Khảo sát số lượng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu ngoại vi bằng máy đếm tế bào tự động ở người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Long An

Tài liệu Khảo sát số lượng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu ngoại vi bằng máy đếm tế bào tự động ở người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Long An: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 437 KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG TẾ BÀO BẠCH CẦU HẠT CHƯA TRƯỞNG THÀNH TRONG MÁU NGOẠI VI BẰNG MÁY ĐẾM TẾ BÀO TỰ ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Nguyễn Thị Trúc Lệ*, Dương Phước Lực* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát số lượng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu ngoại vi bằng máy đếm tế bào tự động ở người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Long An từ tháng 04 đến tháng 8 năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Máy xét nghiệm huyết học Symex XN1000. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh (*) có khảo sát chỉ số IG trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, từ tháng 4 đến tháng 8/2018 tại Bệnh viện đa khoa Long An Kết quả: Tổng cộng có 1760 kết quả xét nghiệm có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu từ tháng 4 đến tháng 8/2018, ghi nhận khoảng giá trị của chỉ số IG# và IG% ở người khỏe mạnh là IG# = 0,01-0,06 K/µL; IG% = 0,1-0...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát số lượng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu ngoại vi bằng máy đếm tế bào tự động ở người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 437 KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG TẾ BÀO BẠCH CẦU HẠT CHƯA TRƯỞNG THÀNH TRONG MÁU NGOẠI VI BẰNG MÁY ĐẾM TẾ BÀO TỰ ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Nguyễn Thị Trúc Lệ*, Dương Phước Lực* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát số lượng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu ngoại vi bằng máy đếm tế bào tự động ở người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Long An từ tháng 04 đến tháng 8 năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Máy xét nghiệm huyết học Symex XN1000. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh (*) có khảo sát chỉ số IG trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, từ tháng 4 đến tháng 8/2018 tại Bệnh viện đa khoa Long An Kết quả: Tổng cộng có 1760 kết quả xét nghiệm có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu từ tháng 4 đến tháng 8/2018, ghi nhận khoảng giá trị của chỉ số IG# và IG% ở người khỏe mạnh là IG# = 0,01-0,06 K/µL; IG% = 0,1-0,7%. Ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ là IG# =0,03-0,3K/µL; IG% = 0,4-2,6%. Ở trẻ sơ sinh là IG# = 0,34-0,6K/µL; IG% = 0,4-4,49%. Khoảng giá trị của IG ở người bệnh nhiễm trùng IG#= 0,02-2 K/µL với trung bình là 0,519 K/µL ; IG% = 0,3-9,5% với trung bình là 2,56%. So sánh IG# và IG% giữa người bệnh nhiễm trùng và người bình thường là khác biệt có ý nghĩa với p <0,05. Khảo sát 169 trường hợp người bệnh có cấy máu dương tính và 127 người khám sức khỏe, độ tuổi từ 18-70. Chúng tôi tìm thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của IG# 82,8% và 93,7% (điểm cắt 0,055). Độ nhạy và độ đặc hiệu của IG% là 73,4% và 96,1% (điểm cắt 0,75). So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của IG với WBC và NEU trong nhiễm trùng cho thấy IG# và IG% có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã tìm ra chỉ số bình thường của của tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu ngoại vi ở người khỏe mạnh, thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 3, trẻ sơ sinh và cho biết độ nhạy và độ đặc hiệu của tế bào hạt chưa trưởng thành trong bệnh nhiễm trùng. Từ khóa: tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết ABSTRACT SURVEY THE NUMBER OF IMMATURE GRANULOCYTES COUNTS IN PERIPHERAL BLOOD BY AUTOMATED HEMATOLOGY ANALYSER IN PATIENTS AT LONG AN HOSPITAL Nguyen Thi Truc Le, Duong Phuoc Luc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 437 - 441 Objective: Survey the number of Immature granulocytes counts (IG#) in peripheral blood by automated hematology analyser in the patient at Long An Hospital from April to August 2018. Methods: Cross-sectional descriptive study. Automatic Hematology Analyzer Symex XN1000. Subjects of the study were those who surveyed the IG index in the total peripheral blood cell analysis test, from April to August 2018 at Long An General Hospital. Results: A total of 1,760 test results of people who have enough criteria to choose the research sample. In which, infected people had 874 cases, 49.7%; Normal people are 886, 50.3%. The reference values of IG count in healthy people were IG # = 0.01-0.06 K/µL and IG % = 0.1-0.7%; The reference values IG count in the third trimester IG# = 0.03-0.3K µL; IG% = 0.4-2.6%; The reference values IG count in infants IG# = 0.34-0.6K/µL; IG% = 0.4-4.49%. The value range of IG count in people infection were IG# 0.02-2 K/µL with an average of 0.519 *Bệnh viện Đa khoa Long An Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Thị Trúc Lệ ĐT: 0903 334 108 Email: nguyenletruc2017@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 438 K/uL and IG%= 0.3-9.5% with an average of 2.56%. Comparison of IG # and IG% between infected and normal people was significantly different with p <0.05. Surveyed 169 patients with positive blood cultures and 127 healthy people with ages ranging from 18 to 70 as the control group. We have found that the sensitivity and specificity of IG # were 82.8% and 93.7% respectively (cut point J 0.055). The sensitivity and specificity of IG% were 73,4% and 96,1% (cut point J 0.75). Comparison of the sensitivity and specificity of IG with WBC and NEU in infection showed that IG# and IG% had higher sensitivity and specificity. Conclusion: The results of this study have found that normal imature granulocyte counts in peripheral blood in healthy individuals, third trimester pregnant women, neonates and indicate the sensitivity and specificity of IG in infectious disease. Key words: immature granulocytes, bacterial infections, sepsis ĐẶT VẤN ĐỀ Tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành (IG) là một trong các tế bào của dòng bạch cầu và là một chỉ số giúp chẩn đớm và nhanh tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bệnh có đáp ứng viêm hệ thống (SIRS)(2,4,7,9). Trước đây tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành được khảo sát hình thái và đếm trên kính hiển vi quang học, do đó độ tin cậy thấp nên ít được dùng(3). Hệ thống máy huyết học mới có thể đếm tế bào IG bằng hệ thống tự động hoàn toàn cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên việc ứng dụng chỉ số này vào chẩn đoán chưa được các Bác sĩ quan tâm nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại Bệnh viện Đa Khoa Long An với mục tiêu như sau: Mục tiêu nghiên cứu Xác định khoảng giá trị của chỉ số IG# và IG% ở người bình thường; Xác định khoảng giá trị của chỉ số IG# và IG% ở người bệnh nhiễm trùng; Độ nhạy và độ đặc hiệu của IG# và IG% trong bệnh nhiễm trùng; So sánh độ nhạy độ đặc hiệu của IG# và IG% với số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính trong bệnh nhiễm trùng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người có khảo sát chỉ số IG trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (TPTTBM) ngoại vi, từ tháng 4 đến tháng 8/2018 tại Bệnh viện đa khoa Long An Tiêu chuẩn chọn mẫu Thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2018. Người có khảo sát chỉ số IG trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi như sau: Thai phụ 3 tháng cuối Lâm sàng không có biểu hiện nhiễm trùng; xét nghiệm trong giới hạn bình thường, không điều trị kháng sinh Nhi sơ sinh Có dấu hiệu vàng da sinh lý, lâm sàng không có biểu hiện nhiễm trùng; xét nghiệm trong giới hạn bình thường, không điều trị kháng sinh. Người khỏe mạnh Là người đến khám sức khỏe của cơ quan, lâm sàng không có biểu hiện nhiễm trùng; các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Người bệnh nhiễm trùng Viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào và các nhiễm trùng khác có xét nghiệm cấy máu cùng lúc với TPTTBM, chưa điều trị kháng sinh; Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh khám và điều trị ngoại trú ở các phòng khám nội, ngoại, sản, nhi, phòng lưu, phòng lọc thận,... Người bệnh có bệnh ác tính về máu, bệnh ung thư. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 439 Trang thiết bị- Vật liệu Máy xét nghiệm huyết học tự động hoàn toàn XN-1000, Hãng Sysmex - Nhật. Các xét nghiệm được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu chẩn đoán bệnh (đầu vào, đầu ra, giới tính, tuổi, khoa... từ dữ liệu lưu của phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án của Bệnh viện (His). Thu thập số liệu kết quả xét nghiệm TPTTBM, Cấy máu từ dữ liệu lưu của phần mềm quản lý xét nghiệm của khoa Huyết học truyền máu và Vi sinh (Lis). Xử lý số liệu Phần mềm SPSS 16.0. Mức ý nghĩa khi p<=0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tổng cộng có 1.760 kết quả xét nghiệm những người có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu đưa vào nghiên cứu. Trong đó người bệnh nhiễm trùng có 874 trường hợp chiếm 49,7%; người bình thường là 886 chiếm 50,3%. Đặc điểm người bình thường Người khỏe mạnh có 127 trường hợp chiếm tỉ lệ 7,2%; Thai phụ 3 tháng cuối có 673 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,2% và Nhi sơ sinh là 86 trường hợp chiếm tỉ lệ 4,9%. Đặc điểm người bệnh nhiễm trùng Chẩn đoán viêm phổi có 307/874 trường hợp chiếm 35,1%, các nhiễm trùng khác (nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiêu hóa,...) chiếm 64,9%. Xét nghiệm cấy máu: 100% các trường hợp có xét nghiệm cấy máu lúc vào viện, trước sử dụng kháng sinh; trong đó có (8 trường hợp trẻ em, 169 trường hợp người lớn) kết quả dương tính, 697 trường hợp kết quả âm tính. Kết quả nghiên cứu Khoảng giá trị của IG ở người bình thường Bảng 1 và 2 cho thấy trị số trung bình của chỉ số IG# và IG% ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ, nhi sơ sinh cao hơn so chỉ số IG ở người khỏe mạnh. Bảng 1: Khoảng giá trị của IG# Đối tượng Trung bình, độ lệch (X±SD) Khoảng giá trị 95% Người khỏe mạnh 0,028 ± 0,016 0,01-0,06 Thai phụ 3 tháng cuối 0,12± 0,86 0,03-0,3 Nhi sơ sinh 0,22 ± 0,23 0,34-0,6 Bảng 2: Khoảng giá trị của IG % Đối tượng Trung bình, độ lệch (X±SD) Khoảng giá trị 95% Người khỏe mạnh 0,412± 0,496 0,1-0,7 Thai phụ 3 tháng cuối 1,068± 0,7 0,4 – 2,6 Nhi sơ sinh 1,65±1,3 0,4– 4,49 Khoảng giá trị của IG ở người bệnh nhiễm trùng Bảng 3: Khoảng giá trị của IG ở người bệnh nhiễm trùng Chỉ số IG Trung bình, độ lệch (X±SD) Khoảng giá trị 95% IG# K/uL 0,519 ± 1,3 0,02 - 2,0 IG% 2,56 ± 3,7 0,3 - 9,5 Bảng 3 cho thấy trung bình, độ lệch và khoảng giá trị 95% của chỉ số IG ở người bệnh nhiễm trùng. Bảng 4: So sánh chỉ số IG của người bệnh nhiễm trùng và người bình thường Chỉ sô IG Đối tượng Trung bình P value IG# K/uL Người bệnh nhiễm trùng 0,5159 0,000 Người bình thường 0,1138 IG% Người bệnh nhiễm trùng 2.569 0,000 Người bình thường 1.030 Bảng 4 cho thấy người bệnh nhiễm trùng có trị số trung bình của IG% và IG# cao hơn người bình thường. Độ nhạy và độ đặc hiệu của IG trong bệnh nhiễm trùng Trong 177 trường hợp cấy máu dương tính có 169 người bệnh có cấy máu dương tính độ tuổi từ 18-70 so với nhóm chứng là 127 người khám sức khỏe cùng độ tuổi từ 18-70, cho kết quả như sau: Diện tích dưới đường cong (AUC) của IG# và IG% lần lượt là 90,5% và 87,9% với p=0,000. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 440 Như vậy IG# và IG% có khả năng phân biệt giữa nhóm có bệnh nhiễm trùng với nhóm chứng là người khỏe mạnh bình thường (Hình 1). Điểm cắt J của IG# là 0,055 (độ nhạy là 82,8% độ đặc hiệu là 93,7%). Điểm cắt J của IG% là 0,75 (độ nhạy là 73,4% độ đặc hiệu là 96,1%). So sánh chỉ số IG với các chỉ số huyết học khác (Hình 2). Hình 1. Đường cong ROC của IG # và IG% Hình 2: Đường cong ROC so sánh IG với WBC, NEU Bảng 5: Độ nhạy và độ đặc hiệu của IG so sánh với số lượng bạch cầu Chỉ số AUC Độ nhạy Độ đặc hiệu P value WBC .822 74% 89% 0,000 NEU# .864 75% 92% 0,000 NEU% .852 72,8% 91,3% 0,000 IG# .905 82,8% 93,7% 0,000 IG% .879 73,4% 96,1% 0,000 Khi so sánh chỉ số IG với số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính giữa nhóm nhiễm trùng có cấy máu dương tính và nhóm người khỏe mạnh cho thấy IG# và IG% có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với số lượng bạch cầu và Neutrophil (Bảng 5). BÀN LUẬN Khoảng giá trị của IG# và IG% ở người khỏe IG % IG # Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 441 mạnh, ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ và trẻ sơ sinh trong nghiên cứu là phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài(1,6). Ling-Ling Yu và cộng sự nghiên cứu các chỉ số IG của thai phụ cho kết quả khoảng tham chiếu ở tam cá nguyệt thứ 3 của IG lần lượt là IG # (0,018-0,456) và % IG là (0,2-3,8%) (10). Nigro và cộng sự nghiên cứu ở nhi sơ sinh cho thấy khoảng tham chiếu của IG# nằm trong khoảng từ 0,0 – 0,6 K/µL(5). Giá trị của IG trong bệnh nhiễm trùng: Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy IG# và IG% có độ nhạy và độ đặc cao hơn ở người nhiễm trùng so với người khỏe mạnh bình thường, kết quả không khác biệt với tác giả ở nước ngoài(9). Nghiên cứu của Jana Pavare và cộng sự đánh giá tỷ lệ phần trăm bạch cầu hạt chưa trưởng thành (IG%) để dự đoán nhiễm vi khuẩn nặng ở trẻ em cho kết quả IG# là 1,2% đối với có nhiễm trùng, 0,3% đối với nhóm không có nhiễm trùng. Ở điểm cắt IG% = 0,45% của nhóm nhiễm trùng thì độ đặc hiệu 84%, độ nhạy 66%(7). Nghiên cứu khác, Ansari-Lari và cộng sự đã tìm thấy một tỷ lệ cao hơn đáng kể của bạch cầu hạt chưa trưởng thành ở người bệnh nhiễm trùng so với người bệnh không nhiễm trùng, với IG% >3 và độ đặc hiệu hơn 90%(1). KẾT LUẬN Khoảng giá trị của chỉ số IG# và IG% ở người bình thường là: Ở người khỏe mạnh là IG# = 0,01-0,06 K/µL; IG% = 0,1-0,7%. Ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ là IG# =0,03-0,3K/µL; IG% = 0,4-2,6%. Ở trẻ sơ sinh là IG# = 0,34-0,6K/µL; IG% = 0,4-4,49%. Khoảng giá trị của IG ở người bệnh nhiễm trùng là: IG# = 0,02-2 K/µL với trung bình là 0,519 K/uL; IG% = 0,3-9,5% với trung bình là 2,56%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của IG# và IG% trong bệnh nhiễm trùng là: Điểm cắt J của IG# là 0,055 (độ nhạy là 82,8% độ đặc hiệu là 93,7%). Điểm cắt J của IG% là 0,75 (độ nhạy là 73,4% độ đặc hiệu là 96,1%). So sánh IG# và IG với số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính là: IG# và IG% có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính trong phân biệt giữa người bệnh nhiễm trùng và người khỏe mạnh. Kiến nghị: Cần tiến hành các nghiên cứu với thiết kế tiền cứu để đánh giá, so sánh khả năng của IG khi phát hiện nhiễm trùng sớm trong vòng 48 giờ nhập viện cũng như phân biệt nhiễm trùng và nhiễm siêu vi nhất là ở trẻ em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ansari-Lari MA, Kickler TS, et al (2003). Immature granulocyte measurement using the Sysmex XE-2100. Relationship to infection and sepsis. Am J Clin Pathol, 120(5):795-799. 2. Cannistra SA & Griffin JD (1988). Regulation of the production and function of granulocytes and monocytes. Semin Hematol, 25(3):173-188. 3. MacQueen BC, Christensen RD, Yoder BA, et al (2016). Comparing automated vs manual leukocyte differential counts for quantifying the 'left shift' in the blood of neonates. J Perinatol, 36(10):843-848. 4. Nierhaus A, Klatte S, et al (2013). Revisiting the white blood cell count: immature granulocytes count as a diagnostic marker to discriminate between SIRS and sepsis--a prospective, observational study. BMC immunology, 14:8-8. 5. Nigro KG, O’Riordan M, Molloy EJ, Walsh MC, Sandhaus LM (2005). Performance of an automated immature granulocyte count as a predictor of neonatal sepsis. Am J Clin Pathol, 123(4):618-24. 6. Park SH, Park CJ, Lee BR, Kim MJ, et al (2016). Establishment of Age- and Gender-Specific Reference Ranges for 36 Routine and 57 Cell Population Data Items in a New Automated Blood Cell Analyzer, Sysmex XN-2000. Ann Lab Med, 36(3):244-249. 7. Pavare J, Grope I, Gardovska D (2018). Assessment of Immature Granulocytes Percentage to Predict Severe Bacterial Infection in Latvian Children: An Analysis of Secondary Data. Medicina, 10(4):54. 8. Smith JA (1994). Neutrophils, host defense, and inflammation: a double-edged sword. J Leukoc Biol, 56(6):672-686. 9. Wiland EL, Sandhaus LM, Georgievskaya Z, et al (2014). Adult and child automated immature granulocyte norms are inappropriate for evaluating early-onset sepsis in newborns. Acta Paediatr, 103(5):494-497. 10. Yu LL, Jin YM, Li MM (2016). Changes and reference intervals of immature granulocytes in the peripheral blood of women according to pregnancy trimester. Int J Clin, 9(5):8169-8175. Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_so_luong_te_bao_bach_cau_hat_chua_truong_thanh_tron.pdf
Tài liệu liên quan