Dược lý học - Bài 18: Công tác thu hái, trồng cây thuốc và sử dụng dƣợc liệu ở tuyến cơ sở

Tài liệu Dược lý học - Bài 18: Công tác thu hái, trồng cây thuốc và sử dụng dƣợc liệu ở tuyến cơ sở: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 124 BÀI 18 CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ ( Tuyến Quân Y Đại Đội , Tiểu Đoàn , tuyến y tế Phƣờng, Xã)  MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG: 1. Mục đích : Nắm vững quan điểm kết hợp đông tây y của Đảng và Nhà nƣớc trong công tác phòng và chữa bệnh. 2. Yêu cầu : Nắm vững chủ trƣơng phát triển Đông Nam Dƣợc trong ngành Y tế. - Nắm bắt một số kỷ thuật trồng thu hái chế biến dƣợc liệu (cây, thuốc). - Nắm và sử dụng danh mục 35 – 45 cây thuốc thông thƣờng để phòng và điều trị 10 chứng bệnh thông thƣờng theo quy định của Bộ Y tế ở tuyến cơ sở. - Biết áp dụng một số cây thuốc trong điều trị vết thƣơng, vết bỏng.  THỜI GIAN GIẢNG BÀI: 4 – 6 tiết  ĐỐI TƢỢNG GIẢNG: - Sinh viên Y dƣợc năm thứ 5 – 6 hệ dài hạn và sinh viên năm thứ 3 – 4 hệ chuyên tu, tại chức Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.  NỘI DUNG BÀ...

pdf11 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dược lý học - Bài 18: Công tác thu hái, trồng cây thuốc và sử dụng dƣợc liệu ở tuyến cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 124 BÀI 18 CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ ( Tuyến Quân Y Đại Đội , Tiểu Đoàn , tuyến y tế Phƣờng, Xã)  MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG: 1. Mục đích : Nắm vững quan điểm kết hợp đông tây y của Đảng và Nhà nƣớc trong công tác phòng và chữa bệnh. 2. Yêu cầu : Nắm vững chủ trƣơng phát triển Đông Nam Dƣợc trong ngành Y tế. - Nắm bắt một số kỷ thuật trồng thu hái chế biến dƣợc liệu (cây, thuốc). - Nắm và sử dụng danh mục 35 – 45 cây thuốc thông thƣờng để phòng và điều trị 10 chứng bệnh thông thƣờng theo quy định của Bộ Y tế ở tuyến cơ sở. - Biết áp dụng một số cây thuốc trong điều trị vết thƣơng, vết bỏng.  THỜI GIAN GIẢNG BÀI: 4 – 6 tiết  ĐỐI TƢỢNG GIẢNG: - Sinh viên Y dƣợc năm thứ 5 – 6 hệ dài hạn và sinh viên năm thứ 3 – 4 hệ chuyên tu, tại chức Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.  NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾP TẾ QUÂN Y: CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC, SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ. I. MỞ ĐẦU: - Dân tộc ta có truyền thống lâu đời sử dụng cây, con thuốc (thuốc Nam, thuốc Bắc – Đông y) để phòng và điều trị bệnh. Hiện nay ngành y tế (Dân Y – Quân Y) đã và đang tiếp tục kế thừa phát huy truyền thống y học cổ truyền, kết hợp Đông Tây Y để phòng và điều trị bệnh cho nhân dân và quân đội đạt nhiều kết quả tốt. - Tháng 2 năm 1955 Bác Hồ đã gửi thƣ cho cán bộ ngành y tế, Bác viết: “...Ông cha ta ngày trƣớc có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc Ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây, khai thác cây thuốc và con thuốc”. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 125 - Thấm nhuần lời dạy của Bác, Nhà nƣớc và ngành Y tế đã có nhiều chỉ thị về sử dụng, nuôi, trồng, thu hái dƣợc liệu cây, con thuốc để phòng và điều trị bệnh. - Dƣợc liệu nƣớc ta có rất nhiều loại về cây thuốc, động vật làm thuốc và cũng có nhiều loại cây con thuốc quý hiếm trên thế giới. Đây chính là cơ sở của ngành y học dân tộc, có vị trí quan trọng trong nền y học hiện đại. II. NGUỒN DƢỢC LIỆU Ở NƢỚC TA ĐA DẠNG, PHONG PHÚ: - Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng trên một vạn loại thực vật (theo thực vật chí Đông Dƣơng – Flore générale de l’Indochine) trong đó có khoảng trên 2.000 loại cây thuốc (chiếm 20% tổng số cây thực vật). 1. Một số cây thuốc thƣờng dùng trong điều trị bệnh: 1.1- Quế thanh: Cinnamomum sp (loureirii, cassia, zeylanicum) có ở Thanh Hoá, Quỳ Châu - Nghệ An, Trung bộ, Tây nguyên. 1.2- Quinquina: Cinchona calisaya, di thực, có ở Bonloven, Sơn Tây, Ba Vì. 1.3- Sâm Việt Nam: (Panax vietnamensis), có ở Tây nguyên, Kontom. 1.4- Vàng đắng: (Coscinium usitatum) – có từ vĩ tuyến 16 vào Nam 1.5- Hoàng đằng: (Fibraurea tinctoria) – có ở hai miền Nam Bắc. 1.6- Hà thủ ô đỏ: (Polygonummultiflorum) – có ở Bắc Việt Nam, Tây Nguyên. 1.7- Tam thất: (Pseudopanax ginseng), di thực có ở Bắc Việt Nam. 1.8- Đẳng sâm: (Codonopsis tangshen), có ở Bắc Việt Nam. 1.9- Trầm hương: (Aquilaria agallocha Thymecalcceac) có ở (Trung Bộ Việt Nam - Quảng Nam - Phú Yên - Khánh Hòa...). - Các cây thuốc thông thƣờng nhƣ : 1.10- Bồ Công Anh: Lactuca indica L. , compositae. (Astera-ceae) 1.11- Sài Đất: Wedelia calendulacea L. Less, Compositae. (Asteraceae) 1.12- Gừng: Zingiber officinalis, Zingiberaceae. 1.13- Riềng: Alpinia officinarum Hance, Zingiberaceae. 1.14- Hành: Allium fistulosum, Liliaceae. 1.15- Tỏi: Allium sativum L. Liliaceae. 2. Các loại động vật làm thuốc (con thuốc): Gạc Hƣơu, Nai, nhung Hƣơu, Khỉ, Ho,å Hải Cẩu, Tắc Kè, Rắn, Rắn Biển, Mật Gấu, Mật Ong, Cá Ngựa (một số động vật Hổ, Gấu, Khỉ, Hƣơu, Nai, Rắn... hiện nằm trong sách đỏ cấm săn bắn sử dụng). Đa số dùng để làm thuốc bổ dƣỡng và kích thích cơ thể... BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 126 Có thể nói ở xung quanh nơi ta ở từ rừng núi, đến đồng bằng, nơi sông, suối, biển cả, hải đảo, đâu đâu cũng có thể tìm kiếm đƣợc các cây, con thuốc rất đa dạng, phong phú làm thuốc để phòng và chữa bệnh. III. NỘI DUNG SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU: 1. Trồng trọt cây thuốc: * Nguyên tắc chung: Là phải chú ý đến các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, đất trồng, phân bón, giống cây, luân canh và phòng trừ sâu bệnh. - Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng + Nhiệt độ : Thích hợp cho các loại cây thuốc là 20 – 300C + Độ ẩm : Thích hợp nhất là 80 – 900C + Aùnh sáng : Tuỳ thuộc từng loài (cây ƣa nắng, cây ƣa dƣới tán dâm) - Đất trồng: Chọn các vùng có đất thịt nhẹ, pha cát, xốp nhiều mùn. Không nên chọn những nơi đất sét, sỏi đá quá rắn chắc hoặc quá rời rạc. - Phân bón: Tốt nhất là phân hữu cơ (phân chuồng). Ngoài ra cần có thêm phân đạm, phân lân (P2O5), phân kali (K2O), và vôi (CaO). - Giống cây: Không sâu bệnh, ra hoa, kết quả bình thƣờng. Khi cây thuốc ra hoa kết quả cần chọn loại hạt có sức nảy mầm tốt, hạt phải đƣợc bảo quản chu đáo. - Luân canh: Không nên trồng một loại cây trong nhiều năm trên một mảnh đất ; bởi vì một loại cây sẽ hút kiệt chất dinh dƣỡng của đất, và cây sẽ cằn cỗi, dễ mắc sâu bệnh. Luân canh là biện pháp cải tiến điều kiện sống cho cây. - Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải chăm bón, tỉa bỏ các cây sâu bệnh. Phải bắt sâu, hoặc phun thuốc trừ sâu (có thể dùng dung dịch Booc đô và một số dung dịch thuốc dùng trong nông nghiệp). 2. Thu hái, chế biến, bảo quản: 2.1- Thu hái: - Nên thu hái vào lúc trời khô ráo vì thuận tiện cho việc phơi sấy... - Bộ phận làm thuốc: Nếu là hoa cần thu hái lúc hoa sắp nở hoặc bắt đầu nở không để đến lúc tàn rụng hết cánh hoa (ví dụ: cúc hoa). - Lá cây: Hái vào lúc cây sắp ra hoa, bắt đầu ra hoa, vì lúc đó lá cây có nhiều hoạt chất nhất (Bạc hà, sả...). - Quả khô: Nên hái trƣớc khi quả khô hẳn, quả mọng hái lúc quả sắp chín, bắt đầu chín. - Vỏ cây: Thƣờng thu hái vào mùa xuân. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 127 - Gỗ cây: Nên hái vào mùa đông. - Rễ cây: Nên hái vào mùa đông hoặc đầu xuân. 2.2- Phơi, sấy: Dƣợc liệu muốn để đƣợc lâu cần phải sấy khô tới khi còn độ ẩm nhất định (khoảng 5%). Nếu độ ẩm lớn làm dƣợc liệu ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Có hai cách phơi: * Phơi trong râm: (gọi là âm can) Phơi trong râm với các dƣợc liệu mỏng manh (hoa) hoặc các dƣợc liệu chứa tinh dầu. Nhƣợc điểm là phơi lâu, dƣợc liệu phải đƣợc treo trên một dây phơi dài... * Phơi ngoài nắng: Phơi trên các sân bãi thoáng (các dƣợc liệu có mùi hấp dẫn ruồi, bọ, phải che đậy kín bằng vải thƣa). Nhƣợc điểm của cách phơi này là dễ bị động vật và thời tiết phá hủy nếu không bảo vệ tốt. * Sấy :Nhiệt độ thƣờng dùng từ 40 – 700C là bảo đảm. 2.3- Chế biến dược liệu: Ở tuyến cơ sở chỉ dùng dƣợc liệu dƣới dạng tƣơi và dùng ngay. Nhƣng ở tuyến trên các dƣợc liệu phải đƣợc chế biến thành dạng thuốc phiến. Thuốc phiến là loại thuốc đƣợc bào, thái, phơi khô. Có thứ dƣợc liệu để sống, có thứ dƣợc liệu phải qua sao tẩm. Sao tẩm nhằm tăng tác dụng vị thuốc (nhƣ hƣơng phụ) hoặc làm giảm hoạt tính quá mạnh (nhƣ: hạt mã tiền). Một số cách sao tẩm thƣờng dùng nhƣ sau:  Sao: Dùng chảo gang hoặc nồi đất, nung nóng, dùng đũa to bằng tre để đảo dƣợc liệu đã thái mỏng hoặc cắt nhỏ cho tới khô. Tuỳ theo yêu cầu từng vị thuốc để sao nhƣ sao vàng, sao đen, sao tồn tính. + Sao vàng: Mặt ngoài của thuốc có màu xám vàng, thƣờng có mùi thơm, vị thuốc bớt tính hàn, khi sao cần nhỏ lửa và sao lâu. + Sao vàng hạ thổ: Quét sạch nền đất, trải miếng vải hay giấy mỏng rồi đổ úp dƣợc liệu đã sao vàng xuống, đậy lại (5 – 10 phút). Mục đích lấy lại thăng bằng âm dƣơng cho vị thuốc. + Sao đen: Dùng lửa to thật nóng cho dƣợc liệu vào đảo đều đến khi bên ngoài cháy đen, bẻ ra bên trong còn vàng là đƣợc. + Sao tồn tính: Là sao đen tới 70% dƣợc liệu mà vẫn chƣa thành than, ví dụ: vị cây trắc bách diệp, sao tồn tính mới có tác dụng cầm máu. - Tẩm rượu (trích, chiếc): Dùng rƣợu trắng 30 – 40 0 cồn, để tẩm - với tỷ lệ khoảng 50ml đến 200ml rƣợu cho một kg dƣợc liệu, ủ trong 2-3 giờ rồi đem sao, mục đích làm cho thuốc thấm dần lên khắp các bộ phận cơ thể. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 128 - Tẩm nuôi: Dùng nƣớc sôi 20% tẩm nhƣ tẩm rƣợu, sao vàng. Mục đích hƣớng thuốc vào thận. - Tẩm mật, tẩm gừng, tẩm dấm hoặc tẩm các thứ khác: Cũng dựa theo phƣơng pháp tƣơng tự đã nêu ở trên. 2.4- Bảo quản dược liệu : Là một khâu rất quan trọng, phần lớn dƣợc liệu sau khi thu hái xong mặc dù đƣợc phơi sấy khô nhƣng không có sự bảo quản tốt sẽ bị giảm dần tác dụng, thậm chí hỏng hoàn toàn, gây lãng phí tốn kém. Có loại dƣợc liệu chỉ dùng tƣơi mới có tác dụng. Ví dụ : - Lá cây sống đời - Lá cỏ lào - Vỏ cây Hu Đay  Có 5 yếu tố quyết định tới chất lƣợng bảo quản dƣợc liệu là : - Độ ẩm : Độ ẩm nƣớc ta trung bình là 85%, vào tháng 2,3,4 và 7,8 khí hậu ẩm nhiều hơn. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu, mọt, nấm mốc phát triển, dƣợc liệu toả nhiệt và tiêu hao dần các hoạt chất. Để khắc phục cần làm giảm hơi nƣớc ở môi trƣờng bảo quản. Độ ẩm của dƣợc liệu cần phơi sấy sao cho đạt độ ẩm toàn phần 10% - 12%. Đối với dƣợc liệu là rễ có chứa nhiều đƣờng cần đạt độ ẩm 15%. Vì vậy kho chứa phải thông gió, sạch sẽ, phải dùng chất hút ẩm nhƣ vôi cục, silicagen, gạo rang, tro bếp... Bao bì đóng gói bảo quản dƣợc liệu cần dùng nhƣ thùng gỗ, chum, vại, politen, nilong... - Nhiệt độ : Nhiệt độ tốt nhất cho bảo quản dƣợc liệu là 250; nhiệt độ cao hơn làm bay các tinh chất có trong dƣợc liệu; dƣợc liệu chứa chất béo sẽ biến chất thành vị đắng khê khét. Vì thế nơi chứa dƣợc liệu phải thông gió, thoáng, mát, không để dƣợc liệu thành đống quá to. Cần phải chuyển đảo dƣợc liệu theo định kỳ. - Thời gian lƣu kho : Dƣợc liệu lƣu kho lâu sẽ giảm phẩm chất. Cần luân lƣu xuất nhập theo thời vụ, không để lƣu quá lâu, quá nhiều năm. - Bao bì đóng gói: Bao bì cần sạch khô và thích hợp cho từng dƣợc liệu. Các dƣợc thảo mộc đựng trong bao tải, bao cói, các dƣợc liệu là các loại hạt dễ bị sâu mọt, dƣợc liệu chứa tinh dầu nên chứa trong hòm sắt có chất hút ẩm. Dƣợc liệu là động vật (tắc kè, hải mã, nhung hƣơu) cần đựng trong hòm chống ẩm mốc, sâu mọt. Đi đôi với việc chống ẩm, chống nóng, cần thƣờng xuyên kiểm tra dƣợc liệu phát hiện nấm mốc, cho cách ly và bảo quản ngay. Kho thuốc có dƣợc liệu BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 129 mốc cần đƣợc bảo quản bằng hóa chất diệt nấm. Diệt sâu mọt và cả nấm mốc bằng cách sấy than, phơi nắng, xông diêm sinh – lƣu huỳnh (1m3 không khí của buồng sấy cần 50 – 100g diêm sinh để đốt; đóng kín cửa và giữ thời gian xông lƣu huỳnh trong vài giờ hoặc để một ngày đêm). Có thể khử trùng bằng nhôm phosphur (khi dùng các hóa chất cần có biện pháp phòng chống độc hại). 3. Danh mục 35 cây thuốc đƣợc Bộ Y tế quy định phổ cập cho tuyến Y tế cơ sở. 3.1- Bạc Hà 3.2- Cúc hoa vàng 3.3- Gừng 3.4- Hƣơng nhu 3.5- Kinh giới 3.6- Tía tô 3.7- Bồ công anh 3.8- Ké đầu ngựa 3.9- Kim ngân 3.10- Sài đất 3.11- Hoắc hƣơng 3.12- Khổâ sâm 3.13- Riềng 3.14- Mơ tam thể 3.15- Đinh lăng 3.16- Mức hoa trắng 3.17- Cỏ sữa 3.18- Hy thiên 3.19- Lá lốt 3.20- Ngƣu tất (cỏ xƣớc) 3.21- Ích mẫu 3.22- Ngải cứu 3.23- Húng chanh 3.24- Rẻ quạt 3.25- Cam thảo dây 3.26- Cà gai leo 3.27- Địa liền 3.28- Mạch môn 3.29- Nhọ nồi 3.30- Nhót 3.31- Sâm đại hành 3.32- Sắn dây 3.33- Mã đề 3.34- Thiên môn 3.35- Dâu tằm 4. Sử dụng các cây thuốc do Bộ y tế quy định để điều trị 10 chứng bệnh sau: 4.1- Cảm cúng 4.2- Tiêu độc 4.6- Ỉa lỏng 4.7- Lỵ 4.3- Phong thấp 4.4- Ho BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 130 4.5- Điều kinh 4.8- Mỏi mệt 4.9- Da liễu 4.10- Rắn rết cắn, ong đốt. 5. Nhóm cây thuốc cụ thể điều trị 10 bệnh thông thƣờng: 5.1- Nhóm cây thuốc điều trị cảm cúm: - Bạc hà : Mentha arvensia Lamiacese. - Cúc hoa vàng : (Kim cúc) Chysanthenan indicum L., As- teraceae. - Gừng : Gingiber offcinalis Zingiberaceae. - Hƣơng nhu trắng : Ocimun gratissimum L., Lamiaceae. - Kinh giới : (Tử tô) Perrila frutescens L., Lamiaceae. 5.2- Nhóm cây tiêu độc: - Bồ công anh : Lactuca indica L., Asteraceae - Ké đầu ngựa : Xanthium strumarium L., Asteracese - Kim ngân (nhẫn công) : Lonikera japonica, Caprifoli-aceae. - Sài đất : wedelia Calendulacea Less, Ateraceae. 5.3- Nhóm cây chữa đi ỉa lỏng: - Hoắc hƣơng : Pogostemon cablin Benth, Lamiaceae. - Khổ sâm (Sầu dâu, cứt chuột) : Bracea javanica Merr, Simarubaceae - Riềng (cao lƣơng khƣơng): Alpinia officinarum, Zingiberaceae. 5.4- Nhóm cây thuốc chữa lỵ: - Mơ tam thể : Paedoria foetidaL, Rubiaceae. - Mức hoa trắng (Mức lông): Holarrhena an tidysenterica D.C., Apocynaceae. 5.5- Nhóm cây thuốc chữa khớp: - Cỏ xƣớc : (Ngƣu tất) Achyranthes bidentata Blume, Amaranthaceae. 5.6- Nhóm cây điều kinh: - Ích mẫu (chói đèn) : Leonurus artemisia Lour, Lemiaceae. - Ngải cứu (thuốc cứu) : Artemisia vulgaris L, Asteraceae. 5.7- Nhóm cây chữa ho : - Húng nhanh : Coleus amboinicus Lour, Lamiacese - Rẻ quạt : Relamcanda chinensis D. C., Iridacsas. 5.8- Nhóm cây thuốc bổ : - Đinh lăng : Polyscias fruticosa, Araliscsae. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 131 5.9- Nhóm cây chữa ghẻ, lở, hắc lào. (da liễu) - Ba chạc (đầu dấu): Evodia lepta, Rutaccac. - Muồng trâu : Cassia alata L, Caesalpinisoeae. - Chút chít (lƣỡi bò): Rumexwallichii, Poligonaceae. - Bạch hạc : Rhinacanthus nasuta L, Acanthaccac. 5.10- Nhóm cây thuốc trị rắn cắn, rết cắn và ong đốt. - Cà gai leo (Cà vạnh, cà gai dây) : Solemun hainanense, Solanaceae. - Bồ cu vẽ (sâu vẽ): Breynia fruticosa, Euphorbiaccae. Những cây khác : - Cam thảo dây: (dây cƣờm đỏ, dây chi chi) - Abrus precatorius L, Fabaoeae. Chữa ho, viêm gan siêu vi trùng, giảm độc. - Dâu tằm: Morus acidosa, Moraceae Chữa ho cảm cúm, mất ngủ, chữa hen xuyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp. - Địa liền: Kaempferia galanga L, Zingiberaceae. - Mạch môn: (tóc tiên) ophigogon japhonicus, Asparagaceae. Địa liền và mạch môn chữa ho, long đờm, lao phổi, ho ra máu, máu cam, đái ít, tắc tia sữa. - Nhọ nồi: (có mực) Eclipta alba, Asteraceae. Những cây trên chữa chảy máu bên trong, bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiện ra máu. - Nhót: Elaeagnus latifolia L, Elaeagnaceae. Nhót đƣợc trồng lấy quả để ăn, nấu canh, mọc khắp nơi trên miền Bắc. Bộ phận dùng: lá, rễ và quả; dùng tƣơi hay phơi khô chữa ly 6-10g lá dạng bột hoặc thuốc sắc; rễ nhót nấu nƣớc tắm chữa mục nhọt. - Sâm đại hành: (hành đỏ, tỏi đỏ) Eleutherine sabaphylla, Iredaceae. Dùng làm thuốc bổ, cầm máu, kháng khuẩn, chống viêm, mụn nhọt. - Sắn dây: (cắt căn) Pueria thomsoni, Papilionaceae. - Thiên môn: (tóc tiên leo). Asparagus cochinchenensis, Asparagaceae. Sắn dây, thiên môn dùng làm thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu, ho dai dẳng, táo bón, chữa suy nhƣợc thần kinh. IV. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC CÂY THUỐC CHỮA VẾT THƢƠNG: 1. Cây Mỏ Quạ: Cudrania tricuspidata, Moraceae. Cao lá mỏ quạ bào chế với tỷ lệ 5/1 hoặc 10/1 (mƣời dƣợc liệu nấu lấy 1 cao) băng đắp vết thƣơng, diệt đƣợc trực khuẩn mủ xanh, các tụ cầu và các vi khuẩn mủ khác, làm sạch mủ, giúp tổ chức hạt phát triển tốt. Có thể dùng lá mỏ quạ tƣơi rửa sạch giã nhỏ để đắp vết thƣơng. 2. Cây Lân Tơuyn: Raphidophera decursiva Schott, Araceae. Dùng nƣớc sắc đặc Lân tơuyn (5/1) để rửa đắp vết thƣơng diệt đƣợc trực khuẩn mủ xanh, giảm đƣợc sự tiết dịch, giảm mùi hôi, mất màng Phibrin, mất màu xanh tại gạo, băng, tuỳ theo diện tích bỏng nhiễm khuẩn mà phải thay băng nhiều lần hay ít. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 132 Diện tích nhỏ 3% thì chỉ thay băng 2-3 lần là đã sạch mủ xanh. Diện tích bỏng nhiều hơn (15%), phải băng đắp thuốc tới 15 – 16 lần mới khỏi. 3. Cây Vàng Đắng: Coseinium usitatum Pierre, Henisper – maceae. Tác dụng kháng khuẩn: chủ yếu do tác dụng Becberin của cây vàng đắng (hoàng đằng). Becberin có tác dụng kháng khuẩn (phổ tƣơng đối rộng với gram dƣơng và âm): Streptococ, Pneumonococ, Saphylococ, Baxille shiga, Thyphi, coli và trực khuẩn lao. Tác dụng dược lý (cây vàng đắng): Làm giám áp do trực tiếp khống chế cơ trơn của huyết quản và tăng cƣờng tác dụng axetyl cholin. Với hệ tiêu hóa: Làm tăng tiết dịch mật, làm kiện vị (ăn ngon, do có vị đắng). Tác dụng lâm sàng: Chủ yếu chữa viêm ruột, đi lỏng, ly trực khuẩn. Ngoài ra còn chữa ho gà trẻ em, lao phổi. Liều dùng: Thuốc viên becberin 0,05 ngày uống 3 lần mỗi lần 3-4 viên. Dùng ngoài: Chữa Eczema trẻ em, đau mắt do viên màng tiếp hợp, các vết thƣơng nhiễm khuẩn có mủ kể cả ngoại khoa và tai mũi họng. Chữa viêm âm đạo do Trichiomonas. Dung dịch Becberin 1-2% để băng đắp chữa các vết bỏng, vết thƣơng nhiễm khuẩn. 4. Cây Bấn Trắng: Clerodendron fragrans, Verbenaceae. Dùng nƣớc sắc lá bấn trắng tƣơi 1/10 (1kg lá tƣơi, sắc gạn lọc lấy 10 lít nƣớc thuốc) nhỏ giọt trên vết thƣơng ngày 2 lần (vết thƣơng phầm mềm, gẫy xƣơng ở các chi, các mỏn cụt) loại trừ đƣợc nhanh các tổ chức hoại tử giúp tổ chức hạt phát triển thuận lợi. Thuốc còn có tác dụng diệt đƣợc trực khuẩn mủ xanh, làm sạch mủ và liền sẹo tốt. 5. Cây Cỏ Lào: Eupôtorium odoratum L., Asteraceae. Có tác dụng kháng khuẩn với: Tụ cầu (staphylococcus aureus) trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). E.Coli, Proteus Trên lâm sàng: Dùng nƣớc sắc cỏ lào 3/1 (3 phần dƣợc liệu lấy 1 phần cao) chữa vết thƣơng phần mềm bị nhiễm khuẩn, làm giảm dịch tiết, rụng hoại tử nhanh, sạch khuẩn, tổ chức mô tái tạo tốt, sự colagen hóa tại vết thƣơng nhanh, làm sẹo mềm mại. Thuốc có xót nhẹ, thoảng qua. Ngoài ra, cỏ lào còn đƣợc dùng chữa viêm mũi, dị ứng (dùng nƣớc ép tƣơi nhỏ giọt vào mũi), chữa lỵ và cao cỏ lào 10/1 dùng chữa viêm quanh răng. 6. Cây Sến: Madhuca pasquieri, Sapotacea Tác dụng kháng khuẩn với các chủng: tụ cầu (Staphylococus aurens), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) Proteus, E. coli Trên lâm sàng: dùng điều trị vết thƣơng bỏng sâu, có nhiễm khuẩn, kể cả trực khuẩn mủ xanh giúp tổ chức hạt phát triển nhanh, chóng liền sẹo, thuốc gây xót nhẹ. 7. Cây Mã Đề: Plantago major L., Plantaginaceae. Tác dụng kháng khuẩn với các chủng: Tụ cầu (staphylococcus aureufi) và 1 số tạp khuẩn gây mủ khác, không có tác dụng với trực khuẩn mủ xanh. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 133 Trên lâm sàng: Thuốc mỡ mã đề 30% có tác dụng làm rụng hoại tử bỏng (mỡ mã đề 1% - 3% ít tác dụng), làm giảm hoặc làm sạch khuẩn, kích thích tái tạo tổ chức hạt ở vết thƣơng. Ngoài ra mã đề còn đƣợc dùng làm thuốc lợi tiểu, long đờm, chữa ho, chữa lỵ, viên ruột. Nƣớc sắc mã đề gây xót nhẹ. 8. Cây Bồ Giác: Psychotria revensii Wall, họ Rubiaceae. Còn gọi là cây lâu, bồ chát. Kinh nghiệm dân gian: dùng chữa đau răng, viêm họng, đi lỏng, rửa vết thƣơng. Tác dụng kháng khuẩn với các chủng: Staphylococcus aureus, Proteus, Shigella sonnei, Sh. Flexneri, E coli và Pseudomonas aeruginosa. Khả năng kháng khuẩn của lá mạnh hơn của thân, rễ. Lá khô tác dụng hơn lá tƣơi. Chữa lỵ thể nhẹ 16 viên/ngày, dùng trong 7  10 ngày. Thể vừa 16 viên/ngày x 7  15 ngày. Thể nặng 16 viên/ngày x 20  25 ngày. Không có tác dụng phụ. V. NHỮNG CÂY THUỐC TẠO MÀNG CHỮA BỎNG NÔNG: 1. Cây Xoan Trà: Choerospondias axillaria Burtet Hill, Anacardiaceae. Tên khác: Xoan nhừ, lát xoan, mắc nhừ. Cao đặc xoan trà với tỷ lệ 5/1 và 10/1 (vỏ tƣơi) hoặc dạng bột cao khô. Tác dụng kháng khuẩn: Nƣớc sắc vỏ xoan trà với nồng độ loãng 1/1, 2/1 thấy ít tác dụng. Với nồng độ 5/1, 10/1 có tác dụng trên các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas. Aeruginonsa, Proteus, E. Coli và B. Sutilis. Trên lâm sàng: Dùng cao xoan trà điều trị bỏng độ II và III (diện tích bỏng 30%) có tác dụng tạo đƣợc màng thuốc che phủ bám chắc vào vết bỏng, làm se khô, hết mùi hôi, giảm ruồi nhặng, để hở không cần băng. 2. Cây Săng Lẻ: Lagerstroemia calyculata Kurz, Lythraceae. Tác dụng kháng khuẩn với các chủng: Prottus vulgaris, Sh.Flexneri, Sh.sonnei, Samonella typhi, E. coli, Staphylococcus aureus và Fseudomonas acruginosa. Dùng nƣớc sắc vỏ cây với tỷ lệ 3/1, 5/1 để chữa vết thƣơng, vết bỏng, trị nấm ngoài da, ly trực khuẩn. Dùng cao săng lẻ (nồng độ 5/1) chữa bỏng nông, tạo đƣợc màng che phủ tốt, không rạn nứt, không nhiễm khuẩn. Thuốc có gây xót. 3. Cây Kháo Nhậm: Machilus odoratissima Nees., Lauraceae. Tác dụng kháng khuẩn với các chủng gây mủ thƣờng gặp nhƣ Saphylococcus aureus, Proteus, Trên lâm sàng: Dùng cao kháo nhậm (đƣợc bào chế theo tỷ lệ 3/1 và 5/1) để điều trị bỏng, thấy các vết vỏng sạch mủ, giảm phù nề, tổ chức hạt phát triển tốt. Trên các vết bỏng nông (bỏng độ II và III) thuốc tạo đƣợc màng che phủ, không nứt nẻ, bảo vệ đƣợc vết bỏng chóng khỏi, thuốc gây xót nhẹ. 4. Cây Sim: Phodomyrtus tomentosa, Myrtaceae. Dùng lá Sim rửa sạch, chặt ngắn 1 cm, đun sắc 1-2 lần, sau cô thành cao đặc theo tỷ lệ 3/1 và 5/1 (nếu cần, thêm chất bảo quản Na Benzoat 1%) có tác dụng kháng khuẩn: với Saphylococcus aureus, Pseudomonasaeruginosa, E. Coli, Shigella Floxncri. + Trên thực nghiệm và trên lâm sàng: dùng cao lá Sim điều trị bỏng độ II-III, có kết quả, cao lá Sim làm giảm tiết dịch, vết bỏng khô, giảm khuẩn, giảm mùi hôi. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ 134 Thuốc tạo màng tốt, không cần băng. Thuốc gây xót nhẹ. Ngày khỏi trung bình là 17 ngày. 5. Cây Hu Đay: Trema angustifolia BI., Ulmacsas. Dạng nƣớc ép vỏ tƣơi (loại này dùng ngay, nhƣng loãng và khó bảo quản), dạng nấu cao đặc với tỷ lệ 10/1 (10kg vỏ tƣơi nấu sắc, cô lấy 1kg cao). Chú ý là chỉ nấu cao đƣợc bằng vỏ cây Hu Đay còn tƣơi. + Tác dụng kháng khuẩn với Staphyloccus aureus, Shigella Flexneri, E. Coli, B.Subtilis, nhƣng đều ở mức độ trung bình không thấy có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa. Trên thực nghiệm và trên lâm sàng, dùng cao Hu Đay 5/1 điều trị bỏng nông (II-III) diện tích 10-37%, thấy thuốc xót kéo dài 30 phút. Thuốc tạo màng tốt, giảm viêm, giảm khuẩn và thời gian khỏi trung bình là 22 ngày, tƣơng tự nhƣ cao xoan trà. 6. Cây Sú Vẹt: Aegiceras corniculatum (Blanse) họ Myrsinaceae. Dùng quả già còn tƣơi, thái mỏng 1cm ngâm nửa qua nƣớc để loại bớt muối mặn của nƣớc biển, đem nấu thành cao 3/1 hoặc 5/1. - Tác dụng kháng khuẩn bới Staphylococcus aureus, E. Coli, Sh. Flexneri. - Trên thực nghiệm và trên lâm sàng, dùng cao Sú Vẹt 3/1 điều trị bỏng độ II- III. Thấy thuốc tạo màng bền vững, không nứt nẻ, thời gian khỏi bệnh cũng nhƣ cao xoan trà. - Dùng bột cao Sú Vẹt thấy ít xót hơn và tác dụng trên lâm sàng cũng giống nhƣ cao Sú Vẹt 3/1. 7. Củ Nâu: Dioscorea cirrhosa Lour., Dioscoraceae. + Trong y học cổ truyền, dùng củ để chữa ỉa chảy, xích bạch đới... + Tác dụng kháng khuẩn: củ nâu giã nhỏ, ngâm nƣớc, cô thành cao đặc với tỷ lệ 3/1, 5/1 đều tác dụng mạnh trên 1 số chủng: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E.lColi Shigell Flexneri, B.Subtilis. + Trên thực nghiệm và trên lâm sàng: dùng cao củ nâu 3/1 điều trị bỏng độ II-III. Kết quả: Thuốc tạo màng tốt, màu nâu hồng về sau sẫm dần. Thời gian liền sẹo 17 – 22 ngày. + Thuốc ít gây xót, màng thuốc bền vững không nứt nẻ, không phải bồi bổ sung. VI. KẾT LUẬN: Cần quán triệt chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại để phòng và điều trị, chăm lo sức khỏe tốt cho nhân dân, bộ đội. Sử dụng các cây thuốc nam để điều trị bệnh thông thƣờng theo quy định. Ngoài ra còn một số cây thuốc giúp điều trị tốt các vết thƣơng, vết bỏng. Tích cực nuôi trồng, thu hái, bảo vệ tốt nguồn dƣợc liệu rất đa dạng và phong phú, quý hiếm ở nƣớc ta để góp phần phòng và điều trị bệnh đạt kết quả tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_18_9154.pdf