Thực trạng cong vẹo cột sống ở trẻ từ 6-15 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Thực trạng cong vẹo cột sống ở trẻ từ 6-15 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên: Nguyễn Phương Sinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 187 - 191 187 THỰC TRẠNG CONG VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Phương Sinh, Vũ Thị Tâm* Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 1931 học sinh (HS) tuổi từ 6 – 15 tại 5 trường thuộc tỉnh Thái Nguyên thì tỷ lệ cong vẹo cột sống (CVCS) là 17,56%, trong đó tỷ lệ CVCS nữ/nam = 1,4, trung học cơ sở chiếm 10,41%, tiểu học chiếm 7,15%. Mức độ CVCS sau khám sàng lọc: 238 học sinh được chẩn đoán là CVCS nhẹ chiếm 70,21%, 100 học sinh được chẩn đoán CVCS trung bình chiếm 29,5% và chỉ có 1 học sinh được chẩn đoán là CVCS nặng 0,29%. Từ khóa: Cong vẹo cột sống, học sinh, tiểu học, trung học phổ thông, thước đo scoliosis meter Ys-1 ĐẶT VẤN ĐỀ* Cong vẹo cột sống (CVCS) là một thuật ngữ mô tả đường cong của cột sống sang phía bên lớn hơn 10º so với trục của cơ thể. Cong vẹo cột sống gây nên biến dạng lớn về giải phẫu, ảnh hưởng đến...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng cong vẹo cột sống ở trẻ từ 6-15 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Phương Sinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 187 - 191 187 THỰC TRẠNG CONG VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Phương Sinh, Vũ Thị Tâm* Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 1931 học sinh (HS) tuổi từ 6 – 15 tại 5 trường thuộc tỉnh Thái Nguyên thì tỷ lệ cong vẹo cột sống (CVCS) là 17,56%, trong đó tỷ lệ CVCS nữ/nam = 1,4, trung học cơ sở chiếm 10,41%, tiểu học chiếm 7,15%. Mức độ CVCS sau khám sàng lọc: 238 học sinh được chẩn đoán là CVCS nhẹ chiếm 70,21%, 100 học sinh được chẩn đoán CVCS trung bình chiếm 29,5% và chỉ có 1 học sinh được chẩn đoán là CVCS nặng 0,29%. Từ khóa: Cong vẹo cột sống, học sinh, tiểu học, trung học phổ thông, thước đo scoliosis meter Ys-1 ĐẶT VẤN ĐỀ* Cong vẹo cột sống (CVCS) là một thuật ngữ mô tả đường cong của cột sống sang phía bên lớn hơn 10º so với trục của cơ thể. Cong vẹo cột sống gây nên biến dạng lớn về giải phẫu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng bệnh lý tuần hoàn, hô hấp, vận động và đặc biệt làm lệch khung chậu ở trẻ gái gây khó khăn cho sinh đẻ sau này. Tại Thái Nguyên, theo một nghiên cứu của Nông Thanh Sơn và cộng sự năm 2004 [3], cho thấy trong 3.265 HS từ lớp 1 đến lớp 9 ở thành phố Thái Nguyên được khám có 389 em bị CVCS. Tỷ lệ CVCS ở khu vực thành phố Thái Nguyên là 9,3%, huyện Đồng Hỷ là 14,1%, tỷ lệ chung là 11,9%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao và cho đến hiện nay sau hơn 14 năm vẫn chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành với mục tiêu: Xác định tỷ lệ cong vẹo cột sống ở trẻ 6 -15 tuổi qua chương trình khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 1931 trẻ từ 6 đến 15 tuổi đang học tại 5 trường tiểu học và trung học cơ sở nằm trên địa bàn thuộc các xã thuộc 3 huyện đại diện cho 3 vùng địa dư tỉnh Thái Nguyên, được chọn ngẫu nhiên theo cỡ mẫu để xác định tỷ lệ cong vẹo cột sống trong học sinh. * Email: bstamphcn@gmail.com * Tiêu chuẩn chọn đối tượng: Học sinh đồng ý tham gia khám, điều tra sàng lọc. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả Cỡ mẫu Áp dụng công thức: Ước lượng tỷ lệ phần trăm - một nhóm 2 2 2/1 )( .. p qpZ n  n: Số trẻ trong nhóm nghiên cứu sàng lọc. Là giá trị tới hạn tin cậy với hệ số tin cậy (1- ) phụ thuộc vào giá trị được chọn. Chúng tôi chọn tương đương ta có: p: Tỷ lệ trẻ CVCS (Tỷ lệ là 10,66% theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lơ) q = 1 - p: Xác suất trẻ không bị CVCS. Ta có q = 1- 0,11 = 0,89 Là hệ số tương đối so với p chọn 0,15. Áp dụng công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 1.381 trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 1931 trẻ. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin - Khám sàng lọc để xác định tỷ lệ của cong vẹo cột sống (sử dụng mẫu khám sức khỏe). Người thăm khám là bác sĩ đa khoa đã được tập huấn về cách khám xác định tình trạng cong vẹo cột sống. * Nội dung nghiên cứu - Thông tin chung về học sinh: Về họ tên, tên trường, lớp, tuổi, giới tính, dân tộc của học sinh. Nguyễn Phương Sinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 187 - 191 188 - Trẻ được đánh giá xác định cong vẹo cột sống bằng dụng cụ thước đo Scoliosis meter Ys-1 0,1 ≤3º: Không bị CVCS 4 ≤5º: CVCS mức độ nhẹ 6 ≤10º: CVCS mức độ vừa 11 ≤15º: CVCS mức độ nặng - Đánh giá CVCS bằng đo chênh lệch mỏm vai bằng thước dây từ 0 - 2 cm; - Đánh giá CVCS bằng đo chênh lệch gai chậu bằng thước dây từ 0 đến 4 cm; - Đánh giá CVCS bằng đo chênh lệch chiều dài 2 chân bằng thước dây từ 0 đến 3 cm; - Đánh giá CVCS bằng nghiệm pháp dây dọi thẳng hoặc bị lệch so với rãnh liên mông; - Đánh giá CVCS bằng test Blending có bướu sườn hay không. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ tiến hành cho trẻ có cha mẹ đồng ý tự nguyện tham gia chương trình sàng lọc CVCS . - Trẻ được hưởng quyền lợi trực tiếp từ nghiên cứu: Miễn phí khám, tư vấn về can thiệp sớm phục hồi chức năng. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng cong vẹo cột sống ở trẻ 6 -15 tuổi qua chương trình khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đặc điểm chung đối của tượng nghiên cứu Bảng 1. Phân bố đối tượng điều tra theo giới và cấp học Cấp học Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % Tiểu học 570 29,52 538 27,86 1108 57,38 THCS 445 23,05 378 19,58 823 42,62 Tổng 1015 52,56 916 47,44 1931 100 Nhận xét: Số học sinh nam của cả 2 khối là 1015 chiếm 52,56%, số học sinh nữ của cả 2 khối là 916 chiếm 47,44%. Số học sinh phân bố theo khối: Khối tiểu học là 1108 học sinh, chiếm 57,38%, khối trung học cơ sở là 823, chiếm 42,62%. Bảng 2. Phân bố đối tượng theo giới và địa dư Các trường Nam Nữ Tổng SL % SL % SL % TH Đội Cấn 180 16,25 148 17,98 328 16,99 TH Chiến Thắng 203 18,32 174 21,14 377 19,52 TH Sơn Cẩm 201 18,14 202 24,54 403 20,87 THCS Nha Trang 189 17,06 157 19,08 346 17,92 THCS Chùa Hang 1 242 21,84 235 28,55 477 24,70 Tổng 1015 100 916 100 1931 100 Nhận xét: Số học sinh tham gia nghiên cứu được tiến hành trong 5 trường tiểu học và trung học với số lượng đồng đều nhau, số lượng học sinh tiểu học Đội Cấn chiếm tỷ lệ ít nhất 16,99%, Số lượng HS trung học cơ sở Chùa Hang 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 24,7%. Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh Bảng 3. Tỷ lệ học sinh nghi ngờ CVCS theo cấp học Cấp học Không bị vẹo CVCS Tổng SL % SL % SL % Tiểu học 970 50,23 138 7,15 1108 57,38 THCS 622 32,21 201 10,41 823 42,62 Tổng 1592 82,44 339 17,56 1931 100 Nguyễn Phương Sinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 187 - 191 189 Nhận xét: Tỷ lệ CVCS trong nghiên cứu là 17,56%. Tỷ lệ CVCS gặp nhiều đối tượng trung học cơ sở chiếm 10,41%, còn tỷ lệ CVCS ở trường tiểu học chiếm 7,15%. Bảng 4. Tỷ lệ học sinh nghi ngờ CVCS theo trường Các trường Không bị vẹo CVCS Tổng SL % SL % SL % TH Đội Cấn 290 18,22 38 11,21 328 16,99 TH Chiến Thắng 337 21,17 40 11,80 377 19,52 TH Sơn Cẩm 343 21,55 60 17,70 403 20,87 THCS Nha Trang 254 15,95 92 27,14 346 17,92 THCS Chùa Hang 1 368 23,12 109 32,15 477 24,70 Tổng 1592 100 339 100 1931 100 Nhận xét: Tỷ lệ CVCS gặp nhiều ở đối tượng trung học cơ sở Chùa Hang 1 chiếm 32,15%, gặp ít nhất tại trường tiểu học Đội Cấn 11,21%. Bảng 5. Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo giới Giới Không bị vẹo CVCS Tổng SL % SL % SL % Nam 907 46,97 108 5,59 1015 52,56 Nữ 685 35,47 231 11,97 916 47,44 Tổng 1592 82,44 339 17,56 1931 100 Nhận xét: Tỷ lệ CVCS ở nam giới là 5,59%, tỷ lệ CVCS ở nữ là 11,97%. Bảng 6. Tỷ lệ học sinh nghi CVCS sau khám sàng lọc phân theo mức độ Giới Mức độ CVCS Nam Nữ Tổng n % n % n % CVCS nhẹ 83 24,48 155 45,72 238 70,21 CVCS trung bình 19 5,60 75 22,12 100 29,50 CVCS nặng 0 0,00 1 0,29 1 0,29 Tổng số 108 31,86 231 68,14 339 100,00 P < 0,001 (nam – nữ) Nhận xét: Trong tổng số 339 HS nghi vẹo cột sống sau khám sàng lọc, có 238 HS được chẩn đoán là CVCS nhẹ, 100 HS được chẩn đoán CVCS trung bình và chỉ có 1 HS được chẩn đoán là CVCS nặng. Bảng 7. Tỷ lệ HS CVCS theo các đoạn trên cơ thể Giới Tình trạng Nam Nữ Tổng n % n % n % Vẹo đoạn lưng 56 16,52 93 27,43 149 43,95 Đoạn thắt lưng 43 12,68 124 36,58 167 49,26 Cả hai đoạn 9 2,65 14 4,13 23 6,78 Tổng 108 31,86 231 68,14 339 100,00 p < 0,001 (nam – nữ) Nhận xét: Trong tổng số học sinh chẩn đoán vẹo cột sống sau khám sàng lọc, số học sinh bị vẹo đoạn thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất (49,26%), tiếp theo là những học sinh có đoạn lưng bị vẹo chiếm 43,95%. Học sinh bị vẹo cả hai đoạn thắt lưng và lưng chiếm tỷ lệ là 6,78%. Bảng 8. Tỷ lệ các loại đường cong vẹo theo cấp học Cấp học Tình trạng Tiểu học THCS Tổng n % n % n % Vẹo đoạn lưng 22 6,49 127 37,46 149 43,95 Đoạn thắt lưng 97 28,61 70 20,65 167 49,26 Cả hai đoạn 19 5,60 4 1,18 23 6,78 Tổng 138 40,71 201 59,29 339 100,00 Nguyễn Phương Sinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 187 - 191 190 Nhận xét: Ở riêng từng cấp học tỷ lệ các loại đường cong của CVCS cũng khác nhau, trong đó tỷ lệ đường cong đôi là ít gặp nhất. Khối tiểu học có tỷ lệ CVCS hay gặp nhất là ở đoạn cột sống thắt lưng 28,61%, Khối trung học hay gặp CVCS ở đoạn lưng 37,46%. Các sự khác biệt về tỷ lệ các loại đường cong là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. BÀN LUẬN Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành điều tra khám sàng lọc trên 1931 học sinh của 5 trường học theo 3 vùng địa dư tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: - Số học sinh nam trong nghiên cứu là 1015 chiếm 52,56%, số học sinh nữ là 916 chiếm 47,44%. Số học sinh phân bố theo khối: Khối tiểu học là 1108 học sinh, chiếm 57,38%, khối trung học cơ sở là 823, chiếm 42,62%. Sự phân bố về đối tượng điều tra trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2013) [2] khi khám sàng lọc trên 1869 học sinh của 8 trường học của huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy số học sinh nam là 907 học sinh chiếm 48,5% số học sinh nữ của cả 3 khối là 962 chiếm 51,5%. Số học sinh phân bố theo cấp học: Khối tiểu học là 915 học sinh, chiếm 49%, trung học cơ sở là 594 học sinh chiếm 31%, trung học phổ thông là 360 học sinh chiếm 19%. Kết quả cho thấy có sự phân bố đồng đều về giới ở từng cấp học, nhưng có sự khác biệt về giới ở cấp tiểu học và trung học phổ thông với p<0,05. Không có sự khác biệt về giới ở cấp trung học cơ sở với p> 0,05. Nhưng kết quả của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh (2005) [3], điều tra 9151 HS ở thành phố Hải Phòng năm 2005 cho thấy phân bố tương đối đồng đều về giới ở từng khối lớp học. Tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh ở Thái Nguyên Kết quả trong bảng 3 cho thấy khi khám sàng lọc cho 5 trường ở Thái Nguyên thì tỷ lệ vẹo cột sống chung của tất cả các trường trong nghiên cứu là 17,56%. Tỷ lệ CVCS gặp nhiều đối tượng trung học cơ sở chiếm 10,41%, còn tỷ lệ CVCS ở trường tiểu học chiếm 7,15%. Một nghiên cứu của Nông Thanh Sơn (2004) [4] được thực hiện trên 3.265 học sinh tuổi từ 6-15 tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ CVCS là 11,9%, tỷ lệ CVCS ở khu vực thành phố Thái Nguyên là 9,3% và tại huyện Đồng Hỷ là 14,1%. Theo kết quả nghiên cứu ở 8 tỉnh trong cả nước, tỷ lệ cong vẹo cột sống tăng lên theo tuổi và cấp học phổ thông, cụ thể là học sinh nam giới ở tiểu học có tỷ lệ mắc CVCS tại 8 tỉnh là 8,65%, trung học cơ sở là 9,63% và trung học phổ thông là 12,57%. Theo Phạm Thị Thiệu (2001) [5] nghiên cứu trên 456 học sinh ở 3 trường trung học cơ sở tại Hà Nội cho thấy có đến 46,2% học sinh bị cong vẹo cột sống. Nhìn chung các nghiên cứu về CVCS tại Việt Nam cho kết quả khác nhau do các thời điểm khác nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau và các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả khá tương đồng ở một chỗ là tỷ lệ học sinh bị CVCS khá cao. Phạm Văn Hán và cộng sự (1998) [1] nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng thấy tỷ lệ CVCS ở học sinh chiếm 27%. - Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ CVCS gặp nhiều đối tượng trung học cơ sở chiếm 10,41%, còn tỷ lệ CVCS ở trường tiểu học chiếm 7,15%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan [2]. Theo Nguyễn Thị Lan thì tỷ lệ CVCS cao nhất ở khối THCS (17,6%), tiếp đến là khối THPT (12,2%) và thấp nhất ở khối Tiểu học (9,5%). – Tỷ lệ CVCS theo giới: Bảng 5 cho thấy tỷ lệ CVCS là ở nam giới là 5,59%, ở nữ là 11,97%. - Về đoạn cong vẹo cột sống của đối tượng nghiên cứu thì theo bảng 7 (dựa theo kết quả khám lâm sàng) ta thấy chủ yếu gặp CVCS ở đoạn thắt lưng (49,26%), sau đó đến đoạn Nguyễn Phương Sinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 187 - 191 191 ngực (43,95%) và vẹo cột sống đôi thì ít gặp nhất (6,78%). - Về mức độ CVCS sau khám sàng lọc: trong tổng số 339 HS nghi CVCS sau khám sàng lọc, có 238 HS là CVCS nhẹ, 100 HS CVCS trung bình và chỉ có 1 HS được chẩn đoán là CVCS nặng. - Về loại đường cong vẹo theo cấp học: Khối tiểu học hay gặp ở đoạn cột sống thắt lưng 28,61%, khối trung học hay gặp ở đoạn lưng 37,46%. Các sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 KẾT LUẬN - Tỷ lệ CVCS chung của 5 trường được khám sàng lọc là 17,56%. - Tỷ lệ CVCS gặp nhiều đối tượng trung học cơ sở chiếm 10,41%, còn tỷ lệ CVCS ở trường tiểu học chiếm 7,15%. - Tỷ lệ CVCS ở nam giới là 5,59%, tỷ lệ CVCS ở nữ là 11,97% - CVCS ở đoạn thắt lưng (49,26%), đoạn ngực (43,95%) và vẹo cột sống đôi thì ít gặp nhất (6,78%). - Về mức độ CVCS sau khám sàng lọc: 238 HS được chẩn đoán là CVCS nhẹ chiếm 70,21%, 100 HS được chẩn đoán CVCS trung bình 29,5% và chỉ có 1 HS được chẩn đoán là CVCS nặng 0,29%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Hán (1998), "Đánh giá hiện trạng vệ sinh và các bệnh liên quan trong học đường tại thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng", Tạp chí Y học thực hành liên viện trường Hải Phòng – Rouen, tập 5, tr. 171-174. 2. Nguyễn Thị Lan (2013), Thực trạng vẹo cột sống ở học sinh huyện Mỹ Đức, Hà Nội và nhu cầu phục hồi chức năng, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Chỉnh (2005), Đánh giá thực trạng, các yếu tố liên quan và ứng dụng giải pháp dự phòng vẹo cột sống cho HS thành phố Hải Phòng, mã số đề tài 3852/QĐ-BYT. 4. Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức, Phùng Đức Trung, Nguyễn Ngọc Anh (2002), “Nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống và cận thị của học sinh phổ thông khu vực thành phố và huyện Đông Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1999-2001, Nhà xuất bản Y học, tr. 337-342. 5. Phạm Thị Thiệu (2001), Nghiên cứu xây dựng chương trình thể dục chữa bệnh cong vẹo cột sống cho học sinh tiểu học, giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb Thể dục Thể thao, tr. 361-364. ABSTRACT CURVATURE OF SPINE IN CHILDREN AGED FROM 6 TO 15 YEARS OLD IN THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Phuong Sinh, Vu Thi Tam * TNU - University of Medicine and Pharmacy A Cross-sectional survey was conducted on 1931 pupils aged from 6 to 15 years old in 5 primary and secondary schools in Thai Nguyen province. The results shown that: the scoliosis rate was 17.56%, in which female/male ratio was 1.4, secondary school pupils were 10.41%. In constrast, primary school puils were lower, accounting for 7.15%. The results after screening indicated that: 238 pupils were diagnosed with mild scoliosis, accounting for 70.21%; 100 pupils were diagnosed with an average scoliosis, making up 29.5% and only 1 pulils were diagnosed with severe scoliosis, standing up 0.29%. Keyword: Scoliosis, pupils, elementary school, high school, scale scoliosis meter Ys-1 Ngày nhận bài: 10/8/2018; Ngày phản biện: 14/8/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018 * Email: bstamphcn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cong_veo_cot_song_o_tre_tu_6_15_tuoi_tai_tinh_tha.pdf