonogestrel, one of the modern contraceptive methods with certain pros. Unfortunately, this type of contraception has some side effects lead to early implanon removal. It has been raised in recent studies. Early implant removal cause time as well as money consuming of women. One of the main reasons is that the users get insufficient information about this kind of contraception. This study aimed to figured out how far the women comprehence the implanon. Hence, the study will provide evidence to help women choosing the appropriate contraceptive method. *Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch **Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phan Thùy Linh ĐT: 0395819379 Email: phanlinh.yds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 10 Objectives: In order to determine the percentage of women with correct knowledge, positive attitudes and the factors related to the correct knowledge and the positive attitude of women on sub- dermal birth control implant method at the Tu Du hospital. Method: This descriptive cross-sectional study was conducted at the Family Planning Department (FPD) of Tu Du Hospital. From April 2018 to May 2018, a sample of 196 married women of age 18-49 years, who attended FPD center were included in the study. Data was collected through a questionnaire for information on social characteristics, cyclical characteristics, implant knowledge and attitude about sub- dermal birth control implant. Results: 71.9% of respondents heard about a method of contraception, Sub-dermal Birth Control Implant. The majority of respondents answered almost two questions about knowledge. The positive attitude towards this method is 49%. And 60.7% of participants in the media program on sub-dermal birth control implant method. Conclusion: The need to advise fully on the side effects of sub-dermal birth control implant, the time can be pregnant after implanting as well as its benefit. Keywords: knowledge, Attitude, Sub-dermal, Birth control, Implants, Married women, Tu Du hospital ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Cùng với đó, Việt Nam còn là quốc gia đang phát triển nên gánh nặng của sự gia tăng dân số cũng là một trong những thách thức của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này là thực hiện tốt các biện pháp tránh thai (BPTT) và kế hoạch hóa gia đình. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong năm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á. Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em, Bộ Y Tế, tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cả nước có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức(4). Mặc dù ở Việt Nam, phá thai là hợp pháp nhưng việc phá thai không an toàn vẫn diễn ra và đóng góp 11,5% tỷ lệ tử vong mẹ năm 2000- 2001(4). Do đó, việc tăng cường tư vấn ngừa thai sau phá thai và thúc đẩy các BPTT tác dụng kéo dài là điều cần thiết để giảm bớt số ca phá thai. Tránh thai bằng que cấy dưới da là một trong những biện pháp tránh thai chỉ chứa progestin. Giống như các BPTT chỉ chứa progestin, nó được đánh giá cao không chỉ vì có tính dung nạp tốt, tránh được các tác dụng phụ của etstrogen mà còn hiệu quả và an toàn, có thể dùng ở trên phụ nữ cho con bú, phụ nữ bị tăng huyết áp hay đái tháo đường. Cấy que dưới da có tác dụng ngừa thai trong vòng 24 giờ sau khi cấy và trở về khả năng có thai nhanh chóng và hoàn toàn; 94% rụng trứng trong vòng 3- 6 tuần sau rút que(1). Tránh thai giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung, các biến chứng thai kỳ và bệnh viêm vùng chậu hơn so với những phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung bằng đồng. Bên cạnh đó, giống như các BPTT khác, nó cũng có một vài khuyết điểm như kinh nguyệt không đều có thể hạn chế giao hợp, tình trạng vô kinh và thiểu kinh thường xảy ra(2). Chính những tác dụng phụ và ngoại ý này và sự hiểu biết chưa chính xác về phương pháp cấy que ngừa thai dưới da mà tỷ lệ phải rút que sớm trước thời hạn (hai năm) là 51,04%, trong đó có 32,6% tỷ lệ rút que sớm không do tác dụng phụ và 32,5% phụ nữ muốn đổi sang BPTT khác. Theo như nghiên cứu của bác sỹ Cao Hữu Thịnh có chỉ ra rằng sự chưa tin tưởng về BPTT mới, việc xuất hiện nhiều tác dụng phụ đã khiến người sử dụng cảm thấy không thuận tiện, không an tâm nên muốn đổi sang BPTT khác. Do đó, việc phải rút que cấy dưới da sớm trước hạn để chuyển qua một BPTT khác sẽ gây lãng phí thời gian và tài chính cho người sử dụng(1). Vì vậy, đề tài này thực hiện với mục tiêu: Xác định tỷ lệ PN trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng và thái độ tích cực với que cấy ngừa thai? Xác định mối liên quan giữa điểm kiến thức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 11 đúng với thái độ tích cực của PN đã kết hôn với BPTT bằng que cấy dưới da. Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ hữu ích cho việc cải thiện trong công tác tư vấn và cung cấp về kiến thức về BPTT bằng que cấy, tìm ra những yếu tố liên quan để tránh lãng phí thời gian và tài chính cho người sử dụng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Theo một nghiên cứu tại Pakistan, tỷ lệ người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 18-49 tuổi có kiến thức đúng về cấy que dưới da là 14,2%; tỷ lệ người có thái độ tích cực về que cấy dưới da là 85%(3). Từ công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ, với p=0,142 ta tính được cỡ mẫu của nghiên cứu là: 188 PN; với p=0,85 ta tính được cỡ mẫu của nghiên cứu là: 196 PN. Từ đó, nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 196 PN đến khám tại khoa Kế hoạch hóa gia đình, BV Từ Dũ, từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018(1). Tiêu chí chọn vào: PN trong độ tuổi sinh và có ý định ngừa thai; có thể nghe và hiểu tiếng việt. Tiêu chí lọai ra: những PN có thai lưu, thai bệnh lý tại thời điểm khảo sát. Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi cấu trúc gồm bốn phần: A/ Thông tin nền của đối tượng gồm: tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, con nhỏ dưới 24 tháng, nuôi con bằng sữa mẹ; B/ Đặc điểm chu kì kinh: thời gian hành kinh, đau bụng kinh; C/ Tiền căn sản khoa: số lần mang thai, phá thai, tiền sử sử dụng BPTT; D/ Kiến thức và thái độ của đối tượng về que cấy dưới da. Số liệu sau khi thu thập được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Các thống kê mô tả sử dụng tần suất và tỷ lệ phần trăm. Kiểm định chi bình phương và kiểm định chính xác Fisher được dùng để xét mối liên quan giữa kiến thức, thái độ về việc sử dụng que cấy, với các đặc tính của đối tượng. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 31,8 ± 6,3; trong đó, tỷ lệ ở nhóm tuổi từ 26-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,1%. Số phụ nữ học từ cấp hai trở lên chiếm 93,9% và chỉ có 6,1% phụ nữ chưa học tới cấp hai. Kết quả cho thấy, phần lớn phụ nữ được nghiên cứu là đang sống chung với chồng, và 6,6% phụ nữ đang trong tình trạng ly thân/ly dị/góa. Tỷ lệ các đối tượng làm nghề buôn bán, công nhân, công nhân viên chức và nội trợ chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau. Tổng thu nhập gia đình trong một tháng của các đối tượng nghiên cứu thường dao động trong mức 11-20 triệu (VNĐ), số người có mức thu nhập hai vợ chồng cao trên 20 triệu chiếm gần ¼ đối tượng nghiên cứu. Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu mang thai từ ba lần trở lên. Trong đó tỷ lệ phá thai ít nhất một lần chiếm tỷ lệ khá cao 66,8%. Trong 196 phụ nữ đã tham gia nghiên cứu, có 55 PN chưa từng nghe về BPTT bằng que cấy dưới da và chỉ có 141 PN (71,9%) đã từng nghe về BPTT bằng que cấy. Tỷ lệ người có kiến thức đúng về que cấy Trong 141 phụ nữ đã từng nghe về BPTT bằng que cấy dưới da, tỷ lệ người có kiến thức đúng về sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt chiếm tỷ lệ cao nhất là 74,5%. Số người có kiến thức chưa đúng về thời gian có thai lại sau khi rút que cấy dưới da còn khá cao chiếm 91,5%. Bảng 1: Tỷ lệ điểm kiến thức của PN về các nội dung liên quan đến BPTT bằng cấy que dưới da (n=141) Điểm kiến thức Tần số Tỷ lệ(%) 0 1 2 3 4 5 1,7 ± 1,2 * 24 38 35 37 7 0 0-4 ** 17,0 27,0 24,8 26,2 5,0 0 *Trung bình ± độ lệch chuẩn **Giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất Phần lớn số người biết về phương pháp cấy que ngừa thai dưới da chỉ trả lời đúng gần hai câu hỏi về kiến thức. Cụ thể, có 5 câu hỏi về kiến thức: kiến thức về thời gian tác dụng ngừa thai, kiến thức về sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt sau khi cấy, kiến thức các tác dụng phụ sau khi cấy que, kiến thức về khả năng có thai lại sau khi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 12 rút que cấy, kiến thức về lợi ích của phương pháp cấy que. Điểm kiến thức tương ứng với số câu hỏi kiến thức trả lời đúng. Như vậy, số người có kiến thức đúng về phương pháp ngừa thai dưới da còn hạn chế. Tỷ lệ người có thái độ tích cực về que cấy tránh thai (N=196) Có 129 người đồng ý BPTT bằng cấy que dưới da là một BPTT lâu dài, trong đó có bảy người (3,6%) không đồng ý về điều này. Số nguời đồng ý cho rằng cấy que dưới da là một BPTT an toàn và hiệu quả là gần tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là 52,6% và 57,1%. Tỷ lệ người có thái độ tích cực và chưa tích cực về BPTT dưới da là xấp xỉ gần bằng nhau với tỷ lệ lần lượt là 49,0% và 51,0% (Bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ người có thái độ tích cực về que cấy tránh thai (N=196) Thái độ Tần số Tỷ lệ(%) Về việc sử dụng cấy que tránh thai là một BPTT lâu dài Đồng ý 129 65,8 Không chắc chắn/không biết 67 34,2 Không đồng ý 7 3,6 Về việc cấy que dưới da là một phương pháp ngừa thai an toàn Đồng ý 103 52,6 Không chắc chắn/không biết 87 44,4 Không đồng ý 6 3,0 Về việc cấy que dưới da là một phương pháp ngừa thai hiệu quả Đồng ý 112 57,1 Không chắc chắn/không biết 80 40,8 Không đồng ý 4 2,1 Về phương pháp ngừa thai bằng que cấy dưới da Tích cực Chưa tích cực 96 100 49,0 51,0 Có hơn 60% đối tượng được nghiên cứu đồng ý tham gia chương trình truyền thông về BPTT bằng cấy que dưới da. Có khoảng 50% số người tham gia nghiên cứu đồng ý sẽ giới thiệu lợi ích về cấy que dưới da cho bạn bè. Chỉ có 36,2% số người được hỏi thì đồng ý lựa chọn biện pháp tránh thai cấy que dưới da khi cần thiết. Còn lại 63,8% thì trả lời không biết hoặc không (Bảng 3). Bảng 3: Thái độ tham gia chương trình truyền thông về phương pháp ngừa thai và giới thiệu lợi ích của cấy que dưới da cho bạn bè và thái độ lựa chọn cấy que dưới da tránh thai khi cần thiết (N=196) Thái độ Tần số Tỷ lệ(%) Tham gia chương trình truyền thông về phương pháp ngừa thai bằng cấy que dưới da Tích cực Chưa tích cực 119 77 60,7 39,3 Giới thiệu lợi ích của cấy que dưới da cho bạn bè Tích cực Chưa tích cực 95 101 48.5 51,5 Lựa chọn biện pháp cấy que dưới da tránh thai khi cần thiết Tích cực Chưa tích cực 71 125 36,2 63,8 Kiểm định chính xác Fisher Trong 125 đối tượng có thái độ chưa tích cực với việc lựa chọn BPTT bằng que cấy dưới da khi cần thiết, có những nguyên nhân chính sau: thiếu thông tin về BPTT này (59,2%), không thích (21,6%), đắt tiền (16%) Trong đó, chỉ có 5,6% người có thái độ không tích cực về BPTT này là do tác dụng ngoại ý nhiều. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kiến thức với thái độ lựa chọn BPTT khi cần thiết, những người có điểm kiến thức đúng càng nhiều thì thái độ càng tăng, với p<0,001 (Bảng 4). Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm kiến thức với thái độ lựa chọn sử dụng cấy que tránh thai Đặc tính Thái độ tích cực (n= 67) Thái độ chưa tích cực (n= 74) Giá trị p PR (KTC 95%) Điểm kiến thức 0 4 (16,7) 20 (83,3) 1 16 (42,1) 22 (57,9) 1,34 (1,16-1,56) 2 18 (51,4) 17 (48,6) <0,001 1,82 (1,36-2,43) 3 24 (64,9) 13 (35,1) 2,45 (1,58-3,79) 4 5 (71,4) 2 (28,6) 3,30 (1,84-5,92) Kiểm định chính xác Fisher Tỷ lệ người đồng ý sẽ tham gia chương trình truyền thông về cấy que tránh thai ở những người trả lời đúng bốn câu hỏi về kiến thức bằng 1,71 lần so với tỷ lệ tương tự những Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 13 người không trả lời đúng câu hỏi kiến thức nào (p<0,05) (Bảng 5). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kiến thức với thái độ giới thiệu lợi ích của BPTT khi cần thiết, những người có điểm kiến thức đúng càng nhiều thì thái độ càng tăng, với p= 0,017 (Bảng 6). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kiến thức với thái độ tích cực về BPTT, những người có điểm kiến thức đúng càng nhiều thì thái độ tích cực càng tăng, với p<0,001 (Bảng 7). Bảng 5: Mối liên quan giữa điểm kiến thức với thái độ tham gia chương trình truyền thông về cấy que tránh thai Đặc tính Thái độ tích cực (n= 96) Thái độ chưa tích cực (n= 45) Giá trị p PR (KTC 95%) Điểm kiến thức 0 12 (50,0) 12 (50,0) 1 28 (73,7) 10 (26,3) 0,087 1,47 (0,94-2,30) 2 23 (65,7) 12 (34,3) 0,252 1,31 (0,82-2,10) 3 27 (73,0) 10 (27,0) 0,097 1,46 (0,93-2,28) 4 6 (85,7) 1 (14,3) 0,036 1,71 (1,04-2,84) Kiểm định chính xác Fisher Bảng 6: Mối liên quan giữa điểm kiến thức với thái độ giới thiệu lợi ích về cấy que tránh thai Đặc tính Thái độ tích cực (n= 82) Thái độ chưa tích cực (n= 59) Giá trị p PR (KTC 95%) Điểm kiến thức 0 10 (41,7) 14 (58,3) 1 19 (50,0) 19 (50,0) 1,16 (1,03-1,31) 2 23 (65,7) 12 (34,3) 0,017 1,34 (1,05-1,71) 3 25 (67,6) 12 (32,4) 1,56 (1,08-2,25) 4 5 (71,4) 2 (28,6) 1,81 (1,11-2,94) Kiểm định chi bình phương khuynh hướng Bảng 7: Mối liên quan giữa điểm kiến thức với thái độ tích cực về phương pháp ngừa thai bằng cấy que dưới da Đặc tính Thái độ tích cực (n= 94) Thái độ chưa tích cực (n= 47) Giá trị p PR (KTC 95%) Điểm kiến thức 0 5 (20,8) 19 (79,2) 1 18 (47,4) 20 (52,6) 1,41 (1,27-1,56) 2 31 (88,6) 4 (11,4) <0,001 1,97 (1,60-2,43) 3 33 (89,2) 4 (10,8) 2,78 (2,03-3,79) 4 7 (100,0) 0 (0,0) 3,90 (2,56-5,92) Kiểm định chi bình phương khuynh hướng BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy những người có học vấn càng cao thì sự tìm hiểu và những hiểu biết của họ về chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ tốt hơn những người có học vấn thấp hơn. Cụ thể, tỷ lệ những người có học vấn trên cấp ba có thái độ tích cực tăng gấp 2,18 lần so với người có học vấn từ cấp ba trở xuống, với p<0,001. Nghiên cứu ở Pakistan cũng chỉ ra rằng thái độ tích cực đối với que cấy ngừa thai cũng tăng và thái độ tiêu cực đối với BPTT này cũng giảm tương ứng với sự gia tăng của trình độ học vấn, với p=0,058(3). Tổng thu nhập gia đình cũng có mối liên quan với tỷ lệ người có kiến thức đúng về sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt sau khi cấy que (p=0,014). Cụ thể, tỷ lệ phụ nữ ở nhóm có kinh tế hộ gia đình từ 10-20 triệu/tháng và từ 20 triệu/tháng trở lên có kiến thức đúng về sự thay đổi đặc điểm kinh nguyệt cao hơn tỷ lệ tương ứng ở nhóm có kinh tế hộ gia đình dưới 10 triệu/tháng lần lượt là 1,18 và 1,39 lần (KTC 95%: 1,03-1,34 và 1,07-1,82). Tác giả Mehwish Mubarik cũng chỉ ra rằng tỷ lệ những người có tình trạng kinh tế gia đình trung bình có hiểu biết tốt về que cấy dưới da cao hơn tỷ lệ người phỏng vấn có tình trạng kinh tế gia đình thấp với tỷ lệ tương ứng là 15,15% và 8,05%(3). Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với kiến thức đúng về các tác dụng phụ của que cấy tránh thai. Cụ thể, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 14 những người có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi có kiến thức đúng về tác dụng phụ của BPTT bằng cấy que dưới da giảm 55% so với phụ nữ ở nhóm tuổi từ 25 trở xuống, với p<0,028. Điều này có thể lý giải là do những người trẻ thường có xu hướng tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và khả năng tiếp cận với thông tin nhiều hơn ở độ tuổi lớn hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy những người dưới 25 tuổi trả lời đúng được 1,9 ± 1,1 câu về kiến thức, trong khi ở các nhóm tuổi khác chỉ trả lời đúng khoảng 1,7 câu (p=0,716). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, những người từng sử dụng BPTT có xu hướng trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức nhiều hơn những người chưa từng sử dụng BPTT nào. Mặc dù sự khác biệt trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê (p=0,596), nhưng nó đã được nêu lên trong nghiên cứu của Mehwish Mubarik tại Pakistan rằng có mối liên quan giữa những người từng sử dụng BPTT trước đây với kiến thức đúng, với p=0,005(3). Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa điểm kiến thức với thái độ lựa chọn, thái độ giới thiệu lợi ích về que cấy cũng như thái độ tích cực về BPTT này, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Những người có điểm kiến thức càng cao thì thái độ tích cực của họ về PPNT này càng tăng. Điều này có thể lý giải vì những người trả lời đúng càng nhiều câu hỏi về kiến thức thì mức độ hiểu biết của họ về BPTT này càng cao nên họ có thái độ tích cực về BPTT này hơn những ngườii khác. KẾT LUẬN Tỷ lệ PN từng nghe về BPTT bằng cấy que dưới da là 71,9%. Trong số 141 người từng nghe về BPTT bằng cấy que dưới da phần lớn trả lời đúng gần hai câu hỏi về kiến thức. Tỷ lệ người có thái độ tích cực về phương pháp ngừa thai dưới da là 49,0%. Tỷ lệ PN đồng ý tham gia chương trình truyền thông về BPTT bằng cấy que dưới da là 60,7%. Có mối liên quan giữa kiến thức về BPTT bằng que cấy dưới da (thời gian tác dụng và thời gian có thai lại sau khi cấy que) với trình độ học vấn (p<0,05), với số lần mang thai (p=0,016). Có mối liên quan giữa nhóm tuổi 26- 35 tuổi với kiến thức đúng về các tác dụng phụ của que cấy tránh thai, với p=0,028. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng kết hôn, đặc điểm chu kỳ kinh, số lần phá thai và người có con nhỏ dưới 24 tháng với các kiến thức về BPTT bằng que cấy, với p>0,05. Những người có số câu trả lời đúng về kiến thức càng cao, thì thái độ tích cực của họ về BPTT này càng tăng. KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức và thái độ về que cấy ngừa thai của phụ nữ đã kết hôn còn hạn chế. Nhu cầu cung cấp kiến thức về BPTT dưới da bằng que cấy khá cao. Do đó, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau: Khi tư vấn khách hàng về các BPTT trong đó có BPTT bằng que cấy dưới da, các bác sỹ và nữ hộ sinh cần tư vấn kỹ các tác dụng phụ, cũng như thời gian có thể có thai lại sau khi cấy que cũng như lợi ích của BPTT. Do nhu cầu của đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu khá quan tâm và có thái độ tích cực với buổi truyền thông về BPTT dưới da bằng que cấy. Do đó việc tổ chức các buổi truyền thông về các BPTT trong đó có BPTT bằng que cấy dưới da để người dân có kiến thức tốt hơn là cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Hữu Thịnh (2016). “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng rút que Implanon trước thời hạn tại bệnh viện Từ Dũ”. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 76-77. 2. Knowledge for health (2018). “Essential Knowledge About Hormonal Implants”. K4health Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 15 /essential access on 09 Mar 2018. 3. Mubarik M, Jameel N, Khalil R (2016). "Knowledge, attitude and utilization of subdermal birth control implants among married rural women of Pakistan". International Journal of Research in Medical Sciences, 4 (6), pp. 2229-2238. 4. Ngo D. Thoai, Nguyen H. Thang, Le T. Hoan et al (2014). "Risk factors for repeat abortion and implications for addressing unintended pregnancy in Vietnam". International Journal of Gynecology and Obstetrics, 125, pp. 241-246. 5. Sivin I (2003). "Risks and benefits, advantages and disadvantages of levonorgestrel-releasing contraceptive implants". Drug Saf, 26 (5), pp. 303-335. Ngày nhận bài báo: 8/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf009_1_3545_2166348.pdf
Tài liệu liên quan